Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo " Hàng hóa công cộng thuần túy, chính phủ hay tư nhân nên cung cấp hàng hóa công cộng " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.53 KB, 6 trang )

1
Hàng hoá công cộng thuần tuý (HHCCTT), Chính phủ hay tư nhân nên
cung cấp hàng hoá công cộng.
PGS.TS. Nguyễn Văn Song; Hoàng Thị Hằng - Đại học Nông nghiệp I

TÓM TẮT
Hàng hoá công cộng thuần tuý là một trong bốn (4) thất bại truyền thống của kinh tế thị
trường. Nó không có tính chất cạnh tranh, không hoặc khó loại trừ, không thể phân bổ
theo khẩu phần và chi phí biên thêm một người hưởng lợi bằng zero. Chính từ những đặc
điểm trên mà cơ chế thị trường, và thị trường không thể điều hành, cơ chế giá không hoạt
động. Như vậy, HHCCTT thường bị sử dụng lãng phí, xuất hiện hiện tượng ăn không và
không ai muốn trả tiền, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Bài viết này sử
dụng các mô hình toán hình để làm rõ thêm nguyên tắc hoạt động và quản lý tối ưu
HHCCTT, ai là người cung cấp HHCCTT. Đồng thời, qua bài viết này tác giả cũng cho
thấy vai trò của Chính phủ trong quản lý một nền kinh tế thị trường, trách nhiệm của mọi
người dân trong việc đóng thuế để được hưởng lợi từ các hàng hoá và dịch vụ công cộng.
Từ khóa: Hàng hoá công cộng thuần tuý, lợi ích biên, chi phí biên, hàng hoá tư nhân.
1. Đặt vấn đề
Kinh tế thị trường đang hình thành và dần hoàn thiện ở Việt Nam, thị trường có các chức
năng cơ bản như: thừa nhận, chấp nhận hàng hoá dịch vụ; thực hiện quy luật giá trị, giá
trị sử dụng; điều tiết kích thích sản xuất và tiêu dùng của xã hội; cung cấp thông tin.
Kinh tế thị trường cũng sẽ phải tuân theo các quy luật: quy luật cung cầu, quy luật giá trị
và quy luật cạnh tranh.
Nhưng không phải tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ đều có thể được điều tiết bởi “bàn tay
vô hình”. Chỉ có các loại hàng hoá có thể định giá, có thể chia theo khẩu phần cho người
sử dụng, có thể loại trừ giữa những người sử dụng thì quy luật cung cầu, quy luật giá trị
và quy luật cạnh tranh mới phát huy được tác dụng.
Trong nền kinh tế, ngoài các loại hàng hoá có thể định giá, có thể chia theo khẩu phần, có
tính chất loại trừ và có tính chất cạnh tranh trong quá trình sử dụng “hàng hoá tư nhân”,
thì các loại hàng hoá dịch vụ không thể định giá như: các lợi ích của tài nguyên và môi
trường, các loại hành hoá không thể phân bổ theo khẩu phần, không cạnh tranh trong sử


dụng (ví dụ: lợi ích quốc phòng đối với mỗi người dân hoặc lợi ích dịch vụ của Chính
phủ) thì các quy luật của kinh tế thị trường không phát huy tác dụng (
Nguồn: Hartwick và
cộng sự. 1995)
. Những hàng hoá dịch vụ này nếu để thị trường điều hành sẽ không hoạt
động hoặc hoạt động rất phi hiệu quả. Hàng hoá công công là một trong bốn thất bại
truyền thống của kinh tế thị trường (độc quyền, ngoại ứng, hàng hoá công công và thông
tin không hoàn hảo).
Vậy các loại hàng hoá này hoạt động theo quy luật nào? Ai là người điều hành? Và điều
hành sự hoạt động của các loại hàng hoá dịch vụ này như thế nào để có hiệu quả và tránh
lãng phí là một câu hỏi lớn đối với các nhà kinh tế, các nhà chiến lược và chính sách ở
tầm vĩ mô.
2
Mục tiêu nghiên cứu: làm rõ những đặc điểm cơ bản của hàng hoá công cộng, cơ sở
kinh tế của cung, cầu và giá hàng hoá công cộng, nhằm đảm bảo quản lý, sử dụng các
loại hàng hoá công cộng một cách hiệu quả nhất.
Phương pháp nghiên cứu và phân tích: sử dụng mô hình hoá và toán học để mô tả,
phân tích cơ sở điều hành và quản lý các loại hàng hoá công cộng thuần tuý của chính
phủ và các cơ quan chức năng.
2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HHCCTT
Không giống như hàng hoá, dịch vụ tư nhân “private goods”, hàng hoá công cộng “public
goods” thuần tuý có bốn đặc điểm mà từ các đặc điểm này thị trường cạnh tranh không
thể điều hành và hoạt động hiệu quả. Cũng chính từ những đặc điểm này mà hàng hoá,
dịch vụ công cộng thường bị sử dụng, tiêu dùng một cách lãng phí gây lãng phí nguồn tài
nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường
Đặc điểm thứ nhất: không có tính chất cạnh tranh trong quá trình sử dụng; HHCCTT
người này sử dụng, hưởng lợi không ảnh hưởng tới người khác. Ví dụ: lợi ích quốc
phòng, lợi ích về quản lý của chính phủ đối với người dân, lợi ích từ ngọn hải đăng ở
ngoài biển với các con tầu: cá nhân này hưởng lợi sẽ không làm ảnh hưởng (ít đi) lợi ích
của cá nhân khác từ những dịch vụ này. Vì vậy, quy luật cạnh tranh không hoạt động đối

với loại hàng hoá này.
Đặc điểm thứ hai: không thể loại trừ đối với người sử dụng hoặc hưởng lợi từ các dịch
vụ công cộng; chúng ta không thể loại trừ việc hưởng lợi từ lợi ích quốc phòng của một
đứa trẻ mới sinh ra hoặc một người mới nhập cư vào Việt Nam vì họ chưa có đóng góp gì
cho quốc gia. Chính đặc điểm này dẫn tới hiện tượng “ăn không” hoặc không trả tiền của
người được hưởng lợi, đồng thời đặc điểm này của HHCCTT dẫn tới việc sự dụng lãng
phí nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường.
Đặc điểm thứ ba: không thể phân bổ theo khẩu phần hoặc không muốn phân bổ theo
khẩu phần vì chi phí giao dịch quá cao; Đối với HHCCTT chúng ta không thể chia phần
rõ ràng cho những người sử dụng, những người được hưởng lợi như hàng hoá tư nhân.
Đặc điểm này dẫn tới không thể xác định được người này hưởng lợi và sử dụng bao
nhiêu, người khác hưởng lợi và sử dụng bao nhiêu. Vì không thể xác định được phần
hưởng lợi, cho nên quy luật giá cả không hoạt động đối với loại hàng hoá này (không thể
định giá cho người hưởng lợi). Tư nhân không bao giờ tham ra cung cho thị trường này
vì không thu hồi được chi phí thông qua giá hàng hoá, dịch vụ.
Đặc điểm thứ 4: Chi phí biên (MC
i
) để thêm một người sử dụng hoặc hưởng lợi bằng
không (0) hoặc rất nhỏ; thêm một người hưởng lợi từ hệ thống đèn đường, từ ngọn hải
đăng, từ lợi ích quốc phòng làm cho lợi ích của xã hội tăng lên nhưng chi phí biên lại
không tăng. Đặc điểm này đặt ra câu hỏi khi nào thu phí và khi nào không thu phí đối với
hàng hóa công cộng thuần tuý?
3. ĐIỂM CUNG HHCCTT TỐI ƯU, VÌ SAO TƯ NHÂN KHÔNG CUNG CẤP
3.1 Tư nhân cung cấp hàng hoá tư nhân
Thị trường hoạt động tuân theo các quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh
tranh. Hàng hoá tư nhân thuần tuý được tư nhân cung cấp tuân theo các quy luật trên.
3
Điểm cân bằng cung cầu là điểm cân bằng tổng lợi ích của xã hội và tổng chi phí để sản
xuất ra sản phẩm, dịch vụ của xã hội (hình 1).












Đối với các loại hàng hoá tư nhân, quy luật giá cả, luật cạnh tranh và quy luật thị trường
sẽ tạo ra sự cân bằng của thị trường (điểm E). Tại điểm này lượng cung bằng lượng cầu
bằng Q
E
và mức giá cân bằng tại P
E
. Tại điểm E (giao của hai đường cung và đường cầu
∑MC
i
= ∑MB
i
), ở đây thặng dư xã hội là lớn nhất (
Nguồn:Nguyễn Văn Song. 2007
). Như vậy,
với giá P
E
tư nhân chỉ sẽ cung cấp số lượng hàng hoá, dịch vụ tới Q
E
, họ sẽ không cung
cấp vượt qua Q

E
vì tất cả các điểm nằm bên phải của Q
E
đều có chi phí lớn hơn giá (P
E
).
Hay nói cách khác, các điểm đó đều có tổng chi phí lớn hơn tổng lợi ích (∑MC
i
> ∑MB
i
).
Và đương nhiên, họ sẽ không cung cấp một lượng nhỏ hơn Q
E
vì tất cả các điểm nằm bên
trái của Q
E
đều có tổng chi phí nhỏ hơn giá P
E
(∑MC
i
< ∑MB).
3.2 Tư nhân có cung cấp hàng hoá công cộng
Vấn đề đặt ra ở đây là: liệu tư nhân có cung HHCCTT và nếu cung thì cung bao nhiêu;
Để trả lời câu hỏi này chúng ta xem xét, phân tích mô hình sau (hình 2):









D = ∑MB
i


0
P
E

P
Q
Q
E

E
S = ∑MC
i


Giá
Sản lượng
Hình 1. Điểm cung tối ưu hàng hoá tư nhân trên thị trường
q*
i

MB
i

D = ΣMB

i

S = ΣMC
i

Q*
XH

p*
i

P*
XH

E
E
Σ
i


Hình 2. Sự khác biệt điểm cung tối ưu của cá nhân và xã hội đối với HHCCTT
4


Hình 2 cho thấy sự khác biệt giữa đường cầu (lợi ích biên cá nhân MB
i
) đối với
HHCCTT (ví dụ: nhu cầu đối với hệ thống đèn đường của một người, ngọn hải đăng đối
với một con tàu) và đường cầu của xã hội (tổng lợi ích ∑MB
i

), sự khác biệt này dẫn tới
giá bằng lòng trả (willingness to pay) của cá nhân (p*
i
)

với giá bằng lòng trả của xã hội
(P*
XH
) là rất lớn (P*
XH
>> p*
i
). Lượng cầu của toàn xã hội là Q*
XH
cũng lớn hơn rất nhiều
với lượng cầu của mỗi cá nhân q*
i
. Trong thực tế, để xây dựng hệ thống đèn đường hoặc
ngọn hải đăng chi phí lại rất lớn (MC tới điểm E
∑i
). Sự mâu thuẫn giữa lợi ích của một cá
nhân (MB
i
) với lợi ích xã hội (∑MB
i
), sự mâu thuẫn giữa phần bằng lòng trả của mỗi cá
nhân với chi phí xây dựng HHCCTT, thêm vào đó là các đặc điểm không thể loại trừ,
không có tính chất cạnh tranh trong sử dụng và không thể chia theo khẩu phần dẫn tới
không thể thu phí, hiện tượng “ăn không” xuất hiện. Tóm lại, nếu để tư nhân cung cấp thì
HHCCTT sẽ không ai cung hoặc cung không đầy đủ (q*

i
) (cần nhắc lại ở đây rằng tư
nhân chỉ cung hàng hoá, dịch vụ tới điểm mà MB
i
= MC
i
). Vậy, chính phủ phải là người
cung cấp HHCCTT cho dân chúng, nguồn cung vốn cung cấp HHCC chính là ngân sách
nhà nước, mà thuế suất chính là giá hàng hoá công cộng mà mỗi người dân, mỗi hộ gia
đình phải đóng góp.
3.3 Điểm cung hàng hoá công cộng tối ưu (mô hình cân bằng Lindahl)
Như phần trên chúng ta đã trình bày, nếu để tư nhân hoặc thị trường cung cấp HHCCTT
thì sẽ không có ai cung, hoặc lượng cung rất nhỏ so với lượng cầu của xã hội. Chính vì
vậy mà Chính phủ của các quốc gia phải là người cung HHCCTT (các Chính phủ phải
dùng ngân sách thuê các hãng tư nhân xây dựng sẽ hiệu quả hơn là chính phủ đứng ra xây
dựng các HHCCTT một cách trực tiếp trừ quốc phòng và an ninh). Như vậy, mức cung
nào là hiệu quả, mức thuế (giá HHCC) nào là tối ưu và người dân chấp nhận được? Để trả
lời câu hỏi này chúng ta cùng xem xét ưu nhược điểm mô hình cung hàng hoá công cộng
của Lindahl (hình 3).












Giá
thuế
Chi tiêu của CP
Đường tổng cầu
∑D
i
hay ∑MB
i


D
i

=
MB
i

S =

MC
i

P
2
P
1

G
*


P
1+
P
2

E

Hình 3. Cân bằng Lindahl (
nguồn: Andreu Mas-Colell và cộng sự 1995)

5


Mô hình Lindahl cho thấy rằng, trong cộng đồng dân cư mỗi người có một đường cầu về
HHCC khác nhau, như vậy họ sẵn lòng trả với giá khác nhau để mua HHCC và đường
tổng cầu sẽ là đường tổng của mỗi cá nhân. Mô hình này còn cho thấy rằng lượng hàng
hoá công cộng được hưởng (dịch vụ quốc phòng, dịch vụ của chính phủ) là như nhau đối
với mỗi người dân (G*). Như vậy, điểm cung HHCC theo mô hình này là lượng (G*) và
thuế suất (giá của HHCC) phải dựa vào nhu cầu của mỗi cá nhân.
Cho đến nay mô hình Lindahl là tương đối hợp lý và hoàn thiện. Nhưng mô hình này vẫn
còn những nhược điểm chưa thể khắc phục. Thứ nhất: Những người sẵn lòng trả cao hơn
(có nhu cầu cao hơn về HHCC) sẽ thắc mắc vì sao họ phải trả với giá cao hơn trong khi
đó lượng HHCC người ta được sử dụng (G*) cũng giống như người khác. Thứ hai: Bằng
cách nào để đo, điều tra được nhu cầu về HHCC đối với mỗi thành viên trong xã hội,
hoặc có điều tra được cũng rất tốn kém. Thứ ba: Thuế suất dựa vào đâu? Nếu dựa vào thu
nhập (cái mà các cá nhân cống hiến cho xã hội) sẽ làm cho các cá nhân không nói lên sự
thật về thu nhập và làm giảm nhiệt tình lao động của họ.
4. KẾT LUẬN
Hàng hoá, dịch vụ công cộng thuần tuý là không thể thiếu được với người dân và với một
xã hội, nó là một mảng quan trọng trong quản lý kinh tế nhà nước ở tầm vĩ mô. Quy luật

cung cầu của thị trường HHCCTT hoàn toàn khác quy luật cung cầu của thị trường hàng
hoá tư nhân. Hàng hoá công cộng thuần tuý mang bốn (4) đặc điểm cơ bản đó là: không
cạnh tranh, không loại trừ, không thể phân bổ theo khẩu phần và chi phí biên khi tăng
thêm một người hưởng lợi bằng không (0). Chính vì những đặc điểm này mà HHCCTT
thường dẫn tới hiện tượng tiêu dùng, sử dụng lãng phí, dẫn tới hiện tượng ăn không trong
xã hội.
Có sự khác biệt lớn giữa lượng cung hàng hoá tư nhân và cung hàng hoá công cộng.
Hàng hoá, dịch vụ tư nhân tuân theo quy luật cạnh tranh, quy luật giá cả và quy luật cung
cầu. Tức là khi tổng lợi ích biên còn lớn hơn tổng chi phí biên (∑MB
i
>∑MC
i
), các hãng
tư nhân sẽ nhảy vào sản xuất và lượng cung tăng lên. Ngược lại, khi mà tổng lợi ích biên
nhỏ hơn tổng chi phí biên (∑MB
i
<∑MC
i
), các hãng tư nhân sẽ rút ra khỏi thị trường và
lượng cung giảm. Điểm cân bằng trên thị trường là tại đó tổng lợi ích biên bằng tổng chi
phí biên của xã hội (∑MB
i
=∑MC
i
). Tại điểm này, cung bằng cầu và giá cả thị trường
được xác định. Ở thị trường này “bàn tay vô hình” (thực chất là sự điều hành của lợi
nhuận) hoạt động tích cực.
Nhưng đối với HHCCTT, do chi phối của các đặc điểm đã nêu trên chính vì vậy mà “bàn
tay vô hình” không thể hoạt động. Hơn thế nữa, do lợi ích cá nhân của người hưởng lợi
(MB

i
) rất nhỏ so với chi phí xây dựng HHCC (∑MC
i
), nhưng lợi ích của xã hội (∑MB
i
)
lại rất lớn. Mâu thuẫn giữa lợi ích của cộng đồng và lợi ích cá nhân, chi phí xây dựng
HHCC với lợi ích cá nhân vì thế nếu để cho thị trường hoặc tư nhân cung cấp sẽ không
có hoặc rất ít hàng hoá công cộng được cung cấp. Chính phủ phải là người cung
HHCCTT (cần lưu ý là Chính phủ nên dùng ngân sách thuê tư nhân (thông qua đấu thầu
6
lành mạnh) làm chứ không đứng trực tiếp làm), thuế chính là giá HHCC mà các thành
viên trong xã hội phải trả cho lợi ích về HHCC.
Mô hình Lindanl đưa ra điểm cân bằng tối ưu về cung HHCC, tại đó đường tổng cầu là
tổng nhu cầu của các thành viên trong cộng đồng, thuế phân biệt đối với mỗi thành viên
dựa trên nhu cầu HHCC của mỗi thành viên. Nhưng mô hình này vẫn còn những nhược
điểm khó khắc phục đó là: không hoặc khó đo được nhu cầu thực sự của mỗi thành viên
trong xã hội để ra được mức thuế phù hợp với mỗi thành viên; thứ nữa là, mọi người sẽ
không muốn thể hiện rõ thu nhập của mình (nếu thuế dựa vào thu nhập), và làm giảm
nhiệt tình lao động của các thành viên trong xã hội vì họ sẽ thắc mắc họ được hưởng một
dịch vụ công cộng như người khác, cơ sở nào họ phải đóng thuế cao hơn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Andreu Mas-Colell Michael D. Whinston and Jerry R. Green. 1995. Microeconomic Thory. Oxford
University Press, Inc.
HARTWICK, JOHN AND NANCY OLEWILER. 1998. The Economics of Natural Recource Use, 2
nd
, Inc.
Nguyễn Văn Song. 2005. Kinh tế công cộng. Nhà xuất bản nông nghiệp.
Nguyễn Văn Song. 2007. Cơ sở kinh tế của miễn thuế nông nghiệp và miễn thuỷ lợi phí, những mặt tích

cực và hạn chế. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế. Số 346- tháng 3/2007

×