Tải bản đầy đủ (.docx) (134 trang)

MĐ 22 bảo dưỡng và sửa chữa điện luc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.42 MB, 134 trang )

TẬP ĐỒN CƠNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠNG NGHIỆP CAO SU

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA ĐIỆN ĐỘNG CƠ
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

Bình phước, năm 2021
1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2


LỜI GIỚI THIỆU
Ngành công nghiệp ôtô đang phát triển mạnh mẽ, các hệ thống thiết bị cũng
được cải thiện và nâng cấp dần. Trong đó có hệ thống điện động cơ trên ơtơ hiện đã
có bước phát triển vượt bậc nhằm đáp ứng các yêu cầu: tăng công suất động cơ, giảm
tiêu hao nhiên liệu, giảm độ độc hại của khí thải, tăng tính an tồn và tiện nghi của ô
tô. Ngày nay, chiếc ô tô là một hệ thống phức hợp bao gồm cơ khí và điện tử. Trên
hầu hết các hệ thống điện ơtơ đều có mặt các bộ vi xử lý để điều khiển các quá trình
hoạt động của hệ thống. Các hệ thống mới lần lượt ra đời và được ứng dụng rộng
rãi trên các loại xe, từ các hệ thống điều khiển động cơ và các hệ thống phụ. Giá
thành của các hệ thống điện động cơ đã chiếm 30 % giá thành của xe.
Giáo trình Điện động cơ được biên soạn dựa trên chương trình khung, chương


trình dạy nghề do Bộ Lao động Thương binh - Xã hội và Tổng cục dạy nghề ban hành
dành cho hệ Cao đẳng nghề Công nghệ ô tô. Ngồi ra, giáo trình cịn được biên soạn
với tiêu chí dựa trên những thiết bị sẵn có tại Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe Trường cao đẳng cơng nghiệp cao su
Tuy rất cố gắng nhưng giáo trình khơng tránh khỏi một số sai sót nhất định,
kính mong quý đồng nghiệp và độc giả góp ý để giáo trình ngày càng hồn thiện hơn.
…………., ngày……tháng……năm………
Tác giả

Nguyễn Văn Lực

3


MỤC LỤC
TRANG
Bài 1: Khái quát hệ thống điện động cơ

1

1.1. Tổng quan và phân bổ các hệ thống điện

1

1.2. Yêu cầu kỹ thuật

2

1.3. Nguồn điện cung cấp

4


1.4. Thiết bị bảo vệ
1.5. Nhận dạng các cụm chi tiết trong các hệ thống điện động cơ
Bài 2: Hệ thống khởi động
2.1. Nhiệm vụ và yêu cầu
2.2. Cấu tạo và phân loại
2.3. Máy khởi động
2.3.1. Nhiệm vụ và cấu tạo
2.3.2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc mạch điện khởi động
2.3.3. Qui trình kiểm tra và sửa chữa
2.4. Rơle kéo
2.4.1. Nhiệm vụ và cấu tạo
2.4.2. Qui trình kiểm tra và sửa chữa
Bài 3: Hệ thống đánh lửa
3.1. Nhiệm vụ và yêu cầu
3.2. Cấu tạo và phân loại
3.3. Quy trình kiểm tra sửa chữa
3.3.1. Mạch nguồn cung cấp
3.3.2. Mạch điện thấp áp
3.3.3. Mạch điện cao áp
3.3.4. Bộ điều khiển đánh lửa (IC đánh lửa)
3.4. Thực hành kiểm tra sửa chữa
3.4.1. Mạch nguồn cung cấp
3.4.2. Mạch điện thấp áp
4


3.4.3. Mạch điện cao áp
3.4.4. Bộ điều khiển đánh lửa (IC đánh lửa)
Bài 4: Hệ thống phun xăng điện tử

2.1. Đại cương về hệ thống phun xăng điện tử
2.2. Các loại cảm biến trong hệ thống phun xăng điện tử
2.3. Điều khiển nhiên liệu
2.4. Hệ thống tự chẩn đoán

5


Bài 1: Khái quát hệ thống điện động cơ
1.1. Tổng quan và phân bổ các hệ thống điện
Hệ thống điện động cơ bao gồm:
1. Hệ thống khởi động (starting system): Bao gồm accu, máy khởi động điện

(starting motor), các relay điều khiển và relay bảo vệ khởi động. Đối với
động cơ diesel có trang bị thêm hệ thống xơng máy (glow system).
1. Hệ thống cung cấp điện (charging system): gồm accu, máy phát điện

(alternators), bộ tiết chế điện (voltage regulator), các relay và đèn báo nạp.
2. Hệ thống đánh lửa (Ignition system): Bao gồm các bộ phận chính: accu,

khóa điện (ignition switch), bộ chia điện (distributor), biến áp đánh lửa hay
bobine (ignition coils), hộp điều khiển đánh lửa (igniter), bougie (spark
plugs).
3. Hệ thống chiếu ánh sáng và tín hiệu (lighting and signal system): gồm các

đèn chiếu sáng, các đèn tín hiệu, cịi, các cơng tắc và các relay.
4. Hệ thống đo đạc và kiểm tra (gauging system): chủ yếu là các đồng hồ báo

trên tableau và các đèn báo gồm có: đồng hồ tốc độ động cơ (tachometer),
đồng hồ đo tốc độ xe (speedometer), đồng hồ đo nhiên liệu và nhiệt độ nước.

5. Hệ thống điều khiển động cơ (engine control system): gồm hệ thống điều

khiển xăng, lửa, góc phối cam, ga tự động (cruise control). Ngoài ra, trên các
động cơ diesel ngày nay thường sử dụng hệ thống điều khiển nhiên liệu bằng
điện tử (EDC – electronic diesel control hoặc common rail injection)
6. Hệ thống điều khiển ôtô: bao gồm hệ thống điều khiển phanh chống hãm

ABS (antilock brake system), hộp số tự động, tay lái, gối hơi (SRS), lực kéo
(traction control).
7. Hệ thống điều hòa nhiệt độ (air conditioning system): bao gồm máy nén

(compressor), giàn nóng (condenser), lọc ga (dryer), van tiết lưu (expansion
valve), giàn lạnh (evaporator) và các chi tiết điều khiển như relay,
thermostat, hộp điều khiển, công tắc A/C…

6


1. Đèn pha; 2. Relay còi; 3. Máy phát điện; 4. Bộ điều chỉnh điện; 5. Motor lau cửa
kính; 6. Biến áp đánh lửa;
7. Bộ chia điện; 8. Motor quạt; 9. Đồng hồ; 10 và 15. Công tắc đèn trần tự động;
11. Công tắc đèn trần;
12. Đèn trần; 13 và 16. Bó dây chính; 14. Đèn hậu; 17. Máy khởi động điện; 18. Ac
quy; 19. Đèn đờ mi; 20. Cịi.
Hình 1.1: Sơ đồ bố trí các thiết bị điện trên ôtô (M21 – Vonga)
Nếu hệ thống này được điều khiển bằng máy tính sẽ có tên gọi là hệ thống tự động
điều hịa khí hậu (automatic climate control).
Các hệ thống phụ:
Hệ thống gạt nước, xịt nước (wiper and washer system).
Hệ thống điều khiển cửa (door lock control system).

Hệ thống điều khiển kính (power window system).
Hệ thống điều khiển kính chiếu hậu (mirror control).
Hệ thống định vị (navigation system)
1.2. Yêu cầu kỹ thuật
1.2.1. Nhiệt độ làm việc
Tùy theo vùng khí hậu, thiết bị điện trên ôtô được chia ra làm nhiều loại:


Ở vùng lạnh và cực lạnh (-40oC) như ở Nga, Canada.



Ở vùng ơn đới (20oC) như ở Nhật Bản, Mỹ, châu Âu …



Nhiệt đới (Việt Nam, các nước Đơng Nam Á , châu Phi…).

7




Loại đặc biệt thường dùng cho các xe quân sự (sử dụng cho tất cả mọi vùng khí
hậu).

1.2.2. Sự rung xóc
Các bộ phận điện trên ơtơ phải chịu sự rung xóc với tần số từ 50 đến 250 Hz, chịu
được lực với gia tốc 150m/s2.
1.2.3. Điện áp

Các thiết bị điện ôtô phải chịu được xung điện áp cao với biên độ lên đến vài trăm
volt.
1.2.4. Độ ẩm
Các thiết bị điện phải chịu được độ ẩm cao thường có ở các nước nhiệt đới.
1.2.5. Độ bền
Tất cả các hệ thống điện trên ôtô phải được hoạt động tốt trong khoảng 0,9 ÷ 1,25
Uđịnh mức (Uđm = 14 V hoặc 28 V) ít nhất trong thời gian bảo hành của xe.
1.2.6. Nhiễu điện từ
Các thiết bị điện và điện tử phải chịu được nhiễu điện từ xuất phát từ hệ thống đánh
lửa hoặc các nguồn khác.
1.3. Nguồn điện cung cấp
Nguồn điện trên ô tô là nguồn điện một chiều được cung cấp bởi accu, nếu
động cơ chưa làm việc, hoặc bởi máy phát điện nếu động cơ đã làm việc. Để tiết kiệm
dây dẫn, thuận tiện khi lắp đặt sửa chữa…, trên đa số các xe, người ta sử dụng thân
sườn xe (car body) làm dây dẫn chung (single wire system). Vì vậy, đầu âm của
nguồn điện được nối trực tiếp ra thân xe.
1.4. Thiết bị bảo vệ
Các phụ tải điện trên xe hầu hết đều được mắc qua cầu chì. Tùy theo tải cầu
chì có giá trị thay đổi từ 5 ÷ 30A. Dây chảy (Fusible link) là những cầu chì lớn hơn
40 A được mắc ở các mạch chính của phụ tải điện lớn hoặc chung cho các cầu chì
cùng nhóm làm việc thường có giá trị vào khoảng 40 ÷120A. Ngoài ra, để bảo vệ
mạch điện trong trường hợp chập mạch, trên một số hệ thống điện ôtô người ta sử
dụng bộ ngắt mạch (CB – circuit breaker) khi q dịng.
Trên hình 1.2 trình bày sơ đồ hộp cầu chì của xe Honda Accord 1989.
Để các phụ tải điện làm việc, mạch điện nối với phụ tải phải kín. Thơng thường phải
có các cơng tắc đóng mở trên mạch. Cơng tắc trong mạch điện xe hơi có nhiều dạng:
thường đóng (normally closed), thường mở (normally open) hoặc phối hợp
(changeover switch) có thể tác động để thay đổi trạng thái đóng mở (ON – OFF) bằng
cách nhấn, xoay, mở bằng chìa khóa. Trạng thái của cơng tắc cũng có thể thay đổi
bằng các yếu tố như: áp suất, nhiệt độ…

Trong các ôtô hiện đại, để tăng độ bền và giảm kích thước của cơng tắc, người ta
thường đấu dây qua relay. Relay có thể được phân loại theo dạng tiếp điểm: thường
8


đóng (NC – normally closed), thường mở (NO – normally opened), hoặc kết hợp cả
hai loại - relay kép (changeover relay).
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23

24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40

Hình 1.2: Sơ đồ hộp cầu chì xe HONDA ACCORD 1989

9


1.5. Nhận dạng các cụm chi tiết trong các hệ thống điện động cơ

Hình 1.3: Ắc quy

Ắc quy là một thiết bị có khả năng nạp điện đóng vai trị là nguồn điện cho các
chi tiết điện khi động cơ dừng hoạt động. Khi động cơ hoạt động, nó lưu năng lượng
điện.

1. Cực âm
Một bộ phận của ắc quy có gắn cáp âm.
2. Nút thơng hơi
Xả khí sinh ra trong quá trinhg nạp. Nút dùng để bổ sung dung dịch.
3. Mắt kiểm tra
Dùng để kiểm tra trạng thái nạp hay mức dung dịch.
4. Cực dương
Một bộ phận của ắc quy có gắn cáp dương.
10


5. Dung dịch
Phản ứng hoá học với các bản cực để nạp và phóng điện.
6. Ngăn ắc quy
Mỗi ngăn phát ra dòng điện 2.1 V.
7. Bản cực
Bao gồm các bản cực dương và âm.

Hình 1.4: Sơ đồ hệ thống khởi động
Máy khởi động khởi động động cơ bằng cách ăn khớp bánh răng chủ động với
vành răng.
1.

Khoá điện

2.

Cuộn kéo

3.


Cuộn giữ

4.

Cuộn cảm (Stato)

5.

Phần ứng (rôto)

6.

Ly hợp
11


7.

Bánh răng chủ động

8.

Vành răng

Hình 1.5: Máy phát
Khi động cơ khởi động, dây đai dẫn động sẽ làm cho puly của máy phát quay. Kết quả
là rơto quay và dịng điện được phát ra từ cuộn stato.
1.


Puly

2.

Rôto (Cuộn dây)

3.

Stato (Cuộn dây)

4.

Bộ nắn dòng (Điốt)

5.

Bộ điều áp IC

6.

Cực B

12


Hình 1.6: Hệ thống đánh lửa
Hệ thống đánh lửa tạo ra tia lửa ở điện áp cao và đốt cháy hỗn hợp khơng khí – nhiên
liệu, đã được nén lại trong xylanh, ở thời điểm tốt nhất.
Dựa trên những tín hiệu nhận được từ các cảm biến, ECU động cơ điều khiển để đạt
được thời điểm đánh lửa tốt nhất.

1.

Khóa điện

2.

Ắc quy

3.

Cuộn dây đánh lửa với IC đánh lửa

4.

Bugi

5.

ECU động cơ

6.

Cảm biến vị trí trục cam

7.

Cảm biến vị trí trục khuỷu

13



BÀI 2: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG.
2.1. Nhiệm vụ và yêu cầu
2.1.1. Nhiệm vụ
Hệ thống khởi động truyền cho trục khuỷu động cơ một moment với số vòng
quay nhất định nào đó để có thể khởi động được động cơ.
2.1.2. Yêu cầu đối với hệ thống khởi động
• Máy khởi động phải quay được trục khuỷu động cơ với tốc độ thấp nhất mà
động cơ có thể nổ được.
• Moment truyền động phải đủ để khởi động động cơ.
• Phải bảo đảm khởi động lại được nhiều lần.
• Nhiệt độ làm việc khơng được q giới hạn cho phép.
• Chiều dài, điện tở của dây dẫn nối từ ắc quy đến máy khởi động phải nằm trong
giới hạn quy định, thông thường nhỏ hơn 1 mét.
• Tỉ số truyền từ bánh răng của máy khởi động và bánh răng của bánh đà nằm
trong giới hạn từ 9 đến 18.
2.2. Cấu tạo và Phân loại
Để phân loại máy khởi động ta chia máy khởi động ra làm hai thành phần:
Phần motor điện và phần truyền động. Phần motor điện được chia ra làm nhiều loại
theo kiểu đấu dây, còn phần truyền động phân theo cách truyền động của máy khởi
động đến động cơ.
Motor điện trong máy khởi động là loại mắc nối tiếp và mắc hỗn hợp.
2.2.1. Theo kiểu đấu dây: Tùy thuộc theo kiểu đấu dây mà ta phân ra các loại sau:

14


Hình 2.1: Các kiểu đấu dây của máy khởi động

15



 2.2.2. Phân loại theo cách truyền động: có hai cách truyền động
- Truyền động trực tiếp với bánh đà: loại này thường dùng trên xe đời cũ và những
động cơ có cơng suất lớn, được chia ra làm 3 loại:
• Truyền động qn tính: bánh răng ở khớp truyền động tự động văng theo quán
tính để ăn khớp với bánh đà. Sau khi động cơ nổ, bánh răng tự động trở về vị
+
+
trí cũ.
•+ Truyền động cưỡng bức: khớp truyền động của bánh răng khi ăn khớp vào
vòng răng của bánh đà, chịu sự điều khiển cưỡng bức của một cơ cấu các
khớp.
+

_

• Truyền động tổ hợp: bánh răng_ ăn khớp với bánh đà cưỡng bức_ nhưng việc ra
_
khớp
tự
động
như
kiểu
ra
khớp
của
truyền
động
quán

tính.
+
+

- Truyền động
_ phải qua hộp giảm +tốc
Đấu nối tiếp

+

+

Đấu nối tiếp

Đấu hỗn hợp
+

+

_

+
+

_

_
+

_


+

_

Đấu hỗn hợp

+

Đấu hỗn hợp

Đấu nối tiếp

Hình 2.2: Cấu tạo máy khởi động có hộp giảm tốc
Đối với máy điện (máy phát và động cơ), kích thước sẽ nhỏ lại nếu tốc độ hoạt
động lớn. Vì vậy, để giảm kích thước của motor khởi động người ta thiết kế chúng để
hoạt động với tốc độ rất cao, sau đó qua hộp giảm tốc để tăng moment.
Loại này được sử dụng nhiều trên xe đời mới. Phần motor điện một chiều có cấu tạo
nhỏ gọn và có số vịng quay khá cao. Trên đầu trục của motor điện có lắp một bánh
răng nhỏ, thông qua bánh răng trung gian truyền xuống bánh răng của hôp truyền
động (hộp giảm tốc). Khớp truyền động là một khớp bi một chiều có ba rãnh, mỗi
rãnh có hai bi đũa đặt kế tiếp nhau. Bánh răng của khớp đầu trục của khớp truyền
động được cài với bánh răng của bánh đà (khi khởi động) nhờ một relay gài khớp.
16


Relay gài khớp có một ty đẩy, thơng qua viên bi đẩy bánh răng vào ăn khớp với bánh
đà.
Một số hãng sử dụng máy khởi động có cơ cấu giảm tốc kiểu bánh răng hành tinh như
trên hình 2.3


Hình 2.3: Cấu tạo hộp giảm tốc kiểu bánh răng hành tinh
1. Trục thứ cấp; 2. Vòng răng; 3. Bánh răng hành tinh;
4. Bánh răng mặt trời; 5. Phần ứng; 6. Cổ góp

2.3.

Máy khởi động

2.3.1. Nhiệm vụ và cấu tạo
2.3.1.1. Nhiệm vụ
Quay động cơ bằng môtơ điện và khởi động động cơ
2.3.1.2. Cấu tạo

17


Hình 2.4: Cấu tạo máy khởi động loại giảm tốc
Máy khởi động loại giảm tốc gồm có các bộ phận sau đây.


Cơng tắc từ



Phần ứng (lõi của mơ tơ khởi động)



Vỏ máy khởi động




Chổi than và giá đỡ chổi than



Bộ truyền bánh răng giảm tốc



Li hợp khởi động



Bánh răng dẫn động khởi động và then xoắn

 Cơng tắc từ

Hình 2.5: Công tắc từ
Công tắc từ hoạt động như là một cơng tắc chính của dịng điện chạy tới mơ tơ và
điều khiển bánh răng dẫn động khởi động bằng cách đẩy nó vào ăn khớp với vành
răng khi bắt đầu khởi động và kéo nó ra sau khi khởi động.
Cuộn kéo được cuốn bằng dây có đường kính lớn hơn cuộn giữ và lực điện từ của nó
tạo ra lớn hơn lực điện từ được tạo ra bởi cuộn giữ.
 Phần ứng và ổ bi cầu

18



Hình 2.6: Phần ứng và ổ bi cầu
Phần ứng tạo ra lực làm quay mô tơ và ổ bi cầu đỡ cho lõi (phần ứng) quay ở tốc
độ cao.
 Vỏ máy khởi động

Hình 2.7: Vỏ máy khởi động
Vỏ máy khởi động này tạo ra từ trường cần thiết để cho motor hoạt động. Nó cũng có
chức năng như một vỏ bảo vệ các cuộn cảm, lõi cực và khép kín các đường sức từ.
Cuộn cảm được mắc nối tiếp với phần ứng.

19


 Chổi than và giá đỡ chổi than

Hình 2.8: Chổi than và giá đỡ chổi than
Chổi than được tì vào cổ góp của phần ứng bởi các lị xo để cho dòng điện đi từ cuộn
dây tới phần ứng theo một chiều nhất định. Chổi than được làm từ hỗn hợp đồngcácbon nên nó có tính dẫn điện tốt và khả năng chịu mài mòn lớn. Các lò xo chổi
than nén vào cổ góp phần ứng và làm cho phần ứng dừng lại ngay sau khi máy khởi
động bị ngắt.
Nếu các lò xo chổi than bị yếu đi hoặc các chổi than bị mịn có thể làm cho
tiếpđiểm điện giữa chổi than và cổ góp khơng đủ để dẫn điện. Điều này làm cho
điện trở ở chỗ tiếp xúc tăng lên làm giảm dòng điện cung cấp cho motor và dẫn đến
giảm moment.
 Bộ truyền giảm tốc

Hình 2.9: Bộ truyền giảm tốc
Bộ truyền giảm tốc truyền lực quay của motor tới bánh răng bendix và làm tăng
moment xoắn bằng cách làm chậm tốc độ của motor.
Bộ truyền giảm tốc làm giảm tốc độ quay của motor với tỉ số là 1/6 -1/4 và nó có một

li hợp khởi động ở bên trong.

20


 Li hợp khởi động

Hình 2.10: Ly hợp khởi động
Li hợp khởi động truyền chuyển động quay của motor tới động cơ thông qua bánh
răng bendix.
Để bảo vệ máy khởi động khỏi bị hỏng bởi số vòng quay cao được tạo ra khi
động cơ đã được khởi động, người ta bố trí li hợp khởi động này. Đó là li hợp
khởi động loại một chiều có các con lăn.
 Bánh răng khởi động chủ động và then xoắn

21


Hình 2.11: Bánh răng khởi động chủ động và then xoắn
Bánh răng bendix và vành răng truyền lực quay từ máy khởi động tới động cơ
nhờ sự ăn khớp an toàn giữa chúng. Bánh răng bendix được vát mép để ăn khớp được
dễ dàng. Then xoắn chuyển lực quay vòng của motor thành lực đẩy bánh răng
bendix, trợ giúp cho việc ăn khớp và ngắt sự ăn khớp của bánh răng bendix với vành
răng.
2.3.2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc mạch điện khởi động
a. Công tắc từ
Công tắc từ có hai chức năng:
- Đóng ngắt motor
- Ăn khớp và ngắt bánh răng bendix với vành răng.
Công tắc từ này cũng hoạt động theo ba bước khi máy khởi động hoạt động: Hút

vào, giữ, hồi về (nhả về).
* Kéo (Hút vào)
Khi bật khố điện lên vị trí START, dịng điện của accu đi vào cuộn giữ và
cuộn hút. Sau đó dòng điện đi từ cuộn hút tới phần ứng qua cuộn cảm xuống mát.
Việc tạo ra lực điện từ trong các cuộn giữ và cuộn hút sẽ làm từ hoá các lõi cực và do
vậy piston của công tắc từ bị hút vào lõi cực của nam châm điện. Nhờ sự hút này mà
bánh răng bendix bị đẩy ra và ăn khớp với vành răng bánh đà đồng thời đĩa tiếp xúc
sẽ bật cơng tắc chính lên.

Hình 2.12: Ngun lý hoạt động
Để duy trì điện áp kích hoạt cơng tắc từ, một số xe có relay khởi động đặt giữa
khố điện và công tắc từ.

22


Hình 2.13: Hút vào
* Giữ
Khi cơng tắc chính được bật lên, thì khơng có dịng điện chạy qua cuộn hút
vì hai đầu cuộn hút bị đẳng áp, cuộn cảm và cuộn ứng nhận trực tiếp dòng điện từ
accu. Cuộn dây phần ứng sau đó bắt đầu quay với vận tốc cao và động cơ được khởi
động. Ở thời điểm này piston được giữ nguyên tại vị trí chỉ nhờ lực điện từ của cuộn
giữ vì khơng có dịng điện chạy qua cuộn hút.

Hình 2.14: Giữ

* Nhả (hồi về)
Khi khố điện được xoay từ vị trí START sang vị trí ON, tại thời điểm này, tiếp
điểm chính vẫn cịn đóng, dịng điện đi từ phía cơng tắc chính tới cuộn hút rồi
qua cuộn giữ. Đặc điểm cấu tạo của cuộn hút và cuộn giữ là có cùng số vịng dây

quấn và quấn cùng chiều. Ở thời điểm này, dòng điện qua cuộn hút bị đảo chiều, lực
23


điện từ được tạo ra bởi cuộn hút và cuộn giữ triệt tiêu lẫn nhau nên không giữ được
piston. Do đó piston bị đẩy trở lại nhờ lị xo hồi về và cơng tắc chính bị ngắt làm
cho máy khởi động dừng lại.

Hình 2.15: Nhả (Hồi về)
b. Ly hợp máy khởi động

Hình 2.16: Cấu tạo ly hợp máy khởi động
* Khi khởi động
Khi bánh răng li hợp (bên ngoài) quay nhanh hơn trục then (bên trong) thì
con lăn li hợp bị đẩy vào chỗ hẹp của rãnh và do đó lực quay của bánh răng li hợp
được truyền tới trục then.

24


Hình 2.17: Hoạt động của ly hợp khởi động (Khi khởi động)
* Sau khi khởi động động cơ
Khi trục then (bên trong) quay nhanh hơn bánh răng li hợp (bên ngồi), thì con lăn
li hợp bị đẩy ra chỗ rộng của rãnh làm cho bánh răng li hợp quay không tải.
Lưu ý: Nếu ly hợp một chiều hoạt động như khi li hợp máy khởi động trượt thì
động cơ khơng thể quay mặc dù máy khởi động đang làm việc.

Hình 2.18: Hoạt động của ly hợp khởi động (Sau khi khởi động)
2.3.3. Qui trình kiểm tra và sửa chữa
2.3.3.1.


Tìm pan trên xe:

Trước khi tháo máy khởi động phải kiểm tra sơ bộ như sau:
1. Kiểm tra cầu chì
2. Kiểm tra accu

Xem có bị đứt khơng bằng mắt hoặc bằng đồng hồ
VOM
Kiểm tra các cọc bình accu có bị lỏng hoặc bị rỉ không
Kiểm tra mức dung dịch điện phân, điện áp, tỉ trọng .

3. Kiểm tra máy khởi Kiểm tra sự lắp đạt MKĐ và các cọc nối có tiếp xúc tốt
động

không
25


×