Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Thực hiện báo cáo phân tích về xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.32 KB, 21 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN
Môn học: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

ĐỀ TÀI: Thực hiện báo cáo phân tích về xu hướng phát
triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tới hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong và tham
gia phản biện báo cáo của các nhóm nghiên cứu khác.

Giảng viên hướng dẫn : NGUYỄN THỊ DIỄM HƯƠNG
Nhóm thực hiện
: Nhóm 6

Hà Nội, ngày 08 tháng 09 năm 2022


MỤC LỤC
MỤC LỤC ..........................................................................................................................................1
TRANG TIÊU ĐỀ .............................................................................................................................2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................................3
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: NHẬN DIỆN XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN
LẺ CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM ....................................................................... 5

1. Dịch vụ ngân hàng bán lẻ là gì? ........................................................................5
2. Vai trị của phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ ............................................... 5
3. Thực trạng sử dụng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam ............................6
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI TPBANK
.........................................................................................................................................................9



1. Tổng quan về về Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) ............................ 9
2. Kết quả hoạt động kinh doanh của TPBank ................................................... 14
3. Đánh giá tổng quan về dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại TPBank ....................... 14
3.1. Chất lượng dịch vụ huy động vốn bán lẻ .................................................12
3.2. Chất lượng dịch vụ tín dụng bán lẻ ......................................................... 14
3.3. Chất lượng dịch vụ thẻ .............................................................................13
3.4. Chất lượng dịch vụ cá nhân ..................................................................... 14
CHƯƠNG 3: NHẬN DIỆN XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI VÀ ĐƯA RA
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN CHO TPBANK .........................................................................14

1. Nhận diện xu hướng phát triển trong tương lai cho TPBank .........................14
2. Một số giải pháp cơ bản cho TPBank .............................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 20

1


TRANG TIÊU ĐỀ

Tên môn học: Ngân hàng thương mại
Mã môn học: FIN15A
Ngân hàng thương mại mà nhóm lựa chọn nghiên cứu: Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Tiên Phong
Số từ: 7649 từ
Danh sách thành viên nhóm:

Họ và tên thành viên

Mã sinh viên


Phạm Thị Thùy Linh

23A4060151

Trần Thị Thu Hà

23A4060100

Đoàn Mỹ Lệ

23A4060143

Vi Hoàng Lan

23A4030185

Hoàng Thị Thu Phương

22A4030118

Bùi Thị Thu Hà

23A4069092

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu


Nguyên nghĩa

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHBL

Ngân hàng bán lẻ

TPBank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong

ATM

Máy rút tiền tự động (Automated Teller Machine)

DN

Doanh nghiệp

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

TCTD

Tổ chức tín dụng


LNTT

Lợi nhuận trước thuế

HĐV

Huy động vốn

3


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, hoạt động của các ngân hàng thương mại không
ngừng phát triển và tăng mạnh tiềm lực về vốn, tài chính, quy mơ phát triển… Một
trong những hoạt động cốt lõi của các ngân hàng thương mại phải kể đến hoạt động
ngân hàng bán lẻ nhiều tiềm năng, giúp ngân hàng tăng sự hiện diện, gia tăng thị
phần và làm đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
các chủ thể trong xa hội, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, phát triển bền vững.
Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ
ngân hàng bán lẻ ngày càng cao. Mục tiêu của dịch vụ ngân hàng bán lẻ là khách
hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ nên các dịch vụ thường đơn
giản, dễ thực hiện và thường xuyên, tập trung vào dịch vụ tiền gửi và tài khoản, vay
vốn mua xe hơi, nhà, mở thẻ tín dụng… Nhờ đó, một lượng rất lớn dân cư chưa
được biết đến các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong tương lai sẽ tham gia
vào lĩnh vực này.
Đặc biệt, xu thế này sẽ được củng cố khi có hàng triệu các khách hàng mới từ
nơng thơn tới đơ thị đang tiếp cận các sản phẩm tài chính mới. Có thể khẳng định,
việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang trở thành xu hướng tất yếu của các
NHTM tại Việt Nam.

Với xếp hạng top 5 ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam và top 70 ngân hàng
bán lẻ mạnh nhất châu Á (The Asian Banker), NHTM cổ phần Tiên Phong (TPBank)
đa dần hiện thực hoá mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Theo
đánh giá, TPBank là ngân hàng bán lẻ hiện đại, am hiểu công nghệ với thế mạnh
chủ chốt trong thị trường cho vay mua nhà và ô tô, sử dụng phương pháp cho vay
theo chuỗi giá trị. Chính vì vậy, đề tài “Thực hiện báo cáo phân tích về xu hướng
phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Tiên Phong và tham gia phản biện báo cáo của các nhóm
nghiên cứu khác” được nhóm chúng em lựa chọn nghiên cứu để cùng hiểu sâu hơn
xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại TPBank hiện nay.

4


CHƯƠNG 1: NHẬN DIỆN XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ
NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM
Trong nền kinh tế trường, NHTM có vai trị rất lớn, là cầu nối giữa các chủ thể
trong nền kinh tế, trong đó các dịch vụ ngân hàng bán lẻ có tính chất quyết định.
Dịch vụ NHBL có vai trị quan trọng trong việc mở rộng thị trường, nâng cao năng
lực cạnh tranh, tạo nguồn vốn trung và dài hạn chủ đạo cho ngân hàng, góp phần đa
dạng hóa hoạt động ngân hàng, đem lại doanh thu chắc chắn, ít rủi ro, đa dạng hóa
các sản phẩm, dịch vụ phi ngân hàng, từ đó gia tăng và phát triển mạng lưới khách
hàng hiện tại và tiềm năng của các NHTM. Hiện nay, trước sự phát triển không
ngừng nghỉ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ là một trong những động
lực to lớn để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
1. Dịch vụ ngân hàng bán lẻ là gì?
Dịch vụ ngân hàng bán lẻ là một loại dịch vụ ngân hàng dành cho tất cả các
nhóm khách hàng có nhu cầu huy động vốn linh hoạt thơng qua nhiều mạng lưới chi
nhánh phân phối của ngân hàng. Như vậy có thể thấy, dịch vụ ngân hàng bán lẻ
khơng giới hạn bất kì một nhóm đối tượng khách hàng nào,chỉ cần họ có nhu cầu tài

chính sẽ được tham gia về các dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Dịch vụ NHBL với nhiều
loại hình dịch vụ ngân hàng bán lẻ đa được triển khai thực hiện như dịch vụ tài
khoản, séc, thẻ, quản lý tài sản, tín dụng, cầm cố, tín dụng tiêu dùng. Bên cạnh
những kết quả đạt được, dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các NHTM Việt Nam còn
nhiều bất cập, các ngân hàng chưa xây dựng được phương án phát triển dịch vụ
ngân hàng bán lẻ một cách đồng bộ và hiệu quả…Các sản phẩm dịch vụ NHBL
chưa phong phú, chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các dịch vụ ngân hàng
hiện đại được triển khai chậm, dịch vụ thanh tốn thẻ cịn hạn chế về phạm vi sử
dụng và chưa phát triển được sâu rộng trong đại bộ phận công chúng.
2. Vai trò của phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ
 Phát triển dịch vụ NHBL làm đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của các chủ thể trong xa hội, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng,
phát triển bền vững. Dịch vụ NHBL đem lại sự thuận tiện, an toàn, tiết kiệm cho
DN và người dân trong q trình thanh tốn và sử dụng nguồn thu nhập của mình.
5


Dịch vụ NHBL là cầu nối vững chắc giữa ngân hàng và khách hàng trong hiện tại
và tương lai. Mặt khác, dịch vụ NHBL phát triển tốt sẽ kéo theo các loại hình dịch
vụ khác phát triển theo, tạo nên hệ thống các sản phẩm dịch vụ đa dạng hỗ trợ tích
cực cho nhau.
 Phát triển dịch vụ NHBL, gia tăng q trình ln chuyển vốn, góp phần thúc
đẩy tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế và đảm bảo chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế. Đứng trên giác độ kinh tế xa hội, việc phát triển dịch vụ NHBL có tác dụng
đẩy nhanh q trình ln chuyển tiền tệ, tận dụng tiềm năng to lớn về vốn để phát
triển kinh tế. Dịch vụ NHBL sẽ làm rút ngắn thời gian giao dịch giữa ngân hàng và
khách hàng, làm cho tiền tệ có thể nhanh chóng chuyển từ tay khách hàng đến ngân
hàng và ngược lại. Những đồng vốn huy động được sẽ nhanh chóng được tái đầu tư
để phát triển kinh tế, giúp cải thiện đời sống dân cư.
 Phát triển dịch vụ NHBL góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

ngành, cơ cấu kinh tế vùng và các thành phần kinh tế theo hướng tiến bộ và hiện đại;
đồng thời, góp phần tích cực trong việc khơi thông nguồn vốn trong xa hội phục vụ
nhu cầu phát triển kinh tế, tạo việc làm và nâng cao đời sống người dân. Các dịch
vụ NHBL phát triển sẽ tạo điều kiện tốt để các DN nhỏ và vừa (DNNVV), các hộ
kinh doanh cá thể có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn tín dụng và các dịch vụ
NHBL tiên tiến khác. Bên cạnh đó, phát triển dịch vụ NHBL góp phần quan trọng
trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hình thành các
ngành kinh tế mới có giá trị gia tăng cao, các khu vực, vùng kinh tế phát triển năng
động, hiệu quả, bền vững.
 Ngồi ra, dịch vụ NHBL góp phần thúc đẩy các DNNVV phát triển, tạo nên
tính năng động, hiệu quả trong phát triển loại hình DN này. Các DNNVV có vai trị
rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế và an sinh xa hội. Do vậy, các NHTM
lớn hiện nay tại Việt Nam đều hết sức quan tâm, dành các nguồn lực tài chính, ưu
tiên cán bộ có năng lực trình độ, phát triển các sản phẩm dịch vụ đa dạng nhằm
hướng tới đối tượng khách hàng tiềm năng là các DNNVV.
3. Thực trạng sử dụng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam
 Ngày nay, nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng bản lẻ của doanh nghiệp và
người dân ngày càng tăng cao, khiến định hướng tập trung phát triển dịch vụ ngân
6


hàng bán lẻ đang trở thành xu hướng tất yếu, chính vì thế các ngân hàng cần phải
tập chung xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ NHBL hết sức cụ thể và gắn liền
với nhu cầu thị hiếu và điều kiện phát triển kinh tế xa hội.
 Hiện nay, Việt Nam có khoảng trên 95 triệu dân, là nước đông dân thứ 15
trên thế giới. Theo Bộ Công Thương, năm 2020, cả nước sẽ có khoảng 1.500 siêu
thị, 180 trung tâm thương mại, 157 trung tâm mua sắm và hơn 1.500 cửa hàng tiện
lợi. Với lợi thế dân số đơng, cùng với sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống,
trung tâm thương mại và mức thu nhập ngày càng tăng thì đây sẽ là thị trường đầy
tiềm năng của các NHTM. Các NHTM đang có xu hướng chuyển sang bán lẻ, tăng

cường tiếp cận với khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bởi, các dịch
vụ NHBL ln tạo điều kiện tốt nhất để có thể tiếp cận với nguồn vốn tín dụng và
các dịch vụ ngân hàng bán lẻ liên tiếp khác một cách nhanh chóng, tiết kiệm và an
tồn.
 Khi chuyển sang bán lẻ, các ngân hàng sẽ có thị trường lớn hơn, tiềm năng
phát triển tăng lên và có khả năng phân tán rủi ro trong kinh doanh. Chính vì mơ
hình NHBL ngày càng tăng trong các NHTM tại Việt Nam nên khách hàng sẽ có
nhiều sự lựa chọn về ngân hàng phù hợp với nhu cầu và lợi ích cá nhân của họ.
Điều đó địi hỏi các ngân hàng phải chú trọng việc tạo ra các trải nghiệm dịch vụ có
chất lượng cho khách hàng, giảm thiểu chi phí và đổi mới công nghệ. Đối với khách
hàng sử dụng dịch vụ NHBL thì họ sự thuận tiện, đơn giản hóa về mặt thủ tục,
nhanh chóng khi xử lý các trường hợp phát sinh là những điều luôn được quan tâm
và đề cao.
 Tại Việt Nam số ngân hàng trong nước ta 50 ngân hàng, tập chung phân bố ở
các huyện và thành phố trên cả nước chính vì thế mà sức cạnh tranh về dịch vụ
NHBL đối với các NHTM là tương đối lớn, nhất là khu vực đô thị bởi đây là nơi tập
trung lượng khách hàng tiềm năng tài chính lớn. Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ
gắn liền với tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ ngân hàng trên cơ sở đổi mới
toàn diện và đồng bộ hệ thống ngân hàng, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc
tế và mở cửa thị trường tài chính trong nước. Dịch vụ ngân hàng bán lẻ của NHTM
tại nước ta phải được phát triển từng bước, chắc chắn nhưng cũng cần phải có
những bước đột phá nhất định làm đòn bẩy phát triển vững chắc trên cơ sở giữ
7


vững được thị phần đa có và làm nền tảng phát triển nhanh thị trường trong tương
lai.
 Có thể nói dịch vụ NHBL là cây cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng trong
hiện tại và tương lai, chính vì thế sự kết hợp hài hịa giữa lợi ích của khách hàng với
lợi ích của ngân hàng sẽ là một đề xuất không thể thiếu để phát triển dịch vụ chung

cho cả hệ thế dịch vụ ngân hàng. Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ yêu cầu số vốn
lớn trong khi môi trường kinh tế xa hội chưa đáp ứng yêu cầu, nhu cầu sử dụng dịch
vụ chưa cao, điều này đòi hỏi các ngân hàng cần phải hướng tới lợi ích lâu dài, kết
hợp hài hịa giữa lợi ích của ngân hàng và của toàn bộ nền kinh tế. Trong giai đoạn
phát triển đầu tiên, phải chấp nhận sử dụng chi phí đầu tư để mang đến cho khách
hàng những trải nghiệm dịch vụ tiên tiến với mức phí đảm bảo bù đắp được một
phần vốn đầu tư nhưng đủ để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị trường. Hoàn
thiện và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ phải được tiến hành đồng bộ, cùng lúc
với các dịch vụ ngân hàng khác, chủ động cải thiện nâng cao chất lượng dịch vụ
ngân hàng truyền thống , mở rộng các loại hình dịch vụ ngân hàng mới dựa trên nền
tảng công nghệ hiện đại, phù hợp với nhu cầu thị trường và năng lực của TCTD
nhằm tạo nhiều tiện ích cho người sử dụng dịch vụ.
 Hoạt động dịch vụ NHBL cần được gắn nhiều hơn với giao dịch thương mại
điện tử, đẩy nhanh phát triển trên điện thoại di động và ngân hàng trực tuyến với
nhiều tiện ích mới mẻ, thuận tiện dễ dàng cho khách hàng sử dụng, đồng thời phải
đa dạng hóa các dịch vụ, xây dựng dịch vụ chuyên biệt dành cho từng nhóm đối
tượng cụ thể. Hơn nữa, cần chú trọng trau dồi và nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho
đội ngũ nhân viên chuyên môn và cải thiện chất lượng dịch vụ nhằm cung cấp đến
khách hàng các dịch vụ NHBL tốt nhất, phối hợp các bộ phận trong đội ngũ chun
mơn một cách hài hịa, hiệu quả và triệt để nhằm thu hút thêm khách hàng, tạo lợi
nhuận và xây dựng môi quan hệ gắn kết giữa khách hàng và doanh nghiệp. Để nâng
cao hiệu quả cung cấp dịch vụ và phục vụ công tác quản trị, việc xây dựng quy trình
dịch vụ cần hướng đến mục tiêu ngắn gọn, minh bạch, đơn giản, các dịch vụ mang
đến khách hàng cần ưu tiên thực hiện một cách tự động, hoặc theo 1 doanh mục
chuẩn, rút ngắn các thủ tục phê duyệt. Các ngân hàng phải có định hướng rõ ràng về
8


hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ, có đầy đủ nguồn lực cần thiết để phát triển
dịch vụ ngân hàng bán lẻ, kịp thời xử lý những hoạt động phát sinh của dịch vụ.

Như vậy có thể thấy, xu hướng phát triển dịch vụ NHBL của các ngân hàng tại
nước ta cần phải tập trung chú trọng ở tất cả các bộ phận từ chính NHTM, khách
hàng, cơng nghệ, dịch vụ,... Hoạt động phát triển này được coi là một trong những
nội dung cốt lõi của hệ thống dịch vụ ngân hàng Việt Nam.
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN
LẺ TẠI TPBANK
1. Tổng quan về về Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)
Thành lập năm 2008, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) thừa hưởng sức
mạnh từ các cổ đông chiến lược vững mạnh trong và ngoài nước gồm Tập đoàn
Vàng bạc Đá quý DOJI, Tập đồn Cơng nghệ FPT, Tổng cơng ty Tái bảo hiểm Việt
Nam (Vinare), Tập đồn Tài chính SBI Ven Holding Pte. Ltd (Singapore), Cơng ty
Tài chính Quốc tế IFC (thuộc World Bank) và quỹ đầu tư PYN Elite Fund với khát
vọng trở thành một tổ chức tài chính minh bạch, hiệu quả, bền vững và mang lại lợi
ích tốt nhất cho các cổ đông và khách hàng.
Sở hữu nền tảng vững chắc và chiến lược đúng đắn, TPBank đa có bước phát
triển đột phá với kết quả kinh doanh vô cùng ấn tượng. Tính đến hết năm 2021, tổng
tài sản TPBank đạt 292.827 tỷ đồng, tăng gần 42% so với đầu năm, vượt trên 17%
kế hoạch. Vốn điều lệ của ngân hàng đa được tăng từ 11.716 tỷ đồng lên hơn
15.818 tỷ đồng và vốn tự có đạt 25.987 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 6.038 tỷ
đồng, hoàn thành vượt hơn 4% so với kế hoạch đa đặt ra. Tổng huy động đạt
262.385 tỷ đồng trong đó nguồn vốn huy động chủ yếu đến từ tiền gửi của các tổ
chức kinh tế và cá nhân. Tổng thu nhập hoạt động của TPBank cũng đạt 13.517 tỷ
đồng, tăng hơn 30% so với cùng kỳ. Bên cạnh nguồn thu lai từ hoạt động cho vay,
thu nhập lai thuần từ dịch vụ của ngân hàng tăng gần 65% so với cùng thời điểm
cuối năm 2020, đạt trên 1.542 tỷ đồng. Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu cho vay của TPBank
được kiểm soát ở mức rất thấp, chỉ 0,81%, đồng thời tỉ lệ bao phủ nợ xấu được nâng
từ 130% năm 2020 lên 160%.
9



Biểu đồ thể hiện thu nhập lãi thuần quý 4/2021 TPBank lập đỉnh kỷ lục

Trở thành ngân hàng đi đầu về cơng nghệ số với nhiều sản phẩm tài chính số
đột phá, năm 2022 TPBank tiếp tục được vinh danh tại nhiều giải thưởng danh giá
trong nước và quốc tế: Ngân hàng số xuất sắc nhất Việt Nam, Ngân hàng có chất
lượng dịch vụ tốt nhất, Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á, Doanh nghiệp Đổi mới số,
Top 10 ngân hàng uy tín Việt Nam,Thương hiệu truyền cảm hứng…
Trong suốt hơn 10 năm qua, TPBank đa cho thấy tầm nhìn dài hạn và lộ trình
phát triển bền vững khi từng bước kiện tồn hệ thống chi nhánh trên tồn quốc và
khơng ngừng mở rộng quan hệ hợp tác với những đối tác lớn. Tính đến hết năm
2021, TPBank sở hữu gần 500 điểm giao dịch (gồm cả các điểm giao dịch tự động
LiveBank) trên toàn quốc. Tổng số lượng khách hàng cá nhân đạt 5 triệu khách
hàng, tăng gần gấp 3 lần so với 2017.
2. Kết quả hoạt động kinh doanh của TPBank
Với sự bứt phá mạnh mẽ về lợi nhuận, TPBank đa dần hiện thực hoá mục tiêu
trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. TPBank gặt hái nhiều thành công
nhờ tập trung vào hai hoạt động bán lẻ chính là cho vay mua ơ tơ và cho vay mua
nhà. TPBank thường xuyên đưa ra chương trình ưu đai lai suất cho khách hàng, nhờ
đó dư nợ cho vay bán lẻ của TPBank liên tục tăng, từ 38,6% tổng cho vay khách
hàng năm 2015 lên 53,3% năm 2019. Theo đánh giá, TPBank là ngân hàng bán lẻ

10


hiện đại, am hiểu công nghệ với thế mạnh chủ chốt trong thị trường cho vay mua
nhà và ô tô, sử dụng phương pháp cho vay theo chuỗi giá trị.

Biểu đồ thể hiện lợi nhuận trước thuế từ Quý IV - 2015 đến Quý II - 2019

Năm 2021, TPBank có sự đột phá ấn tượng với kết quả kinh doanh khi vượt

nhiều mục tiêu đề ra. Ngân hàng đạt 6,038 tỷ đồng LNTT, tăng 37% so với năm
trước. Tổng tài sản đạt trên 292,800 tỷ đồng, tăng gần 42% so với cuối năm 2020,
và vượt 17% so với kế hoạch đa đề ra cho năm 2021.
Trong quý 1 năm 2022, TPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 1,623 tỷ
đồng (tăng 14% you). Tổng thu nhập hoạt động của TPB tăng 29.2% so với cùng kỳ,
đạt 3,616 tỷ đồng. Trong đó, thu nhập lai thuần đạt hơn 2,800 tỷ đồng, tăng 25%
yoy và thu nhập ngoài lai đạt 785 tỷ đồng (+47% yoy). Tăng trưởng tín dụng tăng
11% so với cuối năm 2021, thuộc top cao của hệ thống, trong đó cho vay cá nhân
đạt 88 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 60% dư nợ cho vay tại TPBank. Cuối quý 1 năm
2022, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của TPBank ở mức 31.35%,
trong khi hệ số an toàn vốn (CAR Basel II) ở mức 12.98%.
Nợ xấu quý 1 của TPBank tăng nhẹ lên 1.14%, từ mức 0.82% vào cuối năm
2021, tuy nhiên giảm 5 điểm cơ bản so với cùng kỳ 2021. Chi phí dự phòng quý 1
năm 2022 tăng mạnh 93.1% so với cùng kỳ, đạt 755.3 tỷ. Điều này phù hợp với kỳ
vọng và dự phóng của chúng tơi. Ngồi ra, q 1 2022, TPBank vẫn tiếp tục quyết
liệt xóa 330.3 tỷ nợ xấu, cải thiện chất lượng tài sản.
11


3. Đánh giá tổng quan về dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại TPBank
3.1.

Chất lượng dịch vụ huy động vốn bán lẻ
Với định hướng chiến lược kinh doanh bán lẻ của TPBank, công tác huy động

vốn đặc biệt là HĐV bán lẻ luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
trong hoạt động kinh doanh. TPBank liên tục đưa ra các sản phẩm huy động vốn
mới với nhiều tính năng ưu việt nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Sản
phẩm “Tiết kiệm tài lộc", với lai suất cao hơn hẳn khi gửi kỳ hạn dài. Tiết kiệm điện
tử dành cho khách hàng trên ngân hàng điện tử TPBank eBank với thao tác dễ dàng,

nhanh chóng. Savy by TPBank - ứng dụng tiết kiệm sinh lời tự động với lai suất
khủng đến 6.55%/năm và tính năng rút gốc linh hoạt.
TPBank đa triển khai nhiều chương trình khuyến mại cho khách hàng bán lẻ
như bốc thăm trúng thưởng, Con số may mắn và các chương trình khuyến mại tặng
quả... Các chương trình này được thiết kế linh hoạt mang lại nhiều ưu đai cho khách
hàng thể hiện lịng tri ân đến khách hàng đa được đơng đảo khách hàng đón nhận
mạng lại hiệu quả cho cả khách hàng và ngân hàng.
Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ huy động vốn cịn thể hiện ở chính sách lai
suất cạnh tranh, linh hoạt theo từng nhóm đối tượng khách hàng của Ngân hàng.
TPBank cũng đa triển khai chương trình phân đoạn khách hàng nhằm đánh giá, xếp
loại khách hàng, lựa chọn khách hàng quan trọng để thực hiện các chính sách khách
hàng phù hợp. Cơng tác phục vụ, chăm sóc khách hàng trước và sau bán hàng đa
được thực hiện khá tốt, các giao dịch được tiến hành nhanh, đúng quy định, thủ tục
đơn giản, tạo thiện cảm tốt cho khách hàng.
Tuy nhiên, trước những biến động của thị trưởng, việc điều hành các chính sách
liên quan của TPBank còn chậm so với các ngân hàng khác, dẫn đến việc đôi khi
phải bỏ lỡ các cơ hội hoặc chấp nhận mức chi phí lớn hơn để giữ và lơi kéo khách
hàng.
3.2.

Chất lượng dịch vụ tín dụng bán lẻ
Hoạt động tín dụng bán lẻ của TPBank ln đạt mức tăng trưởng tốt và là một

trong những kênh quan trọng trong việc phát triển nguồn thu từ NHBL. Để đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. TPBank đa thưởng xuyên đổi mới các sản
phẩm tín dụng với nhiều mục đích cho vay khác nhau và nhắm đến nhiều đối tượng
12


khách hàng khác nhau. Ngoài ra, TPBank cũng đa mở rộng cho vay tín chấp cá

nhân là cán bộ nhân viên của doanh nghiệp hay sản phẩm cho vay hỗ trợ tiểu
thương, cho vay chứng khoán, cho vay du học, cấp hạn mức thấu chi... Với thể
mạnh về thương hiệu bên cạnh thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình cùng khả năng
xử lý nhanh hồ sơ, thủ tục giao dịch đơn giản, lai suất, phí dịch vụ cạnh tranh,
TPBank đa khẳng định được vị trí vững chắc của mình trên thị trưởng tín dụng bán
lẻ.
Bên cạnh đó, TPBank thực hiện việc kiểm sốt chất lượng tín dụng bán lẻ chặt
chẽ, đảm bảo an toàn và được quản lý trên cơ sở phân tích kinh tế theo sát diễn biến
thị trưởng. Nhìn chung, chất lượng tín dụng tại TPBank nằm trong tầm kiểm sốt,
đảm bảo tỷ lệ nợ xấu khơng vượt quá các mức quy định của Ngân hàng Nhà Nước.
3.3.

Chất lượng dịch vụ thẻ
Phương thức thanh toán phi tiền mặt ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại

ngày nay. Nắm bắt được xu hướng đó, cơng tác cải tiến và phát triển đa dạng các
loại thẻ cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ được TPBank đưa vào một trong
những định hướng kinh doanh Ngân hàng bán lẻ hàng đầu nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày cảng cao của khách hàng. Để nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ngày càng tốt
hơn, TPBank triển khai ngay công nghệ bảo mật 2 lớp 3D Secure đối với tất cả thẻ
quốc tế do TPBank phát hành và triển khai công nghệ chip EMV đối với thẻ nội địa
nhằm tăng tính an tồn bảo mật cao cho các loại thẻ, góp phần hạn chế rủi ro khi
giao dịch của chủ thẻ.
Sử dụng các loại thẻ của TPBank và đặc biệt là các loại thẻ liên kết với hệ
thống các siêu thị, các cửa hàng, khách hàng có thể tham gia các chương trình
khuyến mại như tích điểm thưởng dành cho chủ thẻ, tặng quà cho các chủ thẻ có
doanh số thanh toán thẻ đạt đủ điều kiện, giảm giá khi mua hàng... tăng thêm các
tiện ích gia tăng như thanh tốn hóa đơn tiền điện, tiền nước, gửi tiết kiệm, thanh
tốn tiền vé máy bay tại các máy ATM tiết kiệm thời gian cho khách hàng.
Ngoài ra thẻ ATM của TPBank được giao dịch miễn phí tại ATM của các Ngân

hàng trong liên minh Napas tạo sự thuận tiện cho khách hàng. Công tác xử lý các
giao dịch khiếu nại của khách hàng được quan tâm giải quyết và phản hồi lại khách
hàng trong thời gian sớm nhất.
13


3.4.

Chất lượng dịch vụ cá nhân
Ngày càng nhiều ngân hàng tham gia và đầu tư phát triển mạnh cho kinh doanh

ở phân khúc khách hàng cá nhân, sự cạnh tranh trên thị trưởng gia tăng, sự khác biệt
về sản phẩm không nhiều và bị đẩy dồn về cạnh tranh giá, dịch vụ. TPBank đang
đẩy mạnh công tác xây dựng sản phẩm nhằm nâng cao thu nhập thuần về phí thay
cho việc tập trung vào việc tăng trưởng tín dụng như các năm trước đây. Các sản
phẩm số được phát triển và mở rộng như QuickPay, Savy và các sản phẩm dịch vụ
trên LiveBank. Các hoạt động phát triển digital banking từ các ứng dụng, sản phẩm
và dịch vụ từ nâng cấp eBank v9, ra mắt sản phẩm tiết kiệm qua app Savy, mở rộng
app QuickPay và TiAO. Từ 50 điểm ban đầu vào năm 2017, hiện nay TPBank đa
đưa vào vận hành hơn 380 điểm LiveBank toàn quốc.
Theo đánh giá của The Asian Banker, TPBank dẫn đầu trong số các ngân hàng
Việt về tiêu chí hiệu quả kinh doanh, hành trình số hóa và ứng dụng cơng nghệ. Kết
quả trên cũng phản ánh đúng định hướng chiến lược phát triển theo mơ hình ngân
hàng số hiện đại của TPBank trong gần 10 năm qua. Như vậy, với xếp hạng top 5
ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam và top 70 ngân hàng bán lẻ mạnh nhất Châu Á
năm nay từ The Asian Banker, có thể nói TPBank đã dần hiện thực hóa mục tiêu trở
thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
CHƯƠNG 3: NHẬN DIỆN XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI
VÀ ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN CHO TPBANK
1. Nhận diện xu hướng phát triển trong tương lai cho TPBank

TPBank với tầm nhìn trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam
với các sản phẩm, dịch vụ tài chính trên nền tảng cơng nghệ hiện đại, tiên tiến góp
phần xây dựng đất nước giàu mạnh. Chính vì vậy, TPBank mang trong mình sứ
mệnh là tổ chức kinh tế hoạt động minh bạch, an tồn, hiệu quả và bền vững, mang
lại lợi ích tốt nhất cho Cổ đông; cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính hồn hảo cho
khách hàng và đối tác dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến và hiệu quả
cao; tạo điều kiện tối ưu để mỗi cán bộ, nhân viên có cuộc sống đầy đủ về kinh tế,
phát huy năng lực sáng tạo và sự nghiệp của bản thân; là tổ chức có trách nhiệm xa
14


hội cao, tích cực tham gia hoạt động cộng đồng với mục tiêu vì con người và hưng
thịnh quốc gia. Để có những bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa TPBank đa đưa ra
được những định hướng cụ thể cho tương lai, tiếp tục thực hiện tốt 5 giá trị cốt lõi:
liêm chính, sáng tạo, cầu tiến, hợp lực, bền bỉ, đây chính là nền tảng để TPBank xây
dựng thương hiệu, xứng đáng với sự tin tưởng của khách hàng, các cổ đông và là
điều kiện cần đề TPBank đạt được các mục tiêu chiến lược hiện tại và tương lai.
“Tạo phong cách sống bằng dịch vụ ngân hàng” dịch vụ tương lai hiện hữu tại
TPBank với công nghệ chuyển đổi số, TPBank không chỉ khởi tạo chiến lược số
xuyên suốt nhiều năm đổi mới, đầu tư lớn cho nền tảng và nhân lực, ngân hàng đa
“công phá” thị trường bằng hàng loạt sản phẩm dịch vụ số xuất sắc. Những giá trị
số không chỉ giúp cho TPBank tăng trưởng lượng khách hàng mỗi năm tăng hơn
25% ( hơn 5 triệu khách hàng vào cuối năm 2021) mà vươn lên top đầu hệ thống về
hiệu quả hoạt động với ROE (tỷ suất sinh lời trên vốn) đạt tới hơn 22,6%.
Xu hướng Lifestyle Banking trên thế giới đang trỗi dậy. Ở Việt Nam đa nhen
nhóm xuất hiện, trong đó TPBank bộc lộ tham vọng của mình bằng hệ sinh thái
ngân hàng số toàn diện nhất với sự chuẩn bị kĩ lưỡng từ lâu cho các hoạt động thay
đổi trải nghiệm khách hàng thông qua chuyển đổi số và đổi mới số, thấu hiểu khách
hàng để định hình lại hành trình trải nghiệm trên nền tảng thiết kế UX/UI, nhằm tạo
dấu ấn và nâng cao sự hài lòng của khách hàng bằng cơng nghệ cao, bằng ứng dụng

siêu cá nhân hố các nhu cầu, dần tiến tới thực hiện hoá việc tạo dựng phong cách
sử dụng ngân hàng.
TPBank kiến tạo phong cách sống cho khách hàng: Khách hàng không chỉ dễ
dàng thanh tốn khơng tiền mặt hay thơng qua qua app TPBank, hệ sinh thái kết nối
với các ứng dụng thanh toán khác mà họ cịn có thể thanh tốn bằng khn mặt tại
các cửa hàng tiện lợi một cách nhanh chóng, thuận tiện dẫn đầu xu hướng công
nghệ. Hệ thống “ngân hàng không ngủ” LiveBank 24/7 sáng đèn ở khắp tỉnh thành
phố lớn để hỗ trợ khách hàng giao dịch với ngân hàng ngay cả vào 12h đêm mà
không cần thẻ hay giấy tờ cá nhân. Tính cá nhân hố được chú trọng phát triển phù
hợp với từng khách hàng, chẳng hạn như số tài khoản sử dụng nickname, tài khoản
bằng số điện thoại… hay việc khách hàng chỉ cần vân tay, khn mặt hay giọng nói
cũng có thể thực hiện giao dịch.
15


Trên thực tế thị trường, TPBank có thể chưa phải là “người khổng lồ” nhưng
chắc chắn là ngân hàng kỷ nguyên số, không chỉ luôn biết tạo ra hướng đi đặc trưng,
mà khơng thể qn, tại Việt Nam, đây chính là ngân hàng đáp ứng tốt nhất cho các
nhu cầu khách hàng trong hiện tại và tương lai với sự đột phá và vươn tầm đa tạo
nên một TPBank với nền tảng ngân hàng số và hệ sinh thái số được đánh giá rất cao.
Để đạt được những mục tiêu và lợi nhuận, với những dấu ấn phát triển và thành
tích ấn tượng thì ngân hàng sẽ tiếp tục kiên định với chiến lược số hố, chủ động
đón đầu xu hướng tương lai, xây dựng kho dự trữ dữ liệu lớn và áp dụng năng lực
phân tích dữ liệu vào hành trình số hố để ln đi trước thị trường một bước về
chuyển đổi số. Song song, TPBank tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh đa dịch vụ, phát
triển cơ sở khách hàng đa dạng, chất lượng, tối ưu chi phí hoạt động, đảm bảo kinh
doanh hiệu quả và chất lượng tín dụng an tồn, hướng tới mục tiêu lợi nhuận 8.200
tỷ đồng năm 2022. Về quy mô tài sản, ngân hàng đặt mục tiêu tổng tài sản đạt
350.000 tỷ đồng, tăng 20% so với thời điểm cuối năm 2021. Tổng giá trị huy động
vốn đạt hơn 292.000 tỷ, tăng 12%, trong đó tiền gửi khách hàng tăng 15% =, đạt

trên 201.000 tỷ đồng. Là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp
nhất trong hệ thống, năm 2022, TPBank tiếp tiếp tục đặt mục tiêu duy trì tỷ lệ này
thấp hơn 1,5%
Ngồi ra, TPBank cịn áp dụng sáng tạo số từ lớp nền tảng như trí tuệ nhân
tạo(AI), máy học (Machine Learning), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây
(Cloud Computing) đến lớp giải pháp như nhận diện trắc sinh học, nhận diện ký tự
và tự động hoá robot. Ở lớp sản phẩm-dịch vụ, TPBank tiếp tục xây dựng và đưa tới
khách hàng hệ sinh thái sản phẩm tài chính-ngân hàng tồn diện nhất cho kỷ nguyên
số, nơi giải pháp tài chính-giao dịch được sắp xếp phù hợp theo chính thói quen,
nhu cầu của từng cá nhân người dùng. Mảng dịch vụ số hoá của TPBank năm 2021
đa chiếm 93% tổng số giao dịch với giá trị dịch vụ trung bình mỗi tháng tăng tới
250% so với năm 2020. Thành tích này tiếp tục tạo nền tảng vững chắc cho chặng
đường phát triển tương lai, nơi TPBank vươn tới đỉnh cao, khẳng định vị thế Ngân
hàng kỉ nguyên Số
16


Ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank chia sẻ: “TPBank liên tục đổi mới
tư duy, chủ động sáng tạo, hợp tác với các công ty công nghệ hàng đầu thế giới để
triển khai các dự án nền tảng số đa kênh an toàn, hiệu quả và bền vững, linh hoạt về
quy mô nhằm phù hợp với định hướng phát triển và mở rộng của ngân hàng trong
tương lai. Ngân hàng tập trung xây dựng các sản phẩm mũi nhọn, có tính đột phá
mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng”. Có thể nói, ngân hàng
TPBank ngày càng phát triển và lớn mạnh với sự đổi mới, hợp tác có hiệu quả,
trong tương lai chắc chắn TPBank sẽ là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt
Nam.
2. Một số giải pháp cơ bản cho TPBank
Một là, xây dựng mô hình kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm theo mơ
hình kinh doanh truyền thống, TPBank nên để mang đến cho khách hàng các sản
phẩm dịch vụ dịch vụ NHBL mà ngân hàng có để khách hàng lựa chọn. Theo mơ

hình lấy khách hàng làm trung tâm, mỗi khách hàng là một đối tượng nghiên cứu,
ngân hàng cần đầu tư vào việc phân tích khách hàng, nắm được tiềm năng giá trị
của khách hàng, mơ hình chi tiêu, đầu tư và kinh doanh để đưa ra các đề nghị đúng
với mục tiêu của khách hàng. Bên cạnh đó, TPBank cần chú trọng việc tạo ra các
trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng để nâng cao sự hài lòng, dẫn đến lòng trung
thành và hướng đến mục tiêu đạt được doanh thu cao hơn từ một đối tượng cụ thể.
Hai là, phát triển mạng lưới, gia tăng sự thuận tiện và tiện ích cho khách hàng,
trong đó, chú trọng phát triển mạng lưới cứng và mạng lưới mềm. Cụ thể, đối với
mạng lưới cứng: Khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, sự thuận tiện luôn
là một yếu tố được đề cao. Trong đó, sự thuận tiện về vị trí địa lý, khoảng cách và
thời gian tiếp cận. Do vậy, việc TPBank không ngừng phát triển các điểm giao dịch
mới như chi nhánh, phòng giao dịch, điểm liên doanh liên kết, điểm giao dịch ngân
hàng tự động… là rất cần thiết để gia tăng sự tiện lợi cho khách hàng sử dụng dịch
vụ. Phát triển mạng lưới mềm: Là các phương thức giao dịch được tạo ra mà không
cần đến các điểm giao dịch chính thức như hệ thống các điểm chấp nhận dịch vụ
(siêu thị, nhà hàng…) và các phương thức thực hiện dịch vụ thông qua các hình
thức khác nhau như web, app, các đối tác bán chéo dịch vụ như grab, now.vn,
foody…
17


Ba là, phát triển hệ thống công nghệ thông tin hiện đại. Một hệ thống ngân hàng
lõi (Core banking system - CBS) tốt là nền tảng công nghệ thông tin để khách hàng
có thể thao tác mọi dịch vụ một cách chính xác, thuận tiện, nhanh và tốt nhất. Hệ
thống CBS tốt cũng giúp cho ngân hàng, nhân viên, đối tác có thể phát triển các sản
phẩm dịch vụ và các tiện ích tốt nhất cũng như hướng đến mục tiêu quản trị hiệu
quả. Dựa trên hệ thống CBS hiện đại và hiệu quả, TPBank cần phát triển các tiện
ích về công nghệ để nhằm gia tăng sự thuận tiện cho khách hàng, đặc biệt là các
ứng dụng sử dụng trên điện thoại thơng minh.
Bốn là, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng khách hàng.

Với mơ hình lấy khách hàng làm trung tâm, TPBank cần xây dựng các sản phẩm
dịch vụ chuyên biệt dành cho từng nhóm đối tượng cụ thể. Đối với các đối tượng
khách hàng có tiềm năng, mức độ chuyên biệt hóa càng được yêu cầu ở mức cao
nhất. Bên cạnh đó, cần có các sản phẩm được thiết kế đặc thù cho 1 hoặc 1 số ít đối
tượng cụ thể, những khách hàng có mức độ ảnh hưởng cao đến hiệu quả hoạt động
của ngân hàng.
Năm là, xây dựng quy trình chuẩn và đồng nhất. Đặc thù của dịch vụ bán lẻ là có
số lượng lớn đối tượng khách hàng có cùng 1 đặc điểm. Để nâng cao hiệu quả cung
cấp dịch vụ và phục vụ công tác quản trị, việc xây dựng quy trình dịch vụ bán cần
hướng đến mục tiêu ngắn gọn, minh bạch, đơn giản.
Sáu là, tăng cường đào tạo nâng cao trình độ chun mơn và chất lượng dịch vụ.
Để cung cấp đến khách hàng các dịch vụ NHBL tốt nhất, công tác đào tạo nhân viên
ngân hàng cần chú trọng đến: Sản phẩm dịch vụ và quy trình nghiệp vụ; Kỷ luật
nghiệp vụ và năng lực quản lý công việc; Các kỹ năng mềm trong cơng việc; Kỹ
năng chăm sóc khách hàng, phân tích, tư vấn và xây dựng chiến lược dịch vụ.
Bảy là, xây dựng hệ sinh thái đa tương tác. Với xu thế phát triển của việc ứng
dụng công nghệ thông tin vào cuộc sống, trào lưu sử dụng điện thoại thông minh, sự
phát triển của hoạt động kinh doanh trực tuyến, kết hợp với việc có một số lượng
khách hàng lớn, TPBank cần hướng đến mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái đa
tương tác để gia tăng chất lượng dịch vụ và sự lựa chọn cho khách hàng, cũng như
phát triển hoạt động kinh doanh và bán chéo sản phẩm. Các mục tiêu cần hướng đến
bao gồm: Xây dựng các tiện ích và ứng dụng sử dụng dịch vụ của ngân hàng và các
18


đối tác liên kết, đặc biệt trong việc thanh toán các dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ
thiết yếu trong cuộc sống như điện, nước, viễn thông… Liên kết với các đối tác
cung cấp dịch vụ công nghệ như grab, now.vn… để cung cấp tiện ích cho khách
hàng, bán chéo sản phẩm và phát triển khách hàng mới…
Tám là, không ngừng đổi mới sáng tạo. Đổi mới là yếu tố quan trọng nhất thúc

đẩy tăng trưởng trong hoạt động cung cấp dịch vụ NHBL. Ngân hàng cần xây dựng
chính sách khuyến khích và hệ thống nghiên cứu và phát triển sản phẩm dịch vụ
mới, phát minh mới, cải tiến nâng cao chất lượng và hiệu quả để không ngừng mang
đến những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Báo cáo thường niên, TPBank Digital ( /> Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng – Ngân hàng thanh toán quốc tế (2010),
các nguyên tắc tăng cường quản trị công ty đối với các tổ chức ngân hàng;
 GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn (2020), “Tác động của đại dịch COVID-19 và
một số giải pháp chính sách cho Việt Nam trong giai đoạn tới”;
 Phan Thị Thu Hà (2013), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc
dân;
 Tơ Khánh Tồn (2014), Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng
thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Học viện
Hành chính Quốc gia;
 Dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại
( /> TPBank liên tục được công nhận là ngân hàng số xuất sắc bởi các tổ chức uy
tín trong nước và quốc tế ( /> TPBank nhận giải thưởng ngân hàng bán lẻ mạnh nhất từ The Asian Banker
( /> TPBank tiếp tục đẩy mạnh mảng ngân hàng bán lẻ ( /> Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam
( /> 2022 - Năm tăng tốc của TPBank ( />
20



×