Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hỏi - đáp về bé khảnh ăn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.04 KB, 5 trang )

Hỏi - đáp về bé khảnh ăn
Thắc mắc về cách giúp bé ăn nhiều hơn hoặc những lo lắng bé thiếu
chất do lười ăn sẽ được giải đáp dưới đây.
Làm cách nào để bé nhà tôi chịu thử đồ ăn khác nhau?

Hãy cho bé nhà bạn thử một món nhiều lần. Xúc một ít thức ăn vào bát của
bé và để bé tự “xử lý”. Nếu bé không chạm vào món này, điều đó cũng là
bình thường. Bạn có thể ngay sau đó mang ra 1-2 món yêu thích của bé để
bé không bị đói.

Khi bé đã chịu nếm món mới, hãy trấn an bé rằng nếu con không thích thì
mẹ cũng không ép nên con không phải sợ. Thông thường, phải mất rất nhiều
tháng để bé mở rộng khẩu vị của mình, chấp nhận sự đa dạng của thức ăn.
Cho đến lúc đó, bạn nên tỏ thái độ chấp nhận và thân thiện với con ở mỗi
bữa ăn, để bé biết rằng, bạn rất hài lòng nếu bé thích ăn cùng bữa với cha mẹ
và thông cảm cho những món bé không thích ăn.


Ảnh minh họa

Làm sao tôi biết bé lười ăn nhà tôi đủ dinh dưỡng?

Một bé sẽ thiếu dinh dưỡng nếu bé lười ăn quá mức hoặc chỉ chịu ăn một
nhóm thức ăn nhất định. Có thể kiểm tra bé nhà bạn đủ dinh dưỡng bằng
cách xem xét liệu bé có chỉ ăn một nhóm thức ăn mà bỏ qua những nhóm
khác. Chẳng hạn, nếu sau rất nhiều ngày, bạn nhận thấy bé chỉ ăn nhóm tinh
bột mà không chịu ăn nhóm thực phẩm chứa protein thì bạn cần điều chỉnh
chế độ ăn cho bé bằng cách cho bé ăn thêm thực phẩm giàu protein như
phômai hoặc sữa chua.

Làm sao để bé nhà tôi chịu thử món mới?



Một người mẹ than thở: “Bé trai nhà tôi 2 tuổi nhưng hầu như không chịu ăn
món mới. Món mà bé yêu thích nhất ngoài cháo là sandwich, chuối, sữa và
một số ít hoa quả khác. Khi tôi và chồng tôi cố gắng thử bón cho bé những
món chúng tôi ăn, bé từ chối ngay. Tôi rất lo lắng vì con khảnh ăn quá. Tôi
phải làm sao?

Bé nhà bạn tuy không ăn uống đa dạng nhưng ít nhất, bé vẫn ăn uống đủ
chất. Một chế độ ăn với tinh bột, sữa, chuối, cam hay nước cam là cân bằng
đủ các protein (từ sữa), carbohydrate (từ sandwiche, cháo), nguồn vitamin A
(sữa, nước quả), vitamin C (nước quả) và vitamin B cũng như kali (từ
chuối).

Một chất mà bé nhà bạn có thể thiếu là chất sắt. Ở tuổi lên 2, bé cần nhận đủ
sắt từ chế độ ăn uống của bé. Nếu sữa của bé hoặc các món cháo được nấu
chung với rau xanh, thịt cá giàu sắt thì có thể an tâm. Nếu bé không uống đủ
sữa hoặc thích các món cháo với ít thịt, cá thì bé có thể bị thiếu sắt. Bé cần
khoảng 10mg sắt mỗi ngày.

Để bé nhà bạn chịu thử các món mới, chìa khóa thành công dành cho cha mẹ
lả phải cực kỳ kiên nhẫn. Các bé ở tuổi biết đi thế này có đặc trưng là sợ
hoặc không thích thức ăn mới. Hãy cho bé thử những món mà bạn nghĩ bé sẽ
thích khi ăn uống cùng cả nhà.

Tôi thường mất công làm món mới nhưng bé nhà tôi không chịu ăn. Làm
sao để bé chịu ăn những món tôi làm?

Tiếp tục làm món mới cho bé nhà bạn nhưng nhớ là chỉ làm một món mới,
với lượng ít một mà bạn nghĩ bé sẽ chịu ăn mỗi lần. Hoặc bạn chọn những
món mà không yêu cầu nấu nướng phức tạp hoặc không trộn lẫn các hương

vị nồng, khó chịu để bé dễ chấp nhận.

Bé mới biết đi nhà tôi dường như ăn ít hơn các bé cùng tuổi khác. Tôi lo
là bé bị suy dinh dưỡng mất. Làm sao để bé ăn nhiều hơn?

Các bé mới biết đi thường ăn ít hơn những gì cha mẹ bé mong đợi. Trên thực
tế, một phần ăn của bé chỉ bằng từ ¼ tới 1/5 một phần ăn của người lớn. Vì
thế, thay vì tập trung nghĩ cách để bé ăn nhiều hơn hoặc phải ăn bằng các bé
khác, bạn nên chú ý cho bé ăn uống lành mạnh và cân bằng. Mọi thứ bé ăn
hàng ngày nên hướng vào yêu cầu dinh dưỡng (có những bé ăn nhiều nhưng
chưa chắc đã đủ dinh dưỡng do bé ăn vặt nhiều đồ ăn thiếu lành mạnh). Mỗi
bữa ăn của con, bạn nên học cách ước lượng đủ kalo và dinh dưỡng cho bé.

Bé nhà tôi không chịu ăn những thức ăn trộn lẫn. Điều này bình thường
không?

Có. Nhiều bé chỉ thích thức ăn được bày riêng rẽ như mỳ ở một bát và nước
sốt ở một bát khác và bé sẽ không thích khi mỳ được trộn cùng nước sốt
trong một bát.

Bé nhà tôi hình như không có cảm giác thèm ăn. Tôi phải kích thích bé
ăn nhiều thế nào?

Bạn có thể kích thích bé ăn ngon bằng cách chú ý điều chỉnh bữa phụ và bữa
chính của bé (đừng để bé no căng bụng trong bữa phụ với sữa, nước quả hay
đồ ăn vặt). Hãy thiết lập thời gian cố định cho các bữa phụ và bữa chính theo
khoa học và kiên quyết không để bé ăn vặt liên tục. Như thế, bé sẽ đủ thời
gian đói bụng thì mới ăn ngon và thèm ăn được. Cách khác là để bé cùng
tham gia vào chuẩn bị thức ăn. Để bé nhặt rau, đập trứng, rửa thịt cùng mẹ…
Cách này cũng kích thích cảm giác thèm ăn trong bé.


×