Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Các tổn thất phát sinh trong vận chuyển thành phẩm và biện pháp giảm thiểu (no.2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.87 KB, 41 trang )

Các tổn thất phát sinh trong vận chuyển thành phẩm và biện pháp giảm thiểu (no.2)
1
I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ VẬN CHUYỂN:
1. Xu thế chung về sự phát triển của vận chuyển trong nền kinh tế hiện nay:
Ngày nay, dưới hơi thở gấp gáp của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là quá
trình toàn cầu hóa mạnh của nền thương mại thế giới. Hàng hóa không còn được
tiêu thụ chính tại nơi sản xuất ra nó, mà nó còn được tiêu thụ ở xa hoặc ở xa nơi
sản xuất. Ví dụ như cà phê, lúa gạo Việt Nam được tiêu thụ rộng rãi ở Châu Âu,
Châu Mỹ, Châu Phi… hoặc các nước Châu Á: Philippines, Indonesia… Ngay trong
lãnh thổ của một quốc gia thì hàng hóa cũng được tiêu thụ khắp các vùng miền
thông qua các đầu mối phân phối. Để làm được điều đó, phải gắn liền với hoạt
động vận chuyển, một hoạt động nhằm thay đổi vị trí (không gian) của hàng hóa
từ nơi này đến nơi khác bắng sức người hoặc các phương tiện vận tải.
Với sự phát triển vượt bậc của kinh tế Việt Nam cũng như của toàn thế
giới. Dòng chảy của nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm sẽ nhanh
hơn và nhiều hơn. Song song với nó quá trình chuyên môn hóa vẫn không ngừng
tiến bộ, đã và sẽ xuất hiện nhiều hơn doanh nghiệp, tổ chức chỉ chuyên môn về
vận chuyển
2. Đặc điểm của hoạt động vận chuyển hàng hóa:
Chúng ta đều biết, sản phẩm dịch vụ không thể hình dung hay sờ, nắm
được như các sản phẩm vật chất khác. Mà có những đặc điểm riêng của nó như
tính vô hình, tính không đồng nhất (đối với các khách hàng khác nhau), tính
không tách rời (sản xuất và tiêu dùng đồng thời), tính dễ hỏng (không thể lưu trữ
được), mà vận chuyển hàng hóa là một sản phẩm như vậy. Chính vì những lý do
đó, khi người ta (khách hàng) chọn mua sản phẩm thì họ sẽ căn cứ chủ yếu vào
minh chứng vật chất công ty cung cấp (chất lượng phương tiện, bến bãi…). Độ tịn
cậy đối với khách hàng
khác và kinh nghiệm chính bản thân họ. Để từ đó khách hàng sẽ có một sự kì vọng về
sản phẩm mà họ sắp mua: nhận hàng có đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng
với số lượng và chất lượng trước khi qua quá trình vận chuyển hay không.
Cũng như bao sản phẩm dịch vu khác, dịch vụ vận chuyển không thể lưu


kho được. Trong khi nhu cầu vận chuyển lại dao động rất lớn. Trong thời kì cao
điểm (các mùa mua sắm) thì các đơn vị vận tải phải có nhiều phương tiện hơn gấp
bội để đảm bảo phục vụ. Ngược lại, khi vắng khách vẫn phải tốn các chi phí cơ bản
và khấu hao
tài sản, duy tu bảo dưỡng phương tiện, chi phí quản lý… Bên cạnh đó, có những
yếu tố doanh nghiệp không thể kiểm soát được như điều kiện thời tiết, giao
thông… cũng tác động không nhỏ đến chất lựơng dịch vụ. Đòi hỏi doanh nghiệp
phải hiểu rõ và đưa ra những giải pháp hợp lý để khai thác tối đa nguồn lực mà
doanh nghiệp sở hữu.
3. Vai trò quan trọng của vận chuyển trong chuỗi cung ứng:
Một cuộc thăm dò nhỏ đối với trên 100 người thuộc các doanh nghiệp sản
xuất và phân phối hàng hóa, vật tư. Câu hỏi đặt ra là: “Logistics là gì?”. Có đến
90% số người được hỏi trả lời logistics là vận chuyển, trong khi đó chỉ có 3% trả
lời đúng ý nghĩa của từ này. Đối với những ai từng nghiên cứu hoặc đã đọc qua các
tài liệu logistics đây quả thực là sự nhầm lẫn khó tin. Nhưng nó cũng chỉ ra rằng
vận chuyển giữ vai trò hết sức quan trọng trong chuỗi cung ứng.
Trước hết về đáp ứng nhu cầu của khách hàng, quản trị vận chuyển sẽ giúp
cho chiến lược marketing của doanh nghiệp thành công trong việc phân phối đủ
rộng và đủ sâu để đáp ứng một cách hoàn hảo nhu cầu của thị trường.
Thứ hai, vận chuyển sẽ đáp ứng yêu cầu về mặt thời gian. Có thể nói yêu
cầu này là cần thiết trong nền kinh tế hiện nay. Vì sao nó lại như vậy? Thật khó có
thể giải thích được nếu bạn không đặt mình vào các tình huống để suy ngẫm.
o Nếu bạn là nhà phân phối, có thể là một siêu thị bạn sẽ nghĩ gì nếu hàng
hóa trong kho của bạn không có để bán cho khách hàng trong ngày hôm
nay, nhưng lại đầy ắp vào ngày hôm sau.
o Công nhân và máy móc của bạn phải trả lương hoặc khấu hao hằng ngày đang
phải đợi nguyên vật liệu do vận chuyển chậm trễ để tiến hành sản xuất.
Chính vì lý do đó, quản trị vận chuyển được xem là huyết mạch của chuỗi cung
ứng. Vì sao ư? đơn giản nó tác động trực tiếp đến dịch vụ khách hàng tốt hay
không tốt, quản trị dự trữ thừa hay thiếu, hoạt động hỗ trợ khách hàng như nhà kho

có hoạt động hiệu quả hay không.
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬN CHUYỂN VÀ LOGISTICS
Không có một hệ thống vận chuyển tốt thì logistics không thể mang những
thuận lợi của nó vào thị trường một cách đầy đủ. Bên cạnh đó một hệ thống vận
chuyển hàng hóa tốt trong hoạt động logistics có thể giúp hoạt động logistics hiệu
quả hơn, giảm chi phí hoạt động và thúc đẩy chất lượng dịch vụ. Một hệ thống
logistics
tốt có thể tăng khả năng cạnh tranh của cả chính phủ và doanh nghiệp.
Ảnh hưởng của sự vận chuyển đến hoạt động logistics:
Sự vận chuyển đóng vai trò liên kết trong việc chuyển đổi nguồn lực vào
các hàng hóa hữu ích chuyển đến ng tiêu dùng. Đó là kế hoạch của các bộ phận
chức năng vào hệ thống vận chuyển hàng hóa để giảm thiểu chi phí tối đa hóa
dịch vụ cho khách hàng. Các hệ thống, 1 khi đc đưa ra phải đc quản lý 1 cách hiệu
quả.
Theo truyền thống những bước liên quan đến công ty riêng biệt cho sản
xuất, vận chuyển, lưu trữ,bán buôn, bán lẻ, tuy nhiên về cơ bản, sản xuất / nhà
máy sản xuất, kho bãi,dịch vụ, cơ sở bán hàng là tất cả thuộc về hoạt động vận tải.
Sản xuất, nhà máy sản xuất yêu cầu lắp ráp các vật liệu, thành phần, và nguồn
cung cấp, có hoặc không cần lưu trữ, chế biến và xử lý vật liệu trong nhà máy và
hàng tồn kho nhà
máy.
Dịch vụ kho bãi giữa thực vật và các cửa hàng tiếp thị liên quan đến vận
tải riêng biệt. Cơ sở bán hàng hoàn thành các chuỗi với giao hàng cho người tiêu
dùng. Các nhà sản xuất hạn chế để sản xuất hàng hoá, để tiếp thị và phân phối cho
các công ty khác. Kho bãi và lưu trữ có thể được xem xét trong điều khoản của
dịch vụ quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm. Đã có thay đổi lớn trong số
lượng và vị trí của cơ sở với việc đóng cửa nhà kho của nhiều người sử dụng duy
nhất và một mở rộng các cơ sở củng cố và trung tâm phân phối. Những phát triển
phản ánh các yếu tố như dịch vụ vận chuyển tốt hơn và áp lực để cải thiện hiệu
suất hoạt động logistics.

III. QUẢN TRỊ VẬN CHUYỂN CẦN THIẾT PHẢI CÓ SỰ NHẤT QUÁN
GIỮA CÁC BÊN THAM GIA.
Vì sao phải như vậy? các thành phần tham gia trong quá trình vận chuyển hàng
hóa gồm hai nhân tố chính : nhân tố bên trong (người gửi hàng, người nhận hàng,
đơn vị vận tải). Nhân tố bên ngoài (chính phủ và công chúng). Để có thể dễ dàng
hình dung hơn thì có thể sơ lược các thành phần tham gia cụ thể như sau:
o Người gửi hàng (shipper): là người yêu cầu vận chuyển hàng hóa đến địa
điểm nhất định trong khoảng thời gian cho phép.
o Người nhận hàng (consiqie: còn gọi là khách hàng) là người yêu cầu
được chuyển hàng hóa đến đúng địa điểm, đúng thòi gian, đúng số
lượng và chất lượng đã thỏa thuận với bên người gửi.
o Đơn vị vận tải (carrier) : là chủ sở hữu và vận hành các phương tiện vận tải.
o Chính phủ: thường là người đầu tư và quản lý hạ tầng hệ thống giao thông
cho con đường vận chuyển.
o Công chúng: là thành phần rất quan tâm đến hoạt động vận chuyển hàng
hóa nói riêng và giao thông vận tải nói chung.
1. Nhân tố bên trong (lợi ích cục bộ) :
Sự phát triển của phân công lao động cũng như nguồn lực của doanh
nghiệp là có hạn, doanh nghiệp không thể

ôm đồm

cả sản xuất và phân
phối cho khách hàng nên doanh nghiệp vận tải đóng vai trò như một mắc
xích giữa doanh nghiệp sản xuất và khách hàng của họ. Để hoạt động được
diễn ra thuận lợi thì cần có những chứng từ mang tính pháp lý như vận đơn
(còn gọi là hợp đồng) và hóa đơn.
o Sự chấp nhận luật chơi: ở khía cạnh này chúng tôi không đặt thành vấn đề là có
bao nhiêu điều khoản? Hay hóa đơn như thế nào? Mà điều đáng quan tâm
là các bên tham gia thực hiện các điều khoản như thế nào? Trong thực

tế,chi phí của doanh nghiệp cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và sản
phẩm của các doanh nghiệp từ vài đến vài chục phần trăm trong tổng ngân
sách hoạt động
của một kỳ kinh doanh. Cho nên việc các bên tham gia thực hiện đúng giao kèo
đã cam kết là tiên quyết. Nếu giao kèo bị đổ vỡ không những làm cho các
bên bị thiệt hại về mặt kinh tế, và tệ hơn là lúc các bên vào

cuộc chiến


(khiếu nại
vận tải) đem lại sự phiền toái, ảnh hưởng đến nhân lực và tài lực, thậm chí là
tương lai của các doanh nghiệp.
o Sự linh hoạt trong hợp tác để đạt hiệu quả cao nhất : Theo quan điểm đồng
minh chiến lược, thì các bên tham gia trong một quá trình diễn ra các hoạt
động kinh tế phải xem các đối tác của mình như các đồng minh chiến lược.
Chính sự hỗ trợ tích cực từ bên này sẽ tạo thành lợi thế cạnh tranh không
nhỏ cho bên
kia. Đối với vận chuyển, cũng theo nhu cầu không ổn định hàng hóa mà
các bên tham gia phải linh hoạt trong việc kí kết các hợp đồng vận chuyển
và các điều khoản trong hợp đồng như :
 Hợp đồng dài hạn: thời gian hợp đồng từ một năm trở lên áp dụng
cho những mặt hàng có khối lượng lớn, tầng số tương đối đều đặn và
ổn định.
 Hợp đồng ngắn hạn: tương tự như hợp đồng dài hạn nhưng thời
hạn hợp đồng là từng tháng, từng quý.
 Hợp đồng từng chuyến: áp dụng trong những lô hàng đột xuất không
nằm trong kế hoạch của chủ hàng.
Phần đông số người sẽ lời câu hỏi : mục đích của kinh doanh là lợi nhuận và
để tăng lợi nhuận thì phải quản lý chi phí hoặc là giảm chi phí. Nhưng trong

một quá trình (logistics) thì chi phí của cả quá trình mới là điều quan trọng.
Nếu chỉ quản lý chi phí tốt nhất cho một cá thể mà gây biến động tăng chi phí
của cả một tập
thể thì quá trình đó không hiệu quả.
2. Nhân tố bên ngoài (lợi ích tổng thể xã hội) :
Chính phủ : như đã nói ở trên chính phủ là người đầu tư các hạ tầng
cơ sở giao thông như : đường xá, bến cảng Hằng năm chính phủ phải đầu tư
đến vài chục % của GDP cho các hạng mục này để đầu tư cho cho việc phát
triển kinh tế xã hội. Chính vì hoạt động vận chuyển có ảnh hưởng không nhỏ
đến nền kinh tế quốc dân, môi trường xã hội, môi trường sinh thái và chất
lượng cuộc sống cộng đồng nên song song với việc đầu tư thì nhà nước cũng
can thiệp vào các hoạt động vận chuyển thể hiện dưới nhiều hình thức trực
tiếp hay gián tiếp
như : luật và các văn bản dưới luật, chính sách khuyến khích hoặc giới hạn quyền
sở hữu các phương tiện vận tải, giới hạn hoặc mở rộng thị trường, quy định
giá, hỗ trợ phát triển ngành giao thông vận tải Trên thực tế Việt Nam, nhà
nước độc
quyền các hình thức công cộng như đường sắt (Tổng công ty đường sắt), Việt
Nam Airline, Tổng công ty đường sông tác động không nhỏ đến chất lượng
vận chuyển. Ví dụ như thành phố Đà Nẵng thì ga đường sắt nằm ngay ở trung
tâm thành phố sẽ làm cản trở sự phát triển của vận chuyển nói chung và
logistics nói riêng.
Công chúng : chính là người được hưởng lợi nhiều nhất từ các hoạt
động vận chuyển. Tuy nhiên trong thực tế thì thành phần này cũng tác động
không nhỏ đến hoạt động vận chuyển.Trên báo Thanh Niên có bài viết dài kỳ
phản ánh về

văn hóa giao thông

ở Việt Nam. Tình trạng mạnh ai nấy đi đã

làm tắc nghẽn
giao thông tại các thành phố lớn tác động không nhỏ đến hoạt động vận chuyển,
tồi tệ hơn là có thể làm cho các bên tham gia đỗ vỡ hợp đồng.
Tóm lại, để cho vận chuyển có chất lượng thì phải có sự đồng bộ của các nhân tố
tác động trực tiếp đến nó.
IV. VÌ SAO PHẢI CÓ SỰ PHỐI HỢP CÁC PH
Ƣ
ƠNG TIỆN VẬN TẢI
?
Để hoàn thành các đơn hàng (hợp đồng) thì các doanh nghiệp thường phối hợp các
phương tiện vận tải để tạo ra một sản phẩm có chất lượng tối ưu nhất.
1. Vận tải đơn phương thức (phối hợp nhiều trọng tải).
Thông thường hoạt động cung ứng hàng hóa ở mỗi vị trí là khác
nhau. Ngoài việc bố trí mạng lưới vận chuyển thì các doanh nghiệp thường
phối hợp nhiều trọng tải khác nhau tùy theo khối lượng hàng hóa và địa bàn
vận chuyển. Ví dụ: doanh nghiệp dùng xe rơ-móc vận chuyển thùng tải
(côngterno) đến 30 tấn chỉ để hoàn thành đơn hàng với đối tác là 5 tấn . Điều
này thật là phi lý. Ngoài ra còn phụ thuộc vào cơ sở đường xá, hệ thống kênh
rạch để phục vụ cho việc vận chuyển. Cho nên doanh nghiệp thường phối
hợp nhiều trọng tải khác nhau như xe tải (đường bộ) là 1, 2, hoặc 5, 10
tấn Xà lan, tàu (đường thủy). Ngoài việc linh hoạt và hiệu quả thì cũng cắt
giảm một phần chi phí của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, vận tải đơn phương thức chỉ được sử dụng chủ yếu trong một
khoảng cách hẹp, khối lượng giao dich thường không lớn. Còn đối với những
hợp đồng xuyên quốc gia, qua Châu Âu hay Châu Á chẳng hạn thì xin mời
vào phần tiếp theo.
2. Vận chuyển đa phương thức :
Chính những nhược điểm của vận chuyển đơn phương thức, khi vận
chuyển trên nhiều tuyến đường khác nhau thì phải giao dịch với từng người
vận chuyển, phải thượng lượng với nhiều đầu mối vận chuyển khác nhau, sẽ

làm cho các chủ hàng mệt mỏi vì phải đầu tư quá nhiều nhân lực và chi phí
mà không hẳn đã thấp hơn. Nếu một doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phối hợp
tốt nhất hai loại phương tiện vận tải, sử dụng một chứng từ duy nhất và chịu
hoàn toàn về quá trình vận chuyển hàng hóa sẽ được ưu tiên bởi ưu thế trọn
gói giao dịch và giá cả hợp lý của nó.
Chính vì yếu tố đặc thù của các phương thức vận tải như :
o Đường biển : giá thành rẻ, thời gian vận chuyển dài và bị giới hạn
về địa điểm giao nhận.
o Đường sắt : giá thành rẻ, thời gian trung bình, bị giới hạn về địa
điểm giao nhận.
o Đường bộ : nhanh, thuận tiện, chi phí tương đối cao.
o Đường hàng không : nhanh, giá thành cao.
o Đường ống : tương đối hiệu quả nhưng bị giới hạn hàng hóa.
Với bảng xếp hạng đặc điểm các phương thức cụ thể (1 là tốt nhất,
nhanh nhất,và rẻ nhất ; 5 là tối nhất, chậm nhất và đắt nhất)
Các chỉ tiêu Đường sắt
Đường
thủy
Đường bộ
Đường
hàng
không
Đường
ống
1.Tốc độ 3 4 2 1 5
2. Tính liên
tục
4 5 2 3 1
3. Độ tin cậy 3 5 2 4 1
4. Năng lực

vận chuyển
2 1 3 4 5
5. Tính
linh hoạt
2 4 1 3 5
6. Chi phí 3 1 4 5 2
Tổng 17 20 14 20 19
Xét trên yếu tố tốc độ và chi phí doanh nghiệp dùng vận tải đơn
phương thức thì chỉ đạt là nhanh nhất hay rẻ nhất mà thôi nên vận tải
đa phương thức sẽ tạo ra được dịch vụ tối ưu.Ví dụ một hợp đồng vận
chuyển hàng hoá (30 tấn) từ Hà Nội đến Quảng Nam là 10 ngày.
Dùng bằng 2 cách:
Đơn phương thức:
Đường Bộ
Hà Nội
6 ngày, 30 triệu đồng
Quảng Ngãi
Đa phương thức:

Nội
Đường
bộ
1 ngày, 5 tr.đ
Hải
Phòng
Đường
t

huỷ
7ngày, 15tr.đ

Đà
Nẵng
Đường
bộ
1 ngày,5 tri.đ
Quảng
Ngãi
Vận chuyển đa phương thức lợi dụng được ưu thế vốn có của mỗi loại phương tiện,
và do đó có thể cung cấp dịch vụ thống nhất với tổng chi phí thấp nhất. Đây là điều
cần thiết trong vận chuyển hàng hoá nói riêng và logistics nói chung. Tất nhiên
việc kết hợp các phương thức vận tải còn xét đến tính khả thi của nó ví dụ hàng
không là gần như không thực hiện được.
V. CÁC HÌNH THỨC VẬN TẢI ĐA PH
Ƣ
ƠNG THỨC TRÊN THẾ GIỚI
1. Mô hình vận tải đường biển - vận tải hàng không (Sea/air)
Mô hình này là sự kết hợp giữa tính kinh tế của vận tải biển và sự ưu việt
về tốc độ của vận tải hàng không, áp dụng trong việc chuyên chở những hàng hoá
có giá trị cao như đồ điện, điện tử và những hàng hoá có tính thời vụ cao như
quần áo, đồ chơi, giầy dép. Hàng hoá sau khi được vận chuyển bằng đường biển
tới cảng chuyển tải để chuyển tới người nhận ở sâu trong đất liền một cách nhanh
chóng nếu vận chuyển bằng phương tiện vận tải khác thì sẽ không đảm bảo được
tính thời vụ hoặc làm giảm giá trị của hàng hoá, do đó vận tải hàng không là
thích hợp nhất.
2. Mô hình vận tải ôtô - vận tải hàng không (Road - Air)
Mô hình này sử dụng để phối hợp cả ưu thế của vận tải ôtô và vận tải hàng
không. Người ta sử dụng ôtô để tập trung hàng về các cảng hàng không hoặc từ các
cảng hàng không chở đến nơi giao hàng ở các địa điểm khác. Hoạt động của vận
tải ôtô thực hiện ở đoạn đầu và đoạn cuối của quá trình vận tải theo cách thức này
có tính linh động cao, đáp ứng cho việc thu gom, tập trung hàng về đầu mối là sân

bay phục vụ cho các tuyến bay đường dài xuyên qua Thái bình dương, Ðại tây
dương hoặc liên lục địa như từ Châu Âu sang Châu Mỹ
3. Mô hình vận tải đường sắt - vận tải ôtô (Rail - Road)
Ðây là sự kết hợp giữa tính an toàn và tốc độ của vận tải đường sắt với tính
cơ động của vận tải ôtô đang được sử dụng nhiều ở châu Mỹ và Châu Âu. Theo
phương pháp này người ta đóng gói hàng trong các trailer được kéo đến nhà ga
bằng các xe kéo goi là tractor. Tại ga các trailer được kéo lên các toa xe và chở đến
ga đến. Khi đến đích người ta lại sử dụng các tractor để kéo các trailer xuống và
chở đến các địa điểm để giao cho người nhận.
4. Mô hình vận tải đường sắt-đường bộ-vận tải nội thuỷ - vận tải đường
biển (Rail /Road/Inland waterway/sea)
Ðây là mô hình vận tải phổ biến nhất để chuyên chở hàng hoá xuất nhập
khẩu. Hàng hoá được vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ hoặc đường nội thuỷ
đến cảng biển của nước xuất khẩu sau đó được vận chuyển bằng đường biển tới
cảng của nước nhập khẩu rồi từ đó vận chuyển đến người nhận ở sâu trong nội địa
bằng đường bộ,
đường sắt hoặc vận tải nội thuỷ. Mô hình này thích hợp với các loại hàng hoá
chở bằng container trên các tuyến vận chuyển mà không yêu cầu gấp rút lắm về
thời gian vận chuyển.
5. Mô hình cầu lục địa (Land Bridge)
Theo mô hình này hàng hoá được vận chuyển bằng đường biển vượt qua
các đại dương đến các cảng ở một lục địa nào đó cần phải chuyển qua chặng đường
trên đất liền để đi tiếp bằng đường biển đến châu lục khác. Trong cách tổ chức vận
tải này, chặng vận tải trên đất liền được ví như chiếc cầu nối liền hai vùng biển hay
hai đại dương.

I. TỔN THẤT LÀ GÌ.?
Tổn thất chung là những hy sinh và chi phí bất thường được thực hiện
một cách có chủ ý và hợp lý vì an toàn chung nhằm cứu phương tiện vận
chuyển, hàng hóa, hành lý, tiền cước vận chuyển hàng hóa, tiền công vận

chuyển hành khách… thoát khỏi hiểm họa chung.
Tổn thất chung có bốn tiêu chí đặc trưng như sau:
• Tiêu chí thứ nhất: Hy sinh và chi phí bất thường: những hy sinh và chi
phí trong điều kiện bình thường không xảy ra.
• Tiêu chí thứ hai: Hành động có chủ ý và hợp lý: hành động có ý thức
của con người. Họ nhận thức được việc mình làm và chủ động làm việc
đó.
• Tiêu chí thứ ba: Hiểm họa có thực: hiểm họa đang tồn tại trong thực
tế, làm cho phương tiện và hàng hóa lâm vào tình trạng nguy hiểm.
• Tiêu chí thứ tư: Vì an toàn chung: vì an toàn cho cả phương tiện vận
chuyển và hàng hóa. Nếu chỉ vì an toàn riêng cho phương tiện vận
chuyển hoặc vì an toàn riêng cho hàng thì không được công nhận là tổn
thất chung.
II. NHỮNG TỔN THẤT TH
Ƣ
ỜNG GẶP TRONG VẬN CHUYỂN
HÀNG
HÓA
1. Tổn thất trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đ
ƣ
ờng bộ
Các nhà kinh tế học đã ví rằng: “Nếu nền kinh tế là một cơ thể sống, trong
đó hệ thống giao thông là các huyết mạch thì vận tải là quá trình đưa các chất
dinh dưỡng đến nuôi các tế bào của cơ thể sống đó”.
Từ khi nền kinh tế sản xuất hàng hoá ra đời cho đến nay, vận tải hàng hoá
luôn đóng vai trò là một mắt xích trọng yếu của quá trình sản xuất, đảm trách
khâu
phân phối và lưu thông hàng hoá, góp phần vào sự phát triển của xã hội.
Trong đó, vận tải nội địa là một phần quan trọng của chuỗi logistics và là
phần không thể tách rời khỏi dây chuyền cung ứng sản phẩm, dịch vụ tới người

tiêu dùng.
Tuy nhiên, quá trình vận chuyển hàng hóa tới người tiêu dùng hoàn toàn
không đơn giản và luôn phải chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Vì vậy mà
hàng hóa trong quá trình vận chuyển trước khi tới tay người tiêu dùng có thể
bị hư hỏng và tổn thất nặng nề.
a. Các rủi ro và tổn thất đối với hàng hóa vận chuyển nội địa
 Trong khi vận tải hàng hóa bằng đường sắt, đường thủy nội địa chưa phát triển
xứng tầm thì vận tải ô tô vẫn đang giữ vai trò chủ đạo trong vận tải quốc nội.
Tuy nhiên, khả năng lưu thông và bảo đảm an toàn trong vận tải đường bộ ở
Việt Nam còn hạn chế, như hệ thống đường bộ chưa đảm bảo, chất lượng
phương tiện vận
tải và đội ngũ lái xe còn yếu và thiếu…
 Điều đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc hàng hóa bị hư tổn. Vì
sao tôi nói vậy ư? Bạn hãy tưởng tượng xem chuyện gì xảy ra khi bạn đang vận
chuyển một khối lượng hàng hóa tương đối lớn tới kho của nhà phân phối.
Nhưng trên đường bạn phải đi qua, người ta bắt dừng lại vì đường đang thi
công và yêu cầu bạn chờ tới khi đường được hoàn tất, hoặc yêu cầu bạn chạy
tránh qua đường khác? Sự cố này khiến bạn phải mất khá nhiều thời gian chờ
đợi, tuy nhiên sản phẩm mà bạn đang vận chuyển là một trong những loại sản
phẩm có hạn sử dụng ngắn hoặc dễ hư hỏng. Chẳng hạn, sản phẩm đó là thực
phẩm hoặc nông sản. Nếu
kéo dài thời gian vận chuyển, sản phẩm có thể bị hư vì để trong điều kiện thời
tiết nóng ẩm, hoặc nhiệt độ quá cao. Và còn tổn thất nhiều hơn nếu sản phẩm
được vận chuyển về kho đông lạnh. Bên cạnh đó, như chúng ta đã biết giao
thông lên
những vùng sâu, vùng xa hết sức khó khăn. Đường gập ghềnh, khúc khuỷu, khó
đi cũng ảnh hưởng không tốt đến hàng hóa nằm trong xe đang được vận
chuyển,
cũng như sẽ làm cho thời gian giao hàng bị chậm trễ, ảnh hưởng đến uy tín
của doanh nghiệp.

Bên cạnh vấn đề cơ sở hạ tầng giao thông nguyên nhân dễ thấy nhất thì hàng
hóa còn bị tổn thất vì nhiều nguyên nhân khác.
 Hàng hóa trước khi được vận chuyển thì sẽ được đóng gói và đóng kiện, sau
đó là chất xếp lên xe. Vì vậy, chất xếp không đúng cách sẽ khiến hàng hóa
dễ bị dập nát, vỡ vụn hay biến dạng khi gặp va chạm trên đường vận chuyển.
Nhất là khi đi qua những đoạn đường gập ghềnh.Mỗi loại hàng hoá lại có
những đặc điểm riêng của nó. Ví dụ như hàng nông sản là loại hàng mau
hỏng, dễ biến đổi chất lượng còn hàng máy móc, thiết bị lại thường cồng
kềnh, khối lượng và
kích cỡ lớn, Chính những đặc điểm riêng này của hàng hoá sẽ quy định
cách bao gói, xếp dỡ, chằng buộc hàng hoá sao cho đúng quy cách, phù hợp
với từng loại hàng để nhằm đảm bảo chất lượng của hàng hoá trong quá trình
giao nhận và chuyên chở hàng hoá.
Trong trường hợp này, những nguyên nhân có thể làm hàng hóa bị tổn thất là:
 Bao bì không chắc chắn. Một lô hàng dụng cụ máy móc được đóng
trong pallet. Khi xe nâng mang pa
l
l et vào container thì thấy tình trạng
hàng hóa tốt nhưng khi tới cảng đến thì phát hiện thấy phần đế pa
l
l et
bị hư hỏng, hàng hóa bị nghiêng đổ. Loại bao bì hay kiện gỗ phải
dùng xe nâng (forklift) để chất xếp hàng. Cho nên cần chú ý chất liệu
gỗ đóng kiện phải tốt và cách đóng kiện phải chắc chắn.
 Bao bì bị ảnh hưởng trước khi đóng hàng vào container. Một lô hàng may
mặc được đóng trong thùng carton. Trong quá trình vận chuyển từ nhà
máy ra kho hàng CFS (kho thu gom hàng lẻ) có một số thùng carton bị
2
nước mưa thấm vào. Đánh giá sơ bộ, nhà máy cho rằng tình hình đó
không ảnh hưởng hàng hóa. Tuy nhiên, thực tế khi hàng đến nơi thì toàn

bộ thùng carton bị hư hại, ảnh hưởng đến hàng hóa bên trong. Điều rút
2
kinh nghiệm là nên xử lý ngay ở cảng xếp khi bao bì có vấn đề (dù ít
hay nhiều) tránh tổn thất phát sinh không lường trước được.
 Cách chất xếp hàng hóa trong container. Yêu cầu hàng hóa phải được
đóng đầy và chặt trong container, tránh chừa khoảng không sẽ làm cho
hàng hóa bị xê dịch trong quá trình vận chuyển. Hàng nặng được đặt ở
dưới, hàng nhẹ xếp ở trên nhưng chú ý không làm ảnh hưởng đến lô hàng
bên dưới.
 Trong quá trình vận chuyển, hàng hóa có thể bị ướt trời mưa vì chất lượng
thùng kém.
 Đối với những sản phẩm như thực phẩm đông lạnh thì khi bị thấm
nước cũng không gây ra tổn thất nặng. Nhưng với những sản phẩm
thời trang may mặc, khi bị thấm nước chất lượng sản phẩm sẽ xuống
cấp, nghiêm trọng hơn là bị hư hỏng hoàn toàn. Trong trường hợp
này, công ty sẽ phải tốn chi phí khá lớn để phục hồi và có thể là hủy
toàn bộ lô hàng.
 Đối với những sản phẩm có tính nhạy cảm với thời tiết, như: nông
sản…thì sự thay đổi của khí hậu, thời tiết khi bị chuyển giữa các
vùng có khí hậu khác nhau cũng là nguyên nhân làm hàng hóa hư
hỏng và biến dạng.
 Một thực trạng đáng báo động hiện nay là tai nạn giao thông đường
bộ ngày càng gia tăng. Và vấn đề tai nạn giao thông cũng góp phần
không nhỏ gây tổn thất cho hàng hóa. Vì hàng hóa có thể bị bể, biến
dạng sau một vụ tai nạn giao thông. Hoặc nặng hơn là hư hoàn toàn
nếu va đập quá mạnh. Nguyên nhân gây ra tai nạn có thể do người
tài xế, do chất lượng đường giao thông không đảm bảo cũng có thể
do chất lượng xe đã xuống cấp trầm trọng và chưa được nâng cấp,
sữa chữa hay bảo hành, bảo trì.
 Bên cạnh đó, hàng hóa bị mất cắp trong quá trình vận chuyển là

nguyên nhân làm hàng hóa bị thiếu hụt khi tới kho của các nhà phân
phối. Rút ruột container là một thực trạng đáng báo động hiện nay.
Đã có lúc doanh nghiệp bị mất hàng triệu USD vì nạn rút ruột, và
hành vi này gây tổn thất nghiêm trọng tới bộ mặt và uy tín của
doanh nghiệp.
 Hàng hóa còn bị hư hỏng vì những nguyên nhân chủ quan khác mà
con người khó lòng kiểm soát. Đó là vì thiên tai, động đất bất ngờ
xảy ra hay do hậu quả của chiến tranh, bạo động gây ra. Những điều
này ít nhiều làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm cũng như thời
gian giao hàng của các doanh nghiệp.
Như vậy, hàng hóa trước khi đưa được đến tay người tiêu dùng có thể vì
nhiều nguyên nhân khác nhau mà bị hư hỏng theo từng mức độ khác nhau. Tuy
nhiên, cho dù hư hỏng xảy ra là nặng hay nhẹ thì cũng đều gây cho doanh nghiệp
một sự tổn thất nặng nề kể cả về tài chính và uy tín. Vì vậy, để khắc phục những
tổn thất và mang lại cho doanh nghiệp có hoạt động vận tải đường bộ hiệu quả
hơn thì một số giải pháp được đề nghị như sau.
b. Các giải pháp cho vận tải đ
ƣ
ờng bộ.
 Đầu tư xây dựng và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Tuy nhiên
đây là giải pháp mang tính chủ quan vì nó không nằm trong quyền xử lý của
một
doanh nghiệp.
 Đào tạo nâng cao tay nghề và bằng cấp cho đội ngũ lái xe, phụ xe. Nhằm hạn
chế tai nạn giao thông và những va đập gây tổn thất xảy ra.
 Đào tạo những kiến thức và kỹ năng cần thiết về bốc dỡ cũng như sắp xếp
hàng hóa lên xe nhằm hạn chế hàng hóa hư hỏng trong khi vận chuyển.
 Đầu tư cho chất lượng của dàn xe vận chuyển. Để đảm bảo chất lượng vận tải
tốt.( Hino cho ra dàn xe tải mới, chất lượng cao serie 300).
 Doanh nghiệp nên gắn thiết bị định vị (hộp đen) cho tất cả các xe

 Doanh nghiệp nên tu sửa lại bản lề của cửa xe và có kí hiệu riêng để đánh dấu
 Doanh nghiệp nên đầu tư mua xe vận tải và rơmooc chất lượng, không nên
ham hàng giá rẻ.
 Xiết chặt quy trình đóng gói, đóng kiện dưới sự giám sát chặt chẽ và phải
có niêm phong trên mỗi kiện hàng đã được đóng.
 Yêu cầu các tài xế và phụ xe ký cam kết bảo đảm về số lượng và chất lượng
hàng hóa. Nếu không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

×