Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tinh thần khởi nghiệp đóng vai trò quan trọng 0031

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.44 KB, 2 trang )

Khác với các chuyên gia hoặc kỹ sư, các doanh nhân cần phải có nhiều kỹ năng
(Lazear, 2004; Michelacci, 2003), không chỉ kỹ năng về mặt kỹ thuật, các doanh nhân
cũng cần các kỹ năng về kinh doanh và kỹ năng sáng tạo, đổi mới để thành lập một
DN mới. Vai trò này được thể hiện bởi các nhà khởi nghiệp bao gồm các kỹ năng quản
lý từ chung đến cụ thể, cho phép họ đối phó với các cơ hội và rủi ro xảy tới trong quá
trình kinh doanh (Lazear, 2005). Do đó, GDKN nên được mở rộng và định hướng
thực hành, và nên cung cấp các kỹ năng quản lý, tổ chức và pháp tiếp cận, lập kế
hoạch kinh doanh (DeTienne vàChandler, 2004).
Những sinh viên được tiếp xúc với giáo dục khởi nghiệp sẽ có thể phát triển
thái độ cũng như là ý định đối với việc khởi nghiệp, từ đó hướng sinh viên bắt đầu
việc kinh doanh riêng của mình (Nelson vàMburugu, 1991). Hartshorn (2001) lập luận
rằng dù các cá nhân khác nhau sẽ có khả năng khác nhau đối với việc khởi nghiệp,
nhưng thông qua việc học về tinh thần khởi nghiệp, mọi sinh viên đều có cơ hội trở
thành doanh nhân, có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh, điều quan trọng là cần
cung cấp cho họ cơ hội học hỏi kinh doanh.
Từ khi xuất hiện khoá học khởi nghiệp đầu tiên ở Harvard vào năm 1947, giáo
dục khởi nghiệp đã bắt đầu nhận được sự chú ý của các học giả và GDKN đã dần trở
nên phổ biến trong các trường kinh doanh từ những năm 1970. Ngày nay, tinh thần
khởi nghiệp đang được giảng dạy tại hơn 2000 trường đại học ở Mỹ (Cone, 2008). Sự
phát triển nhanh chóng của giáo dục khởi nghiệp cũng đã được quan sát thấy ở các
quốc gia khác, chẳng hạn như Anh (Levie, 1999), Tây Ban Nha và Hà Lan (Koch,
2003). Thật vậy, khởi nghiệp đã trở thành một trong những mơn học có tốc độ phát
triển nhanh nhất tại các trường đại học trên toàn thế giới (Gartner vàVesper, 1999;
Solomon và cộng sự, 2002). Không chỉ được giảng dạy trong trường ở lĩnh vực kinh
doanh, các chương trình và hoạt động khởi nghiệp cũng phổ biến cho sinh viên kỹ
thuật, khoa học xã hội và nghệ thuật (Kuratko, 2005) qua nhiều khố học bên ngồi
hay các hoạt động ngoại khoá.


2.2. Ý định khởi nghiệp của sinh viên
2.2.1. Ý định khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp theo định hướng bền vững


2.2.1.1. Khởi nghiệp
Vào năm 2006, một nghiên cứu của Lee và cộng sự đã khẳng định rằng tinh
thần khởi nghiệp đang ngày càng được chú trọng ở nhiều nước trên thế giới và nó cịn
được xem là một phương pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho đất nước, tạo thêm
công ăn việc làm cho lao động.



×