Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

nghiên cứu vai trò FDI đối với tỉnh bắc ninh và hàm ý chính sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.78 KB, 25 trang )


MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề
2. Cơ sở lý luận về vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế xã hội của địa
phương tiếp nhận vốn

2
4

2.1 Khái niệm, đặc điểm của FDI

4

a, Khái niệm

4

b, Đặc điểm

4

2.2 Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế xã hội của địa phương

5

3. Thực trạng vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2016 – nay
6
3.1. Thực trạng vốn FDI vào tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016 – nay

6



3.2. Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016
- nay
10
4. Khuyến nghị và kết luận

18

TÀI LIỆU THAM KHẢO

22

2


NGHIÊN CỨU VAI TRÒ FDI ĐỐI VỚI TỈNH BẮC NINH VÀ HÀM Ý
CHÍNH SÁCH
Nhóm 2: Hồng Trung Dũng (K55E3), Đặng Duy Giang (K55E3), Phạm Thị Thùy
Dương (K55E3), Đặng Thị Hạnh (K55E1), Đinh Thị Thu Hạnh (K55E2), Chu Thị Nguyệt
Hằng (K55E1), Lê Thị Hằng (K55E3), Nguyễn Thị Thanh Hằng (K55E4), Lê Phương
Hằng (K55E2), Vũ Hương Giang (K55E3)
Học phần: Đầu tư quốc tế
Mã học phần: 2152FECO1921
Tháng 11.2021.
Tóm tắt
Thời gian qua, vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) đã và đang đóng góp lớn đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh, riêng năm 2019 nguồn vốn FDI
chiếm hơn 53% tổng giá trị các nguồn vốn đầu tư phát triển. Bài thảo luận tập trung
nghiên cứu thực trạng và vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2016 – nay. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao

hiệu quả sử dụng cũng như thu hút FDI, tận dụng nguồn vốn này để tạo nên một sức bật
trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới như: tiếp tục cải
thiện môi trường đầu tư; chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội theo hướng
đồng bộ, hiện đại; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng là vấn đề tỉnh phải quan tâm
nhiều hơn; nâng cao khả năng chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI; tăng
cường và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư...
1. Đặt vấn đề
Bắc Ninh là địa phương hội tụ rất nhiều các điều kiện và lợi thế để phát triển công
nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố; đặc biệt phát triển
cơng nghiệp cơng nghệ cao. Hơn 20 năm trước, tại thời điểm tái lập tỉnh (năm 1997), cả
tỉnh Bắc Ninh mới chỉ có 04 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng số vốn
đăng ký là 177,6 triệu USD. Đến nay lũy kế đến ngày 31/3/2021 có 1.654 dự án FDI cịn
hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 20,3 tỷ USD, đứng thứ 6/63 trong các tỉnh, thành phố
trong cả nước về thu hút FDI. Trong đó, giai đoạn 2010-2015 tỉnh thu hút được 8,8 tỷ
USD và giai đoạn 2016-2020 thu hút vốn FDI 8,2 tỷ USD, chiếm 41,5% lũy kế.
Cùng với việc tăng trưởng về số lượng dự án, dòng vốn FDI đầu tư vào tỉnh Bắc
Ninh còn được các nhà quản lý đánh giá khá cao về hiệu quả đầu tư khi có sự tham gia
3


của nhà đầu tư của 37 quốc gia (tiêu biểu là Hàn Quốc 1.205 dự án (chiếm trên 60%),
Trung Quốc 112 dự án, Nhật Bản 86 dự án) và hàng loạt những tập đoàn kinh tế lớn như:
Samsung, Nokia, ABB, Canon.
Tuy nhiên, hoạt động đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bắc Ninh còn bộc lộ một số mặt
hạn chế cần giải quyết để có thể nâng cao chất lượng nguồn vốn này trong thời gian tới,
trong đó có những động thái điều chỉnh về chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư vào tỉnh
với mục tiêu nâng cao chất lượng dịng vốn, nhằm phát huy hiệu quả đóng góp đối với
nền kinh tế của tỉnh.
Vì những lý do nêu trên, nhóm chúng em lựa chọn tên đề tài luận án “Nghiên cứu
vai trò của FDI đối với tỉnh Bắc Ninh và hàm ý chính sách” mang tính khoa học và thực

tiễn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước và của tỉnh Bắc
Ninh nói riêng trong bối cảnh mới. Mục tiêu tổng qt của đề tài là phân tích làm rõ vai
trị của FDI đối với tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở đó đề ra các giải pháp và chính sách để thu
hút đầu tư và tạo điều kiện định hướng cho doanh nghiệp FDI phát triển trong thời gian
tới.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nhóm chúng em lựa chọn sử dụng số liệu thứ cấp
và case studies. Trong đó, việc sử dụng số liệu thứ cấp nhằm Phân tích, đánh giá thực
trạng vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Bắc Ninh. Phương pháp case
studies nhằm bổ trợ cho số liệu thứ cấp nhằm tạo ra cái nhìn tổng quát cho đề tài phục vụ
cho việc đưa ra các giải pháp xác đáng nhất.
2. Cơ sở lý luận về vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế xã hội của địa
phương tiếp nhận vốn
2.1 Khái niệm, đặc điểm của FDI
a, Khái niệm
FDI là viết tắt của từ “ Foreign Direct Investment” có nghĩa là đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Đây là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước, đầu tư toàn
bộ hay một phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm
soát hoặc tham gia kiểm soát dự án, họ sẽ chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh
doanh của dự án đó. FDI phản ánh sự di chuyển các loại tài sản như vốn, công nghệ, kỹ
năng quản lý từ nước này sang nước khác trong một thời gian dài để kinh doanh với mục
tiêu là lợi nhuận, trong đó người sở hữu vốn  (cổ phần tại doanh nghiệp nhận đầu tư) trực
tiếp điều hành các hoạt động tại doanh nghiệp nhận đầu tư.

4


b, Đặc điểm
FDI có 4 đặc điểm cơ bản sau:
+ Tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong vốn pháp định của dự án đạt mức độ
tối thiểu tuỳ theo luật đầu tư quy định. Quyền quản lý doanh nghiệp tùy thuộc vào tỷ lệ

góp vốn của chủ đầu tư trong vốn pháp định của dự án. .
+Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý và điều hành dự án mà họ bỏ vốn đầu tư.
Họ không chỉ rót vốn trực tiếp mà cịn thường kèm theo chuyển giao công nghệ tiên tiến
đến các nước tiếp nhận đầu tư
+ Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án được phân chia
cho các bên theo tỷ lệ góp vốn vào vốn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại và trả
lợi tức cổ phần (nếu có).
+ FDI thường được thực hiện bởi doanh nghiệp MNCs trong thời gian dài thông qua
việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại từng phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang
hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thơn tính hoặc sáp nhập các doanh nghiệp với nhau. 
2.2 Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế xã hội của địa phương
- Vai trò đối với tăng trưởng kinh tế: 
FDI đóng góp vào tăng trưởng kinh tế tại địa phương bởi nó có các tác động đến
nguồn thu ngân sách và các chỉ số phát triển của tỉnh. Trong đó chỉ số phát triển của tỉnh
(GRDP) là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất thực hiện bởi các đơn vị sản xuất
thường trú trên địa bàn có vai trị đánh giá đúng đắn nhất, tổng hợp và phản ánh kết quả
sản xuất của các doanh nghiệp, đồng thời là chỉ tiêu được dùng để đánh giá sự phát triển
kinh tế theo thời gian của địa phương khi được tiếp nhận vốn đầu tư
Bởi vì FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng phục vụ cho các chiến lược và dự án
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt là với các địa phương có tiềm năng của nước
nhận đầu tư. Các nước đang phát triển vốn là những nước cịn nghèo, tích lũy nội bộ thấp,
nên để có tăng trưởng kinh tế cao thì khơng chỉ dựa vào nguồn lực tích lũy trong nước
đầu tư vào địa phương mà phải dựa vào nguồn lực tích luỹ đến từ bên ngồi
- Vai trị đối với việc làm và nâng cao kỹ năng lao động 
FDI giúp giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu nhập của dân cư bởi nó sẽ làm năng
động hố nền kinh tế trong nước nói chung và của địa phương tiếp nhận vốn nói riêng,
tạo sức sống mới cho các doanh nghiệp thơng qua rót vốn đầu tư và trao đổi công nghệ,
giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phá vỡ cơ cấu sản xuất khép kín theo kiểu tự
5



cung tự cấp, cho phép địa phương tiếp nhận vốn học hỏi kinh nghiệm và kỹ năng quản lý
dây chuyền sản xuất hiện đại, nâng cao trình độ chun mơn cũng như ý thức lao động
công nghiệp của đội ngũ cơng nhân trong địa bàn.
- Vai trị đối với chuyển giao cơng nghệ 
FDI có ưu điểm hơn các hình thức huy động vốn nước ngoài khác, phù hợp với các
nước đang phát triển bởi họ vẫn đang bị lạc hậu so với thế giới. Các doanh nghiệp nước
ngoài sẽ xây dựng các dây chuyền sản xuất tại nước sở tại dưới nhiều hình thức khác
nhau. Điều này sẽ cho phép các nước đang phát triển tiếp cận công nghệ tiên tiến, kỹ
năng quản lý hiện đại. Tuy nhiên, việc có tiếp cận được các công nghệ hiện đại hay chỉ là
các công nghệ thải loại của các nước phát triển lại tùy thuộc vào nước tiếp nhận đầu tư
trong việc chủ động hồn thiện mơi trường đầu tư hay khơng.
-

FDI cải thiện cơ cấu ngành
FDI làm xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành nghề kinh tế mới và góp phần nâng cao
nhanh chóng trình độ kỹ thuật và cơng nghệ ở nhiều ngành kinh tế, phát triển năng
suất lao động của các ngành này. Kể từ khi nguồn vốn FDI đầu tư vào Bắc Ninh cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp và dịch vụ.
- Vai trị khác của FDI:

FDI đã đóng góp vào q trình hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường quan hệ đối
ngoại với các tập đoàn lớn của các cường quốc trên thế giới bởi cả quá trình xúc tiến đầu
tư lẫn quá trình vốn FDI được sử dụng trong các doanh nghiệp. Nhờ sự thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế của FDI mà các hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng của địa phương tiếp nhận
đầu tư được nâng cấp rất nhiều và những gì FDI mang lại đã góp phần hồn thiện đời
sống văn hóa xã hội giúp nhiều người dân được sống trong môi trường phát triển hơn và
hưởng những phúc lợi xã hội hơn trước.
3. Thực trạng vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2016 – nay

3.1. Thực trạng vốn FDI vào tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016 – nay
- Lượng vốn, số lượng dự án

6


Biểu đồ 1: Số dự án đăng ký và tổng số vốn đăng ký thêm ở tỉnh Bắc Ninh 2016-2020(6)(7)(8)(9)(10)

Năm 2016 tỉnh Bắc Ninh đã cấp đăng ký đầu tư mới cho 189 dự án (tăng 25,2% so
với năm 2015) với tổng số vốn đăng ký thêm đạt 869 triệu USD. Tuy nhiên, khi sang đến
năm 2017, FDI vào tỉnh Bắc Ninh tăng mạnh, cấp mới đăng ký đầu tư 193 dự án (tăng
11% so với cùng kỳ), tổng số vốn đăng ký thêm cao nhất trong giai đoạn 2016-2020 là
3.490 triệu USD. Nguyên nhân là hàng loạt các dự án lớn lần lượt được triển khai tại Bắc
Ninh; trong đó, phải kể tới dự án mở rộng sản xuất của Cơng ty TNHH Samsung Display
có vốn đầu tư 2,5 tỷ USD, nhiều dự án có vốn hàng triệu USD của các Công ty TNHH
Misumi, Hana Micron,... minh chứng sức nóng đầu tư trong thời gian qua. NĂm 2018,
2019 tuy vốn đầu tư nước ngồi có giảm mạnh do SamSung Display đã thực hiện hết vốn
đầu tư, xong cũng đã tăng trở lại ở mức ổn định nhờ vào việc thú hút thêm nhiều dự án
đầu tư mới. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, năm 2020 là một năm khó
khăn với Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng. Điều đó thể hiện qua việc số dự án
đầu tư đăng ký năm 2020 chỉ còn 155 dự án (giảm 38,97% so với năm 2019) và tổng số
vốn đăng ký thêm chỉ còn 966,925 triệu USD (giảm 50,9% so với năm 2019).
Giai đoạn 2016 - 2020, Bắc Ninh đã tạo sự đột phá, thu hút vốn FDI lên đến 8,2 tỷ
USD, chiếm 41,5% lũy kế từ trước đến nay với nhiều tập đồn kinh tế lớn, có uy tín và
thương hiệu tồn cầu. Thu hút vốn FDI cũng nhiều khởi sắc với 338 dự án với tổng 45
nghìn tỷ đồng.
- Lĩnh vực đầu tư
Vốn đầu tư thực hiện theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế
7



(Luỹ kế tính đến năm 2020)
2016

2017

2018

2019

2020

Tổng số

57353

118804

84124

72964

68713

Chế biến, chế tạo

38511

94320


63502

44166

41910

HĐ làm thuê cv trong các hộ GĐ,
SXSP VC và DV tự tiêu dùng hộ GĐ

9288

11432

9865

11539

11987

Vận tải kho bãi

3078

5309

3853

3878

4171


Bán buôn, bán lẻ; SC ôtô, mô tô

1880

1799

1506

1611

790

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

944

789

756

480

385

Xây dựng

628

1496


1346

1897

2967

Bất động sản

580

810

757

1752

1780

Các ngành khác

2444

2849

2539

7641

4723


DVT: Tỷ VND

8


Biểu đồ 2: Biểu đồ vốn đầu tư thực hiện theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế
Mặc dù tình hình thế giới cũng như trong nước có những diễn biến phức tạp, khó
lường, song giai đoạn 2016 – 2020 Bắc Ninh vẫn là địa phương trong top đầu cả nước về
thu hút đầu tư. Thành cơng nhất chính là thu hút được các dự án lớn từ các tập đồn đa
quốc gia. Trong số các quốc gia có nguồn vốn lớn nhất vào Bắc Ninh chủ yếu là Samsung
( Hàn Quốc), Canon, Sumitomo ( Nhật Bản) ,...đều là các tập đồn thuộc ngành cơng
nghiệp chế biến. Vì vậy ngành này chiếm lượng vốn đầu tư cao nhất so với các ngành
khác. (11)
Đồng thời, nhiều dự án đã hướng vào phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho các
ngành công nghiệp chủ lực; chú trọng đẩy mạnh công nghiệp chế tạo gắn kết doanh
nghiệp của tỉnh với các doanh nghiệp FDI.
Năm 2020 tăng cường xúc tiến đầu tư đối với các nhà đầu tư mới, nhất là các đối tác
Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu, trong đó tập trung vào các lĩnh vực đô thị sinh thái, thành
9


phố thơng minh, khu vui chơi giải trí, mua sắm tập trung; chế tạo linh kiện, lắp ráp ô tô,
máy bay...từng bước giảm dần sự lệ thuộc vào một số nhóm ngành, doanh nghiệp.
- Nước đối tác:
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài phân theo đối tác đầu tư
(Lũy kế theo từng năm)

10



Biểu đồ 3: Biểu đồ số dự án tỉnh Bắc Ninh được cấp bởi một số đối tác đầu tư giai đoạn
2016-2020

Biểu đồ 4: Biểu đồ số vốn đăng ký vào tỉnh Bắc Ninh được cấp bởi một số đối tác đầu tư
giai đoạn 2016-2020
Trong nhiệm kỳ 2015-2020 thu hút đầu tư nước ngoài của Bắc Ninh tăng liên tục
qua các năm với số vốn lên đến 20 tỷ USD, với các tập đồn kinh tế lớn, có uy tín và
thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như Samsung, Pepsico, Foxconn, Hanwha...;

11


Biểu đồ 5: Biểu đồ Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2016-2020
Hàn Quốc là quốc gia có số dự án và vốn đầu tư nhiều nhất với hơn 10 tỷ USD.
Các dự án FDI ở Bắc Ninh còn được đánh giá cao về chất lượng nhờ sự đầu tư của
nhiều tập đoàn lớn mang thương hiệu toàn cầu như: Canon (Nhật Bản), Samsung (Hàn
Quốc), Nokia (Phần Lan), Pepsico (Hoa Kỳ), ABB (Thụy Điển)... Đây là điểm khác biệt
đáng chú ý khi trên cả nước, số lượng các tập đồn lớn đầu tư cịn khiêm tốn.
- Một số dự án FDI tiêu biểu
Tên dự án

Nhà máy
TEXON Việt
Nam

Vốn
đăng


(USD)

Ngành

20 triệu Công nghiệp
chế biến, chế
tạo

Địa điểm thực hiện
dự án

Từ quốc gia nào

KCN Đại Đồng –
Hoàn Sơn, thị xã Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Nhật Bản

12


Dự án đầu tư xây
dựng hạ tầng kỹ
thuật KĐT sinh
thái Hồng Hạc –
Xuân Lâm

67,5
triệu


Hoạt động kinh Xã Xuân Lâm, huyện
doanh bất động Thuận Thành, tỉnh
sản
Bắc Ninh

Công ty TNHH
Samsung
Electronics Việt
Nam

2,5 tỷ

Công nghiệp
chế biến, chế
tạo

Khu công nghiệp
Yên Phong, Xã Yên
Trung, Huyện Yên
Phong, Tỉnh Bắc
Ninh

Hàn Quốc

Công ty TNHH
Samsung
Display Việt
Nam


6,5 tỷ

Công nghiệp
chế biến, chế
tạo

Khu công nghiệp
Yên Phong, Xã Yên
Trung, Huyện Yên
Phong, Tỉnh Bắc
Ninh

Hàn Quốc

Nhà máy Seojin
Auto Vina - Bắc
Ninh

150
triệu

Công nghiệp
chế biến, chế
tạo

KCN Đại Đồng –
Hoàn Sơn, Phường
Tân Hồng, TX Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh


Hàn Quốc

Hanwha
Techwin
Security Việt
Nam

100
triệu

Công nghiệp
chế biến, chế
tạo

KCN
Quế
Võ,
phường Nam Sơn,
TP Bắc Ninh, tỉnh
Bắc Ninh

Hàn Quốc

Đài Loan, Trung
Quốc, Hồng Kơng

3.2. Vai trị của FDI đối với phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2016 - nay
❖ Vai trò đối với tăng trưởng kinh tế
● Tác động đến nguồn thu ngân sách 

Năm 2019 Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi đã có nhiều đóng góp đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cụ thể: Giá trị sản xuất cơng nghiệp khu vực FDI
đạt 991,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 92,3% tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Đóng góp cho
ngân sách của tỉnh Bắc Ninh 14.400 tỷ đồng, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế
13


thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng VAT, thuế tỷ lệ bảo hiểm,...;chiếm 48,14% tổng thu
ngân sách Nhà nước (trong đó thu nội địa 8.900 tỷ đồng, chiếm 29,75% tổng thu ngân
sách Nhà nước). Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ước 37.456 tỷ đồng, chiếm
53,45% tổng vốn đầu tư phát triển của tỉnh,
Trong bối cảnh chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp
FDI vẫn tiếp tục là điểm sáng và có đóng góp lớn, ổn định cho ngân sách của tỉnh trong
đại dịch, song 06 tháng đầu năm 2020, các doanh nghiệp trên địa bàn tồn tỉnh đã cố
gắng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, với các kết quả đạt được tăng cao so
với cùng kỳ năm 2019, cụ thể: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 427.837 tỷ đồng, bằng
93% so với cùng kỳ; doanh thu đạt 477.499 tỷ đồng, bằng 91% so với cùng kỳ; nộp ngân
sách đạt 4.689 tỷ đồng, bằng 91% so với cùng kỳ. 
Cùng với sự phát triển khu vực FDI tại Bắc Ninh thì mức độ đóng góp vào khu vực
này vào ngân sách nhà nước ngày càng tăng. Tỉnh Bắc Ninh bằng việc đóng góp đầy đủ
các loại thuế bao gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên… đầu tư trực tiếp
nước ngoài đã tăng thu ngân sách cho tỉnh và có xu hướng ngày càng tăng do hoạt động
doanh nghiệp FDI ngày càng đi vào ổn định và đã qua thời hạn miễn giảm thuế. 
Mặt khác mất cân đối về cấu trúc dòng vốn theo ngành, vốn đầu tư vào ngành, lĩnh
vực giữa khu vực đầu tư trong nước và khu vực đầu tư nước ngoài và tổng từng khu vực.
Tỷ trọng vốn đầu tư vào lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế, kết cấu
hạ tầng xã hội cịn rất thấp. Từ đó có thể thấy một số ngành công nghiệp chủ đạo của tỉnh
(công nghiệp điện tử, công nghiệp phụ trợ…) phụ thuộc quá lớn vào đầu tư nước ngoài. 
●  Tác động tới các chỉ số phát triển của tỉnh (GRDP, GDP)
Tỷ lệ đóng góp khu vực FDI trong GRDP tăng dần qua các năm. Sự xuất hiện của

các “đại gia FDI” như Samsung đã giúp Bắc Ninh thay đổi ngoạn mục. Khu vực kinh tế
có vốn FDI của tỉnh Bắc Ninh đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Tỷ lệ
đóng góp của khu vực kinh tế FDI trong Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
(GRDP) tăng dần qua các năm. Nếu như năm 1997, khu vực FDI đóng góp cho GRDP
của Bắc Ninh là 1 tỷ đồng thì đến năm 2016 đã đạt đến 68.500 tỷ đồng. Đến năm 2017,
con số này đã tăng lên hơn 133.000 tỷ đồng, chiếm 3,25% GDP cả nước, xếp thứ 4/63
tỉnh thành.

14


Biểu đồ 6: Biểu đồ Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (GRDP) giai đoạn
2016-2020
Sự gia tăng của dịng vốn FDI cũng góp phần giúp chỉ số bình quân thu nhập theo
đầu người của tỉnh Bắc Ninh tăng nhanh. Đây cũng chính là địa phương có thu nhập bình
quân đầu người cao nhất cả nước, với gần 6.000 USD, gấp 2,5 lần bình quân cả nước. 

15


Biểu đồ 7: Biểu đồ GDP bình quân đầu người tỉnh Bắc Ninh 2016-2020 (1)(2)(3)(4)(5)
● Tác động đến kim ngạch xuất khẩu
Đặc thù về kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây là
ln có một tỷ lệ áp đảo của các doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp trong nước chỉ
chiếm một tỷ lệ vài % rất nhỏ trong tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu tỉnh Bắc Ninh đạt mức tăng trưởng cao và ấn
tượng nhờ các doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mở rộng quy mô nhà
máy mới đi vào sản xuất trong những tháng cuối năm. Kim ngạch xuất khẩu đạt 29,85 tỷ
USD (trong đó khối FDI chiếm 98%) chiếm 14,9% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và
giữ vững vị trí thứ 2 tồn quốc, sau thành phố Hồ Chí Minh. Tính từ đầu năm đến hết quý

III/2017, với kim ngạch XNK đạt 79,84 tỷ USD, tăng mạnh 35,7% so với cùng kỳ năm
2016, Cục Hải quan Bắc Ninh đã vượt qua Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh trở thành đơn
vị đạt kim ngạch XNK lớn nhất trong cả nước. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh
năm 2018 chạm mốc 34.915 triệu USD, chiếm 14% giá trị xuất khẩu của cả nước, tăng
trên 11,4% so với năm 2017.
Do có dự án Samsung hoạt động trên địa bàn nên tỉnh Bắc Ninh dẫn đầu về kim
ngạch xuất khẩu của vùng giai đoạn 2016-2018 với 90,5 tỷ USD, chiếm 48,22% toàn
vùng.
16


Biểu đồ 8: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2016-2020
Bắc Ninh cũng là tỉnh đứng thứ hai cả nước về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.

Theo số liệu cơng bố của Cục Thống kê Bắc Ninh, năm 2020, tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt 38.905 triệu USD, tăng 14,3% so năm
trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước ước đạt 197 triệu USD, tăng cao
64,3%, chiếm tỷ trọng nhỏ 0,2% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngồi (FDI) đạt 38.708,2 triệu USD, chiếm 99,8%, tăng 14,1%;
xếp thứ sáu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với lũy kế hết năm 2020 có 1.627
dự án, tổng số vốn đăng ký đạt 19,9 tỷ USD; xếp thứ tám cả nước về tổng sản phẩm trên
địa bàn (GRDP) theo giá so sánh năm 2010, ước đạt 122.742 tỷ đồng, tăng 1,36% so với
năm 2019; thu ngân sách nhà nước đạt 30.273 tỷ đồng… 
Do Việt Nam kiểm soát và khống chế tốt dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp nước
ngoài đã dịch chuyển đơn hàng về Việt Nam, trong đó có tỉnh Bắc Ninh, nhiều công ty đã
hoạt động hết công suất để đáp ứng các đơn hàng. Bên cạnh đó, một số dự án mới tiếp tục
khảo sát, đầu tư vào Bắc Ninh. Một số dự án đang hoạt động tiếp tục đầu tư mở rộng quy
17



mơ… Vì vậy, giá trị sản xuất cơng nghiệp và kim ngạch xuất, nhập khẩu của tỉnh có triển
vọng tăng trưởng cao, nhất là khối doanh nghiệp FDI.
❖ Vai trò đối với tạo việc làm và nâng cao kỹ năng lao động
● Đối với vấn đề tạo việc làm
 Các doanh nghiệp FDI không chỉ đẩy mạnh sự phát triển công nghệ kỹ thuật mà
cịn tạo ra số lượng lớn cơng ăn việc làm, đồng thời thúc đẩy nâng cao tay nghề trình độ
người lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Tuy vẫn cịn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng các doanh
nghiệp FDI có tốc độ hồi phục sản xuất tương đối nhanh. Bên cạnh việc đàm phán để tiếp
tục các đơn hàng dang dở do dịch bệnh phải dừng lại, các doanh nghiệp FDI linh hoạt tìm
thêm các đối tác từ những thị trường mới để tăng doanh thu, thêm việc làm cho người lao
động. Do Việt Nam kiểm soát và khống chế tốt dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp
nước ngoài đã dịch chuyển đơn hàng về Việt Nam, trong đó có tỉnh Bắc Ninh, nhiều cơng
ty đã hoạt động hết công suất để đáp ứng các đơn hàng. Bên cạnh đó, một số dự án mới
tiếp tục khảo sát, đầu tư vào Bắc Ninh. Một số dự án đang hoạt động tiếp tục đầu tư mở
rộng quy mô….
  Qua thống kê, đến nay, các dự án FDI đầu tư mới vào Bắc Ninh chủ yếu hoạt động
các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo; bước đầu phát triển công nghiệp theo hướng
công nghiệp công nghệ cao, sản phẩm đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường… Đồng
thời, nhiều dự án đã hướng vào phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho các ngành công
nghiệp chủ lực; chú trọng đẩy mạnh công nghiệp chế tạo gắn kết doanh nghiệp của tỉnh
với các doanh nghiệp FDI. Do đó, khu vực FDI đã có nhiều đóng góp tích cực vào tăng
trưởng xuất khẩu, thu ngân sách và giải quyết việc làm cho người lao động. Năm 2014 có
122.826 lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI, chiếm 19,3% tổng số lao động toàn
tỉnh, đến năm 2018 tăng lên 196.500 người, chiếm 29,3% tổng số lao động toàn tỉnh.
Năm 2014 thu nhập bình quân của người lao động là 6,78 triệu đồng/tháng, năm 2018 lên
11,2 triệu đồng/tháng. Hiện các doanh nghiệp FDI tại Bắc Ninh đang tạo việc làm cho
169.144 người lao động, chiếm 25,5% lao động trên toàn tỉnh. 
Chỉ tính riêng Samsung Việt Nam đã thu hút khoảng 85 nghìn lao động vào các dây

chuyền sản xuất chính, nếu cộng tất cả các công ty vệ tinh trên địa bàn thì số lao động lên
đến 150 nghìn người. 
FDI tăng nhanh qua từng năm, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động. Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp, các
18


dự án FDI đã đào tạo được các cán bộ làm công tác quản lý điều hành, đặc biệt các
chuyên gia trong nước làm việc trong khu vực FDI có thể từng bước thay thế dần các
chuyên gia nước ngoài trong việc tham gia quản lý doanh nghiệp, điều khiển các quy
trình cơng nghệ hiện đại và các cơng nhân làm việc tại các doanh nghiệp FDI có kỹ thuật
có trình độ tay nghề, ngoại ngữ; từng bước tiếp cận được với khoa học, kỹ thuật, công
nghệ cao, tác phong công nghiệp hiện đại, kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương
thức, kinh nghiệm tiên tiến…
Tuy nhiên tình trạng tranh chấp lao động và đình cơng vẫn xảy ra, gây mất ổn định
trật tự trong một số doanh nghiệp FDI. Tình trạng cơng nhân bỏ các doanh nghiệp dân
doanh chạy sang các doanh nghiệp FDI khá phổ biến, thu nhập của người lao động trong
các doanh nghiệp FDI có sự chênh lệch rất lớn giữa cán bộ quản lý và cơng nhân lao
động trực tiếp điều đó đã tạo ra sự phân hóa ngày càng rõ nét giữa các tầng lớp lao động
trong doanh nghiệp. Công tác tuyển dụng và cung ứng lao động cho các chủ đầu tư cịn
gặp nhiều khó khăn; có sự chênh lệch tỷ lệ lao động nữ trong nhà máy chiếm 60-70% nên
phát sinh nhiều tình cảm, xây dựng gia đình, dần dần sẽ dẫn đến những thiếu hụt trong
thời gian tới phát sinh và tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự xã hội. 
Bên cạnh đó, lượng lớn lao động nhập cư đổ về Bắc Ninh thuê trọ ở xung quanh các
khu công nghiệp kéo theo hệ lụy về ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội… gây ảnh hưởng
không tốt đến môi trường đầu tư. Ý thức chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường của một số chủ đầu tư chưa cao, đã xảy ra tình trạng xả thải ra mơi trường mà
khơng qua xử lý. Nhiều chủ đầu tư trong nước chưa giành sự quan tâm và đầu tư thích
đáng cho cơng tác bảo vệ môi trường và ngăn chặn tác động xấu đến mơi trường. 
❖ Vai trị đối với chuyển giao cơng nghệ

Đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) được coi là nguồn lực quan trọng để thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao trình độ cơng nghệ của nước tiếp nhận. Trong
những năm qua, tỉnh Bắc Ninh không ngừng đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư và thu
hút đầu tư FDI để tăng hàm lượng đầu tư cơng nghệ vào địa bàn với nhiều hình thức khác
nhau.
Hiện nay, trong 1.516 dự án FDI còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh, có 4 doanh nghiệp
FDI được Bộ KH&CN cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao và doanh
nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thu hút nhiều lao động Việt Nam tham gia vào tất cả các
lĩnh vực, công đoạn sản xuất. Các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào tỉnh góp phần nâng
cao trình độ công nghệ chung của tỉnh, tác động trực tiếp tới tăng trưởng kinh tế. Nhiều
doanh nghiệp nhỏ và vừa mạnh dạn đầu tư, đổi mới công nghệ bước đầu tham gia vào
19


chuỗi doanh nghiệp sản xuất phụ trợ cho các doanh nghiệp FDI đặc biệt là các tập đoàn
đa quốc gia như: Samsung, Canon,… Một số doanh nghiệp trong nước sau khi tham gia
vào chuỗi sản xuất công nghiệp phụ trợ đã được nhận chuyển giao công nghệ từ các
doanh nghiệp nước ngồi như: Cơng ty Cổ phần sản xuất điện tử Thành Long; Công ty
TNHH Thương Bảo; Công ty TNHH điện tử Pros vina…
Trong khi đó, đa số các nhà cung cấp chuyển giao công nghệ đến từ Hàn Quốc và
những nước xung quanh hoặc một số công ty liên doanh giữa đối tác nước ngồi và Việt
Nam. Một ví dụ điển hình về việc chuyển giao cơng nghệ là Samsung Display Việt Nam:
Tổng Giám đốc SDV Kweon Yuong Chan Cho biết: SDV là đơn vị sử dụng công nghệ
tiên tiến nhất hiện nay, thời gian qua cùng với nỗ lực phát triển sản xuất, bồi dưỡng nâng
cao trình độ cho người lao động để làm chủ công nghệ, doanh nghiệp luôn quan tâm tạo
điều kiện môi trường làm việc tốt nhất cho công nhân. Để vận hành được nhà máy SDV
cần tuyển những kỹ sư và nhân viên chất lượng cao nên đơn vị đã chủ động phối hợp với
các trường đại học tại Việt Nam như Đại học Bách khoa,… để bồi dưỡng đào tạo nguồn
nhân lực.
Tuy nhiên, sự hiện diện của Samsung đi cùng với kỳ vọng sự chuyển giao công

nghệ sẽ được tạo ra, các DN Việt sẽ tham gia trong chuỗi sản xuất đó song thực tế, ở
Samsung Bắc Ninh, có nguồn tin cho rằng trong tổng số 52 DN tham gia chuỗi cung cấp
cho Samsung, chỉ có 4 DN là có 100% vốn Việt Nam. Số doanh nghiệp trong nước này
cũng chỉ cung cấp những sản phẩm đơn giản như bao bì, dịch vụ in ấn với giá trị khơng
cao.
❖ Các vai trị khác của FDI
Nguồn vốn FDI đã đóng góp vào q trình hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường
quan hệ đối ngoại với các nước, các tập đoàn lớn và các tổ chức trên thế giới của tỉnh Bắc
Ninh..
Bên cạnh những đóng góp cho q trình phát triển kinh tế - xã hội, sự xuất hiện của
các dự án FDI đã có những tác động lớn đến sự hình thành và phát triển của các hệ thống
kết cấu hạ tầng xã hội một cách nhanh chóng. Đặc biệt là các hạ tầng của KCN, FDI góp
phần phát triển bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại,.. 
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI cũng đã đóng góp, ủng hộ tích cực cho nhiều
dự án thuộc phúc lợi công cộng, hoạt động văn hóa xã hội của tỉnh Bắc Ninh như “ Nối
vịng tay nhân ái”, xóa nhà cấp 4 dột nát, phát động ủng hộ người nghèo ở địa phương,
ủng hộ đồng bào thiên tai trên cả nước.
20


Có thể khẳng định rằng nguồn lực từ khu vực FDI là tiền đề quan trọng tạo nên một
sức bật mạnh mẽ để Bắc Ninh có thể phát triển đồng bộ, trở thành thành  phố trực thuộc
Trung ương vào năm 2022 như kỳ vọng.
4. Khuyến nghị và kết luận:
* Khuyến nghị
Thứ nhất, trong thời gian tới tỉnh Bắc Ninh cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu
tư: công khai thủ tục hành chính, đẩy mạnh dịch vụ hành chính cơng, tạo mơi trường
thơng thống, hiện đại nhằm thu hút đầu tư bền vững, có chọn lọc, có chiều sâu, có sức
cạnh tranh cao, gắn với lợi thế của tỉnh, tạo được sức mạnh lan tỏa gắn với hội nhập kinh
tế quốc tế. Trong tương lai Bắc Ninh có thể phấn đấu trở thành thủ phủ sản xuất đồ điện

tử công nghệ cao của châu Á và thế giới, rồi hướng tới là một trong những thành phố
sáng tạo nhất châu Á, là hình mẫu cho sự phát triển nhanh và bền vững, trong khi vẫn bảo
tồn và phát huy được các giá trị, bản sắc văn hóa độc đáo của vùng đất Kinh Bắc như kỳ
vọng của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ hai, chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội theo hướng đồng
bộ, hiện đại. Tỉnh cần phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi triển khai các dự án của Trung
ương trên địa bàn. Việc hoàn thiện cơ sở vật chất của hệ thống các khu, cụm công nghiệp
của tỉnh sẽ tạo điểm sáng trong thu hút đầu tư nước ngồi. Bên cạnh đó, hệ thống kết cấu
hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, điện, nước, nhà ở… cũng cần triển khai xây
dựng đồng bộ, đúng quy hoạch, kết nối với tuyến giao thông đối ngoại tạo động lực thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà
đầu tư.
Thứ ba, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng là vấn đề tỉnh phải quan
tâm nhiều hơn. Lao động chất lượng cao luôn là điên kiện tiên quyết để thu hút các
nguồn vốn đầu tư. Việc thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi tỉnh cần
chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung đổi mới căn bản và toàn diện
hệ thống giáo dục và dạy nghề của tỉnh. 
Về nguồn nhân lực quản lý: Phải thực hiện tốt khâu tuyển chọn và thường xuyên
đào tạo nâng cao hoặc bồi dưỡng cho cán bộ chuyên trách về thẩm định dự án, quản lý dự
án... Điều chỉnh tốt việc xung đột lợi ích trong quan hệ lao động, phát huy hơn nữa vai trị
của các tổ chức cơng đồn đối với việc bảo vệ quyền lợi người lao động.
Về nâng cao chất lượng lao động: để tiếp cận công nghệ hiện đại tỉnh phải chú
trọng công tác đào tạo nghề; Cần có chiến lược và chính sách đón đầu trong đào tạo
21


nguồn nhân lực. Đi đôi với việc giao chỉ tiêu đào tạo cho các trường cần phải giám sát,
đánh giá, kiểm tra một cách chặt chẽ quá trình đào tạo ở các trường. Nhanh chóng thúc
đẩy phát triển thị trường lao động tạo ra tác động lan tỏa đến việc đào tạo tại các cơ sở
đào tạo và ý thức của học viên. 

Thứ tư, nâng cao khả năng chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI. Để
giải quyết những vướng mắc về công nghệ và chuyển giao công nghệ. Tỉnh có thể ưu tiên
những dự án cơng nghệ cao, có khả năng chuyển giao cơng nghệ. Muốn đạt được điều
này cần phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ để thu hút những dự án đầu tư sản
xuất có cơng nghệ cao từ các cơng ty xun quốc gia. Muốn phát triển nhanh cơng nghiệp
phụ trợ, ngồi việc phải đưa ra chiến lược phát triển rất cụ thể cho ngành này thì cần phải
đẩy mạnh phát triển khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ hay khu vực kinh tế tư nhân. Và
biện pháp cốt lõi nhất chính là thực hiện các chính sách bình đẳng giữa các loại hình
doanh nghiệp.
Cuối cùng, Bắc Ninh cần tăng cường và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến
đầu tư. Giới thiệu, thông tin, quảng cáo là một biện pháp cạnh tranh FDI. Chính vì vậy
tỉnh cần tiếp tục quảng bá cho các nhà đầu tư nước ngoài thấy rõ điều kiện tự nhiên, kinh
tế-xã hội của Bắc Ninh. Để đạt được hiệu quả cao, cơng tác xúc tiến có thể triển khai theo
hướng: Tăng cường quy mô, chất lượng tiếp thị, xúc tiến đầu tư nước ngoài, phát triển
mạnh mẽ mạng lưới cộng tác viên ở trong và ngoài nước, các văn phòng đại diện, các sứ
quán tại nước ta và nước ngoài. Để làm được như vậy, Tỉnh phải tiếp tục đẩy mạnh tổ
chức các hoạt động xúc tiến đầu tư: Hội thảo, triển lãm, quảng cáo,... kết hợp với phát
triển du lịch, thu hút khách du lịch Quốc tế đến với Bắc Ninh. Việc xúc tiến đầu tư và
xuất khẩu cần thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá. Tích cực xúc tiến, tìm kiếm đối tác
đầu tư theo khu vực Châu Âu, Bắc Âu, Nhật Bản, Nga và các thị trường lớn khác. Đồng
thời, xây dựng chính sách và biện pháp ưu đãi để kêu gọi đầu tư nước ngồi theo danh
mục các dự án, các nhóm ngành, lĩnh vực đầu tư,…
Trong bối cảnh chịu nhiều ảnh hưởng của dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Bắc
Ninh cần chủ động xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đổi
mới, đa dạng hóa các hình thức kết nối nhà đầu tư, tổ chức hiệu quả các cuộc họp và làm
việc trực tuyến. Đồng thời, nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ nhằm
khai thác hiệu quả lợi thế cạnh tranh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đã đầu tư duy trì
và mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.
* Kết luận


22


Nhờ đón bắt xu thế phát triển và hội nhập của đất nước để sớm định hình hướng đi
và cùng với cách làm riêng, Bắc Ninh đã trở thành nơi hội tụ nhiều “ông lớn” FDI hàng
đầu thế giới, kết nối vùng đất Kinh Bắc vào chuỗi liên kết giá trị toàn cầu. Trong hơn 20
năm qua, nguồn vốn FDI đã có những đóng góp to lớn đối với phát triển kinh tế-xã hội
của tỉnh Bắc Ninh, góp phần tích cực vào việc tăng thu ngân sách và giải quyết việc làm
cho người lao động trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh lân cận. Theo đó, khu vực FDI đã trở
thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế địa phương. Tỷ lệ đóng góp của khu vực
FDI trong GRDP toàn tỉnh tăng dần qua các năm. 
Bên cạnh những đóng góp cho q trình phát triển kinh tế-xã hội, sự xuất hiện của
các dự án FDI đã trở thành nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển nhanh chóng của
hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội gồm giao thông, điện, nước, viễn thông, đặc biệt là hạ
tầng các khu cơng nghiệp, góp phần phát triển nhanh các khu đô thị, bệnh viện, trường
học, trung tâm thương mại…Các doanh nghiệp FDI cũng đã đóng góp, ủng hộ tích cực
cho nhiều dự án thuộc các cơng trình phúc lợi cơng cộng, các hoạt động văn hóa xã hội
của địa phương như ủng hộ Quỹ “Nối vòng tay nhân ái”, ủng hộ người nghèo, ủng hộ
đồng bào bị thiên tai…
Có thể khẳng định nguồn lực từ khu vực FDI đã tạo được sức bật mạnh mẽ, là tiền
đề quan trọng để Bắc Ninh, một tỉnh “đất chật, người đông”, phát triển đồng bộ, hiện đại,
trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022 như kỳ vọng. Vai trò của FDI
đối với sự phát triển vượt trội của tỉnh Bắc Ninh là vơ cùng to lớn. Chính vì vậy, trong
những năm qua với phương châm lấy niềm tin, sự hài lòng của doanh nghiệp làm mục
tiêu cốt lõi để thúc đẩy phát triển kinh tế, các cấp chính quyền của tỉnh Bắc Ninh đã
khơng ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh,…từng
bước để đưa Bắc Ninh trở thành “đầu tàu” trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
 Đề tài Nghiên cứu vai trò của FDI đối với tỉnh Bắc Ninh được nhóm thực hiện để
có thể hiểu rõ hơn về quá trình thúc đẩy sự phát triển của Bắc Ninh thơng qua nguồn vốn
FDI. Tuy nhiên, đề tài nhóm nghiên cứu là một vấn đề lớn, đòi hỏi phải nghiên cứu sâu

và cụ thể hơn. Do đó, trong q trình làm bài thảo luận một phần bị hạn chế về kiến thức,
thời gian và nguồn nhân lực, nên bài nghiên cứu khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong nhận được sự góp ý của cơ giáo và các bạn để bài thảo luận của nhóm dần hồn
thiện hơn.
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Báo VietNamFINANCE năm 2017, “Tăng trưởng nhanh, thu nhập đầu
người Quảng Ninh đã gấp đôi cả nước”,
/>ap-doi-ca-nuoc-20170302114614011.htm
2,Tạp chí Tri thức Xanh năm 2021, “Lao động di cư và hệ vấn đề xã hội đặt ra
tại các khu công nghiệp ở Việt Nam”,
/>3, Báo VIETTIMES năm 2018, “Thu nhập bình quân đầu người Bắc Ninh đạt
gần 6.000USD/người/năm”,
/>uoi-nam-post73551.html
4, Báo VietNamNet năm 2020, “Bắc Ninh đứng thứ 2 toàn quốc về GRDP
theo đầu người năm 2019”,
/>5, Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh năm 2021, “Bắc Ninh thuộc top có
thu nhập bình qn đầu người cao nhất cả nước”,
/>6, Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, “Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh
năm 2016”,
/>5f1bf8c-a309-4a4c-8eb4-a8ee2559a115, tr.107-108
7, Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, “Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh
năm 2017”,
/>9-154.pdf/8dda31c5-96ac-449c-9e05-7789dbf0484a, tr.138-144


24


8, Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, “Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh
năm 2018”,
/>e7b594a-a521-4684-8b1a-1aa8f4bf160a, tr.142-146
9, Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, “Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh
năm 2019”,
/>f81d0a60-d326-4c95-83aa-810c5f87afba, tr.148
10, Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh (2021), “Năm 2020 toàn tỉnh cấp
mới đăng ký đầu tư cho 159 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 439,882 triệu
USD.”,
/>g-ky-au-tu-cho-159-du-an-fdi-voi-tong-von-au-tu-ang-ky-439-882-trieu-usd11, Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, “8 tháng đầu năm thu hút 119 dự án
FDI”,
/>12, Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, “Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội
tháng 9, quý III và 9 tháng đầu năm
2021”, />d2e1e6ae-a691-9ee8-68d1-e875b146cb6b?t=1633072532644 , tr.11
13, Tạp chí Cộng sản (2019), “Bắc Ninh 3 ‘cao’, 2 ‘ít’ trong thu hút FDI”,
/>
25


×