Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Báo cáo biện pháp thi giáo viên giỏi môn ngữ văn, biện pháp nâng cao hiệu quả thảo luận nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.54 KB, 12 trang )

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
Tên biện pháp: Sử dụng hình thức dạy học theo nhóm trong các tiết
Hướng dẫn đọc thêm văn bản nhằm góp phần phát triển phẩm chất, năng
lực HS
Mã số dự thi:

1


I. LÍ DO CHỌN BIỆN PHÁP
1. Thực trạng
- Qua trao đổi với đồng nghiệp, cũng như thực tế giảng dạy của
mình, tơi nhận thấy thực trạng chung là phần lớn GV hiện nay đều tổ
chức các tiết HDĐT hoàn toàn giống như các tiết đọc hiểu thông thường
khác. Cá biệt còn tồn tại hiện tượng một số GV chỉ chú trọng rèn kĩ năng
đọc trực tiếp rồi khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật một cách áp đặt…
- Bên cạnh đó, có một bộ phận GV xác định đúng mục đích yêu
cầu của các tiết Hướng dẫn đọc thêm so với các tiết đọc hiểu thông
thường và lựa chọn hình thức dạy học theo nhóm là hình thức dạy học
chủ yếu để thực hiện mục tiêu dạy học kiểu bài Hướng dẫn đọc thêm
nhưng cách thức tổ chức hoạt động nhóm cịn mang tính hình thức, chiếu
lệ nên khơng đem lại hiệu quả.
2. Nguyên nhân của thực trạng
- Không có sự định hướng nào về mục đích, u cầu và phương
pháp dạy học kiểu bài HDĐT. Thậm chí tất cả các tài liệu từ SGK, SGV
đến sách thiết kế bài dạy… đều khơng cho thấy có sự khác biệt nào giữa
Kiểu bài đọc hiểu chính thức với kiểu bài hướng dẫn đọc thêm.
- GV chưa biết cách sử dụng hình thức dạy học theo nhóm sao cho
thực chất, sao cho hiệu quả, nhằm hướng đến phát triển phẩm chất và
năng lực của HS trong các tiết Hướng dẫn đọc thêm văn bản.


3. Vấn đề cần giải quyết
Từ thực trạng dạy học kiểu bài Hướng dẫn đọc thêm cũng như
thực trạng sử dụng hình thức dạy học theo nhóm trong các kiểu bài này
như trên đã trình bày, vấn đề đặt ra với bản thân tôi và các GV Ngữ văn
là: Làm thể nào để có thể sử dụng hiệu quả hình thức dạy học theo nhóm
trong các tiết Hướng dẫn đọc thêm nhằm phát huy vai trò hướng dẫn của
GV và tinh thần tự đọc hiểu của HS, góp phần phát triển phẩm chất,
năng lực học sinh?
II. MỤC TIÊU CỦA BIỆN PHÁP
1. Mục tiêu chung
- Giúp tôi thực hiện tốt vai trị hướng dẫn của mình trong việc
tổ chức cho HS tự mình đọc hiểu văn bản trên cơ sở có sự hợp tác,
2


chia sẻ lẫn nhau giữa các HS trong nhóm đảm bảo đúng tinh thần của
kiểu bài HDĐT tránh được các thực trạng dạy học như đã nói ở trên.
- Giúp tơi biết cách sử dụng hình thức dạy học theo nhóm sao
cho thực chất và hiệu quả, tránh được thực trạng tổ chức hoạt động
nhóm qua loa, chiếu lệ, hình thức, góp phần hình thành và phát triển
phẩm chất, năng lực HS, tạo nên những giờ HDĐT nhẹ nhàng, chất
lượng.
1. Mục tiêu cụ thể:
Biện pháp hướng đến giúp tôi:
- Biết cách xác định nhiệm vụ học tập cần lựa chọn hình thức
hoạt động nhóm để HDĐT.
- Biết cách cách chia nhóm như thế nào cho hiệu quả.
- Biết cách bố trí thư kí, nhóm trưởng như thế nào để tạo cơ hội
cho các đối tượng HS được phát triển phẩm chất và năng lực.
- Biết cách giao nhiệm vụ cho các nhóm thế nào cho nhanh, gọn

và sáng rõ.
- Biết cách làm thế nào để quản lí tốt việc hoạt động của các
nhóm.
- Biết cách tổ chức báo cáo và đánh giá kết quả hoạt động của
các nhóm sao cho tiết kiệm thời gian mà hiệu quả.
III. NỘI DUNG, CÁCH THỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP
Biện pháp này được áp dụng cho tất cả các đối tượng học sinh
trong tất cả các tiết HDĐT văn bản với thực tiễn của trường THCS Đồng
Văn, Huyện Thanh Chương.
Thời gian thực hiện: từ năm học 2017 – 2018 đến nay.
Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp tại nhà trường như sau:
1. Xác định nhiệm vụ học tập cần tổ chức hoạt động nhóm:
GV chỉ lựa chọn hình thức hoạt động nhóm khi giao những nhiệm
vụ học tập trọng tâm, phức tạp đòi hỏi phải có sự huy động kinh nghiệm,
kiến thức, kĩ năng, năng lực của hai người trở lên. Cụ thể, trong các tiết
Hướng dẫn HS đọc thêm văn bản tôi thường chọn hình thức hoạt động
nhóm khi tiến hành giao các nhiệm vụ học tập sau:
3


Nhiệm vụ 1: Chia sẻ, trao đổi cách đọc trực tiếp văn bản.
Nhiệm vụ 2: Hướng dẫn tìm hiểu chung về văn bản (PTBĐ, bố
cục, các thông tin khác liên quan đến đặc trưng kiểu văn bản và thể loại
văn học).
Nhiệm vụ 3: Hướng dẫn để phát hiện những đặc điểm nổi bật về
hình thức nghệ thuật của văn bản.
Nhiệm vụ 4: Hướng dẫn đọc hiểu nội dung tư tưởng của văn bản.
Nhiệm vụ 5: Hướng dẫn liên hệ, so sánh, kết nối văn bản.
2. Cách chia nhóm
Căn cứ vào diện tích lớp học của nhà trường và kiểu bàn học của

HS, tôi chia lớp học thành hai dãy bàn ghép để tạo được lối đi lại thuận
tiện cho GV khi tiếp xúc với HS và với nhóm HS.
Tơi thường chọn nhóm 2, nhóm 4 và nhóm 8 HS.
Để đảm bảo cho mọi đối tượng HS đều được thực hiện nhiệm vụ
được giao, đồng thời có sự hỗ trợ, giúp đỡ giữa các thành viên trong
nhóm tơi thường bố trí cho hai em có học lực tương đồng với nhau cùng
ngồi trong một bàn đồng thời xen vào ở hai em ở bàn ghép kế bên hoặc
hai em ở bàn sau có học lực khác nhằm tạo nên nhóm 4, nhóm 8 với đầy
đủ các đối tượng HS khá, giỏi, trung bình, yếu kém.
Căn cứ vào tính chất, độ khó của nhiệm vụ được giao, tơi sẽ lựa
chọn nhóm đơi, nhóm 4 hay nhóm 8 cho phù hợp.
Đối với những nội dung bài học, cho phép GV giao cho mỗi nhóm
hoặc một số nhóm một nhiệm vụ khác nhau, GV căn cứ mức độ của
nhiệm vụ để giao cho các nhóm sao cho phù hợp đối tượng.
3. Bố trí thư kí, nhóm trưởng
Để khơng bỏ rơi bất cứ đối tượng HS nào, đồng thời tạo điều kiện,
cơ hội cho tất cả các em được phát triển phẩm chất, năng lực trong q
trình hoạt động nhóm. Tơi bố trí ln phiên cho các thành viên trong
nhóm làm thư kí, nhóm trưởng.
4. Cách giao nhiệm vụ cho nhóm
Để làm tốt khâu này tôi thường xuyên sử dụng máy chiếu kết hợp
với phiếu học tập (nếu cần). Cùng với lời hướng dẫn của GV, nhiệm vụ
4


được giao cho HS phản ánh cụ thể qua màn chiếu và phiếu học tập (nếu
cần) sẽ giúp HS nhanh chóng nắm bắt được nhiệm vụ và tiến hành giải
quyết nhiệm vụ được thuận tiện.
5. Cách quản lí việc hoạt động của nhóm
GV cần phải vừa bao quát lớp học vừa quan sát các nhóm hoạt

động, quan sát cách điều hành của các nhóm trưởng, cách ghi chép của
thư kí, cách các thành viên trong nhóm chia sẻ, thảo luận, bàn bạc. Qua
quan sát, GV cần phải nắm bắt nhanh chóng tình hình của từng nhóm:
đối với những nhóm hoạt động tốt, hiệu quả nhịp nhàng GV cần khích
lệ; đối với những nhóm gặp khó khăn, GV cần có sự động viên và sử
dụng những câu hỏi gợi mở để giúp các em tháo gỡ khó khăn. Đối với
những HS có biểu hiện cá biệt, tự tách mình ra khỏi nhóm, khơng tham
gia hoạt động của nhóm, GV cần phải nhắc nhở, tìm hiểu ngun nhân
khúc mắc để có biện pháp GD thích hợp (lỗi do bản thân HS đó hay do
thái độ của các thành viên trong nhóm, thái độ của nhóm trưởng…).
6. Cách tổ chức báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động của các
nhóm
Tơi thường kết hợp hai cách tổ chức như sau:
Cách 1: Tơi chọn nhóm đạt được mức độ hồn thành nhiệm vụ
thấp nhất trình bày trước, đại diện nhóm đứng dậy báo cáo kết quả hoặc
là do nhóm trưởng cử, hoặc do chính tơi chỉ định. Mục đích của việc chỉ
định cá nhân trong nhóm đứng dậy báo cáo là tạo cơ hội cho HS đó
mạnh dạn, tự tin khi báo cáo trước đám đơng đồng thời cũng là cách mà
GV có thể buộc mọi thành viên trong nhóm ln ln phải động não,
phải hợp tác và phải chú tâm tới nhiệm vụ của nhóm và kết quả làm việc
của nhóm. Để đạt hiệu quả cao hơn, tôi sử dụng điện thoại chụp kết quả
hoạt động của nhóm rồi trình chiếu trên màn hình để các thành viên
trong nhóm đó cũng như các nhóm tiện theo dõi, tiện đánh giá, góp ý bổ
sung. Sau khi nhóm thứ nhất trình bày xong kết quả hoạt động của
nhóm, GV cho phép các thành viên cịn lại trong nhóm đánh giá, bổ sung
(nếu cần). Tiếp đến GV mời các thành viên thuộc các nhóm khác nhận
xét, đánh giá. Qua quan sát nếu phát hiện nhóm nào có kết quả tốt nhất,
GV có thể trình chiếu sản phẩm đó rồi kết luận chung.
Cách 2: Chủ yếu khi tổ chức nhóm 8: GV thu hồi sản phẩm hoạt
động của các nhóm rồi chụp và chiếu lên đồng loạt để các nhóm quan

5


sát, xem xét, đối chiếu, tự đánh giá và đánh giá, bổ sung lẫn nhau. Trên
cơ sở đó GV đánh giá và chốt lại kết quả cần đạt đối với mỗi nhiệm vụ.
Để dần cải thiện chất lượng của hình thức hoạt động theo nhóm,
cũng như kích thích ý thức tham gia hợp tác của các thành viên trong
nhóm, khi GV đánh giá, ngoài việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
được giao chung của nhóm, GV tùy vào tình hình thức tế tiến độ giờ
học, có thể chỉ định một vài HS tự đánh giá về tình thần thái độ và mức
độ đóng góp của cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập chung
hoặc gọi nhóm trưởng đánh giá về các thành viên trong nhóm mình
thơng qua phiếu đánh giá GV cung cấp. GV đánh giá nhóm và các cá
nhân trong nhóm theo tinh thần khích lệ, động viên là chủ yếu, nhất là
những biểu hiện có tiến bộ của những đối tượng HS rụt rè, nhút nhát
hoặc tự ti về năng lực của bản thân.
* Trong báo cáo giải pháp tơi có minh họa rõ cách sử dụng
hình thức hoạt động nhóm để tổ chức cho HS đọc thêm VB “Sự giàu
đẹp của tiếng Việt” tuy nhiên do thời gian báo cáo giải pháp có hạn
nên tôi xin phép không báo cáo nội dung này.
IV. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN BIỆN PHÁP
1. Mức độ phù hợp với đối tượng HS và thực tiễn nhà trường
Biện pháp tôi đã áp dụng phù hợp với đối tượng học sinh và thực
tiễn của trường tôi đã và đang trực tiếp giảng dạy.
2. Mức độ đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH, KTĐG
Việc sử dụng hình thức dạy học theo nhóm trong các tiết Hướng
dẫn đọc thêm văn bản đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH và
KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực: GV đã tạo
được mơi trường học tập tích cực, phát huy được vai trò chủ thể của học
sinh, tạo cơ hội cho học sinh được nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn

và thảo luận nhiều hơn.
3. Kết quả cụ thể
Việc sử dụng hình thức dạy học theo nhóm trong các tiết Hướng
dẫn HS đọc thêm văn bản như tơi đã trình bày ở trên đã đem lại kết quả
thiết thực, tạo nên được những giờ HDĐT nhẹ nhàng, hiệu quả. Điều tơi
tâm đắc nhất khi sử dụng hình thức dạy học theo nhóm trong các tiết
Hướng dẫn đọc thêm là tơi đã tạo được môi trường học tập để tất cả các
6


đối tượng HS được trao đổi, chia sẻ, được giúp đỡ hoặc học tập cùng
nhau. Từ đó thắt chặt tinh thần đồn kết, gắn bó, cộng sự và chia sẻ
trong học tập. Đồng thời thơng qua các tiết học nói chung và tiết hướng
dẫn đọc thêm nói riêng tơi thấy được sự tiến bộ của các em: không chỉ
mạnh dạn, tự tin hơn, các em cịn có sự tiến bộ về kĩ năng giao tiếp, kĩ
năng thảo luận, kĩ năng phân tích, tổng hợp…
Thành cơng của việc sử dụng hình thức dạy học theo nhóm trong
các tiết hướng dẫn đọc thêm còn được thể hiện ở những sản phẩm của
các em trong các hoạt động vận dụng, hoạt động tìm tòi, mở rộng. Các
em biết cách tự đọc hiểu các văn bản cùng kiểu, dẫu chất lượng đọc hiểu
giữa các em chưa đồng đều, có thể cịn chừng mực song đó là những tín
hiệu đáng mừng.
Để kiểm chứng rõ hơn kết quả của việc áp dụng biện pháp này,
năm học 2019-2020 tôi đã tiến hành phát phiếu khảo sát ý kiến của HS
lớp 8A và lớp 9C do tôi trực tiếp giảng dạy kết quả tôi là hầu hết các em
rất hứng thú với các tiết HDĐT, các em đã tích cực tham gia và đóng
góp lớn vào q trình hoạt động nhóm.
Nhìn lại sự tiến bộ của HS lớp 9A hiện nay ở trường chúng tơi, tơi
thấy có những biểu hiện đáng mừng. Sau hơn 3 năm trực tiếp dạy học tại
lớp, từ chỗ các em còn hết sức bỡ ngỡ, thiếu tự tin với hình thức học tập

theo nhóm nay các em đã thành thạo và quen thuộc đối với hình thức
học tập này: hầu hết các em trong lớp đều tự giác và sẵn sàng nhận
nhiệm vụ làm thư kí, nhóm trưởng hay báo cáo kết quả hoạt động của
nhóm; dẫu kiến thức, kĩ năng và năng lực môn học chưa đồng đều song
các em đều rất cố gắng để hoàn thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ của
mình trong nhóm.
4. Khả năng phát triển/mở rộng/vận dụng của biện pháp:
Tơi thiết nghĩ tất cả các GV có thể vận dụng biện pháp này một
cách linh hoạt, sáng tạo sao cho phù hợp với đối tượng HS và thực tiễn
của trường mình để dạy học các tiết đọc hiểu văn bản chính thức cũng
như các tiết dạy học khác trong bộ môn Ngữ văn trong năm học 2020 –
2021 (CV 3280; TT26). Không chỉ vậy, biện pháp này có thể vận dụng
được cho các mơn học khác.
Biện pháp này đã được tôi vận dụng khi tham gia thi thực hành
Hội thi GVDG Huyện năm học 2019 – 2020 tại Trường THCS Thanh
7


Ngọc – Thanh Chương với bài Hướng dẫn đọc thêm văn bản “Sự giàu
đẹp của tiếng Việt” cho đối tượng HS lớp 7 với thực tiễn của nhà trường
THCS Thanh Ngọc. Tiết dạy đã được các giám khảo đánh giá cao bởi tơi
đã phát huy được vai trị hướng dẫn của mình, tạo mơi trường học tập
tích cực để tất cả các đối tượng HS trong lớp thực sự được suy nghĩ,
được làm việc, được thảo luận nhiều hơn; việc sử dụng hình thức dạy
học theo nhóm trong tiết học này đã giúp tôi đạt được thành công với
điểm trung bình của tiết dạy là 17.75.
5. Minh chứng:
(1) Để kiểm chứng rõ hơn kết quả của việc áp dụng biện pháp này,
năm học 2019-2020 tôi đã tiến hành phát phiếu khảo sát ý kiến của HS
lớp 8A và lớp 9C do tôi trực tiếp giảng dạy kết quả như sau:


Lớ
p

Mức độ hứng thú
học tập tiết HD đọc
thêm

Tinh thần, thái độ làm
việc nhóm

Rất
Khơn
hứn Hứng
g
g
thú hứng
thú
thú

Yếu,
Tốt Khá Tb Ké Tốt Khá
m

Tb

Yếu
,

m


Hiệu quả làm việc
nhóm

8A 80%

20%

0%

80
%

16
%

4%

0%

70
%

25
%

05
%

0%


9C

59%

01%

68
%

26
%

5% 01%

51
%

49
%

09
%

01%

40%

(2) Một số hình ảnh về thực tế hoạt động nhóm của HS lớp 9A trong
một số tiết học Ngữ văn hiện nay (kèm theo báo cáo)

(3) Video ghi lại hình ảnh và ý kiến nhận xét, đánh giá giờ dạy thao
giảng trong Hội thi GVDG Huyện năm học 2019 – 2020 (mở video từ
máy tính):
- Ý kiến nhận xét, đánh giá giờ dạy của giám khảo Nguyễn Thị
Thanh Hoàn – Hiệu trưởng Trường THCS Cát Văn – Huyện Thanh
Chương.
- Ý kiến nhận xét, đánh giá giờ dạy của giám khảo Nguyễn Thị
Thanh Hải – Giáo viên Trường THCS Tôn Quang Phiệt – Huyện Thanh
Chương.
8


Mặc dù giải pháp sử dụng hình thức hoạt động nhóm để hướng dẫn
HS đọc thêm văn bản mà tơi áp dụng và đạt được kết quả đáng mừng,
tuy nhiên chắc chắn vẫn cịn mang tính chủ quan, thậm chí khơng tránh
khỏi những thiếu sót, tơi mong nhận được những ý kiến đóng góp chân
thành của BGK để tơi có thể tiếp tục hồn thiện giải pháp, góp phần
nâng cao chất lượng dạy và học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
HIỆU TRƯỞNG XÁC NHẬN

NGƯỜI BÁO CÁO

9


..

10



...
11


12



×