Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở các bệnh nhân đồng mắc bệnh đái tháo đường type 2 và tăng huyết áp tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện E năm 2020 – 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
VŨ THỊ THU HẰNG

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
Ở CÁC BỆNH NHÂN ĐỒNG MẮC BỆNH
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 VÀ TĂNG HUYẾT ÁP
TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN E
NĂM 2020 - 2021

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DƯỢC HỌC

Hà Nội – 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
VŨ THỊ THU HẰNG

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
Ở CÁC BỆNH NHÂN ĐỒNG MẮC BỆNH
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 VÀ TĂNG HUYẾT ÁP
TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN E
NĂM 2020 - 2021

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DƯỢC HỌC

Khóa: QH.2017.Y
Người hướng dẫn: PGS. TS. VŨ THỊ THƠM


ThS. VŨ VÂN NGA

Hà Nội – 2022


Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu và các thầy cô
giáo Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trang bị cho em kiến thức,
kỹ năng và tạo động lực để em phát triển hơn trong suốt 5 năm học.
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo Bộ môn Y Dược học cơ sở, Trường Đại
học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mơi trường học tập tích cực, tận tình
giúp đỡ em trong suốt q trình làm khóa luận.
Em xin cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện E, Ban lãnh đạo và tồn thể cán bộ
nhân viên của Phịng Kế hoạch Tổng hợp, khoa Hóa sinh, khoa Nội Tổng hợp – Bệnh
viện E đã hỗ trợ, tạo điều kiện để em hồn thành khóa luận.
Em xin tỏ lịng kính trọng và biết ơn tới PGS. TS. Vũ Thị Thơm và ThS. Vũ
Vân Nga, những người cô đã tận tâm trực tiếp dìu dắt, giúp đỡ, hướng dẫn em
trong suốt quá trình học tập và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp em hồn thành
khóa luận.
Em xin trân trọng cảm ơn đề tài “Hợp tác nghiên cứu kỹ thuật định lượng một
số biomarker ở bệnh nhân bị bệnh võng mạc mắt do đái tháo đường”, mã số nhiệm
vụ NĐT.69/CHN/19 – Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã hỗ
trợ nghiên cứu này.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cha mẹ, anh chị em trong gia đình, bạn
bè đã động viên, chia sẻ với em trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Khóa luận của em khơng tránh khỏi thiếu sót do kiến thức cịn hạn hẹp, thời
gian có hạn và nguồn tài liệu còn hạn chế nên em rất mong nhận được sự góp ý của
các thầy cơ để bản khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2022


Vũ Thị Thu Hằng


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ
Bảng 1.2. Mục tiêu điều trị ĐTĐ cho bệnh nhân trưởng thành (không mang thai)
Bảng 1.3. Phân loại insulin theo thời gian tác dụng
Bảng 1.4. Insulin dạng phối hợp
Bảng 1.5. Thuốc điều trị ĐTĐ sử dụng đường uống hoặc đường tiêm không phải
insulin
Bảng 2.1. Mục tiêu điều trị ĐTĐ ở người trưởng thành, không mang thai
Bảng 2.2. Phân loại mức độ suy thận theo Hội thận học Hoa Kỳ
Bảng 2.3. Chỉ tiêu đánh giá thể trạng theo WHO 2000 dành cho khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương
Bảng 2.4. Phân độ THA theo mức HA đo tại phòng khám (mmHg)
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo BMI và tuổi
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo phân độ giai đoạn THA và tuổi
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo phân độ giai đoạn THA và giới
Bảng 3.5. Đặc điểm cận lâm sàng tại thời điểm ban đầu ở hai nhóm tuổi
Bảng 3.6. Đặc điểm cận lâm sàng tại thời điểm ban đầu ở hai giới
Bảng 3.7. Các thuốc điều trị ĐTĐ sử dụng cho bệnh nhân theo tuổi
Bảng 3.8. Các thuốc điều trị ĐTĐ sử dụng cho bệnh nhân theo giới
Bảng 3.9. Phân loại insulin được sử dụng cho bệnh nhân theo tuổi
Bảng 3.10. Phân loại insulin được sử dụng cho bệnh nhân theo giới
Bảng 3.11. Các phác đồ điều trị ĐTĐ theo tuổi
Bảng 3.12. Các phác đồ điều trị ĐTĐ theo giới
Bảng 3.13. Các phác đồ điều trị ĐTĐ theo giai đoạn suy thận
Bảng 3.14. Các phác đồ điều trị ĐTĐ theo mức glucose máu

Bảng 3.15. Các phác đồ điều trị ĐTĐ theo mức HbA1C


Bảng 3.16. Phân tích việc sử dụng phác đồ đơn trị liệu và đa trị liệu ĐTĐ
Bảng 3.17. Danh mục các thuốc điều trị THA trong nghiên cứu
Bảng 3.18. Các thuốc điều trị THA sử dụng cho bệnh nhân theo tuổi
Bảng 3.19. Các thuốc điều trị THA sử dụng cho bệnh nhân theo giới
Bảng 3.20. Các phác đồ điều trị THA theo tuổi
Bảng 3.21. Các phác đồ điều trị THA theo giới
Bảng 3.22. Các phác đồ điều trị THA theo BMI
Bảng 3.23. Các phác đồ điều trị THA theo mức glucose máu
Bảng 3.24. Các phác đồ điều trị THA theo mức HbA1C
Bảng 3.25. Các phác đồ điều trị THA theo mức HA ban đầu
Bảng 3.26. Phân tích việc sử dụng phác đồ đơn trị liệu và đa trị liệu ĐTĐ
Bảng 3.27. Tình hình sử dụng thuốc ĐTĐ kết hợp thuốc THA
Bảng 3.28. Phân tích sử dụng phác đồ ĐTĐ kết hợp THA theo glucose máu
Bảng 3.29. Phân tích sử dụng phác đồ ĐTĐ kết hợp THA theo HbA1C
Bảng 3.30. Phân tích sử dụng phác đồ ĐTĐ kết hợp THA theo chỉ số HA


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bắt đầu điều trị THA ở các mức HA ban đầu khác nhau
Hình 1.2. Sơ Đồ Khuyến Cáo điều trị THA Hội tim mạch Việt Nam/Phân hội tăng
huyết áp Việt Nam 2018
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu
Hình 3.1. Phân bố bệnh nhân theo BMI và giới
Hình 3.2. Các phác đồ điều trị ĐTĐ theo BMI
Hình 3.3. Sự thay đổi của nồng độ Glucose máu sau khi điều trị
Hình 3.4. Sự thay đổi HATT sau khi điều trị
Hình 3.5. Sự thay đổi HATTr sau khi điều trị



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADA: Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association)
BMI: Chỉ số khối cơ thể (Body Mas Index)
Chẹn TT: Chẹn thụ thể Angiotensin II
ĐTĐ: Đái tháo đường
eGFR: Độ loc cầu thận ước tính (estimated Glomerular Filtration Rate)
ESC: Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (European Society of Cardiology)
ESH: Hiệp hội Tăng huyết áp Châu Âu (European Society of Hypertension)
HA: Huyết áp
HATT: Huyết áp tâm thu
HATTr: Huyết áp tâm trương
IDF: Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (International Diabetes Federation)
THA: Tăng huyết áp
ƯCMC: Ức chế men chuyển
WHO: Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.....................................................................................3
1.1.

Bệnh đái tháo đường ......................................................................................3

1.1.1.

Định nghĩa...............................................................................................3


1.1.2.

Dịch tễ .....................................................................................................3

1.1.3.

Chẩn đoán ...............................................................................................4

1.1.4.

Điều trị ....................................................................................................4

1.2.

Bệnh tăng huyết áp ....................................................................................11

1.2.1.

Định nghĩa: ..........................................................................................11

1.2.2.

Phân độ THA [27] ...............................................................................12

1.2.3.

Dịch tễ ..................................................................................................12

1.2.4.


Điều trị THA........................................................................................12

1.3.

Mối liên quan giữa ĐTĐ và THA .............................................................15

1.3.1.

Cơ chế của sự THA khi mắc ĐTĐ .....................................................15

1.3.2.

Các biến chứng của THA và ĐTĐ .....................................................15

1.3.3.

Điều trị THA cho bệnh nhân mắc cả THA và ĐTĐ ........................16

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................17
2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................17
2.2. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................17
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn .................................................................................17
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ ...................................................................................17
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................17
2.3.1. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ..........................................................17
2.3.2. Sơ đồ nghiên cứu ......................................................................................18
2.3.3. Các biến số, chỉ số nghiên cứu .................................................................18
2.3.4. Các tiêu chuẩn đánh giá............................................................................19
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................21
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu ..............................................................................21

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................22
3.1. Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu: ...........................................22
3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới: .........................................................................22
3.1.2. Thể trạng bệnh nhân: ................................................................................22


3.1.3. Phân độ giai đoạn THA ............................................................................23
3.1.4. Các chỉ số xét nghiệm máu.......................................................................24
3.2. Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc trong mẫu nghiên cứu .............................26
3.2.1. Các thuốc và phác đồ điều trị ĐTĐ ..........................................................26
3.2.2. Các thuốc và phác đồ điều trị THA ..........................................................34
3.2.3. Tình hình sử dụng thuốc ĐTĐ kết hợp thuốc THA .................................42
3.3. Mô tả sự thay đổi chỉ số nồng độ glucose máu và huyết áp ...........................45
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................47
4.1.

Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu .........................................47

4.1.1. Đặc điểm về giới tính ...............................................................................47
4.1.2. Đặc điểm về tuổi.......................................................................................47
4.1.3. Đặc điểm về thể trạng bệnh nhân .............................................................48
4.1.4. Đặc điểm về HA động mạch ....................................................................48
4.1.5. Đặc điểm về các chỉ số cận lâm sàng .......................................................49
4.2.

Đặc điểm lựa chọn thuốc và phác đồ sử dụng thuốc cho bệnh nhân...........50

4.2.1. Thuốc và phác đồ sử dụng thuốc ĐTĐ.....................................................50
4.2.2. Lựa chọn thuốc và phác đồ sử dụng thuốc THA ......................................53
4.2.3. Tình hình sử dụng thuốc ĐTĐ kết hợp thuốc THA .................................55

4.3.

Sự thay đổi glucose máu và huyết áp trong thời gian điều trị .....................55

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ....................................................................................57
PHỤ LỤC 1. BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU ..............................................................62
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................68


MỞ ĐẦU
Đái tháo đường (ĐTĐ) và tăng huyết áp (THA) là các bệnh lý khơng gây
nhiễm mạn tính phổ biến hiện nay, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tuổi
thọ của bệnh nhân, gây nên tổn thương nhiều cơ quan đích như tim mạch, mắt, não,
thận [1, 2]. Theo dự báo của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc ĐTĐ sẽ ngày
càng gia tăng, tổng số người mắc bệnh ĐTĐ sẽ tăng từ 171 triệu người năm 2000 lên
366 triệu người vào năm 2030 [3]. Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Lancet chỉ
ra rằng số người trưởng thành bị THA cũng được dự đoán sẽ tăng 60% lên tổng cộng
1,56 tỷ người vào năm 2025 [4].
Ở Việt Nam, ĐTĐ và THA là hai bệnh ngày càng phổ biến, tiến triển có thể
độc lập hoặc có mối liên quan với nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy ĐTĐ và THA
song hành cùng nhau do có cùng những yếu tố nguy cơ như: thừa cân, béo phì; chế
độ ăn nhiều chất béo, nhiều muối; lười vận động… THA là một yếu tố làm tăng mức
độ nặng của ĐTĐ, ngược lại ĐTĐ cũng làm cho THA trở nên khó điều trị hơn. Người
bệnh ĐTĐ khi có THA đều làm cho tiên lượng bệnh xấu đi rõ rệt với tỷ lệ bệnh lý
mạch vành và đột quỵ tăng gấp 2 đến 3 lần so với người không bị ĐTĐ [5]. Do đó,
việc điều trị cho các bệnh nhân mắc cả 2 bệnh trên một cách hiệu quả là vô cùng cần
thiết để giảm tỉ lệ tử vong cũng như giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng.
Theo khuyến cáo của ADA 2021, Metformin là thuốc đầu tay để điều trị ĐTĐ,
sau đó nếu vẫn chưa kiểm sốt được đường huyết thì phối hợp sử dụng thêm với các
thuốc ĐTĐ khác [6]. Theo hướng dẫn của ESC/EASD 2019 và Hội tim mạch học

Việt Nam 2018, các nhóm Ức chế men chuyển (ƯCMC), Chẹn thụ thể Angiotensin
II (Chẹn TT) sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với các nhóm Chẹn Ca hoặc Lợi niệu
được khuyến cáo trong điều trị THA ở các bệnh nhân mắc cả ĐTĐ [7, 8].
Bệnh viện E là bệnh viện đa khoa trung ương hạng I trực thuộc Bộ Y tế, phục
vụ khám chữa bệnh cho một số lượng lớn các bệnh nhân có bảo hiểm y tế, trong đó
tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch, nội tiết nói chung và ĐTĐ, THA nói riêng
chiếm một tỷ lệ khá cao. Việc nâng cao chất lượng điều trị của Bệnh viện đặc biệt là
trên đối tượng bệnh nhân đồng mắc ĐTĐ type 2 và THA ln được quan tâm.
Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc điều trị cho
các bệnh nhân mắc cả 2 bệnh này, vì vậy chúng tơi thực hiện nghiên cứu “Khảo sát
tình hình sử dụng thuốc ở các bệnh nhân đồng mắc bệnh đái tháo đường type 2

1


và tăng huyết áp tại khoa Nội tổng hợp bệnh viện E năm 2020 – 2021” với hai
mục tiêu:
1. Khảo sát được tình hình sử dụng thuốc ĐTĐ và THA của các bệnh nhân
2. Bước đầu phân tích được mối liên quan giữa sự biến đổi glucose máu,
huyết áp trong thời gian điều trị và các thuốc bệnh nhân sử dụng.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.

Bệnh đái tháo đường

1.1.1. Định nghĩa

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa do nhiều nguyên nhân.
Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính phối hợp với rối loạn
chuyển hóa cacbohydrat, lipid và protein. Nguyên nhân tăng đường huyết là do sự
thiếu hụt của tình trạng tiết insulin, do tác dụng của insulin hoặc cả hai. Insulin là một
loại hormone thiết yếu được sản xuất bởi tuyến tụy. Hormon này cho phép glucose
từ máu đi vào các tế bào của cơ thể và chuyển hóa thành năng lượng hoặc được lưu
trữ. Sự thiếu hụt insulin trong thời gian dài có thể gây tổn thương ở nhiều cơ quan
khác nhau, đặc biệt là ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh [1, 9, 10]. [9, 10, 1]
1.1.2. Dịch tễ
Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (International Diabetes Federation IDF) [9], năm 2021 ước tính có khoảng 537 triệu người trưởng thành từ 20 - 79 tuổi
hiện đang sống chung với ĐTĐ, chiếm 10,5% dân số thế giới ở độ tuổi này. Dự đoán
con số sẽ tăng lên 643 triệu (11,3%) vào năm 2030 và 783 triệu (12,2%) vào năm
2045. Khoảng 240 triệu người mắc bệnh chưa được chẩn đốn, có nghĩa là gần một
phần hai số người trưởng thành mắc ĐTĐ khơng biết mình mắc bệnh.
Tại Việt Nam, cùng với đà phát triển của đất nước thì tỷ lệ mắc các bệnh
chuyển hóa cũng dần tăng lên, trong đó có ĐTĐ. Những năm 1990 của thế kỷ trước,
tỷ lệ bệnh ĐTĐ chỉ là 1,1% (ở thành phố Hà Nội), 2,52% (ở thành phố Hồ Chí Minh),
0,96% (ở thành phố Huế). Năm 2012, theo một nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết
Trung ương thì tỷ lệ mắc ĐTĐ trên tồn quốc ở người trưởng thành là 5,42%. Còn
theo “kết quả điều tra STEPwise về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm”
của Bộ Y tế năm 2015, tỷ lệ ĐTĐ ở người trưởng thành trên toàn quốc là 4,1%. Đến
năm 2019, theo IDF thì số mắc đã tăng lên đến 6%. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng
hơn một nửa số bệnh nhân mắc ĐTĐ chưa được chẩn đoán và cũng chỉ có 28,9%
trong số những người được chẩn đoán được quản lý tại các cơ sở y tế [1].
ĐTĐ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên tồn thế giới
và ngồi ra nó cịn làm giảm 30% tuổi thọ của người bệnh [11]. Theo số liệu cập nhật
của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO), vào năm 2019, ĐTĐ
là nguyên nhân trực tiếp của 1,5 triệu ca tử vong trên thế giới và 48% trong số đó xảy
ra ở bệnh nhân dưới 70 tuổi. Từ năm 2000 đến năm 2016, tỷ lệ tử vong sớm (tức là


3


trước 70 tuổi) do bệnh ĐTĐ đã tăng 5% [12]. Ở Việt Nam, ĐTĐ là nguyên nhân thứ
3 gây tử vong [13].
1.1.3. Chẩn đoán
Theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes
Association – ADA) (2020) [14], bệnh ĐTĐ có thể được chẩn đốn dựa trên tiêu chí
về:
a) Giá trị glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose - FPG)
b) Giá trị glucose huyết tương 2 giờ (2-h plasma glucose – 2-h PG) trong quá trình
thử nghiệm dung nạp đường uống 75 g (oral glucose tolerance test - OGTT)
c) HbA1C
d) Glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ [14]
FPG ≥ 126 mg / dL (7,0 mmol/L).
Nhịn ăn được định nghĩa là khơng tiêu thụ calo trong ít nhất 8 giờ.
2-h PG ≥ 200 mg/dL (11,1 mmol/L) trong OGTT.
Thử nghiệm phải được thực hiện theo mô tả của WHO, sử dụng một lượng đường
chứa tương đương 75 g glucose khan, được hòa tan trong nước.
HbA1C ≥ 6,5% (48 mmol/mol).
Thử nghiệm phải được thực hiện trong phịng thí nghiệm bằng phương pháp đã
được chứng nhận
Ở bệnh nhân có các triệu chứng cổ điển của tăng glucose huyết
Glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg / dL (11,1 mmol/L).
Trong trường hợp khơng có tăng glucose huyết rõ rệt (tiêu chí d), để chẩn đốn
cần có hai kết quả xét nghiệm bất thường từ cùng một mẫu hoặc trong hai mẫu xét
nghiệm riêng biệt đối với tiêu chí a, b hoặc c.
1.1.4. Điều trị
a) Nguyên tắc chung [1, 15]: [1] [15]

− Người bệnh cần được đánh giá một cách tổng thể, toàn diện tình trạng sức khỏe
và thường xuyên giám sát chất lượng điều trị để đưa ra được phương pháp điều
trị đúng đắn và phù hợp cho từng người.
4


− Duy trì các chỉ số glucose máu khi đói, glucose máu sau ăn, HbA1c trong mức độ
bình thường để giảm các biến chứng có liên quan và giảm tỷ lệ tử vong.
− Duy trì cân nặng ở mức bình thường, giảm cân với người thừa cân, béo phì.
− Xây dựng chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý, hạn chế tối đa số lượng thuốc cần
sử dụng.
− Điều trị hạ glucose máu đồng thời điều chỉnh các rối loạn lipid, duy trì số đo huyết
áp hợp lý và phịng, chống các rối loạn đông máu.
− Sử dụng insulin cho các bệnh nhân ĐTĐ type 2 khi cần thiết như trong các đợt
cấp của bệnh mạn tính, bệnh nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, ung thư, phẫu thuật.
b) Mục tiêu
ADA (2021) tóm tắt mục tiêu điều trị ĐTĐ cho bệnh nhân trưởng thành (không
mang thai) ở bảng 1.2 [16].
Bảng 1.2. Mục tiêu điều trị ĐTĐ cho bệnh nhân trưởng thành (không mang thai)
HbA1C

<7,0% (53 mmol/mol)

Glucose huyết tương mao mạch trước ăn

80–130 mg/dL (4.4–7,2 mmol/L)

Đỉnh glucose huyết tương mao mạch sau ăn

<180 mg/dL (10.0 mmol/L)


Lưu ý:
− Các mục tiêu có thể nghiêm ngặt hoặc ít nghiêm ngặt hơn phụ thuộc vào từng
bệnh nhân.
− Các mục tiêu phải được cá nhân hóa dựa trên: thời gian mắc bệnh, tuổi, các tình
trạng bệnh khác đi kèm.
− Có thể nhắm đến mục tiêu glucose huyết sau ăn nếu không đạt được mục tiêu về
HbA1C. Các phép đo glucose sau ăn nên được thực hiện 1–2 giờ sau khi bắt đầu
bữa ăn, thường sẽ là lúc đạt mức cao nhất.
c) Điều trị không dùng thuốc
Hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất là một phần quan trọng của kế hoạch quản lý bệnh ĐTĐ
[17]. Tập thể dục sẽ góp phần cải thiện việc kiểm sốt đường huyết, giảm các yếu tố
nguy cơ tim mạch, góp phần giảm cân và cải thiện sức khỏe [18]. Theo khuyến cáo
của Bộ Y tế, bệnh nhân nên chọn hình thức hoạt động thể chất phù hợp mà có thể duy
trì lâu dài và nên tập thể dục thường xuyên như đi bộ [1].

5


Chế độ dinh dưỡng và kiểm soát cân nặng
Chế độ dinh dưỡng có vai trị quan trọng khơng thể thiếu trong điều trị ĐTĐ.
Mỗi người bệnh cần tích cực tham gia vào việc giáo dục, tự quản lý và lập kế hoạch
ăn uống của bản thân. Nghiên cứu vào năm 2011 đã kết luận rằng can thiệp chế độ
ăn kiêng càng sớm càng tốt sau khi chẩn đốn có thể cải thiện kiểm soát đường huyết
trong ĐTĐ. Hơn nữa, việc giảm liên tục 5% trọng lượng cơ thể ban đầu ở những
người béo phì mắc ĐTĐ giúp cải thiện việc kiểm soát glucose, mức lipid và huyết áp
[19].
Lối sống
Một nghiên cứu năm 2016 đã kết luận rằng, những tình trạng đau khổ về tâm

lý nói chung có liên quan chặt chẽ với việc tự chăm sóc bản thân khi mắc ĐTĐ. Điều
này cho thấy rằng bệnh nhân mắc ĐTĐ cần tích cực cải thiện sức khỏe tinh thần bằng
cách giảm những yếu tố gây lo lắng, căng thẳng [20]. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng
việc hút thuốc ở những người mắc các bệnh mạn tính như ĐTĐ là cao hơn so với
người bình thường. Các dữ liệu gần đây cho thấy hút thuốc chủ động sẽ làm tăng
đáng kể nguy cơ tử vong và các biến cố tim mạch ở những người mắc ĐTĐ [21]. Vì
vậy, cần hạn chế tối đa việc hút thuốc và tốt nhất là nên bỏ thuốc lá.
d) Điều trị dùng thuốc
Insulin
Insulin là hormon có bản chất là protein, được tạo ra từ các tế bào beta bên
trong tuyến tụy, có vai trị điều hịa đường huyết [22]. Những nghiên cứu đầu tiên
về insulin bắt đầu vào năm 1889, liên quan đến việc phá hủy tuyến tụy sẽ dẫn đến
bệnh ĐTĐ. Đến năm 1921, insulin đã được phân lập, tinh chế và được chứng minh
là có khả năng điều trị ĐTĐ [23].
Tác dụng chính của insulin là điều hịa đường huyết tại các mơ đích, chủ yếu
nhờ việc kiểm tra sự thu hồi, sử dụng và dự trữ các chất dinh dưỡng cho tế bào. Cơ
chế chung là kích thích vận chuyển các chất vào tế bào, hoạt hóa và bất hoạt các
enzyme đặc hiệu. Trong cơ thể người có receptor để insulin gắn vào để hoạt hóa các
q trình nhằm đưa glucose vào trong tế bào. Khi thiếu insulin, tế bào sẽ không sử
dụng được glucose, glucose huyết sẽ tăng lên gây ra bệnh ĐTĐ. Trong ĐTĐ typ 2,
các receptor bị tổn thương do giảm số lượng hoặc giảm tính cảm thụ của receptor
với insulin nên khơng thể gắn với insulin. Vì thế nồng độ insulin máu trong trường
hợp này không bị giảm nên được gọi là ĐTĐ không phụ thuộc insulin [22].

6


Phân loại insulin:
− Theo nguồn gốc: [1]
• Insulin được tổng hợp bằng phương pháp tái tổ hợp DNA, rất tinh khiết, ít gây

dị ứng và đề kháng. Ở Việt Nam hiện có các dạng insulin thường (regular
insulin) và NPH (Neutral Protamine Hagedorn).
• Insulin analog được tổng hợp bằng kỹ thuật tái tổ hợp DNA, nhưng có thay
đổi cấu trúc bằng cách thay thế một vài acid amin hoặc gắn thêm chuỗi
polypeptide để thay đổi dược tính. Một số loại insulin analog như Aspart,
Lispro, Glulisine, Detemir, Glargine, …
− Theo thời gian tác dụng (bảng 1.3)
− Ngồi ra, insulin cịn có các dạng phối hợp (bảng 1.4)
Bảng 1.3. Phân loại insulin theo thời gian tác dụng [24]
Tác dụng

Bắt đầu tác
dụng (giờ)

Tác dụng tối
đa (giờ)

Tác dụng kéo
dài (giờ)

0,17 – 0,33
0,41
0,25 – 0,5

1–3
0,75 – 8
0,5 – 2,5

3–5
4 – 5,3

3 – 6,5

0,5 - 1

1-5

6 - 10

1-2

6 – 14

16 - 24

1,1
1,1 - 2

2 – 20
3,2 – 9,3

24
5,7 - 24

Nhanh
Insulin aspart tiêm
Insulin glulisin tiêm
Insulin lispro tiêm
Ngắn
Insulin người tiêm
Trung gian

Insulin người isophan
(NPH) tiêm
Kéo dài
Insulin glardin tiêm
Insulin delemir tiêm

7


Bảng 1.4. Insulin dạng phối hợp [24]
Phối hợp

Bắt đầu tác dụng

Tác dụng tối

Tác dụng kéo

(giờ)

đa (giờ)

dài (giờ)

0,5

1,5 - 12

24


0,5 - 1

1,5 – 4,5

7,5 - 24

2

> 22

1-4

24

Insulin người isophane
(NPH) 70 đv/ml và
insulin người 30 đv/ml
(Novolin 70/30, Humulin
70/30)
Insulin người isophan
(NPH) 50 đv/ml và
insulin người 50 đv/ml
Insulin lispro protamin 75
đv/ml và insulin lispro 25
đv/ml (Humalog 75/25)

Thời gian bắt đầu
tác dụng giống
như khi dùng


hoặc insulin lispro
protamin 50 đv/ml

insulin lispro duy
nhất: 0,25 – 0,5

(Humalog 50/50)

giờ

Insulin aspart protamin 70
đv/ml và insulin aspart 30
đv/ml

0,2 – 0,3

Có nhiều cách sử dụng insulin nhưng thơng dụng nhất đó là sử dụng kim và
ống tiêm, bút tiêm hoặc bơm insulin. Dạng hít là một dạng bào chế mới được nghiên
cứu gần đây. Ngồi ra cịn có kim phun tia, ống phun nhưng ít phổ biến hơn [25].
Các loại thuốc viên dùng để điều trị ĐTĐ được trình bày ở bảng 1.5.

8


Bảng 1.5. Thuốc điều trị ĐTĐ sử dụng đường uống hoặc đường tiêm không phải insulin [1, 22] [22, 1]
Cơ chế tác dụng

Loại thuốc

Thuốc kích

thích bài tiết
insulin

Thuốc làm
tăng nhạy

và tương tác thuốc

- Kích thích tụy tiết insulin

Thuốc ức chế β- adrenergic dùng

- Tăng số lượng và tính nhạy cảm của
receptor insulin ở tế bào bạch cầu, tế

cùng với sulfonylurea gây nhịp tim
nhanh, thay đổi huyết động học và

Glipzid, Gliclazide,..

bào mỡ, hồng cầu
- Ức chế insulinase

tăng tác dụng hạ glucose máu nên
tránh dùng phối hợp

Nateglinid và Meglitinid

Kích thích tế bào beta tuyến tụy tiết
insulin


Biguanid: Metformin

Chưa sáng tỏ hồn tồn, có thể thông
qua ba cơ chế:
Cần thận trọng khi sử dụng với:
- Giảm sản xuất glucose ở gan
Thuốc lợi tiểu quai (nguy cơ suy giảm
- Tăng độ nhạy cảm với insulin của cơ chức năng thận và tích lũy metformin)
- Làm chậm hấp thu glucose ở ruột.

Sulfonylureas: Tolbutamide,
Acetohexamide, Tolazamide,
Clopropamid, Glibenclamid,

cảm của tế
bào đích với
insulin

Lưu ý về tác dụng phụ

Các thuốc này là những chất chủ vận
Thiazolindinedion:
Pioglitazon, Rosiglitazon

có ái lực cao với PPAR-γ (receptor
điều hịa một số gen liên quan đến sự
chuyển hóa lipid và glucose)

9


Nhiều tác dụng phụ lên tim mạch và
gan, cần nghiên cứu thêm về loại
thuốc này


Thuốc có tác
dụng incretin
(là hormon có
tác dụng điều
hịa glucose máu
sau khi ăn và bị
enzyme DPP-4
phá hủy)

Thuốc ức chế
hoạt động của DPP-4:
Vildagliptin, Sitagliptin,
Saxagliptin

Thuốc đồng vận thụ thể
GLP-1(Glucagon-like
peptide-1): Liraglutide

Thuốc làm giảm hấp thu glucose ở ruột:
Acarbose

Thuốc ức chế SGLT2: Dapagliflozin,
Empagliflozin


Ức chế enzyme DDP- 4, một enzyme
thối giáng GLP-1, do đó
làm tăng nồng độ GLP-1 có hoạt tính.
Giúp giảm HbA1c từ 0,5 – 1,4%.

Tác dụng phụ có thể gặp: ho, viêm
hầu họng, mẩn ngứa, dị ứng, viêm
tụy cấp

Không gây hạ glucose máu
Hoạt động thông qua tương tác đặc
hiệu với các thụ thể GLP-1 trên tế bào
beta tụy, kích thích sự tiết insulin và
làm giảm sự tiết glucagon

Tác dụng phụ chính của liraglutide
là buồn nơn, tiêu chảy. thận trọng
ở người có tiền sử cá nhân hoặc gia
đình bị ung thư giáp dạng tủy hoặc
bệnh đa u tuyến nội tiết loại 2

Ức chế enzyme α – glucosidase. Dùng
đơn độc không gây hạ glucose máu.
Tác dụng tại chỗ giảm glucose huyết
sau ăn

Gây rối loạn tiêu hóa: sình bụng,
đầy hơi, phân lỏng.

SGLT2 giúp tái hấp thu khoảng 90%

glucose lọc qua cầu thận, do đó ức

Tác dụng phụ chính: nhiễm khuẩn

chế tác dụng kênh này sẽ làm tăng thải hoặc nhiễm nấm sinh dục, nguy cơ
glucose qua đường tiểu và giúp giảm
giảm thể tích tuần hồn
glucose huyết

10


Các khuyến cáo về điều trị ĐTĐ type 2 bằng thuốc theo ADA (2021) [6]:
− Metformin là thuốc đầu tay trong điều trị ĐTĐ typ 2.
− Sau đó, tiếp tục sử dụng metformin nếu bệnh nhân không bị chống chỉ định và
dùng phối hợp với các thuốc khác, kể cả insulin. Một số bệnh nhân có thể được
xem xét sử dụng liệu pháp phối hợp từ sớm.
− Một số trường hợp cần sử dụng insulin sớm: có bằng chứng về q trình dị hóa
đang diễn ra (giảm cân), có các triệu chứng tăng glucose huyết hoặc khi nồng độ
A1C rất cao.
− Cần cân nhắc đến các bệnh mắc kèm về tim mạch hoặc thận, hiệu quả của thuốc,
nguy cơ hạ đường huyết, ảnh hưởng đến cân nặng, chi phí, tác dụng phụ và sở
thích của bệnh nhân.
− Thuốc ức chế SGLT2 và thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 được ưu tiên sử dụng đối
với những bệnh nhân có nguy cơ cao về xơ vữa động mạch hoặc mắc các bệnh về
thận.
− Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 nếu có sẽ được ưu tiên hơn insulin.
− Tăng cường điều trị cho những bệnh nhân không đạt được mục tiêu điều trị. Chế
độ dùng thuốc và hành vi dùng thuốc nên được đánh giá lại định kỳ (3–6 tháng
một lần) và điều chỉnh khi cần thiết.

1.2. Bệnh tăng huyết áp
1.2.1. Định nghĩa:
Huyết áp (HA) là áp lực của máu đẩy lên thành động mạch khi máu từ tim đến
các bộ phận khác của cơ thể. Vì thế bình thường huyết áp có thể thay đổi liên tục
trong ngày [26]. Huyết áp được đo bằng hai chỉ số:
− Huyết áp tâm thu (HATT): đo áp lực trong động mạch khi tim đập.
− Huyết áp tâm trương (HATTr): đo áp lực trong động mạch trong thời gian nghỉ
giữa các nhịp đập.
Theo Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (European Society of Cardiology – ESC)
và Hiệp hội Tăng huyết áp Châu Âu (European Society of Hypertension – ESH) năm
2018, các biến cố tim mạch, thận và tử vong có liên quan tình trạng HA tăng cao so
với mức bình thường. Tăng huyết áp (THA) được định nghĩa là khi mức HA điều trị
cho thấy lợi ích rõ rệt so với mức nguy cơ gây hại, được kiểm chứng nhờ các thử
nghiệm lâm sàng [27].

11



×