Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.46 KB, 2 trang )
gian dài rèn luyện, qua đó giúp nâng cao nhận thức về tính khả thi và định
hướng phát triển bền vững.
1.4.3. Các nghiên cứu về tác động của động lực nội tại đến nhận thức về tính
khả thi và định hướng bền vững
Sự phát triển khoa học công nghệ giúp gia tăng chất lượng việc làm cho sinh
viên. Thái độ của cá nhân là năng lực cần thiết để kích thích sự sáng tạo và đổi mới
những sản phẩm có thể được bán trên thị trường (Fayolle et al, 2014). Từ đó, động lực
nội tại có thể nâng cao nhận thức về tính khả thi và định hướng bền vững.
Định hướng phát triển bền vững
Động lực nội tại giúp nâng cao nhận thức về phát triển bền vững (Gibbs, 2009).
Sự phát triển bền vững là cách duy nhất để tạo ra những chuỗi giá trị về lâu dài, không
chỉ tạo ra lợi nhuận tài chính mà cịn tạo nên lợi nhuận phi tài chính cho cộng đồng, xã
hội (Maria & Noboa, 2006). Các nghiên cứu chỉ ra rằng: định hướng phát triển bền
vững có liên quan tích cực đến các giá trị động lực nội tại (Mair & Noboa, 2006). Các
khao khát, đam mê khởi nghiệp được kết nối với mục tiêu phát triển kinh tế thúc đẩy
định hướng phát triển bền vững (Linnanen, 2002).
Các vai trò của động lực nội tại khác nhau dựa trên các lĩnh vực khác nhau
(Carsrud & Brannback, 2011; Lumpkin et al, 2013). Ý định kinh doanh được thúc đẩy
bằng sự đồng cảm (Mair và Noboa, 2006), hiệu quả và nhận thức từ xã hội về hành
động của cá nhân (Hockerts, 2015;). Sự quan tâm đến ý định khởi nghiệp cụ thể đối
với mỗi động lực nội tại là khác nhau (Linan & Fayolle, 2015). Tuy nhiên lại có sự
hạn chế về ý định khởi nghiệp hình thành trong lĩnh vực kinh doanh xã hội để hướng
đến định hướng phát triển bền vững (Hockert, 2015; Nga & Shamuganathan, 2010).
Nhận định tính khả thi
Động lực nội tại như một chiếc đòn bẩy, thúc đẩy nhận thức về tính khả thi
cũng cũng thái độ tích cực của cá nhân đối với các kế hoạch, ý định khởi nghiệp
(Kruger et al, 2000). Có các động lực về mặt tâm lý, tinh thần, sinh viên sẽ càng cảm
thấy tự tin hơn với các ý tưởng cũng như sự thành cơng có thể đạt được của các dự án
khởi nghiệp (Dell, 2008). Mair & Noboa (2006) đã chỉ ra trong mơ hình của họ, động
cơ và ý định của các doanh nhân là một phần trong quá trình trở thành một doanh
nhân xã hội. (Mair & Noboa, 2006) cho rằng ý định thành lập doanh nghiệp xã hội