Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Vai trò của việc nghiên cửu án lệ trong hoạt động lập vi bằng của thừa phát lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.26 KB, 4 trang )

[T<

HỌC VIỆN Tư PHÁP

VAI TRÒ CỦA VIỆC NGHIÊN cứu ÁN LỆ
TRONG HOẠT ĐỘNG LẬP VI BANG CỦA THỪA PHÁT LẠI
Nguyễn Tiến Pháp'
Cao Thị Kim Trinh1
2
Tóm tắt: Lập vi bằng là việc thừa phát lại ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do thừa phát lại true
tiếp chứng kiến, lập theo ỵêu cầu của cả nhãn, cơ quan, tổ chức. Hoạt động lập vi bang góp phần
bổ sung nguồn chứng cứ, giúp các bên đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; giúp
cơ quan tài phản xem xét, giải quyêt vụ việc một cách khách quan, đúng pháp luật. Chỉnh vì vậy, việc
nghiên cựu án lệ có vai trị rât quan trọng trong hoạt động lập vi băng của thừa phát lại. Trong phạm
vi bài viết, tác giả phân tích khái quát một sổ vấn đề về án lệ, vi bằng của thừa phát lại, vai trò cùa
việc nghiên cứu án lệ trong hoạt động lập vi bang; trong đó tập trung phân tích các tình tiết cần
chứng minh trong các án lệ và gợi mở một so van đề về việc lập vi bang tạo lập chứng cứ đối với
các sự kiện, hành vi nhăm chứng minh trong những tình hụơng pháp lý tương tự.
Từ khóa: Án lệ, vi bằng, chứng cứ, nguồn chứng cứ, Án lệ 02/2016/AL.
Nhận bài: 20/4/2022; Hoàn thành biên tập: 16/5/2022; Duyệt đăng: 20/5/2022.
Abstract: Drafting Statement offacts means bailiff aknowledge the existence of events or acts
when he directly witnesses and draws up the statement offacts at the request of individuals, agencies
and organizations. Drafting statement offacts provides additional evidences and held the involved
parties protect their legitimate rights and interests as well as help adjudication agencies solve the
case impartially andproperly. Therefore, studying cases plays an important role in drafting statement
offacts conducted by bailiffs. In this article, the author analyzes some issues on case-law in drafting
statement offacts, focusing on analyzingfacts to be proven in case law and pointing out issues on
drafting statement offacts to create evidences for events and acts in similar cases.
Keywords: Case-law, statement offacts, evidence, source ofevidences, case-law No. 02/2016/AL.
Date of receipt: 20/4/2022; Date of revision: 16/5/2022; Date ofApproval: 20/5/2022.
1. Khái quát về án lệ


Xây dựng, tập hợp, phát triển và áp dụng án lệ
là một trong những nội dung thực hiện chủ trương
cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta hiện
nay. Nghị quyết SO'48-NQ/TW ngày 24/5/2005
của Bộ Chính trị “Ve Chiến lược xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010,
định hướng đên năm 2020” đã đặt ra yêu câu
“Nghiên cứu về khả năng khai thác, sử dụng án
lệ...”. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005
“Ve chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”
tiếp tục làm rõ hơn yêu cầu nói trên với chủ trương
giao cho “Tịa án nhản dãn tối cao có nhiệm vụ
tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng
pháp luật, phát triển án lệ ”.
Ngày 28/10/2015, Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết số
03/2015/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, cơng
bố và áp dụng án lệ.

Ngày 06/4/2016, Chánh án Tòa án nhân dân
tối cao ban hành Quyết định số 220/QĐ-CA công
bố 06 án lệ đầu tiên, đánh dấu sự ra đời và phát
triển của hệ thống án lệ Việt Nam.
Ngày 18/6/2019, Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết số
04/2019/NQ-HĐTP thay thế Nghị quyết số
03/2015/NQ-HDTP.
Theo số liệu thống kê đến ngày 12/4/2021, đã
có 1021 bản án, quyêt định của các Tòa án đã viện
dẫn, áp dụng án lệ3.

Tại Điều 1 của Nghị quyết số 04/2019/NQHĐTP ngày 18/6/2019 vê quy trinh lựa chọn,
cơng bơ và áp dụng án lệ do Tịa án nhân dân tối
cao ban hành quy định “Án lệ là những lập luận,
phán quyêt trong bản án, quỵêt định đã có hiệu
lực pháp luật cùa Tịa án về một vụ việc cụ thể
được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhãn dãn tối
cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dãn

1 Thạc sỹ, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Sài Gịn.
2 Thạc sỹ, Giảng viên chính, Khoa Đào tạo các chức danh thi hành án dân sự, Học viện Tư pháp.
3 Tòa án nhân dân tối cao tổ chức Hội thào công tác phát triển án lệ để sơ kết công tác phát ưiển án lệ giai đoạn
2016-2021, 169434.


số 5/2022 - Năm thứ mười bảy

Nghê Luqt
tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu,
áp dụng trong xét xử”.
Như vậy, án lệ tại Việt Nam được hiêu là các
lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật của Tịa án vê một vụ việc
cụ thể để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong
xét xử. Đe được lựa chọn làm án lệ, các bản án,
quyết định này phải đáp ứng các tiêu chí:
(1) Có giá trị làm rõ quy định của pháp luật
cịn có cách hiểu khác nhau, phân tích, giải thích
các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc,
đường lối xừ lý, quy phạm pháp luât cần áp dụng
trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ cơng

bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy
định cụ thể;
(2)
Có tính chuẩn mực;
(3) Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất
pháp luật trong xét xử.
Vì vậy, khoản 2 Điều 8 Nghị quyết số 04/2019/NQHĐTP cũng xác định rõ về việc áp dụng án lệ
trong xét xử: "Khi xét xử, thâm phán, Hội thâm
phải nghiên cứu, áp dụng án lệ, bảo đàm những
vụ việc có tình huống pháp lý tưomg tự thì phải
được giải quyết như nhau. Trường hợp vụ việc có
tình huống pháp lý tương tự nhưng Tịa án khơng
áp dụng án lệ thì phải nêu rõ lý do trong bản án,
quyết định cùa Tòa án ”.
2. Thừa phát lại, vi bằng và giá trị của vi bằng
Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được
Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tổng đạt, lập vi
bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ
chức thi hành án dân sự theo quy định của pháp
luật4. Chê định thừa phát lại được thí diêm tại
Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010, và được
Quốc hội cho phép chính thức hoạt động trên cả
nước từ 01/01/20165.
Vi bằng được thừa phát lại lập với mục đích là
tạo lập chứng cứ để tổ chức, cá nhân tùy nghi sử
dụng trong xét xử hoặc các quan hệ pháp lý khác.
Vi bằng do thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện,
hành vi có thật mà thừa phát lại chứng kiến, trong
đó, thừa phát lại mơ tả lại những gì minh thấy
được, nghe được... hoặc thơng qua các dụng cụ

chuyên dụng đê ghi lại những kêt quả nhât định
vào vi bằng, kèm theo có thể là hình ảnh, quay
phim, ghi âm, đo đạc... để làm rõ thêm sự kiện,

diễn biến lập vi bằng. Thừa phát lại phải chịu
trách nhiệm về tính xác thực của những nội dung
đã được ghi nhận trong vi băng, do đó, vi băng
của thừa phát lại phải đảm bào tính khách quan
của sự kiện, hành vi mà thừa phát lại ghi nhận.
Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP
của Chính phủ ngày 08/01/2020 vê tô chức và hoạt
động của thừa phát lại (Nghị định số 08) thì: "Vi
bằng là văn bàn ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do
thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu
của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quỵ định của
Nghị định này”. Ngoài ra, khoản 3 Điều 36 Nghị
định số 08 quy định về giá trị của vi bằng: “ Vì bang
là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết
vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của
pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các
cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp
luật”.
Điều này phù hợp với quy định tại Điều 94 Bộ
luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS năm
2015). Khoản 8 Điều 94 BLTTDS năm 2015 cũng
quy định "Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi
pháp lý do người có chức năng lập ” là nguồn của
chứng cứ.
Khoản 9 Điều 95 BLTTDS năm 2015 cũng
ghi nhận "Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp

lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là
chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện,
hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thù tục
do pháp luật quy định
Như vậy, khi vi bằng được lập theo trình tự,
thủ tục mà pháp luật quy định, thì những thơng
tin được vi băng ghi nhận có thê được Tịa án sử
dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách
quan của vụ án cùng như xác định yêu càu hay sự
phản đối của đưorng sự là có căn cứ và hợp pháp.
3. Y nghĩa của việc nghiên cứu án lệ đỗi với
hoạt động lập vi bằng
Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án,
quyêt định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về
một vụ việc cụ thê được Hội đồng Thẩm phán Tịa án
nhân dân tơi cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao cơng bố là án lệ để các Tịa án
nghiên cứu, áp dụng trong xét xử. Trong mỗi án lệ
đêu có nêu nội dung vụ án, quá trình xét xừ ở Tòa án
các cấp, giải pháp pháp lý đe giải quyết vụ án, trong

4 Khoản 1 Điều 2 Nghị^định số 08/2020/NĐ-CP cùa Chính phủ ngày 08/01/2020 về tổ chức và hoạt động cùa thừa
phát lại.
5 Ngày 26/11/2015, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 107/2015/QH13 về thực hiện chế định thừa
phát lại.


HỌC VIỆN Tư PHÁP

đó có nêu các tình tiết, các chứng cứ đã được Tòa án

chấp nhận để giải quyết vụ án. Đây chính là những
thơng tin mà thừa phát lại cân nghiên cứu đê xây
dựng phương thức lập vi bằng nhằm chứng minh
những tình tiết đó, để áp dụng ưong những vấn đề
pháp lý tương tự. Việc nghiên cứu án lệ trong hoạt
động lập vi bằng có những ý nghĩa sau:
Thứ nhất, một ưong những giá trị của vi bằng là
ngn chứng cứ đê Tịa án xem xét khi xét xử, ưong
khi đó án lệ nêu những lập luận, những tình tiết cần
phải chứng minh để đưa ra phán quyết. Vì vậy, việc
nghiên cứu án lệ giúp thừa phát lại có định hướng cụ
thê khi lập vi băng, đảm bảo các nội dung cân chứng
minh theo trình tự, thủ tục luật định để Tòa án chấp
nhận, dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án.
Thứ hai, thừa phát lại là một chế định mới,
quy định của pháp luật về vi bằng chưa hoàn thiện
và đầy đủ. Việc nghiên cứu án lệ sẽ bổ khuyết
những điểm còn hạn chế mà pháp luật về vi bằng
chưa dự liệu đến, góp phần định hướng hoạt động
xây dựng pháp luật về vi bằng.
Thứ ba, qua việc nghiên cứu án lệ và những
bàn án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, thừa
phát lại đề xuất bổ sung những án lệ liên quan đến
việc sử dụng chứng cứ, sử dụng vi bằng của thừa
phát lại mà pháp luật còn chưa đề cập đến, hoặc
chưa áp dụng thống nhất: Ví dụ như ve giá trị của
vi bằng; hủy vi bằng; điều kiện hợp lệ của vi bằng
giao thơng báo; việc lập vi băng nhăm địi lại tên
miền trên internet...
4. Một số vấn đề gọi mở về việc lập vi bằng

tạo lập chứng cứ qua Án lệ số 02/2016/AL
4.1. Nội dung An tệ số 02/2016/AL
Án lệ số 02/2016/AL được Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày
06/4/2016 và được công bố theo Quyết định số
220/QĐ-CA ngày 06/4/2016 của Chánh án Tòa ận
nhân dân tối cao. Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc
thẩm số 27/2010/DS-GĐT ngày 08/7/2010 của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án
“Tranh chấp đòi lại tài sản” tại tỉnh Sóc Trăng.
Nội dung án lệ: “Tuy bà Thành là người bỏ 21,99
chi vàng đế chuyển nhượng đất (tương đương
khoảng 27.047.700 đồng), nhưng giấy tờ chuyển
nhượng đứng tên ông Tám và sau khi nhận chuyển
nhượng, ông Tám quản lý đất, sau đó chuyến nhượng
cho người khác. Như vậy, lẽ ra phải xác định ơng
Tám có cơng sức trong việc bảo quản, giữ gìn, tơn
tạo làm tăng giá trị đất nên phải xác định sổ tiền trên
(sau khi trừ tiền gốc tương đương 21,99 chỉ vàng của
bờ Thành) là lợi nhuận chung của bà Thảnh và ông

Tám. Đồng thời xác định công sức cùa ông Tám đê
chia cho ông Tám một phần tương ứng với công sức
của ông mới đúng và đàm bảo quyền lợi của các
đương sự (Trường hợp không xác định được chỉnh
xác công sức của ơng Tám thì phải xác định bà
Thảnh, ơng Tám có công sức ngang nhau để chia) ”.
Khái quát nội dung của án lệ:
Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước
ngoài đã bỏ tiền ra để nhận chuyển nhượng quyền

sử dụng đất và nhờ người ở trong nước đứng tên
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ mình,
khi giải quyết tranh chấp thì Tịa án phải xem xét và
tính cơng sức bảo quản, giữ gìn, tơn tạo làm tăng
giá trị quyền sử dụng đất cho người đứng tên hộ;
trường hợp khơng xác định được chính xác cơng
sức của người đó thì cần xác định người thực chất,
trả tiền để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
và người đứng tên nhận chuyển nhượng quyền sử
dụng đất hộ có cơng sức ngang nhau đễ chia phần
giá trị chênh lệch tăng thêm so với tiền gốc nhận
chuyển nhượng quyền sừ dụng đất ban đầu.
4.2. Tĩnh tiết cần chứng minh trong Án lệ số
02/2016/AL và vi bằng có thể áp dụng
Qua Án lệ số 02/2016/AL, có các tình tiết
được sử dụng làm căn cứ giải quyết vụ án là:
Có chứng cứ chứng minh bà Thảnh (bên nhờ
đứng tên) đã giao tiền cho bên bán để thực hiện
việc mua bán.
Có chứng cứ chứng minh việc nhờ đứng tên
giữa bà Thảnh và ông Tám (bên đứng tên hộ).
Có chứng cứ chứng minh ơng Tám có cơng
sức trong việc bảo quản, giữ gìn, tơn tạo làm tăng
giá trị đât.
Chứng cứ được chấp nhận trong bản án là
thông tin từ lời khai, lời trình bày của những
người làm chứng; thực tế q trình sử dụng đất
của ơng Tám - là người đứng tên hộ.
• Các hoạt động tạo lập chứng cứ; thu thập
chứng cứ, giao nộp chứng cứ và thông báo cho

các bên liên quan... để chứng minh các tình tiết
trên có rât nhiêu phương thức thực hiện. Trong
phạm vi bài viết này, tác giả chi đề cập đến
phương thức tạo lập, thu thập, giao nộp và thông
báo giao nộp chứng cứ qua hình thức lập vi bằng
của thừa phát lại. Đây không phải là phương thức
duy nhât, mà gợi mở thêm một phương hướng
mới, một kênh mới để các bên đương sự tùy điều
kiện, hoàn cảnh mà lựa chọn phương thức xác lập
chứng cứ nhằm phòng ngừa tranh chấp, hoặc
dùng trong tố tụng để giải quyết vụ án khi có tranh
chấp xảy ra.


số 5/2022 - Năm thứ mười bảy

NghẽLuạt
Khái quát từ Án lệ số 02/2016/AL, trong trường
hợp gặp những vân đê pháp lý tương tự, các bên có
thê chứng minh việc nhờ đứng tên qua nội dung (a)
và (b) nói trên. Thừa phát lại khi gặp tình huống
tương tự có thể lập vi bằng nhằm giải quyết tranh
chấp, hoặc phòng ngừa tranh chấp như sau:
(1) Vi bang ghi nhận việc giao nhận tiền'. Vi
bằng này nhằm chứng minh việc bên nhờ đứng
tên trực tiếp giao tiền cho bên bán tại thời điểm
mua bán. Trong vi bằng này, thừa phát lại ghi
nhận sự kiện các bên giao nhận tiền, trong đó xác
định thời gian, địa điểm, chủ thể tham gia giao
nhận tiên và số tiền giao nhận. Kèm theo vi bằng

là hình ảnh ghi nhận việc giao tiền và có thể đính
kèm một số văn bản khác của các bên nhằm làm
rõ hơn sự kiên giao nhận tiền.
(2) Vỉ bằng ghi nhận buổi làm việc: Vi bằng
này nhằm chứng minh nhiều nội dung khác nhau,
tùy vào yêu cầu chứng minh cụ thể:
Một là, vi bằng ghi nhận buổi làm việc giữa
bên đứng tên hộ và bên nhờ đứng tên, nhằm
chứng minh có sự kiện hai bên trực tiếp thỏa
thuận việc nhờ đứng tên hoặc xác nhận lại việc
nhờ đứng tên.
Hai là, vi bằng ghi nhận buổi làm việc với các bên
có biết về việc nhờ đứng tên, thanh toán tiền... để ghi
nhận lại lời trình bày của những người làm chứng.
Hai vi bằng nói trên, dù có thể được lập với ý
nghĩa khác nhau, nhưng đều gọi chung là vi bằng
ghi nhận buổi làm việc nhằm ghi nhận lại sự kiện,
hành vi, thời gian, địa điểm và diễn biến của quá
trình làm việc giữa các bên. Trong vi bằng này,
thừa phát lại ghi nhận sự kiện các bên họp, làm
việc, trao đổi về những vấn đề mà họ biểt liên
quan đến việc nhờ đứng tên, thanh toán tiền... Vi
băng xác định thời gian, địa điêm, chủ the tham
gia buổi làm việc, ghi nhận ngun văn lời nói,
trình bày của các bên trong buổi làm việc. Kèm
theo vi bằng có thể là hình ảnh, đĩa ghi âm, ghi
hình... và có thể đính kèm một số văn bản khác
của các bên như biên bản làm việc, tờ khai... do
các bên tự xác lập. Vi bằng của thừa phát lại
không phải là việc chứng thực chữ ký của các bên

tham gia, mà ghi nhận lại sự kiện buổi làm việc
của các bên. Các bên tự trao đổi, trình bày và chịu

trách nhiệm về những nội dung mình trình bày
cũng như văn bản cung cấp cho thừa phát lại để
đính kèm vi bằng.
(3) Vì bằng ghi nhận việc trích xuất dữ liệu từ
thiết bị điện tử như các tệp tin ghi âm, ghi hình, tin
nhằn... nham chứng minh cỏ việc nhờ đứng tên.
Trong trường hợp giữa các bên có thỏa thuận
vê việc nhờ đứng tên mà việc thỏa thuận đó hoặc
việc xác nhận lại nội dung đó được ghi âm, ghi hình,
hoặc có trao đổi qua lại bằng tin nhắn... Thừa phát
lại có thể lập vi bằng ghi nhận việc trích xuất dữ
liệu điện tử từ các thiết bị chúa các tệp tin nói trên.
Vi bàng ghi nhận nội dung trên các thiết bị điện từ
là vi bằng của thừa phát lại ghi nhận lại sự kiện,
hành vi liên quan đên q trình thao tác trên máy
tính hoặc các thiết bị điện từ, viễn thông khác nhằm
thu thập những nội dung là dữ liệu điện từ, thông
điệp dữ liệu đang tồn tại trên máy tính hoặc các thiết
bị điện tử, viễn thơng đó với mục đích thu thập
chứng cứ để người yêu cầu lập vi bằng tùy nghi sử
dụng trong khuôn khổ pháp luật6.
Việc lập vi bằng của thừa phát lại trên các thiết bị
điện từ là hoạt động thu thập chứng cứ theo quy định
của pháp luật tố tụng đối với dữ liệu điện từ hoặc tài
liệu nghe được, nhìn được theo khoản 2, khoản 3
Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 20157.
(4)

Vi bằng ghi nhận thông tin trên internet:
Trong trường hợp giữa các bên có thỏa thuận về
việc nhờ đứng tên mà việc thỏa thuận đó, hoặc việc
xác nhân lại nội dung đó được frao đổi qua lại, xác
nhận băng “thư điện từ” hoặc các phương thức khác
qua internet... có thể yêu cầu thừa phát lại lập vi bằng
ghi nhận những nội dung đã trao đoi qua internet nếu
nó cịn tồn tại vào thời điểm yêu cầu.
(5) Vi băng ghi nhận hiện trạng chứng minh
tình trạng sử dụng đất, tài sản:
Trường hợp cân chứng minh q trình quản
lý, sử dụng, tơn tạo tài sản, người đang quàn lý, sử
dụng tài sàn có thể yêu cầu thừa phát lại lập vi bằng
ghi nhận lại tình trạng hiện có của nhà đất, tài sản
trên đất; đo đạc hiện trạng; kiểm kê tài sản trên
đất... Trong vi bằng này, thừa phát lại sẽ ghi nhận
hiện trạng, q trình kiêm kê tài sản... kèm theo vi
băng có thê là hình ảnh, đĩa DVD R+/_ chứa dữ
liệu, hình ảnh, video quá trình lập vi bằng./.

6 Học viện Tư pháp (2021), Giáo trình kỹ năng hành nghề thừa phát lại, Nxb. Tư pháp, ư. 254.
7 2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trinh bày của người
có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp
cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
3. Thơng điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức ưao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử,
điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

o




×