Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

đáp án đề thi thực hành tốt nghiệp khóa 3 - kế toán doanh nghiệp - mã đề thi ktdn - th (27)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.13 KB, 3 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐÁP ÁN
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 – 2012)
NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề thi: ĐA KTDN - LT 27


Câu 1: (2 điểm)
1. Khái niệm khấu hao TSCĐ (0,25 điểm)
- Khấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên
giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của
tài sản cố định.
Ngoài việc doanh nghiệp lựa chọn phương pháp để tính khấu hao thì vấn đề
tính nguyên giá cũng được quan tâm. Do đó ta có thể thấy nguồn vốn của doanh
nghiệp có thể bảo toàn và phát triển được cần phải lưu ý:
+ Xác định đúng giá trị nguyên giá của tài sản của tài sản cần tính khấu hao.
+ Phương pháp tính khấu hao phù hợp.
+ Thời gian tính khấu hao.
+ Số tiền tính khấu hao được trích lại để hình thành quỹ khấu hao nhằm tái tạo
TSCĐ.
2.Phân biệt khấu hao và hao mòn TSCĐ (0,75 điểm)
Hao mòn TSCĐ
* Khái niệm:
Hao mòn TSCĐ là sự giảm sút về mặt giá
trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do TSCĐ
tham gia vào các hoạt động của doanh
nghiệp và do các nguyên nhân khác.
* Bản chất:


Là một hiện tượng khách quan mà trong
quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn do
các nguyên nhân khác nhau: Tham gia vào
hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD),
các nguyên nhân tự nhiên (Hao mòn hữu
hình: Giảm sút giá trị và giá trị sử dụng),
do tiến bộ khoa học kỹ thuật gây ra (Hao
mòn vô hình: giảm sút thuần tuý về mặt
giá trị).
Khấu hao TSCĐ
Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ một cách
có hệ thống giá trị phải khấu hao của
TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu
ích của tài sản đó vào giá trị sản phẩm,
hàng hoá, dịch vụ được sáng tạo ra.
Là một biện pháp chủ quan của con người
nhằm thu hồi số vốn đã đầu tư vào TSCĐ.
Vì TSCĐ được đầu tư mua sắm để sử
dụng nên được hiểu như một lượng giá trị
hữu dụng được phân phối cho SXKD
trong suốt thời gian sử dụng hữu ích. Do
đó, việc trích khấu hao là việc phân phối
giá trị TSCĐ đồng thời là biện pháp thu
hồi vốn.
Chỉ tính và trích khấu hao đối với những
* Phạm vi:
Tính hao mòn cho tất cả các TSCĐ thuộc
sở hữu của doanh nghiệp kể cả TSCĐ
tham gia vào SXKD hay không tham gia
vào SXKD (sử dụng cho hoạt động khác).

* Mối quan hệ
Hao mòn TSCĐ là cơ sở để tính khấu hao
TSCĐ

TSCĐ tham gia vào hoạt động SXKD.

Trích khấu hao phải phù hợp mức độ hao
mòn của TSCĐ và phải phù hợp với quy
định hiện hành về chế độ trích khấu hao
TSCĐ do Nhà nước quy định.

2.Tính được mức khấu hao cho bài tập (1 điểm)
+ Tính tỷ lệ khấu hao bình quân: T
k
= 1/5 * 100 = 20% (0,25 điểm)
+ Tính tỷ lệ khấu hao cố định: T
kh
= 20% * 2 = 40% (0,25 điểm)
+ Kết quả bảng tính khấu hao hàng năm của tài sản cố định như sau: (0,5 điểm)
Đơn vị tính: 1triệu đồng
Năm Mức khấu hao hàng năm Mức khấu hao luỹ kế Giá trị còn lại
1 200 * 40% = 80 80 120
2 120 * 40% = 48 128 72
3 72 * 40% = 28,8 156,8 43,2
4 43,2 * 40% = 17,28 174,08 25,92
5 25,92 * 40% = 10,368 184,448 15,552
Câu 2: (5 điểm)
1. Xác định thuế TNDN và lợi nhuận sau thuế? (1 điểm)
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Hệ số thanh toán lãi vay =

Lãi vay phải trả
= 4
→ Lợi nhuận trước thuế và lãi vay: 4 x 100 = 400 (triệu đồng)
→ Lợi nhuận trước thuế: 400 – 100 = 300 (triệu đồng)
→ Thuế thu nhập công ty phải nộp: 300 x 25% = 75 (triệu đồng)
→ Lợi nhuận sau thuế: 300 – 75 = 225 (triệu đồng)
2. Xác định mức độ tác động của các nhân tố tới ROE (1,5 điểm)
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên tổng tài sản
=
Tổng tài sản
= 10%
→ Tổng tài sản = 225/10% = 2.250 (triệu đồng) = Tổng nguồn vốn
Mà:
Nợ phải trả
Hệ số nợ =
Tổng nguồn vốn
= 50%
→ Nợ phải trả: 50% x 2.250 = 1.125 (triệu đồng)
→ Nguồn vốn chủ sở hữu: 2.250 - 1.125 = 1.125 (triệu đồng)
→ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu: 225/1.125 = 0,2 (hay 20%)
Mà:
Lợi nhuận sau thuế 225
Hệ số lãi ròng =
Doanh thu thuần
=
3.200
= 0,0703
Doanh thu thuần 3.200

Vòng quay tổng tài sản =
Tổng tài sản
=
2.250
= 1,42

1 1
1 - Hệ số nợ
=
1 – 50%
= 2
Như vậy: Hệ số lãi ròng làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu giảm 0,0703 lần;
vòng quay tổng tài sản làm ROE tăng 1,42; Hệ số nợ làm ROE tăng lên 2 lần
3. Dự kiến bảng cân đối kế toán (2,5 điểm)
Với tổng nguồn vốn là 2.250 (triệu đồng) ở câu 2 ta có
Nợ ngắn hạn: 30% x 1.125 = 337,5 (triệu đồng)
Nợ dài hạn: 1.125 - 337,5 = 787,5 (triệu đồng)
Tài sản ngắn hạn
Hệ số thanh toán hiện thời =
Nợ ngắn hạn
= 3
→ Tài sản ngắn hạn: 3 x 337,5 = 1.012,5 (triệu đồng)
→ Tài sản dài hạn: 2.250 - 1.012,5 = 1.237,5 (triệu đồng)
Ta có giá vốn hàng bán: 3.200 – 400 – 100 = 2.700 (triệu đồng)

Giá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bình quân
= 6
→ Hàng tồn kho bình quân = 2.700/6 = 450 (triệu đồng)

Mà:
Vòng quay các khoản phải thu: 360/36 = 10 (vòng)
Doanh thu thuần
Khoản phải thu bình quân =
Vòng quay các khoản phải thu
→ Khoản phải thu bình quân: 3.200/10 = 320 (triệu đồng)
→ Tài sản ngắn hạn khác (vốn bằng tiền, tài sản lưu động khác):
1.012,5 – 320 – 450 = 242,5 (triệu đồng)
→ Bảng cân đối kế toán dự kiến:
Đvt: triệu đồng
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
I. Tài sản ngắn hạn 1.012,5 I. Nợ phải trả 1.125
1. Vốn bằng tiền 242,5 1. Nợ ngắn hạn 337,5
2. Khoản phải thu 320 2. Nợ dài hạn 787,5
3. Hàng tồn kho 450
II. Tài sản dài hạn 1.237,5 II. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.125
Tổng tài sản 2.250 Tổng nguồn vốn 2.250

×