Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

nghiên cứu chiến lược xúc tiến đầu tư của thành phố hồ chí minh và một số khuyến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (877.64 KB, 32 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
--------------

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: ĐẦU TƢ QUỐC TẾ
Đề tài: Nghiên cứu chiến lược xúc tiến đầu tư của Thành
phố Hồ Chí Minh và một số khuyến nghị.
Lớp học phần: 2152FECO1921
Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thanh
Nhóm thực hiện: Nhóm 8

Hà Nội, 2021


MỤC LỤC
Tóm tắt
1. Đặt vấn đề nghiên cứu………………………………….………………………….....01
2. Cơ sở lý thuyết
2.1. Xúc tiến đầu tư nước ngoài…………………………………………………..………02
2.2. Chiến lược xúc tiến đầu tư ……………………………………………………..........03
3. Chiến lược xúc tiến đầu tư của Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2016 – 2020
3.1. Khái quát chung về hoạt động xúc tiến đầu tư của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2016 - 2020…………………………………………………….……………………...04
3.2. Thực trạng xúc tiến đầu tư của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ 2016 - 2020
3.2.1. Phân tích SWOT……………………………………………….………………......06
3.2.2. Các ngành lĩnh vực mục tiêu …………………………………………………........13
3.3. Đánh giá thực trạng Xúc tiến đầu tư của thành phố Hồ Chí Minh………………… 21
4. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chiến lược xúc tiến đầu tư của thành phố Hồ Chí
Minh………………………..……………………………………….………………...23
Kết luận


Tài liệu tham khảo


NGHIÊN CỨU CHIẾN LƢỢC XÚC TIẾN ĐẦU TƢ CỦA THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
Nhóm 8: Phạm Thị Thu Trang (K55E4), Trần Thị Thu Trang (K55E1), Trần Thị Thu
Trang (K55E2), Đặng Xuân Trường (K55E1), Đinh Nam Tú (K55E3), Trần Ngọc
Tuấn (K55E2), Trần Thị Tươi (K55E2), Phan Thị Hà Vi (K55E3), Nguyễn Thị Yến
(K55E2), Nguyễn Thị Kim Yến (K55E3)
Học phần: Đầu tư quốc tế
Mã học phần: 2152FECO1921
Tháng 11.2021.
Tóm tắt
Trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, hoạt động đầu tư là một phần
không thể thiếu đối với sự phát triển của kinh tế Việt Nam nói chung và đặc biệt
tỉnh/thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Do đó, nhiệm vụ của xúc
tiến đầu tư là thu hút được đầu tư nước ngoài, tạo lợi thế cạnh tranh về mặt kinh tế từ
đó phát triển kinh tế khu vực.
Trong những năm gần đây, đầu tư nước ngồi đã góp phần quan trọng vào sự phát
triển kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Để đạt được những thành tích đó phải kể đến sự
thành công trong việc xây dựng chiến lược của chính phủ, của Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh/ thành phố và của Ủy ban thành phố. Ngoài những điểm mạnh, chiến lược vẫn cịn
tồn đọng những điểm yếu. Vì vậy, bài viết tập trung nghiên cứu hoạt động xúc tiến đầu
tư, chiến lược xúc tiến đầu tư và từ đó đề xuất một số giải pháp hồn thiện chiến lược
xúc tiến đầu tư của Thành phố Hồ Chí Minh.
1. Giới thiệu
1.1. Bối cảnh liên quan tới vấn đề nghiên cứu
Trong các năm gần đây, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI. Năm 2018
tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố đạt 7,07 tỷ USD. Năm 2019 thành phố
thu hút được hơn 8,3 tỷ USD. Trong ba quý đầu năm 2020 thu hút đầu tư nước ngoài

vào thành phố đạt 3,25 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm 2019. Ngay trong thời
gian xảy ra dịch Covid-19, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn chảy mạnh
vào thành phố Hồ Chí Minh. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy Việt Nam nói chung và
thành phố Hồ Chí Minh nói riêng vẫn là điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư nước
ngoài.
1.2. Tầm quan trọng của chiến lƣợc xúc tiến đầu tƣ

1


Xúc tiến đầu tư trong nền kinh tế thị trường đang trở thành xu thế khách quan của các
tỉnh/thành phố trong đó có TP Hồ Chí Minh, góp phần đưa nền kinh tế của thành phố
phát triển hài hòa theo cả chiều rộng và chiều sâu.
Xúc tiến đầu tư ngày càng được cải thiện, quá trình này vừa tạo ra những cơ hội thuận
lợi, đồng thời cũng đặt ra những thách thức gay gắt trong việc ngày phải càng cải thiện
chất lượng dịch vụ và xây dựng được môi trường đầu tư đáp ứng nhu cầu của các nhà
đầu tư. Đặc biệt, khi “Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế sâu, rộng hơn và sẽ phải
thực hiện đầy đủ, hiệu quả các cam kết khi tham gia hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới”.
Trong những năm gần đây, TP Hồ Chí Minh đã đạt được thành tích kinh tế lớn qua các
hoạt động xúc tiến đầu tư. Để đạt được những thành tựu đó, TP Hồ Chí Minh đã thực
hiện chiến lược xúc tiến đầu tư bản tập trung vào ngành kinh tế trọng điểm, điều chỉnh
giấy chứng nhận đầu tư, triển khai các chuỗi hội nghị xúc tiến đầu tư để mời gọi các
nhà đầu tư,... Tuy nhiên, việc xây dựng và triển khai các chiến lược xúc tiến đầu tư của
TP Hồ Chí Minh vẫn cịn tồn đọng những hạn chế do đó chưa khai thác đủ, có hiệu
quả mọi tiềm năng, lợi thế của Thành phố, từ đó chưa đáp ứng nhu cầu tăng cường vốn
để nâng cao tốc độ tăng trưởng của Thành phố Hồ Chí Minh. Xuất phát từ lý do trên,
nhóm quyết định làm nghiên cứu chiến lược xúc tiến đầu tư của TP Hồ Chí Minh và từ
đó đưa ra một số khuyến nghị.
1.3. Mục tiêu của bài nghiên cứu



Phân tích được thực trạng để từ đó đánh giá hoạt động xúc tiến đầu tư của TP
Hồ Chí Minh và đánh giá được các chiến lược xúc tiến đầu tư mà thành phố đã
và đang thực hiện.



Đề xuất được một số giải pháp, khuyến nghị để hoàn thiện chiến lược xúc tiến
đầu tư của TP Hồ Chí Minh.

2. Cơ sở lý thuyết về chiến lƣợc xúc tiến đầu tƣ của một địa phƣơng
2.1. Xúc tiến đầu tƣ nƣớc ngoài
2.1.1. Khái niệm về xúc tiến đầu tư nước ngoài.
Theo tổ chức SRI International, Xúc tiến đầu tư nước ngoài là tập hơn những hoạt
động nhằm khuyến khích các tập đồn, doanh nghiệp đầu tư mới hoặc mở rộng sản
xuất kinh doanh tại nước sở tại, qua đó nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là sự gia
tăng về số lượng việc làm, thu ngân sách, giá trị xuất khẩu hoặc các lợi ích kinh tế có
liên quan khác.
Theo Wells and Wint (2000), “Xúc tiến đầu tư bao gồm những hoạt động marketing
nhất định được thực hiện bởi các Chính phủ, tổ chức nhằm thu hút các nhà đầu tư trực
tiếp nước ngoài.”
2


2.1.2. Các nội dung cơ bản về xúc tiến đầu tư nước ngoài


Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư




Xây dựng hình ảnh và thương hiệu



Lựa chọn mục tiêu và vận động đầu tư trực tiếp



Tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư.



Chăm sóc sau đầu tư và vận động chính sách

2.2. Chiến lƣợc xúc tiến đầu tƣ
Chiến lược xúc tiến đầu tư được hiểu là cách thức tổ chức một loạt các hoạt động xúc
tiến đầu tư nhằm tăng mức đầu tư vào một quốc gia. Để chiến lược có hiệu quả, cần
nhờ đến một số cơng cụ, kỹ thuật như: Phân tích SWOT; xác định các ngành mục tiêu.
2.2.1. Phân tích SWOT
Phân tích SWOT đề cập đến việc đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
(SWOT) mà một địa phương phải đối mặt khi tìm cách thu hút FDI.
Điểm mạnh: Là các đặc điểm của địa phương vượt trội hơn so với các địa phương cạnh
tranh khác.
Điểm yếu: Đối lập với điểm mạnh là các đặc điểm của địa phương hoặc bối cảnh chính
sách quốc gia, được coi là bất lợi khi so sánh với các địa điểm cạnh tranh tương tự.
Cơ hội: Là những thay đổi tích cực ở bên ngồi về kinh tế, thị trường và kinh doanh
mà thơng qua đó địa phương có thể thu hút thêm dịng FDI mới.
Thách thức: Là những thay đổi bên ngoài tiềm ẩn những tác động tiêu cực đến khả

năng cạnh tranh quốc tế hoặc khả năng hiển thị của địa phương đối với các nhà đầu tư,
hoặc những thay đổi làm mất đi các nguồn lực cạnh tranh quan trọng hiện có hoặc ảnh
hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế và kinh doanh.
2.2.2. Xác định các ngành, lĩnh vực mục tiêu
Có 4 cách tiếp cận chính:


Các lĩnh vực hàng đầu của địa phương/quốc gia

Xác định lĩnh vực hàng đầu ở địa phương dựa trên: Quy mơ của lĩnh vực; Lĩnh vực có
các cơng ty lớn nhất và thành công nhất; Lĩnh vực phát triển nhanh nhất ở địa
phương,…

3




Các lĩnh vực phù hợp với điểm mạnh của địa phương

Các điểm mạnh của địa phương = các yếu tố từ phía cung có thể phù hợp với các
ngành mà các yếu tố cung này rất quan trọng trong ra quyết định đầu tư.


Các lĩnh vực có triển vọng FDI tốt nhất

Lượng vốn FDI đầu tư mới lớn nhất; hoặc tăng trưởng nhanh nhất ở một quốc gia, khu
vực và trên tồn cầu sẽ là các lĩnh vực có triển vọng FDI tốt nhất.



Các lĩnh vực có thể đóng góp cao nhất cho nền kinh tế địa phương

Lựa chọn các dự án lớn thường có đóng góp lớn hơn các dự án nhỏ; Các hoạt động
lĩnh vực dịch vụ có thể tạo ra việc làm chất lượng hơn và được trả lương tốt hơn; Các
dự án FDI nhằm cải thiện các hạn chế (điểm yếu) của địa phương
3. Chiến lƣợc xúc tiến đầu tƣ của Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2016 2020
3.1. Khái quát chung về hoạt động xúc tiến đầu tƣ của thành phố Hồ Chí Minh
giai đoạn 2016-2020
Nhìn chung, giai đoạn 2016-2021, thành phố Hồ Chí Minh đã ln chủ động, tích
cực thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư để thu hút nhà đầu tư nước ngoài đầu tư
vào các dự án, lĩnh vực của thành phố. TP.HCM đã thành lập riêng cơ quan chịu trách
nhiệm chính trong xúc tiến đầu tư của TP từ 1/1/2001 theo Quyết định số
104/2001/QĐ-UB của UBND TP.HCM là (ITPC). Từ năm 2016-2018, ITPC đã tổ
chức 120 hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tiếp xúc trực tiếp với các nhà đầu tư tiềm
năng để giới thiệu môi trường đầu tư và các dự án đầu tư. Năm 2020, do tác động của
đại dịch covid_19, ITPC đã triển khai 15 hoạt động xúc tiến đầu tư với cả hai hình
thức online và offline .
Về chiến lược xúc tiến đầu tư: TP. Hồ Chí Minh tập trung kêu gọi đầu tư vào 4
ngành cơng nghiệp trọng yếu (cơ khí chế tạo, điện tử, hóa chất - cao su - nhựa và chế
biến tinh lương thực thực phẩm), 9 lĩnh vực dịch vụ ưu tiên và 7 chương trình đột phá
của thành phố trong đó đặc biệt hướng tới xúc tiến những ngành công nghệ cao để xây
dựng đô thị hiện đại như công nghiệp ô tô, sản phẩm nông nghiệp mới, công nghiệp
môi trường, năng lượng tái tạo...
Về xây dựng hình ảnh thương hiệu: Hình ảnh hướng tới của TP.HCM là đơ thị
thơng minh, trung tâm tài chính, năng động với môi trường đầu tư hấp dẫn. Để quảng
bá hình ảnh của thành phố, (ITPC) liên kết với Sở Du lịch địa phương, Bộ kế hoạch và
đầu tư,.. tích cực tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư kết hợp với thương mại và
du lịch thông qua các nền tảng online, tổ chức các hội thảo đầu tư, triển lãm, PR.
+) Online marketing: Đối với thông tin mời gọi đầu tư, ITPC đã làm DVD ngắn giới
thiệu về TP.HCM với 4 ngôn ngữ: Việt, Anh, Hàn Quốc và Nhật Bản để tiếp cận các

4


nhà đầu tư trong và ngồi nước. TP. Hồ Chí Minh thường xuyên đưa các thông tin về
thành phố, môi trường đầu tư của thành phố trên website riêng của thành phố như
cạnh đó,
thành phố cịn làm các video ngắn giới thiệu về các quận, huyện nói riêng và thành
phố nói chung đăng tải thơng qua nhiều nguồn trên youtube.
+) Sự kiện, hội thảo: ITPC kết hợp với Đại sứ quán, Phòng thương mại quốc tế ở các
nước Dubai, Nhật Bản,,.tổ chức các hội thảo, diễn đàn xúc tiến đầu tư trong và ngoài
nước như Hội nghị xúc tiến Đầu tư vào TP. Hồ Chí Minh được tổ chức hàng năm, Hội
nghị xúc tiến thương mại – đầu tư vào TP. Hồ Chí Minh tại tỉnh Aichi,..Ngay trong
năm 2019, TP đã đón tiếp và làm việc với 310 đồn trong và ngồi nước đến tìm hiểu
về mơi trường đầu tư, kinh doanh và trao đổi kinh nghiệm xúc tiến thương mại và đầu
tư tại TP
+) Quan hệ công chúng: Trong các buổi hội nghị xúc tiến đầu tư, lãnh đạo TP. Hồ Chí
Minh chủ động giới thiệu mơi trường đầu tư và kêu gọi công khai các dự án đầu tư
mới vào thành phố Hồ Chí Minh và các cam kết để tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Năm
2017, trong Hội nghị xúc tiến Đầu tư vào TP. Hồ Chí Minh, ITPC chủ động kêu gọi
116 dự án. Để đẩy mạnh hoạt động PR, thành phố cập nhật liên tục về tiến độ dự án
trọng điểm liên quan tới hình ảnh lý tưởng mà thành phố đang hướng tới ví dụ như đề
án “Đơ thị thơng minh” thông tin chi tiết lên các trang báo kinh tế như Tạp chí tài
chính, báo Tuổi trẻ, đài truyền hình VTV,..
Lựa chọn mục tiêu và vận động đầu tư trực tiếp: Thông qua các buổi hội nghị,
triển lãm đầu tư, các cuộc tiếp khách đối ngoại, lãnh đạo từ cấp cao của các nước, các
địa phương, thành phố HCM xác định và lựa chọn các nhà đầu tư tiềm năng đang cũng
như dự định đầu tư vào thành phố
Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư: Năm 2018, để thúc đẩy hỗ trợ, xử lý
toàn bộ thủ tục đầu tư của doanh nghiệp cho đến khi dự án được cấp phép hoạt động,
TP. Hồ Chí Minh đã lập riêng một tổ công tác đầu tư và sau 2 năm kể từ khi thành lập,

Tổ công tác về đầu tư đã hỗ trợ 110 dự án, kết luận hướng dẫn xử lý vướng mắc cho
92 dự án, tập trung tháo gỡ vướng mắc cho 35 dự án với tổng mức đầu tư hơn 320.000
tỷ đồng. Để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, TP. Hồ Chí Minh đặc biệt là các dự án đầu tư
vào khu công nghệ cao, TP. Hồ Chí Minh đã đưa ra chính sách ưu đãi đầu tư như ưu
đãi tiền thuê đất và thuê nhà xưởng xây sẵn: nhà đầu tư thuê đất được miễn tiền thuê
đất trong thời gian xây dựng (thời gian miễn không quá 3 năm), hưởng lợi ưu đãi thuế
thu nhập doanh nghiệp (CIT) trong 15 năm,..Trong giai đoạn covid 19, TP thành lập tổ
cơng tác chun trách nhằm rà sốt, nắm bắt nhu cầu nhập cảnh từ các doanh nghiệp
như với Hàn Quốc từ 6/2020, TP đã tạo điều kiện cho 2.117 chuyên gia, kỹ sư, nhà
đầu tư, nhà quản lý của các doanh nghiệp nước này và người thân nhập cảnh TP. Hồ
Chí Minh. TP. Hồ Chí Minh cũng nỗ lực cải thiện thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho
nhà đầu tư tiếp tục đầu tư. Cụ thể, trước đây, toàn bộ dự án đầu tư nước ngoài do Bộ
Kế hoạch và Đầu tư cấp phép, cách đây 3-5 năm giao về cho địa phương cấp phép và
đến ngày 31/7/2015, việc cấp giấy chứng nhận đầu tư được giao cho Sở Kế hoạch và

5


Đầu tư tỉnh, thành phố cấp phép. Trong thủ tục cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư
chỉ còn 7-10 ngày, giảm từ 3-5 ngày so với trước đây
Chăm sóc sau đầu tư và vận động chính sách đầu tư: Để tiếp nối thu hút các
hoạt động đầu tư mở rộng hơn nữa, Lãnh đạo TP.HCM đã chủ động, thường xuyên
gặp gỡ hội các doanh nghiệp FDI để trao đổi, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của doanh
nghiệp để ngày càng thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư. TP. Hồ Chí Minh cung cấp dịch
vụ phát triển nhà ở cho người lao động nhập cư, thảo luận về các chính sách bảo hiểm
của người lao động nước ngồi để thúc đẩy cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp
diễn ra trơn tru hơn. TP. Hồ Chí Minh triển khai Hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp
FDI và tiếp nhận đóng góp, thắc mắc của doanh nghiệp qua trang trực tuyến:
để tiếp thu và gỡ rối cho nhà đầu
tư. Trong tình hình dịch covid 19 diễn ra phức tạp, các doanh nghiệp FDI gặp rất nhiều

khó khăn và có 1 số kiến nghị đối với TP.HCM, thành phố đã lắng nghe và đề ra chính
sách cho phép doanh nghiệp FDI thực hiện các hoạt động kinh doanh theo 4 phương
án sản xuất gồm: “3 tại chỗ” hoặc “3 tại chỗ theo kíp”; cả “3 tại chỗ” và “1 cung
đường, 2 địa điểm”; “4 xanh”. Để tháo gỡ, khơi thơng dịng vốn FDI, Tp.HCM cũng
đẩy mạnh tạo quỹ đất công nghiệp cùng với việc triển khai thêm một số khu công
nghiệp, khu chế xuất ứng dụng công nghệ cao, giải quyết hạ tầng giao thông để tạo
điều kiện tiếp tục phát triển các dự án FDI
3.2. Thực trạng chiến lƣợc xúc tiến đầu tƣ của Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.1. Phân tích SWOT
a. Điểm mạnh


Vị trí địa lý thuận lợi, mạng lƣới giao thông hiện đại, đa dạng.

TP Hồ Chí Minh có những ưu điểm vượt trội so với nhiều tỉnh thành khác trong
cả nước về vị trí địa lý với mạng lưới, hạ tầng giao thông hiện đại, nhiều loại hình.
Nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải, hàng không từ Bắc xuống Nam, từ
Ðông sang Tây, là tâm điểm của ASEAN, là cửa ngõ quốc tế ra biển. So với Hà Nội
cũng có vị trí đầu não của cả nước tuy nhiên lại khơng có biển. Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam phát triển nhất nước thì Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An
là khơng giáp biển. TPHCM đứng vị trí thứ ba (43 bến cảng) chỉ sau Bà Rịa Vũng Tàu
(45 bến cảng), trong đó hệ thống cảng Sài Gịn, năng suất cao nhất nước ta. Ngoài ra,
sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất lớn nhất phía Nam, sân bay quốc tế Long Thành (tỉnh
Đồng Nai) cách TP 40km đang xây dựng với quy mơ lớn nhất nước. Mạng lưới sơng
ngịi, kênh rạch dày đặc, mạng lưới xe buýt công cộng và đang phát triển mạng lưới
đường sắt đô thị (metro). Với những ưu điểm vượt trội về mặt vị trí địa lý và giao
thông, TP.HCM phát triển mạnh nhất nước về lĩnh vực Logistics. Bởi lĩnh vực
logistics cần mạng lưới giao thơng hiện đại, liên kết nhiều loại hình vận tải, với xu
hướng vận tải đa phương thức ngày càng được sử dụng phổ biến hiện nay với tính tối
ưu hóa chi phí vận tải, điều mà Hà Nội, Bắc Ninh, Bình Dương khơng thể có được.

Điều này giúp TP. HCM thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Logistics, một
ngành có triển vọng rất lớn hiện nay và trong tương lai.
6




Tăng trƣởng kinh tế cao

Theo Báo cáo tại Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lần thứ XI, kinh tế
tăng trưởng khá, tiếp tục giữ vững vị trí đầu tàu kinh tế, tổng sản phẩm trên địa bàn
(GRDP) giai đoạn 2016-2019 tăng bình quân 7,72%, ước giai đoạn 2016-2020 tăng
bình qn 6,41%, tỷ trọng kinh tế đóng góp trên 22,2% kinh tế cả nước. Chất lượng
tăng trưởng kinh tế được cải thiện, cơ bản dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo, khoa
học - công nghệ, thể hiện qua cả 3 chỉ số: đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp
(TFP) vào GRDP tăng liên tục qua các năm; năng suất lao động bình quân của thành
phố cao hơn 2,6 lần so với bình quân cả nước; hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được nâng
lên GRDP đầu người tăng liên tục qua các năm, bình quân gấp 2,4 lần so với cả
nước. Với sự tăng trưởng dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo giúp thành phố thu hút
được các dự án trong lĩnh vực công nghệ cao.


Các ngành dịch vụ đứng đầu cả nƣớc

Cũng theo báo cáo trên, các ngành dịch vụ phát huy hiệu quả vai trò là ngành
mũi nhọn, phát triển đúng định hướng, đạt kết quả cao cả về quy mô và năng suất, giá
trị gia tăng dịch vụ chiếm tỷ trọng bình qn 33% tồn ngành, đứng đầu cả nước.
Ngành thương mại phát triển theo hướng hiện đại, nhất là thương mại điện tử,
chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu cả nước. Xuất nhập khẩu lớn nhất nước, ngày càng
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch cả nước, tổng kim ngạch giai đoạn 2016-2020

ước tính tăng 8,94%/năm. Theo báo Cơng Thương, GRDP có định hướng phát triển
dịch vụ Logistics trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn và đưa thành phố trở thành một
trong những trung tâm logistics ở khu vực ASEAN.
Một số ngành như giáo dục, y tế, tài chính- ngân hàng,... tiếp tục phát triển
mạnh, giữ vững vị trí là một trung tâm lớn của cả nước.
Với những thế mạnh về dịch vụ TP.HCM có thể thu hút một cách đa dạng hóa
các loại hình dịch vụ: bất động sản, logistics, bán buôn, bán lẻ, tài chính ngân hàng,
bảo hiểm, giáo dục, y tế, viễn thơng, công nghệ thông tin, du lịch,...


Công nghiệp hiện đại, khu cơng nghệ cao

Theo Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lần thứ XI cơng
nghiệp tăng trưởng khá: chỉ số sản xuất tồn ngành cơng nghiệp tăng bình qn giai
đoạn 2016-2019 đạt 7,70%/năm, ước tính giai đoạn 2016-2020 đạt 5,51%/năm, giá trị
tăng thêm công nghiệp chiếm 17,93% GRDP, đứng đầu cả nước. 4 ngành công nghiệp
trọng yếu tăng 9%/năm, là động lực cho tăng trưởng công nghiệp của thành phố trong
thời gian qua. Thành phố đã ban hành danh mục, xây dựng chính sách phát triển nhóm
sản phẩm cơng nghiệp chủ lực, bước đầu đã hình thành được mạng lưới các doanh
nghiệp cơng nghiệp hỗ trợ, tham gia ngày càng nhiều vào chuỗi cung ứng tồn cầu.
Khu Cơng nghệ cao thành phố đã phát triển mạnh mẽ là hạt nhân thúc đẩy sự phát
triển của Khu Đơ thị Sáng tạo tương tác cao phía Đơng thành phố, ứng dụng công
nghệ xây dựng mới, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phát triển công trình
7


xanh. Những yếu tố này giúp cho TP.HCM thuận lợi trong việc thu hút các nhà đầu tư
vào lĩnh vực cơng nghệ cao. Hiện nay, Bình Dương đang có chiến lược ưu tiên thu hút
lĩnh vực công nghệ cao nhưng theo các chuyên gia nhận định quá trình sản xuất cơng
nghiệp của Bình Dương thời gian qua vẫn cịn mang dáng dấp “công xưởng gia công”,

chưa khai thác hết giá trị gia tăng của sản phẩm- Theo báo Bình Dương.


Định hƣớng nông nghiệp hiện đại

Ngành nông nghiệp phát triển đúng định hướng nông nghiệp đô thị hiện đại,
năng suất lao động gấp hơn 3 lần cả nước, tập trung vào các ngành nông nghiệp công
nghệ cao công nghệ sinh học. Định hướng trên sẽ giúp doanh nghiệp phát triển nhanh
ngành công nghiệp chế biến, đưa ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, nhằm đẩy
mạnh nhanh suất chất lượng sản phẩm. Do đó lĩnh vực cơng nghiệp chế biến cũng
được các nhà đầu tư quan tâm rất lớn.


Dân số đông và lao động dồi dào

TP. Hồ Chí Minh là 1 trong 2 đô thị đặc biệt, với quy mô khoảng 9 triệu dân.
Theo Tổng cục Thống kê năm 2020, mật độ dân số TP. Hồ Chí Minh cao nhất cả nước
với 4.476 người/km². Trong vùng Đông Nam Bộ, tỷ lệ gia tăng dân số TP. Hồ Chí
Minh là 2,09% cao thứ 2, tỷ suất nhập cư là 21.91(‰) cao thứ 2, tỷ suất xuất cư thấp
nhất vùng với 3,94 (‰). Chứng tỏ thu hút được dân nhập cư nhiều nơi đến sinh sống
và làm việc, chỉ số xuất cư thấp thể hiện mức sống dân cư ổn định, sống và làm việc
lâu hơn các địa phương khác. Với dân số đông và tăng nhanh như vậy, nhu cầu về nhà
ở, không gian làm việc, không gian cửa hàng, siêu thị,... sẽ tăng cao, khiến giá đất tại
các khu trung tâm rất đắt đỏ. Có thể nói lĩnh vực bất động sản là lĩnh vực ưu tiên đầu
tư hàng đầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hơn nữa, các dự án đô thị vệ
tinh phát triển sẽ giảm bớt chi phí th nhà của người dân, vì vậy thị trường bất động
sản tại TP. HCM cực kì hấp dẫn với các nhà đầu tư. Nếu xét về dân số thì Hà Nội chỉ
đông sau TP.HCM, về tốc độ tăng dân số Bình Dương cao nhất trong số các tỉnh thuộc
vùng Đông Nam Bộ, nhưng khi kết hợp với các thế mạnh kể trên: kinh tế phát triển
nhất nước, phát triển khu cơng nghệ cao, vị trí đắc địa, mạng lưới giao thơng đơ thị

hiện đại,... thì TP.HCM lại vượt trội hơn hẳn.


Chính sách đầu tƣ của chính quyền thành phố minh bạch, tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhà đầu tƣ.

Quốc hội đã thảo luận dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển TP.
Hồ Chí Minh. Nghị quyết trên sẽ tạo môi trường minh bạch, thuận lợi cho các nhà đầu
tư.
UBND TP đã giao Sở Kế hoạch - Đầu tư khẩn trương hoàn chỉnh kế hoạch cải
thiện môi trường đầu tư để ban hành trước tháng 4-2021, Trung tâm Xúc tiến ITPC và
Sở Kế hoạch - Đầu tư đã thành lập bộ phận tiếp nhận phản ánh của doanh nghiệp về
những vướng mắc khi tiến hành dự án đầu tư, tập hợp báo cáo để Tổ công tác giải
quyết.
8


b. Điểm yếu


Điểm số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) ở mức khá

Biểu đồ 1: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của một số tỉnh thành giai
đoạn 2006-2020
(Nguồn: Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện với sự hỗ trợ
của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam)
Theo báo cáo về Chỉ số PCI năm 2020 của VCCI, TP. Hồ Chí Minh ở mức khá
đứng thứ 14 cả nước với 65,7 điểm, giữ nguyên thứ hạng so với năm 2019, nhưng
giảm 4 hạng so với năm 2018. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tốc độ tăng
trưởng kinh tế năm 2020 chưa đạt kế hoạch đề ra, thành phố chưa phát huy hết tiềm

năng, thế mạnh. Chỉ số PCI mức khá thể hiện chất lượng điều hành kinh tế, mức độ
thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của
chính quyền thành phố chưa cao so với các tỉnh thành khác như Bình Dương, Bắc
Ninh, Cần Thơ.


Hạn chế về dân số nhập cƣ, giải quyết việc làm, tốc độ đơ thị hố chậm.

Dân số tăng chủ yếu là gia tăng cơ học (do nhập cư) nên dễ dàng bị sụt giảm do
dịch bệnh, suy thoái kinh tế. Minh chứng rõ nhất là dịch bệnh bùng phát mạnh, sự
phong tỏa, cách ly xã hội làm dân nhập cư (chủ yếu công nhân nhà máy) bỏ về q rất
nhiều. Tỷ lệ đơ thị hố cao với 78% dân thành thị, tuy nhiên tốc độ tăng vẫn chưa cao
so với các nước trong khu vực, chất lượng đơ thị chưa cao, tình trạng thất nghiệp vẫn
tăng, thu nhập bình quân đầu người vẫn chưa tương xứng với thế mạnh vùng.

9




Đất dành cho công nghiệp, dịch vụ hạn chế:

Phát biểu bế mạc Hội nghị Thành ủy lần thứ 42 vào ngày 8-7-2020, đồng chí
Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh thẳng
thắn chỉ ra những hạn chế khi đất dành cho công nghiệp, dịch vụ chỉ chiếm 5% (khơng
tính bất động sản) nhưng đóng góp hơn 99% cho kinh tế thành phố. Hiện thành phố
đang quy hoạch 2 khu công nghiệp mới, diện tích hơn 1.000 ha. Bí thư đánh giá thành
phố đã bắt đầu nhìn thấy, sửa, nhưng việc thực hiện chậm.



Cơ chế liên kết, hợp tác với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam chƣa đạt hiệu quả cao

Cũng tại Hội nghị Thành ủy ở trên, ông Nguyễn Thiện Nhân nhận xét việc hợp
tác vùng còn chậm, năm 2019 tới nay mới đẩy mạnh liên kết du lịch, liên kết về giao
thơng thì mới làm với Tây Ninh là chủ yếu. Do đó, nhóm nghiên cứu nhận thấy Thành
phố chưa khai thác hết các thế mạnh tiềm năng của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam
như thuỷ sản, cây cơng nghiệp, dầu khí,...
c. Cơ hội:


Thành phố đang ngày càng có tiếng tăm, đƣợc nhà đầu tƣ trong và ngoài
nƣớc quan tâm, đánh giá cao.

Dưới tác động chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, nhiều chuyên gia nhận định
sẽ có một dòng dịch chuyển vốn và dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang các nước
Đông Nam Á, Ấn Độ. Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến quan
trọng của dòng FDI dịch chuyển khỏi Trung Quốc nhờ vị trí chiến lược, chi phí nhân
cơng thấp, nguồn nhân lực dồi dào, mơi trường vĩ mơ và chính trị ổn định, độ mở kinh
tế lớn và việc mới tham gia vào ba hiệp định thương mại tự do (CPTPP, EVFTA,
RCEP) đã giúp các nhà sản xuất tiếp cận tốt hơn các thị trường xuất khẩu chính. Chi
phí sản xuất ở Trung Quốc ngày càng tăng cao cũng khiến cho các nhà đầu tư chuyển
hướng sang những địa điểm đầu tư tiết kiệm chi phí hơn, và Việt Nam được xem là
một lựa chọn thay thế. Trong khi đó, thành phố Hồ Chí Minh được xem là cửa ngõ, là
vùng kinh tế sôi động và phát triển nhất trong nước, hiển nhiên, thành phố cũng ngày
càng được quan tâm và đánh giá cao. Những dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp vẫn
được tăng thêm cho thành phố qua các năm, bất chấp điều kiện kinh tế thế giới vẫn
đang gặp nhiều khó khăn. Các nhà đầu tư đánh giá cao thành phố ở các lĩnh vực như:
cơ khí - tự động hóa; cơng nghệ sinh học; cơng nghệ thông tin, vật liệu mới, công nghệ
chế biến.

Một cuộc khảo sát gần đây của Price Waterhouse Coopers đo lường về sức hấp
dẫn đầu tư bất động sản ở 21 thành phố lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương
cho thấy TP.Hồ Chí Minh được xếp hạng thứ 1 cho khách sạn, quy mô công nghiệp,
căn hộ, cũng như đứng thứ 3 về bán lẻ và thứ 4 về khơng gian văn phịng. Điều này
càng khẳng định TP. Hồ Chí Minh vẫn đang được các nhà đầu tư quan tâm và chú ý.

10




Thành phố đang nhận đƣợc sự hỗ trợ từ Chính phủ

Chính Phủ đang nỗ lực hồn thiện khung pháp lý liên quan đến đầu tư như Luật
Đầu tư, Luật Bất Động Sản, và liên tiếp ban hành những nghị định, nghị quyết như
Nghị quyết 54/2017/QH14 của Quốc hội.
Bên cạnh đó, Ngân sách Nhà Nước cũng đang tích cực hỗ trợ cho thành phố
trong việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các cơng trình, dự án cơng, tài trợ việc cải tạo môi
trường, cảnh quan đô thị. Từ thời điểm 2015 - 2020 , TP Hồ Chí Minh đã thực hiện rất
nhiều các dự án cải thiện cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện cho việc lưu thơng. Ví dụ tiêu
biểu như Dự án cầu vượt trị giá 242 tỷ VND (10,6 triệu USD) nối tuyến đường Trường
Sơn và sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến sẽ giảm tải tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm
trọng ở khu vực sân bay. Cơng trình hồn thành tháng 7/2017 cho xe chạy một chiều
từ đường Trường Sơn vào sân bay, giúp giảm giao cắt giữa các hướng đi. Viễn cảnh
tương lai về quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng công cộng trong thành phố Hồ Chí
Minh đã làm tăng sức hút của điểm đến đầu tư này. Điều này khuyến khích nhiều nhà
đầu tư bất động sản nước ngoài tập trung đổ vốn đầu tư của họ vào thành phố Hồ Chí
Minh.
d) Thách thức



Những lo ngại về dịng dịch chuyển vốn từ Trung Quốc trong bối cảnh
chiến tranh thƣơng mại Mỹ Trung.

Sự gia tăng nhanh chóng của dịng vốn FDI từ Trung Quốc cũng là vấn đề đáng
lo ngại, bởi vì nhiều dự án FDI từ Trung Quốc sang Việt Nam trước đây là các dự án
có cơng nghệ lạc hậu, gây ơ nhiễm mơi trường. Ngồi ra, cịn có những lo ngại về khả
năng Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Việt Nam là nhằm đạt được xuất xứ “Made in
Việt Nam”, tận dụng các FTA mới của Việt Nam để hưởng lợi về thuế và lệnh áp thuế
từ Mỹ. Theo cục phịng vệ thương mại của Bộ Cơng Thương, gần đây nhất, Hoa Kỳ,
quốc gia điều tra lẩn tránh thuế nhiều nhất với Việt Nam với 10 vụ việc, chiếm tỷ lệ
gần 50% tổng số vụ việc, đã tự khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế với sản phẩm thép
tấm khơng gỉ của Việt Nam. Việc cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ không căn cứ
trên yêu cầu của các doanh nghiệp Hoa Kỳ, tự khởi xướng điều tra là việc tương đối
hiếm. Điều này cho thấy Hoa Kỳ đang tăng cường quản lý các mặt hàng đã bị áp thuế
phòng vệ thương mại để đảm bảo hiệu quả thực thi của các biện pháp đã áp dụng. Đây
là thách thức cho TP. Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung nếu như khơng
kiểm sốt chặt chẽ vấn đề này, rất có thể Mỹ sẽ áp dụng những biện pháp trừng phạt
lên các doanh nghiệp ở Việt Nam tương tự như đối với Trung Quốc.

11




Các thành phố láng giềng (trong và ngoài nƣớc) ngày càng ý thức sâu sắc
hơn tầm quan trọng của việc xúc tiến đầu tƣ

Các tỉnh thành trở thành những đối thủ cạnh tranh gay gắt với TP Hồ Chí Minh.
Với AFTA và sẽ là WTO, các doanh nghiệp sẽ không nhất thiết phải đặt ở TP Hồ Chí

Minh để khai thác thị trường Việt Nam.
Hiện nay cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư giữa các tỉnh thành đang diễn ra một
cách quyết liệt và đây là hệ quả trực tiếp từ q trình phân cấp. Có rất nhiều “động
lực” trong cuộc cạnh tranh này vì tỉnh thành nào cũng muốn vươn lên. Điều này được
thể hiện rõ nhất qua việc các tỉnh thành cố gắng đưa ra các ưu đãi tốt nhất để có thể thu
hút FDI nhanh nhất. Trong khi đó, đối với một số nhà đầu tư, họ chờ đợi nhiều hơn ở
những cải cách trong môi trường thể chế về kinh tế, đầu tư. Việc liên tiếp đưa ra các
ưu đãi cũng có thể đem lại hệ lụy là các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư lớn và có
mục tiêu dài hạn, sẽ cảm thấy không tin tưởng và họ không vào.


Thách thức về vấn đề mơi trƣờng

Bên cạnh những đóng góp tích cực, q trình phát triển các khu, cụm cơng
nghiệp của tỉnh đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường do
nước thải, khí thải và rác thải cơng nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp cịn ở quy mô
nhỏ, công nghệ, thiết bị lạc hậu phát sinh nhiều chất thải, thiếu vốn để đầu tư thiết bị
xử lý về mơi trường Một số ít doanh nghiệp FDI vẫn chưa đảm bảo được xử lý chất
thải, ảnh hưởng đến môi trường. Rất nhiều dự án FDI đều giống nhau ở một điểm quan
trọng đó là hướng đến việc khai thác tài nguyên giá rẻ của Việt Nam. Tài ngun này
có thể là đất, là nước, là mơi trường tất cả đều với chi phí quá thấp.


Thách thức về sự ảnh hƣởng của đại dịch COVID - 19

Trải qua 4 tháng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ đợt dịch COVID-19 lần thứ 4, hầu
hết doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh đã cạn kiệt nguồn lực, khó duy trì và
khơi phục lại hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời gian ngắn. Theo ông Chu Tiến
Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, làn sóng lây nhiễm
COVID-19 thứ 4 đã khiến doanh nghiệp ở hầu hết các ngành nghề, các lĩnh vực đều

rơi vào tình trạng tê liệt, phải đóng cửa, ngừng kinh doanh từ tháng 7 đến nay. Trong
suốt 3 tháng qua, doanh nghiệp thành phố chỉ duy trì được khoảng 20% năng lực sản
xuất theo mơ hình “3 tại chỗ”, "1 cung đường 2 điểm đến". Tuy nhiên, việc duy trì sản
xuất trong điều kiện ngặt nghèo chủ yếu chỉ để bảo đảm sản xuất cung ứng hàng hóa,
lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân và duy trì chuỗi cung
ứng xuất khẩu theo các đơn hàng đã ký kết, duy trì đội ngũ cơng nhân chủ chốt, nhưng
chi phí cao, thua lỗ nặng, khơng thể kéo dài bền vững được. Khách hàng tụt giảm,
doanh thu không đủ bù đắp chi phí, dịng tiền bị thu hẹp đáng kể, thậm chí khơng đủ
trả nợ tiền vay và lãi tiền vay đến hạn, chuỗi cung ứng trong nước và nước ngoài bị
đứt gãy nghiêm trọng.

12


3.2.2. Các ngành lĩnh vực mục tiêu

Biểu đồ 2: Vốn đầu tƣ thực hiện trên địa bàn phân theo ngành kinh tế (Đơn vị:
Tỷ USD)
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh)
a. Lĩnh vực hàng đầu của địa phƣơng


Lĩnh vực kinh doanh bất động sản

Theo Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), dù đang nắm vị thế quan trọng, nhưng
sự phát triển của ngành này đang ngày càng khó khăn và khắc nghiệt, tăng trưởng bình
qn của ngành trong giai đoạn này chỉ đạt trung bình 4,3%/ năm, thấp hơn so với 9
ngành dịch vụ khác của Thành phố.

13



Biểu đồ 3: Cơ cấu vốn đầu tƣ thực hiện trên địa bàn phân theo ngành kinh tế
(DVT: %)
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh)
Thực tế đã chỉ ra, tỷ trọng trong tổng số vốn FDI đầu tư vào Thành phố đang có
dấu hiệu giảm trong giai đoạn 2017-2019, phản ánh đúng sự khắc nghiệt của ngành.
Nhìn chung trong giai đoạn từ 2016-2019, TP Hồ Chí Minh đã thu hút tổng cộng 13 tỷ
USD dòng vốn FDI chảy vào lĩnh vực này. Trong đó, các dự án nổi bật phải kể đến dự
án phát triển nhà ở giữa Tập đoàn Mitsubishi và Bitexco trị giá khoảng 290 triệu USD,
Tập đoàn Kajima liên doanh với Indochina Capital nhằm phát triển 4 dự án BĐS cao
cấp tại TP Hồ Chí Minh trong 10 năm tới với tổng vốn đầu tư là 1 tỷ USD. Đáng chú ý
là Khu phức hợp thông minh tại Khu chức năng số 2A trong Khu Đô thị mới Thủ
Thiêm với vốn đầu tư 885,85 triệu USD.
Mặc dù phải chịu nhiều thiệt hại do tác động của đại dịch Covid-19, dòng vốn
FDI chảy vào TP Hồ Chí Minh lại có bước tăng trưởng ấn tượng với 4,2 tỷ USD,
chiếm 15% tổng vốn FDI trong năm 2020. Tuy nhiên, FDI của ngành này trong 8
tháng đầu năm 2021 đã giảm rất mạnh khi thành phố là vùng dịch lớn nhất cả nước,
khiến cho các hoạt động kinh tế bị đình trệ. Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư
TP Hồ Chí Minh, trong 8 tháng FDI vào BĐS chỉ đạt khoảng 1,23 tỷ USD, chiếm 57%
tổng vốn FDI trong 8 tháng.


Lĩnh vực công nghiệp chế biến

Trong giai đoạn từ 2016-2019, TP Hồ Chí Minh đã thu hút được khoảng 3 tỷ
USD dòng vốn FDI đổ vào lĩnh vực này. Kể từ năm 2017, Thành phố đã rất chú trọng
đến công tác xúc tiến đầu tư nhằm quảng bá hình ảnh và môi trường đầu tư của Thành
phố đến các nhà đầu tư nước ngồi. Đặc biệt, Thành phố có chương trình xúc tiến đầu
tư với các cơ quan xúc tiến đầu tư chuyên nghiệp như Trung tâm Xúc tiến Thương mại


14


và Đầu tư (ITPC), Ban Quản lý Khu chế xuất và công nghiệp (HEPZA), Ban Quản lý
khu công nghệ cao Thành phố.

Biểu đồ 4: Cơ cấu vốn đầu tƣ vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo so với
ngành kinh tế trên địa bàn (DVT:%)
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh)
Số liệu thực tế cho thấy, thu hút đầu tư FDI vào lĩnh vực cơng nghiệp chế biến
hiện nay đang đón đầu những thuận lợi và cũng phải đối mặt với những thách thức
khiến ngành này vẫn chưa thể bứt phá mạnh mẽ dù tiềm năng phát triển là vô cùng
lớn. Những dự án FDI lớn và quan trọng của Thành phố đều đang tập trung vào lĩnh
vực này, nhưng một số nhà đầu tư lớn đặc biệt là Mỹ trong giai đoạn này muốn đưa
đầu tư từ nước ngoài về đầu tư lại trong nước. Ngoài ra, theo HEPZA, bên cạnh mức
tăng trưởng cao về FDI của ngành này thì có một vấn đề đáng lo ngại là hiện nay quỹ
đất dành cho các Khu công nghiệp (KCN), Khu chế xuất (KCX) còn hạn chế.
Mặc dù FDI vào lĩnh vực này trong năm 2020 chỉ đạt 414 triệu USD, giảm
hơn 50%, chủ yếu là do tác động của đại dịch Covid-19, thì sang tới quý 1 năm 2021,
FDI đổ vào các KCN lại tăng tới 22 lần, đạt hơn 122 triệu USD. Tuy nhiên, tác động
của đại dịch Covid-19 lần thứ 4 đã làm cho FDI đầu tư vào ngành này gần như đóng
băng khi các doanh nghiệp phải ngừng hoạt động và một số KCN còn được trưng dụng
làm bệnh viện dã chiến, Tính đế cuối tháng 8/2021, FDI của ngành chỉ đạt khoảng 5%
trong tổng số vốn 2,17 tỷ USD vốn FDI vào TP Hồ Chí Minh.

15


b. Lĩnh vực phù hợp với điểm mạnh của địa phƣơng



Lĩnh vực công nghệ cao

Năm 2016 được xác định là năm bắt đầu tiến hành kế hoạch 5 năm 2016-2020
nhằm mục đích kỷ niệm 15 năm thành lập Khu Cơng nghệ cao Thành phố Hồ Chí
Minh (SHTP) đồng thời hướng đến trở thành thành phố thông minh vào năm 2025.
Với lợi thế rất nhiều Khu Công nghệ cao được thành lập bên cạnh SHTP, rất nhiều
hoạt động đầu tư đã được xúc tiến chủ yếu là những công nghệ nhằm phát triển đô thị
thông minh. Trong 2 năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm, Thành phố đã thu hút được
gần 744 triệu USD nguồn vốn FDI tập trung vào các Khu Cơng nghệ cao. Các nhà đầu
tư nước ngồi chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Malaysia và Singapore.
Trong bối cảnh năng suất lao động Thành phố đang ngày được nâng cao và cao
gấp 3 lần bình quân cả nước và Thành phố cũng đang tập trung nguồn lực nhằm nâng
cao trình độ nhân lực làm việc trong ngành này, nhiều cơng ty lớn sẵn sàng rót thêm
vốn để đầu tư. Công ty TNHH Intel Products Việt Nam sẽ tiếp tục tăng tốc giá trị sản
xuất và xuất khẩu, gia tăng năng lực sản xuất chế tạo, tập trung vào nâng cấp dây
chuyền và công nghệ sau 10 năm đầu tư vào Việt Nam. Ngồi ra, cơng ty cịn đang
phối hợp với Thành phố triển khai các hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực
cho Thành phố qua các chương trình HEEAP 2.0, Intel Tech, IPV, Intel Easy Step,
Intel ISEF. Cụ thể, công ty đang triển khai dự án SS10 với số vốn đầu tư 2,5 triệu
USD, xây dựng trung tâm huấn luyện và môi trường phát triển đổi mới sáng tạo cho
đội ngũ nhân viên tại Việt Nam.
Tương tự, Công ty TNHH Samsung CE Complex đã đưa vào hoạt động dự án
nhà máy sản xuất tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh ngay khi SHTP bắt
đầu triển khai kế hoạch 5 năm. Hiện công ty đã thực hiện vốn đầu tư 1,299 tỷ USD đạt
64% vốn đầu tư đăng ký.
Trong năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thí điểm thành lập
chuỗi QTSC. Theo đó, chuỗi QTSC là tổ chức liên kết giữa QTSC với các khu công
nghệ thông tin tập trung, khu phần mềm, trung tâm công nghệ thông tin để thực hiện

các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực cơng nghệ thơng tin. Với các mơ
hình thu hút đầu tư trên, Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo ra được những "cú hích" rất
lớn trong q trình thu hút vốn FDI của thành phố. Đồng thời, Thành phố cũng tổ chức
xúc tiến đầu tư gắn kết chặt chẽ với xây dựng hạ tầng, thu hồi đất, quy hoạch.
Bên cạnh đó, lĩnh vực cơng nghệ cũng góp phần tăng năng lực sản xuất của các
doanh nghiệp chế biến, điều này thể hiện ở việc các nhà đầu tư đang hướng dịng vốn
của mình vào các lĩnh vực giúp giảm tiêu hao năng lượng đồng thời áp dụng công
nghệ cao vào quá trình quản lý. Năm 2018, giá trị sản xuất sản phẩm công nghệ mà
phần lớn là của các công ty áp dụng công nghệ cao đạt 17 tỷ USD, đạt 100% so với kế
hoạch đề ra.
Năm 2019, Thành phố tiếp tục mở thêm 1 Khu Công nghệ cao tại quận 9 với
tổng đầu tư 777,29 triệu USD, trong đó dự án FDI duy nhất ở đây do Công ty TNHH
16


Techtronic Tools do Công ty Techtronic Industries (Hong Kong) làm chủ đầu tư với
tổng vốn 650 triệu USD. Việc thu hút này đã đạt 328% so với kế hoạch đã đề ra khi
thu hút đầu tư FDI.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã biến Việt Nam trở thành điểm đến lý
tưởng của các ông lớn công nghệ trên thế giới. Intel mới đây đã nhận được giấy điều
chỉnh khoản đầu tư bổ sung trị giá 475 triệu USD vào SHTP, chủ yếu tập trung vào
tăng cường sản xuất các sản phẩm của Intel dùng cho các thiết bị di động 5G. Dù đang
phải hứng chịu những làn sóng lây nhiễm Covid-19 nhưng các doanh nghiệp nước
ngoài vẫn chọn TP Hồ Chí Minh là điểm đến lý tưởng khi SHTP đã mở đường cho 2
dự án khác chủ yếu trong lĩnh vực in 3D với tổng vốn 19,5 triệu USD.
Như vậy, sự xuất hiện liên tiếp của các tập đoàn công nghệ lớn đã cho thấy môi
trường đầu tư tại TP Hồ Chí Minh vẫn khá tươi sáng trong bối cảnh dịch bệnh phức
tạp.



Lĩnh vực Logistics

Đầu tư cơ sở hạ tầng logistics hiện đại, chuyên nghiệp, đáp ứng được nhu cầu
vận chuyển lưu thơng hàng hố được xem như là chìa khố để giải quyết điểm nghẽn
trong việc thu hút đầu tư và cắt giảm chi phí dịch vụ logistics. Trước sự hội nhập sâu
rộng, để đưa TP Hồ Chí Minh trở thành trung tâm trung chuyển của khu vực thì trước
tiên phải đẩy mạnh thu hút đầu tư logistics.
Hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài khi được hỏi đều cho rằng hệ thống cảng
biển, dịch vụ logistics, hàng không của Thành phố có nhiều tiềm năng phát triển nhằm
đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài. Theo Sở Cơng thương Thành phố Hồ Chí
Minh, qua phân tích, đối chiếu 17 dịch vụ chi tiết thuộc nhóm "dịch vụ logistics" cho
thấy: Tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ logistics của doanh nghiệp (DN) TP Hồ
Chí Minh năm 2018 đạt 12%, năm 2019 đạt 14,7%; tỷ trọng đóng góp của logistics
vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2018 ước đạt 8,3%, năm 2019 ước đạt
xấp xỉ 8,7%. Trong đề án phát triển ngành logistics trên địa bàn đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030, TP Hồ Chí Minh xây dựng chiến lược phát triển logistics trở
thành ngành dịch vụ mũi nhọn của thành phố, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ
cấu GRDP; nâng cao vai trị đầu mối giao lưu hàng hóa trong nước và kết nối thị
trường trong nước với thị trường quốc tế; góp phần kéo giảm tỷ lệ chi phí logistics cả
nước so với GDP quốc gia đến năm 2025 khoảng 10 đến 15%.
Bên cạnh đó, để ngành logistics trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn cho cả Vùng
kinh tế trọng điểm phía nam, TP Hồ Chí Minh đang tích cực tạo nên sự liên kết chặt
chẽ với các địa phương về kết nối hạ tầng giao thông, phát triển hạ tầng công nghệ
thông tin, kết nối cơ sở dữ liệu giữa DN và cơ quan quản lý nhà nước, tận dụng điều
kiện tự nhiên thuận lợi để đầu tư các cụm cảng hiện đại, đặc biệt là các cảng nước sâu.
Ngoài ra, Logistics đang ngày càng được đào tạo chuyên sâu trong các trường
Đại học của Thành phố, với nhu cầu việc làm lớn sau khi ra trường, lĩnh vực này hứa
17



hẹn sẽ trở nên bùng nổ và dẫn dắt ngành dịch vụ của TP Hồ Chí Minh trong vịng 510 năm tới.
c. Các lĩnh vực có triển vọng FDI tốt nhất
Một số ngành , lĩnh vực đang có triển vọng thu hút FDI trên thế giới nói chung
và Việt Nam nói riêng như :


Dịch vụ ngân hàng

Trong 30 năm qua, Việt Nam đã thu hút được một số lượng lớn các tổ chức tín
dụng nước ngồi đầu tư vào lĩnh vực tài chính ngân hàng, nhất là từ khi Việt Nam ký
kết Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (có hiệu lực từ năm 2002) và gia nhập
Tổ chức thương mại thế giới (WTO), số lượng các tổ chức tín dụng nước ngồi hiện
diện tại Việt Nam có xu hướng gia tăng. Theo số liệu thống kê, tính đến 30/6/2017 đã
có trên 23 quốc gia và vùng lãnh thổ có sự hiện diện hoạt động tài chính, ngân hàng tại
Việt Nam, gồm 8 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 53 chi nhánh ngân hàng nước
ngoài, 2 ngân hàng liên doanh, 6 cơng ty tài chính tiêu dùng và 3 cơng ty cho th tài
chính.
Các tổ chức tín dụng nước ngồi cịn tham gia mua cổ phần tại 07 ngân hàng
thương mại Cổ phần Việt Nam (chiếm 4,68% vốn điều lệ của tồn hệ thống các tổ
chức tín dụng). Các tổ chức tín dụng nước ngồi hoạt động chủ yếu tại các thành phố
lớn, khu công nghiệp. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tập trung chủ yếu ở 02
thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Về đối tượng khách hàng, khối tổ
chức tín dụng nước ngoài đặc biệt là các chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ yếu
phục vụ các khách hàng truyền thống của ngân hàng mẹ (các doanh nghiệp đa quốc
gia, doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam), một số doanh nghiệp nhà nước và
doanh nghiệp tư nhân lớn tại Việt Nam. Các Ngân hàng 100% vốn nước ngoài gần đây
có xu hướng mở rộng, phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ và cung cấp dịch vụ cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhắm đến đối tượng là khách hàng Việt Nam. Việc các
tổ chức tín dụng nước ngồi tăng cường hoạt động và hiện diện tại Việt Nam cho thấy
môi trường đầu tư tại Việt Nam ngày càng thơng thống hơn, hấp dẫn hơn với các nhà

đầu tư nước ngoài, đem lại cho Việt Nam một lượng vốn cần thiết, tạo thêm nhiều việc
làm và thu nhập cho người lao động
Qua hơn 30 năm phát triển và mở rộng, có thể nói, hoạt động ngân hàng TP.
HCM đã đóng một vai trị vơ cùng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của TP.
HCM nói riêng và cả nước nói chung. Trong đó, nổi bật và ấn tượng nhất là sự phát
triển của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần. Ban đầu thành lập, chỉ có 4 ngân
hàng thương mại cổ phần, với tổng tài sản 411 tỷ đồng; tổng vốn điều lệ là 35 tỷ đồng.
Đến nay, sau hơn 30 năm, đã có 12 ngân hàng thương mại cổ phần với tổng tài sản đạt
trên 2,2 triệu tỷ đồng, tăng hơn 5.300 lần so với năm 1990; vốn điều lệ đạt 127.798 tỷ
đồng, tăng hơn 3.650 lần so với năm 1990. Hệ thống các tổ chức tín dụng tại TP. HCM
đã phát triển mạnh mẽ cả về loại hình sở hữu, quy mơ, mạng lưới hoạt động, các dịch
vụ ngân hàng cung ứng ngày càng đa dạng và hiện đại, trong đó, nhiều ngân hàng luôn
18


đi đầu ứng dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại vào các sản phẩm, dịch vụ, mang
đến cho khách hàng, người tiêu dùng những trải nghiệm tốt nhất, thuận lợi nhất.
Ví dụ: Tổng dư nợ cho vay ở TP.HCM cũng chiếm tới 28,05% tổng dư nợ cho
vay toàn nền kinh tế. Điều này cho thấy nhu cầu hoạt động tài chính ở khu vực
TP.HCM là rất lớn, là điều kiện tốt để hình thành và phát triển một trung tâm tài chính
khu vực và quốc tế trong tương lai. Tp HCM đã thu hút hơn 33% số dự án FDI của cả
nước, chiếm một lượng lớn đầu tư gián tiếp qua kênh mua bán-sáp nhập, các quỹ đầu
tư mạo hiểm, kiều hối…


Lĩnh vực Logistics

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong lĩnh vực logistics không chỉ làm thay
đổi các danh mục dịch vụ logistics mà còn phân bổ lại các khu vực sản xuất thông qua
sự thay đổi của các chuỗi cung ứng.

Các xu hướng chính của thị trường Logistics thế giới từ năm 2019 : Tự động hóa cải
tiến, tin học hóa và in 3D sẽ thay thế dần hoạt động sản xuất thâm dụng nhân công tại
các thị trường đang phát triển, thế hệ nhà kho thơng minh, tiết kiệm diện tích… cũng
sẽ đưa hoạt động kho bãi quay trở lại các thị trường tiêu dùng cuối cùng.
Các hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng Logistics tồn cầu và tiến bộ trong lĩnh
vực cơng nghệ thông tin và vận tải sẽ tiếp tục là các yếu tố chủ yếu dẫn dắt thị trường
Logistics thế giới trong năm 2019. Những nỗ lực áp dụng các giải pháp Logistics, đặc
biệt là tại EU được kỳ vọng sẽ tạo ra những phân khúc mới trong thị trường Logistics
thế giới.
Trong đề án phát triển ngành logistics trên địa bàn đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030, TP Hồ Chí Minh xây dựng chiến lược phát triển logistics trở thành
ngành dịch vụ mũi nhọn của thành phố, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu
GRDP; nâng cao vai trị đầu mối giao lưu hàng hóa trong nước và kết nối thị trường
trong nước với thị trường quốc tế; góp phần kéo giảm tỷ lệ chi phí logistics cả nước so
với GDP quốc gia đến năm 2025 khoảng 10 đến 15%. Đồng thời, Logistics đang ngày
càng được đào tạo chuyên sâu trong các trường Đại học của Thành phố, với nhu cầu
việc làm lớn sau khi ra trường, lĩnh vực này hứa hẹn sẽ trở nên bùng nổ và dẫn dắt
ngành dịch vụ của TP Hồ Chí Minh trong vòng 5-10 năm tới.


Lĩnh vực chế tạo

Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã đặt mục tiêu đến năm 2025 nước ta sẽ là nước
đang phát triển có cơng nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập
trung bình thấp (GNI bình quân đầu người đạt trên 4.045USD), tỉ trọng công nghiệp
chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu
nhập cao. Bên cạnh đó, Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 22/3/2018 đã
đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam hồn thành mục tiêu cơng nghiệp hố, hiện đại
hố, cơ bản trở thành nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại; thuộc nhóm 3 nước dẫn
đầu khu vực ASEAN về cơng nghiệp, trong đó một số ngành cơng nghiệp có sức cạnh

19


tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị tồn cầu; tỉ trọng cơng nghiệp chế biến
chế tạo trong GDP đạt 30%; tăng trưởng giá trị gia tăng ngành chế biến chế tạo đạt
bình quân trên 10%/năm; đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát
triển hiện đại.
Điều đáng lưu ý là, logistics, vận tải, kho bãi vừa là ngành dịch vụ đóng góp
vào GDP, nhưng cũng là một cấu phần trong chi phí đầu vào của ngành chế biến chế
tạo và thương mại hàng hoá. Nếu những ngành này hoạt động kém hiệu quả, sẽ làm
tăng chi phí và giảm năng suất của các ngành chế biến, chế tạo. Tương tự với bất động
sản, cũng là ngành dịch vụ có tỷ trọng lớn (đóng góp khoảng 10% GDP), hành động
mua và bán bất động sản, như căn hộ hay tịa nhà chính là sản phẩm được tạo nên từ
các mặt hàng của ngành sản xuất (xi măng, sắt thép, đồ nội thất). Ngay cả y tế hay du
lịch đều là hoạt động sử dụng và tiêu dùng các sản phẩm của ngành sản xuất chế biến
chế tạo, như thiết bị y tế, thuốc, dược phẩm trong y tế, và các sản phẩm tiêu dùng
trong khách sạn, nhà hàng phục vụ khách du lịch. Tài chính, một ngành dịch vụ mà
nhiều người cho rằng không liên quan đến sản xuất, bởi hoạt động của ngành này là
luân chuyển các nguồn lực dư thừa của khu vực phi tài chính trong nền kinh tế, nhưng
đối tượng để phục vụ của các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và các ngành
dịch vụ chuyên môn (như tư vấn, nghiên cứu triển khai, giáo dục đào tạo…) phần lớn
lại là các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, ngành cơng nghiệp chế biến chế tạo
càng phát triển thì nhu cầu về vốn vay, bảo hiểm, về trình độ lao động, nghiên cứu
càng lớn, và ngược lại.
Trong giai đoạn từ 2016-2019, TP Hồ Chí Minh đã thu hút được khoảng 3 tỷ
USD dòng vốn FDI từ Nhật Bản , Hàn Quốc , … cho lĩnh vực chế biến chế tạo . Mặc
dù FDI vào lĩnh vực này trong năm 2020 chỉ đạt 414 triệu USD, giảm hơn 50%, chủ
yếu là do tác động của đại dịch Covid-19, thì sang tới quý 1 năm 2021, FDI đổ vào các
KCN lại tăng tới 22 lần, đạt hơn 122 triệu USD . Tính đến tháng 10/2020 , theo lĩnh
vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó cơng

nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 10,7 tỉ USD, chiếm 45,7% tổng
vốn đầu tư đăng ký.
Kết luận :
Như vậy , trong thời điểm dịch Covid-19 khó khăn , thành phố Hồ Chí Minh
nên tập trung thu hút FDI vào lĩnh vực chế tạo để có thể chủ động trong việc cung ứng
vật liệu , hàng hoá cần thiết . Đồng thời, Việt Nam là một trong những nước có độ mở
nền kinh tế lớn nhất trên thế giới nhờ có các hiệp định tự do thương mại (FTA) với các
đối tác lớn trên thế giới, điển hình là hai FTA thế hệ mới, CPTPP và EVFTA. Các
FTA đã giúp Việt Nam mở rộng thị trường và gia tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI). Đây là cơ hội để Việt Nam gia tăng quy mô nền kinh tế, nâng cao trình độ
khoa học kỹ thuật trên cơ sở học tập, tiếp thu các kỹ năng từ bên ngồi, cũng như từ
các FDI tại Việt Nam.
Với tình hình hiện nay TP HCM nên tạm thu hẹp dịch vụ ngân hàng để tập
trung dành vốn FDI phát triển lĩnh vực logistics và lĩnh vực chế tạo vì :
20


Phát triển sản xuất vật liệu cơng nghiệp góp phần nâng cao trách nhiệm,
tranh thủ sự sáng tạo của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện để các doanh
nghiệp nước ta có chỗ đứng vững chắc, liên danh, liên kết hợp tác phát triển,
nâng cao hiệu quả trong các chuỗi giá trị tồn cầu, hạn chế tình trạng Việt Nam
chỉ tận dụng được lợi thế lao động giá rẻ nhưng giá trị gia tăng thấp, không chủ
động được việc bảo vệ môi trường ngay từ trong nhà máy, đơn vị sản xuất, do
việc khó tiếp cận khi kiểm tra giám sát (tại các cơ sở sản xuất của doanh nghiệp,
nhất là doanh nghiệp FDI)…
Theo Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh, qua phân tích, đối chiếu 17
dịch vụ chi tiết thuộc nhóm "dịch vụ logistics" cho thấy: Tốc độ tăng trưởng
doanh thu dịch vụ logistics của doanh nghiệp (DN) TP Hồ Chí Minh năm 2018
đạt 12%, năm 2019 đạt 14,7%; tỷ trọng đóng góp của logistics vào tổng sản
phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2018 ước đạt 8,3%, năm 2019 ước đạt xấp xỉ

8,7%.
Những dự án FDI lớn và quan trọng của Thành phố đều đang tập trung vào
lĩnh vực công nghiệp chế biến , chế tạo .
FDI của Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore vào Việt Nam tập trung 2 lĩnh
vực chủ yếu là lĩnh vực chế tạo và logistics. Trong đó, các nhà đầu tư Nhật Bản
chú trọng vào lĩnh vực chế tạo . Việt Nam được xem là “đất lành” cho dòng vốn
FDI chất lượng cao, các doanh nghiệp quốc tế lớn đang tìm kiếm cơ hội đầu tư
nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng và hạn chế việc quá phụ thuộc vào thị trường
Trung Quốc. Việt Nam trở thành một trong những ứng cử viên sáng giá đón
dịng vốn dịch chuyển này. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào nước ta
tăng mạnh, tăng 18,5% (quý I/2021) so với cùng kỳ năm trước, điển hình như
Mỹ tăng 205,5%; Nhật Bản tăng 147,7%; Hàn Quốc tăng 67,1%.

-

-

-

3.3. Đánh giá thực trạng Xúc tiến đầu tƣ của thành phố Hồ Chí Minh
3.3.1. Những kết quả đã đạt được


Thành phố đã triển khai tốt những chương trình đào tạo, chuyến đi và hội
thảo xúc tiến đầu tư ở nước ngoài. Năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh Covid19 xảy ra trên quy mơ tồn cầu, dù khơng tổ chức các đồn xúc tiến đầu tư ra
nước ngồi nhưng thành phố Hồ Chí Minh vẫn tích cực đẩy mạnh các hoạt
động quảng bá hình ảnh, mơi trường đầu tư qua nhiều kênh khác nhau.




Các sở, ngành đã tích cực hướng dẫn, tư vấn cho nhà đầu tư, chủ đầu tư về
trình tự, thủ tục, thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính; cung cấp thông
tin liên quan đến dự án nhà đầu tư quan tâm, thông tin về môi trường xúc tiến
đầu tư của thành phố. Đồng thời, hỗ trợ giải quyết khó khăn, vướng mắc của
các doanh nghiệp FDI trên địa bàn.



Hoạt động hợp tác về xúc tiến đầu tư với các cơ quan xúc tiến đầu tư ở
Trung ương, các tổ chức xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước được đẩy mạnh.
UBND thành phố Hồ Chí Minh cùng các cơ quan chun mơn đã tích cực tham
dự các hội nghị, diễn đàn, lễ ký kết, các buổi tiếp xúc với nhà đầu tư nước ngoài
21


để giới thiệu môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh với các doanh nghiệp đến
từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau.


Thành phố cũng đã đổi mới và nâng cao được chất lượng, hiệu quả công
tác xúc tiến đầu tư. Xúc tiến và thu hút các dự án đầu tư lớn có tiềm lực kinh tế,
các dự án chất lượng, hiệu quả, tạo hiệu ứng tốt cho môi trường đầu tư. Theo
UBND TP Hồ Chí Minh, năm 2020 thành phố đã thu hút được gần 4,4 tỷ USD
vốn FDI, đứng đầu cả nước.



Thu hút đầu tư các tập đồn, doanh nghiệp có trình độ khoa học - cơng
nghệ cao, có thương hiệu. Theo ước tính, sản xuất của các doanh nghiệp ổn
định, giá trị sản xuất sản phẩm công nghệ cao ước đạt 17 tỷ USD giai đoạn

2016 - 2020.

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân


Thứ nhất là kết cấu hạ tầng giao thông hiện nay của vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang q tải.

Các sân bay bị quá tải, chưa có cảng biển nước sâu để đón tàu tải trọng lớn,
đường bộ thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe nghiêm trọng. Theo đánh giá của các
chuyên gia về đơ thị, thì với tốc độ này, phải mất 50 năm nữa Thành phố mới xây
dựng đủ đường giao thơng. Đóng góp giá trị GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam lớn hơn của 3 vùng cộng lại, tuy nhiên xét về kết cấu hạ tầng thì đang có sự mất
cân đối lớn khi chỉ có khoảng 91km đường cao tốc, bằng 11% cao tốc cả nước… Thực
tế nhiều năm nay cho thấy, nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và nhu cầu kinh phí
để bảo đảm các chính sách, chế độ ngày càng tăng cao, gây áp lực lớn cho ngân sách
Thành phố. TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước (chiếm hơn 22%
GDP cả nước) nhưng việc thu hút đầu tư nước ngoài chưa vượt trội (số vốn đầu tư
bình quân của mỗi dự án chưa đạt một triệu USD); quy mô doanh nghiệp (DN) chủ
yếu là nhỏ và siêu nhỏ (chiếm gần 98% tổng số DN với số vốn đăng ký chỉ chiếm hơn
27% tổng số vốn đăng ký của DN trên địa bàn).


Thứ hai là nguồn vốn và phân bổ vốn ngân sách từ Trung ương cho Thành phố
hiện nay có mặt chưa hợp lý.

Thành phố ln đóng góp cho ngân sách cao nhất nước (chiếm hơn ¼ tổng số
nguồn thu ngân sách của cả nước), nhưng điều tiết ngân sách của Trung ương cho
Thành phố lại ở mức thấp. Kể từ năm 2017 (năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách 2017 2020), tỷ lệ phân chia nguồn thu cho ngân sách Thành phố giảm từ 23% xuống còn
18%. Trong khi, nhu cầu vốn để chi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và kinh phí để

bảo đảm các chính sách, chế độ ngày càng tăng cao đã gây áp lực không nhỏ cho ngân
sách Thành phố. Đơn cử, tình trạng thiếu vốn dẫn đến Thành phố khơng có đủ nguồn
lực tài chính để đầu tư xây dựng, nâng cấp, chỉnh trang hạ tầng giao thông đối với một
số dự án quan trọng, như dự án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Cát Lái và Hiệp
Phước, xây dựng đường vành đai 3, nạo vét và triển khai xây dựng luồng Soài Rạp
thành cảng nước sâu, tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên…
22




Thứ ba là Thành phố vẫn còn thiếu cơ chế điều hành linh hoạt.

Nghị quyết số 54/2017/QH14, ngày 24-11-2017, của Quốc hội cho phép Thành
phố được áp dụng cơ chế đặc thù nhưng việc cụ thể hóa Nghị quyết vẫn chưa được
tiến hành thống nhất, đồng bộ, mới dừng lại ở quy định chung, chưa được luật hóa để
có thể thiết lập cơ chế bảo đảm thực hiện đầy đủ. Vì vậy, nhiều lĩnh vực, Thành phố
muốn thực hiện theo quy định đều phải xin ý kiến chỉ đạo hoặc chờ đợi phê duyệt từ
Trung ương, như trong việc sử dụng và phân bổ nguồn vốn; tuyển dụng và bổ nhiệm
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tinh gọn bộ máy; áp dụng chế độ trả lương phù
hợp với hiệu quả công việc không theo hệ thống thang bảng chung… Điều này dẫn
đến hệ lụy là sự thiếu chủ động, thậm chí chậm trễ trong các quyết sách phát triển,
nhất là tái đầu tư cũng như đầu tư mới các dự án nâng cấp, chỉnh trang, phát triển đô
thị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hoạt động cơng vụ, dẫn đến việc các nhà
đầu tư có muốn đầu tư vào TP Hồ Chí Minh cũng trở nên rườm rà và phức tạp hơn.


Thứ tư là công nghiệp hỗ trợ được xem là một trong những thành tố quan trọng
góp phần đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhưng
hiện nay, ngành cơng nghiệp hỗ trợ ở TP Hồ Chí Minh cịn khá yếu, DN lĩnh

vực công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu rất khiêm tốn.

Hiện, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh (PAPI) của TP Hồ Chí
Minh đã "rớt" khá mạnh, từ vị trí 31 vào năm 2019 xuống 46 vào năm 2020, giảm 15
bậc chỉ sau một năm, rơi vào nhóm 15 địa phương có chỉ số PAPI trung bình thấp.
Tương tự, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của TP Hồ Chí Minh cũng sa sút,
từ đứng hạng 8 năm 2016 xuống hạng 14 năm 2020. Một trong những hệ quả từ sự "tụt
hạng" về môi trường đầu tư của Thành phố là dòng vốn đầu tư FDI đã giảm mạnh.
4. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chiến lƣợc xúc tiến đầu tƣ của thành phố
Hồ Chí Minh
4.1. Về doanh nghiệp:


-

-

Thứ nhất, kết cấu hạ tầng giao thơng của vùng kinh tế trọng điểm Thành phố
Hồ Chí Minh đang quá tải, do đó các doanh nghiệp tăng cường khả năng vận tải
dựa trên:

Các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch vận tải cụ thể và linh hoạt để tiết
kiệm thời gian vận tải hàng hóa, nguyên vật liệu. Bộ phận vận tải của các doanh
nghiệp cần triển khai kế hoạch vận tải đến người lái xe để xác định các tuyến
đường vận tải chính và các tuyến đường phụ - vận tải khi tuyến đường chính bị
quá tải; lên kế hoạch cho thời gian vận tải để hạn chế việc vận tải vào các giờ cao
điểm và sử dụng các phương tiện vận tải phù hợp.
Đối với các doanh nghiệp sử dụng chủ yếu các vận chuyển nội bộ (có đội xe
hoặc tàu chuyên chở) nên sử dụng chiến lược bảo hiểm xăng dầu (fuel hedging
strategy) hoặc đàm phán được giá tốt với các nhà cung cấp xăng dầu trên thế giới

nhằm hạn chế sự biến động xăng dầu. Chẳng hạn, Công ty United States Postal
Service (USPS) đang điều hành đội xe lớn nhất ở nước Mỹ với chi phí cho xăng
23


×