nghiªn cøu - trao ®æi
32
T¹p chÝ luËt häc sè 4/2003
ThS. NguyÔn Minh TuÊn *
hừa kế là quan hệ pháp luật dân sự được
phát sinh khi người có tài sản chết. Vì
vậy, những người tham gia vào quan hệ này
cần phải có năng lực chủ thể, họ được hưởng
các quyền và gánh chịu nghĩa vụ của người
để lại thừa kế.
Khi mở thừa kế, người thừa kế là cá
nhân phải còn sống thì họ được hưởng di sản
thừa kế và phải thực hiện nghĩa vụ của người
chết trong phạm vi di sản được hưởng. Tuy
nhiên, có những trường hợp pháp luật quy
định một người chưa sinh ra nhưng cũng có
thể được hưởng một phần di sản, đó là trường
hợp thai nhi được sinh ra sau thời điểm mở
thừa kế. Điều 638 BLDS quy định: “Người
thừa kế là cá nhân phải là người còn sống
vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn
sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã
thành thai trước khi người để lại di sản chết.”
Như vậy, nếu người chưa thành thai vào
thời điểm mở thừa kế hoặc thành thai trước
thời điểm mở thừa kế nhưng sinh ra mà chết
ngay thì không được hưởng di sản thừa kế.
Người thừa kế theo pháp luật phải có quan
hệ huyết thống với người để lại di sản, cho
nên một người đã thành thai trước thời điểm
mở thừa kế thì mặc nhiên người này được
coi là con hoặc cháu của người đã chết. Điều
63 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy
định: "Con sinh ra trong thời kì hôn nhân
hoặc do người vợ có thai trong thời kì đó là
con chung của vợ, chồng…”. Muốn xác định
người con sinh ra sau khi bố chết đã thành
thai vào thời điểm mở thừa kế hay chưa thì
người ta dùng phương pháp suy đoán pháp lí
là thai nhi tồn tại tối đa là 300 ngày kể từ thời
điểm mở thừa kế. Nếu trong khoảng thời gian
này thai nhi được sinh ra thì mặc nhiên được
coi là đã thành thai trước thời điểm mở thừa
kế và sẽ được thừa kế di sản của người chết
theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người có tài sản có thể lập di chúc cho
một người đang là thai nhi hưởng di sản.
Trường hợp này đứa trẻ có thể được sinh ra
trước hoặc sinh ra sau thời điểm mở thừa kế.
Nếu đứa trẻ sinh ra trước thời điểm mở thừa
kế và di chúc không bị thay đổi, bị huỷ thì
sau khi mở thừa kế của người lập di chúc,
đứa trẻ đó được hưởng thừa kế theo di chúc.
Ngược lại, nếu đứa trẻ sinh ra sau thời điểm
mở thừa kế thì phải trong vòng 300 ngày kể
từ thời điểm mở thừa kế mới được hưởng di
sản. Vì theo ý chí của người lập di chúc là
cho đứa trẻ đang là thai nhi hưởng di sản, cho
nên sau 300 ngày kể từ thời điểm mở thừa kế
mà đứa trẻ mới sinh ra thì có nghĩa là khi mở
thừa kế chưa có thai nhi. Do vậy, đứa trẻ đó
T
* Giảng viên chính Khoa tư pháp
Trường đại học luật Hà Nội
nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 4/2003 33
không được hưởng thừa kế theo di chúc.
Về nguyên tắc, người thừa kế phải là
công dân có các quyền dân sự thì họ mới trở
thành chủ thể trong quan hệ pháp luật nói
chung và quan hệ pháp luật về thừa kế nói
riêng. Tuy nhiên, pháp luật dự liệu trường
hợp người thừa kế là thai nhi mặc dù chưa
sinh ra khi mở thừa kế nhưng được hưởng di
sản nếu sinh ra sau thời điểm mở thừa kế và
còn sống. Đây là nguyên tắc tôn trọng đạo
đức và truyền thống tốt đẹp của luật dân sự
Việt Nam và thể hiện tính nhân văn của pháp
luật nước ta.
Người thừa kế theo di chúc là tổ chức
phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước, các
tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội -
nghề nghiệp, các hợp tác xã. Theo nguyên
tắc quyền sở hữu tài sản được xác lập đối với
người thừa kế kể từ thời điểm nhận di sản.
Như vậy, quyền sở hữu xác lập không phụ
thuộc vào thời điểm chia di sản. Tuy nhiên,
trong thực tế có thể xảy ra trường hợp là tổ
chức được chỉ định trong di chúc còn tồn tại
vào thời điểm mở thừa kế nhưng không còn
tồn tại vào thời điểm chia di sản. Như vậy,
phần di sản được chỉ định trong di chúc sẽ
được xử lí như thế nào?
Về nguyên tắc, nếu người thừa kế không
từ chối nhận di sản thì phần di sản mà người
thừa kế được hưởng thuộc quyền sở hữu của
người thừa kế. Cho nên, mặc dù tổ chức đã
chấm dứt hoạt động vào thời điểm chia di
sản nhưng kể từ thời điểm mở thừa kế đến
thời điểm tổ chức đó chấm dứt hoạt động, tổ
chức không từ chối nhận di sản, do vậy, di
sản thuộc về tổ chức đó kể từ thời điểm mở
thừa kế. Tuy nhiên, đến thời điểm chia di sản
tổ chức đó không còn tồn tại, có nghĩa là tư
cách chủ thể của tổ chức này bị chấm dứt.
Cho nên, phần di sản đã trở thành tài sản của
tổ chức là tài sản không có chủ sở hữu và
được xử lí theo Điều 247 BLDS.
Người thừa kế là cá nhân hay tổ chức có
quyền hưởng di sản và có nghĩa vụ thực hiện
nghĩa vụ của người chết trong phạm vi di sản
hưởng, có nghĩa là người nào được hưởng
nhiều di sản thì phải thực hiện nghĩa vụ
tương ứng với phần di sản được hưởng đó.
Theo quy định tại Điều 639 BLDS
những người thừa kế có các quyền và nghĩa
vụ tài sản do người chết để lại kể từ thời
điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, không phải tất
cả các quyền tài sản, nghĩa vụ tài sản của
người chết để lại đều chuyển cho những
người thừa kế. Kể từ thời điểm mở thừa kế
các quyền và nghĩa vụ tài sản gắn liền với
nhân thân của người để lại di sản sẽ chấm
dứt. Các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ các
quan hệ nghĩa vụ, từ hành vi pháp lí của
người để lại di sản được chuyển cho những
người thừa kế. Khi người thừa kế nhận di
sản đồng thời phải thực hiện các nghĩa vụ
của người chết trong phạm vi di sản mình
được hưởng. Cho nên, việc nhận di sản và từ
chối nhận di sản là quyền cơ bản của người
thừa kế. Người thừa kế nhận hay từ chối
nhận di sản đều phát sinh những hậu quả
pháp lí nhất định.
Trường hợp người thừa kế nhận di sản
nghiªn cøu - trao ®æi
34
T¹p chÝ luËt häc sè 4/2003
cần phải thể hiện ý chí như thông báo cho
những người thừa kế khác hoặc cho cơ quan
nhà nước có thẩm quyền. Việc thể hiện ý chí
nhận di sản có thể bằng lời nói, văn bản hoặc
thực hiện các hành vi như tiếp nhận di sản,
bảo quản, sửa chữa di sản. Mặt khác, người
thừa kế nhận di sản thì phải tiếp nhận nghĩa
vụ của người chết để lại. Như vậy, vấn đề
cần phải làm rõ về lí luận là thời điểm mà di
sản thuộc về người thừa kế và trước thời
điểm người thừa kế nhận di sản thì di sản là
của ai. Từ đó sẽ xác định thời điểm làm phát
sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.
Thậm chí có những trường hợp cần phải xác
định trách nhiệm dân sự của người thừa kế
hoặc người quản lí di sản khi di sản chưa
chia mà gây thiệt hại cho người khác.
Theo quy định của pháp luật, kể từ thời
điểm mở thừa kế, người thừa kế có các
quyền tài sản của người chết để lại. Các
quyền này có trở thành quyền của người
thừa kế hay không, điều này phụ thuộc vào
hành vi nhận di sản của người thừa kế.
Người thừa kế có quyền nhận hay từ chối
nhận nhận di sản trong thời hạn 6 tháng kể từ
ngày mở thừa kế. Như vậy, người thừa kế có
thể nhận di sản ngay sau khi mở thừa kế
hoặc trong vòng 6 tháng kể từ thời điểm mở
thừa kế, người thừa kế có quyền nhận di sản
vào bất cứ thời điểm nào. Nếu sau 6 tháng
đó, người thừa kế không từ chối nhận di sản
thì mặc nhiên được coi là nhận di sản. Như
vậy, phần di sản thuộc về người thừa kế từ
thời điểm người thừa kế nhận di sản đó.
Ngược lại, trong thời hạn 6 tháng kể từ thời
điểm mở thừa kế, người thừa kế chưa thể
hiện ý chí của mình là nhận hay từ chối nhận
di sản thì di sản đó chưa thuộc về người thừa
kế, cho nên người thừa kế chưa phải thực
hiện nghĩa vụ của người chết để lại. Nếu vào
thời điểm đó, di sản mà gây thiệt hại cho
người khác thì ai có nghĩa vụ bồi thường.
Trước thời điểm mở thừa kế, tài sản thuộc
quyền sở hữu của người để lại di sản. Kể từ
thời điểm mở thừa kế, di sản chưa xác định
được chủ sở hữu, vì những người thừa kế
cần phải thể hiện ý chí là nhận phần di sản
thì họ mới có quyền sở hữu. Như vậy, kể từ
thời điểm mở thừa kế đến thời điểm người
thừa kế nhận di sản, di sản chưa xác định
được ai là chủ sở hữu. Vì vậy, người nào
đang quản lí di sản sẽ tiếp tục quản lí đến khi
xác định được chủ sở hữu. Trường hợp chưa
xác định được người thừa kế và di sản chưa
có người quản lí, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền sẽ quản lí di sản đó. Như vậy, sau khi
mở thừa kế những người thừa kế chưa nhận
di sản mà di sản đó gây thiệt hại, cần phải
phân biệt các trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất, nếu di sản do người
khác đang quản lí, sử dụng để khai thác lợi
ích cho mình như người thuê, người mượn
mà trong thời hạn thuê, mượn di sản này gây
thiệt hại cho người khác (ví dụ như nguồn
nguy hiểm cao độ gây thiệt hại) thì người
đang quản lí, sử dụng di sản ngày phải bồi
thường thiệt hại theo khoản 3 Điều 627 BLDS.
Trường hợp thứ hai, di sản được quản lí
theo chỉ định trong di chúc mà gây thiệt hại
cho người khác thì cần phải xem xét người
nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 4/2003 35
quản lí di sản có lỗi hay không. Nếu người
quản lí di sản có lỗi thì họ phải bồi thường.
Ngược lại, họ không có lỗi thì người quản lí
di sản sẽ trích một phần di sản để bồi thường
thiệt hại.
Sau khi mở thừa kế, những người thừa
kế đã thể hiện ý chí nhận di sản nhưng chưa
chia mà di sản gây thiệt hại cho người khác
thì những người thừa kế có nghĩa vụ liên đới
bồi thường thiệt hại. Đây là trách nhiệm dân
sự liên đới của những người thừa kế, vì di
sản thừa kế thuộc quyền sở hữu chung của
những người thừa kế. Xác định trách nhiệm
dân sự của người thừa kế hay là nghĩa vụ mà
người thừa kế thực hiện thay cho người để
lại di sản có ý nghĩa quan trọng trong việc
khắc phục hậu quả về thiệt hại xảy ra. Nếu là
trách nhiệm dân sự của người thừa kế thì họ
phải dùng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở
hữu của mình để bồi thường thiệt hại. Nếu là
nghĩa vụ của người thừa kế thì họ thực hiện
nghĩa vụ của người để lại thừa kế trong
phạm vi di sản đã nhận. Vượt quá giá trị
phần di sản đó, người thừa kế không chịu
trách nhiệm.
Người để lại thừa kế trước khi chết có
thể còn nhiều nghĩa vụ phải thực hiện nhưng
chưa kịp thực hiện thì đã chết. Trường hợp
này nếu người chết không còn di sản thì các
nghĩa vụ của người đó với những người khác
cũng chấm dứt. Nếu họ còn di sản và các
nghĩa vụ chưa thực hiện thì cần phải xem xét
những nghĩa vụ nào được chuyển cho người
thừa kế và những người thừa kế có nghĩa vụ
liên đới hay nghĩa vụ riêng rẽ.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 321
BLDS về chuyển giao nghĩa vụ, các nghĩa
vụ gắn liền với nhân thân của cá nhân không
được chuyển giao. Đó là những nghĩa vụ
phát sinh từ các quan hệ nhân thân của người
đó và phải do chính họ thực hiện như nghĩa
vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ nuôi dưỡng. Những
nghĩa vụ tài sản mà do hành vi của người để
lại di sản làm phát sinh, sẽ được chuyển cho
những người thừa kế. Trường hợp này được
coi là chuyển nghĩa vụ do pháp luật quy
định. Do vậy, khi người thừa kế nhận di sản,
thì đồng thời nghĩa vụ tài sản của người chết
cũng được chuyển cho người thừa kế. Những
người thừa kế được nhận một phần di sản là
một suất thừa kế của họ, cho nên họ phải
thực hiện một phần nghĩa vụ tài sản trong
phạm vi giá trị phần di sản được nhận. Nếu
phần nghĩa vụ vượt quá giá trị phần di sản
thừa kế thì người thừa kế không phải thực
hiện phần vượt quá đó. Bởi vì, di sản thừa kế
là những quyền tài sản của người chết để lại.
Nghĩa vụ tài sản không được coi là di sản.
Do vậy, nếu nghĩa vụ tài sản của người chết
vượt quá giá trị di sản để lại thì có nghĩa là
không có quan hệ thừa kế, vì không có di sản
để chia thừa kế. Trong trường hợp này,
những chủ nợ không có quyền yêu cầu
những người thừa kế phải thực hiện thay
nghĩa vụ của người chết khi mà người chết
không có tài sản thuộc quyền sở hữu trước
khi chết.
Trường hợp tất cả những người thừa kế
được phân chia di sản theo pháp luật hoặc
theo di chúc thì mỗi người sẽ được nhận một
nghiên cứu - trao đổi
36
Tạp chí luật học số 4/2003
phn di sn, ng thi h phi tip nhn
phn ngha v tng ng vi phn di sn
c nhn. Nh vy, vo thi im nhn di
sn tha k s lm phỏt sinh quyn s hu
ca ngi tha k i vi phn di sn ó
nhn v h cú ngha v thc hin mt phn
ngha v ca ngi li tha k. Phn
ngha v ny c xỏc nh rừ rng, tng
ng vi phn di sn c nhn, do vy,
ngha v ca nhng ngi tha k l ngha
v riờng r. iu ny s gõy nờn s bt li
cho cỏc ch n. Ch n phi yờu cu tng
ngi tha k thc hin ngha v i vi
mỡnh. Nu cỏc ch n mun thu hi c n
mt cỏch tt nht thỡ phi yờu cu nhng
ngi tha k thc hin ngha v ca ngi
li tha k trc khi chia di sn hoc yờu
cu ngi qun lớ di sn thanh toỏn ngha v
t di sn cha c giao li cho nhng
ngi tha k.
Phỏp lut quy nh nhng ngi tha k
theo di chỳc hoc theo phỏp lut l cỏ nhõn,
thỡ khụng ph thuc cỏc mc nng lc
hnh vi, h cú quyn nhn di sn v phi
thc hin ngha v ti sn tng ng vi
phn di sn c nhn. Nh vy, cú nhiu
trng hp ngi tha k l ngi cha
thnh niờn, ngi khụng cú nng lc hnh
vi, ngi mt nng lc hnh vi thỡ h cú phi
thc hin ngha v ca ngi li tha k
hay khụng. Phỏp lut quy nh ngi tha k
cú quyn v ngha v ca ngi li tha
k t thi im m tha k. Do ú, nhng
ngi tha k nờu trờn phi thc hin ngha
v trong phm vi di sn c nhn. Tuy
nhiờn, vic thc hin ngha v ca h do
ngi i din m trỏch.
i vi nhng ngi tha k khụng ph
thuc vo ni dung ca di chỳc (iu 672
BLDS), h l ngi tha k theo quy nh
ca phỏp lut. Vỡ vy, nu ngi li tha
k lp di chỳc cho ngi khỏc hng ton b
di sn ca mỡnh thỡ h s c hng mt
phn bng 2/3 sut ca mt ngi tha k
theo phỏp lut. Trng hp ny, nu ngi
li tha k cú ngha v ti sn thỡ nhng
ngi c tha k khụng ph thuc vo ni
dung ca di chỳc cú phi thc hin mt phn
ngha v ca ngi cht hay khụng? Theo
quy nh ti iu 639 BLDS thỡ h l ngi
tha k, cho nờn h phi thc hin mt phn
ngha v ca ngi cht li.
Theo nguyờn tc chung ngha v ca
ngũi li tha k khụng phi l di sn,
ngi tha k cú quyn hng di sn ca
ngi cht li, cho nờn trc khi chia di
sn, cn phi thanh toỏn ton b ngha v
ca ngi li tha k. Phn di sn cũn li
l di sn c chia cho nhng ngi tha k.
Trng hp, ngi li tha k ó nh
ot ton b ti sn ca mỡnh, cú ngha l ó
nh ot ton b phn di sn cũn li sau khi
ó thanh toỏn ngha v ú, cho nờn nhng
ngi c quy nh ti iu 672 BLDS s
c hng k phn bt buc trong phn di
sn cũn li ú.
Trng hp di sn c chia cho nhng
ngi tha k theo di chỳc trc khi thanh
toỏn ngha v ca ngi li tha k m cú
ngi tha k c quy nh ti iu 672
nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 4/2003 37
BLDS thì người thừa kế này sẽ được hưởng
2/3 suất của một người thừa kế theo pháp
luật, nếu toàn bộ di sản được chia theo pháp
luật. Cho nên trường hợp này tất cả những
người thừa kế đều phải thực hiện nghĩa vụ
tương ứng với phần di sản được hưởng.
Người thừa kế có quyền từ chối nhận di
sản, thời hạn để từ chối là 6 tháng kể từ thời
điểm mở thừa kế. Khi từ chối nhận di sản,
người thừa kế không cần phải nêu lí do. Tuy
nhiên, có những trường hợp người thừa kế
nêu lí do tại sao lại từ chối nhận di sản.
Những lí do mà người thừa kế đưa ra không
ảnh hưởng đến hậu quả pháp lí của việc từ
chối nhận di sản.
Từ chối nhận di sản là giao dịch (hành vi
pháp lí đơn phương), người thừa kế thể hiện
ý chí của mình không nhận phần di sản mà
mình được hưởng. Người thừa kế từ chối
nhận di sản cũng có nghĩa là từ chối việc xác
lập quyền sở hữu đối với phần di sản mình
sẽ được thừa kế. Đồng thời làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ của người thừa kế khác
đối với phần di sản mà người thừa kế đã từ
chối nhận. Việc từ chối nhận di sản cần phải
tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao
dịch như các điều kiện về chủ thể, ý chí, nội
dung và hình thức.
Về chủ thể, những người có đầy đủ năng
lực hành vi dân sự có quyền từ chối nhận di
sản. Người dưới 18 tuổi có năng lực hành vi
dân sự một phần, vì vậy, họ không thể thực
hiện các giao dịch có giá trị lớn, đặc biệt các
giao dịch mà pháp luật quy định những
người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền
thực hiện như các giao dịch về nhà ở, về
quyền sử dụng đất Trong thực tế di sản thừa
kế chủ yếu là quyền sử dụng đất, nhà ở và các
loại bất động sản khác. Hơn nữa, những
người chưa thành niên thường đang cùng
sống với cha mẹ hoặc người giám hộ, cho
nên việc từ chối nhận di sản của người chưa
thành niên có thể ảnh hưởng đến quyền lợi
của người đại diện. Mặt khác, người đại diện
không thể thay mặt người thừa kế từ chối
nhận di sản, vì việc từ chối này sẽ gây thiệt
hại cho người được đại diện.
Về ý chí, người thừa kế có quyền từ chối
nhận di sản trong thời hạn do pháp luật quy
định. Việc từ chối nhận di sản phải do người
thừa kế tự nguyện. Trường hợp người thừa
kế bị ép buộc phải từ chối nhận di sản hoặc
bị lừa dối, bị nhầm lẫn trong việc từ chối
nhận di sản thì giao dịch này sẽ vô hiệu. Có
những trường hợp, người thừa kế bị người
thừa kế khác lừa dối, cho nên đã không nhận
di sản, như trường hợp một người thừa kế
muốn nhận toàn bộ di sản nên đã lừa dối
người thừa kế khác, làm cho người thừa kế
này tưởng tượng sai về số lượng di sản
không nhiều, do đó đã từ chối nhận di sản và
để cho người thừa kế có hành vi lừa dối đó
nhận toàn bộ di sản. Ngược lại, thực tế người
chết để lại rất nhiều di sản mà người thừa kế
đã từ chối nhận di sản không biết. Thậm chí
có trường hợp người thừa kế hoàn toàn
không biết là người chết để lại bao nhiêu di
sản, tưởng có ít di sản nhưng có nhiều người
thừa kế, cho nên đã từ chối nhận di sản.
Trường hợp, người thừa kế từ chối quyền
nghiªn cøu - trao ®æi
38
T¹p chÝ luËt häc sè 4/2003
thừa kế nhưng nhường lại quyền thừa kế của
mình cho người thừa kế khác hưởng một
phần hay toàn bộ quyền thừa kế của mình,
điều này không thể thực hiện được. Bởi vì,
thực tế nhường lại quyền thừa kế chính là
chuyển quyền tài sản của mình cho người
khác. Trước hết muốn chuyển được thì người
chuyển phải có quyền mới chuyển được. Nếu
người thừa kế từ chối, sẽ không có quyền
nhận di sản, do vậy, không thể chuyển được.
Chuyển quyền trong trường hợp này được
hiểu là giữa những người thừa kế đã thực
hiện giao dịch tặng cho mà đối tượng là
quyền tài sản. Việc nhường quyền thừa kế
không thể hiểu là chuyển quyền yêu cầu.
Chuyển quyền yêu cầu có nghĩa là người có
quyền yêu cầu người khác thực hiện nghĩa
vụ tài sản cho mình nhưng họ không yêu cầu
mà cho phép người thứ ba yêu cầu người có
nghĩa vụ, thực hiện nghĩa vụ cho chính họ.
Vấn đề khác đặt ra là khi người thừa kế
từ chối nhận di sản thì đây là từ chối quyền
được nhận di sản thừa kế hay từ chối thực
hiện hành vi nhận di sản theo di chúc hoặc
theo pháp luật. Vấn đề này có hai quan điểm:
Quan điểm thứ nhất cho rằng nếu đã từ
chối nhận di sản có nghĩa là từ chối quyền
thừa kế của mình. Nếu người được thừa kế
theo di chúc mà từ chối nhận di sản theo di
chúc thì có nghĩa là họ sẽ không được hưởng
theo pháp luật. Quan điểm này cho rằng từ
chối nhận di sản là việc người thừa kế theo
di chúc từ bỏ quyền nhận di sản của mình.
Vì vậy, khi di sản đó chia theo pháp luật,
người thừa kế theo di chúc đã từ chối nhận
di sản sẽ không có quyền nhận di sản chia
theo pháp luật nữa.
Quan điểm thứ hai cho rằng khi người
thừa kế theo di chúc đồng thời là người thừa
kế theo pháp luật, nếu người thừa kế từ chối
nhận di sản theo di chúc thì họ vẫn có quyền
nhận di sản chia theo pháp luật. Bởi vì,
người thừa kế không muốn nhận di sản theo
di chúc vì nhiều lí do khác nhau nhưng họ
không muốn từ chối nhận di sản khi chia
theo pháp luật. Hơn nữa, việc từ chối nhận di
sản theo di chúc không có nghĩa là họ từ
chối quyền được thừa kế. Quyền thừa kế của
cá nhân có thể được thực hiện theo di chúc
và cũng có thể được thực hiện theo quy định
của pháp luật. Hoặc có thể cá nhân vừa được
thừa kế theo di chúc và được thừa kế theo
pháp luật. Vì vậy, quan điểm thứ hai này có
cơ sở khoa học hơn.
Tóm lại, khi mở thừa kế, việc xác định
người thừa kế nhận hay từ chối nhận di sản
có ý nghĩa quan trọng. Nếu người thừa kế
nhận di sản thì họ có quyền sở hữu đối với
phần di sản mà mình đã nhận, đồng thời họ
có các nghĩa vụ liên quan đến tài sản đó. Mặt
khác, nếu nhận di sản thì phải thực hiện
nghĩa vụ của người để lại di sản theo yêu cầu
của chủ nợ hoặc theo phán quyết của toà án
giải quyết việc thừa kế. Nếu người thừa kế
không nhận di sản thì cần phải xác định
người thừa kế nào được hưởng phần di sản
đó và các hậu quả pháp lí khác xảy ra. Vì
vậy, xác định đúng và đầy đủ, quyền và
nghĩa vụ của người thừa kế có nghĩa về mặt
lí luận cũng như thực tiễn./.