Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tiểu luận KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN, hạn CHẾ của LÃNH ĐẠOQUẢN lý cấp TRUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.54 KB, 14 trang )

Môn học: Lãnh đạo và Quản lý

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
EM6030 Lãnh đạo và quản lý

Tên đề tài:
KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ CỦA LÃNH ĐẠO/QUẢN
LÝ CẤP TRUNG TRONG BỐI CẢNH HỘP NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH
MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Học viên thực hiện

: Đào Duy Thái

MSHV

:

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Phạm Cảnh Huy

HÀ NỘI - 6/2021

MỤC LỤC

Trang


MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 2
0


Môn học: Lãnh đạo và Quản lý

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

NỘI DUNG........................................................................................................................ 3
I. TÌM HIỂU VỀ NHÀ QUẢN LÝ CẤP TRUNG....................................................3
1. Định nghĩa................................................................................................................ 3
2. Vai trò của những nhà quản lý cấp trung..................................................................4
3. Chức năng của nhà quản lý cấp trung.......................................................................5
II. NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NHÀ QUẢN
LÝ CẤP TRUNG............................................................................................................... 5
1. Khó khăn, hạn chế của nhà quản lý cấp trung............................................................5
2. Thách thức đối với nhà quản lý cấp trung..................................................................7
III. NHÀ QUẢN LÝ CẤP TRUNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP VÀ CÁCH
MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0.............................................................................................8
1. Bối cảnh hội nhập với thế giới..................................................................................8
2. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0............................................................................10
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................13

MỞ ĐẦU
“Người lãnh đạo giỏi là người khiến kẻ khác tin mình. Người lãnh đạo vĩ đại là giúp
người khác có niềm tin vào chính bản thân họ” câu nói trên giúp chúng ta hiểu được
những vấn đề hiện nay của chúng ta là tại sao có những nhà lãnh đạo lại ln bận rộn với
1



Môn học: Lãnh đạo và Quản lý

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

công việc từ hoạch định chiến lược, truyền đạt các mục tiêu đến từng nhân viên, kiểm tra
nhân viên thực hiện công việc, kiểm tra các hoạt động hàng ngày của các phòng ban khác
nhau và thiếu một cầu nối thông tin hiệu quả từ nhân viên đến lãnh đạo cao cấp. Đó chính
là thiếu đi vai trị của người quản lý cấp trung trong công ty, họ vừa là người quản lý và
điều hành trực tiếp các hoạt động của từng phòng ban và tác động đến hiệu quả hoạt động
của một doanh nghiệp, đồng thời còn là chiếc cầu nối giữa nhân viên trong phịng ban đó
với người lãnh đạo.
Số liệu thực tế của các nghiên cứu cho thấy rằng, các nhà Quản lý cấp trung có tỉ lệ
trầm cảm và lo lắng cao hơn cấp trên và cấp dưới của họ. Vậy làm thế nào để có thể là một
người “chỉ huy” tài năng, làm thế nào để có thể tối ưu khả năng của các thành viên trong
nhóm, có thể hội nhập với các mơi trường mới? Điều này hơn cả nỗi ưu phiền, đó là mục
tiêu mà những Quản lý cấp trung phải vượt qua được.
Với bài tiểu luận “Khắc phục những khó khăn, hạn chế của lãnh đạo/quản lý cấp
trung trong bối cảnh hộp nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0” sẽ chỉ cho
chúng ta thấy được những khó khăn, thách thức mà các nhà quản lý cấp trung đang phải
đối mặt trong thời buổi công nghệ số hiện nay và chỉ ra phương hướng để giúp họ khắc
phục, vượt qua khó khăn và có những bước đột phá trong cơng việc.

2


Môn học: Lãnh đạo và Quản lý

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy
NỘI DUNG


I. TÌM HIỂU VỀ NHÀ QUẢN LÝ CẤP TRUNG
1. Định nghĩa
Hầu hết các doanh nghiệp đều sẽ có ba cấp độ quản lý: quản lý cấp thấp, quản lý cấp
trung và quản lý cấp cao. Những nhà quản lý này được phân loại theo thẩm quyền quản lý
của họ và những công việc khác nhau. Ở nhiều doanh nghiệp, một cấu trúc kim tự tháp sẽ
cho biết số lượng các nhà quản lý ở mỗi cấp.
Quản lý cấp trung là cấp lãnh đạo trung gian, ít thẩm quyền hơn những quản lý cấp
cao và ở trên những quản lý cấp thấp nhất trong dội ngũ nhân viên điều hành. Ví dụ,
Giám sát điều hành cũng có thể coi là một quản lý cấp trung, họ cũng có thể khơng được
phân loại là nhân viên quản lý, tùy thuộc vào chính sách cụ thể của doanh nghiệp.
Mơ hình tổ chức kim tự tháp bốn tầng: Nhân viên, quản lý cấp trung, quản lý cấp
cao và giám đốc điều hành.

Hình ảnh trên minh họa cho cấp bậc quản lý trong một cơng ty. Lưu ý rằng quản lý
cấp trung thì làm những công việc như:
- Quản lý hệ thống thông tin, cần năng lực kỹ thuật của họ.
- Báo cáo hiệu quả của hệ thống với các nhà quản lý cấp cao.
- Giao nhiệm vụ xuống cho các nhân viên.
3


Môn học: Lãnh đạo và Quản lý

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

2. Vai trò của những nhà quản lý cấp trung
Các nhà quản lý cấp trung có thể bao gồm những nhà quản lý chung, các giám đốc
chi nhánh và các giám đốc bộ phận. Họ chịu trách nhiệm với những lãnh đạo cấp cao về
bộ phận của họ và họ dành nhiều thời gian để tổ chức và phân chia cơng việc cho những

quản lý cấp thấp. Vai trị của các quản lý cấp trung được nhấn mạnh trong những điểm
sau:
- Tổ chức thực hiện các công việc phù hợp với chính sách của cơng ty và mục tiêu
của ban lãnh đạo.
- Mô tả và thảo luận các thông tin và chính sách từ ban lãnh đạo tới các quản lý cấp
thấp.
- Quan trọng nhất, truyền cảm hứng và hướng dẫn cho các nhà quản lý cấp thấp để
giúp họ nâng cao hiệu suất và hoàn thành các mục tiêu kinh doanh.
- Quản lý cấp trung cũng có thể giao tiếp với cấp trên bằng cách đưa ra những đề
xuất và ý kiến phản hồi với ban lãnh đạo. Vì các nhà quản lý cấp trung tham gia nhiều
hơn vào những cơng việc hằng ngày của cơng ty, họ có thể cung cấp những thông tin giá
trị cho các quản lý cấp cao, giúp họ nâng cao hiệu quả hoạt động của cơng ty bằng một
tầm nhìn rộng hơn, có tính chiến lược hơn.

Hiểu được vai trị quan trọng của nhà quản lý cấp trung giúp họ có thể tạo được sự
đồng thuận, gắn bó với nhân viên và hồn thiện kỹ năng quản lý, giáo tiếp giúp họ đạt
được những thành công cao hơn nữa trong sự nghiệp phát triển của mình.
4


Môn học: Lãnh đạo và Quản lý

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

3. Chức năng của nhà quản lý cấp trung
Vai trò của những nhà quản lý cấp trung có thể bao gồm một số nhiệm vụ dựa trên
bộ phận họ phụ trách. Một số chức năng của họ có thế là:
- Lên kế hoạch và điều hành hoạt động nhóm hiệu quả, hệ thống thông tin.
- Xác định và giám sát các chỉ số hiệu suất cấp nhóm.
- Đốn trước và giải quyết cá vấn đề trong và giữa các nhóm.

- Thiết kế và triển khai hệ thống thưởng.
- Hỗ trợ các hoạt động hợp tác.
- Báo cáo hiệu suất công việc lên các quản lý cấp trên (the chain of command) khi
có áp dụng, đề xuất thay đổi chiến lược.
Vì các nhà quản lý cấp trung làm việc với cả các quản lý cấp cao và các quản lý cấp
một, họ sẽ có những kỹ năng tuyệt vời trong giao tiếp, tạo động lực và cố vấn cho những
người khác. Họ cũng có những kỹ năng lãnh đạo rất quan trọng trong việc phân công
công việc cho những nhà quản lý cấp một.
Trong những năm cuối thế kỉ 20, do ảnh hưởng của những cuộc tái cơ cấu doanh
nghiệp (tinh gọn bộ máy, thay đổi nhân sự,…), nhiều quản lý cấp trung đã bị sa thải để
giảm chi phí (vì quản lý cấp trung thường được trả lương cao hơn nhân viên cấp dưới),
tinh gọn hệ thống tổ chức. Điều này làm tăng trách nhiệm và thẩm quyền của nhân viên,
làm cho doanh nghiệp sáng tạo hơn và linh hoạt hơn.
II. NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NHÀ
QUẢN LÝ CẤP TRUNG
1. Khó khăn, hạn chế của nhà quản lý cấp trung
a. Hạn chế trong việc hoạch định
Hoạch định (hay còn gọi là lên kế hoạch) là điều đầu tiên mà các quản lý cấp trung phải
thực hiện khi bắt đầu nhận được chỉ thị từ quản lý cấp cao. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp
nhiều trường hợp doanh nghiệp đưa ra kế hoạch hoạt động rất trơn tru nhưng đến khi thực thi
thì ln phát sinh sự cố, chậm tiến độ hay đình trệ. Nguyên nhân là do các nhà quản lý cấp
trung mới chỉ đưa ra được các kế hoạch chiến lược mà chưa có kế hoạch triển khai chi tiết.
5


Môn học: Lãnh đạo và Quản lý

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

b. Hạn chế trong việc lãnh đạo

Lãnh đạo không phải là việc “thuần hóa” nhân viên mà là q trình tác động đến
nhân viên để họ luôn tự nguyện, nhiệt tình phấn đấu vì mục tiêu chung của doanh nghiệp;
ln thấu hiểu và hỗ trợ nhân viên kịp thời. Theo nguyên tắc 80/20 thì một doanh nghiệp
muốn hoạt động thành cơng thì cần 20 yếu tố con người để tạo ra 80 lợi nhuận. Điều này
khẳng định con người là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến mỗi bước hoạt động
của doanh nghiệp. Thế nhưng rất nhiều các quản lý cấp trung gặp phải tình trạng “trên bảo,
dưới không nghe” - điều này một phần là do công tác lãnh đạo, phân quyền cho nhân viên
còn chưa rõ ràng, hiệu quả.

c. Hạn chế trong việc kiểm tra, đánh giá
Xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá; điều chỉnh các hoạt động kịp thời nếu có
vấn đề phát sinh; đánh giá kết quả dựa theo thực tế công việc và đối chiếu các kết quả
6


Môn học: Lãnh đạo và Quản lý

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

thực tế với kế hoạch đã đề ra là những bước trong công tác kiểm tra và đánh giá công việc
của quản lý cấp trung. Tuy nhiên, thực tế công tác kiểm tra và đánh giá của các quản lý
cấp trung mới chỉ dừng lại ở việc tổng hợp báo cáo, đánh giá nhân viên nghiêng về “cảm
giác” mà chưa chú trọng và việc đối chiếu, đánh giá quá trình để rút ra những kinh nghiệm
thực tế. Đối với những kế hoạch nhỏ thì có thể khơng bị ảnh hưởng quá nhiều nhưng với
những kế hoạch lớn thì về lâu dài sẽ làm đình trệ bộ máy hoạt động của doanh nghiệp.
2. Thách thức đối với nhà quản lý cấp trung
a. Sự căng thẳng
Thách thức này đến từ việc nhà quản lý cấp trung bị mắc kẹt ở giữa. Nếu chỉ đơn
thuần nhận ra lãnh đạo từ vị trí giữa đầy căng thẳng là chưa đủ, nhà quản lý cần phải biết
làm sao để giảm bớt sự căng thẳng đó.

b. Sự chán nản
Thách thức này đến từ người lãnh đạo cấp cao không hiệu quả của nhà quản lý cấp
trung. Công việc của nhà quản lý cấp trung không phải là sửa lỗi cho lãnh đạo mà là gia
tăng giá trị cho họ. Điều này không đúng chỉ khi lãnh đạo cấp trên vô đạo đức hoặc phạm
pháp.
c. Thách thức nhiều “mũ”
Quản lý cấp trung cần phải thực hiện nhiều cơng việc và có tri thức vượt ra ngồi
kinh nghiệm cá nhân họ. Với thời gian và nguồn lực có hạn, họ phải giải quyết hàng loạt
những ưu tiên.
Mỗi vai trò hay “chiếc mũ” mà nhà quản lý cấp trung đảm nhận đều có những mục
tiêu và trách nhiệm riêng. Khi nhà quản lý đổi chiếc mũ thì hồn cảnh đã thay đổi. Mục
tiêu thường xác định vai trò và phương pháp thích ứng.
d. Cái tơi
Mọi người đều muốn được thể hiện và lãnh đạo cũng vậy. Thực tế là những quản lý
cấp trung của tổ chức thường bị bỏ qn, họ khơng đạt được sự tín nhiệm mà họ xứng
đáng có được - điều đó tác động đến cái tôi của họ. Thách thức đặt ra là làm sao trở thành
một người trong đội và hài lịng khi đóng góp cho đội.
7


Môn học: Lãnh đạo và Quản lý

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

e. Sự thỏa mãn
Thái độ đúng đắn là thiết yếu đối với sự hài lòng khi nhà quản lý đứng ở vị trí giữa.
Thực tế, vai trị lãnh đạo nằm ở cách nghĩ hơn là chức vị. Với thái độ và kỹ năng đúng
đắn, nhà quản lý có thể ảnh hưởng đến mọi người từ bất kỳ vị trí nào trong tổ chức.
f. Thách thức tầm nhìn
Bảo vệ tầm nhìn khó hơn khi nhà quản lý khơng phải là người tạo ra nó. Nhà quản lý

cấp trung càng đầu tư vào tầm nhìn, nó càng trở thành “của mình” nhiều hơn.
g. Thách thức tầm ảnh hưởng
Lãnh đạo người khác ngoài tầm chức vị của nhà quản lý cấp trun không dễ. Vai trò
lãnh đạo là tầm ảnh hưởng. Nếu nhà quản lý khơng có tầm ảnh hưởng, khơng có chức vị
thì chẳng ai đi theo họ cả. Và càng ngồi phạm vi chức vị của nhà quản lý bao nhiêu thì
càng ít có khả năng lãnh đạo người khác bấy nhiêu.
III. NHÀ QUẢN LÝ CẤP TRUNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP VÀ CÁCH
MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
1. Bối cảnh hội nhập với thế giới
Trong bối cảnh hiện nay, khi “thế giới phẳng” xóa nhịa các ranh giới quốc gia, cùng
với đó là một “thế giới cong” chứa đựng nhiều hiểm họa, rủi ro bất ngờ. Vì vậy, người
lãnh đạo, quản lý cấp trung phải có tầm nhìn xa nhưng phải gắn với thực tế, có năng lực
thích ứng nhanh và phù hợp. Bên cạnh đó là khả năng đánh giá vấn đề một cách tổng thể
đồng thời chú ý đến những chi tiết quan trọng, thấy được các mối liên hệ tiềm tàng của
vấn đề với phần còn lại của bối cảnh bên trong và bên ngoài tổ chức. Người lãnh đạo,
quản lý cấp trung có phẩm chất có thể đưa ra được giải pháp cụ thể, cân nhắc đầy đủ các
mối liên hệ với các yếu tố khách quan và chủ quan, thể hiện sự nhạy cảm với mơi trường
chính trị, kinh tế, văn hóa... Hiện nay có nhiều tranh luận về ba phong cách lãnh đạo lớn
(phong cách lãnh đạo 3D) với các hình thức như: phong cách lãnh đạo trực tiếp, phong
cách lãnh đạo dựa trên sự trao đổi, thảo luận, phong cách lãnh đạo ủy thác, giao phó.
Trong đó, nhà lãnh đạo cấp trung theo phong cách trực tiếp thường đặt ra những yêu cầu
rất cụ thể cho nhân viên; đề cao vai trò gắn trách nhiệm cho từng người, thiết lập các tiêu
8


Môn học: Lãnh đạo và Quản lý

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

chuẩn và dự kiến kết quả mà họ mong muốn đạt được. Với phong cách lãnh đạo dựa trên

sự trao đổi, thảo luận, người lãnh đạo, quản lý sẽ lắng nghe nhân viên đưa ra các ý kiến,
đặt câu hỏi, cung cấp thông tin phản hồi, những giả định về thách thức. Người lãnh đạo,
quản lý phải là người đảm bảo chắc chắn các ý kiến đều được thảo luận cặn kẽ và biến
thành một cuộc tranh luận thực sự. Họ đóng vai trị như là một nhân tố đảm bảo cho các
cuộc thảo luận đi đúng hướng và tất cả mọi thành viên trong tổ chức đều có cơ hội góp ý
kiến. Ở phong cách lãnh đạo ủy thác, giao phó, người lãnh đạo, quản lý thường giải thích
hoặc có những cam kết về các cơng việc cần được thực hiện và khi nào phải hồn thành
cơng việc đó. Cịn cách thức làm việc hồn tồn do cấp dưới chủ động quyết định. Mỗi
phong cách đều chứa đựng những ưu thế khác biệt. Điều quan trọng là mỗi phong cách
lãnh đạo cần phù hợp với những đặc thù của từng tổ chức, từng lĩnh vực.

Vì vậy, người lãnh đạo cấp trung phải có sự hiện diện của kiểu người “lãnh đạo cải
biến” với sự chủ động, có hồi bão, có tầm nhìn, biết trân trọng các cá nhân, biết khích lệ,
động viên tinh thần của cấp dưới. Đó là “tuýp” người lãnh đạo dám đột phá, dám tự chịu
trách nhiệm, dám đối mặt với thách thức. Đã đến lúc kiểu “lãnh đạo tác vụ” mang tính thụ
động, đối phó, chỉ biết quan tâm đến lợi ích trước mắt, khơng có khả năng phát hiện, sử
dụng nhân lực cần phải bị loại trừ, bởi họ đã trở thành rào cản đối với sự đi lên của tổ
chức và do vậy kéo lùi sự phát triển của tổ chức, thậm chí của cả một ngành, một địa
phương.

9


Môn học: Lãnh đạo và Quản lý

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

2. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang làm thay đổi phương thức sản xuất và
phương pháp quản trị dựa trên nền tảng cơng nghệ. Trong mơi trường như vậy, doanh

nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả dựa trên cơ sở quá trình tiếp nhận và đổi mới liên tục, trên
hết là phương thức quản lý của người lãnh đạo đóng vai trị quan trọng trong thúc đẩy
doanh nghiệp thay đổi trong bối cảnh nền công nghiệp 4.0.
Cách mạng công nghiệp 4.0 và yêu cầu về năng lực của đội ngũ lãnh đạo, quản lý
cấp trung của doanh nghiệp ngày càng cao. Những nghiên cứu trên chưa thật sự chú ý
nhiều đến sự thay đổi của môi trường kinh doanh, đặc biệt là cuộc Cách mạng cơng
nghiệp 4.0 đang diễn ra trên tồn thế giới, trong đó có Việt Nam. Cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0 đã và đang làm thay đổi phương thức sản xuất và phương pháp quản trị dựa
trên nền tảng công nghệ. Trong môi trường như vậy, doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả
dựa trên cơ sở q trình tiếp nhận và đổi mới liên tục, trên hết là phương thức quản lý của
người lãnh đạo đóng vai trị quan trọng trong thúc đẩy DN thay đổi trong bối cảnh nền
công nghiệp 4.0. Điều này được thể hiện cụ thể bởi những điểm sau:
Thứ nhất, hiện nay các nhà lãnh đạo nói chúng và nhà quản lý cấp trung nói riêng
trong các tổ chức đang chịu nhiều sức ép về thay đổi phong cách lãnh đạo để phù hợp với
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bao gồm: Các doanh nghiệp phải làm chủ lượng thông
tin và dữ liệu khổng lồ từ internet, môi trường kinh doanh và doanh nghiệp đang biến đổi
thành một hệ sinh thái chứ không đơn thuần như một cỗ máy và sự tăng trưởng vượt bật
của nền kinh tế chia sẻ.
Thứ hai, nền kinh tế chia sẻ hoạt động theo một phương thức hoàn toàn mới buộc
các nhà lãnh đạo phải thay đổi cách lãnh đạo của mình cho phù hợp. Nền kinh tế chia sẻ
làm linh hoạt hóa DN, tất cả các khâu trong chuỗi giá trị sẽ có thể thay đổi linh hoạt hơn
tạo nên một hệ sinh thái doanh nghiệp.
Thứ ba, hệ sinh thái doanh nghiệp đã và đang thay đổi nhanh chóng. Ranh giới giữa
doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với cá nhân ngày càng mờ nhạt. Trong
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhân viên phải tương tác liên tục và đa chiều với nhiều
đối tượng hữu quan.
10


Môn học: Lãnh đạo và Quản lý


GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

Để giải quyết triệt để vấn đề trên, người quản lý cấp trung cần:
Thứ nhất, tiếp nối và phát huy những khả năng lãnh đạo theo quan điểm truyền
thống, Kouzes & Posner (2010): Định hướng hành trình, chia sẻ tầm nhìn, thách thức quy
trình hiện tại, kích hoạt nhân lực hành động, truyền lửa. Bên cạnh đó, trong nền cơng
nghiệp 4.0 đòi hỏi người lãnh đạo doanh nghiệp cần phải có: tư duy phản biện, kỹ năng
cơng nghệ, trí tuệ cảm xúc và kỹ năng lãnh đạo. Các kỹ năng khác như: sự tinh nhuệ,
quản trị sự thay đổi, sáng tạo và phân tích dữ liệu cũng cần được phát triển.
Thứ hai, gắn kết hệ thống: Thiết lập một hệ thống thành cơng để hỗ trợ việc thực
hiện mục đích và các mục tiêu tổ chức, thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả và linh hoạt.
Xây dựng mơ hình quản lý doanh nghiệp thống nhất, chính xác, minh bạch và bảo mật.
Thứ ba, người quản lý cấp trung là người khởi sướng và là người tạo ra những
chuyển biến tích cực trong đội ngũ nhân viên và với cấp trên thông qua việc mạnh dạn đổi
mới phong cách làm việc trên cơ sở lấy nhân viên làm trung tâm và sự ứng dụng công
nghệ vào các dây chuyền sản xuất, kèm theo đó là sự đổi mới, nâng cấp trang thiết bị và
người lao động, đặc biệt là phải chú trọng và đầu tư cho những ý tưởng đột phá.
Thứ tư, lãnh đạo cần tạo điều kiện cho nhân viên của mình triển khai ý tưởng, từ đó
phương thức đánh giá thực hiện cơng việc lấy tính sáng tạo của sản phẩm khoa học, cơng
nghệ làm tiêu chí đánh giá với trọng số cao, từ đó khuyến khích nhân viên tích cực chủ
động sáng tạo trong q trình làm việc.
Thứ năm, tham mưu, đề xuất giao lưu, hợp tác quốc tế trong sản xuất kinh doanh
thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế đa phương, song phương như nghiên cứu khoa
học, trao đổi công nghệ, chuyển giao công nghệ, bồi dưỡng nhân lực, liên kết, hợp tác
kinh doanh với các doanh nghiệp, với các quốc gia phát triển trên thế giới.
11


Môn học: Lãnh đạo và Quản lý


GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy

Như vậy, trong cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 địi hỏi nhà quản lý cấp trung phải
là những chuyên gia, vững về kiến thức chun mơn, có năng lực tư duy sáng tạo, đổi
mới, có kỹ năng phân tích và tổng hợp thơng tin, có khả năng làm việc và ra quyết định
trên cơ sở phân tích các chứng cứ và dữ liệu. Để kiến tạo nên sự vượt trội nhà quản lý cấp
trung cần đổi mới và có phong cách lãnh đạo chuyên biệt để tạo tiền đề đưa mọi người hội
nhập chung vào xu thế toàn cầu, lèo lái đơn vị đi đến thành công.

KẾT LUẬN
Để tiến kịp với thế giới, bắt kịp với xu thế công nghệ, việc nâng cao các kỹ năng,
phẩm chất của người lãnh đạo cấp trung là yêu cầu tất yếu của thời đại. Người lãnh đạo
cấp trung đóng vai trị như một chiếc cầu nối xun suốt tồn bộ q trình vận hành của
cơ quan, tổ chức. Vì vậy, khắc phục những khó khăn, hạn chế và phát huy các kỹ năng
cho nhà lãnh đạo cấp trung từ trang thiết bị, nguồn nhân sự cũng như chuyên môn nghiệp
vụ sẽ tạo mối liên hệ, sự tăng tốc cho cơ quan, tổ chức trong q trình hội nhập tồn cầu.
Mặt khác, cũng cần phải chú ý đến vai trò của người lãnh đạo cấp trung. Lãnh đạo cấp
trung cần khơi dậy niềm tin cho nhân viên để họ đóng góp nhiều hơn cho tổ chức, trao
quyền cho họ, chia sẻ các nhiệm vụ và kết nối các tổ nhóm, gắn kết hệ thống này bằng
cơng nghệ và các mục đích chung. Từ đó thúc đẩy, phát huy tài năng và xây dựng một đội
ngũ nhân viên hiệu quả.

12


Môn học: Lãnh đạo và Quản lý

GVHD: TS. Phạm Cảnh Huy


TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Bộ Nội vụ (2019), Tài liệu bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng.
(2) John C.Maxwell (2018), Nhà lãnh đạo 360o, Nhà xuất bản lao động.
(3) Nâng cao chất lượng quản trị thời cách mạng 4.0 (23/8/2018),
.
(4) Klaus Schwab (2016), Bốn nguyên lý lãnh đạo cho Cách Mạng Công nghiệp
4.0 (Nguyễn Thị Lan Hương dịch), http://www. giaoduc.vn.
(5) />(6) />(7)

Đổi

mới



duy

về

hội

nhập

kinh

tế

quốc

tế


(17/4/2019),

.

13



×