Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Làng Thanh Nhàn – Hà Nội potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.38 KB, 5 trang )



Làng Thanh Nhàn – Hà
Nội

Thanh Nhàn là một làng nhỏ, nằm giữa một vùng là đê Bình
Lao (phía Bắc), các làng Bạch Mai (phía Tây), Quỳnh Lôi
(phía Nam), Lương Yên (phía Đông). Dân làng phần lớn là
người từ các tỉnh Hà Nam, Thái Bình lên lập nghiệp, cả một
số dân ở các làng Yên Xá, Lương Yên, Thọ Lão sau khi bị
thực dân Pháp chiếm đât để quy hoạch thành phố vào cuối
thế kỷ XIX cũng chuyển xuống đây sinh sống.

Thanh Nhàn có hai thôn, vốn là hai xóm phát triển thành là
Lạc Nghiệp (thôn Thượng) và An Cư (thôn Hạ). Tên thôn -
làng đã nói lên ước vọng của các lớp cư dân khi định cư tại
đây. Năm 1928, làng chỉ có 395 nhân khẩu. Các họ gốc là :
họ Trịnh (thường nắm các chức tổng lý), họ Hoàng (có nhiều
người làm công chức), họ Nguyễn (gốc ở làng Lương Yên
chuyển xuông). Về sau có thêm các họ : Đỗ, Đoàn, Lê.

Đầu thế kỷ XIX, Thanh Nhàn là một thôn thuộc tổng Hậu
Nghiêm, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức (từ năm 1831 là
tỉnh Hà Nội). Từ năm 1915 thuộc huyện Hoàn Long, tỉnh Hà
Đông (năm 1942 đổi thành Đại lý Đặc biệt Hà Nội). Trong
kháng chiến chống Pháp lần lượt nằm trong các đơn vị hành
chính : khu Đề Thám, quận VI, quận Ngoại thành. Ngày nay,
làng Thanh Nhàn hợp với nhiều khu tập thể để trở thành
phường Thanh Nhàn của quận Hai Bà Trưng.

Đa phần đất đai của làng Thanh Nhàn xưa kia là ao hồ, ruộng


cấy lúa rất ít, nên chỉ có vài hộ làm ruộng, các gia đình trong
làng đều trồng rau muống, khoai nước (vừa để ăn, vừa để
chăn nuôi hoặc bán), nhiều gia đình có thổ cư rộng trồng các
loại rau, cây ăn quả (nhiều nhất là ổi). Một bộ phận dân làng
(chủ yếu là người họ Trịnh) làm giáo học hoặc làm thư ký
cho các nhà buôn, các công xưởng. Một số khác làm công
nhân cho Nhà máy nước Lương Yên, Nhà đèn Bờ Hồ… Đặc
biệt, Thanh Nhàn là nơi dồn nước thải từ nội thành về nên
xưa kia, nhiều người đi vớt bùn đựng vào các thúng, sọt để đi
bán cho các gia đình trồng rau ở các làng khác, cho thu nhập
khá cao so với trồng rau.

Một đặc điểm nổi bật của làng Thanh Nhàn trước Cách mạng
là tính chất phân tán trong cơ cấu tổ chức do thành phần cư
dân đa tạp, mâu thuẫn giữa các họ lớn thường xảy ra, ảnh
hưởng đến cả việc xây dựng các công trình tín ngưỡng và thờ
cúng. Làng nhỏ nhưng lại có đến ba ngôi đình : đình xóm
Lạc Nghiệp (thôn Thượng) do người họ Trịnh lập ra, thờ hai
vị Quận công họ Trịnh là Ly Quận công và Bảo Quận công;
đình xóm An Cư (thôn Hạ) thờ Đoan Túc đại vương và ngôi
đình của người làng Lương Yên chuyển xuống thờ Vua Bà.
Dân hai xóm tổ chức thờ cúng riêng tại đình của mình, lễ
thức rất đơn giản. Chẳng hạn đình Lạc Nghiệp chỉ làm lễ
Xuân Thu nhị kỳ (tháng Hai à tháng Tám), không tổ chức
rước, tháng Tư làm lễ Cầu mát.

Thanh Nhàn có ngôi chùa chung cho cả hai xóm, được dựng
vào năm Mậu Tý niên hiệu Cảnh Hưng (1768).

Dân làng Thanh Nhàn xưa kia rất nghèo, lại sống giữa môi

trường ẩm thấp, là nơi hứng chịu nước rác thải từ thành phố
đổ về nên có lẽ vì thế mà ít người có tuổi thọ cao. Nam giới
đến tuổi 45 đã “ra lão”, gọi là “bố non”. Vì thế, con trai lên 5
tuổi đã nộp tiền để “vào làng”.

×