Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

(TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU phân tích cơ cấu GDP của việt nam giai đoạn 2015 – 2020 chỉ ra mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư của việt nam trong giai đoạn đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.04 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI THẢO LUẬN
Đề tài
Phân tích cơ cấu GDP của Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020. Chỉ ra mối
quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn đó.

Học phần: Kinh tế vĩ mơ
Lớp: 2120MAEC0111
Nhóm: 5
Giảng viên hướng dẫn: Vũ Ngọc Tú
Hà Nội, 2021

0

0


Mục lục
Chương I. Cơ sở lý thuyết về GDP
1. Tổng quan về GDP
1.1. Khái niệm (định nghĩa, cấu thành gốm…)
1.2. GDP danh nghĩa và GDP thực
1.3. Ý nghĩa của GDP trong phân tích kinh tế vĩ mơ
2. Các phương pháp tính GDP
2.1. Phương pháp chi tiêu
2.2. Phương pháp thu nhập hay chi phí
2.3. Phương pháp sản xuất (phương pháp giá trị gia tăng)
3. Đầu tư và tiết kiệm
Chương II. Thực trạng của đề tài


1. Tổng quan cơ cấu GDP Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020
1.1. Cơ cấu GDP Việt Nam năm 2015
1.2. Cơ cấu GDP Việt Nam năm 2016
1.3. Cơ cấu GDP Việt Nam năm 2017
1.4. Cơ cấu GDP Việt Nam năm 2018
1.5. Cơ cấu GDP Việt Nam năm 2019
1.6. Cơ cấu GDP Việt Nam năm 2020
2. Mối quan hệ giữa đầu tư và tiết kiệm của Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020
2.1. Đầu tư và tiết kiệm nước ta giai đoạn 2015 - 2020
2.2. Tổng kết về mối quan hệ giữa đầu tư và tiết kiệm giai đoạn 2015 - 2020

2

0

0


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GDP
1. Tổng quan về GDP
Hàng năm, GDP là một chỉ số về kinh tế được quan tâm nhất. Chỉ số này được đưa ra
để đánh giá tổng quan về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng như mức độ phát triển
của một vùng hay một quốc gia.
1.1. Khái niệm tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
GDP (Gross Domestic Product) là tổng sản phẩm quốc nội hay tổng sản phẩm nội địa
(trong nước), là toàn bộ giá trị được các thành phần kinh tế hoạt động trong lãnh thổ của
quốc gia đó sản xuất ra trong khoảng thời gian cụ thể nhất định. Giá trị này có thể được
tạo ra bởi các doanh nghiệp của các cơng ty nước ngồi hay trong nước, miễn là thuộc
lãnh thổ của quốc gia đó.
1.2. GDP danh nghĩa và GDP thực


 GDP danh nghĩa
GDP danh nghĩa là tổng sản phẩm nội địa theo giá trị sản lượng hàng hóa và dịch
vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành. Sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ nào thì lấy giá
của thời kỳ đó. Do vậy cịn gọi là GDP theo giá hiện hành.
GDPtN=∑QtiPti
Trong đó:
i: loại sản phẩm thứ i với i =1,2,3...,n
t: thời kỳ tính tốn
Q (quantum): số lượng sản phẩm
Qi: số lượng sản phẩm loại i
P (price): giá của từng mặt hàng
Pi: giá của mặt hàng thứ i

 GDP thực
GDP thực hay còn gọi là GDP thực tế là tổng sản phẩm nội địa tính theo sản
lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của năm nghiên cứu cịn giá cả tính theo năm gốc.
Do đó cịn gọi là GDP theo giá so sánh.
Cơng thức tính GDP thực (với là giá của năm cơ sở hay năm gốc):

1.3. Ý nghĩa của GDP trong phân tích kinh tế vĩ mô
 GDP là thước đo để đánh giá thành tựu kinh tế của một quốc gia. Các nhà kinh tế
thường sử dụng chỉ tiêu này để so sánh quy mô sản xuất giữa các nước với nhau.
 GDP được dùng để đánh giá và phân tích sự thay đổi mức sống của dân cư.
 GDP bình quân đầu người đánh giá mức sống của dân cư một nước phụ thuộc vào
số lượng hàng hoá, dịch vụ mà quốc gia đó sản xuất ra và phụ thuộc khá nhiều vào
quy mô của dân số và năng suất lao động.
 GDP là cơ sở cho việc lập các chiến lược phát triển kinh tế dài hạn và kế hoạch tiền
tệ, ngân sách ngắn hạn.
 GDP còn thường được sử dụng để phân tích những biến động về sản lượng của một

đất nước qua thời gian.
3

0

0


 GDP được sử dụng để tính tốc độ tăng trưởng nhằm loại trừ sự biến động giá cả
trong kinh tế của một quốc gia.
2. Các phương pháp tính GDP
2.1. Phương pháp chi tiêu
Xác định GDP theo phương pháp chi tiêu:
GDP = C + I + G + NX
Trong đó:
C - chi tiêu cho tiêu dùng của các hộ gia đình
I - chi tiêu cho đầu tư
G - chi tiêu về hàng hóa dịch vụ của Chính phủ
NX - xuất khẩu rịng (chi tiêu rịng của nước ngồi về hàng hóa và
dịch vụ của quốc gia)
 Tiêu dùng của hộ gia đình (C)
 Đo lường giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ mà hộ gia đình mua trên thị
trường để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng.
 Được chia thành 3 nhóm :
 Hàng lâu bền: phương tiện đi lại, đồ nội thất…
 Hàng mau hỏng: quần áo, thực phẩm…
 Dịch vụ: giải trí, y tế, giáo dục…
 Lưu ý: khi tính vào GDP
 Chỉ tính các khoản chi tiêu của hộ gia đình khi mua mới các sản phẩm phục vụ
tiêu dùng.

 Khơng tính vào giá trị của C các khoản tự cung, các khoản cho, tặng.

 Đầu tư của doanh nghiệp (I)
 Là các khoản chỉ tiêu của doanh nghiệp để mua hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích
đầu tư.
 Bao gồm:
 Đầu tư mua tài sản cố định
 Đầu tư vào nhà ở
 Đầu tư vào hàng tồn kho (inventories)
 Khấu hao: phần tài sản bị hao mịn trong q trình sản xuất kinh doanh .
 Đầu tư ròng: giá trị tài sản tăng thêm do đầu tư.
 Tổng đầu tư: bao gồm tất cả các khoản đầu tư để bù đắp khấu hao và làm tăng thêm
tài sản.
Tổng đầu tư (I) = Đầu tư ròng + Khấu hao
 Lưu ý , khi tính vào GDP
4

0

0


 Tính tổng đầu tư (I) chứ khơng phải đầu tư rịng.
 Chỉ tính những khoản đầu tư mua sắm các tư liệu lao động mới, tạo ra tư bản
dưới dạng hiện vật.
 Khơng tính các khoản đầu tư tài chính, mua sắm các tư liệu lao động đã qua sử
dụng.

 Chi tiêu của Chính phủ (G)
 Là tất cả các khoản chi của chính phủ để mua hàng hố và dịch vụ trong nền kinh

tế.
 Bao gồm:
 Chi trả lương cho bộ máy quản lý hành chính Nhà nước
 Chi đầu tư xây dựng cơ bản (đường xá, bệnh viện, trường học…)
 Chi an ninh, quốc phòng (mua sắm thiết bị quân sự...)
 Lưu ý, khi tính vào GDP: Khơng tính các khoản chi chuyển nhượng (transfer
payments) của chính phủ (chi trả bảo hiểm thất nghiệp, lương hưu, trợ cấp...)

 Xuất khẩu ròng (NX)
 NX là chênh lệch giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ quốc gia xuất khẩu với giá trị
hàng hóa nhập khẩu.
NX = X – IM
 Xuất khẩu (X): đo lường giá trị hàng hóa dịch vụ sản xuất trong nước và bán cho
nước ngoài.
 Nhập khẩu (IM): đo lường giá trị hàng hóa dịch vụ do nước ngoài sản xuất được
mua để phục vụ tiêu dùng trong nước.
2.2. Phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí
Theo phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí, tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
bằng tổng thu nhập từ các yếu tố tiền công trả cho lao động (wage), lãi ròng cho các
khoản vốn vay (interest), lợi nhuận (profit) và thu nhập từ tài sản cho thuê (rent); đó cũng
chính là tổng chi phí sản xuất các sản phẩm cuối cùng của xã hội.
GDP = W + R + i + + Te + De
Trong đó:
W - tiền công trả cho lao động
R - thu nhập từ tài sản cho thuê
i - lãi ròng cho các khoản vốn vay (đất đai, tài sản khác…)
- lợi nhuận công ty
Te - thuế gián thu ròng (= thuế gián thu – khoản trợ cấp sản xuất)
De - phần hao mòn (khấu hao) tài sản cố định
2.3. Phương pháp sản xuất (phương pháp giá trị gia tăng

5

0

0


Giá trị gia tăng (VA) của một doanh nghiệp là phần giá trị tăng thêm của hàng hóa và
dịch vụ do doanh nghiệp sử dụng các yếu tố sản xuất tạo ra.
VA = Giá trị sản lượng của doanh nghiệp - Giá trị của hàng hóa trung gian mua vào
của doanh nghiệp để sản xuất ra mức sản lượng đã cho.
GDP bằng tổng giá trị gia tăng của doanh nghiệp trong nền kinh tế:
GDP =∑ VAi
3.Đầu tư và tiết kiệm
Tiết kiệm là phần còn lại của thu nhập sau khi đã chi cho tiêu dùng.
Đầu tư là bất kỳ hoạt động nào làm gia tăng tư bản hiện vật (nhà xưởng, cơng trình xây
dựng, máy móc, thiết bị...) cho nền kinh tế.
 Nền kinh tế giản đơn
Trong nền kinh tế giản đơn khi chưa có sự tham gia của khu vực Chính phủ và khơng
có giao thương với nền kinh tế thế giới. Như chúng ta đã biết, thu nhập thường được chia
làm hai phần, một phần để đáp ứng nhu cầu chi tiêu và phần còn lại để tiết kiệm. Do đó ta
có:
GDP = C + S
Bên cạnh đó, theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm được chia thành sản phẩm tiêu
dùng cho hộ gia đình và sản phẩm đầu tư doanh nghiệp.
GDP = C + I
Từ đó ta có:
S=I
Như vậy tiết kiệm sẽ ln bằng với đầu tư khi khơng có khu vực Chính phủ và khu
vực nước ngồi.

 Nền kinh tế đóng
Khi có sự tham gia của khu vực Chính phủ, GDP được tính như sau:
GDP = C + I + G
Nếu cùng thêm bớt một lượng thuế T vào phương trình trên, ta được:
GDP = C + I + G +T – T
(GDP – C – T) + (T – G) = I
Vế trái của phương trình trên gồm có 2 khoản:
(GDP – C – T): là phần thu nhập của hộ gia đình cịn lại sau khi đã nộp thuế cho
Chính phủ (T) và tiêu dùng (C), còn gọi là tiết kiệm của khu vực tư nhân.
(T – G): là phần thu nhập còn lại của Chính phủ sau khi chính phủ dùng tổng thu
nhập của mình thu được từ thuế (T) trừ đi phần chi tiêu của mình (G), cịn gọi là
tiết kiệm của khu vực Chính phủ.
Như vậy, tiết kiệm quốc gia bao gồm hai bộ phận là tiết kiệm khu vực tư nhân (Sp) và
tiết kiệm của khu vực Chính phủ (Sg).
S = Sp +Sg = I
Như vậy, đầu tư bằng tổng tiết kiệm của khu vực tư nhân và khu vực Chính phủ.
 Nền kinh tế mở
6

0

0


Tổng sản phẩm GDP trong nền kinh tế mở có sự tham gia đầy đủ của bốn tác nhân
kinh tế được xác định:
GDP = C + I + G + X – IM
(GDP – C – T) + (T – G) + (IM – X) = I
Trong đó (IM – X) phản ánh tiết kiệm nước ngoài được chuyển vào trong nước.
Như vậy đầu tư bằng tổng của tiết kiệm khu vực tư nhân (Sp), tiết kiệm của Chính phủ

(Sg) và tiết kiệm từ nước ngoài (Sf).
S = Sp + Sg + Sf = Sn + Sf = I

7

0

0


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
1. Tổng quan cơ cấu GDP Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020

GDP Vi ệt Nam giai đo ạn 2015 - 2020
300
261.9

269.5

245.2

250

223.8
205.3

193.2
200

GDP (tỷ USD)

150
100
50
0
2015

2016

2017

2018

C ơcấấu GDP năm 2015

23.80%

1.60%
32.60%

2019

2020

C ơcấấu GDP năm 2016

Đầầu tư
Chi tiêu cho tiêu
dùng của hộ gia
đình
Chi tiêu của Chính

phủ
Chênh lệch xuầấtnhập khẩu

23.76%

1.29%
32.67%

Đầầu tư
Chi tiêu cho tiêu
dùng của hộ gia
đình
Chi tiêu của
Chính phủ
Chênh lệch xuầấtnhập khẩu

42.28%

42.00%

8

0

0


C ơcấấu GDP năm 2017

23.60%


1.20%
33.30%

C ơcấấu GDP năm 2018

Đầầu tư
Chi tiêu cho tiêu
dùng của hộ gia
đình
Chi tiêu của Chính
phủ
Chênh lệch xuầấtnhậ p khẩ u

22.50%

33.50%

41.10%

41.90%

C ơcấấu GDP năm 2019

21.80%

2.90%

Đầầu tư
Chi tiêu cho tiêu

dùng của hộ gia
đình
Chi tiêu của
Chính phủ
Chênh lệch xuầấtnhập khẩu

3.70%
33.80%

C ơcấấu GDP năm 2020

Đầầu tư
Chi tiêu cho tiêu
dùng của hộ gia
đình
Chi tiêu của Chính
phủ
Chênh lệch xuầấtnhập khẩu

40.70%

7.08%
34.80%

23.06%

Đầầu tư
Chi tiêu cho tiêu
dùng của hộ gia
đình

Chi tiêu của
Chính phủ
Chênh lệch xuầấtnhập khẩu

35.06%

Cơ cấu GDP Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020 có những biến đổi đáng kể về tỷ trọng giữa
các thành phần của nó bên cạnh việc quy mơ cơ cấu GDP luôn không ngừng tăng lên. Tỷ
trọng chi tiêu cho đầu tư tăng 5,48%, tăng rõ rệt nhất là trong giai đoạn 2018 – 2020. Bên
cạnh đó, tỷ trọng chi tiêu cho tiêu dùng của hộ gia đình khá ổn định trong giai đoạn này, chỉ
riêng năm 2020 do ảnh hưởng khá lớn từ đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế, tác động trực
tiếp đến thu nhập, thói quen chi tiêu, sinh hoạt của người dân dẫn đến tỉ số này giảm khoảng
5%. Tỷ trọng về chi tiêu của Chính phủ có sự tăng giảm nhẹ qua từng năm, sau đà giảm giai
đoạn 2017 – 2019 thì năm 2020 tăng lên đáng kể do chi tiêu cho việc xây dựng bệnh viện,
mua sắm trang thiết bị y tế,… trong bối cảnh đại dịch bùng phát. Tỷ trọng xuất khẩu rịng
hầu như ln trong trạng thái tăng do hội nhập kinh tế thế giới, nhất là năm 2020 mặc dù có
sự đứt gãy trong lưu thơng hàng hóa xuất nhập khẩu toàn thế giới nhưng tỷ trọng này vẫn
tăng cao (chiếm 7,08% GDP năm 2020) nhờ sự thành công của Việt Nam trong việc kiểm
soát dịch bệnh dẫn đến hoạt động xuất nhập khẩu sớm được hồi phục, nắm bắt được ưu thế
so với các quốc gia khác.
9

0

0


1.1. Cơ cấu GDP Việt Nam năm 2015 (193,2 tỷ USD)
 Đầu tư
Năm 2015 tiếp tục thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế trong đó có tái cơ cấu

đầu tư đi đơi với việc tiếp tục giảm dần đầu tư công, giảm tỷ trọng và nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn nhà nước, hoàn thiện thể chế về đầu tư nhằm huy động mạnh mẽ các nguồn lực xã
hội cho đầu tư phát triển. Việc triển khai, thực hiện có hiệu quả các văn bản pháp quy quan
trọng trong hoạt động đầu tư: Luật đầu tư công, Luật đầu tư (sửa đổi), Luật doanh nghiệp
(sửa đổi), Luật đấu thầu, Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư (PPP)… đã góp
phần tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tư. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực
hiện năm 2015 theo giá hiện hành ước tính đạt 1367,2 nghìn tỷ đồng, bằng 32,6% GDP, bao
gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 519,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 38% tổng vốn, vốn khu vực
ngồi Nhà nước đạt 529,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,7%; vốn khu vực có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi đạt 318,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,3%.
Bên cạnh đó, các ngành và cơ quan chức năng thực hiện đẩy mạnh huy động các nguồn
lực và đa dạng hóa hình thức đầu tư, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển theo
kế hoạch được giao, đặc biệt là các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay
ưu đãi. Môi trường pháp lý đầu tư được đổi mới và hồn thiện góp phần thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài FDI theo hướng nâng cao chất lượng nguồn vốn, khuyến khích các dự án sử
dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, sản xuất các sản phẩm có khả năng cạnh
tranh và tham gia chuỗi sản xuất tồn cầu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vốn đầu
tư trực tiếp nước ngồi thực hiện năm 2015 ước tính đạt 14,5 tỷ USD, tăng 17,4% so với
năm trước.
 Chi tiêu cho tiêu dùng của hộ gia đình
Chi tiêu cho tiêu dùng của hộ gia đình bình quân năm 2015 so với năm 2014 chỉ tăng
0,63%, trong đó: Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,5% do giá gas điều chỉnh tăng tại
thời điểm 01/12/2015 và nhu cầu sửa chữa nhà ở tăng trong những tháng cuối năm; may
mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,32% do nhu cầu mua sắm hàng mùa đơng tăng; nhóm đồ uống
và thuốc lá, hàng ăn và dịch vụ ăn uống cùng tăng 0,16% (lương thực tăng 0,45% do nhu
cầu gạo cho xuất khẩu tăng; thực phẩm tăng 0,13%); thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,14%; giáo
dục tăng 0,04%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có sự sụt giảm: Giao thơng giảm 1,57% chủ
yếu do giá xăng, dầu trong nước được điều chỉnh giảm vào thời điểm 18/11/2015 và thời
điểm 03/12/2015 (làm chỉ số giá xăng dầu giảm 3,39%); thiết bị và đồ dùng gia đình giảm
0,1%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,05%; bưu chính viễn thơng giảm 0,03%.

Giá nhiên liệu trên thị trường thế giới gần đây giảm mạnh dẫn đến giá xăng dầu trong
nước được điều chỉnh giảm, kéo theo chi tiêu cho tiêu dùng của hộ gia đình cho nhóm nhà ở,
vật liệu xây dựng và nhóm giao thông so với năm trước lần lượt giảm 1,62% và 11,92%. Chi
tiêu cho gas sinh hoạt trong nước bình quân năm 2015 giảm 18,6% so với năm 2014.
 Chi tiêu của Chính phủ
Chi ngân sách, ngay từ đầu năm đã thực hiện điều hành chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; chi
trong phạm vi dự toán được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi quy định; chống
thất thoát, lãng phí, tham nhũng.
10

0

0


Tổng chi ngân sách Nhà nước ước tính đạt 1064,5 nghìn tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát
triển 162 nghìn tỷ đồng, bằng 83,1% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 157,5 nghìn tỷ đồng,
bằng 82,7%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành
chính đạt 745 nghìn tỷ đồng, bằng 97,1%; chi trả nợ và viện trợ 148,3 nghìn tỷ đồng, bằng
98,9%.
 Xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2015 ước tính đạt 162,4 tỷ USD, xuất khẩu dịch vụ
năm nay ước tính đạt 11,2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu dịch vụ du lịch đạt 7,3 tỷ USD. Xuất
khẩu năm 2015 đạt thấp hơn năm trước chủ yếu do chỉ số giá xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ
lực giảm mạnh so với năm trước.
Tính chung cả năm 2015, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 165,6 tỷ USD.
Nhập khẩu được kiểm sốt, tốc độ tăng bình qn kim ngạch nhập khẩu thấp hơn so với tốc
độ tăng bình quân kim ngạch xuất khẩu.Kim ngạch nhập khẩu có tốc độ tăng trung bình
trong năm 2015 ở mức 11,2%.
1.2. Cơ cấu GDP Việt Nam năm 2016 (205,3 tỷ USD)

 Đầu tư
Theo báo cáo, tình hình thực hiện vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong những tháng
cuối năm đạt ở mức khá. Các bộ, ngành, địa phương đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ
giải ngân các cơng trình dự án theo tinh thần Nghị quyết số 60/NQ-CP của Chính phủ về
những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn
đầu tư cơng năm 2016.
Tổng vốn đầu tư tồn xã hội thực hiện năm 2016 theo giá hiện hành ước tính đạt 1.485,1
nghìn tỷ đồng, tăng 8,7% so với năm 2015 và bằng 33% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà
nước đạt 557,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 37,6% tổng vốn và tăng 7,2%; vốn khu vực ngồi Nhà
nước đạt 579,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 39% và tăng 9,7%; vốn khu vực có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi đạt 347,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,4% và tăng 9,4%.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài thu hút 2.556 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt
15.182,3 triệu USD, tăng 27% về số dự án và giảm 2,5% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm
2015. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi thực hiện năm 2016 ước tính đạt 15,8 tỷ USD, tăng
9% so với năm 2015, đạt mức giải ngân vốn FDI cao nhất từ trước đến nay.
 Chi tiêu cho tiêu dùng của hộ gia đình
Chi tiêu cho tiêu dùng của hộ gia đình năm 2016 tăng 2,66% so với năm 2015, trong đó
nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 5,30% (dịch vụ y tế tăng 6,93%) do có 4 tỉnh,
thành phố thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế bước 2 theo Thông tư liên tịch số
37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính. Nhóm may mặc,
mũ nón, giày dép tăng 0,25% do nhu cầu mua sắm hàng mùa đông tăng lên; đồ uống và
thuốc lá tăng 0,21%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,19% do giá gas còn ảnh hưởng từ đợt
tăng giá tháng trước và nhu cầu sửa chữa nhà ở tăng cao trong những tháng cuối năm; thiết
bị và đồ dùng gia đình tăng 0,08%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ cịn lại có chỉ số giá
giảm: Giao thơng giảm 0,89%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,03%, trong đó lương thực
11

0

0



tăng 0,22%, thực phẩm giảm 0,12%; bưu chính viễn thơng giảm 0,03%; văn hóa, giải trí và
du lịch giảm 0,02%. Riêng nhóm giáo dục giá khơng đổi so với trước.
Năm 2016, thiên tai và thời tiết bất lợi, rét đậm rét hại trên diện rộng ở phía Bắc; mưa lũ,
ngập lụt nghiêm trọng ở miền Trung; khô hạn ở Tây Nguyên và xâm nhập mặn ở Đồng bằng
sông Cửu Long cũng làm giá lương thực tăng 2,57% so với cùng kỳ năm 2015.
Bên cạnh đó, trong năm 2016 có một số yếu tố góp phần kiềm chế chi tiêu: (1) Mặc dù
nhu cầu hàng hóa phục vụ trong dịp Tết Nguyên đán tăng, nhưng do giá xăng dầu và giá
cước vận tải giảm, nguồn cung hàng hóa dồi dào nên giá cả không biến động lớn; (2) Giá
nhiên liệu trên thị trường thế giới giảm mạnh dẫn đến giá xăng dầu trong nước được điều
chỉnh giảm, tác động làm chỉ số giá nhóm giao thơng giảm theo; (3) Các cấp, các ngành tăng
cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt thị trường, đồng thời thực hiện các chính sách bình ổn
giá một số mặt hàng thiết yếu, ổn định giá cả thị trường trong dịp Tết Nguyên đán.
 Chi tiêu của Chính phủ
Tổng chi ngân sách Nhà nước ước tính đạt 1.135,5 nghìn tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát
triển đạt 190,5 nghìn tỷ đồng, bằng 74,7%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế – xã hội, quốc
phòng, an ninh, quản lý hành chính đạt 786 nghìn tỷ đồng, bằng 95,4%; chi trả nợ và viện
trợ đạt 150,3 nghìn tỷ đồng, bằng 96,9%.
Chi ngân sách nhà nước năm 2016 được thực hiện điều hành chặt chẽ, đảm bảo theo đúng
dự toán, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị của các đơn vị
sử dụng ngân sách.
 Xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ
Xuất khẩu năm 2016 duy trì tăng trưởng ổn định ở mức 8,6% (cao hơn so với mức 7,9%
của năm 2015), tuy nhiên tốc độ này tương đối thấp so các năm 2013 và năm 2014. Nguyên
nhân là do xuất khẩu chịu các ảnh hưởng tiêu cực do giá cả hàng hóa xuất khẩu giảm, đặc
biệt ở mặt hàng nhiên liệu, dầu thô; kinh tế của một số đối tác quan trọng như Nhật Bản, EU
còn nhiều vấn đề bất ổn; các mặt hàng chủ lực như điện thoại, điện tử sau năm 2015 tăng
trưởng đột biến đã chững lại; xuất khẩu nơng sản, thủy sản gặp nhiều khó khăn.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2016 ước tính đạt 175,9 tỷ USD, tăng 8,6% so với

năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 50,0 tỷ USD, tăng 4,8%, khu vực có vốn
đầu tư nước ngồi đạt 125,9 tỷ USD, tăng 10,2%. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2016
ước tính đạt 12,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với năm 2015, trong đó dịch vụ du lịch đạt 8,3 tỷ
USD, chiếm 67,3% và tăng 12,2%; dịch vụ vận tải 2,4 tỷ USD, chiếm 20% và tăng 0,7%.
Tính chung năm 2016, kim ngạch hàng hố nhập khẩu ước tính đạt 173,3 tỷ USD, tăng
4,6% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 71,1 tỷ USD, tăng 4%; khu
vực có vốn đầu tư nước ngồi đạt 102,2 tỷ USD, tăng 5,1%. Những biến đổi trên được tạo
nên từ việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vào ngày 31.12.2015 và khoảng 90%
dòng thuế quan giữa các thành viên sẽ giảm về 0% và 10%, số thuế còn lại sẽ về 0% cùng
các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt
Nam, thông qua việc mở ra một thị trường rộng lớn để thúc đẩy hoạt động nhập khẩu, tạo ra
cơ hội lớn cho hàng hóa của các nước có chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm, lại rất được người tiêu dùng Việt Nam tin dùng sẽ tràn vào Việt Nam.

12

0

0


1.2. Cơ cấu GDP Việt Nam giai đoạn 2017 (223,8 tỷ USD)
 Đầu tư
Căn cứ vào các chỉ đạo được đưa ra tại Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21/02/2017, Chính
phủ đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, tái cấu trúc đầu tư công, mở rộng tối đa
phạm vi và cơ hội cho đầu tư tư nhân, nhất là tư nhân trong nước, tạo đột phá thu hút nguồn
vốn khu vực tư nhân trong và ngồi nước theo hình thức PPP.

C ơcấấu đấầu t ư Việt Nam năm 2017
Khu vực Nhà nước

Khu vực ngồi nhà
nước
Khu v ực có vốấn đầầu
tư trực tiêấp nướ c
ngoài

.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2017 theo giá hiện hành ước tính đạt 1.667,4
nghìn tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm 2016 và bằng 33,3% GDP, bao gồm: Vốn khu vực
Nhà nước đạt 594,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,7% tổng vốn và tăng 6,7% so với năm trước;
khu vực ngoài Nhà nước đạt 676,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 40,5% và tăng 16,8%; khu vực có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi đạt 396,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,8% và tăng 12,8%.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/12/2017 thu hút 2.591 dự án
cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 21,3 tỷ USD, tăng 3,5% về số dự án và tăng 42,3% về
vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi thực hiện năm 2017
ước tính đạt 17,5 tỷ USD, tăng 10,8% so với năm 2016.
 Chi tiêu cho tiêu dùng
Chi tiêu cho tiêu dùng bình quân năm 2017 tăng 3,53% so với bình quân năm 2016, trong
đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 2,55% (dịch vụ y tế tăng 3,30%) do trong
tháng 12 có 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế .
Nhóm giao thơng tăng 0,84%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,43% do nhu cầu mua sắm
hàng mùa đông tăng lên; đồ uống và thuốc lá tăng 0,17%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng
0,22% do giá gas, giá dầu hỏa và giá điện, nước sinh hoạt được điều chỉnh tăng, cùng với
nhu cầu sửa chữa nhà ở tăng cao trong những tháng cuối năm. Nhóm đồ uống và thuốc lá
tăng 0,17%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,12%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,03%.
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,23%,
trong đó lương thực tăng 0,56%, thực phẩm giảm 0,5%; bưu chính viễn thơng giảm 0,03%.
Riêng nhóm giáo dục giá không đổi nhiều so với năm trước.
 Chi tiêu của Chính phủ
13


0

0


Tổng chi ngân sách Nhà nước ước tính đạt 1.219,5 nghìn tỷ đồng, bằng 87,7% dự tốn
năm, trong đó chi thường xuyên đạt 862,6 nghìn tỷ đồng, bằng 96,2%; chi trả nợ lãi 91 nghìn
tỷ đồng, bằng 92%; riêng chi đầu tư phát triển đạt 259,5 nghìn tỷ đồng, bằng 72,6% dự tốn
năm (trong đó chi đầu tư xây dựng cơ bản đạt 254,5 nghìn tỷ đồng, bằng 72,3%). Chi trả nợ
gốc từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2017 ước tính đạt 147,6 nghìn tỷ đồng, bằng 90,1% dự
tốn năm.
 Xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 213,77 tỷ USD, tăng 21,1% so với năm
2016, và được đánh giá là năm có mức tăng cao nhất trong những năm trước. Nhập khẩu đạt
211,1 tỷ USD, tăng 20,8% so với năm 2016. Năm 2017 xuất nhập khẩu của Việt Nam, với
tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu vượt mốc 400 tỷ USD, xuất siêu 2,67 tỷ
USD. Năm 2017 có tới 28 nhóm hàng hóa xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, trong đó có 5 nhóm
hàng hóa xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD. Đặc biệt, lần đầu tiên xuất khẩu rau quả tăng kỷ lục
đạt 3,5 tỷ USD, góp phần đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản đạt 36,37 tỷ USD,
tăng 13% so với năm 2016. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2017 ước tính đạt 13,1 tỷ
USD, tăng 7% so với năm 2016, trong đó xuất khẩu dịch vụ du lịch đạt 8,9 tỷ USD, chiếm
67,6% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 7,4%; dịch vụ vận tải 2,6 tỷ USD, chiếm 19,7% và
tăng 5,7%.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2017 ước tính đạt 211,1 tỷ USD, tăng 20,8% so với
năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 84,7 tỷ USD, tăng 17%; khu vực có vốn
đầu tư nước ngồi đạt 126,4 tỷ USD, tăng 23,4%. Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ năm 2017
ước tính đạt 17 tỷ USD, tăng 1,6% so với năm trước, trong đó nhập khẩu dịch vụ vận tải đạt
8,2 tỷ USD, chiếm 47,9% tổng kim ngạch nhập khẩu và giảm 2,8%; dịch vụ du lịch đạt 5,1
tỷ USD, chiếm 29,8% và tăng 12,7%.

1.4. Cơ cấu GDP Việt Nam năm 2018 (245,2 tỷ USD)
 Đầu tư
Năm 2018, Chính phủ đề ra định hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả thu hút FDI ,
đưa ra nhiều chính sách hấp dẫn nhà đầu tư trong nước, cải thiện mơi trường đầu tư trong và
ngồi nước... Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt
1.856,6 nghìn tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm trước, bằng 33,5% GDP, bao gồm: Vốn khu
vực Nhà nước đạt 619,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 33,3% tổng vốn và tăng 3,9% so với năm
trước; khu vực ngoài Nhà nước đạt 803,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 43,3% và tăng 18,5%; khu
vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi đạt 434,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,4% và tăng 9,6%.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài thu hút 3.046 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt
17.976,2 triệu USD, tăng 17,6% về số dự án và giảm 15,5% về vốn đăng ký so với cùng kỳ
năm 2017. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2018 ước tính đạt 19,1 tỷ USD,
tăng 9,1% so với năm 2017.
 Chi tiêu cho tiêu dùng
14

0

0


Chi tiêu cho tiêu dùng bình quân năm 2018 tăng 3,54% so với bình qn năm 2017, trong
đó nhóm giao thông giảm nhiều nhất với 4,88% do ảnh hưởng từ các đợt điều chỉnh giảm giá
xăng, dầu làm giá xăng, dầu giảm 10,77%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,89% do
giá gas trong tháng giảm 9,64%. Có 8/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu tăng, trong đó
nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất 5,76% (dịch vụ y tế tăng 7,53%) do giá dịch vụ y
tế điều chỉnh tăng theo Thông tư số 39/2018/TT/BYT ngày 30/11/2018; may mặc, mũ nón,
giày dép tăng 0,43%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,22%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng
0,16%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,05% (lương thực tăng 0,17%; thực phẩm giảm
0,02%); nhóm bưu chính viễn thơng và nhóm văn hóa, giải trí và du lịch cùng tăng 0,02%;

hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,24%. Riêng nhóm giáo dục giá khơng đổi.
 Chi tiêu của Chính phủ
Tổng chi ngân sách Nhà nước ước tính đạt 1.272,1 nghìn tỷ đồng, bằng 83,5% dự tốn
năm, trong đó chi thường xun đạt 874,5 nghìn tỷ đồng, bằng 93%; chi đầu tư phát
triển 260,2 nghìn tỷ đồng, bằng 65,1%; chi trả nợ lãi 102,2 nghìn tỷ đồng, bằng 90,8%.
 Xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực diễn biến hết sức phức tạp, khó đốn định,
việc duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao và thặng dư cán cân thương mại đã góp phần
nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền
kinh tế cũng như cho thấy nỗ lực rất lớn của Chính phủ trong chỉ đạo điều hành và của các
doanh nghiệp trong sản xuất xuất khẩu. Tính chung cả năm 2018, kim ngạch hàng hóa xuất
khẩu ước tính đạt 244,72 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2017. Trong năm 2018 có 29 mặt
hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm tới 91,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của
cả nước, trong đó 9 mặt hàng đạt trên 5 tỷ USD và 5 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD. Nhìn
chung, tỷ trọng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực chủ yếu vẫn thuộc về khu vực đầu tư
trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh đó, một số mặt hàng nơng sản, thủy sản trong năm 2018 cũng
tăng khá; dầu thơ tính chung cả năm 2018 tiếp tục giảm mạnh về cả lượng và kim ngạch xuất
khẩu so với năm trước.Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2018 ước tính đạt 14,8 tỷ USD,
tăng 13,2% so với năm 2017, trong đó dịch vụ du lịch đạt 10,1 tỷ USD (chiếm 68,1% tổng
kim ngạch), tăng 13,4%; dịch vụ vận tải đạt 2,9 tỷ USD (chiếm 19,5%), tăng 14,6%.
Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu cả năm 2018 ước tính đạt 237,51 tỷ USD, tăng 11,5% so
với năm trước. Trong năm 2018 có 36 mặt hàng ước tính kim ngạch nhập khẩu đạt trên 1 tỷ
USD, chiếm 90,4% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó có 4 mặt hàng trên 10 tỷ USD,
nhiều mặt hàng phục vụ sản xuất, gia cơng, lắp ráp trong nước có kim ngạch tăng so với năm
trước.Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ năm 2018 ước tính đạt 18,5 tỷ USD, tăng 8,1% so với
năm trước, trong đó dịch vụ vận tải đạt 8,8 tỷ USD (chiếm 47,8% tổng kim ngạch), tăng
7,5%; dịch vụ du lịch đạt 5,7 tỷ USD (chiếm 31%), tăng 13,7%.
1.5. Cơ cấu GDP Việt Nam năm 2019 (261,9 tỷ USD)
 Đầu tư


15

0

0


Năm 2019, Chính phủ thực hiện nhiều đổi mới, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tổ
chức các hội nghị xúc tiến đầu tư, kêu gọi nguồn vốn từ nước ngoài,…Kết quả đạt được là
vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2019 đạt mức tăng 10,2% so với năm 2018, trong đó
khu vực kinh tế ngồi Nhà nước tăng 17,3% với tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư lớn nhất từ
trước đến nay (46%). Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục giữ đà phát triển, số vốn thực
hiện cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Riêng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước chưa cải
thiện nhiều, đạt 89,5% kế hoạch năm, tăng 5,8% so với năm trước, mức tăng thấp nhất trong
giai đoạn 2016-2019.
Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước thực hiện năm 2019
ước tính đạt 342,9 nghìn tỷ đồng, bằng 33,9% GDP và tăng 5,8% so với năm trước.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 38 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2018.
Trong đó có 3.883 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 16,7 tỷ USD, tăng
27,5% về số dự án và giảm 6,8% về số vốn đăng ký so với năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi thực hiện năm 2019 ước tính đạt 20,4 tỷ USD, tăng 6,7% so với năm trước.
 Chi tiêu cho tiêu dùng
Chi tiêu cho tiêu dùng bình quân năm 2019 tăng 2,79% so với bình quân năm 2018. Có
10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu có chi tiêu cho tiêu dùng tăng, trong đó nhóm hàng
ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất 3,42%, chủ yếu do nhóm thực phẩm tăng 4,41%; lương
thực tăng 0,45%; ăn uống ngồi gia đình tăng 2,44% do ảnh hưởng của nhóm thực phẩm
tăng. Nhóm giao thơng tăng 0,61% do ảnh hưởng từ đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào
thời điểm 30/11/2019 và điều chỉnh giảm vào thời điểm 16/12/2019 làm giá xăng, dầu tăng
1,27%. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,43% do giá gas trong nước tăng 1,03% và
giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,37%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,33%; đồ uống và

thuốc lá tăng 0,25%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,14%; văn hóa, giải trí và du lịch
tăng 0,09%; giáo dục và dịch vụ giáo dục đều tăng 0,01%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng
0,24%. Riêng nhóm bưu chính viễn thơng giảm 0,09%.
Một số yếu tố là kiềm chế mức chi tiêu cho tiêu dùng: Giá xăng, dầu trong nước chịu ảnh
hưởng của biến động giá nhiên liệu trên thị trường thế giới. Tính từ thời điểm 1/1/2019 đến
thời điểm 20/12/2019, giá dầu Brent bình quân năm 2019 trên thị trường thế giới giảm
10,28% so với năm 2018, theo đó giá xăng, dầu trong nước giảm 3,13%); giá gas sinh hoạt
trong nước điều chỉnh giảm 5,98%; giá đường giảm 3,17%; Các cấp, các ngành tích cực
triển khai các biện pháp đảm bảo cân đối cung cầu, chuẩn bị tốt nguồn hàng, tăng cường
công tác kiểm tra, kiểm sốt thị trường, thực hiện cơng tác quản lý bình ổn giá tại một số địa
phương, điều hành tỷ giá theo cơ chế tỷ giá trung tâm linh hoạt.
 Chi tiêu của Chính phủ
Tổng chi ngân sách Nhà nước ước tính đạt 1.316,4 nghìn tỷ đồng, bằng 80,6% dự tốn
năm, trong đó chi thường xun đạt 927,9 nghìn tỷ đồng, bằng 92,8%; chi đầu tư phát triển
246,7 nghìn tỷ đồng, bằng 57,5%; chi trả nợ lãi 99,3 nghìn tỷ đồng, bằng 79,5%.
 Xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
16

0

0


Năm 2019, Việt Nam đã đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nhất là thực hiện các Hiệp định
thương mại tự do, trong đó có các hiệp định thế hệ mới như CPTPP và EVFTA; đẩy mạnh
cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp. Tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2019 vượt mốc 500 tỷ USD, trong đó ghi nhận sự
phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế trong nước trong lĩnh vực xuất khẩu với tốc độ tăng
trưởng cao hơn rất nhiều tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi.
Năm 2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1% so với

năm 2018. Trong năm 2019 có 32 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm
92,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 6 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD,
chiếm 63,4%).Trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước tính đạt 16,6 tỷ USD, tăng
12,6% so với năm 2018, trong đó dịch vụ du lịch đạt 11,8 tỷ USD (chiếm 71,1% tổng kim
ngạch), tăng 17,4%; dịch vụ vận tải đạt 2,9 tỷ USD (chiếm 17,7%), tăng 2,2%.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2019 ước tính đạt 253,51 tỷ USD, tăng 7% so với
năm 2018. Trong năm 2019 có 37 mặt hàng nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm
tới 90,6% tổng kim ngạch nhập khẩu (4 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD, chiếm 45,8%). Kim
ngạch nhập khẩu dịch vụ năm nay ước tính đạt 19,1 tỷ USD, tăng 2,9% so với năm trước,
trong đó dịch vụ vận tải đạt 9,1 tỷ USD (chiếm 47,6% tổng kim ngạch), tăng 3,2%; dịch vụ
du lịch đạt 6,2 tỷ USD (chiếm 32,2%), tăng 4,1%.
1.6. Cơ cấu GDP Việt Nam năm 2020 (269,5 tỷ USD)
 Đầu tư
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2020 tăng 5,7% so với năm 2019, mức thấp
nhất trong giai đoạn 2011-2020 do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đến tất cả các hoạt
động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tốc độ tăng vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà
nước năm 2020 đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2020, đây là kết quả đẩy mạnh thực
hiện và giải ngân vốn đầu tư cơng nhằm duy trì đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch
Covid-19 được kiểm soát tốt tại Việt Nam.
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành năm 2020 đạt 2.164,5 nghìn tỷ đồng,
tăng 5,7% so với năm trước và bằng 34,4% GDP. Trong đó vốn khu vực Nhà nước đạt 729
nghìn tỷ đồng, chiếm 33,7% tổng vốn và tăng 14,5% so với năm trước; khu vực ngồi Nhà
nước đạt 972,2 nghìn tỷ đồng, bằng 44,9% và tăng 3,1%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi đạt 463,3 nghìn tỷ đồng, bằng 21,4% và giảm 1,3%.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 28,5 tỷ USD, giảm 25% so với năm 2019.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2020 ước tính đạt gần 20 tỷ USD, giảm 2%
so với năm trước.Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và
tăng thêm) đạt 590 triệu USD, tăng 16,1% so với năm 2019.
 Chi tiêu cho tiêu dùng
Nhu cầu về nhiều loại mặt hàng trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao so với năm trước như:

lương thực tăng 3,38%, thực phẩm tăng 14,28%, tuy nhiên nhu cầu về thịt lợn giảm do giá
17

0

0


thịt lợn tăng 68,2%.Các mặt hàng đồ uống, thuốc lá tăng 1,7%; các loại quần áo may sẵn
tăng 0,93%; vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 2,52%.Đồng thời do ảnh hưởng từ dịch bệnh
Covid - 19 làm nhu cầu sử dụng các mặt hàng thuốc y tế, điện sinh hoạt và nước sinh hoạt
tăng cao, lần lượt là 1,43%; 9,89% và 4,75%.
Tiêu thụ xăng dầu tăng 19,49% do giá xăng dầu được điều chỉnh giảm 5 đợt kể từ đầu
năm. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 và nhu cầu đi lại, du lịch của người dân sau Tết giảm:
cụ thể nhóm du lịch trọn gói giảm 1,49% so với năm trước; nhu cầu vận tải các loại phương
tiện như tàu hỏa, máy bay giảm.
Do cách ly phòng dịch nên hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 12,12% so với năm trước;
nhóm giáo dục tăng 4,52%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 3,36%; đồ uống và thuốc lá tăng
1,6%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,28%; may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,82%;
nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,64%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,3%. Các nhóm hàng
hóa và dịch vụ có sự sụt giảm: văn hóa, giải trí và du lịch giảm 1,44%; bưu chính viễn thơng
giảm 0,56%.
Điện sinh hoạt tăng do nhu cầu sử dụng điện trong thời tiết nắng nóng. Việc tiêu dùng
điện cũng tăng do Chính phủ triển khai hàng loạt các gói hỗ trợ cho người dân và người sản
xuất gặp khó khăn do dịch Covid-19 như gói hỗ trợ của Tập đồn Điện lực Việt Nam (EVN)
triển khai giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng..
 Chi tiêu của Chính phủ
Dịch Covid-19 được kiểm sốt chặt chẽ, các lĩnh vực của nền kinh tế từng bước được cải
thiện tích cực. Chi ngân sách Nhà nước đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhiệm vụ chi phát triển
kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến

hạn… đặc biệt là hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19; khắc phục hậu quả thiên
tai, lũ lụt.
Tổng chi ngân sách Nhà nước ước tính đạt 1.432,5 nghìn tỷ đồng, bằng 82% dự tốn năm,
trong đó chi thường xuyên đạt 966,7 nghìn tỷ đồng, bằng 91,5%; chi đầu tư phát
triển 356 nghìn tỷ đồng, bằng 75,7%; chi trả nợ lãi 98,8 nghìn tỷ đồng, bằng 83,6%.
 Xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ
Năm 2020 ghi nhận nỗ lực mạnh mẽ của hoạt động xuất, nhập khẩu trong bối cảnh nền
kinh tế trong nước cũng như thế giới chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 và sự đứt gãy
thương mại toàn cầu.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 ước tính đạt 543,9 tỷ USD, tăng
5,1% so với năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5%; nhập
khẩu hàng hóa đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6%. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 ước
tính xuất siêu 19,1 tỷ USD, mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016.
Trong năm 2020, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước tính đạt 6,3 tỷ USD, giảm 68,4% so
với năm 2019; kim ngạch nhập khẩu dịch vụ ước tính đạt 18,3 tỷ USD, giảm 14,5%. Nhập
18

0

0


siêu dịch vụ năm 2020 là 12 tỷ USD, gấp gần 2 lần kim ngạch xuất khẩu dịch vụ, tăng 10,5
tỷ USD so với năm 2019.

2. Mối quan hệ giữa đầu tư và tiết kiệm của Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020
2.1. Đầu tư và tiết kiệm nước ta giai đoạn 2015 – 2020
40
35
30

25
Đầầu tư/GDP
Tiêất kiệm/GDP

20
15
10
5
0
Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

T sốấ
ỉ Đấầu t ư
/GDP và Tiếất kiệm/GDP giai đoạn 2015 – 2020 (đ ơn v ị: %)

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2015 và 2016 theo giá hiện hành lần lượt là
1367,2 nghìn tỷ đồng (chiếm 32,6% GDP) và 1485,1 nghìn tỷ đồng (chiếm 33% GDP). Bên
cạnh đó tiết kiệm theo giá hiện hành năm 2015 bằng 25,7% GDP và năm 2016 là 25% GDP.
Tỷ lệ đầu tư và tiết kiệm ngày càng tăng, nguồn lực tiết kiệm trong nước đã đủ để tài trợ cho
hoạt động đầu tư và kéo theo hệ quả là cán cân thương mại cũng đã thặng dư. Do đó, kinh tế

vĩ mơ phát triển ổn định, bền vững hơn. Những con số trên cho thấy để duy trì ổn định kinh
tế vĩ mơ và tăng trưởng kinh tế bền vững thì việc cân đối hợp lý giữa tiết kiệm và đầu tư của
nền kinh tế là cần thiết. Tiêu dùng cuối cùng của khu vực nhà nước và tư nhân càng tiết kiệm
thì nguồn lực dành cho đầu tư càng lớn, cơ hội tăng trưởng kinh tế càng cao.
Theo quan sát sơ bộ từ biểu đồ, ta có thể thấy sự thay đổi, chênh lệch giữa tiết kiệm và
đầu tư trong giai đoạn năm 2017 – 2019, tỉ lệ đầu tư/GDP có sự biến động khơng đồng đều,
tỷ lệ đầu tư/GDP năm 2018 đạt mức thấp hơn năm trước đó. Cùng với đó thì tiết kiệm/GDP
cũng có sự biến động không đồng đều qua các năm: từ năm 2017 – 2018, tiết kiệm/GDP
tăng nhanh, đến năm 2019 đã có sự giảm sâu thấp hơn năm 2017. Và ở đây, ta có thể thấy rõ
sự chênh lệch giữa đầu tư – tiết kiệm trong các năm. Trong giai đoạn này đầu tư luôn lớn
hơn tiết kiệm một lượng đáng kể và trong năm 2018, khi đầu tư có dấu hiệu giảm thì tiết
kiệm vẫn tiếp tục tăng và đến năm 2019, đầu tư/GDP tăng trở lại thì tiết kiệm/GDP lại giảm
sâu. Từ đó, ta có thể đưa ra nhận xét rằng, trong giai đoạn 2017 – 2019 này, đầu tư không
19

0

0


phụ thuộc vào tiết kiệm, khi đầu tư giảm, tiết kiệm vẫn tăng và ngược lại. Ta có thể giải thích
thơng qua các sự kiện kinh tế sau:
 Chịu ảnh hưởng một phần từ thị trường thế giới, mặt bằng giá cả thị trường trong
nước năm 2017 cũng biến động theo hướng tăng thấp trong những tháng đầu năm và
tăng dần trở lại trong những tháng cuối năm.
 Tháng 7/2018, tăng lương cơ sở thêm 90.000 đồng. Điều này thúc đẩy tiết kiệm trong
nước, ngồi ra năm cịn có những yếu tố làm giảm sức ép lên mặt bằng giá như: việc
điều hành giảm giá dịch vụ khám chữa bệnh trong tháng 7/2018; giá xăng dầu, LPG
giảm mạnh trong quý 4, mặt hàng lương thực, thực phẩm luôn đảm bảo do nguồn
cung dồi dào; cùng với đó là việc tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp điều hành

giá một số hàng hóa quan trọng thiết yếu phù hợp với thực tế phát sinh trong năm.
Theo CEIC DATA, tỷ lệ Tổng tiết kiệm trên GDP của Việt Nam năm 2020 đạt 24,8%.
Theo GSO, tỷ lệ tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Việt Nam 2020 trên GDP bằng 34,4%.Như
vậy ta thấy, so với năm 2019, tiết kiệm Việt Nam giảm trong khi đầu tư lại tăng. Ta thấy
chênh lệch giữa 2 tỉ lệ này đang rất lớn và đang dần tăng lên so với các năm trước.
Vốn đầu tư toàn xã hội năm 2020 tăng 5,7% so với năm 2019, mức tăng thấp nhất trong
giai đoạn 2016-2020 do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 đến tất cả các hoạt động sản
xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tốc độ tăng vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 9 tháng
đầu năm đều đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020. Vốn đầu tư thực hiện khu vực
Nhà nước có xu hướng tăng cao là kết quả đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công,
nhằm duy trì đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát tốt
tại Việt Nam. Với việc COVID-19 trở lại cộng đồng nhưng bước đầu đã nhanh chóng được
khoanh vùng, Việt Nam đang chứng tỏ được khả năng phịng chống dịch, giữ ổn định tình
hình. Nằm trong nhóm quốc gia có cơ hội hưởng lợi từ xu thế dịch chuyển vốn đầu tư, chuỗi
cung ứng toàn cầu, Việt Nam hồn tồn có thể kỳ vọng vào làn sóng FDI thứ tư. Trong thời
gian tới, thu hút vốn đầu tư nước ngồi có thể tiếp tục gặp nhiều khó khăn do dịch COVID19 đang bùng phát trở lại ở nhiều quốc gia lớn là đối tác quan trọng của Việt Nam. Tuy
nhiên, hiện vẫn có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, tin tưởng và có nhu cầu đầu tư
vào Việt Nam.Đặc biệt, việc ký kết hiệp định RCEP là điểm nhấn, dấu mốc quan trọng trong
tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, mở ra một thị trường ổn định và rộng lớn với 2,2 tỷ
người tiêu dùng, chiếm 30% GDP toàn cầu; là cơ hội tốt để duy trì, thúc đẩy đà phục hồi sau
dịch bệnh, thu hút đầu tư nước ngoài. Theo nhiều chuyên gia, Việt Nam đang là một điểm
đến tiềm năng với nhiều ưu thế, nhất là thành tựu chống dịch. Việt Nam cũng đảm bảo 4 yếu
tố mà doanh nghiệp FDI mong muốn khi đầu tư vào một quốc gia. Đó là nguồn lao động có
tay nghề, hệ thống logistics thuận tiện, môi trường pháp lý linh hoạt và triển vọng kinh tế vĩ
mô ổn định.
Mục tiêu ưu tiên trong năm 2020 là ổn định kinh tế vĩ mô. Trong nhiều yếu tố tác động
đến việc ổn định kinh tế vĩ mơ, thì tiết kiệm là yếu tố rất quan trọng. Vì vậy, chủ trương đẩy
mạnh tiết kiệm cần phải làm quyết liệt hơn.Tình hình ngân sách năm 2020 mặc dù rất khó
20


0

0


khăn do dịch bệnh, nhưng nhờ tiết kiệm nên ngân sách nhà nước có thể có nguồn để bù đắp
tăng chi cho đầu tư phát triển và phòng chống dịch. Trên toàn cầu, người tiêu dùng khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương đang dẫn đầu trong xu hướng tiết kiệm. Vào quý 2, với mức độ
tăng nhẹ (69% đến 72%), Việt Nam là quốc gia vượt lên vị trí đứng đầu với việc có nhiều
người tiêu dùng tiết kiệm nhất thế giới. Việc giãn cách xã hội để phòng chống đại dịch
COVID-19 đã tạo nên hiệu ứng domino, với những doanh nghiệp như khách sạn, bar và nhà
hàng phải đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn và đồng thời, sức chi tiêu của người tiêu dùng
cũng suy giảm vì có ít cơ hội chi tiêu hơn trước đây. Bên cạnh đó, hậu quả của việc cắt giảm
nhân sự và bất ổn định trong công việc đã làm gia tăng sự lo lắng về thu nhập cũng như tài
chính của các hộ gia đình. Ngay cả khi có sự hồi phục kinh tế trong nửa cuối năm 2020, nhu
cầu của người tiêu dùng vẫn đang ở mức thấp.
2.2. Tổng kết về mối quan hệ giữa đầu tư và tiết kiệm giai đoạn 2015 - 2020
Như ta đã biết, tiết kiệm là kết quả của đầu tư, của sản xuất kinh doanh có hiệu quả và chi
tiêu tiết kiệm, tức là phần thu được phải lớn hơn phần vốn đã bỏ ra; phần cịn lại (lợi nhuận)
cũng khơng thể đem chi tiêu hết, mà phải tiết kiệm. Nói cách khác, đầu tư có hiệu quả là tiền
đề của tiết kiệm và tiết kiệm là kết quả của đầu tư có hiệu quả.
Các chỉ số thống kê trong giai đoạn trên cho thấy, tỷ lệ vốn đầu tư/GDP của Việt Nam
thuộc loại khá cao,cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn (loại hình kinh tế) tuy có sự chuyển dịch
theo hướng tỷ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước giảm xuống, của khu vực ngồi Nhà nước
và của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên. Tuy nhiên, tỷ trọng của khu vực Nhà
nước vẫn còn cao, trong khi cân đối ngân sách cịn khó khăn, hiệu quả đầu tư của khu vực
này thấp nhất; lượng vốn tồn đọng trong dân cịn lớn, hiện đang bị chơn vào vàng, ngoại tệ,
bất động sản với quy mô lớn; lượng vốn đầu tư nước ngồi tăng, nhưng tính lan tỏa cịn ít,
hiệu quả đầu tư còn thấp. Hệ số ICOR (thể hiện để tạo ra 1 đồng GDP phải đầu tư bao nhiêu
đồng vốn đầu tư) của Việt Nam còn rất cao và đang có dấu hiệu tăng lên. Về quan hệ giữa

tiết kiệm và đầu tư, trong giai đoạn 2017 - 2019 liên tục có tình trạng tỷ lệ tiết kiệm/GDP
thấp hơn tỷ lệ vốn đầu tư/GDP. Do vậy, Việt Nam phải đi vay để đầu tư, làm cho tỷ lệ nợ
cơng, nợ Chính phủ, nợ nước ngồi/GDP tăng lên. Từ trạng thái tiết kiệm và đầu tư như trên
đặt ra vấn đề cần quan tâm xử lý để cải thiện, vì đây là mối quan hệ quan trọng trong các cân
đối kinh tế vĩ mô.

21

0

0



×