Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Áp dụng cùng lúc CISG và INCOTERMS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.32 KB, 6 trang )

1. Tổng quan về INCOTERMS và CISG
1.1. Tổng quan về INCOTERMS
Các điều kiện cơ sở giao hàng trong mua bán hàng hóa quốc tế
(“INCOTERMS”) được Phịng Thương mại Quốc tế ICC xây dựng và đưa ra
lần đầu tiên vào năm 1936, với mục đích chủ yếu là để giải thích những điều
kiện thương mại trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa thơng dụng trong thương
mại quốc tế. Khi điều kiện kinh doanh quốc tế thay đổi thì Incoterms cũng
được hồn thiện và đổi mới theo để phù hợp với thực tiễn. Theo đó, từ ngày ra
đời đến nay, Incoterms đã được sửa đổi và bổ sung 8 lần vào các năm 1953,
1967, 1976, 1980, 1990, 2000, 2010 và 2020. Các phiên bản này có giá trị
pháp lý như nhau và không phủ nhận hiệu lực của nhau.
Các điều kiện của INCOTERMS điều chỉnh một số vấn đề bao gồm:
nghĩa vụ ký kết hợp đồng vận tại, chi trả chi phí vận tải, thanh tốn chi phí
bảo hiểm, thơng quan, thời điểm chuyển rủi ro, phân bổ chi phí liên quan
trong q trình giao nhận hàng. Nhờ đó các bên tham gia có cách hiểu thống
nhất, tránh hoặc giảm thiểu những tranh chấp phát sinh do mỗi bên có cách
hiểu khác nhau về một số quyền và trách nhiệm cơ bản của mình.
INCOTERMS được coi như là tập quán thương mại quốc tế. Khi nào bên
mua và bên bán đồng ý sử dụng điều kiện nào đó trong INCOTERMS và đưa
nó vào trong bản hợp đồng mua bán, lúc đó nội dung của điều kiện áp dụng
mới mang tính ràng buộc. Một khi đã được thống nhất áp dụng, các bên tham
gia hợp đồng phải có trách nhiệm hồn thành nghĩa vụ được đặt ra theo từng
điều kiện cụ thể của được sử dụng. Cịn một trường hợp nữa mà
INCOTERMS có thể đươc áp dụng, đó là khi các bên trong hợp đồng ngụ ý
sử dụng INCOTERMS.


1.2. Tổng quan về CISG
Cơng ước Viên 1980 hay cịn gọi là Công ước của Liên Hợp Quốc về
hợp đồng mua bán quốc tế (“CISG”), được thông qua năm 1980 tại Vienna,
Áo, và có hiệu lực từ ngày 01/01/1998. Mục đích của CISG là thiết lập các


quy định thống nhất điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trên cơ
sở cân nhắc các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới, từ đó góp phần
xóa bỏ các rào cản pháp lý trong thương mại quốc tế và thúc đẩy thương mại
quốc tế phát triển1. Công ước này quy định các vấn đề pháp lý cơ bản đặt ra
trong quá trình giao kết hợp đồng như: chào hàng, chấp nhận chào hàng hay
thời điểm giao kết hợp đồng, lời mời chào hàng. Bên cạnh đó, Cơng ước cũng
quy định các vấn đề pháp lý trong quá trình thực hiện hợp đồng như là: nghĩa
vụ của bên bán, nghĩa vụ của bên mua, chuyển rủi ro, … Song, Công ước này
sẽ không quy định các vấn đề như hiệu lực hợp đồng, quyền sở hữu hàng hóa,
vấn đề về đàm phán lại hợp đồng khi gặp trở ngại, …
CISG với tính chất của một Điều ước quốc tế sẽ trở thành pháp luật của
một quốc gia khi quốc gia đó gia nhập CISG. Cơng ước này áp dụng đối với
các hợp đồng mua bán giữa người mua và người bán có địa điểm kinh doanh
tại các nước là thành viên của công ước hoặc khi theo các quy tắc tư pháp
quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên Công ước này, điều
này được quy định cụ thể tại Điều 1.1 của Cơng ước. Ngồi ra, CISG cũng sẽ
được áp dụng khi các bên trong hợp đồng thỏa thuận hợp đồng sẽ được điều
chỉnh bởi CISG.

1 Nguyễn Bá Bình (chủ biên) (2021), Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG: Quy định và Án lệ, tr.
15..


2. Mối quan hệ giữa INCOTERMS và CISG trong việc điều chỉnh các
giao dịch thương mại quốc tế
2.1. Cơ sở để áp dụng đồng thời INCOTERMS và CISG
Điều 9 CISG thừa nhận tập quán sẽ có giá trị pháp lý đối với hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế thuộc phạm vi điều chỉnh của CISG. Tập quán sẽ
được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong hai
trường hợp:

Một là, tập quán mà các bên đã thỏa thuận rõ trong hợp đồng (khoản 1
Điều 9 CISG). Khi các bên dẫn chiếu đến INCOTERMS bằng một điều khoản
trong hợp đồng, thì khơng cần viện dẫn tới Điều 9 CISG để xem xét việc có
áp dụng INCOTERMS hay không. Bởi, với thỏa thuận này, các bên đã thực
hiện quyền của mình quy định của CISG để lựa chọn tập quán áp dụng cho
hợp đồng của họ1.
Hai là, các bên trong hợp đồng có ngụ ý áp dụng những tập quán mà họ
đã biết hoặc cần phải biết, với điều kiện những tập qn này có tính phổ biến
trong thương mại quốc tế và các bên đã áp dụng một cách thường xuyên
(khoản 2 Điều 9 CISG).
Mặc dù, CISG không đưa ra định nghĩa thuật ngữ “tập quán” (usage)
theo Điều 9. Nhưng, thực tế INCOTERMS đã được coi là một tập quán
thương mại quốc tế phổ biến, được các thương nhân áp dụng thường xuyên
với lĩnh vực hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo nghĩa quy định tại
khoản 2 Điều 9 CISG2.
1 Tào Thị Huệ (2021), Mối quan hệ giữa INCOTERMS và Công ước của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế (CISG) (truy cập ngày 17/4/2022)
2Ingeborg Schwenzer (2019), Christiana Fountoulakis, Mariel Dimsey, International Sales Law: A Guide to
the CISG, 3rd edition, Hart Publishing, trang 86; Michiel Buydaert, The Passing of Risk in the International
Sale
of
Goods
A
comparison
between
the
CISG
and
the
INCOTERMS,

(truy cập ngày 17/4/2022).


Thêm vào đó, Điều 6 CISG quy định, các bên trong hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế có quyền tự do sửa đổi hoặc thay đổi hiệu lực của bất kỳ
điều khoản Công ước (ngoại trừ Điều 12) 1. Theo đó, bằng các thỏa thuận
trong hợp đồng, các bên có thể loại trừ một điều khoản của CISG và thay thế
nó bằng quy định riêng của họ. Khi các bên thỏa thuận áp dụng INCOTERMS
trong hợp đồng (thường là điều kiện FOB, hoặc CIF) là trường hợp phổ biến
nhất về sửa đổi các điều khoản của CISG. Khi đó, các vấn đề pháp lý về xác
định nơi giao hàng hoặc thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa từ bên bán
sang bên mua sẽ được xác định theo tập quán mà các bên đã chọn, chứ không
áp dụng các quy định tương ứng của CISG (Điều 9 CISG).
2.2. INCOTERMS sẽ được ưu tiên áp dụng nếu như một hợp đồng chịu
sự điều chỉnh của cả INCOTERMS và CISG
INCOTERMS là một tập quán thương mại quốc tế, trong khi đó CISG là
một cơng ước quốc tế, do đó, hai nguồn luật này sẽ được áp dụng kết hợp với
nhau theo nguyên tắc “luật riêng” (lex specialis) được ưu tiên áp dụng so với
luật chung2. INCOTERMS sẽ được ưu tiên áp dụng nếu như một hợp đồng
chịu sự điều chỉnh của cả INCOTERMS và CISG. Tuy nhiên, điều này khơng
có nghĩa là INCOTERMS sẽ loại trừ CISG. Trong vụ Cedar Petrochemicals
inc. v. Dongbu Hannong Chemical Ltd3, tòa án đã nhận thấy hợp đồng giữa
Dongbu (Hàn Quốc) và Cedar (Hoa Kỳ) được điều chỉnh bởi CISG, tuy
nhiên, trong hợp đồng hai bên đã có thỏa thuận sử dụng điều kiện FOB của
INCOTERMS 2000, vậy nên tòa án đã sử dụng điều kiện này để xác định thời
điểm chuyển rủi ro. Dongbu trong vụ này cho rằng điều khoản FOB trong hợp
1William P. Johnson (2013), Analysis of INCOTERMS as Usage under Article 9 of the CISG, University of
Pennsylvania Journal of International Law [tập 35:2], trang 422).
2 Tào Thị Huệ (2021), Mối quan hệ giữa INCOTERMS và Công ước của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế (CISG) (truy cập ngày 17/4/2022)

3 o/cisg/case/1643


đồng là không phù hợp với quy định tại Điều 36 của CISG, và do đó Cơng
ước phải bị loại trừ. Tịa lập luận rằng tồn bộ các điều khoản của
INCOTERMS có thể được áp dụng chung với CISG thơng qua việc áp dụng
điều 9.2 của Cơng ước. Do đó, Tòa án đã bác bỏ lập luận của Dongbu.
2.3. INCOTERMS có vai trị như là một nguồn luật bổ trợ cho CISG
trong một số vấn đề pháp lý cụ thể
Các học giả cho rằng việc Công ước để lại khoảng trống trong nội dung
sẽ đảm bảo rằng Công ước bắt kịp với sự phát triển trong thương mại quốc tế.
Lý do cho việc này là vì, nếu Cơng ước quy định đầy đủ về quyền, nghĩa vụ
các bên trong thương mại quốc tế, những nội dung trong Cơng ước đó sẽ
khơng bao giờ có tính ổn định, vì các quan hệ xã hội ngày càng phát triển. Sau
5 năm, hay 10 năm có thể các quy định trong Cơng ước trở nên lỗi thời. Việc
sửa đổi, bổ sung hay ban hành Công ước mới sẽ phải tiến hành thường xuyên
hơn, do đó sẽ trở nên rất tốn kém. So với văn bản pháp luật, các chuyên gia
luật học nhận thấy các tập qn thương mại có tính ổn định hơn, đã phát triển
qua nhiều thế kỷ1.
Các quy định trong các điều kiện của INCOTERMS quy định rõ ràng
thời điểm chuyển giao rủi ro, nghĩa vụ của bên mua và bên bán. Trong khi đó,
các quy định của CISG thì mang tính linh hoạt cao khi dự liệu các trường hợp
để xác định nghĩa vụ của các bên cũng như thời điểm chuyển giao rủi ro. Tuy
nhiên, Điều này khiến cho các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa khó dự
đốn được việc áp dụng pháp luật trong q trình thực hiện hợp đồng, và cần
có thêm thỏa thuận cụ thể để tránh những tranh chấp về sau2.

1 />Truy cập ngày 17/4/2022)
2 Tào Thị Huệ (2021), Mối quan hệ giữa INCOTERMS và Công ước của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế (CISG) (truy cập ngày 17/4/2022)



Việc áp dụng đồng thời INCOTERMS và CISG sẽ giúp cho các bên
trong hợp đồng xác định chính xác được các vấn đề trên. Ví dụ, trong trường
hợp một hợp đồng chỉ áp dụng CISG, thì để xác định thời điểm chuyển rủi ro
của hàng hóa từ người bán sang người mua thì dựa trên quy định của điều 66
đến 70 của CISG, cần phải rà sốt xem có thỏa thuận về địa điểm giao hàng
hay khơng, hàng hóa có đang trên đường vận chuyển hay khơng, … từ đó
mới có thể xác định được chính xác thời điểm chuyển rủi ro. Tuy nhiên, nếu
hợp đồng áp dụng thêm cả INCOTERMS thì các bên sẽ khơng cần quan tâm
đến các điều trên mà vẫn có thể xác định được thời điểm chuyển giao rủi ro.
Chẳng hạn, nếu trong hợp đồng có điều khoản áp dụng điều kiện FOB của
INCOTERMS 2020 thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của lơ hàng được
chuyển giao khi hàng hóa được đặt trên boong tàu. Hay chẳng hạn áp dụng
điều kiện DPU thì rủi ro sẽ được chuyển giao từ người bán sang người mua
sau khi bên bán chuyển và dỡ hàng xuống địa điểm chỉ định.



×