Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Hỏi đáp về bệnh đa khoa – Kỳ 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.31 KB, 9 trang )

Hỏi đáp về bệnh đa khoa – Kỳ 3:
Viêm lồi cầu

Viêm lồi cầu.
Gần đây tôi bị đau khuỷu tay phải, đi khám được biết bị viêm lồi cầu. Xin
bác sĩ cho biết rõ về bệnh và cách chữa?

Viêm lồi cầu là do những cử động xoay quá mức lặp đi lặp lại của cẳng tay
làm rạn, rách, viêm mạn tính gân cơ duỗi và gân cơ gấp chung nơi bám vào xương
ở các lồi cầu khuỷu tay. Bệnh thường gặp ở tay thuận, tuổi trung niên. Triệu chứng
chính là đau ở mặt trong hoặc ngoài của khuỷu tay; đau tăng khi cầm nắm, khi gấp
hay duỗi cổ tay; đau lan lên cánh tay hay lan xuống cẳng tay. Điểm đau nhất
thường cách lồi cầu 1-2cm, nhưng cũng có khi đau ở xa hơn trên các bắp cơ. Điều
trị bằng các thuốc chống viêm, giảm đau thông thường kết hợp với nghỉ ngơi;
dùng một băng thun quấn phía trên cẳng tay giúp bệnh nhân dễ chịu khi phải cử
động và mang xách nặng. Có những trường hợp phải tiêm thuốc tê vào chỗ đau
cộng corticosteroid để điều trị. Những ca khó điều trị bằng thuốc không được phải
dùng phẫu thuật. Bạn nên khám và điều trị ở chuyên khoa xương khớp của các
bệnh viện.
Khi nào nên dùng laser chữa vết bớt?

Điều trị vết bớt bằng laser.
Cháu 20 tuổi, từ bé bị một vết bớt đỏ bằng 3 ngón tay ở ngay dưới cổ. Cháu
nghe nói hiện nay có thể làm mất vết bớt bằng laser có phải không?

Sự ứng dụng của tia laser trong y học là một bước tiến của điều trị các bệnh
lý ngoài da cũng như chuyên ngành thẩm mỹ, do đó các vết bớt, sẹo, trị nám, triệt
lông là những lựa chọn điều trị của biện pháp này. Sau nhiều lần điều trị (tùy vào
mức độ của bớt) thì các vết bớt được loại bỏ mà không cần phải phẫu thuật. Gần
đây người ta còn sử dụng loại laser V beam mới có bước sóng dài, năng lượng cao
hơn, có hệ thống xịt lạnh lên da đi kèm nên được ứng dụng trong điều trị các dị


dạng mạch máu bề mặt da rất hiệu quả, người ta cũng có thể dùng trong điều trị
các bệnh ngoài da khác trong đó có bớt, thời gian điều trị cũng ít lần hơn. Trong
tình trạng của cháu là bớt bẩm sinh thì có thể xóa bỏ bằng tia laser, tuy nhiên để có
kết quả tốt cháu nên đi khám ở chuyên khoa da liễu xem dạng bớt bẩm sinh của
cháu nên điều trị bằng biện pháp gì là tốt nhất.
Loét giác mạc


Các vị trí loét giác mạc tại mắt.
Xin bác sĩ cho biết những nguyên nhân nào dẫn tới bệnh loét giác mạc?
Giác mạc bị loét có thể dẫn tới mù vĩnh viễn không?

Loét giác mạc là một trong những tổn thương rất nặng của giác mạc. Đây là
bệnh thường gặp và là một trong những nguyên nhân dẫn đến mù lòa. Loét giác
mạc chính là hiện tượng mất tổ chức giác mạc do hoại tử, gây ra bởi một quá trình
viêm trên giác mạc. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra loét giác mạc: do vi khuẩn,
do nấm, do virut hoặc do ký sinh trùng. Khi giác mạc còn nguyên vẹn thì hầu hết
các yếu tố gây bệnh không xâm nhập được vào giác mạc. Nhưng khi bị một chấn
thương gây tổn hại lớp tế bào bề mặt của giác mạc, các tác nhân nói trên sẽ xâm
nhập vào giác mạc và gây loét. Ngoài chấn thương, thì một số bệnh tại mắt như
lông quặm, lông xiêu cọ vào mắt; do những phương pháp điều trị bệnh mắt phản
khoa học... cũng gây loét giác mạc. Khi bị loét giác mạc, bệnh nhân sẽ thấy mắt bị
đỏ, đôi khi sưng nề, mắt cộm chói, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, rất khó mở mắt.
Thị lực bệnh nhân giảm nhiều, trường hợp nặng mắt chỉ còn cảm nhận được ánh
sáng. Loét giác mạc là một bệnh nặng, khó điều trị và gây ra nhiều biến chứng.
Khi điều trị khỏi bệnh sẽ để lại sẹo trên giác mạc gây giảm thị lực. Trường hợp
bệnh nặng, điều trị không hiệu quả có thể phải bỏ nhãn cầu. Chính vì thế, ngoài
việc phòng ngừa chấn thương, phòng các bệnh về mắt, khi thấy có những biểu
hiện khó chịu chúng ta không nên tự ý điều trị, mà phải đi khám chuyên khoa mắt
càng sớm càng tốt.

×