Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Vai trò của tín dụng vi mô đối với sinh kế của các hộ nghèo ở khu vực Đông Nam Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.11 KB, 11 trang )

VAI TRỊ CỦA TÍN DỤNG VI MƠ ĐỐI VỚI SINH KẾ CỦA CÁC HỘ NGHÈO
Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Nguyễn Hồng Thu
Trường Đại học Thủ Dầu Một
Tóm tắt
Bài viết này nghiên cứu vai trị của tín dụng vi mơ (TDVM) đối với sinh kế của
các hộ nghèo khu vực ĐNB. Phân tích này dựa trên phân tích định lƣợng và các kiểm
định thống kê, nghiên cứu phân tích đánh giá sinh kế của các hộ nghèo thông qua các
chỉ tiêu về thu nhập, giá trị tài sản sở hữu của hộ nghèo và đánh giá khảo sát mức sống
của hộ nghèo sau khi vay vốn TDVM. Với việc thu thập khảo sát 600 mẫu quan sát hộ
nghèo từ các tỉnh thành trong khu vực. Kết quả cho thấy rằng TDVM có vai trị quan
trọng trong việc phát triển sinh kế cho các hộ nghèo ở khu vực Đông Nam Bộ.
Từ khóa: Tín dụng vi mơ, hộ nghèo, sinh kế của hộ nghèo
1. GIỚI THIỆU
Tín dụng vi mơ là hoạt động quan trọng trong chiến lƣợc giảm nghèo (Hulme
và Mosley, 1996). Hoạt động này bắt nguồn từ thành công của ngân hàng Grameen ở
Bangladesh và đƣợc nhân rộng ở nhiều quốc gia khác nhau nhƣ Ấn Độ, Indonesia,
Thái Lan, Trung Quốc và cả Việt Nam v.v. Từ những khoản vay rất nhỏ, TDVM đến
với ngƣời nghèo vào đúng lúc họ cần nhất, giúp họ giải quyết nhu cầu cấp thiết trong
lúc khó khăn, giúp họ có nghị lực và điều kiện để vƣợt qua các tổn thƣơng trong cuộc
sống (Brown G., 2010).
Khu vực Đông Nam Bộ (ĐNB) đƣợc đánh giá là khu vực năng động và phát
triển. Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo trong tồn khu vực
giảm xuống cịn 1% và đƣợc đánh giá là khu vực có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất trong cả
nƣớc. Đã có 5/6 tỉnh thành/thành phố trong khu vực công bố nâng cao mức chuẩn
nghèo so với chuẩn nghèo của quốc gia. Các chính sách ổn định đời sống cho các hộ
nghèo đƣợc chính quyền địa phƣơng các đặc biệt quan tâm trong những năm qua.
Hiện nay, đang tồn tại nhiều tranh luận về khả năng của TDVM và khả năng
của TDVM với công tác giảm nghèo: nhiều cơng trình nghiên cứu khẳng định rằng về
mặt thống kê TDVM đã mang lại sự ổn định và phát triển sinh kế cho hộ nghèo
(Ledgerwood J., 1999). Xét trên tổng thể thì TDVM mang lại cho ngƣời nghèo các cơ


hội phát triển khả năng năng sinh kế, tuy nhiên, họ cũng tranh luận lại rằng TDVM tác
động đến sinh kế cho hộ nghèo khơng đáng kể hoặc cần phải có sự phối hợp với chính
sách tín dụng nhƣ giáo dục pháp luật hay hỗ trợ lƣơng thực (Zaman, 1999).
Trƣớc giai đoạn hiện nay, trong bối cảnh khu vực ĐNB việc kiểm định lại giả
thuyết này là hết sức cần thiết. Mục tiêu của bài viết tìm hiểu vai trị của TDVM đối
với sinh kế của hộ nghèo thể hiện qua việc đánh giá mức độ tiếp cận TDVM của gia
409


đình nghèo, đánh giá sự khác biệt về mức thu nhập của hộ nghèo, sự khác biệt về giá
trị tài sản của các nhóm hộ nghèo có vay và khơng vay TDVM, sự cảm nhận về mức
sống của các hộ nghèo sau khi tham gia vay vốn TDVM và đây là điểm mới trong
nghiên cứu về TDVM với sinh kế của các hộ nghèo trong khu vực ĐNB.
2. TỔNG LUẬN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ
LIÊN QUAN
Thuật ngữ ―Sinh kế‖ (livelihood): một khái niệm thƣờng đƣợc hiểu và sử dụng
theo nhiều trƣờng hợp khác nhau. Theo Champers,. R. (1992) cho rằng: ―sinh kế là
năng lực, tài sản, cách tiếp cận (dự trữ tài nguyên, quyền sở hữu, quyền sử dụng) và
các hoạt động cần thiết cho cuộc sống‖. Thực tiễn, đã có nhiều nghiên cứu tổng luận
lại các quan niệm trƣớc đây và cho rằng sinh kế là ―mƣu sinh‖, là ―kiếm sống‖ v.v.
Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này thì thuật ngữ ―sinh kế‖ đƣợc biểu thị bằng các
đại lƣợng có thể định lƣợng đƣợc qua giá trị nguồn thu nhập mang lại, qua giá trị tài
sản sở hữu của hộ và qua đánh giá mức sống của hộ nghèo sau khi vay vốn TDVM
trong 3 năm qua.
Thuật ngữ TDVM đƣợc Shinha (1998) cho rằng TDVM là các khoản vay nhỏ
cịn thuật ngữ Tài chính vi mơ (TCVM) là chỉ các dịch vụ tài chính với nhiều các hoạt
động: tiết kiệm, cho vay, bảo hiểm, lƣơng hƣu và các dịch vụ thanh toán. Banerjee. A.,
và ctg (2015) cho rằng, TDVM là việc cung cấp các khoản vay nhỏ phục vụ mục đích
kinh doanh sản xuất và tạo dựng tài sản cho các hộ nghèo.
Trong nghiên cứu về giảm nghèo trong hai thập kỷ qua, vấn đề sinh kế đã trở

thành mục tiêu phân tích ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô. Việc nghiên cứu sinh kế của các
hộ nghèo đã đƣợc nhiều nghiên cứu khảo sát và thực nghiệm tập trung phần nhiều ở
các quốc gia đang phát triển: Dadson . A – Vitor & ctg (2012) đã nghiên cứu và làm rõ
vai trò của TDVM tác động đến thu nhập trong kinh doanh. Cịn Sankaran. M. (2005)
khẳng định các chƣơng trình TDVM mở rộng các khoản vay nhỏ cho ngƣời nghèo,
cho các dự án tự tạo việc làm để tạo ra thu nhập và nâng cao vị thế cho ngƣời phụ nữ
(Puhazhendhi & Badatya, 2002). TDVM đã chứng tỏ công cụ hiệu quả trong việc giải
phóng con ngƣời khỏi đói nghèo và góp phần phát triển kinh tế văn hóa xã hội.
Song song đó, Browwn. G. (2010) khẳng định TDVM mang lại cho mọi ngƣời
mà những ngƣời đó khơng có khả năng truy cập vào các dịch vụ tài chính nào khác.
Giúp họ có cơ hội kinh doanh hoặc theo đuổi hoặc mở rộng một cơng việc cụ thể nào
đó. Hiệu quả trực tiếp nhất của TDVM là cung cấp cho thị trƣờng tín dụng tiếp cận với
các hộ mà trƣớc đây họ khơng thể truy cập vào các thị trƣờng tín dụng khác. Các hộ
gia đình đã bị hạn chế về tín dụng thì TDVM đã cho phép họ có thể đầu tƣ để bắt đầu
thực hiện kinh doanh mới hoặc mở rộng các hoạt động hiện có hoặc tăng chi tiêu và
giá trị tài sản của gia đình (Bruno Créphon, 2011).
Hay một khẳng định khác của Ahmed . F. & ctg (2011) cho rằng, phụ nữ vùng
nông thôn với nhiều hạn chế hơn nam giới nhƣ khả năng truy cập thơng tin, tình trạng
410


kinh tế xã hội, rào cản văn hóa xã hội, tôn giáo, v.v. và sự quyết định của hộ cho các
vấn đề trong gia đình là rất thấp. Nghiên cứu tìm kiếm mối quan hệ giữa TDVM, hoạt
động tạo thu nhập, nâng cao nhận thức và trao quyền cho họ. Đồng thời nghiên cứu
làm rõ luận điểm vai trò của TDVM trong việc phát triển đời sống kinh tế - xã hội cho
ngƣời nghèo. Nghiên cứu cho biết có đến 98% khách hàng vay cho rằng thu nhập của
họ tăng lên, 89% khách hàng vay đã tích lũy đƣợc tài sản mới và 29% khách hàng mua
đƣợc vùng đất mới, tạo dựng nhà cửa và cải thiện điều kiện sống.
Tại Việt Nam, khi nói đến TDVM chủ yếu đề cập đến hoạt động cho vay. Các
nhà nghiên cứu cho rằng các chƣơng trình TDVM góp phần làm tăng thu nhập, tức

làm tăng lợi ích chung của gia đình nhất là trẻ em trong các gia đình nghèo. Điều đó đã
làm cho phúc lợi của toàn xã hội đƣợc tăng lên. Xét về mặt kinh tế giá trị của mỗi
khoản vay mang lại giá trị tăng thêm cho mỗi giá trị vay: Võ Khắc Thƣờng & Trần
Văn Hoàng (2013) cho rằng, xét về mặt kinh tế học, tín dụng mang lại giá trị gia tăng
cho đối tƣợng thụ hƣởng: với mỗi khoản vốn vay của ngƣời nghèo mang lại khả năng
kinh doanh sinh lợi biên cao hơn so với những ngƣời khá giả. Khi đƣợc trợ vốn, ngƣời
sản xuất sẽ mở rộng quy mơ và có khả năng đóng góp cho an sinh xã hội.
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu của bài viết, nghiên cứu sử dụng phƣơng
pháp phân tích thơng qua 2 bƣớc:
Bƣớc 1: Sử dụng mơ hình hồi quy Binary Logistic để đánh giá mức độ tiếp cận
TDVM của các hộ nghèo và dự báo mức độ tiếp cận TDVM của hộ đối với dịch vụ
TDVM trong khu vực.
Bƣớc 2: Đánh giá sự khác biệt về thu nhập của hộ có tăng lên hay không sau
khi thụ hƣởng các dịch vụ của TDVM. Đánh giá sự khác biệt về giá trị tài sản giữa hai
nhóm hộ có vay và khơng vay, mức độ cảm nhận của hộ nghèo về mức sống của họ
đối với dịch vụ của TDVM mang lại.
3.1. Mơ hình đánh giá xác suất tiếp cận TDVM
Để đánh giá tiếp cận TDVM, bài viết sử dụng mơ hình hồi quy Binary Logistic
với hai giá trị giả định: Hộ gia đình nghèo có tiếp với TDVM nhận giá trị bằng 1 và
ngƣợc lại nhận giá trị bằng 0. Với các biến độc lập ảnh hƣởng đến biến phụ thuộc bao
gồm: (1) biến thể hiện đặc điểm của TDVM nhƣ: giá trị các khoản vay; thời hạn vay,
chính sách lãi suất khi vay, (2) các biến thể hiện đặc điểm của hộ gia đình: văn hóa,
nghề nghiệp, các rủi ro trong 3 năm qua và (3) các biến về thể chế chính sách.
Theo đó, mơ hình hồi quy Binary Logictis nhƣ sau:
Mơ hình hồi quy Binary Logistic:

Trong đó:
411



 Y: Biến phụ thuộc có hai trạng thái (0,1)
 X1, X2…Xi là giá trị của các biến độc lập
 β0 là giá trị ƣớc lƣợng của Y khi các biến X có giá trị bằng 0
 βk là các hệ số hồi quy
 u là phần dƣ
Dạng tổng quát của mơ hình hồi quy Binary Logistic
= β0 + β1X1 + β2X2 + …βnXn
Trong đó, P (Y=1)=P0: Xác xuất hộ gia đình đƣợc tiếp cận TDVM; và P(Y=0)=1-P:
Xác xuất hộ gia đình khơng đƣợc tiếp cận TDVM.
Đặt 00 =

; với 00: ệ số Odds
LnO0 = β0 + β1X1 + β2X2 + …+ β9X9

(1)

Do đó, Log của hệ số Odds là một hàm tuyến tính với các biến độc lập Xi
(i=1,2..9). Phƣơng trình (1) có dạng hàm Logit. Do vậy, ƣớc lƣợng các hệ số hồi quy
bằng phƣơng pháp MX (Maximum Likelihood).
3.2. Đánh giá sự khác biệt giữa các nhóm đối tƣợng vay vốn TDVM
Bài viết sử dụng kiểm định T-Test đánh giá mức thu nhập trung bình và giá trị
tài sản trung bình của hai đối tƣợng khác hàng là hộ nghèo có vay và khơng vay trong
3 năm qua. Dựa trên các phân tích của chỉ số thống kê để phân biệt sự khác biệt về thu
nhập và giá trị tài sản, sự cảm nhận của hộ về mức sống của họ sau khi sử dụng vốn
vay trong 3 năm qua và từ đó khẳng định TDVM với vai trị tích cực đối với sinh kế
của hộ nghèo.
3.3. Phƣơng pháp lấy mẫu nghiên cứu
Bài viết thực hiện lấy mẫu theo phƣơng pháp phi xác suất trong việc chọn lựa
chọn đối tƣợng khách hàng là các hộ gia đình nghèo để khảo sát. Căn cứ vào tỷ lệ hộ

nghèo của mỗi địa phƣơng, nghiên cứu tiến hành phân bổ mẫu khảo sát và bảo đảm
đối tƣợng khảo sát là các hộ nghèo theo tiêu chí nghèo của Trung Ƣơng và địa phƣơng
qua từng giai đoạn. Đồng thời bảo đảm mẫu nghiên cứu phải trên cùng một địa bàn
khảo sát và số lƣợng mẫu khảo sát là 600 hộ gia đình phân bổ cho mỗi tỉnh thành là
150 hộ.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Mô tả địa bàn nghiên cứu
Vùng ĐNB là vùng kinh tế phát triển năng động và đi đầu trong q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Với lực lƣợng lao động dồi dào, lao động chuyên
môn cao so với các vùng khác và tỷ lệ hộ nghèo của vùng chiếm tỷ lệ 1%. Giai đoạn
vừa qua (2011-2015) khu vực ĐNB đã có 5/6 tỉnh thành có mức chuẩn nghèo cao hơn
412


mức chuẩn nghèo của địa phƣơng. Đến cuối năm 2015, tồn khu vực có tỷ lệ hộ nghèo
thấp nhất trong cả nƣớc.
Bảng 1. Thống kê tỷ lệ hộ nghèo trong khu vực đến cuối năm 2015
Tỉnh khảo sát
Tổng số hộ dân
Tổng số hộ nghèo Tỷ lệ nghèo (%)
Đồng Nai
775.139
7085
0,91
Bình Phƣớc
237.728
14.627
6.15
Tây Ninh
291.830

6.117
2,10
Bình Dƣơng
294.573
3.889
1.321
Vũng Tàu
260797
4986
1,91
TPHCM
1962121
344
0,02
Nguồn: Số liệu tổng hợp báo cáo tổng điều tra của Bộ LĐTBXH đầu năm 2016
Với bộ dữ liệu khảo sát 600 hộ nghèo, có 95% là hộ gia đình đƣợc khảo sát là
dân tộc kinh và 4.7% là hộ gia đình ngƣời dân tộc thiểu số. Độ tuổi trung bình của mẫu
khảo sát là 47,6 tuổi, trong đó cao nhất là 69 tuổi và thấp nhất là 27 tuổi. Trình độ văn
hóa của hộ nghèo khơng cao, chủ yếu học hết cấp 2 (chiếm tỷ lệ 46%) và có đến 5,2%
tỷ lệ hộ nghèo khơng biết đọc, biết viết. Qua số liệu thống kê, hộ nghèo đƣợc khảo sát
tham gia vay vốn với tỷ lệ hơn 30% và thƣờng tham gia vay vốn TDVM bởi các tổ
chức cung cấp tín dụng chính thức và bán chính thức.2 Hộ nghèo tham gia vay vốn với
mục đích dùng cho các hoạt động nhƣ kinh doanh buôn bán nhỏ hoặc dùng vào các
hoạt động chăn nuôi và trồng trọt chiếm tỷ lệ 11,7%, ngoài ra dùng cho các hoạt động
khác là 19%.
Nghề nghiệp của hộ nghèo tập trung trong các lĩnh vực nông nghiệp (43,5%)
với các công việc chăn nuôi, trồng trọt là chủ yếu. Với các nguồn vốn vay đƣợc từ
TDVM hộ nghèo thực hiện gia tăng chăn nuôi con giống, cây trồng và đã có nhiều hộ
thành cơng và thốt nghèo. Có đến 23% tỷ lệ hộ nghèo làm các công việc tự do, hơn
16% hộ nghèo làm nghề buôn bán và công nhân lao động làm thuê khác. Qua đó cho

thấy rằng, nguồn thu nhập của hộ nghèo mang về chƣa ổn định, mang tính chất thời vụ
là chủ yếu và mức thu nhập của các hộ nghèo đang ở mức rất thấp (thấp nhất 3 triệu
đồng/năm và cao nhất là 18 triệu đồng/năm) và mức thu nhập bình quân đầu ngƣời là
11,59 triệu đồng/năm.
Hình 1. Thống kê nghề nghiệp của các hộ nghèo trong khu vực

1

Tỷ lệ nghèo của tỉnh Bình Dƣơng theo Quyết định số 65/2015/QĐ-UBND quy định chuẩn nghèo tiếp cận đa
chiều tỉnh Bình Dƣơng giai đoạn 2016-2020 và chính sách bảo lƣu đối với hộ thoát nghèo ngày 23/12/2015.
2
Các tổ chức cung cấp tín dụng chính thức bao gồm: Các hệ thống Ngân hàng, các Quỹ tín dụng Nhân dân. Tổ
chức bán chính thức bao gồm: các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức xã hội (Ledgerwood J., (1999).

413


43.5

50.0
40.0

23.0
16.7

30.0

16.8

20.0

10.0
.0
Buôn ban

Làm trong
lĩnh vực nông
nghiệp

Công nhân

Làm nghề tự
do

4.2. Kết quả mơ hình hồi quy Binary Logistic
Với giá trị R2 – Nagelkerke: 0,321 có nghĩa là 32,1% thay đổi của biến phụ
thuộc đƣợc giải thích bởi các biến độc lập của mơ hình (bảng 3).
Trong Bảng 2, mơ hình với 292 hộ khơng vay vốn mơ hình dự đốn đúng 162
hộ, vậy tỷ lệ đúng là 86,6%. Với 136 hộ có vay vốn, mơ hình dự đốn đúng 69 hộ, tỷ
lệ đúng là 50,7%. Tỷ lệ dự báo chung của toàn bộ mơ hình là 75,2% (Bảng 2)
Bảng 2. Bảng phân loại dự báo của mơ hình
Observed

Vay vốn TDVM

Khơng vay
Có vay
Phần trăm tổng thể

Predicted
Vay vốn TDVM

Phần trăm
khơng vay
có vay
253
39
86.6
67
69
50.7
75.2

Tại Bảng 3 cho biết giá trị Sig. của kiểm định Wald cho thấy: Các biến có ý
nghĩa ≤90% bao gồm:
X2.VXH có giá trị Sig.=0,000 <0,001 và do đó biến VXH tƣơng quan có ý
nghĩa với biến tiếp cận TDVM với độ tin cậy 99%. X3.SLTGIA có giá trị Sig.=
0.000<0,001 và do đó biến SLTGIA tƣơng quan có ý nghĩa với độ tin cậy 99%.
X4.KVUC có giá trị Sig.= 0.075<0,01 và do đó biến KVUC tƣơng quan có ý nghĩa với
độ tin cậy 92,5% X6.LSUAT có giá trị Sig.= 0.011<0,05 cho biết biến LSUAT tƣơng
quan và có ý nghĩa với độ tin cậy 98,9%. Lãi suất vay làm tăng chi phí các khoản vay
ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận TDVM của các hộ nghèo. X8.NNGHIEP có Sig.=
0.079<0,01 cho biết biến NNGHIEP có mối quan hệ tƣơng quan và có ý nghĩa với độ
tin cậy 92.5%.

414


Bảng 3. Tổng hợp kết quả nghiên cứu
B
Step 1a


X1. TNHAP
X2. VXH
X3. SLTGIA
X4. KVUC
X5. VHOA
X6. LSUAT
X7. QMVON
X8. NNGHIEP
X9. CSACH
Constant
-2 Log likelihood
Cox & Snell R Square
Nagelkerke R Square

-.006
.961
2.296
.509
-.041
-.310
-.058
.214
.135
-2.621

S.E.
.055
.253
.331
.285

.045
.121
.048
.122
.260
.790
-423.926
.229
.321

Wald
.011
14.418
48.053
3.181
.824
6.508
1.477
3.088
.268
11.009

Sig.
.916
.000*
.000*
.075**
.364
.011**
.224

.079**
.605
.001

Ghi chú: (*) và (**) lần lượt có mức ý nghĩa 5% và 10%
Phƣơng trình ƣớc lƣợng:

Ln(Odds)  0  1 X 1   2 X 2  ...   k X k (1)

Từ kết quả nghiên cứu, phƣơng trình (1) của mơ hình hồi quy đƣợc viết lại nhƣ sau:
LnOdds = -2.621 + 0.961VXH + 2.296SLTGIA + 0.509KVUC - 0.310LSUAT +
0.214NNGHIEP (2)
4.3. Đánh giá vai tr của TDVM với sinh kế của hộ gia đình nghèo trong khu vực
- Sự khác biệt về thu nhập giữa 2 nh m đối tượng: Thu nhập là khoản thu mà
gia đình nhận đƣợc sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí phát sinh. Nguồn thu nhập
ổn định giúp hộ ổn định sinh hoạt, cải thiện và nâng cao chất lƣợng cuộc sống hàng
ngày. Thu nhập là thƣớc đo đánh giá cơ bản mức sống của một gia đình. Bài viết
nghiên cứu cho biết, giữa 2 nhóm hộ nghèo có vay và khơng vay có sự khác biệt về
thu nhập. Cụ thể, hộ có vay có mức thu nhập trung bình cao hơn hộ không vay là
3,31triệu đồng/năm. Đồng thời kiểm định Levene, Sig.=0,00, trong kiểm định t, đối
với phƣơng sai tổng thể không đồng nhất (equal variances not assumed), Sig.=0.00,
tƣơng ứng với độ tin cậy 99%. Nhƣ vậy, sự khác biệt về thu nhập của 2 nhóm hộ vay
và khơng vay có ý nghĩa về mặt thống kê (Bảng 4).
Bảng 4. Independent Samples Test
Thu nhập bình quân đầu
ngƣời/năm
Equal variances
Equal
assumed
variances

415


not
assumed
Levene's Test for
Equality
ofVariances
t-test for Equality
of Means

F
Sig.

7.125
.008

t
df
Sig. (2-tailed)
Mean Difference
Std. Error Difference
95% Confidence
Lower
Interval of the
Upper
Difference

-12.040
598

.000
-3.307
.275
-3.846
-2.767

-11.506
316.270
.000
-3.307
.287
-3.872
-2.741

- Sự khác biệt về giá trị tài sản sở hữu giữa 2 nh m đối tượng: Giá trị tài sản
sở hữu thể hiện mức độ giàu có của ngƣời sở hữu. Là nguồn giá trị tích lũy của gia
đình có đƣợc từ các nguồn thu nhập mang lại. Giá trị tài sản biểu hiện dƣới hình thái
vật chất nhƣ ruộng, đất và các phƣơng tiện sở hữu trong gia đình: ti vi, tủ lạnh và các
loại phƣơng tiện kỹ thuật v.v. Dƣới góc độ của nghiên cứu thì giá trị tài sản của hộ gia
đình nghèo bao gồm tất cả các giá trị tài sản hữu đƣợc quy ra dƣới hình thái tiền tệ. Từ
thực tiễn nghiên cứu, giữa 2 nhóm hộ có vay và khơng vay có sự khác biệt về giá trị tài
sản. Cụ thể, nhóm hộ có vay trong 3 năm qua sở hữu giá trị tài sản lớn hơn nhóm hộ
gia đình khơng vay (2,03 triệu đồng). Tại kiểm định Levene, Sig.=0,08<0.05, trong
kiểm định t, đối với phƣơng sai tổng thể không đồng nhất (equal variances not
assumed), Sig.=0.012, tƣơng ứng với độ tin cậy 98,8%. Nhƣ vậy, khẳng định có sự
khác biệt về giá trị tài sản sở hữu của 2 nhóm hộ vay và khơng vay là có ý nghĩa về
mặt thống kê (Bảng 5).

Bảng 5. Independent Samples Test
Giá trị tài sản (Trđ)

Equal variances Equal variances
assumed
not assumed
Levene's Test for
F
6.612
Equality ofVariances Sig.
.010
t-test for Equality of t
-2.650
-2.531
Means
df
598
315.891
Sig. (2-tailed)
.008
.012
Mean Difference
-2.028
-2.028
Std. Error Difference
.765
.801
95%
Lower
-3.530
-3.604
416



Confidence
Upper
Interval of the
Difference

-.525

-.451

- Đánh giá cảm nhận của hộ nghèo về mức sống của gia đình sau khi vay vốn
TDVM: Khi đƣợc khảo sát về cảm nhận của hộ sau khi sử dụng các dịch vụ của
TDVM thì có đến 106/184 hộ có vay vốn đánh giá là mức sống của hộ có thay đổi tốt
hơn. Có 62/198 hộ cho rằng khơng có sự thay đổi và chỉ có 18/184 hộ cho biết TDVM
tác động đến mức sống của hộ là kém hơn (Bảng 6).
Bảng 6. Thống kê cảm nhận về mức sống của hộ gia đình sau khi vay vốn

Valid

Missing

Kém hơn
Tốt hơn
Không thay đổi
Total
System
Cộng

Tần số
quan sát

18
106
62
186
414

Phần trăm
3.0
17.7
10.3
31.0
69.0

600

100.0

Phần trăm
Phần trăm tích
cộng dồn
lũy
9.7
9.7
57.0
66.7
33.3
100.0
100.0

Bên cạnh sự tác động của TDVM đến sinh kế của hộ nghèo, sự quan tâm từ các

chính quyền địa phƣơng các cấp góp phần làm tăng khả năng tiếp cận TDVM của các
hộ nghèo (Robinson (2001). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ hộ gia đình tiếp cận
đƣợc các chính sách có thể tiếp cận TDVM nhiều hơn (Puhazehdhi V. & Satya Sai,
2001). Việc hỗ trợ kỹ thuật sản xuất giúp hộ nghèo sản xuất kinh doanh có hiệu quả,
góp phần cải thiện đời sống của hộ nghèo cũng nhƣ phát triển kinh tế địa phƣơng. Việc
triển khai các chính sách tín dụng ƣu đãi của Chính phủ và của Ngân hàng nhà nƣớc
dành cho các hộ nghèo, sâu sát thực tế để nắm bắt nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo
làm tăng khả năng truy cập các nguồn vốn cần thiết giúp hộ nghèo có nhiều cơ hội
thốt nghèo.
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Xét về mặt thống kê, nghiên cứu đã cho thấy có sự khác biệt về thu nhập giữa
các nhóm đối tƣợng vay vốn TDVM. Phân tích thống kê đã chỉ rõ rằng nhóm hộ tham
gia vay vốn TDVM trong 3 năm qua có thu nhập cao hơn nhóm hộ khơng tham gia
vay vốn. Bên cạnh đó, giá trị tài sản sở hữu của hộ cũng có sự khác biệt giữa 2 nhóm
đối tƣợng vay và khơng vay. Các giá trị kiểm định cho thấy mức độ khác biệt có ý
nghĩa về mặt thống kê.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, TDVM mang lại sự ổn định đời sống cho hộ gia
đình, giải quyết các nhu cầu khó khăn cấp bách trong sinh hoạt hằng ngày và góp phần
nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Qua nghiên cứu, vấn đề nâng cao khả năng tiếp cận
417


TDVM cho hộ nghèo cũng đã đƣợc làm rõ; các vấn đề tác động đến việc tiếp cận
TDVM đã đƣợc nghiên cứu phân tích thơng qua các giá trị kiểm định thống kê.
Do vậy, để phát huy vai trò của TDVM đối với việc xóa đói giảm nghèo và
nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho các hộ nghèo cần quan tâm các vấn đề sau:
Thứ nhất, về phía hộ gia đình cần phát huy tinh thần lao động tự tạo việc làm,
nâng cao nỗ lực ý chí thốt nghèo thơng qua các hoạt động tìm hiểu phƣơng thức sản
xuất, lao động và nâng cao trình độ chun mơn nghề nghiệp. Biết ứng dụng các hoạt
động khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tìm tịi học hỏi các kiến thức và áp dụng vào

thực tiễn lao động góp phần tạo ra giá trị gia tăng trong lao động, mang lại nguồn thu
nhập ổn định cho gia đình. Bên cạnh đó, cần phát huy yếu tố VXH trong mỗi gia đình,
tăng cƣờng mối quan hệ xã hội làng xóm, tìm hiểu và tăng cƣờng mối quan hệ với các
tổ chức xã hội để học tập các buổi tuyên truyền tập huấn khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, lao động, chăn nuôi và trồng trọt v.v. góp phần mang lại hiệu quả trong lao động.
Điều này thật sự quan trọng vì cảnh nghèo lại thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng lao động,
mặc dù có vay đƣợc đồng vốn nhƣng nếu khơng biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào
quá trình sản xuất và lao động thì hiệu quả mang lại khơng cao, thậm chí cảnh nợ nần
thiếu thốn kéo dài và rất khó có khả năng chi trả và khó có thể thốt đƣợc cảnh đói
nghèo.
Thứ hai, đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ TDVM cần xem xét đến cơng tác
sốt xét thủ tục vay vốn, các chính sách vay vốn cho các hộ nghèo trong đó chính sách
lãi suất cần quan tâm. Bởi đây là khoản chi phí mà các hộ nghèo thƣờng cân nhắc khi
tham gia vay vốn. Lãi suất cao gia tăng chi phí cho các hộ gia đình. Bên cạnh đó, cần
nhân rộng các mơ hình hoạt động đến các khu vực sống của ngƣời dân. Trong đó tập
trung các khu vực vùng sâu vùng xa, vùng nông thôn trên các địa bàn. Giúp gia tăng
cơ hội tiếp cận TDVM cho các hộ nghèo. Kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa
phƣơng và các tổ chức xã hội trong khu vực để nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay và
xác định đúng đắn mục đích vay vốn đến với các hộ nghèo kịp thời và có hiệu quả.
Thứ ba, đối với các tổ chức chính quyền, các Hiệp hội đoàn thể tại các địa
phƣơng tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo và nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho
hộ. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền và huấn luyện kỹ thuật khoa học đến với ngƣời
nghèo, giúp họ có kiến thức ứng dụng vào gia tăng sản xuất lao động. Đẩy mạnh công
tác đào tạo nghề, huấn luyện các khóa nghề nghiệp cho các lao động tại địa phƣơng.
Giúp họ tìm kiếm việc làm góp phần đa dạng hóa thu nhập và nâng cao mức sống. Kết
hợp với các tổ chức tín dụng trong địa phƣơng cung cấp các dịch vụ tài chính nhất là
TDVM đến với hộ nghèo cần vốn để mở rộng hoạt động tự tạo việc làm, gia tăng cơ
hội tìm kiếm việc làm và trang trải cho các khó khăn trong cuộc sống. Giúp họ vƣợt
qua các cú sốc trong cuộc sống hàng ngày và vƣơn lên thoát nghèo./.


418


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ahmed, F., Siwar. C, Idris. N. A. H. and Begum, R.A. (2011). Microcredit‘s contribution
to the socio-economic development amongst rural women: A case study of
Panchagarh District in Bangladesh. African Journal of Business Management Vol.
5(22), pp. 9760-9769, 30 September, 2011.
Banerjee. A., et al, (2015).The Miracle of Microfinance? Evidence from a Randomized
Evaluation. American Economic Journal: Applied Economics 2015, 7(1): 22–53.
Bộ Lao động Thƣơng binh Xã hội (2016). Quyết định số 1095/QĐ-LĐTBXH ngày
22/8/2016 của Bộ Lao động Thƣơng binh Xã hội về việc Phê duyệt kết quả Tổng
điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp
dụng giai đoạn 2016-2020.
Brown G. (2010). When Small is Big. Microcredit and Economic Development. Open
Source Business Resource http:// www.osbr.ca. November 2010.
Chambers, R. and Conway, G.R.(1992). Sustainable Rural Livelihoods: Practical
Concepts for the 21st Century. IDS Discussion Paper 296. Brighton.
Dadson Awunyo-Vitor, Vincent Abankwah, Julius Kwesi Kum Kwansah (2012). Women
Participation in Microcredit and Its Impact on Income: A Study of Small-Scale
Businesses in the Central Region of Ghana. American Journal of Experimental
Agriculture 2(3): 502-515, 2012.
Eoin Wrenn (2007). Perceptions of the Impact of Microinance on Livelihood Security.
Research and Perspectives on Development Practice.
Hulme D. and Mosley P. ( 1996) Finance Against Poverty, Vols 1 and 2. London and New
York: Routledge.
Shinha, S., (1998). ―Micro – Credit: Impact, tergeting and Sustainability‖, IDS bulletin,
Vol 29, No.4.
Mohanan S., (2005). Micro credit in India: an overview. World Review of
Entrepreneurship, Management and Sust. Development, Vol. 1, No. 1, 2005.

Puhazehdhi V. & Satya Sai (2001). Economic and Social Empowerment of Rural Poor
Throught Self-Help Groups‖ India Journal of Agricultural Economic, Vol. 56,
No.3, pp450-452.
Quyết định số 65/2015/QĐ-UBND ngày ngày 23 tháng 12 năm 2015 về việc quy định về
chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều tỉnh Bình Dƣơng giai đoạn 2016 - 2020 và chính
sách bảo lƣu đối với hộ thốt nghèo.
Ledgerwood J., (1999). Microfinance handbook. T h e w o r l d b a n k. W a s h i n g t o n
,D.C.
Võ Khắc Thƣờng & Trần Văn Hoàng, 2013. Tài chính vi mơ trên thế giới và bài học kinh
nghiệm nhằm hạn chế đói nghèo cho Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số
9(19), tháng 3-4/2013.
Zaman H. ( 1999) Assessing the impact of micro-credit on poverty and vulnerability in
Bangladesh. Policy Research Working Paper no. 2145. Washington, DC: World
Bank.

419



×