Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

kế hoạch tổng hợp về ATVSLĐ VSMT, PCCC tại công trường 10 11 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.27 KB, 23 trang )

KẾ HOẠCH TỔNG HỢP VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Dự án:
Hạng mục:
Địa điểm xây dựng:

Hà Nội, ngày
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
(Phê duyệt)

TƯ VẤN GIÁM SÁT
(Kiểm tra, phê duyệt)

tháng

năm

NHÀ THẦU THI CÔNG

.


MỤC LỤC:
I. Chính sách về quản lý an tồn lao động
II. Sơ đồ tổ chức của bộ phận quản lý an toàn lao động; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có
liên quan.
III. Quy định về việc tổ chức huấn luyện về an toàn lao động
IV. Quy định về quy trình làm việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc định kỳ đối với các
cơng việc có u cầu cụ thể đảm bảo an toàn lao động.
V. Các yêu cầu về đảm bảo an toàn trong tổ chức mặt bằng công trường.
VI. Quy định về các biện pháp đảm bảo an tồn lao động cụ thể trên cơng trường.
a) Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến rơi, ngã;


b) Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến vật bay, vật rơi;
c) Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến sập đổ kết cấu;
d) Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến máy, thiết bị sử dụng trong thi công xây
dựng công trình;
e) Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến điện, hàn;
f) Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến thi công trên mặt nước, dưới mặt nước;
g) Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến thi cơng cơng trình ngầm;
h) Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến cháy, nổ;
i) Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn cho cộng đồng, cơng trình lân cận;
j) Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn giao thông và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao
động khác có liên quan.
VII. Quy định về trang bị, cung cấp, quản lý và sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân
VIII. Quản lý sức khỏe và môi trường lao động
IX. Quy định về ứng phó với tình huống khẩn cấp
X. Quy trình thực hiện việc theo dõi, báo cáo cơng tác quản lý an tồn lao động định kỳ, đột
xuất
XI. Các phụ lục, biểu mẫu, hình ảnh kèm theo để thực hiện.


I. Chính sách về an tồn lao động
1. Mục tiêu của cơng tác quản lý an tồn lao động
Việc cải thiện an toàn, vệ sinh và điều kiện lao động phụ thuộc trước hết
vào sự phối hợp hành động của mọi cá nhân và tổ chức, bao gồm cả người sử
dụng lao động và người lao động. Quản lý an toàn lao động liên quan đến tất cả
các chức năng từ lập kế hoạch, xác định khu vực có vấn đề, điều phối, kiểm soát
và giám sát các hoạt động an toàn lao động tại nơi làm việc …, nhằm mục đích
phịng chống tai nạn và ốm đau. Phần lớn mọi người thường hiểu sai việc phòng
chống tai nạn – đánh đồng giữa khái niệm tai nạn “tai nạn” với “chấn thương”,
dẫn tới việc quan niệm rằng sẽ khơng có tai nạn nghiêm trọng nếu khơng có
chấn thương. Các nhà quản lý xây dựng rõ ràng có quan tâm đến chấn thương

của công nhân, song họ cần quan tâm chủ yếu tới những điều kiện nguy hiểm có
thể gây chấn thương – có nghĩa là quan tâm đến vấn đề “sự cố” hơn vấn đề
“chấn thương”. Tại một công trường xây dựng thường có nhiều sự cố hơn là
những chấn thương.
Một hành động nguy hiểm có thể dã được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều
lần trước khi gây ra chấn thương. Và việc ngăn ngừa mối nguy hiểm tiềm tàng
này chính là điều mà nhà quản lý phải cố gắng thực hiện. Khơng thể đến khi có
sự thiệt hại về người hoặc vật chất hoặc vật chất rồi mới hành động.
Quản lý an tồn lao động trên cơng trường có nghĩa là phải áp dụng những biện
pháp an tồn trước khi có tai nạn và ốm đau xẩy ra. Do vậy, mục tiêu của cơng
tác quản lý an tồn lao động của Công ty là:
- Tạo ra môi trường làm việc an tồn.
- Tạo ra cơng việc an tồn.
- Tạo ra ý thức về an toàn lao động đối với cán bộ, công nhân.
2. Nguyên tắc cơ bản của cơng tác quản lý an tồn lao động
An tồn lao động là một điều kiện thiết yếu với người lao động đặc biệt là
trong lĩnh vực xây dựng, an toàn lao động là vấn đề cần phải chú trọng trong suốt
q trình thi cơng từ khi khởi cơng đến khi hồn thành.
Ngun tăc của chính sách an tồn lao động đó chính là đảm bảo sự an
tồn cho những người tham gia trong q trình thi cơng, phịng tránh tối đa tai nạn
lao động và những thiệt hại về người và tài sản. Điều này thể hiện qua những nội
dung cơ bản sau:
- Tuân thủ đầy đủ các yếu tố về Hệ thống quản lý an tồn, sức khỏe của
cơng ty và những quy định pháp lý hiện hành.
- Hệ thống an toàn lao động phải được thực hiện một cách toàn diện dựa
trên sự giám sát chặt chẽ các biện pháp thi công thiết bị, điều tra, kiểm tra, thanh
tra và huấn luyện, cam kết giữa các bên liên quan.
- Thiết lập và duy trì mơi trường làm việc an tồn, phấn đấu loại trừ các
mối nguy hiểm có thể xẩy ra.
- Truyền thơng, khuyến khích tồn thể người lao động, nhân sự của các

đơn vị đối tác tham gia thi cơng ý thức an tồn lao động chính là trách nhiệm của
mỗi người trong việc đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
3. Các quy định của pháp luật về công tác quản lý an toàn lao động


Công ty ……. Tuyệt đối tuân thủ các quy định của Pháp luật về cơng tác
quản lý an tồn lao động. Cụ thể các quy định hiện hành chủ yếu là:
- Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020.
- Căn cứ Luật an toàn, Vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015.
- Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 của Chính phủ Quy
định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi cơng xây dựng và bảo trì
cơng trình xây dựng.
- Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ quy
định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Căn cứ Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
- Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm
định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an tồn lao động và quan trắc mơi
trường lao động; Nghị định 140/2018/NĐ-CP ngày 8/10/2018 của Chính phủ Sửa
đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục
hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội.
- Căn cứ thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 25/8/2021 của Bộ xây dựng
hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày
26/01/2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ.
- Căn cứ thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội quy định về cơng tác huấn luyện an tồn lao động,
vệ sinh lao động.

- Căn cứ thông tư số 06/2020/TT-BLĐTBXH ngày 20/8/2020 của Bộ Lao
động – thương binh và xã hội Ban hành danh mục cơng việc có u cầu nghiêm
ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
4. Lập kế hoạch, phổ biến và tổ chức thực hiện
4.1. Lập kế hoạch về cơng tác an tồn lao động
a) u cầu
Trước khi tổ chức thi cơng cơng trình, Cơng ty lập kế hoạch về cơng tác
quản lý an tồn lao động. Kế hoạch phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Minh họa rõ ràng những cam kết trong việc kiểm soát hiệu quả việc bảo vệ
sức khỏe và bảo đảm an toàn cho người lao động.
- Cho người lao động thấy rằng việc thực hiện cơng tác an tồn là phù hợp
với các hoạt động của doanh nghiệp.
- Nêu rõ cam kết, các nguyên tắc, mục tiêu, chiến lược và quy trình an toàn
của doanh nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch ATVSLĐ thông qua tất cả các cấp
của doanh nghiệp.
- Phân định rõ ràng trách nhiệm và nghĩa vụ của người lao động và người sử
dụng lao động trong vấn đề an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc.
- Trách nhiệm đảm bảo an toàn sức khỏe người lao động liên quan mật thiết
đến kế hoạch Sản xuất kinh doanh. Cho nên kế hoạch ATVSLĐ (hay còn gọi là kế
hoạch BHLĐ) cần phải được xây dựng đồng thời và tương xứng với yêu cầu và


quy mô của kế hoạch sản xuất và các kế hoạch khác của doanh nghiệp, cơ sở
SXKD. Nội dung kế hoạch an toàn lao động phải được xác định trong hệ thống chi
tiêu kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh
doanh để theo dõi, thống kê, báo cáo.
b) Căn cứ lập kế hoạch
Khi xây dựng kế hoạch, có một vài vấn đề cần xem xét kỹ lượng.
- Các yêu cầu pháp lý, cam kết và địi hỏi khác (nếu có).
- Sự thay đổi hoặc cải thiện nhằm đạt được hiệu quả của kế hoạch ATLĐ.

- Mục tiêu dài hạn (hơn 1 năm) và mục tiêu ngắn hạn (1 năm hoặc dưới 1
năm) trong việc cải thiện việc thực hành ATVSLĐ.
- Tham khảo ý kiến của người lao động và quan điểm của các bên có liên
quan.
Những căn cứ cơ bản để xây dựng kế hoạch gồm:
- Mục tiêu, chính sách của doanh nghiệp.
- Năng lực và kết quả triển khai tại doanh nghiệp như: Đội ngũ cán bộ, làm
công tác ATVSLĐ; Chi phí cơng tác ATVSLĐ năm trước; nhiệm vụ, phương
hướng kế hoạch SXKD và tình hình lao động của năm kế hoạch; Những thiếu sót
tồn tại trong cơng tác ATVSLĐ được rút ra từ các sự cố, vụ tai nạn, cháy nổ, bệnh
nghề nghiệp, các báo cáo kiểm điểm việc thực hiện công tác ATVSLĐ năm trước;
Các kiến nghị của người lao động, của tổ chức cơng đồn và của các đoàn thanh
tra, kiểm tra.
- Các quy định của pháp luật hiện hành về ATVSLĐ.
c) Nội dung chính của kế hoạch
Kế hoạch không chỉ xét đến những nhu cầu tức thời của doanh nghiệp mà
cần cung cấp những biện pháp phòng ngừa những rủi ro hiệu quả cho người lao
động. Khi xây dựng kế hoạch cần có sự tuân thủ và hỗ trợ của các cấp trong doanh
nghiệp. Kế hoạch ATVSLĐ cần được xây dựng để đáp ứng những nhu cầu cụ thể
của từng nơi làm việc riêng biệt. Tất cả các kế hoạch về ATVSLĐ phải tính đến
các yếu tố sau đây:
- Dự kiến thực hiện các biện pháp kỹ thuật ATVSLĐ; cơng tác chăm sóc sức
khỏe; huấn luyện, tun truyền.
- Có văn bản hướng dẫn thực hiện kế hoạch.
- Cách tổ chức giám sát, kiểm tra thường xuyên mặt bằng, máy móc, các
cơng cụ, thiết bị và thực tế công việc và việc thực hiện kế hoạch;
- Các cuộc họp định kỳ nhằm thảo luận về vấn đề an toàn và sức khỏe và
đánh giá thực hiện kế hoạch.
- Điều tra các tai nạn và sự cố khác.
- Lưu trữ Hồ sơ và số liệu thống kê.

- Thực hiện báo cáo.
Căn cứ vào các nội dung tổng thể cần xây dựng, xác định nhu cầu, năng lực
để thực hiện các mục tiêu, giải quyết các nguy cơ trước mắt của doanh nghiệp.
Bản kế hoạch ATVSLĐ có thể được lập đơn giản với các hoạt động thiết thực
nhất, phù hợp nhất. Nhưng dù tổng quát hay chi tiết, trong kế hoạch phải xác định,
phân bổ trách nhiệm và quyền hạn để phân phối các mục tiêu ATVSLĐ (ở mỗi cấp
có liên quan). Điều này sẽ xác định các nhiệm vụ được triển khai, phân bố quỹ


thời gian nhằm đáp ứng các mục tiêu liên quan, và cung cấp cho việc phân bổ các
nguồn lực (chẳng hạn như tài chính, nhân lực, trang thiết bị và cơng tác hậu cần) ở
mỗi cơng việc.
Trường hợp có sự thay đổi hoặc bổ sung quan trọng trong thực tế cơng việc,
các quy trình, thiết bị hoặc ngun vật liệu, kế hoạch sẽ đưa ra những phương
pháp xác định mối nguy hại và đánh giá rủi ro mới.
4.2. Phổ biến và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý an toàn lao động
Ngay sau khi kế hoạch ATVSLĐ được phê duyệt các cán bộ, phịng ban
được cơng ty giao nhiệm vụ phải phối hợp với bộ phận ATVSLĐ và các bộ phận
liên quan để tổ chức triển khai, đồng thời đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện. Người
sử dụng lao động có trách nhiệm định kỳ tổ chức kiểm điểm, đánh giá việc thực
hiện kế hoạch ATVSLĐ và thông báo kết quả thực hiện cho người lao động trong
cơ sở lao động biết.
Tổng giám đốc xây dựng các quy trình có thể để thực hiện kế haochj
ATVSLĐ. Các quy trình cần xây dựng nhằm đảm bảo kế hoạch an toàn và sức
khỏe được thực hiện có thể là:
- Quy trình kiểm sốt và phịng chống nguy cơ.
- Quy trình đào tạo.
- Đánh giá hiệu quả của chương trình.
Điều quan trọng là phải bố trí nguồn nhân lực và tài chính thích hợp. Cơng
ty phải cung cấp các nguồn lực hỗ trợ thực hiện và duy trì kế hoạch, bao gồm viecj

cung cấp tài chính đầy đủ, thơng tin kỹ thuật, phân cơng trách nhiệm, giám định và
các quy trình đánh giá. Tiến hành kế hoạch ATVSLĐ nên bắt đầu với việc thực
hiện các bước hành động được ưu tiên cao nhất.
Việc tổ chức an tồn lao động trên cơng trường xây dựng được xác định bởi
quy mơ cơng trình, hệ thống các công việc và phương thức tổ chức dự án. Các hồ
sơ vầ an toàn và sức khỏe cần được lưu giữ thuận tiện cho việc xác định và xử lý
các vấn đề về an toàn và vệ sinh lao động trên công trường.
Trong các dự án xây dựng có sử dụng các nhà thầu phụ cần chỉ định rõ
nghĩa vụ, trách nhiệm và các biện pháp về an toàn lao động cần thiết cho đội ngũ
lao động của nhà thầu phụ. Nó có thể bao gồm việc cung ứng và sử dụng các thiết
bị an toàn, phương án thực thi nhiệm vụ một cách an toàn, thanh tra và sử dụng
các cơng cụ thích hợp. Người chịu trách nhiệm tại công trường cần đảm bảo vật
liệu, thiết bị và công cụ mang vào công trường phải đạt những tiêu chuẩn an toàn
tối thiểu.
Tổ chức đào tạo ở tất cả các cấp, từ nhà quản lý, đốc công đến công nhân.
Các nhà thầu phụ và công nhân của họ cũng phải được huấn luyện chu đáo các thủ
tục về an tồn lao động vì có thể nhám cơng nhân làm cơng việc này lại có thể gây
ảnh hưởng lớn đến sự an tồn của nhóm khác.
Cần có hệ thống thông tin nhanh cho người quản lý công trường về những
việc làm mất an toàn và những khiếm khuyết của máy móc, thiết bị.
Phân cơng đầy đủ nhiệm vụ về an toàn và vệ sinh lao động cho từng người
cụ thể. Một số ví dụ về nhiệm vụ cần tiến hành có thể liệt kê như sau:
- Cung ứng, xây dựng và bảo trì các phương tiện an tồn như đường vào, lối
đi bộ, rào chắn và phương tiện bảo vệ trên cao.


- Xây dựng và cài đặt hệ thống tín hiệu an toàn.
- Cung cấp các thiết bị an toàn đặ biệt cho mỗi loại hình cơng việc.
- Kiểm tra các thiết bị nâng như cần trục, thang máy và các chi tiết nâng như
dây cáp, xích tải.

- Kiểm tra và hiệu chỉnh các phương tiện lên xuống như thang, giàn giáo.
- Kiểm tra và làm vệ sinh các phương tiện chăm sóc sức khỏe như nhà vệ
sinh, lán trại và nơi phục vụ ăn uống.
- Chuyển giao những phần có liên quan trong kế hoạch về an toàn lao động
cho từng nhóm cơng tác.
- Kế hoạch cấp cứu và sơ tán.
Những điểm cần nhớ:
- Không thể thực thi kế hoạch hay chính sách về an tồn lao động nào nếu
khơng giao nhiệm vụ cụ thể (cho một người cụ thể, thời điểm cụ thể để hồn
thành).
- Chính sách và kế hoạch về an tồn phải được giao tới tận cơng nhân, vì
chính kế hoạch đó là để đảm bảo cho họ.
II. Sơ đồ tổ chức của bộ phận quản lý an tồn lao động; trách nhiệm
của các bên có liên quan.
1. Sơ đồ tổ chức của bộ phận quản lý an tồn lao động
TỔNG GIÁM ĐỐC

HỘI ĐỒNG BHLĐ

PHỊNG HÀNH CHÍNH
NHÂN SỰ

PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG
HỢP

CÁN BỘ PHỤ TRÁCH
BHLĐ

CÁN BỘ KỸ
THUẬT


TỔ THI CƠNG

CHỈ HUY TRƯỞNG CƠNG
TRÌNH

CÁN BỘ ATLĐ

BỘ PHẬN
BẢO VỆ

TỔ THI CƠNG


d) Khối các phòng, ban chức năng:
Các phòng ban trong cơng ty nói chung đều được giao nhiệm vụ có liên
quan đến cơng tác BHLĐ của Cơng ty; Các phịng, ban chức năng có nhiệm vụ
sau:
- Phịng kế hoạch tổng hợp:
+ Nghiên cứu cải thiện trang thiết bị, hợp lý hóa sản xuất và các biện pháp
về kỹ thuật an toàn, kỹ thuật vệ sinh để đưa vào kế hoạch BHLĐ và hướng dẫn
giám sát việc thực hiện các biện pháp này.
+ Biên soạn, sửa đổi và bổ sung hoàn thiện các quy trình, các biện pháp làm
việc an tồn đối với các máy móc, thiết bị, hóa chất và từng công việc, các phương
án ứng cứu khẩn cấp khi có sự cố, biên soạn tài liệu giảng dạy về ATVSLĐ và phối
hợp với bộ phận BHLĐ tổ chức huấn luyện cho người lao động.
+ Tham gia kiểm tra định kỳ về ATVSLĐ và tham gia điều tra tai nạn lao
động.
- Phịng hành chính nhân sự:
+ Phối hợp với các cơng trường và các bộ phận có liên quan tổ chức thực

hiện các chế độ BHLĐ, đào tạo, nâng cao tay nghề kết hợp với huấn luyện về
ATVSLĐ, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, bồi
dưỡng hiện vật, bồi thường tai nạn lao động, bảo hiểm xã hội.
+ Bảo đảm việc cung cấp đầy đủ, kịp thời nhân công để thực hiện tốt các nội
dung, biện pháp đề ra trong kế hoạch BHLĐ.
- Phịng kế tốn:
+ Tham gia việc lập kế hoạch bảo hộ lao động.
+ Tổng hợp và cung cấp kinh phí thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động đầy
đủ, đúng thời hạn.
III. Quy định về tổ chức huấn luyện về an toàn lao động
1. Đối tượng được huấn luyện
Đối tượng huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định tại
Điều 139, Điều 150 Bộ Luật lao động được cụ thể thành các nhóm sau:


Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

- Người đứng đầu đơn vị, cơ
sở sản xuất, kinh doanh và
phòng, ban, chi nhánh trực
thuộc;
- Phụ trách bộ phận sản xuất,
kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc
phân xưởng hoặc tương
đương;
- Cấp phó được giao nhiệm

vụ phụ trách cơng tác an tồn,
vệ sinh lao động.
Nhóm 4
Người lao động khơng thuộc
các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định
tại khoản này, bao gồm cả
người học nghề, tập nghề, thử
việc để làm việc cho người sử
dụng lao động.

Người làm công tác an toàn,
vệ sinh lao động bao gồm:
- Chuyên trách, bán chuyên
trách về an toàn, vệ sinh lao
động của cơ sở;
- Người trực tiếp giám sát về
an toàn, vệ sinh lao động tại
nơi làm việc.

Người lao động làm cơng việc
có u cầu nghiêm ngặt về an
toàn, vệ sinh lao động là người
làm cơng việc thuộc Danh
mục cơng việc có u cầu
nghiêm ngặt về an toàn, vệ
sinh lao động do Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội ban
hành.

Nhóm 5

Người làm cơng tác y tế.

Nhóm 6
An tồn, vệ sinh viên theo quy
định tại Điều 74 Luật an tồn,
vệ sinh lao động.

Chương trình khung huấn luyện được xây dựng cho các lớp huấn luyện có quy mơ:
Khơng q 120 người/lớp huấn luyện phần lý thuyết
Không quá 40 người/lớp huấn luyện phần thực hành.
a. Kế hoạch huấn luyện
Huấn luyện theo quy định của pháp luật:
Căn cứ văn bản hợp nhất 631/VBHN-BLĐTBXH năm 2019 hợp nhất Nghị định hướng dẫn
Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn, huấn luyện an toàn, vệ
sinh lao động và quan trắc môi trường lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban
hành. 100% cán bộ công nhân viên làm việc trên cơng trường đều phải có Chứng chỉ (Nhóm
1,2,5,6) hoặc Thẻ an tồn lao động (Nhóm 3,4).

STT
1
2

Chương trình HL
Huấn luyện cập
nhật kiến thức, kỹ
năng về an tồn, vệ
sinh lao động.
Huấn luyện định kỳ

Tần suất


Đối tượng
-

Nhóm 1,2,3,4,6

-

Nhóm 5

2 năm/ lần
1 năm/ lần

- Nhóm 4

Thời gian
50% thời gian huấn luyện
lần đầu.
- 50% thời gian huấn luyện
lần đầu.


3

Tự tổ chức huấn
luyện:
- Nhân viên mới
- Cơng nhân
khơng thuộc
nhóm 3.


- Căn cứ vào điều kiện cụ
thể tổ chức huấn luyện
- Người học nghề,
riêng về an toàn, vệ sinh
tập nghề, thử việc
lao động hoặc kết hợp huấn
- Nhóm 4,5,6
luyện các nội dung khác.

4

Công nghệ, Thiết bị Trước khi
mới
giao việc

Các đối tượng có
liên quan

5

Huấn luyện sau
thời gian nghỉ làm
việc

Các đối tượng có
liên quan

>6 tháng


- Huấn luyện khi có sự
thay đổi về công việc; thay
đổi về thiết bị, công nghệ
- 50% thời gian huấn luyện
lần đầu.

Huấn luyện trước khi làm việc: Tất cả Cán bộ công nhân viên trước khi vào làm việc trên
công trường đều được qua huấn luyện bước đầu để nắm bắt được các yêu cầu của công việc, các
đặc thù của cơng trường.
b.

Người làm cơng tác an tồn, vệ sinh lao động.

Người làm cơng tác an tồn, vệ sinh lao động (chuyên trách hoặc bán chuyên trách) thực
hiện nhiệm vụ theo quyết định phân công công việc và chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức,
triển khai thực hiện Kế hoạch tổng hợp về An toàn vệ sinh lao động này.
c.
Người lao động
Là người đủ 18 tuổi trở lên, đã qua huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động đúng quy định trước
khi vào làm việc và tuân thủ nội quy lao động, quy định về quản lý an tồn, vệ sinh lao động tại
Cơng trường.
V.Quy định về các chu trình làm việc đảm bảo an tồn lao động
NỘI DUNG

THỜI
ĐIỂM

Bố trí mặt bằng
tổng thể


Trước khi
khởi cơng

Huấn luyện trước
khi làm việc

Trước khi
vào làm
việc

Huấn luyện theo yêu
cầu của Pháp luật

Trước khi
vào làm
việc

CHỊU TRÁCH
NHIỆM
Chỉ huy trưởng

Giám sát an toàn

Đơn vị có chức năng
huấn luyện về An
tồn VSLĐ.

TÀI LIỆU

LƯU HỒ SƠ


Bản vẽ mặt bằng
tổng thể

Lưu hồ sơ

- Tài liệu huấn
luyện
- Thẻ ra vào

Tài liệu
luyện

huấn

Quy trình đào
tạo
Lưu hồ sơ
- Giấy chứng
nhận;
- Thẻ an tồn;
- Sổ theo dõi
cơng tác huấn
luyện.


Kiểm tra an toàn, vệ
Hàng tuần
sinh
Định kỳ

lao động
Họp an toàn cơng
Hàng tuần
trường
Sinh hoạt an tồn
hàng tuần

Sáng thứ 2
hàng tuần

Huấn luyện an tồn
Trước khi
chun đề (cơng việc
thi cơng
đặc thù)
An ninh bảo vệ;
Hàng tháng
Khách
Hàng ngày
Ưng phó tình
huống khẩn cấp;
Định kỳ
Sơ cấp cứu

Ban chỉ huy CT;
Giám sát an tồn

- Hình ảnh
- Số lượng NLĐ;


- Hình ảnh;
- Biên bản;

Cán bộ, cơng nhân
viên

Biên bản họp

Biên bản họp

Cán bộ, công nhân
viên

- Thông báo các
lỗi vi phạm; các
điển hình tốt

Hình ảnh;

Giám sát an tồn

Tài liệu
huấn luyện

Hình ảnh;

Giám sát an toàn

Sổ theo dõi
khách ra vào


Sổ bảo vệ

Chỉ huy trưởng

Tài liệu huấn
luyện AT

Hình ảnh;

Thống kê, báo cáo

Định kỳ

Giám sát an tồn

Biểu mẫu tiêu
chuẩn

Báo cáo

Kiểm tra thiết bị,
cơng cụ định kỳ,
đột xuất

Hàng tuần/
hàng tháng

Cán bộ công nhân
viên


Biểu mẫu kiểm
tra

Tem kiểm tra

Thơng báo dừng
cơng việc

Theo u
cầu trong
q trình
thi cơng

Chỉ huy trưởng

Mệnh lệnh/ chỉ
thị công trường

Mệnh lệnh/
chỉ thị công
trường

Chỉ huy trưởng +
Giám sát an tồn

Kế hoạch thực
hiện

Biên bản kiểm

tra

Kiểm tra cơng tác
quản lý về An toàn

Hàng tháng

VI. Các yêu cầu về đảm bảo an tồn trong tổ chức mặt bằng cơng trường.
1. Xung quanh khu vực đang thi công được rào ngăn, cảnh báo hoặc bố trí trạm gác. Khơng
cho người khơng có nhiệm vụ ra vào.
2. Khơng để đọng nước trên mặt bằng hoặc để nước chảy vào hố móng.
3. Bố trí ván, cầu để đảm bảo an tồn cho người và phương tiện.
4. Đường vận chuyển nguyên vật liệu lên cao không dốc quá 300.
5. Đường dây điện bọc cao su đi qua đường vận chuyển được mắc lên cao hoặc luồn vào ống
bảo vệ được chôn sâu dưới mặt đất ít nhất là 40 cm. Các ống dẫn nước được chơn sâu dưới
mặt đất ít nhất là 30 cm.
6. Giữa các chồng vật liệu được chừa lối đi lại cho người, rộng ít nhất là 1 m.
7. Nguyên vật liệu, nhiên liệu, thiết bị đặt cách xa đường ô tơ ít nhất là 2 m.
8. Khi vật liệu rời (cát, đá dăm, sỏi, xỉ v.v...) đổ thành bãi sẽ được che đậy, Gia cố chân vững
chắc để chống sạt trượt.
9. Vật liệu dạng bột (xi măng, thạch cao, vôi bột...) được đóng bao.
10. Các nguyên liệu lỏng và dễ cháy (xăng, dầu, mỡ...) được bảo quản riêng.


11. Đá hộc, gạch lát, ngói xếp thành từng ơ không cao quá 1 m. Gạch xây xếp nằm không cao
quá 25 hàng.
12. Các tấm sàn, tấm mái xếp thành chồng không cao quá 2,5 m.
13. Cấu kiện dài chế tạo sẵn xếp thành chồng không cao quá 2 m.
14. Cấu kiện khối và tấm xếp thành từng chồng không cao quá 2,5 m
15. Vật liệu cách nhiệt xếp thành chồng không được cao quá 1,2 m và được bảo quản ở trong

kho kín, khơ ráo.
16. Ống thép có đường kính dưới 300 mm xếp theo từng lớp và khơng cao q 2,5 m. Ống thép
có đường kính từ 300 mm trở lên, các loại ống gang xếp thành từng lớp, khơng cao q 1,2
m.
17. Thép tấm, thép hình xếp thành từng chồng không cao quá 1,5 m.
18. Gỗ cây xếp thành từng chồng, có kê ở dưới; có cọc ghìm hai bên và khơng cao q 1,5 m.
VI.

Quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn lao động cụ thể trên công trường.

a) Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến rơi, ngã:
1. Có lối lên xuống khu vực làm việc bằng các bậc tạo trên nền đất có độ dốc và cầu thang. Các
khu vực có độ dốc lớn hơn 300 hoặc nền đất trơn trượt được bố trí dây cứu sinh để đu bám
và móc dây đeo an tồn.
2. Mang dây an tồn khi làm việc ở độ cao từ 2m trở lên hoặc chưa đủ độ cao 2m nhưng bên
dưới có chướng ngại vật nguy hiểm.
3. Những nơi không thể gắn lan can an toàn được lắp dây cứu sinh.
4. Khoanh vùng, đặt biển báo nguy hiểm bên dưới khu vực có người làm việc trên cao.
5. Thợ lắp giàn giáo phải có chứng chỉ theo quy định Pháp luật hiện hành.
6. Có hồ sơ thiết kế, kiểm tra, nghiệm thu.
7. Giàn giáo bao che đảm bảo yêu cầu kỹ thuật như sau:
 Cao hơn sàn thi công tối thiểu 1,5 mét.
 Lắp lưới bao che xung quanh, mỗi 2 tầng nhà lắp lưới hứng vật rơi từ sàn ra mép
ngoài của giáo bao che.
 Mỗi 6 tầng cao phải có hệ thống lưới hứng xiên.
8. Khơng làm việc khi có gió từ cấp 5 trở lên hoặc trời mưa.
9. Trên giàn giáo, giá đỡ có lắp đặt, sử dụng điện chiếu sáng vào ban đêm.
10. Công nhân viên phải thường xuyên kiểm tra tình trạng của tất cả các bộ phận kết cấu của
giàn giáo và giá đỡ. Nếu phát hiện thấy tình trạng hư hỏng của giàn giáo, giá đỡ có thể nguy
hiểm, phải dừng làm việc và báo cáo cán bộ kỹ thuật biết để tiến hành sửa chữa bổ sung.

11. Tre dùng làm kết cấu, giàn giáo phải là tre già không bị ải mục, mọt hoặc dập gãy, phải đảm
bảo yêu cầu kỹ thuật của các quy định hiện hành.
12. Gỗ dùng làm giàn giáo phải làm từ gỗ nhóm 5 trở lên theo quy định hiện hành, không bị
cong vênh, mục, mọt, nứt gãy.
13. Giàn giáo gỗ có chiều cao lớn hơn 4 m hoặc chịu tải trọng nặng phải dùng liên kết bu lông.
Giàn giáo tre phải buộc bằng loại dây bền chắc, lâu mục. Không được dùng đinh để liên kết
giàn giáo tre.
14. Các chân cột giàn giáo tre phải chôn sâu 0,5 m và lèn chặt.
15. Giàn giáo tre, gỗ dựng lắp xong phải kiểm tra: Khả năng neo buộc của các liên kết, chất
lượng vật liệu, các bộ phận kết cấu (lan can, cầu thang, ván sàn...).


16. Giàn giáo các loại phải neo chắc vào công trình trong q trình lắp dựng. Vị trí đặt móc neo
phải được thiết kế.
17. Các khung của giá đỡ phải đặt trên nền bằng phẳng và ổn định. Khi lên xuống sàn thao tác
của giá đỡ, người lao động phải dùng thang tựa.
18. Thang phải đặt trên mặt nền bằng phẳng, ổn định và chèn giữ chắc chắn. Không được tựa
thang nghiêng với mặt phẳng nằm ngang lớn hơn 60o hoặc nhỏ hơn 45o. Trường hợp thang
đặt trái với quy định này phải có người giữ thang và chân thang phải được chèn giữ chắc
chắn.
19. Không được treo vật nặng quá tải trọng cho phép vào thang khi đang có người làm việc trên
thang. Không được dùng thang gấp để làm giàn giáo hay giá đỡ.
b) Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến vật bay, vật rơi:
1. Khi làm việc trên cao cần phải đựng dụng cụ vào các túi đựng đồ nghề, máy thiết bị và các
phương tiện bảo vệ cá nhân có chất lượng tốt đảm bảo an toàn.
2. Sử dụng giàn giáo, sàn thao tác đúng thiết kế, lắp đặt.
3. Không được đi vào vùng nguy hiểm, nơi đã rào ngăn và có biển báo, cảnh báo cấm.
4. Trường hợp chuyển vật liệu thừa, thải trên cao phải có máng trượt và các thiết bị nâng.
Không xếp tải lên giàn giáo và giá đỡ.
5. Các lỗi đi qua lại giàn giáo cần phải được che đậy phía trên.

6. Tuần tra, kiểm tra khu vực làm việc và lân cận.
c) Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến sập đổ kết cấu:
An toàn lắp dựng kết cấu thép
1. Người lắp dựng kèo thép sẽ cung cấp các tài liệu chứng minh về độ chịu lực của chân,
móng, tường để đỡ trọng tải bên trên trong suốt quá trình lắp dựng kèo thép.
2. Cung cấp các thông tin về việc sửa chữa, thay thế hay bổ sung bulơng neo (nếu có).
3. Cơng tác nâng hạ kết cấu thép sẽ được lên kế hoạch trước.
4. Sàn kim loại sẽ được cố định chống dịch chuyển vào cuối ca làm việc hay khi điều kiện môi
trường đảm bảo. Khơng được tháo sàn trước khi có lắp đặt thiết bị hay vật cố định.
5. Tất cả vật tư, thiết bị và công cụ sử dụng trên cao phải được cố định chống rơi hay bị cuốn
theo gió khi khơng sử dụng.
An tồn cơng tác tháo dỡ
1. Người có chun mơn sẽ thực hiện khảo sát kỹ thuật và lên kế hoạch tháo dỡ để xác định
các điều kiện về cấu trúc, vị trí của các thiết bị hiện tại, cách thức bảo vệ và cách ly, cách
thức tháo dỡ hay lắp đặt lại các thiết bị đó và xác định trình tự tháo dỡ an tồn.
2. Cơng việc chỉ được bắt đầu sau khi đã hoàn tất cơng tác phân tích và đánh giá rủi ro
(JSA/RA) và đã thông báo cho tất cả những người liên quan có thể bị tác động bởi các hoạt
động trong kế hoạch tháo dỡ.
d) Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến máy, thiết bị sử dụng trong thi cơng xây
dựng cơng trình:


An tồn sử dụng dụng cụ thơ sơ cầm tay
1. Các dụng cụ, thiết bị cầm tay dùng để đập, đục phải bảo đảm:
 Đầu mũi không bị nứt nẻ, hoặc bất cứ một hư hỏng nào khác;
 Cán không bị nứt, vỡ, khơng có cạnh sắc và phải có chiều dài thích hợp.
2. Khơng được kéo căng, xoắn hoặc gấp dây cấp điện và ống dẫn khí nén khi đang vận hành.
Không được đặt dây cáp điện, dây dẫn điện hàn đè lên nhau.
3. Chỉ những người đã được đào tạo và được chỉ định mới được sử dụng thiết bị điện, khí nén.
Mang đầy đủ trang bị phịng hộ cần thiết (quần áo, mũ, kính, khẩu trang, găng tay, giầy, ủng,

dây an toàn…).
4. Trước khi sử dụng phải kiểm tra mọi điều kiện làm việc an toàn của dụng cụ, những bộ phận
đã hoặc sắp bị hỏng cần phải sửa chữa ngay.
5. Người lao động phải đứng ở tư thế an toàn, vững chãi trên 2 chân, dùng cả 2 tay để điều
khiển dụng cụ. Tuyệt đối không dùng tay để nắm bắt các bộ phận máy đang quay hoặc đặt
tay, chân gần các bộ phận máy đang chuyển động.
6. Phải ngắt nguồn dẫn động ngay lập tức khi thấy hiện tượng bất thường, khi mất điện, mất
hơi, khi di chuyển dụng cụ hoặc khi ngừng việc.
7. Không được để các dụng cụ cầm tay còn đang được cấp điện hoặc khí nén mà khơng có
người trơng coi.
8. Chỉ những dụng cụ không phát ra tia lửa mới được làm việc gần chỗ có bụi và hơi dễ cháy
và dễ nổ.
9. Phải có biện pháp ngăn ngừa bắn mảnh bê tông, gạch đá và các loại vật liệu khác vào những
người xung quanh.
10. Cán gỗ, cán tre của các dụng cụ cầm tay làm bằng các loại tre, gỗ phải đảm bảo cứng, phải
nhẵn và nêm chắc chắn.
11. Cờ lê phải lựa chọn theo đúng kích thước của mũ ốc.
12. Khi đục phá kim loại hoặc bê tông bằng các dụng cụ cầm tay, người lao động phải đeo kính
phịng hộ.
13. Khơng để nước rơi vào ổ cắm hoặc phích điện. Khơng được sử dụng dưới trời mưa.
14. Các dụng cụ, thiết bị điện phải được nối tiếp đất.
15. Chỉ sau khi đã đặt các dụng cụ, thiết bị vào vị trí đã định mới được cấp khí nén.
16. Các mối nối ống dẫn khí nén đều phải siết chặt bằng đai sắt.
17. Không được buộc hoặc treo ống dẫn khí nén bằng dây thép.
An tồn bốc xếp, vận chuyển
1. Bãi bốc xếp hàng phải bằng phẳng; đi lại thuận tiện và bảo đảm an toàn.
2. Trước khi bốc xếp - vận chuyển, phải xem xét kỹ các ký hiệu, kích thước khối lượng và
trang bị phương tiện vận chuyển đảm bảo an toàn cho người và hàng.
3. Khi vận chuyển các loại hàng có kích thước và trọng lượng lớn, phải sử dụng các phương
tiện chuyên dùng hoặc phải duyệt biện pháp vận chuyển bốc dỡ.

4. Bốc xếp hàng vào ban đêm phải được chiếu sáng đầy đủ. Khi bốc xếp các loại vật liệu dễ
cháy nổ phải sử dụng đèn chống cháy nổ chuyên dùng.
5. Bốc xếp các loại vật liệu nặng có hình khối trịn hoặc cuộn không để hàng lăn xuống tự do.
Người tham gia bốc xếp chỉ được đứng phía trên và hai bên mặt phẳng nghiêng.


6. Sử dụng các phương tiện chuyên dùng để vận chuyển bình, chai; phải chèn giữ để tránh đổ
vỡ.
7. Khơng được chở xăng cùng với các loại hàng khác.
8. Vận chuyển các bình khí nén, khí hóa lỏng phải thận trọng, nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh,
rơi đổ.
9. Xếp hàng lên thùng xe không được chất quá tải, quá khổ; phải chèn buộc chắc chắn, tránh để
rơi đổ, xê dịch trong quá trình vận chuyển.
10. Trước khi xếp hàng lên xe cải tiến, xe ba gác phải chèn bánh.
11. Khi xếp hàng trên xe:
a. Đối với các loại hàng rời: gạch, đá, cát, sỏi... phải chất thấp hơn thành thùng xe 2 cm
b. Đối với các loại hàng chứa trong các bao mềm như xi măng, vơi bột… phải có dây chằng
chắc chắn;
c. Đối với các loại thép tấm, thép góc, cấu kiện bê tơng có chiều dài lớn hơn thùng xe phải
chằng buộc bằng dây thép.
12. Khi chất hàng lên xe, sắp xếp để bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.
13. Khi chở các loại hàng rời như gạch, ngói, cát, sỏi... phải xếp hoặc đổ thấp hơn thành xe 10
cm. Không được chở quá trọng tải cho phép của xe.
14. Không được xếp rộng quá khổ cho phép của xe, đồng thời phải chằng buộc chắc chắn.
15. Không được chở người trên các loại ôtô, cần trục, xe hàng, trên thùng ô tô tự đổ, trên rơ
moóc, nửa rơ moóc, xe téc và xe tải có thành (loại không được trang bị để chở người).
16. Trong phạm vi công trường: Xe phải chạy với tốc độ khơng q 10 km/h; khi ngoặt hoặc
vịng phải chạy với tốc độ khơng q 5 km/h.
An tồn trong lắp đặt và sử dụng điện
1. Chỉ những công nhân điện được giao nhiệm vụ mới được sử dụng, đấu, nối, sửa chữa mạng điện

trên công trường.
2. Hệ thống cáp dây dẫn điện phải treo cao cách sàn lớn hơn hoặc bằng 2,5 m có bọc cách điện
tốt. Hệ thống cầu dao ổ cắm phải để cao nơi khơ ráo an tồn.
3. Cấm để dây dẫn điện thi công và dây điện hàn tiếp xúc với các bộ phận dẫn điện của cơng
trình, đi trên mặt đất, đi trên mặt sàn ẩm ướt.
4. Thiết bị sử dụng điện phải được kiểm tra cách điện vỏ máy 1 tháng/lần và dán tem mới được
phép đưa vào sử dụng.
5. Đèn chiếu sáng chung nối với lưới điện có điện áp từ 110V đến 220V (chỉ sử dụng điện áp
pha), phải đặt ở độ cao cách mặt đất hay sàn ít nhất 2.5m. Khi độ cao treo đèn nhỏ hơn 2.5m
hoặc đèn chiếu sáng cầm tay sử dụng thi cơng u cầu phải có điện áp tối đa không lớn hơn
36V.
6. Công nhân điện cũng như công nhân vận hành các thiết bị điện, phải được đào tạo và cấp
giấy chứng nhận đạt yêu cầu về kỹ thuật an tồn điện.
7. Trên cơng trường phải có sơ đồ mạng điện, có cầu dao tổng và các cầu dao phân đoạn. Phải
có hai hệ thống riêng cho điện động lực và điện chiếu sáng.
8. Dây dẫn, thanh dẫn, tiếp điểm của cầu dao, các cực của máy điện và dụng cụ điện... phải
được bọc kín bằng vật liệu cách điện; phải mắc trên cột hoặc giá đỡ chắc chắn; phải ở độ cao
ít nhất là 2,5 m đối với mặt bằng thi công và 5,0 m đối với nơi có xe cộ qua lại.
9. Các đèn chiếu sáng phải treo cách mặt sàn thao tác ít nhất là 2,5 m.


10. Các cầu dao cấp điện cho từng thiết bị hoặc từng nhóm thiết bị phải có khóa chắc chắn. Các
thiết bị đóng ngắt điện, cầu dao... phải đặt trong hộp kín, đặt nơi khơ ráo, an tồn và thuận
tiện cho thao tác và xử lý sự cố.
An toàn sử dụng thiết bị điện cầm tay
1. Hồ sơ của máy móc, thiết bị phải được kiểm tra nếu đạt yêu cầu mới đưa vào sử dụng.
2. Tất cả phương tiện vào hoặc ra công trường chuyển chở vật tư phải được che đậy tránh phát
sinh bụi hoặc chất gây ô nhiễm như vật liệu nhỏ, cát, sỏi, đất hoặc than bùn ra môi trường
xung quanh.
3. Công nhân đục, khoan kim loại hoặc bê tông bằng các dụng cụ cầm tay phải đeo kính phịng

hộ lao động, bao tay, khẩu trang, nút tai chống ồn.
4. Công nhân sử dụng dụng cụ cầm tay bằng điện, máy nén khí khơng được đứng trên các
thang tựa, phải đứng trên sàn hoặc giá đỡ an toàn.
5. Khi xảy ra mất điện, phải cúp cầu dao, cấm để dụng cụ cầm tay còn được cấp điện khi
khơng có người trơng coi.
6. Vệ sinh lau chùi máy hàng ngày và chế độ bảo dưỡng định kỳ theo từng lọai máy.
An toàn vận hành máy xây dựng
1. Tất cả các xe máy xây dựng đều phải có đủ giấy phép lưu hành, giấy đăng kiểm thiết bị còn
thời hạn.
2. Phải lập biện pháp lắp dựng, tháo dỡ và các biện pháp đảm bảo an toàn lao động;
3. Khi phạm vi vùng hoạt động của cần cẩu vượt ra ngồi phạm vi cơng trường xây dựng, phải
có biện pháp bảo vệ an toàn cho người và phương tiện giao thông
4. Cần cẩu phải dừng hoạt động khi vận tốc gió từ cấp 5 trở lên
5. Nền đất nơi thiết bị nâng làm việc phải được gia cố để đảm bảo chịu lực.
6. Trước khi cẩu phải biết trọng lượng hàng, kiểm tra các móc và cáp tải và độ cân tải.
7. Luôn phải cử người xi nhan và theo dõi trạng thái cẩu.
8. Những người lao động đứng dưới đất khơng được lại gần vị trí cẩu hàng và phải đội mũ bảo
hộ.
9. Việc móc buộc cáp phải giao cho những người được đào tạo và có kinh nghiệm.
10. Không được sử dụng thiết bị nâng hàng để nâng người
11. Không được cẩu hàng qua đầu mọi người,
12. Tuyệt đối không được hút thuốc hoặc đưa ngọn lửa tới gần bình nhiên liệu.
13. Khơng được mở nắp bình nhiên liệu bằng cách dùng vật kim loại để đập.
14. Các tang cáp phải để hở để theo dõi được quá trình quấn cáp và tình trạng cáp.
15. Các xe máy xây dựng phải được trang bị thiết bị tín hiệu âm thanh và ánh sáng
16. Không được sử dụng xe máy khi:
 Hết hạn sử dụng ghi trong giấy phép sử dụng và phiếu kiểm định;
 Hư hỏng hoặc khơng có thiết bị an tồn;
 Hư hỏng hoặc thiếu các bộ phận quan trọng;
 Điều kiện thời tiết gây mất an toàn;

17. Khi xe máy đang hoạt động, người vận hành không được phép bỏ đi nơi khác hoặc cho
người khác vận hành hay có mặt trong cabin
18. Trên vận thăng phải có nút “Stop” để dừng chuyển động khi có sự cố. Nếu vận thăng bị
dừng vì sự cố, mọi người phải chờ lực lượng cứu hộ, không được tự ý trèo ra ngoài;


19. Khi dừng công việc phải hạ vận thăng xuống vị trí thấp nhất, ngắt nguồn, khóa cửa Vùng
nguy hiểm bên dưới vận thăng phải được rào chắn và có biển báo
20. Hàng xếp trên vận thăng phải gọn gàng, khơng vượt q kích thước vận thăng và chằng
buộc chắc chắn
e) Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến điện, hàn:
1. Thợ hàn phải kiểm tra tất cả các thiết bị, dụng cụ, vật liệu hàn và dụng cụ chữa cháy; đảm
bảo các dụng cụ, thiết bị hoạt động tốt, các khớp nối đã kín khít.
2. Phải dọn sạch các chất dễ cháy nổ trong bán kính khơng nhỏ hơn 5 m
3. Phải có các biện pháp chống sụp đổ khi cắt các bộ phận của kết cấu.
4. Không được phép hàn cắt bằng ngọn lửa trần đối với các thiết bị đang chịu áp lực hoặc đang
chứa các chất cháy nổ, các chất độc hại.
5. Khi hàn điện, hàn hơi trong các thùng kín hoặc phịng kín, phải tiến hành thơng gió tốt; phải
bố trí người ở ngồi quan sát để xử lý kịp thời khi có nguy hiểm.
6. Khi hàn cắt các thiết bị mà trước đó đã chứa chất cháy lỏng, hoặc axit, phải súc rửa sạch, sau
đó mới được tiến hành cơng việc.
7. Khơng được đồng thời hàn hơi và hàn điện trong các thùng kín.
8. Thợ hàn hơi, hàn điện kể cả người phụ hàn phải sử dụng mặt nạ hoặc tấm chắn có kính hàn
phù hợp.
9. Chỉ được hàn trên cao sau khi có giá đỡ xỉ hàn và cảnh báo cho người làm việc đi lại ở phía
dưới.
10. Máy hàn phải có thiết bị đóng cắt điện.
11. Để dẫn điện hàn tới kìm hàn điện, mỏ hàn phải dùng dây cáp mềm cách điện
12. Chỗ nối các cáp dẫn điện phải bọc cách điện. Việc đấu cáp điện vào thiết bị hàn phải được
thực hiện bằng đầu cốt đồng, được bắt bằng bu lông.

13. Không để cáp điện tiếp xúc với nước, dầu, cáp thép.
14. Khoảng cách từ các đường dây điện hàn đến các bình ơxy hoặc các thiết bị chứa khí cháy
khác khơng được nhỏ hơn 5 m.
15. Chiều dài dây dẫn từ nguồn điện đến máy hàn không được dài q 15 m.
16. Chi kìm hàn phải làm bằng vật liệu cách điện, cách nhiệt tốt. Kìm hàn phải kẹp chắc que
hàn.
17. Các máy hàn tiếp xúc cố định phải dùng loại biến áp 1 pha và đấu với lưới điện xoay chiều
có tần số 50 Hz và điện áp không được lớn hơn 50 V. Điện áp không tải không vượt quá 36
V.
18. Không được lấy nguồn điện hồ quang trực tiếp từ lưới điện.
19. Không được nối và tháo dây ở đầu ra của máy hàn khi cịn có điện.
20. Các máy hàn để ngồi trời phải có mái che mưa. Khơng được hàn ở ngồi trời khi có mưa,
bão.
f) Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến cháy, nổ:
An ninh trật tự và Phịng cháy chữa cháy tại lán trại tạm cơng trình
1. Các cá nhân có nhu cầu ở lại cơng trường phải đến Ban chỉ huy cơng trình để đăng kí và
làm các thủ tục cần thiết trước khi vào ở tại khu nhà tạm;
2. Chấp hành nghiêm túc sự quản lý, sắp xếp chỗ ở của Ban chỉ huy.


3. Không tổ chức các hoạt động tập thể trong thời gian nghỉ: Ban ngày từ 11 h30’ đến 13h00’,
ban đêm từ 23 h00’ đến 05 h00’;
4. Không được đánh bài, cờ bạc dưới bất kỳ hình thức nào; khơng uống rượu, bia, hoặc sử
dụng các chất kích thích; khơng được gây mất trật tự.
5. Không xả rác, không treo rèm, riđơ, mắc võng trong phịng ở, nhà ở. Quần áo, đồ dùng cá
nhân phải sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp và đúng nơi quy định;
6. Không tự ý câu mắc điện sinh hoạt, nấu ăn trong phòng bừa bãi.
7. Khơng được có các hành vi, tác phong, ăn mặc thiếu văn hóa gây ảnh hưởng đến mơi
trường văn hóa; thực hiện phong cách sống trong sáng lành mạnh.
8. Phải nêu cao tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân trong cơng tác giữ gìn an ninh trật

tự, an tồn PCCC; cảnh giác phát hiện kẻ xấu trà trộn gây rối trong khu nhà ở;
9. Khơng cho người ngồi danh sách đã đăng kí của phịng được lưu trú trong phịng ở; Khi
có người người thân đến thăm, cơng nhân phải báo cáo Ban Quản lý biết để sắp xếp lưu
trú tại phịng khách;
10. Khơng tự ý tập trung đơng người, kích động người khác hay loan tin đồn nhảm, gây rối,
làm mất an ninh trật tự;
11. Không tàng trữ, trao đổi, mua bán, sử dụng hung khí, vũ khí, chất nổ, chất dễ gây cháy,
nổ, hóa chất độc hại, các chất ma túy, các chất gây nghiện.
12. Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động đánh bạc, số đề, cá độ, mại dâm.
13. Không được gây gổ, đánh nhau hoặc kích động đánh nhau, gây rối mất trật tự.
14. Không leo trèo hàng rào, cột điện, cây và các nơi nguy hiểm khác.
15. Phải gửi xe vào nơi quy định và tự bảo quản tài sản của mình.
16. Không được di chuyển tài sản, trang thiết bị khỏi vị trí đã bố trí khi chưa được phép.
17. Tiết kiệm trong sử dụng điện, nước.
18. Chịu trách nhiệm đền bù về những hư hỏng, mất mát do bản thân gây ra đối với trang
thiết bị của khu nhà ở. Nghiêm cấm các hành vi phá hoại, trộm cắp tài sản.
19. Phải giữ gìn vệ sinh, mơi trường trong và xung quanh phòng ở; tham gia đầy đủ kế hoạch
làm vệ sinh mơi trường khi được phân cơng;

Phịng cháy và chữa cháy
1. Việc phòng cháy chữa cháy là trách nhiệm của tất cả mọi người thi cơng tại cơng
trình/dự án.
2. Tất cả mọi người phải tích cực tham gia vào việc phịng cháy chữa cháy, khơng để
cho tai nạn cháy nổ xảy ra.
3. Tất cả mọi người phải cẩn thận trong việc sử dụng lửa, các nguồn nhiệt, hóa chất…
phải triệt để tuân theo các quy định về phòng cháy chữa cháy.
4. Tất cả mọi người phải hết sức cẩn thận trong việc sử dụng điện, các chất dễ cháy nổ.
Trước khi rời khỏi văn phòng làm việc phải kiểm tra lại các thiết bị sử dụng điện,
phải đảm bảo khoảng cách an tồn cho cơng tác phịng cháy chữa cháy tại văn phòng
làm việc.



5. Hạn chế để các hàng hóa dễ xảy ra cháy nổ vào văn phịng, khơng hút thuốc trong
văn phịng. Chỉ hút thuốc ở những nơi quy định và hút xong phải dập tắt hẳn rồi mới
bỏ vào thùng rác.
6. Trong văn phòng làm việc hàng ngày các giấy tờ, tài liệu phải xếp gọn gàng không
được để sát với bóng đèn dây điện, phải đảm bảo khoảng cách an tồn cho cơng tác
phịng cháy chữa cháy tại văn phịng làm việc.
7. Hạn chế việc thắp nhang, cúng bái đặc biệt không được đốt giấy tiền vàng mã trong
khu vực văn phịng, cũng như trong cơng trường, trường hợp cúng bái, đốt giấy tiền
vàng mã phải có nhân viên trực cho đến khi tắt hẳn thì mới được ra về.
8. Cấm không được hút thuốc trong khu vực nhà để xe để tránh xảy ra sự cố ngoài ý muốn
gây ảnh hưởng tới tài sản, tính mạng con người.
i.

Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn cho cộng đồng, cơng trình lân cận

Biển báo và Rào chắn
1. Dựng biển báo, biển hiệu hay rào chắn cần thiết để chỉ dẫn nhân viên về những điều
nguy hiểm rủi ro trong khu vực làm việc. Biển hiệu và cảnh báo sẽ dùng ngôn ngữ tiếng
Việt và/hoặc dùng hình ảnh để cảnh báo nguy hiểm.
2. Hàng rào được dựng kiên cố chịu được thời tiết khắc nghiệt và không ảnh hưởng đến
việc lưu thông trên công trường.
3. Rào chắn cần thiết cho việc đào đất, công tác lợp mái, làm việc trên cao và các khu vực
tương tự. Nắp đậy hay rào chắn (rào chắn có tấm chân, lưới an tồn) phải được đặt ở tất
cả các lỗ thông tầng. Các lỗ thông tầng hay sàn ở vận thang phải có nắp che đậy hay rào
chắn tức thời.
Giữ gìn vệ sinh nơi làm việc
1. Qt dọn, giữ vệ sinh đường bên ngồi cơng trường.
2. Thiết lập khu vực tập kết rác thải và bố trí thùng rác sinh hoạt, xây dựng, nguy hại đảm

bảo thuận tiện cho việc thu gom xử lý.
3. Ký kết hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom xử lý rác.
4. Làm cầu rửa xe và đảm bảo xe ra khỏi công trường không làm bẩn đường bên ngồi cơng
trường.
5. Bố trí các nhà vệ sinh tạm trên mỗi sàn tầng để phục vụ công nhân thi công và phải đảm
bảo nhà vệ sinh luôn luôn sạch sẽ.
6. Sàn tầng sau khi tháo cốp pha phải được dọn dẹp và giữ vệ sinh trong suốt q trình thi
cơng.
7. Hàng ngày khi kết thúc công việc phải dọn dẹp sạch sẽ khu vực thi công.
8. Định kỳ hàng tháng phải tổ chức phun thuốc diệt muỗi phòng chống dịch bệnh tại cơng
trường.
9. Tích cực hưởng ứng các phong trào vệ sinh, bảo vệ môi trường do công ty hoặc cơ quan
chính quyền địa phương phát động.


j.

Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn giao thông và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động
khác có liên quan.
Tổ chức mặt bằng công trường
Các yêu cầu chung
- Tại cơng trường có rào ngăn và bố trí trạm gác xung quanh khu vực.
- Có bản vẽ tổng thể mặt bằng thi công.
- Mặt bằng khu vực thi công phải được thu dọn gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh .
- Có các biển báo rào ngăn tại những vị trí nguy hiểm như: hố thang, lỗ trống trên các sàn
tầng theo quy định.
- Những vùng nguy hiểm do vật có thể rơi tự do từ trên cao xuống phải được rào chắn, đặt
biển báo, hoặc làm mái che bảo vệ.
- Tại các đầu mối giao thông trên công trường phải có sơ đồ chỉ dẫn rõ ràng từng tuyến
đường cho các phương tiện vận tải cơ giới, thủ công.

- Đường hoặc cầu cho công nhân vận chuyển nguyên vật liệu lên cao, không dốc quá 30 độ
và phải tạo thành bậc. Tại các vị trí cao và nguy hiểm phải có lan can bảo vệ.
- Các lối đi vào nhà hoặc cơng trình đang thi cơng ở tầng trên phải là những hành lang kín.
- Kho bãi để sắp xếp và bảo quản nguyên vật liệu, cấu kiện, thiết bị phải được định trước trên
mặt bằng công trường.
Đường đi lại và vận chuyển
- Thiết lập hệ thống phân luồng giao thông cho người đi bộ, xe cơ giới, lối vào người và
phương tiện giao thơng
- Lắp đặt đèn tín hiệu vào ban đêm và cờ hiệu vào ban ngày tại các vị trí nguy hiểm
- Đặt một số biển, thông báo hướng dẫn giao thông cho xe cơ giới tại khu vực làm việc
- Khi vào công trường lái xe phải xuất trình bằng lái cho bảo vệ và sẽ được trả lại khi ra
- Tất cả mọi thiết bị, máy xây dựng đều phải có giấy phép làm việc khi vào công trường
- Tốc độ tối đa cho phép trong cơng trường là 5km/h
- Bố trí các lối đi, cổng phụ cho người đi bộ trên công trường
- Các đường nội bộ trên công trường đảm bảo cho các phương tiện di chuyển tránh lún, lầy,
lật xe
- Các khu vực khơng bằng phẳng, dốc hoặc có các hố sâu; các hạng mục công tác khác thi
công phải được đặt biển cảnh báo (biển báo làm việc, lan can, dây cảnh báo, thơng báo
nguy cơ.v.v…) hoặc bố trí người đứng cảnh giới, hướng dẫn an toàn.
Các dây điện đi qua đường giao thông phải được treo cao 4,5m trở lên theo đúng tiêu chuẩn và
có biển báo độ cao
VII. Quy định về trang bị, cung cấp, quản lý và sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân.
Cán bộ, công nhân, nhân viên được cấp phát, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trước khi vào
công trường. Số lượng, chủng loại tùy thuộc vào tính chất, yêu cầu của công việc và phải tự quản
lý, sử dụng đầy đủ trong quá trình lao động.
Lập sổ theo dõi việc cấp phát trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân và người lao động có chữ ký
nhận phương tiện bảo vệ cá nhân vào sổ theo mẫu tại Phụ lục.


Người nào làm mất hoặc hư hỏng phải bồi thường 100% giá trị mua mới.

Quản lý an toàn tổ chức hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân
thích hợp và ln kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng.

2
3
4
5

















Công tác hàn
Vận chuyển thủ công
Khách – Người đến liên hệ công việc
Bảo vệ




Dây an tồn



Mặt nạ hàn



Găng tay vải



Ép cọc bê tơng bằng máy Robot

Khẩu trang

BHLĐGiày/ Ủng

1

Đối tượng người lao động/ Công việc

Mũ cứng BHLĐ

ST
T

Áo lưới phản
quang


Loại trang bị phương tiện bảo vệ cá
nhân







VIII. Quản lý sức khỏe và môi trường lao động
Quản lý sức khỏe người lao động
1. 100% cán bộ công nhân viên được khám sức khỏe tuyển dụng đảm bảo có đủ sức khỏe
làm việc trước khi vào công trường.
2. 100% cán bộ công nhân được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đầy đủ trước khi vào
làm việc trên công trường.
3. Khám sức khỏe định kỳ hàng năm theo quy định của công ty.
Bảo vệ môi trường
1. Bỏ rác đúng nơi quy định. Nghiêm cấm xả rác thải sinh hoạt bừa bãi trên cơng trình.
2. Sử dụng điện, nước, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và các tài nguyên khác đảm bảo phù
hợp, tiết kiệm.
3. Thu gom, xử lý, vận chuyển rác thải, phế thải các loại tuân thủ theo quy chuẩn môi
trường hiện hành.
4. Nước thải sinh hoạt phải qua hố ga, bể lắng; không được xả thẳng ra môi trường xung
quanh. Phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành.
5. Không đốt lửa, chặt cây, bẻ cành cây hoặc có ý định phá hoại cây.
6. Khơng mang hóa chất độc hại vào công trường.
7. Không mua bán, trao đổi hoặc sử dụng động thực vật quý hiếm.
Tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động tại nơi làm việc và trang thiết bị sơ cứu, cấp
cứu.

IX. Quy định về ứng phó với tình huống khẩn cấp


 Liên hệ trong những tình huống khẩn cấp
Bất cứ ai phát hiện cháy, sự cố hay bất kỳ tình huống khẩn cấp nào khác tại nơi làm việc
cần cung cấp thơng tin ngay cho Giám sát an tồn và nhanh chóng sơ tán đến điểm tập
trung gần nhất.
SỐ ĐIỆN THOẠI LIÊN HỆ KHẨN CẤP
Họ và tên

Chức vụ

Số điện thoại

Lê Xuân Đạt

Chỉ huy trưởng, trưởng ban ATCSLD- PCCN

0986416888

SỐ ĐIỆN THOẠI KHẨN CẤP - ĐỊA PHƯƠNG
PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

TEL: 114

CỨU THƯƠNG

TEL: 115

CÔNG AN


TEL: 113

Báo cáo sự cố
Bản báo cáo sự cố sẽ bao gồm những nội dung cơ bản sau:
-

Tên công trình, vị trí xây dựng
Các bên liên quan (đơn vị thiết kế/thi công/giám sát …)
Mô tả nội dung sự cố
Thiệt hại về người, về vật chất
Nguyên nhân xảy ra sự cố
Biện pháp khắc phục và phịng ngừa

X. Quy trình thực hiện việc theo dõi, báo cáo công tác quản lý an toàn lao động định kỳ,
đột xuất
Báo cáo hàng ngày bao gồm:
1. Số lượng người lao động làm việc trên cơng trường
2. Hình ảnh hiện trường thi cơng.
3. Hình ảnh chụp nhật ký an toàn trong ngày.
Phân định trách nhiệm và khen thưởng trong cơng tác An tồn VSLĐ, PCCC và BVMT
1. Người quản lý, giám sát an toàn VSLĐ thực hiện giao việc cụ thể cho từng nhân viên,
công nhân trong việc thực hiện và đảm bảo tuân thủ các biện pháp thi cơng an tồn trên
cơng trường.
2. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, căn cứ tình hình thực tế, Quản lý an toàn tổng hợp kết quả
thực hiện; đánh giá và đề xuất công ty khen thưởng đối với cá nhân; đơn vị làm tốt cơng
tác an tồn VSLĐ, PCCC và bảo vệ môi trường.
XI. Các phụ lục, biểu mẫu, hình ảnh kèm theo để thực hiện.





×