Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng theo quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.49 KB, 6 trang )

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI CÙA vọ, CHỒNG
THEO QUY DỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN
VÀ GIA DĨNH NĂM 2014
NGUYỄN HUY HOÀNG
Trường Đại học Trà Vinh

Nhận bài ngày 74/01/2022. Sửa chữa xong 17/01/2022. Duyệt đăng 25/01/2022.

Asbtract
The article analyzes the joint liability of husband and wife in accordance with the provisions of the 2014 Law
on Marriage and Family. On the basis of analysis of the provisions of the law, the article points out a number of
limitations and inadequacies in the provisions of the Law on Marriage and Family, at the same time proposes
some orientations to improve the legal provisions on the joint liability of husband and wife.
Keywords: Joint liability, husband and wife, Law on Marriage and Family.

1. Đặt vấn đề

Việc xác lập quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật sẽ làm phát sinh các quan hệ pháp
luật giữa vợ chồng, trong đó có trách nhiệm liên đới của vợ chồng. Câu hỏi đặt ra là trách nhiệm liên
đới của vợ, chơng là gì? Khi nào phát sinh trách nhiệm liên đới của vợ chồng và hệ quả ra sao? Trong
bài viết sẽ trả lời cho những câu hỏi này. Đổng thời trên cơ sở phân tích quy định của pháp luật bài
viết sẽ chỉ ra một số hạn chế, bất cập và để xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật
về trách nhiệm liên đới của vợ, chổng.
2. Khái quát về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng

2.1. Khái niệm, đặc điểm về trách nhiệm liên đới của vợ, chổng
2.1.7. Khới niệm trách nhiệm liên đới của vợ, chổng
Luật Hịn nhân và gia đình năm 2014 có các quy định về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng, tuy
nhiên không quy định vể khái niệm trách nhiệm liên đới của vợ, chồng. Trong Bộ luật Dân sự 2015 có


khái niệm khá tương đổng với khái niệm "trách nhiệm liên đới" là khái niệm "nghĩa vụ liên đới". Cụ thể
nghĩa vụ liên đới là "nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất
cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện tồn bộ nghĩa vụ"1. Ngồi ra, có thể hiểu "trách
nhiệm" là "phẩn việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm trịn, nếu kết quả
khơng tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả" và "liên đới" là "có sự ràng buộc lẫn nhau vể mặt trách
nhiệm, nghĩa vụ".
Từ những nội dung trên ta có thể hiểu:"Trách nhiệm liên đới của vợ, chông là trách nhiệm do vợ,
chông cùng phải thực hiện với bên có quyển và bên có quyền có thể u cầu vợ, chóng phải thực
hiện tồn bộ nghĩa vụ".

2.1.2. Đặc điểm của trách nhiệm liên đới của vợ, chổng
Trách nhiệm liên đới là quan hệ pháp lý giữa vợ, chống có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, là trách nhiệm nhiểu người: Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng có yếu tố là bên có
1) Khoản 1 Điểu 288 Bộ luật Dân sự 2015.

Email:

Tháng 02/2022

©XÃ HỘI

131


NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
trách nhiệm là nhiều người, nhiều người được hiểu là 2 người trở lên. Cụ thể, chủ thể có nghĩa vụ
trong quan hệ này là vợ và chổng có trách nhiệm với bên có quyển.

Thứ hai, vợ, chổng cùng phải thực hiện nghĩa vụ với bên có quyền: Khác với trách nhiệm riêng rẽ,
mặc dù bên có nghĩa vụ cũng là nhiều người tuy nhiên những người có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện

phẩn nghĩa vụ của mình, thì trong trách nhiệm liên đới của vợ chồng, vợ chồng phải cùng chịu trách
nhiệm và có sự ràng buộc lẫn nhau vể trách nhiệm với bên có quyền.
Thứ ba, phát sinh trên căn cứ do pháp luật quy định hoặc theo thỏa thuận của vợ chồng: Để duy
trì quan hệ hôn nhân một cách ổn định, bền vững thì luật hơn nhân và gia đình đã quy định những
căn cứ sẽ phát sinh trách nhiệm liên đới của vợ chồng như"Nghĩa vụ bổi thường thiệt hại do con gây
ra mà theo quy định của Bộ luật Dân sự thì cha mẹ phải bổi thường", đồng thời cũng quy định những
căn cứ phát sinh trách nhiệm liên đới của vợ chổng theo thỏa thuận của vợ chồng, như"Nghĩa vụ
phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập".
2.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm
liên đới của vợ, chồng

Tính từ năm 1945 đến nay nước ta đã có bốn lần ban hành luật hỏn nhân và gia đình. Cụ thể
gồm: Luật Hơn nhân và gia đình năm 1959, Luật Hơn nhân và gia đình năm 1986, Luật Hơn nhân và
gia đình năm 2000, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014. Vấn để trách nhiệm liên đới của vợ, chồng
được các Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam điều chỉnh như sau:

Luật Hơn nhân và gia đình năm 1959: Đây là luật hơn nhân và gia đình đẩu tiên của nước ta sau
khi giành được độc lập và nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Trong văn bản này dành chương
3 gồm 5 điều (từĐiểu 12 đến Điều 16) với tên gọi nghĩa vụ và quyền lợi của vợ chồng để điều chỉnh
những nghĩa vụ và quyền lợi của vợ chồng. Tuy nhiên, vấn để về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng
khơng được đề cập đến, chỉ có những quy định khái quát liên quan đến quan hệ của vợ chồng, như:
"Trong gia đình, vợ chổng đểu bình đẳng vể mọi mặt"2.
Luật Hơn nhân và gia đình năm 1986: Cũng như Luật Hơn nhân và gia đình năm 1959 là Luật Hơn
nhân và gia đình năm 1986 cũng dành chương 3 gổm 9 điểu (từ Điều 10 đến Điều 18) với tên gọi
nghĩa vụ và quyền lợi của vợ chồng để điều chỉnh những nghĩa vụ và quyền lợi của vợ chồng. Tuy
nhiên, quy định trong chương này và các chương khác của luật cũng không để cập trực tiếp đến vấn
đề trách nhiệm liên đới của vợ chồng. Mặc dù không sử dụng trực tiếp thuật ngữ trách nhiệm liên
đới của vợ chồng, nhưng trong văn bản này có để cập đến vấn đề có liên quan đến nghĩa vụ tài sản
của cha mẹ trong quan hệ đối với con. Cụ thể,"Cha mẹ chịu trách nhiệm bổi thường các thiệt hại do
hành vi trái pháp luật của con dưới 16 tuổi gây ra. Trong trường hợp cha mẹ không có khả năng mà

con có tài sản riêng thì lấy tài sản của con để bồi thường. Con chưa thành niên từ 16 tuổi trở lên chịu
trách nhiệm bồi thường bằng tài sản riêng của mình đối với các thiệt hại do hành vi trái pháp luật
của mình gây ra. Nếu con khơng có tài sản riêng thì cha mẹ phải bồi thường"3. Mối quan hệ giữa cha
và mẹ của một người có thể là quan hệ hơn nhân hợp pháp-tức là vợ chổng.Theo quy định trên thì
cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con dưới 16 tuổi gây ra hoặc con đủ
16 tuổi trở lên gây thiệt hại mà khơng có tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường thiệt hại.
Như vậy, quy định này phần nào thể hiện nội dung trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với bên
bị thiệt hại. Nghĩa vụ của cha mẹ nói trên cũng được Luật Hơn nhân và gia đình hiện hành ghi nhận
trong các căn cứ phát sinh trách nhiệm liên đới của vợ, chồng.
Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000: So với Luật Hơn nhân và gia đình năm 1959, 1986 thì Luật
Hơn nhân và gia đình năm 2000 đã để cập cụ thể đến thuật ngữ trách nhiệm liên đới của vợ, chóng
trong Điều 25 với tên gọi "Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên thực
2) Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959.
3) Điểu 25 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014.

132

GIÁO DUC _ .

Ơxahó;

O2^°22


NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

/

hiện". Cụ thể, "Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do
một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cẩu sinh hoạt thiết yếu của gia đình". Ngồi ra, tại

Điều 40 Luật này cũng quy định về trách nhiệm bồi thường của cha mẹ đối với thiệt hại do con gây
ra như sau: "Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng
lực hành vi dân sự gây ra theo quỵ định tại Điều 611 của Bộ luật Dân sự' cũng là thể hiện bản chất
của trách nhiệm liên đới giữa vợ, chồng.

Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014: Trên cơ sở kế thừa một số nội dung trong trách nhiệm liên
đới của vợ chồng trong Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014
bổ sung thêm những căn cứ khác trong trách nhiệm liên đới của vợ chổng. Cụ thể quy định về trách
nhiệm liên đới của vợ, chồng được quy định như sau: "1) Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với
giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy
định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này. 2) Vợ, chổng chịu trách nhiệm liên đới về các
nghĩa vụ quy định tại Điểu 37 của Luật này"4. So với các Luật Hơn nhân và gia đình trước đây thì luật
hiện hành quỵ định tương đối đầy đủ các trường hợp phát sinh trách nhiệm liên đới của vợ, chồng.

3. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng theo quy định của Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014
Căn cứ vào Điều 27 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 thì trách nhiệm liên đới của vợ, chồng
phát sinh trong các trường hợp sau:

3.1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch nhắm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình
Khoản 1 Điều 30 Luật Hơn nhân gia đinh 2014 quy định như sau: "Vợ, chổng có quyển, nghĩa vụ
thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cẩu thiết yếu của gia đình". Căn cứ phát sinh trách nhiệm liên
đới này được lặp lại tại Khoản 2 Điều 37 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 như sau: "Nghĩa vụ do
vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cẩu thiết yếu của gia đình". Như vậy, trong nội dung
quan hệ của vợ chồng thì vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ thực hiện các giao dịch nhằm đáp ứng
nhu cẩu thiết yếu của gia đình nhằm duy trì sự ổn định cuộc sống gia đình và nghĩa vụ phát sinh sẽ
là nghĩa vụ chung của vợ chồng, tức trách là trách nhiệm liên đới. Theo quy định trên thì nghĩa vụ
do một bên vợ hoặc chồng tự xác lập chỉ phát sinh trách nhiệm liên đới nếu như việc xác lập nghĩa
vụ đó nhằm đáp ứng nhu cấu thiết yếu của gia đình. Nhu cẩu thiết yếu là "nhu cầu sinh hoạt thông
thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cẩu sinh hoạt thông thường khác
không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình"5. Quy định này có ý nghĩa "Bảo đảm

quyền chủ động của vợ, chổng trong giao lưu dân sự nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cẩu bức thiết,
bức bách của các thành viên trong gia đình" [1, tr. 231] và đóng thời thể hiện trách nhiệm của mỗi
bên vợ, chồng trong việc duy trì quan hệ gia đình.
Đối với căn cứ phát sinh trách nhiệm liên đới này, trong thực tiễn thường xuyên xảy ra nhiều
tranh chấp giữa vợ và chóng hoặc giữa người thứ ba với vợ, chổng vể trách nhiệm liên đới hay trách
nhiệm riêng của người tự xác lập nghĩa vụ. Ta cùng phân tích vụ án sau đây.

Bản án số 12/2009/HNGD-PT, ngày 9/4/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đổng [2]. Tóm tắt nội
dung vụ án về tranh chấp nghĩa vụ trả nợ như sau:
Anh V. và chị H. là vợ chổng hợp pháp. Năm 2012, anh V. đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc, thời
gian đẩu anh có gửi tiền về cho vợ và con, được hơn 1 năm anh V. bị tai nạn lao động nên không thể đi
làm được nên khơng có tiền gửi vể, do đó vợ chổng phát sinh mâu thuân. Đến khoảng năm 2014, mâu
thuẫn của vợ chồng trầm trọng không thể hàn gắn. Tháng 02/2018, anh V. về nước và xin ly hơn với chị
H. Vợ chóng anh V. và chị H. có hai con chung là cháu L. (sinh năm 2004) và cháu Kh. (sinh năm 2008). về
nợ chung, anh V. khai là khơng có nên khơng u cẩu giải quyết. Chị H. trình bày vợ chổng có nợ chung
như sau: Vay bà T. 150.000.000 đồng; Vay chị Q. 150.000.000 đồng; Vay chị Th. 120.000.000 đồng; Vay
4) Điêu 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
5) Khoản 20 Điẽu 3 Luật Hôn nhân và gia đinh năm 2014.

__ _____ GIÁODUC

Thảng
y 02/2022

@XÃ HỘI

133


NGHICN CỨU TRAO DỔI


chị L 150.000.000 đổng, tổng cộng là 570.000.000 đồng. Chị L. khai toàn bộ số tiền trên là chị tự vay
để chi phí thủ tục cho anh V. đi xuất khẩu lao động, trang trải cuộc sống gia đình và ni con ăn học.
Bà T. là mẹ ruột của chị H. khai, trong thời gian anh V. đi hợp tác lao động ở Hàn Quốc, chị H. ở
nhà có vay tiền của bà nhiều lần nhưng đến ngày 12/12/2014 mới viết giấy nợ số tiển 150.000.000đ.
Nay vợ chổng anh V., chị H. ly hôn, bà yêu cầu Tòa án giải quyết buộc vợ chổng anh V., chị H. phải trả
cho bà số tiền 150.000.000đ, bà không yêu cầu tính lãi.

Chị Nguyễn Thị Q., chị Nguyễn Thị Th., chị Vũ Thị L. do người đại diện theo ủy quyền là ơng Đào
Ngọc p. trình bày: Trong thời gian anh V. đi hợp tác lao động ở Hàn Quốc, chị H. ở nhà có vay của chị
Q. (chị gái H.) 150.000.000đ, vay của chị Th. 120.000.000đ và vay của chị L. 150.000.000đ. Nay ơng p.
u cẩu Tịa án giải quyết buộc vợ chổng anh V., chị H. có trách nhiệm trả cho chị Q., chị Th. và chị L.
số tiền nêu trên, khơng u cầu tính lãi.

Phán quyết của tòa cấp sơ thẩm: về nghĩa vụ nợ: Buộc chị Nguyễn Thị H. có trách nhiệm trả
cho bà Trần Thị T. số tiền 150.000.000đ; trả cho chị Nguyễn Thị Q. số tiền 150.000.000đ; trả cho chị
Nguyễn Thị Th. số tiền 120.000.000đ và trả cho chị Vũ Thị L. số tiền 150.000.000đ. Ngày 06/12/2018
chị Nguyễn Thị H. kháng cáo: yêu cầu anh V. phải có trách nhiệm trả nợ chung.
Phán quyết của tòa phúc thẩm: Xét kháng cáo của chị H. yêu cẩu anh V. phải có trách nhiệm trả
nợ chung thì thấy rằng: đây là khoản nợ được hình thành trong thời kỳ anh V. đi xuất khẩu lao động
tại Hàn Quốc. Các khoản nợ do chị H. tự vay và giấy nhận nợ một mình chị H. ký xác nhận. Tại thời
điểm chị H. vay nợ anh V. không biết và không thừa nhận các khoản nợ trên. Việc vay tiển của chị
H. cũng không thuộc trường hợp đại diện vợ chồng theo quy định tại các Điều 24, 25, 26 Luật Hơn
nhân và gia đình năm 2014. Chị H. cũng không cung cấp được chứng cứ chứng minh các khoản nợ
trên để phục vụ cho nhu cẩu thiết yếu của gia đình. Mặt khác, theo các tài liệu chứng cứ là những tin
nhắn của chị H. và anh V. trong thời gian anh V. đi lao động xuất khẩu, chị H. cũng không để cập đến
khoản tiền nợ. Chị H. thừa nhận giấy vay tiền được viết khi anh V. xin ly hôn, những người ký giấy xác
nhận cho chị H. vay tiền là mẹ, chị gái và bạn của chị H. Do đó, cấp sơ thẩm xác định khoản nợ trên
là nợ riêng của chị H. là có căn cứ nên khơng có cơ sở chấp nhận kháng cáo của chị H [1 ].


Vụ án trên cho thấy, việc vợ, chồng tự xác lập các nghĩa vụ tài sản trong thời kỳ hôn nhân sẽ chỉ
làm phát sinh nghĩa vụ liên đới cho người còn lại khi có chứng cứ chứng minh được mục đích của
việc xác lập các nghĩa vụ đó, nếu khơng chứng minh được thì nghĩa vụ đó sẽ vẫn là nghĩa vụ riêng
của người vợ, chổng đã tự xác lập. Trong vụ án trên cả cấp tòa sở thẩm và phúc thẩm đều có chung
nhận định là số nợ mà chị H. vay trong thời gian anh V. đi xuất khẩu lao động là nghĩa vụ riêng của
chị H., do chị H. không đưa ra được chứng cứ thuyết phục để chứng minh được mục đích của khoản
vay là để phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình.

3.2. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch phù hợp với quy định về đại diện giữa vợ và chồng
Đại diện là "việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích
của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự'6. Đại diện nói chung gồm 2 căn cứ xác lập là đại diện theo ủy quyền và đại diện theo pháp
luật. Trong quan hệ của vợ chồng cũng có thể xảy ra hai trường hợp đại diện nói trên. Cụ thể, quan hệ
đại diện giữa vợ chổng phát sinh trong các trường hợp sau: (1) Vợ, chổng ủy quyền cho nhau theo quy
định của pháp luật dân sự; (2) Vợ, chổng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự
mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó; (3) Đại diện giữa vợ
và chổng trong quan hệ kinh doanh; (4) Đại diện giữa vợ và chổng trong trường hợp giấy chứng nhận
quyển sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng.
6) Điêu 134 Bộ luật dân sự 2015.

134

GIÁO DUC - ,
02/2022


NGHIÊN cứu TRAO ĐỔI
3.3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập
Những nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chổng cùng thỏa thuận, trên cơ sở sự tự nguyện của

vợ chổng thì đương nhiên sẽ là trách nhiệm liên đới của vợ, chồng.

3.4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
3.5. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sàn riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung
hoặc đề tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình
3.6. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha
mẹ phải bồi thường
Cụ thể trong Bộ luật dân sự 2015 có quy định trách nhiệm của cha, mẹ đối với thiệt hại mà con
chưa thành niên gây ra như sau: "Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha,
mẹ phải bồi thường tồn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bổi thường mà con chưa
thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bổi thường phẩn còn thiếu, trừ trường
hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này. Người từ đủ mười lãm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi
gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu khơng đủ tài sản để bồi thường thì cha,
mẹ phải bồi thường phán cịn thiếu bằng tài sản của mình"7.

3.7. Các nghĩa vụ khác theo quy định của các luật
Bên cạnh những quy định về trách nhiệm liên đới của vợ, chổng theo quy định của Luật Hơn
nhân và gia đình năm 2014, thì trong các văn bản pháp luật cũng có thể điều chỉnh về vấn để này.
4. Một số bất cập, hạn chế trong quy định của pháp luật về trách nhiệm liên đới của
vợ chống

Việc quy định về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
là cẩn thiết, và đã phát huy được tác dụng trong thực tiễn. Tuy nhiên, quy định này còn tồn tại một
số bất cập, hạn chế sau:

4.1. Chưa quy định về khái niệm trách nhiệm liên đới giữa vợ, chồng
Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng là một vấn đề pháp lý rất quan trọng trong quy định của luật
hơn nhân và gia đình và cũng thường xuyên xảy ra trong thực tiễn, cho nên việc không quy định
khái niệm như thế nào là "Trách nhiệm liên đới của vợ chổng" là một sự thiếu sót cần được bổ sung
để tạo sự thống nhất trong cách hiểu về mặt khoa học cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật.


4.2. Bất cập trong càn cứphát sinh trách nhiệm liên đới của vợ, chồng tại khoản 2 Điều 37 Luật
Hơn nhân và gia đình năm 2014
Cụ thể, khoản 2 Điếu 37 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm liên đới của vợ, chồng như
sau: "Nghĩa vụ do vợ hoặc chổng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình". Với quy
định này thì vợ, chơng có trách nhiệm liên đới đối với nghĩa vụ do vợ hoặc chồng tự xác lập nhằm
đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Câu hỏi đặt ra là nếu như nghĩa vụ do vợ hoặc chồng tự xác
lập không phải là đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nhưng đáp ứng các nhu cẩu khơng thiết
yếu (vẫn là nhu cẩu của gia đình) thì vợ, chồng có phải liên đới hay khơng, hay là nghĩa vụ riêng của
người vợ hoặc chồng tự xác lập. Luật Hơn nhân và gia đình hiện hành chưa có câu trả lời cho câu hỏi
này, bởi lẽ trong phần quy định về nghĩa vụ riêng của vợ, chổng thì quy định nghĩa vụ do một bên
vợ, chổng tựxác lập như sau: "Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện khơng vì
nhu cầu của gia đình"8 là nghĩa vụ riêng của vợ, chồng. Như vậy, nghĩa vụ sẽ là nghĩa vụ riêng của vợ,
chổng nếu như giao dịch do một bên tự xác lập khi "Khơng vì nhu cầu của gia đình". Từ đó phát sinh
một vấn để là những giao dịch do một bên vợ, chổng tự xác lập nhằm đáp ứng các nhu cẩu không
7) Khoản 2 Điéu 586 Bộ luật dân sự 2015.
8) Khoản 3 Điểu 45 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

ThénsOaeOEE


NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

thiết yếu của gia đình sẽ khơng thuộc vào trách nhiệm liên đới của vợ chồng và củng không thuộc nghĩa
vụ riêng về tài sản của vợ hoặc chồng.

Đối với vấn để này dưới góc độ thực tiễn khơng hiếm có những bản án xác định theo hướng nếu
như nghĩa vụ do một bên vợ, chồng tự xác lập nhưng nhằm "phục vụ cho cuộc sống gia đình..." thì
được xác định là trách nhiệm liên đới của vợ, chồng [3]. Tức là chỉ cẩn xác định được nghĩa vụ tài sản
do một bên tự xác lập nhưng là để phục vụ cho các nhu cẩu của gia đình thì vợ, chổng phải chịu

trách nhiệm liên đới.

4.3. Việc phân biệt giữa trách nhiệm liên đới của vợ, chồng và nghĩa vụ riêng của vợ hoặc
chồng trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cịn chưa khoa học
Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định theo hướng liệt kê các căn cứ phát sinh trách
nhiệm liên đới của vợ, chồng trong Điều 27 sau đó liệt kê các căn cứ phát sinh nghĩa vụ riêng của vợ
hoặc chổng tại Điều 45. Điều này dẫn đến một vấn đé là có thể sót những nghĩa vụ tài sản trong thời
kỳ hôn nhân sẽ không được liệt kê trong trách nhiệm liên đới của vợ, chồng và cũng không được liệt
kê trong nghĩa vụ riêng của vợ hoặc chổng.
5. Một số đề xuất nhằm hồn thiện quy đính của pháp luật về trách nhiệm liên đới giữa vợ chồng
Trên cơ sở phân tích một số bất cập, hạn chế nêu trên, tác giả để xuất một số định hướng nhằm
hoàn thiện quy định của pháp luật vể trách nhiệm liên đới của vợ, chồng như sau:

Thứ nhất, cần quy định bổ sung khái niệm trách nhiệm liên đới của vợ, chổng vào Điều 3 của Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Thứ hai, cẩn xác định nghĩa vụ do một bên vợ, chóng tự xác lập nhằm đáp ứng các nhu cầu của
gia đình ngồi những nhu cẩu thiết yếu của gia đình cũng là trách nhiệm liên đới của vợ, chồng. Bởi
lẽ, khi nghĩa vụ được xác lập trong trường hợp này thì người thụ hưởng cũng là các thành viên trong
gia đình. Vì vậy tác giả để xuất sửa đổi Khoản 2 Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thành
như sau: "Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cẩu của gia đình".
Thứ ba, để tạo ra sự chặt chẽ trong việc phân biệt giữa những căn cứ phát sinh trách nhiệm liên
đới của vợ, chồng và trách nhiệm riêng của vợ hoặc chồng thì Luật Hơn nhân và gia đình nên liệt
kê các căn cứ phát sinh trách nhiệm liên đới của vợ, chổng và còn lại những gì khơng được liệt kê
là nghĩa vụ riêng của vợ, chồng theo phương pháp loại trừ. Cụ thể, Điều 45 sửa đổi thành như sau:
"Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chổng là những nghĩa vụ không thuộc trách nhiệm liên đới của vợ,
chổng" để tạo ra sự chặt chẽ.

6. Kết luận

Quy định về trách nhiệm liên đới của vợ, chổng là quy định rất quan trọng và cẩn thiết trong

việc điều chỉnh mối quan hệ tài sản của vợ chổng. Pháp luật hiện hành cũng đã quy định về vấn
để này tương đối đẩy đủ và rõ ràng. Tuy nhiên, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 cịn bộc lộ
một số hạn chế bất cập cần hồn thiện. Bài viết đã chỉ ra một số bất cập, hạn chế của quy định
này đồng thời để xuất một số định hướng nhằm góp phẩn hồn thiện pháp luật cũng như nhằm
tạo sự nhận thức thống nhất trong nghiên cứu và áp dụng pháp luật về quy định trách nhiệm liên
đới của vợ, chổng.

Tài liệu tham khảo
[1] Trường Đại học LuậtTP. Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật Hơn nhán và gia đình Việt Nam, NXB Hống Đức - Hội Luật gia
Việt Nam.
[2]

Tịa án nhân dân tinh Lâm Đóng (2019), Bàn án số 12/2009/HNGD-PT, ngày 9/4/2019.

[3]

Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đóng (2019), Bán án sơ 42/2019/DS-PTngày 10/4/2019.

136

GIÁODIIC - ,
©XÃ HỘI

Thánq 02/2022



×