Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

đáp án đề thi thực hành tốt nghiệp khóa 3 - kế toán doanh nghiệp - mã đề thi ktdn - th (33)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.9 KB, 4 trang )


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐÁP ÁN
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009 – 2012)
NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề thi: ĐA KTDN - LT 33
Câu 1: (2 điểm)
1.Giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu: (0,5 điểm)
Giá tính thuế GTGT
đối với hàng nhập
khẩu

=
Giá nhập khẩu
tại của khẩu
nhập

+
Thuế
nhập
khẩu

+
Thuế TTĐB
(Nếu có)
Trong đó:
+ Giá nhập khẩu tại cửa khẩu nhập là giá hàng nhập khẩu đã gồm Trị giá tiền hàng
công (+) Với chi phí vận tải và chi phí bảo hiểm quốc tế.


+ Thuế nhập khẩu được tính bằng trị giá nhập khẩu tại của khẩu nhập nhân với thuế
suất thuế nhập khẩu.
+ Đối với hàng chịu thuế TTĐB trị giá tính thuế GTGT cũng bao gồn thuế TTĐB của
hàng nhập khẩu.
- Giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu bao gồm cả yếu tố thuế nhập khẩu. Vì:
+ Thuế GTGT là loại thuế gián thu được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng
hoá trong quá trình lưu thông từ sản xuất đến tay người tiêu dùng. Là phần giá trị mới
tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên Hàng nhập khẩu Liên quan đến
quá trình sản xuất kinh doanh của hai quốc gia. Là hàng sản xuất tại nước ngoài trong
khi đó hàng tiêu thụ tại Việt nam. Do đó Thuế GTGT của hàng nhập khẩu là trị giá
tiền cộng thêm trên trị giá hàng nhập khẩu.
+ Ngoài ra: Thuế nhập khẩu cũng là thuế trực thu. Thuế được cộng vào trị giá
hàng nhập khẩu, người tiêu dùng phải chịu giá hàng nhập khẩu đã có thuế nhập
khẩu.
+ Thuế GTGT không phải là yếu tố chi phí mà đơn thuần là cộng thêm ngoài giá
bán. Mà từ các lý do trên giá bán của hàng nhập khẩu đã bao gồm thuế nhập khẩu.
Do đó trị giá tính thuế GTGT hàng nhập khẩu bao gồm cả thuế nhập khẩu.
2. Trình bày khái niệm, đặc điểm thuế TTĐB, so sánh thuế TTĐB và thuế GTGT (1,5
điểm)
- Khái niệm thuế TTĐB: Thuế TTĐB là sắc thuế tiêu dùng (gián thu) đánh vào một số
hàng hoá dịch vụ đặc biệt nằm trong danh mục Nhà nước quy định.
Là thuế đánh vào một số hàng hoá dịch vụ đặc biệt: hàng hoá, dịch vụ đặc biệt được
quy định bởi mỗi quốc gia, tuỳ thuộc vào phong tục, tập quán, thu nhập bình quân của
quốc gia đó.
Hàng hoá đặc biệt là những hàng hoá dịch vụ có tính chất vượt trên nhu cầu phổ thông
của đời sống xã hội, hàng không có lợi cho sức khoẻ, ảnh hưởng môi trường, lãng phí
và có thể ảnh hưởng đến tiêu cự của đời sống xã hội.
- Đặc điểm:
+ Là thuế gián thu một giai đoạn: Thuế được thu một lần vào khâu sản xuất, nhập
khẩu hoặc kinh doanh hàng hoá dịch vụ. Là thuế thu một giai đoạn nên không gây

trùng lặp: các mặt hàng sản xuất từ vật liệu đầu vào đã chịu thuế TTĐB khi bán ra bán
với giá có thuế và được khấu trừ số thuế TTĐB đầu vào của số thuế trong số vật liệu
của hàng bán ra tương ứng.
+ Thuế TTĐB thường có mức động viên cao. Thuế TTĐB thường được thu trên giá
trị hoặc trên cơ sở đo lường khác và thường được thu với mức thuế suất cao hơn các
loại thuế thông thường khác. Xét trên khía cạnh quản lý, việc sản xuất và cung ứng
các mặt hàng đặc biệt không chỉ liên quan đến vấn đề kinh tế, phân bổ nguồn lực mà
còn liên quan đến các vấn đề xã hội. Mặt này còn là công cụ để điều tiết hướng dẫn
sản xuất và tiêu dùng những mặt hàng có tính chất xa xỉ. Xét trên khía cạnh phân phối
thu nhập, đối tượng tiêu dùng những hàng hoá này thường là các đối tượng có thu
nhập cao. Vì vậy mức động viên cao còn nhằm điều tiết thu nhập của người có thu
nhập cao nhằm đảm bảo công bằng xã hội.
+ Danh mục hàng hoá chịu thuế TTĐB thường không nhiều thay đổi phụ thuộc vào
điều kiện phát triển kinh tế xã hội và mức sống dân cư
- So sánh đặc điểm thuế TTĐB và thuế GTGT
+ Giống nhau: đều là thuế gián thu. Thuế được là một phận công thêm ngoài giá bán
và người tiêu dùng là người chịu thuế cuối cùng.
+ Khác nhau: Thuế TTĐB là thuế một giai đoạn. Thuế chỉ đánh vào một khâu trong
quá trình lưu thông hàng hoá từ sản xuất đến tiêu dùng. Nhưng thuế GTGT là thuế
gián thu đánh vào tất cả các giai đoạn. Tổng thuế của các giai đoạn chính bằng số thuế
mà người tiêu dùng phải chịu.
Ngoài ra: Thuế TTĐB điều tiết thu nhập của người lao động còn thuế GTGT có tính
luỹ thoái so với thu nhập.
Câu 2: (5 điểm)
1. Tính giá thành sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm: (Đơn vị tính: đ) (2 điểm)
* Sản phẩm A:
- Chi phí NVL trực tiếp: = (15 x 4.000 + 4 x 1.000) - (4 x 50% x 1.000) = 62.000đ /sp
- Chi phí NC trực tiếp: = 20 x 10.000 x 1,23 = 246.000đ/sp
* Sản phẩm B:
- Chi phí NVL trực tiếp: = (20 x 4.000 + 6 x 1.000) - (4 x 50% x 1.000) = 84.000 /sp

- Chi phí NC trực tiếp: = (16 x 10.000 x 1,23) = 196.800đ /sp
* Phân bổ chi phi sản xuất chung cho mỗi đơn vị sản phẩm:
- Tiền lương CNSX sản phẩm A = 15.000 x 20 x10.000 = 3.000.000.000đ
- Tiền lương CNSX sản phẩm B = 10.000 x 16 x10.000 = 1.600.000.000đ
3.192.000.000
Phân bổ cho SPA =
3.000.000.000 + 1.600.000.000
x 3.000.000.000 = 2.081.739.130đ
Phân bổ cho SPB = 3.192.000.000 - 2.081.739.130 = 1.110.260.870đ
2.081.739.130
* Chi phí SXC tính cho mỗi đơn vị SPA =
15.000
= 138.783đ /sp

1.110.260.870
* Chi phí SXC tính cho mỗi đơn vị SPB =
10.000
= 111.026 đ /sp
* Zsx đơn vị sản phẩm A = 62.000 + 246.000 + 138.783 = 446.783đ /sp
* Zsx đơn vị sản phẩm B = 84.000 + 196.800 + 111.026 = 391.826đ /sp
2/ Tính Ztb cho mỗi đơn vị sản phẩm (1 điểm)
* Phân bổ chi phí BH và chi phí QLDN cho sản phẩm tiêu thụ:
3.238.000.000
SPA =
4.600.000.000
X 3.000.000.000 = 2.111.739.130đ
SPB = 3.238.000.000 - 2.111.739.130 = 1.126.260.870
* Phân bổ chi phí BH và chi phí QLDN cho mỗi sản phẩm tiêu thụ:
2.111.739.130
SPA =

15.000
= 140.783đ/sp

1.126.260.870
SPB =
10.000
= 112.626,087đ/sp
* Tính giá thành tiêu thụ cho mỗi đơn vị sản phẩm:
SPA = 446.783 + 140.783 = 587.566đ /sp
SPB = 391.826 + 112.626,087 = 504.452,087đ /sp
3/ Lập kế hoạch chi phí sản xuất theo yếu tố (2 điểm)
Đơn vị tính: 1.000 đồng

Yếu tố chi phí Số tiền
1. Chi phí NVL mua ngoài 2.870.000
- NVL chính 1.700.000
- VL phụ 520.000
- Nhiên liệu 650.000
2. Chi phí nhân công 6.715.800
- Tiền lương 5.460.000
- BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ (23%) 1.255.800
3. Chi phí khấu hao TSCĐ 678.000
4. Chi phí dịch vụ mua ngoài 436.800
5. Chi phí bằng tiền 150.000
A/ Cộng chi phí sản xuất theo yếu tố 10.850.600
6. Trừ phế liệu thu hồi - 4
7. Trừ chi phí không có tính chất công nghiệp: - 180.000
8. ± Chênh lệch dư đâu kỳ và cuối kỳ của chi phí trả trước - 470.000
9. ± Chênh lệch dư cuối kỳ và đầu kỳ của chi phí phải trả + 78.000
B/ Cộng chi phí sản xuất trong tổng sản lượng 10.274.600

10. ± Chênh lệch dư đầu kỳ và cuối kỳ của sản phẩm dở dang - 617.000
C/ Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm hàng hoá 9.657.600

×