Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

đáp án đề thi thực hành tốt nghiệp khóa 3 - kế toán doanh nghiệp - mã đề thi ktdn - th (29)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.13 KB, 3 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐÁP ÁN
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 – 2012)
NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề thi: ĐA KTDN - LT 29

Câu 1: (2 điểm)
1. Khái niệm đầu tư dài hạn của DN (0,25 điểm)
Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp chính là hoạt động bỏ vốn để mua sắm, xây dựng
hình thành các tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình, hình thành lượng
tài sản lưu động thường xuyên cần thiết phù hợp với một qui mô kinh doanh nhất định
hoặc để góp vốn liên doanh dài hạn hoặc để mua cổ phiếu, trái phiếu của đơn vị khác
nhằm thu lợi nhuận
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới đầu tư dài hạn của DN (0,75 điểm)
a. Chính sách kinh tế của Nhà nước trong việc phát triển nền kinh tế
Thông qua chính sách kinh tế, pháp luật và biện pháp kinh tế, Nhà nước tạo
môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, đi theo
quĩ đạo của kế hoạch vĩ mô
Nhà nước định hướng đầu tư phát triển kinh doanh, khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tư vào những ngành nghề có lợi cho quốc kế, dân sinh
Bởi thế, để đi quyết định đầu tư, trước tiên các doanh nghiệp cần phải xem xét
đến chính sách kinh tế của nhà nước cũng như chính sách khuyến khích đầu tư, chính
sách thuế…
b. Thị trường và sự cạnh tranh
Trong sản xuất hàng hóa, thị trường tiêu thụ sản phẩm là một căn cứ hết sức
quan trọng để doanh nghiệp quyết định đầu tư. Vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là phải
đầu tư để sản xuất ra những loại sản phẩm mà người tiêu dùng cần, tức là phải căn cứ
vào nhu cầu sản phẩm trên thị trường hiện tại và tương lai để xem xét vấn đề đầu tư.


Thị trường tiêu thụ sản phẩm là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp quyết định đầu tư.
Trong đầu tư khi xem xét thị trường thì không thể bỏ qua yếu tố cạnh tranh.
Trong đầu tư, doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình hiện tại của doanh nghiệp, tình
hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường và dự đoán tình hình trong
tương lai để có phương thức đầu tư thích hợp
c. Lãi suất và thuế trong kinh doanh
Đây là yếu tố ảnh hưởng tới chi phí đầu tư của doanh nghiệp. Thông thường để
thực hiện đầu tư ngoài vốn tự có, doanh nghiệp phải vay và đương nhiên phải trả
khoản lãi tiền vay. Lãi suất chính là chi phí về vốn đầu tư trong kinh doanh, do vậy
ảnh hưởng tới chi phí đầu tư của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp không thể
không tính đến yếu tố lãi suất tiền vay trong quyết định đầu tư.
Thuế là công cụ rất quan trọng của Nhà nước để điều tiết và hướng dẫn các
doanh nghiệp đầu tư kinh doanh. Thuế ảnh hưởng tới doanh thu tiêu thụ và lợi nhuận
của doanh nghiệp.
d. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ
Có thể là cơ hội hoặc cũng có thể là nguy cơ đe doạ đối với sự đầu tư của
doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp phải chấp nhận mạo hiểm trong đầu tư để phát triển sản phẩm mới
- Nếu doanh nghiệp không tiếp cận với sự tiến bộ của khoa học công nghệ sẽ
dẫn tới làm ăn thua lỗ do không còn phù hợp với nhu cầu thị trường
e Mức độ rủi ro của đầu tư
Trong sản xuất hàng hóa với cơ chế thị trường, mỗi quyết định đầu tư đều có
thể gắn liền với rủi ro nhất định do sự biến động trong tương lai về sản xuất và về thị
trường v v
Cần đánh giá mức độ rủi ro và tỷ suất sinh lời để xem xét quyết định đầu tư
f. Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp có nguồn tài chính để đầu tư ở giới hạn nhất định bao gồm
nguồn vốn tự có và nguồn vốn có khả năng huy động
Doanh nghiệp không thể quyết định đầu tư thực hiện dự án vượt xa khả năng
tài chính của mình

Câu 2: (5 điểm) (Đvt: triệu đồng)
1. Điểm hoà vốn: (2,5 điểm)
Chi phí biến đổi đơn vị:
0,04 + 0,015 + 0,005 = 0,06
Chi phí cố định kinh doanh (chưa bao gồm lãi vay):
70 + 60 + 10 + 20 = 160
Chi phí cố định kinh doanh (đã bao gồm lãi vay):
70 + 60 + 10 + 20 + 200 x 10% = 180
* Sản lượng hoà vốn (trước lãi vay) :
160/(0,1 – 0,06) = 4.000 (SP)
Doanh thu hoà vốn (trước lãi vay):
4.000 x 0,1 = 400
* Sản lượng hoà vốn (sau lãi vay) :
180/(0,1 – 0,06) = 4.500 (SP)
Doanh thu hoà vốn (sau lãi vay):
4.500 x 0,1 = 450
Đồ thị:














Trước lãi vay



Sau lãi vay

2. Đòn bẩy kinh doanh: (0,5 điểm)
Lợi nhuận trước thuế mong muốn: 45/(100% - 25%) = 60
→ Mức sản lượng cần sản xuất và tiêu thụ là:
60 + 180
Q =
0,1 – 0,06
= 6.000 (SP)
Hay
60 + 200 x 10% + 160
Q =
0,1 – 0,06
= 6.000 (SP)
Đòn bẩy kinh doanh tại mức sản lượng trên là:
6.000 x (0,1 – 0,06)
DOL =
6.000 x (0,1 – 0,06) – 160
= 3
→ Tại mức sản lượng là 6.000 SP nếu tăng sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp lên
1% thì lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp tăng 3%.
3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu: (0,75 điểm)
1
ROE = Hệ số lãi ròng x Vòng quay tổng tài sản x
1 - Hệ số nợ
Trong đó:

Doanh thu đạt được tại mức 6.000SP là: 6.000 x 0,1 = 600
Hệ số lãi ròng: 45/600 = 0,075
Vòng quay tổng tài sản: 600/500 = 1,2
Hệ số nợ: 200/500 = 40% → 1/(1-Hệ số nợ) = 1/0,6 = 1,67
→ ROE = 0,075 x 1,2 x 1,67 = 0,15
Như vậy: Hệ số lãi ròng làm giảm ROE, Vòng quay tổng tài sản làm ROE tăng 1,2
lần; Hệ số nợ làm ROE tăng 1,67 lần
4. Nên nhận đơn đặt hàng mới hay không? (1,25 điểm)
Lợi nhuận từ đơn đặt hàng cũ là: 4.200 x (0,1 – 0,06) – 180 = -12
Lợi nhuận từ đơn đặt hàng mới là: 6000 x (0,09 – 0,06) - 180 = 0
Vậy doanh nghiệp nên nhận đơn đặt hàng mới là hòa vốn.
TR,TC

400
0

160

Q
TR
TC

VC

FC

4.000

TR,TC


450
0

180

Q
TR
TC

VC

FC

4.500

×