Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.63 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN
MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề tài: “Vai trị của khoa học – cơng nghệ đối với sự
phát triển của lực lượng sản xuất”

Sinh viên:
MSV:
Số thứ tự:
Lớp:
Khóa:
Giảng viên hướng dẫn:

Hà Nội - 01/2021


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU

3

NỘI DUNG

4

I.

4


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHOA HỌC – CƠNG NGHỆ
1.

Khoa học

4

2.

Cơng nghệ

4

3.

Quan hệ biện chứng giữa khoa học và công nghệ

5

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT

6

1.

Khái niệm và kết cấu của lực lượng sản xuất

6

2.


Đặc trưng của lực lượng sản xuất

7

3.

Sự phát triển của lực lượng sản xuất

8

II.

III.
VAI TRỊ CỦA KHOA HỌC – CƠNG NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC
LƯỢNG SẢN XUẤT
8
IV.
VAI TRÒ HIỆN NAY CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM
10
1.

Đối với tư liệu sản xuất

10

2.

Đối với người lao động


11

KẾT LUẬN

12


LỜI NÓI ĐẦU


NỘI DUNG
I.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ
1. Khoa học
a. Khái niệm
Khoa học được hiểu là tập hợp những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và tư
duy được thể hiện bằng những phát minh dưới dạng các lí thuyết, định lí, định
luật và nguyên tắc.
Như vậy, thực chất khoa học là sự khám phá các hiện tượng, thuộc tính
vốn tồn tại một cách khách quan. Sự khám phá này đã làm thay đổi nhận thức
của con người, tạo điều kiện cho con người nghiên cứu, ứng dụng hiểu biết này
vào thực tế.
b. Đặc điểm
Tùy theo mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận, chúng ta có thể phân tích
khái niệm khoa học ở nhiều khía cạnh khác nhau. Ở mức độ khái quát, khoa học
được hiểu ở các góc độ sau:
Thứ nhất, khoa học là một hình thái ý thức xã hội.
Thứ hai, khoa học là một hoạt động xã hội đặc thù.

Thứ ba, khoa học là một hệ thống tri thức của nhân loại về tự nhiên, xã
hội và con người.
Vậy, theo quan điểm hiện nay, khoa học vừa là một loại hình hoạt động tinh
thần sáng tạo, vừa là kết quả của hoạt động này.
Khoa học thường được chia làm hai loại: Khoa học tự nhiên (nghiên cứu
các sự vật hiện tượng và quy luật vận động của tự nhiên) và Khoa học xã hội
(nghiên cứu các hiện tượng, quá trình, các quy luật vận động và phát triển, hoàn
thiện nhân cách con người.)
2. Công nghệ
a. Khái niệm
Công nghệ là tập hợp một hệ thống kiến thức và kết quả của khoa học
được ứng dụng nhằm mục đích biến các tài nguyên thiên nhiên thành các sản
phẩm.
Công nghệ gồm hai bộ phận: phần cứng và phần mềm.
- Phần cứng: gồm các trang thiết bị như: máy móc, nhà xưởng, thiết bị, các
công cụ sản xuất…
- Phần mềm: bao gồm thành phần con người (tinh thần lao động, kiến thức
nghề nghiệp, kĩ năng lao động, khả năng tiếp thu và vận dụng sáng tạo…),
thành phần thơng tin (các bí quyết, quy trình công nghệ, tài liệu khai thác,


bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thơng tin về thị trường…), thành phần tổ
chức quản lí (tổ chức hoạt động công nghệ, dịch vụ, tổ chức tiếp thị…).
b. Đặc điểm
Trong thực tiễn, quá trình sản xuất nào cũng phải đảm bảo bốn yếu tố là:
các trang thiết bị, con người, thơng tin và tổ chức quản lí. Sự kết hợp chặt chẽ
giữa bốn thành tố này là điều kiện cơ bản đảm bảo sản xuất đạt hiệu quả cao.
Khác với khoa học, các giải pháp kĩ thuật của công nghệ đóng góp trực
tiếp vào sản xuất và đời sống, do đó được sự bảo hộ của nhà nước và là thứ
hàng hóa để mua bán, trao đổi.

3. Quan hệ biện chứng giữa khoa học và công nghệ
a. Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ
Khoa học và công nghệ có nội dung khác nhau song chúng lại có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Những phát minh của khoa học giúp con người hành
động phù hợp với sự vận động của thế giới khách quan, nhờ đó hoạt động của
con người có hiệu quả hơn. Vì vậy, con người ln tìm cách phát minh và ứng
dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất. Điều này cho phép và địi hỏi
khoa học phải phát triển. Ngược lại, chính sự phát triển của công nghệ làm cho
những phát minh khoa học nhanh chóng được ứng dụng trong thực tiễn. Cơng
nghệ cao giúp cho khoa học phát triển nhanh hơn, thời gian nghiên cứu khoa
học được rút ngắn.
b. Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ được phát triển qua các giai
đoạn lịch sử
Vào thế kỉ XVII – XVIII, khoa học, cơng nghệ tiến hóa theo con đường
riêng, có khi công nghệ đi trước khoa học.
Vào thế kỉ XIX, khoa học và cơng nghệ bắt đầu có sự tiếp cận, mỗi khó
khăn của cơng nghệ là động lực cho khoa học và ngược lại, những phát minh
khoa học tạo điều kiện cho các nghiên cứu, ứng dụng.
Sang thế kỉ XX, khoa học chuyển sang vị trí dẫn dắt cho cơng nghệ.
Ngược lại, sự đổi mới công nghệ tạo điều kiện cho nghiên cứu khoa học tiếp tục
phát triển.
c. Liên hệ thực tế
Việt Nam đang diễn ra quá trình đổi mới khoa học cơng nghệ. Q trình
đó đã bao gồm nhiều mặt, nhiều dạng hoạt động nhưng tập trung chú ý vào đổi
mới công nghệ, nhập công nghệ mới, nắm bắt và đưa công nghệ mới vào sản
xuất, cải thiện và sáng tạo cơng nghệ. Q trình đổi mới cơng nghệ được diễn ra
rộng khắp, từ các doanh nghiệp, công ty đến các hợp tác xã, các địa phương…


Có hai hướng đổi mới cơng nghệ, đó là: đổi mới cơng nghệ sản phẩm và đổi

mới quy trình cơng nghệ sản xuất.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
1. Khái niệm và kết cấu của lực lượng sản xuất
a. Khái niệm
Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản
xuất, tạo ra sức sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật
chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội.
b. Cấu trúc
Lực lượng sản xuất được xem xét trên cả hai mặt, đó là mặt kinh tế - kĩ
thuật (tư liệu sản xuất) và mặt kinh tế - xã hội (người lao động). Lực lượng sản
xuất chính là sự kết hợp giữa “lao động sống” với “lao động vật hóa” tạo ra sức
sản xuất, là tồn bộ những năng lực thực tiễn dùng trong sản xuất của xã hội ở
các thời kì nhất định. Như vậy, lực lượng sản xuất là một hệ thống gồm các yếu
tố (người lao động và tư liệu sản xuất) cùng quan hệ (phương thức kết hợp), tạo
ra thuộc tính đặc biệt (sức sản xuất) để cải biên giới tự nhiên, sáng tạo ra của cải
vật chất theo mục đích của con người. Đây là sự thể hiện năng lực thực tiễn cơ
bản nhất – năng lực hoạt động sản xuất vật chất của con người.
Người lao động là con người có tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng lao động
và năng lực sáng tạo nhất định trong quá trình sản xuất của xã hội. Người lao
động là chủ thể sáng tạo, đồng thời là chủ thể tiêu dùng của mọi của cải vật chất
xã hội. Đây là nguồn lực cơ bản, vô tận và đặc biệt của sản xuất. Ngày nay,
trong nền sản xuất xã hội, tỉ trọng lao động cơ bắp đang có xu thế giảm, trong
đó lao động có trí tuệ và lao động trí tuệ ngày càng tăng lên.
Tư liệu sản xuất là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất, bao
gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động.
- Đối tượng lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà lao động con
người dùng tư liệu lao động tác động lên, nhằm biến đổi chúng phù hợp với
mục đích sử dụng của con người.
- Tư liệu lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dựa
vào đó để tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi đối tượng lao động

thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu sản xuất của con người. Tư liệu lao động
gồm công cụ lao động và phương tiện lao động.
+ Phương tiện lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất, cùng với
công cụ lao động mà con người sử dụng để tác động lên đối tượng lao
động trong quá trình sản xuất vật chất.


+ Công cụ lao động là những phương tiện vật chất mà con người trực tiếp
sử dụng để tác động vào đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng, tạo ra
của cải vật chất phục vụ nhu cầu của con người và xã hội.
Công cụ lao động là yếu tố vật chất “trung gian”, “truyền dẫn” giữa
người lao động và đối tượng lao động trong tiến hành sản xuất. Đây chính
là “khí quan” của bộ óc, là tri thức được vật thể hóa do con người sáng
tạo ra và được con người sử dụng làm phương tiện vật chất của q trình
sản xuất. Cơng cụ lao động giữ vai trị quyết định đến năng suất lao động.
Ngày nay, trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
đang phát triển, cơng cụ lao động được tin học hóa, tự động hóa và trí tuệ
hóa càng có vai trị đặc biệt quan trọng. Công cụ lao động là yếu tố động
nhất, cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất, là nguyên nhân sâu xa của
mọi biến đổi kinh tế xã hội trong lịch sử; là thước đo trình độ tác động,
cải biến tự nhiên của con người và tiêu chuẩn để phân biệt các thời đại
kinh tế khác nhau. Chính vì vậy, C.Mác khẳng định: “Những thời đại
kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ
chúng sản xuất bằng cách nào.”
2. Đặc trưng của lực lượng sản xuất
Đặc trưng chủ yếu của lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa người lao
động và công cụ lao động.
Trong lực lượng sản xuất, người lao động là nhân tố hàng đầu giữ vai trị
quyết định. Sở dĩ như vậy là vì người lao động là chủ thể sáng tạo và sử dụng
công cụ lao động. Suy đến cùng, các tư liệu sản xuất chỉ là sản phẩm lao động

của con người, đồng thời giá trị và hiệu quả thực tế của các tư liệu sản xuất phụ
thuộc vào trình độ sử dụng của người lao động. Hơn nữa, trong quá trình sản
xuất, nếu như cơng cụ lao động bị hao phí và di chuyển dần giá trị vào sản
phẩm, thì người lao động do bản chất sáng tạo của mình, trong quá trình lao
động họ khơng chỉ sáng tạo ra giá trị bù đắp hao phí lao động, mà cịn sáng tạo
ra giá trị mới lớn hơn giá trị bỏ ra ban đầu. Người lao động là nguồn gốc của
mọi sáng tạo trong sản xuất vật chất, nguồn gốc của sự phát triển sản xuất.
Cùng với người lao động, công cụ lao động là yếu tố cơ bản, quan trọng
không thể thiếu được, đặc biệt, trình độ phát triển của cơng cụ lao động là một
nhân tố quyết định năng suất lao động xã hội. Lực lượng sản xuất là kết quả
năng lực thực tiễn của con người, nhưng bản thân năng lực thực tiễn này bị quy
định bởi những điều kiện khách quan mà trong đó có con người sống và hoạt
động. Vì vậy, lực lượng sản xuất ln có tính khách quan. Tuy nhiên, quá trình


phát triển lực lượng sản xuất là kết quả của sự thống nhất biện chứng giữa
khách quan và chủ quan.
3. Sự phát triển của lực lượng sản xuất
Sự phát triển của lực lượng sản xuất là phát triển ở cả tính chất và trình
độ. Tính chất của lực lượng sản xuất nói lên tính chất cá nhân hoặc tính chất xã
hội hóa trong việc sử dụng tư liệu sản xuất. Trình độ của lực lượng sản xuất là
sự phát triển của người lao động và cơng cụ lao động. Trình độ của lực lượng
sản xuất được thể hiện ở trình độ của cơng cụ lao động; trình độ tổ chức lao
động xã hội; trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất; trình độ, kinh nghiệm kỹ
năng của người lao động và đặc biệt là trình độ phân cơng lao động xã hội.
Trong thực tế, tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là không
tách rời nhau.
III. VAI TRỊ CỦA KHOA HỌC – CƠNG NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
Khi bàn đến các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, ngoài việc đề cao

vai trò của hai yếu tố tư liệu sản xuất và người lao động, C.Mác nhấn mạnh vai
trò của khoa học, coi đó là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát
triển của lực lượng sản xuất.
Nghiên cứu tiến trình vận động và phát triển của xã hội lồi người thơng
qua hoạt động sản xuất vật chất, C.Mác nhận định: “Sự phát triển của tư bản cố
định là chỉ số cho thấy tri thức xã hội phổ biến (wissen knowledge) đã chuyển
hóa đến mức độ nào đó thành lực lượng sản xuất trực tiếp.” C.Mác còn khẳng
định tiếp: “Sự phát triển của hệ thống máy móc trên con đường ấy chỉ bắt đầu
khi nền đại cơng nghiệp đã đạt được một trình độ phát triển cao hơn và tất cả
các môn khoa học đều được phục vụ tư bản, còn bản thân hệ thống máy móc
hiện có thì có những nguồn lực to lớn.” Luận điểm trên của C.Mác cho thấy
khoa học tự bản thân nó khơng thể tạo ra bất kỳ tác động nào, mà phải thông
qua sự ứng dụng và hoạt động thực tiễn của con người thì nó mới có thể phát
huy được tác dụng, hay nói cách khác, khoa học trở thành lực lượng sản xuất
với điều kiện là khoa học phải tồn tại dưới dạng lao động được vật hóa thành
máy móc.
Phán đốn của C.Mác về khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
cần được hiểu ở những khía cạnh sau:
- Khoa học vốn là một hệ thống những tri thức được con người vận dụng vào
hoạt động sản xuất vật chất, được vật hóa trong các thao tác lao động và đem
lại những hiệu quả nhất định. Như vậy, từ chỗ là lực lượng sản xuất tiềm


năng, khoa học đã từng bước tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
- Khoa học có sự gắn kết chặt chẽ với kỹ thuật và công nghệ, trở thành cơ sở
lý thuyết cho các phương tiện kỹ thuật, công nghệ mà thơng qua đó, khoa
học được vật chất hóa trong các yếu tố vật thể của lực lượng sản xuất. Sự
gắn kết chặt chẽ giữa khoa học với kỹ thuật và công nghệ là một xu thế tất
yếu của phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bởi khoa học muốn phát triển

nhanh cần phải có sự trợ giúp của cơng nghệ hiện đại; đồng thời, muốn sản
xuất ra công nghệ mới đòi hỏi con người phải dựa trên những phát minh
khoa học mới. Điều đó cũng chứng tỏ khoa học gắn bó chặt chẽ và là yếu tố
quan trọng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất trong thời đại ngày
nay.
- Thời gian để lý thuyết khoa học đi vào thực tiễn sản xuất ngày càng được rút
ngắn. Trong những thế kỷ trước, thời gian từ phịng thí nghiệm đến thực tế
sản xuất thường rất dài. Nhưng từ cuối thế kỷ XIX đến nay, nhờ sự phát triển
không ngừng của khoa học hiện đại, quá trình trên đã được rút ngắn rất
nhiều.
- Khoa học thâm nhập vào tất cả các yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất.
Nhờ có khoa học:
+ Cơng cụ lao động ngày càng được cải tiến, sức lao động của con người
được giải phóng.
+ Con người ngày càng tạo ra được nhiều đối tượng lao động nhân tạo,
khắc phục được hạn chế về thời gian sử dụng và một số đặc tính khác của
đối tượng lao động tự nhiên.
+ Trình độ, tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo của người lao động được nâng cao.
Trong nhiều nhà máy, xí nghiệp, số lượng nhân lực khoa học tham gia
vào quá trình sản xuất chiếm tỷ lệ ngày càng cao, vượt trội so với số
lượng lao động làm việc cơ bắp thông thường. Đội ngũ công nhân trí thức
xuất hiện và có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất
lượng.
+ Nhờ có khoa học, hoạt động của các nhà lãnh đạo, quản lý, điều hành sản
xuất ngày càng có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao năng suất lao động,
chất lượng và hiệu quả sản xuất.
Như vậy, theo C.Mác, khoa học không phải là một lực lượng sản xuất độc
lập, đứng bên ngồi con người, mà khoa học chỉ có thể tạo ra những biến đổi
trong q trình sản xuất thơng qua hoạt động của con người. Khoa học đã được
thẩm thấu vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất, góp phần cải tiến cơng cụ



lao động, tạo ra những đối tượng lao động mới, những phương tiện sản xuất tiên
tiến, góp phần nâng cao kỹ năng, tay nghề, trình độ cho người lao động. Do vậy,
trong thời đại ngày nay, khoa học đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát
triển của lực lượng sản xuất hiện đại.
IV. VAI TRÒ HIỆN NAY CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM
1. Đối với tư liệu sản xuất
a. Với đối tượng lao động
Tài nguyên thiên nhiên khơng cịn là đối tượng lao động chính. Khoa học
– cơng nghệ phát triển làm thay đổi tồn diện các yếu tố của lực lượng sản xuất,
tạo điều kiện tìm và sử dụng những nguồn năng lượng mới, vật liệu nhân tạo với
thuộc tính hồn tồn mới.
Trong nơng nghiệp: Nhờ ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ, các
nhà khoa học (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi) kết hợp với nông dân đã đạt
thành tựu xuất sắc trong ứng dụng và phát triển các giống cây trồng, vật nuôi
với năng suất, chất lượng cao, kĩ thuật canh tác tiên tiến, hệ thống thủy lợi phát
triển, công nghệ sau thu hoạch và chế biến có bước tiến rõ rệt… Một số công
nghệ rất hiện đại của sinh học phân tử (công nghệ tế bào, công nghệ tái tổ hợp
gen…) cũng đã bắt đầu được nghiên cứu và ứng dụng.
Trong y học: Tiếp cận phương pháp điều trị mới trên thế giới; từng bước
hiện đại hóa, nâng cao chất lượng khám và điều trị; ứng dụng khoa học công
nghệ mới. Trong phòng chống dịch COVID-19, ngành Y tế đã nghiên cứu, sản
xuất các test, KIT chẩn đoán nhanh COVID-19; Nghiên cứu đánh giá tính an
tồn và hiệu quả của thuốc nhằm xây dựng phác đồ điều trị COVID-19; Nghiên
cứu sản xuất máy thở; Nghiên cứu, sản xuất và đánh giá thử nghiệm vaccine
COVID-19.
Trong xây dựng: Công nghệ sản xuất vật liệu cao cấp (gạch ceramic,
granite), công nghệ thiết kế và thi công nhà cao tầng, công nghệ khoan đường

hầm lớn (qua đèo Hải Vân) đạt trình độ quốc tế.
Trong cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa: trước đây: nhập khẩu máy móc
hồn tồn; hiện nay: đã hình thành các ngành chế tạo máy cơ - tự động hóa, cơ
khí tự động hóa…, sản xuất các thiết bị tự động, nhà máy tự động hóa… với
chất lượng tương đương mà giá thành thấp hơn.
Khoa học – công nghệ hiện đại với những thành tựu kì diệu đã mở đường
cho lực lượng sản xuất phát triển. Tự động hóa, tin học hóa khơng chỉ thay lao
động cơ bắp, mà còn thay một phần lao động trí óc và có thể thay một phần
sáng tạo của thiên nhiên bằng công nghệ sinh học, chế tạo vật liệu mới…


b. Với tư liệu lao động
Trong nơng nghiệp: Máy móc dần thay thế những công cụ thủ công lạc
hậu (con trâu, cái cày được thay thế bằng máy cày bừa, máy gặt, máy gieo hạt,
máy sấy…), ngành thủy nông được cải thiện đáng kể nhờ đưa vào sử dụng
nhiều loại máy bơm cơng suất lớn có thể tưới tiêu trên phạm vi rộng, ứng dụng
công nghệ trong chọn giống cây trồng, vật nuôi… Tuy nhiên, việc ứng dụng
khoa học – kỹ thuật – công nghệ vào sản xuất nông nghiệp chưa được tiến hành
đồng bộ, máy móc thiết bị đưa vào sản xuất còn lạc hậu so với thế giới.
Trong công nghiệp: Các công cụ lao động giản đơn, mang tính chất tiểu
thủ cơng nghiệp đã được thay thế bằng các dây chuyền máy móc thiết bị hiện
đại. Năng lực cơng nghiệp có tiến bộ, bắt đầu có khả năng lựa chọn và làm chủ
công nghệ, nhiều ngành sản xuất chủ yếu sử dụng cơng nghệ tiên tiến, trình độ
cơng nghệ được nâng cao.
2. Đối với người lao động
Dưới tác động của cách mạng khoa học và cơng nghệ, trình độ người lao
động Việt Nam đang biến đổi theo hướng tăng dần lao động có chun mơn, kĩ
thuật và giảm dần lao động phổ thông.
Việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tạo điều
kiện cho người nông dân tiếp cận những thành tựu khoa học, công nghệ, góp

phần từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nơng thơn nói riêng và cả
nước nói chung. Ngày càng có nhiều người lao động trên nhiều lĩnh vực được
thế giới thừa nhận năng lực và trình độ.
Năng suất lao động đang ngày một tăng cao. Nhận thức được tầm quan
trọng của phát triển khoa học công nghệ tới quá trình tăng năng suất lao động ở
Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp
luật nhằm khuyến khích phát triển khoa học cơng nghệ. Đồng thời, Nhà nước
cũng ban hành các Luật để hỗ trợ chuyển giao công nghệ, tạo nguồn nhân lực
khoa học công nghệ...


KẾT LUẬN



×