Đề bài: Phân tích và đánh giá quy định pháp luật hiện hành về đầu tư vào
khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam.
Mục lục
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
NỘI DUNG ........................................................................................................... 1
I. Một số vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh
tế, khu chế xuất. ................................................................................................... 1
1. Khái niệm và phân loại khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất ..... 1
a.
Khu công nghiệp ....................................................................................... 1
b.
Khu kinh tế ................................................................................................ 1
c.
Khu chế xuất ............................................................................................. 2
2. Khái niệm đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất. .......2
II. Quy định của pháp luật về đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế,
khu chế xuất. ........................................................................................................ 3
1. Chủ thể đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất ............ 3
2. Hình thức đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất. ....... 3
3. Ưu đãi đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất .............. 5
a.
Hình thức ưu đãi ....................................................................................... 5
b.
Nguyên tắc nhận ưu đãi ............................................................................ 6
4. Hỗ trợ đầu tư khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất. .................... 6
a.
Hình thức hỗ trợ đầu tư ............................................................................ 6
III. Liên hệ thực tiễn .........................................................................................6
KẾT LUẬN ...........................................................................................................8
Tài liệu tham khảo ...............................................................................................9
MỞ ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới của Việt Nam, qua các kì nghị quyết của Đảng tại
các kì Đại hội đã hình thành hệ thống các quan điểm nhất quán về phát triển khu
công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất. Khẳng định vai trị của khu cơng nghiệp,
khu kinh tế, khu chế xuất trong công cuộc thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Luật Đầu tư năm 2020 đã có nhiều quy định đổi mới,
hồn thiện trong chính sách phát triển, thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, khu
kinh tế, khu chế xuất. Đề hiểu rõ hơn về nội dụng này, em chọn đề 3: “Phân tích
và đánh giá quy định pháp luật hiện hành về đầu tư vào khu công nghiệp, khu
kinh tế, khu chế xuất. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam.” cho bài luận của mình.
I.
NỘI DUNG
Một số vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư vào khu công nghiệp, khu
kinh tế, khu chế xuất.
1. Khái niệm và phân loại khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất
a. Khu cơng nghiệp
Khu cơng nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng
công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
Dựa vào ngành nghề đầu tư, khu công nghiệp được chia thành các loại như: Khu
cơng nghiệp đa ngành có thể kết hợp sản xuất nhiều loại hàng hóa khác nhau;
Khu cơng nghiệp chuyên ngành chuyên sản xuất một loại hàng hóa nhất định
như chế biến, bảo quản nông sản, thực phẩm, cơ khi chế tạo, lắp ráp.
Dựa vào mục đích hoạt động có thể chia khu cơng nghiêp thành: Khu chế
xuất là khu cơng nghiệp chun sản xuất hàng hóa xuất khẩu, thực hiện dịch vụ
cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu; Khu công nghiệp hỗ trợ là khu công nghiệp
chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, thực hiện dịch vụ cho sản
xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; Khu công nghiệp sinh thái là khu công
nghiệp, trong đó có các doang nghiệp trong khu cơng nghiệp tham gia vào hoạt
động sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác
trong sản xuất để thực hiện hoạt động công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế, môi trường xã hội; Khu công nghiệp – đô thị - dịch vụ.
b. Khu kinh tế
Theo Khoản 7 Điều 3 Luật đầu tư năm 2020 quy định về khái niệm khu kinh tế
như sau: “Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu
chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển
kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh.”
1
Khu kinh tế bao gồm khu kinh tế ven biển và khu kinh tế cửa khẩu (gọi chung là
Khu kinh tế, trừ trường hợp có quy định riêng đối với từng loại hình).
Khu kinh tế ven biển là khu kinh tế hình thành ở khu vực ven biển và địa
bàn lân cận khu vực ven biển, được thành lập theo các điều kiện, trình tự
và thủ tục quy định tại Nghị định này;
Khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế hình thành ở khu vực biên giới đất
liền và địa bàn lân cận khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc
cửa khẩu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục
quy định tại Nghị định này.
c. Khu chế xuất
Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng
dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.
Dựa vào tính chất ngành nghề đầu tư, khu chế xuất được chia thành các loại
như: Khu chế xuất chuyên ngành, chuyên sản xuất loại hàng hoặc ngành hàng
nhất định để xuất khẩu và khu chế xuất đa ngành, khu chế xuất đa ngành có thể
kết hợp sản xuất nhiều loại hàng hóa khác nhau.
2. Khái niệm đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất.
Dưới góc độ kinh tế, đầu tư được hiểu là khâu đầu tiên trong quá trình sản
xuất kinh doanh của chủ thể đầu tư gồm toàn bộ chi phí được bỏ ra trước khi thu
lợi nhuận, có thể được coi là q trình lâu dài bao gồm nhiều khâu, nhiều bước.
Dưới góc độ pháp lý, đầu tư được hiểu là việc sử dụng các nguồn lực trên cơ
sở tính tốn lợi ích kinh tế, xã hội theo các hình thức và cách thức do pháp luật
quy định nhằm mục đích thu về lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế, xã hội. Luật Đầu
tư năm 2020 định nghĩa về mục đích sinh lời của hoạt động đầu tư bằng việc
giới hạn phạm vi điều chỉnh của luật này là điều chỉnh hoạt động đầu tư kinh
doanh. Theo đó, “ Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực
hiện hoạt động kinh doanh.1”.
Như vậy có thể hiểu, việc đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế
xuất là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế
xuất để thực hiện các dự án đầu tư, hay nói cách khác, là việc bỏ vốn trung hạn
hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh trên địa
1
Khoản 8 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020.
2
bàn khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất nhằm mục đích chính là tạo ra
lợi nhuận.
II.
Quy định của pháp luật về đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế,
khu chế xuất.
1. Chủ thể đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất
Theo quy định tại Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 thì “ Nhà đầu tư là tổ chức,
cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước
( gồm cá nhân, tổ chức kinh tế khơng có nhà đầu tư nước ngồi là thành viên
hoặc cổ đơng), nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước
ngồi”. Theo quy định trên thì chủ thể thực hiện đầu tư vào khu công nghiệp,
khu kinh tế, khu chế xuất bao gồm: Một là, Cá nhân có quốc tịch Việt Nam
hoặc cá nhân có quốc tịch nước ngoài. Hai là, Tổ chức: tổ chức kinh tế khơng
có vốn đầu tư nước ngồi; Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi; Tổ chức
thành lập theo pháp luật nước ngoài.
Chủ thể đầu tư vào khu cơng nghiệp với mục đích chính là sản xuất, kinh
doanh hàng hóa. Chủ thể đầu tư vào khu kinh tế với mục đích thu hút đầu tư,
phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh. Chủ thể đầu tư vào
khu chế xuất mục đích chính là xuất khẩu hàng hóa.
2. Hình thức đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, nhà đầu tư khi đầu tư vào khu công
nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất được đầu tư dưới bốn hình thức.
Thứ nhất, Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế. Nhà đầu tư trong nước thành lập
tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương
ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức
kinh tế tại Việt Nam thì có thể thành lập tổ chức có 100% vốn nước ngoài nếu đáp
ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. Trường khi thành
lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước người phải có dư án đầu tư, thực hiện thủ tục
cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doang nghiệp nhở
và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và vừa.
Tổ chức kinh tế có vốn đầu từ nước ngồi, có nhà đầu tư nước ngồi là thành
viên hoặc cổ đông, khi thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thủ
tục theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài nếu thuộc một trong các trường
hợp quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư năm 2020. Tổ chức kinh tế có
3
vốn đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế khác nhưng không thuộc trường
hợp tại điều khoản trên thì thực hiện thủ tục như đối với nhà đầu tư trong nước.
Như vậy có thể thấy các quy định về đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài có
phần chặt chẽ hơn quy định đối với nhà đầu tư trong nước trên cơ sở cam kết
quốc tế mà Việt Nam đã tham gia nhằm kiểm soát hoạt động đầu tư và việc yêu
cầu nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng yêu cầu về tiếp cận thị trường là một bước
để kiểm tra sự phù hợp và kiểm soát hoạt động đầu tư.
Thứ hai, Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp. Nhà đầu tư khi
đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất theo hình thức này sẽ lựa
chọn cơng ty hoặc tổ chức tại khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất đáp
ứng các điều kiện về cơ sở vật chất về nguồn tài nguyên, về ngành nghề kinh
doanh để đầu tư theo các hình thức sau: mua cổ phần phát hành lần dầu hoặc cổ
phần phát hành thêm của cơng ty cổ phần; góp vốn vào cơng ty trách nhiệm hữu
hạn, cơng ty hợp danh. Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác khơng thuộc trường
hợp trên nhưng có trụ sở tại khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất.
Thứ ba, Thực hiện dự án đầu tư. Nhà đầu tư thực hiện dự án theo yêu cầu của
mình để đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, một tổ chức kinh
tế có thể thực hiện được nhiều dự án khác nhau tại nhiều khu công nghiệp, khu
kinh tế, khu chế xuất khác nhau hoặc thực hiện nhiều dự án khác nhau tại cùng khu
công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức
kinh tế mới. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện dự án, nếu dự án thuộc trường
hợp phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì nhà
đầu tư cần hoàn thiện các thủ tục này trước khi thực hiện dự án đầu tư.
Thứ tư, Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC ( Hợp đồng hợp tác kinh
doanh). Hợp đồng BCC là hợp đồng được kí giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác
kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp
luật mà không thành lập tổ chức kinh tế2.
Như vậy, dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất theo
hình thức hợp đồng BCC thị khơng thành lập tổ chức kinh tế mới. Việc thực
hiện dự án theo hợp đồng BCC có thể do 2 hoặc nhiều nhà đầu tư có trụ sở
ngồi khu cơng nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất củng ký hợp đồng BCC để
thực hiện dự án tại khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, tại đây các bên
có thể cam kết góp tài ngun mà mình có như nhà máy, công nghệ, đất đai, tài
2
Khoản 4 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020.
4
sản để cùng thực hiện dự án tại khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất.
Hoặc trường hợp hợp tác giữa hai hoặc nhiều nhà đầu tư trong đó có 1 bên có
trụ sở tại khu cơng nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất (hoặc các bên đều có trụ sở
tại khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất), bên có trụ sở hoạt động tại khu
cơng nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất cam kết góp máy móc, tài sản minh đang
có để cùng đối tác thực hiện dự án khác ngoài dự án đang thực hiện tại trụ sở
chính hoặc bên có trụ sở tại khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất được
các đối tác khác đầu tư để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện có tại
khu cơng nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất trên nguyên tắc phân chia lợi nhuận.
Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC được thành lập văn phòng điều
hành tại Việt Nam để thực hiện hợp đồng Địa điểm văn phòng điều hành do nhà
đầu tư quyết định theo yêu cầu để thực hiện hợp đồng (có thể đặt ở trong hoặc ở
ngồi khu cơng nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất). Văn phịng điều hành của
nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC có con dấu, được mở tài khoản
tuyển dụng lao động ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong
phạm vi quyền và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng BCC và Giấy chứng nhận
đăng ký thành lập văn phòng điều hành.
3. Ưu đãi đầu tư vào khu cơng nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất
a. Hình thức ưu đãi
Một là, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp với cấc mức thuế suất 10% trong
thời gian 15 năm, mức thuế suất 10%, mức thuế suất 20% trong mười năm và
được kéo dài thời gian ưu đãi trong các trường hợp quy định cụ thể.
Hai là, miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định;
nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật
về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu năm 2016.
Ba là, khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế
nhằm giảm trừ thu nhập chịu thuế, giảm số thuế phải đóng cho doanh nghiệp.
Bốn là, miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuế đất, thuế sử dụng đất; Một số
quy định về miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuế đất như:
Sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực vu đãi đầu tư
hoặc địa bản ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, trừ dự án đầu
tư xây dựng nhà ở thương mại Điều 110 Luật đất đai năm 2013.
5
Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê trong trường hợp đất
xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp, khu kinh tế,
khu chế xuất theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy định tại
Khoản 2 Điều 149 Luật Đất đai năm 2013.
Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản theo dự án
được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng tối đa khơng quá 03 năm kể từ ngày
có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước.
Miễn từ 3 - 15 năm (sau thời gian được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước của
thời gian) đối với từng loại dự án thuộc các địa bàn ưu đãi khác nhau).
b. Nguyên tắc nhận ưu đãi
Ưu đãi đầu tư áp dung đối với dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng
Ưu đãi đầu tư được áp dụng có thời hạn và trên cơ sở kết quả thực hiện dự
án của nhà đầu tư. Nhà đầu tư phải đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi theo
quy định của pháp luật trong thời gian hưởng ưu đãi đầu tư.
Dự án đầu tư đáp ứng điều kiện hưởng các mứu ưu đãi đầu tư khác nhau và
được áp dụng mức ưu đãi đầu tư cao nhất.
4. Hỗ trợ đầu tư khu cơng nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất.
a. Hình thức hỗ trợ đầu tư
Các hình thức hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và
ngoài hoàng rào dự án đầu tư; Hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực, Hỗ trợ
tín dụng; Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất kinh doanh; Hỗ trợ cơ sở sản xuất,
kinh doanh di dời theo quy định của cơ quan nhà nước; Hỗ trợ phát triển thị
trường cung cấp thông tin; Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển; Hỗ trợ KH-KT,
chuyển giao công nghệ; Hỗ trợ đầu tư đặc biệt.
III. Liên hệ thực tiễn
Tại Hội nghị trực tuyến “Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh
nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và
cụm cơng nghiệp” do Phó thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì ngày 20/9/2021, Thứ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, đến nay, có 291
khu cơng nghiệp đi vào hoạt động. Tỉ lệ lấp đầy đạt khoảng 71%.
Trong 8 tháng đầu năm 2021, tổng doanh thu của các doanh nghiệp đạt khoảng
140 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 100,7 tỷ USD (chiếm 47,5% tổng
kim ngạch xuất khẩu cả nước), đóng góp vào Ngân sách Nhà nước khoảng 96.500
tỷ đồng; đã tạo việc làm cho gần 4 triệu lao động trực tiếp (bao gồm 456.000 lao
động nước ngoài), tăng khoảng 90.000 lao động so với cuối năm 2020. Lũy kế đến
cuối tháng 8 năm 2021, các khu công nghiệp, khu kinh tế trên cả nước thu hút
6
được khoảng 10.963 dự án của các nhà đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt
khoảng 230 tỷ USD, vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 68,9%.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối
hợp với Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam tiến hành điều tra, khảo sát
500 tập đồn, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động
tại Việt Nam để làm rõ các khó khăn, vướng mắc. Qua kết quả khảo sát cho thấy,
gần 50% doanh nghiệp bị tác động nghiêm trọng bởi dịch COVID-19, số còn lại bị
ảnh hưởng lớn. Mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch, nhưng Bộ Kế hoạch và Đầu
tư cho biết, 8 tháng đầu năm 2021, các khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển trên
cả nước đã thu hút được khoảng 428 dự án đầu tư mới và 517 dự án tăng vốn đầu
tư với số vốn đăng ký mới và tăng thêm đạt khoảng 8,1 tỷ USD (tăng 7,3% về số
vốn đăng ký mới và tăng thêm so với cùng kỳ năm 2020). Lũy kế đến cuối tháng 8
năm 2021, các khu công nghiệp, khu kinh tế trên cả nước thu hút được khoảng
10.963 dự án của các nhà đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 230
tỷ USD, vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 68,9%.
Về thu hút đầu tư trong nước, trong 8 tháng đầu năm 2021, các khu công
nghiệp, khu kinh tế ven biển trên cả nước đã thu hút được khoảng 432 dự án đầu
tư mới và 153 dự án tăng vốn đầu tư với số vốn đăng ký mới và tăng thêm đạt
khoảng 154,1 nghìn tỷ đồng (tăng 7,2% về số vốn đăng ký mới và tăng thêm so
với cùng kỳ năm 2020). Lũy kế đến cuối tháng 8 năm 2021, các khu công
nghiệp, khu kinh tế trên cả nước có khoảng 10.195 dự án sản xuất kinh doanh
còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 2,54 triệu tỷ đồng, trong đó vốn
đầu tư thực hiện đạt khoảng 45,4%.
Qua phản ánh của các địa phương, doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch
và Đầu tư cho biết, có 7 nhóm vấn đề khó khăn, thách thức mà các khu công
nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất phải đối mặt như chi phí đầu vào, chi phí vận
chuyển ngày một tăng cao dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, đội
chi phí giá thành sản xuất. Ngồi ra, các doanh nhiệp cịn phải chịu các chi phí
liên quan đến phịng, chống dịch như: Chi phí xét nghiệm, chi phí đầu tư để đáp
ứng các điều kiện về kiểm sốt an tồn dịch bệnh, chi phí duy trì hoạt động sản
xuất tại chỗ.
Để tháo gỡ khó khăn cho các khu công nghiệp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành,
địa phương đã bổ sung và triển khai nhiều chính sách cắt giảm chi phí đầu vào
cho doanh nghiệp trong khu cơng nghiệp; đồng thời, đẩy mạnh việc tiêm chủng
7
vắc xin và linh hoạt trong việc triển khai các biện pháp phịng chống dịch bệnh.
Cùng với đó, nhiều sáng kiến đã được triển khai tại các khu công nghiệp, khu
công nghệ cao, cụm công nghiệp như: áp dụng giờ làm linh hoạt, tổ chức sản
xuất “ba tại chỗ," “một cung đường 2 điểm đến”… để sản xuất đáp ứng thời hạn
các đơn hàng; chủ động tìm nguồn cung nguyên vật liệu; cắt giảm chi phí hoạt
động…
KẾT LUẬN
Phát triển đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất là một trong
những yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, theo quy định của
phát luật hiện hành đã quy đinh đầy đủ nội dung về điều kiện đầu tư, phạm vi
đầu tư, hình thức đầu tư đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt
phát luật hiện hành cũng có những thay đổi theo hướng cụ thể hơn về ngành
nghề tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. Hiện tại với quy định
phát luật mới được xây dụng trên sự đóng góp ý kiến của cả doanh nghiệp và
người làm luật, Luật Đầu tư năm 2020 được kỳ vọng sẽ mang lại những thành
quả nhất định trong công tác quản lý và thu hút đầu tư.
8
1.
2.
3.
4.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Luật Đầu tư, Đại học Luật Hà Nội
Luật Đầu tư năm 2020
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016
Pháp luật về đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và thực tiễn thực
hiện tại tỉnh Hà Nam : luận văn thạc sĩ Luật học / Đinh Hương Giang ; TS.
Đoàn Trung Kiên hướng dẫn, Hà Nội, 2021.
5. Bất chấp COVID-19, đầu tư vào khu kinh tế, khu công nghiệp vẫn tăng,
truy cập ngày 22/5/2022.
6. Kiên quyết gỡ khó, khơi phục sản xuất cho khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao, truy cập ngày 22/5/2022.
9