Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Hôn nhân đồng giới theo quy định pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (747.23 KB, 16 trang )

TIỂU LUẬN
HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

1


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối với người Á Đơng nói chung và người Việt Nam nói riêng, gia đình là một giá
trị xã hội quan trọng vào bậc nhất. Nếu ở châu Âu gia đình nhiều khi đơn giản chỉ được
coi là một nhóm xã hội thì ở nước ta, gia đình được coi là một tế bào xã hội có tính sản
sinh với đầy đủ các yếu tố cấu thành của nó như vợ - chồng - con cái. Do đó, đồng tính
luyến ái được coi đó là hiện tượng bất bình thường, sự khiếm khuyết của xã hội. Chủ
nghĩa độc tơn dị tính, coi hơn nhân chỉ được kết hợp giữa hai người nam và nữ đã ăn sâu
vào tâm trí của nhiều người dân Việt Nam. Mặc dù hiện nay, xã hội đã có cái nhìn
thống hơn trước rất nhiều về vấn đề này nhưng không thể phủ định rằng trong khía
cạnh pháp lý quyền của người đồng tính trong đó có quyền thừa nhận hơn nhân đang là
vấn đề hết sức nhạy cảm và có sự tranh cãi rất lớn không chỉ riêng Việt Nam mà cả thế
giới. Xuất phát trên cơ sở quyền mưu cầu hạnh phúc là quyền cơ bản và thiêng liêng của
con người, phe bảo vệ cho rằng cần ủng hộ việc công nhận hôn nhân đồng giới cho
những người thuộc cộng đồng LGBT (cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển
giới). Trái lại, thì phe phản đối việc ủng hộ hơn nhân đồng giới lại lấy nguyên tắc bảo vệ
các giá trị về văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc, cho rằng việc thừa nhận hôn
nhận hôn nhân đồng giới sẽ làm mất đi chức năng duy trì giống nịi – một trong ba chức
năng của hơn nhân, làm lệch lạc nhận thức của trẻ em, và nhiều hệ lụy khác,.... những
cuộc tranh luận như vậy chưa bao giờ đi tới hồi kết. Mặc dù Luật Hôn nhân và gia đình
2014 của nước ta khơng thừa nhận hơn nhân giữa hai người cùng giới tính, nhưng trên
thực tế nhiều người đồng tính vẫn đang chung sống với nhau như một gia đình, từ đó
phát sinh các quan hệ về nhân thân, tài sản hoặc về con cái nhưng lại thiếu cơ chế pháp
lý để điều chỉnh các hậu quả về nhân thân, tài sản và con cái từ việc chung sống giữa họ.
Điều này đã tạo ra nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xét xử của Tòa án. Nhận


thấy đây là một vấn đề mang tính thời sự và rất gần gũi với sinh viên, do đó để hiểu hơn
về vấn đề hôn nhân đồng giới em xin lựa chọn đề tài: “Hôn nhân đồng giới theo quy
định của pháp luật hơn nhân và gia đình Việt Nam”. Vì sự hiểu biết cịn nhiều hạn chế
nên khơng tránh khỏi thiếu sót, rất mong thầy, cơ góp ý để bài tiểu luận thêm phần hoàn
thiện. Em xin cảm ơn.

2


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Khái quát chung về hôn nhân đồng giới
Trước tiên, ta cần phải hiểu “giới/bản dạng giới/ xu hướng tính dục” là gì? Giới là
một thuật ngữ đề cập đến những vai trò, hành vi, hoạt động và thuộc tính được vun đắp
trong mơi trường xã hội mà một xã hội nhất định cho là phù hợp với nam và nữ. Giới
tính sinh học đề cập đến các đặc điểm sinh học và tâm lý để xác định nam giới và nữ
giới. Bản dạng giới là cảm giác nội tại của một cá nhân về việc mình là nam, nữ hay
trạng thái nào khác. Vì là cảm nhận nội tại nên bản dạng giới của mỗi người không nhất
thiết phải thể hiện trước những người khác. Xu hướng tính dục là sự hấp dẫn về mặt tính
dục và cảm xúc của một người dành cho người khác [1] .
Vậy “người đồng giới” là gì? Người đồng giới (người đồng tính) hay đồng tính
luyến ái (homosexual) là người có sự hấp dẫn tình u, hấp dẫn tình dục hoặc việc yêu
đương hay quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính với mình (nam-nam; nữnữ) trong hồn cảnh nào đó hoặc một cách lâu dài. Người đồng tính được chia thành
đồng tính nữ (Lesbian) và đồng tính nam (Gay), họ là một bộ phận của cộng đồng
LGBT bao gồm: Đồng tính – Song tính (Bisexual) – Chuyển giới (Transgender). Ở Việt
Nam còn dùng một số từ như: “bóng”, “bóng kín”, “đồng cơ”, “pê đê” (nam), “ơ môi”
(nữ) [2].
Trái lại với người đồng giới là người dị giới (dị tính), đây là những người có cảm
giác hấp dẫn về tình cảm, thể chất với người khác giới (nam-nữ).
Hôn nhân đồng giới hay hôn nhân cùng giới đã xuất hiện và tồn tại từ khi có lồi
người. Tuy nhiên trong những giai đoạn của lịch sử, mỗi quốc gia đều có những quy

định khác nhau, bắt nguồn từ sự khác nhau về chính trị, văn hóa, truyền thống, tôn giáo,
đạo đức… nhưng trên thế giới hiện nay đều thống nhất về khái niệm: Hôn nhân đồng
giới là hôn nhân giữa những người có cùng giới tính về sinh học. Hơn nhân giữa những
người này xuất phát từ tình yêu đồng giới. Họ tìm thấy ở những người cùng giới tính
như mình sự u thương, sự đồng cảm, ấm áp và mong muốn chung sống cùng nhau như
những người dị giới.
2. Quan điểm về hôn nhân đồng giới trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay
2.1. Quan điểm về hôn nhân đồng giới trên thế giới hiện nay
Hiện nay, một số nước, chưa công nhận hôn nhân đồng giới đã có những giải pháp
đối với vấn đề này. Thông thường với mỗi chúng ta chỉ tồn tại hai khái niệm: hôn nhân
3


và không phải hôn nhân. Tuy nhiên trên thực tế, pháp luật thế giới tồn tại rất nhiều các
chế định khác nhau, thấp hơn hoặc tương tự như hôn nhân. Những chế định này có các
tên gọi như quan hệ gia đình (domestic partnership), kết đơi có đăng ký (registered
partnership), kết hợp dân sự (civil union) hay các tên gọi khác tùy vào từng quốc
gia. Trong đó, hơn nhân là hình thức kết đơi có đăng ký với nhà nước, được cấp giấy
chứng nhận đăng ký kết hôn với đầy đủ tất cả những quyền, nghĩa vụ và sự công nhận
pháp lý như những cặp dị giới. Kết đơi có đăng ký (kết hợp dân sự) là hình thức kết
đơi có đăng ký với nhà nước, được cấp giấy chứng nhận “có quan hệ gia đình,” “kết đơi
có đăng ký” hoặc các tên gọi tương tự. Chế định này quy định cho những cặp cùng giới
một tình trạng, quyền, nghĩa vụ và sự cơng nhận pháp lý tương đương (có thể có một vài
ngoại lệ). Sống chung khơng đăng ký là hình thức kết đơi tự nguyện giữa hai người,
khơng đăng ký với nhà nước. Chế định này áp dụng cho cả cặp cùng giới và khác giới,
tự động phát sinh khi hai người đã chung sống thực tế với nhau một thời gian theo luật
định. Hai người chung sống khơng đăng ký có một số quyền lợi và nghĩa vụ hạn chế liên
quan tới tài sản, nhân thân [3].
Tính tới thời điểm năm 2019, trong tổng số 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới, đã có 28 quốc gia/vùng lãnh thổ chính thức cơng nhận hơn nhân đồng giới, bao

gồm: Áo, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Hoa Kỳ, Đài Loan, Phần Lan, Tây Ban Nha,...; kết đơi
có đăng ký: Pháp, Uruguay, Thụy Sĩ, Isle of Man,...; chung sống khơng đăng ký: Úc,
Croatia, Israel. Có hơn 80 quốc gia/vùng lãnh thổ coi hành vi đồng tính luyến ái là tội
phạm, một số cịn áp dụng hình phạt tử hình đối với những người có hành vi đồng tính
luyến ái. Số quốc gia/vùng lãnh thổ cịn lại có chính sách trung dung, khơng coi đồng
tính luyến ái là bất hợp pháp nhưng cũng khơng cơng nhận hơn nhân đồng tính.
Tại những quốc gia hợp pháp hóa hơn nhân cùng giới, pháp luật đã định nghĩa lại
khái niệm hôn nhân, bãi bỏ điều kiện về giới tính của hai bên phối ngẫu (vợ/chồng) dẫn
đến việc ban hành một luật hôn nhân thống nhất khơng phân biệt giới tính. Ví dụ: Thụy
Điển ghi trong luật hơn nhân của mình là “luật này áp dụng cho tất cả mọi người”. Có
hai nguyên nhân chủ yếu mà nhiều nước bắt đầu thừa nhận quan hệ cùng giới bằng hình
thức “kết đơi có đăng ký” hoặc “quan hệ dân sự” là do các nhà lập pháp không muốn
thay đổi định nghĩa hôn nhân là giữa một nam và một nữ. Bên cạnh đó, các nhà lập pháp
cũng muốn có một bước đệm, một khoảng thời gian chuyển tiếp để xã hội có thể thay
đổi sự suy nghĩ cố hữu về hôn nhân là giữa nam và nữ [3].
Hình thức kết đơi có đăng ký là mơ hình của kỹ thuật lập pháp “tách biệt nhưng
bình đẳng” (“seperate but equal”), với ý tưởng rằng không làm đụng chạm đến những
chế định truyền thống, nhạy cảm, mà vẫn tạo ra được sự công bằng cho tất cả mọi người
một cách hợp pháp. Ở những quốc gia này, điều mà pháp luật hướng tới là thống nhất lại
thành một chế định hôn nhân duy nhất dành cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, quan điểm
4


của những người ủng hộ hôn nhân không phân biệt giới tính là mặc dù quyền lợi của hai
hình thức như nhau, nhưng khi nào vẫn còn sự phân biệt, nghĩa là vẫn chưa có được
cơng bằng thật sự. Đó cũng là lý do ngày càng có nhiều nước chuyển từ hình thức kết
hợp dân sự hay sống chung có đăng ký sang hình thức hơn nhân cùng giới. Tùy vào từng
quốc gia mà thời gian chuyển đổi nhanh hay chậm.
2.2. Quan điểm về hôn nhân đồng giới ở Việt Nam hiện nay
Ở Việt Nam hiện chưa có một cuộc nghiên cứu chính thức nào về giới tính, đặc biệt

là thống kê số lượng người đồng tính nam và đồng tính nữ. Theo một thống kê chưa
chính thức từ tổ chức phi chính phủ CARE ước tính năm 2012 thì Việt Nam có khoảng
từ 50.000 – 125.000 người đồng tính. Hiện nay là năm 2021, chắc hẳn con số đã tăng lên
rất nhiều, một phần là do xã hội đã cởi mở và tâm lý kỳ thị đã giảm bớt cho nên những
người đồng tính cơng khai ngày càng nhiều hơn. Số lượng các cặp đôi công khai hôn
nhân đồng tính của mình ngày càng tăng. Nước ta cũng đã có cái nhìn cởi mở hơn về
cuộc sống hơn nhân giữa họ bởi họ thực sự yêu thương, tôn trọng lẫn nhau, là những
người có ích cho xã hội trên khắp các lĩnh vực: nghệ thuật, điện ảnh, kinh doanh; công
nghệ; âm nhạc; ...
Trước đây, với quy định của Luật hơn nhân và gia đình 2000, xét về kỹ thuật lập
pháp, việc sử dụng quy phạm “cấm” việc kết hôn giữa những người cùng giới tính
(khoản 5, Điều 10) dễ tạo ra hiệu ứng định kiến xã hội đối với người đồng giới. Và hành
vi kết hôn giữa những người cùng giới tính là một trong 05 trường hợp cấm kết hơn. Do
đó, kết hơn giữa những người cùng giới tính là trường hợp bị cấm, căn cứ theo Nghị
định 87/2001/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hơn nhân và gia
đình với mức phạt tiền sẽ từ 100.000 đồng – 500.000 đồng. Tuy nhiên, cùng với sự tiến
bộ trong nhận thức của toàn xã hội về vấn đề kết hôn đồng giới, hiện nay, nước ta đã có
cái nhìn cởi mở hơn về những người đồng tính cũng như hơn nhân giữa họ. Hiện nay,
Luật hơn nhân và gia đình 2014 đã chính thức bỏ quy định này, thay vào đó là “khơng
thừa nhận hơn nhân giữa những người cùng giới tính” (khoản 2, Điều 8). Mặc dù, xét về
bản chất của hai quy định này không khác nhau nhiều, nhưng cũng thể hiện nhận thức
của các nhà làm luật đã có sự thay đổi, việc quy định như trên đã phần nào tác động tới ý
thức trong xã hội, góp phần giảm đi sự kỳ thị trong cộng đồng với người đồng giới.
Trong quá trình xây dựng Luật hơn nhân và gia đình 2014, vấn đề quyền kết hôn của cặp
đôi cùng giới đã được đặt ra bàn luận, xem xét rất nghiêm túc, kĩ lưỡng, nhận được
nhiều ý kiến đóng góp, chia sẻ và bình luận từ các nhóm đối tượng khác nhau. Đây là
một trong những vấn đề gây tranh cãi, nhận được nhiều sự quan tâm khi xây dựng Luật
này. Trong bối cảnh đó, Luật hơn nhân và gia đình 2014 chưa ghi nhận quyền kết hơn
hoặc một hình thức pháp lý khác cho quan hệ chung sống của cặp đôi cùng giới. Quy
định này đã mở ra cơ hội được “kết hôn” cho Cộng đồng LGBT tại Việt Nam, tuy nhiên,

5


điều này chỉ có ý nghĩa về mặt thực tế nhưng khơng có ý nghĩa về mặt pháp lý. Bởi lẽ,
nếu khơng được nhà nước thừa nhận thì cuộc hơn nhân đó sẽ khơng được pháp luật bảo
vệ trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Do đó sẽ phát sinh hai vấn đề sau [4]:
Thứ nhất, về quan hệ nhân thân, giữa họ sẽ khơng có một ràng buộc nào về mặt
pháp lý. Quan hệ giữa họ khơng được gọi là “quan hệ vợ chồng” do đó sẽ không phát
sinh quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng. Ngồi ra khi có nhu cầu nhận
con nuôi, đứa con do họ nhận nuôi sẽ được cấp giấy khai sinh như thế nào? Vấn đề này
vẫn đang bị bỏ ngỏ vì khơng xác định được cha và mẹ.
Thứ hai, về quan hệ tài sản, giữa họ cũng sẽ khơng có “chế độ tài sản trong thời kỳ
hôn nhân”. Tức là quan hệ tài sản giữa họ “trong thời kỳ hôn nhân” không được pháp
luật bảo vệ. Do đó, nếu có phát sinh tranh chấp, tài sản giữa họ sẽ được giải quyết theo
pháp luật dân sự.
3. Một số bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam liên quan tới hôn
nhân đồng giới hiện nay
Quyền của người đồng tính trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình thường đề cập đến
hai quyền: quyền kết hơn và quyền về con cái. Tuy nhiên, vì nước ta chưa thừa nhận hôn
nhân giữa những người đồng giới nên các quy định có liên quan đang tồn tại một số bất
cập sau:
Thứ nhất, quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 có khả năng vượt q giới
hạn quyền kết hôn mà Hiến pháp 2013 quy định tại khoản 1 Điều 36: “Nam, nữ có
quyền kết hơn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng,
vợ chồng bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau”. Như vậy có thể hiểu quy định này của Hiến
pháp không cấm kết hôn cùng giới một cách rõ ràng vì điều luật trên khơng quy định
rõ nam giới, nữ giới có quyền kết hơn, ly hơn với người khác giới với mình. Hơn nữa, có
thể thấy hai thuật ngữ: “Vợ” - “Chồng” chỉ là danh xưng trong cuộc sống giữa hai người
có tình cảm hơn nhân, hai người cùng giới nam hoặc nữ trong sinh hoạt đời sống hiện
nay cũng sử dụng cách gọi này. Về giới tính sinh học thì hai người cùng giới hồn tồn

có thể được xác định là nam hoặc nữ. Từ đó có thể hiểu, Hiến pháp 2013 không bắt buộc
nam chỉ được kết hơn với nữ hay ngược lại, do đó quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Hôn
nhân và gia đình 2014 có khả năng đã vượt q giới hạn quyền kết hôn theo quy định
của Hiến pháp 2013.
Thứ hai, trong luật Hơn nhân và gia đình 2014, tại khoản 1 Điều 2 quy định nguyên
tắc: “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”; khoản 2
Điều 5 quy định cấm hành vi kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; tảo hôn, cưỡng ép kết hôn,
lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn. Trước đây, Điều 4 của Luật hơn nhân và gia đình 2000
cũng có quy định tương tự. Vấn đề đặt ra là nếu người đồng tính hoặc người chuyển giới
6


có xu hướng tính dục đồng tính nhưng vì lý do áp lực từ cha mẹ, gia đình cũng như định
kiến xã hội nên đã chấp nhận kết hôn với một người khác giới thì liệu có vi phạm
ngun tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hay không [5]? Để xác định được thế nào là tự
nguyện kết hôn là điều khơng đơn giản vì như chúng ta đều biết tình cảm là những thái
độ thể hiện sự rung cảm ổn định của con người đối với sự vật hiện tượng có liên quan
đến nhu cầu và động cơ của họ, do đó khơng thể định lượng được trong quy phạm pháp
luật hay thực tế áp dụng. Nếu những người đồng giới kết hơn với người khác giới vì áp
lực từ gia đình, xã hội,... như hiện nay thì chắc chắn việc kết hôn không đáp ứng nguyên
tắc tự nguyện. Ngồi ra, trong trường hợp người bạn đời kết hơn với người đồng giới
không biết sự thật về xu hướng tính dục của chồng/vợ mình thì điều kiện cấm kết hôn
giả tạo sẽ bị vi phạm.
Thứ ba, đối với quyền về con cái, theo quy định của Luật Nuôi con nuôi 2010 và
các văn bản hướng dẫn thi hành hiện nay thì một cặp đơi cùng giới khơng có quyền nhận
con nuôi chung. Tuy nhiên, mỗi người trong cặp đôi đồng giới hồn tồn có thể nhận
con ni riêng của mình: “Một người chỉ được nhận làm con ni của một người độc
thân hoặc của cả hai người là vợ chồng hợp pháp” (khoản 3 Điều 8 Luật Nuôi con ni
2010). Do đó, một người đồng tính nữ hồn tồn có thể sinh con theo phương pháp khoa
học (dưới danh nghĩa là mẹ đơn thân) nhưng người đồng tính nam thì chưa có quyền này

(Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/01/2015 của Chính phủ quy định về sinh con
bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân
đạo). Nếu những người đồng tính nam muốn có con đẻ, họ phải sử dụng đến dịch vụ đẻ
thuê. Trong trường hợp này, người nam đồng tính cùng chung sống cũng khơng thể nhận
là bố ni vì pháp luật quy định khi mối quan hệ con ni đã được xác định thì bố mẹ đẻ
khơng cịn quyền và nghĩa vụ với người con này nữa (khoản 4 Điều 24 Luật Nuôi con
nuôi 2010). Như vậy, rất khó duy trì cả quyền và nghĩa vụ của hai người đồng tính với
đứa con. Tương tự như vậy, khi một người đồng tính nữ sinh con, người đồng giới cùng
chung sống cũng không thể nhận là mẹ nuôi của đứa con và do đó khơng thể thực hiện
quyền giám hộ khi cần thiết. Thực tiễn xét xử của Tòa án trong thời gian qua cho thấy,
đã có một số vụ việc tranh chấp về tài sản giữa những người đồng tính có quan hệ sống
chung nhưng chưa có cơ sở pháp lý cụ thể để giải quyết tranh chấp. Mặt khác, cho dù
hai người trong cặp đơi đồng tính đã có sự sắp xếp tài sản trong q trình chung sống,
nhưng người này sẽ không được quyền thừa kế tài sản của người kia nếu một trong hai
người qua đời đột ngột. Trong hồn cảnh này, sẽ có những tài sản chung phải bán đi để
trả phần giá trị đó cho người nhà của người đã mất mà khơng phải món đồ chung nào hai
người cũng thực hiện thủ tục đăng ký dân sự về sở hữu chung tài sản. Những hạn chế
này chủ yếu xuất phát từ việc pháp luật Việt Nam chưa ghi nhận quyền kết hôn hoặc
một hình thức pháp lý khác cho mối quan hệ chung sống của những cặp đôi cùng giới.
7


4. Quan điểm: Nên hay không nên công nhận hôn nhân đồng giới ở Việt Nam
hiện nay
Qua một cuộc khảo sát và tranh luận trên nhóm “Phản biện khơng thuyết phục, xóa
group! (XGR)” tại mạng xã hội Facebook với sự tham gia của cá nhân em vào ngày 12
tháng 5 năm 2021 với nội dung: “HỢP PHÁP HĨA HƠN NHÂN ĐỒNG GIỚI” đã có
hai luồng ý kiến chủ đạo từ hai phe ủng hộ và phản đối [6]. Tổng hợp các bình luận của
các thành viên trong nhóm, cá nhân em trích dẫn một số quan điểm chính như sau:
Lập luận của phe ủng hộ việc hợp pháp hóa hơn nhân đồng giới, cho rằng:

- “Từ thời xa xưa đã có tình u đồng tính rồi, đồng nghĩa với việc đồng tính hồn
tồn là tự nhiên. Người đồng tính cũng có cơ thể và cấu tạo như bất kì một ai. Họ cũng
học tập và đóng góp. Vì vậy họ cần có quyền cơ bản của một con người. Trong đó bao
gồm tự do u đương và kết hơn với người mình u”;
- “Đồng tính khơng phải là bệnh/rối loạn tâm lý/ tâm thần. Hiệp hội tâm thần học
Hoa kỳ đã loại bỏ đồng tính khỏi danh sách các rối loạn tâm thần vào năm 1973. Tổ
chức y tế thế giới đã loại bỏ đồng tính luyến ái khỏi danh mục bệnh từ năm 1990. Bản
chất của hôn nhân là nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, là chế độ một vợ một chồng, vợ
chồng bình đẳng và tơn trọng lẫn nhau (Hiến pháp 2013). Như vậy, hôn nhân LGBTIQ+
không nằm ngoài quy định này (Dù Hiến pháp chưa thừa nhận "vợ" và "chồng" có thể
cùng giới tính). Trong 2 giá trị: Sinh sản và nuôi dưỡng, xã hội dần nghiêng về hướng
"nuôi dưỡng" hơn. Số lượng trẻ mồ côi, bị chối bỏ vẫn cịn rất nhiều; Kết hơn nhưng
khơng sinh con chưa phải là vấn đề bị phạt, do vậy ủng hộ hơn nhân đồng tính khơng
trái với ngun tắc "kết hơn là phải có con". Chưa kể, với sự tiến bộ của y học, có thể có
hình thức mang thai hộ hoặc họ có thể xin con ni”;...

Lập luận của phe phản đối việc hợp pháp hóa hơn nhân đồng giới, cho rằng:
“.... cho phép hợp pháp hóa hơn nhân đồng giới đồng nghĩa với việc tuyên truyền
gây ảnh hưởng tới trẻ em, đó chính là thế hệ tương lai của xã hội và việc càng ngày càng
có nhiều người đồng tính sẽ gây ra bất ổn xã hội, bất cơng”;
“Xã hội Việt Nam hiện tại chưa thích hợp để luật hóa hơn nhân đồng giới (quan
niệm của thế hệ trước, các tệ nạn bị cho là gắn liền với LGBT+, tỷ lệ dân số vàng đang
có nguy cơ già hóa, dân trí chưa được đồng đều về LGBT+;...). Muốn xây nhà phải làm
móng trước, nền tảng xã hội cần được nâng cao mới chấp nhận được thay đổi không nhỏ
này”;

8


“...Đơn giản như ở Việt Nam, nếu hợp thức hoá hơn nhân đồng giới thì định nghĩa

về kết hơn "là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng" sẽ sai trên thực tế vì khơng có
cơ sở yếu tố nào để xét ai là vợ ai là chồng, trong khi Luật có rất nhiều khoản quy định
về nghĩa vụ của vợ chồng khác nhau. Điều đấy dẫn đến việc phải soạn thảo và sửa đổi
lại luật, một điều tốn kém và không cần thiết đối với bối cảnh Việt Nam hiện nay. Chính
vì thế nước mình cứ khơng cấm đồng tính luyến ái nhưng cũng đồng thời khơng bảo hộ
họ trong quan hệ hôn nhân vẫn là một điều hợp lý”;
“... Đồng tính có tỷ lệ nhiễm HIV trong những người nam quan hệ tình dục với nam
ở TPHCM là 16%, tỷ lệ chỉ đứng sau nhóm tiêm chích ma túy. (Theo báo cáo tiến độ
phịng, chống HIV/AIDS năm 2012)....”;...
Tựu trung lại, ta có thể tổng hợp một số lý do phe đồng ý công nhận hôn nhân đồng
giới: đồng giới không phải là bệnh, không lây lan và nó đã xuất hiện từ khi có lịch sử
lồi người; người đồng tính vẫn học tập, lao động, cống hiến như bao người dị giới
khác; mưu cầu hạnh phúc là quyền tối thiểu của con người, do đó người đồng tính cũng
có tình u, hơn nhân và gia đình; việc hợp pháp hóa sẽ góp phần xác lập quyền, nghĩa
vụ của những cặp đôi với nhau về: thừa kế, đại diện, ni con ni;.... Cịn bên phản đối
dựa trên nguyên tắc bảo vệ các giá trị về văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt
Nam. Giá trị hôn nhân truyền thống bị phá vỡ, mất đi bản sắc dân tộc truyền thống vốn
có; bây giờ chưa phải là thời điểm thích hợp để hợp pháp hóa hơn nhân đồng giới; sẽ
tuyên truyền ảnh hưởng tới nhận thức của trẻ em; mất đi nòi giống; những người trong
cộng đồng này là những đối tượng dễ có nguy cơ lây nhiễm các bệnh xã hội; phải soạn
thảo, sửa đổi lại luật gây tốn kém;... Như vậy, có thể thấy mỗi quan điểm khi nêu ra đều
có lập luận và có các căn cứ nhất định. Đây là vấn đề đã và đang gây tranh cãi rất nhiều
cho xã hội cũng như các nhà làm luật nhưng nhìn chung mục đích hướng đến đều là
hồn thiện pháp luật Việt Nam về hơn nhân giữa những người có cùng giới tính.
Về quan điểm cá nhân, bản thân em ủng hộ tương đối việc hợp pháp hóa hơn nhân
đồng giới vì mong muốn được thừa nhận quyền kết hôn là mong muốn hồn tồn chính
đáng của người đồng tính, nó xuất phát từ quyền cơ bản của con người – quyền mưu cầu
hạnh phúc. Lý do bản thân em không ủng hộ tuyệt đối vấn đề này vì hiện tại chưa phải
là thời điểm thích hợp để thừa nhận hơn nhân đồng giới. Không thể phủ định rằng, hôn
nhân đồng giới bên cạnh những yếu tố tích cực mang lại như đã trích dẫn ở trên thì cũng

cịn nhiều điểm hạn chế, chưa thực sự phù hợp với tình hình hiện nay của đất nước.
Thứ nhất, đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm và mang tính vĩ mơ do đó không thể
quyết định một sớm một chiều. Chắc hẳn nhà nước ta nhận thấy vấn đề này cịn có nhiều
điểm chưa thực sự hợp lý, do đó cần phải xem xét và có định hướng kỹ lưỡng, vì thực tế
hiện nay chỉ mới có 29 trên tổng số 220 quốc gia thừa nhận hôn nhân đồng giới. Những
9


nước thừa nhận hôn nhân đồng giới như: Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển,... là những
nước ln có chỉ số hạnh phúc ở ngưỡng rất cao của thế giới với điều kiện kinh tế xã hội
phát triển. Mặc dù số lượng người đồng giới ở Việt Nam chỉ chiếm số lượng nhỏ, nhưng
cũng cần phải khẳng định không một nhà nước nào vì quyền lợi của thiểu số mà mặc kệ
đa số cả. Do đó khơng thể chạy theo cảm xúc, dùng lý trí để quyết định mà cần phải nghĩ
bao qt theo cục diện. Có thể thấy, Chính phủ nước ta đang giữ một thái độ trung lập
đối với vấn đề hôn nhân đồng giới, việc không thừa nhận nhưng cũng khơng cấm thể
hiện sự khéo léo của Chính phủ trong việc hạn chế những cuộc tranh cãi gay gắt khơng
đáng có trong xã hội.
Thứ hai, phong trào ủng hộ hôn nhân đồng giới chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam
khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trong khi đó Việt Nam là một nước theo truyền thống Á
Đơng, đại bộ phận người dân hiện tại vẫn còn nhiều thành kiến tiêu cực, cũng như sự
hiểu biết còn nhiều hạn chế, chưa đúng về vấn đề này. Do vậy, việc thừa nhận vấn đề
này hiện nay là chuyện không dễ dàng.
Thứ ba, trên thực tế các nước thừa nhận hơn nhân đồng giới hiện nay vẫn chưa có
quy định pháp luật cụ thể và chi tiết về vấn đề này. Do đó quyền lợi và nghĩa vụ của
những cặp đơi đồng giới nói chung và những người đồng giới nói riêng vẫn chưa được
bảo vệ một cách tồn diện nhất. Với kỹ thuật luật pháp của Việt Nam nếu thừa nhận vấn
đề này thì sẽ là một thách thức không nhỏ đối với các nhà làm luật và hoạch định chính
sách.
Thứ tư, chưa thế kiểm sốt được vấn đề xu hướng tính dục hay tập nhiễm hành vi:
Tại thời điểm hiện tại, rất khó để xác định liệu một người có phải bẩm sinh họ có xu

hướng tính dục đồng giới hay là do họ bị tập nhiễm hành vi từ mơi trường xã hội (sách
báo, văn hóa phẩm, mối quan hệ, truyền thông,...) dẫn đến a dua theo phong trào đồng
giới mặc dù bản thân là người dị giới dẫn đến mối lo sẽ làm lây lan đồng tính "giả" và
ngộ nhận trong giới trẻ cũng như làm rối loạn xã hội. Thế nên chưa có một cơng cụ hiệu
quả để xác định vấn đề này thì chúng ta vẫn chưa nên vội vàng hợp pháp hóa hơn nhân
đồng giới.
Từ những quan điểm trên, bản thân em mặc dù đồng ý việc hợp pháp hóa hơn nhân
đồng giới, tuy nhiên với tình hình của Việt Nam hiện tại thì nhà nước cần phải có một lộ
trình, định hướng rõ ràng, cẩn thận, không thể vội vàng công nhận mà cần phải nghĩ bao
quát theo một cục diện rộng.
5. Một số quan điểm về lộ trình tiến tới thừa nhận hôn nhân đồng giới ở Việt
Nam
Từ những sự phân tích ở trên cũng như tìm hiểu của bản thân về quyền của người
đồng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, cá nhân em đưa ra một số quan điểm sau:
10


Thứ nhất, nên cơng nhận hình thức pháp lý: kết hợp dân sự cho mối quan hệ
chung sống của cặp đôi cùng giới.
Như đã bày tỏ quan điểm của cá nhân ở trên, thì nhà nước cần phải có lộ trình phù
hợp, vừa tạo bước đệm trong chuyển biến tâm lý của xã hội; vừa đáp ứng được nguyện
vọng của người đồng tính. Đặc biệt là cần phải sớm ban hành những văn bản quy phạm
pháp luật để điều chỉnh và giải quyết những khó khăn, vướng mắc về mặt pháp luật
trong q trình chung sống của những cặp đơi đồng giới. Theo ý kiến cá nhân, vì chưa
thể thừa nhận hôn nhân đồng giới ở thời điểm hiện tại, do vậy nhà nước nên tham khảo
hướng đi của một số nước trên thế giới về vấn đề này bằng cách lựa chọn hình thức pháp
lý cho mối quan hệ chung sống của những cặp đôi đồng giới là: kết hợp dân sự. Sở dĩ, cá
nhân em cho rằng nên lựa chọn hình thức này vì sẽ mang tính khả thi và phù hợp nhất
đối với Việt Nam trong thời điểm hiện nay. Bởi lẽ, hầu hết quốc gia thừa nhận hơn nhân
đồng giới đều có quy định làm bước đệm chuyển giao từ “cấm” sang “không thừa nhận”

đến “thừa nhận” quyền của người đồng giới và việc chung sống như vợ chồng của người
đồng giới rồi mới có quy định về thừa nhận hơn nhân đồng giới. Ví dụ: Hà Lan quy định
về đăng ký kết hợp dân sự giữa những người cùng giới tính vào năm 1998, nhưng đến
năm 2001 mới thừa nhận chính thức hơn nhân hợp pháp giữa người cùng giới. Tại châu
Á, Trung Quốc và Ấn Độ khơng thừa nhận hơn nhân đồng tính, nhưng đã hợp pháp hóa
quan hệ đồng tính vào năm 1997 (Trung Quốc), năm 2009 (Ấn Độ). Do đó, Việt Nam
nên học hỏi những kinh nghiệm của các nước đi trước về việc cơng nhận hình thức kết
hợp dân sự giữa các cặp đơi cùng giới tính. Điều này đặc biệt có ý nghĩa nhằm giải
quyết những hệ quả phát sinh từ việc chung sống trên thực tế của những người đồng
tính, cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ giống như vợ chồng có đăng ký kết
hơn.
Thứ hai, trong trường hợp nếu luật pháp cho phép cặp đôi đồng giới được kết
hợp dân sự thì nhà nước cần phải sớm ban hành văn bản quy phạm liên quan.
Đặc biệt là các quy phạm về những vấn đề: tài sản chung trong thời kỳ chung sống
giữa hai người đồng tính; Khi phát sinh việc khơng chung sống nữa, phân chia khối tài
sản đã tạo lập trong thời gian đã chung sống thế nào?; Vấn đề nhận nuôi con nuôi chung,
giữa hai người đồng tính thì cả hai có được cùng đứng tên là bố, hoặc cùng đứng tên là
mẹ nuôi của đứa trẻ không?; Vấn đề đại diện cho nhau trong quan hệ dân sự; Vấn đề
thừa kế khi một người qua đời mà không để lại di chúc;...[7]
Thứ ba, nhà nước cần sớm rà soát các văn bản pháp luật hiện hành nhằm có
những điều chỉnh thích hợp theo hướng thừa nhận vấn đề kết hợp dân sự.
Theo đó, cần sửa đổi các quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 theo hướng thừa nhận
các bên trong quan hệ kết hợp dân sự có quyền đại diện cho nhau, giám hộ lẫn nhau…
11


Sửa đổi Luật Nuôi con nuôi 2010 theo hướng thừa nhận quyền ni con của những
người đồng tính. Sửa đổi các quy định trong Luật về hộ tịch 2014 về quyền đăng ký hộ
tịch của những người đồng tính tham gia kết hợp dân sự.
Thứ tư, nâng cao trách nhiệm và vai trò của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế

trong việc giáo dục, định hướng về giới.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tiếp tục mở rộng nội dung của các chương trình giáo
dục giới tính (đặc biệt cho học sinh phổ thơng, sinh viên). Theo đó, cần thông tin, giáo
dục các vấn đề về xu hướng tính dục và bản dạng giới để góp phần định hướng nhận
thức đúng đắn cho học sinh, sinh viên nói riêng và giới trẻ nói chung. Bộ Y tế cần phổ
biến các kiến thức khoa học về xu hướng tính dục, bản dạng giới, đồng tính, chuyển
giới… cho các cơ quan, tổ chức, người dân, gia đình, xã hội và đặc biệt là các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh và cán bộ ngành y tế.
Thứ năm, bản thân những người đồng giới phải thực sự thay đổi và chủ động
hơn để góp phần thay đổi các quan niệm tiêu cực của xã hội về bản thân mình.
Để thay đổi định kiến về mình cần phải có một q trình lâu dài, do vậy những
người đồng giới cần có những động thái tích cực hơn trong việc xây dựng hình ảnh tốt
đẹp trong cộng đồng xã hội, góp phần giúp cho xã hội hiểu về mình hơn [5]. Việc làm
cho xã hội thấy được đồng tính luyến ái là những điều bình thường, tự nhiên, khách
quan là hết sức quan trọng. Từ đó, quan niệm về một xã hội chỉ có dị tính, chủ nghĩa độc
tơn dị tính sẽ dần nhường chỗ cho một xã hội đa dạng tính dục. Như chúng ta đã biết
một số người đồng tính, chuyển giới ở Việt Nam đã vượt lên định kiến, dám khẳng định
bản thân mình và được đơng đảo người ngưỡng mộ, yêu quý như: Hoa hậu chuyển giới
Hương Giang; ca sỹ Lynk Lee;...
Thứ sáu, cần nâng cao nhận thức và phổ biến đến người dân về vấn đề liên
quan tới hôn nhân đồng giới.
Vì là một nước theo truyền thống Á Đơng, nên đại bộ phận người dân hiện nay vẫn
có những thành kiến tiêu cực mặc dù suy nghĩ đã thoáng hơn trước rất nhiều. Việc tuyên
truyền, phổ biến các thông tin trên các phương tiện truyền thông giúp họ nhận thức đầy
đủ và đúng đắn từ đó các cái nhìn cởi mở hơn đối với khơng chỉ người đồng tính nói
riêng mà cả cộng đồng LGBT nói chung. Từ đó sẽ thay đổi được thái độ chấp nhận đối
với hơn nhân đồng giới. Bên cạnh đó, cần có một số chương trình tuyên truyền, phổ biến
kiến thức pháp luật dành riêng cho các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương (trong đó có
người đồng giới) để giúp họ nắm được quyền, nghĩa vụ cũng như các cơ chế bảo vệ
quyền của mình.


12


Thứ bảy, nhà nước cần có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xã
hội bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng LGBT.
Các tổ chức này có sự gần gũi, gắn kết với người thuộc cộng đồng LGBT hơn so
với các cơ quan nhà nước, việc tiếp tục tạo điều kiện thúc đẩy và bảo vệ quyền của
người đồng giới. Các tổ chức này nên đồng hành nhiều hơn với các cơ quan nhà nước
trong các hoạt động về trợ giúp pháp lý, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật,
cũng như chia sẻ tâm tư, nguyện vọng của người đồng giới.
Trên đây là một số ý kiến cá nhân bày tỏ về lộ trình tiến tới hơn nhân đồng giới ở
Việt Nam.

C. KẾT LUẬN
Đồng tính khơng phải là bệnh tâm thần, càng không phải khiếm khuyết của xã hội,
nó là xu hướng tính dục tự nhiên của con người. Những người đồng tính chiếm số lượng
ít trong xã hội và cũng là những đối tượng dễ bị tổn thương nhiều nhất. Xuất phát từ
quyền mưu cầu hạnh phúc – quyền cơ bản, thiêng liêng của con người, người đồng tính
cũng có tình u, cũng có nhu cầu về hơn nhân, gia đình và con cái. Khơng thể phủ nhận
việc hợp pháp hóa nhân đồng giới sẽ giải quyết được nhiều vấn đề, nhưng bên cạnh đó
nó cũng đem lại khơng ít tiêu cực cho mỗi quốc gia. Nhìn vào thực tế hiện nay của đất
nước, việc thừa nhận, hợp pháp hóa các quyền cho người đồng tính cần theo một lộ trình
nhất định. Bởi lẽ, giá trị truyền thống, văn hóa, tơn giáo từ bao đời nay khó có thể thay
đổi ngay được. Mặc dù, xã hội đã có suy nghĩ thống hơn, song nhận thức của đại bộ
phận còn chưa đầy đủ và còn nhiều kỳ thị thì vấn đề hợp pháp hóa một số quyền cho
người đồng tính Việt Nam cần đi theo một lộ trình hợp lý. Do vậy, nên hay khơng nên
thừa nhận hơn nhân giữa những người cùng giới tính là một bài tốn khó cho các nhà lập
pháp và hoạch định chính sách khơng chỉ của riêng Việt Nam mà cả thế giới. Quan điểm
cá nhân trong bài tiểu luận chắc chắn chưa thể sâu sắc và bao quát hết mọi vấn đề,

13


nhưng phải thừa nhận rằng “kết hợp dân sự” giữa các cặp đôi đồng giới sẽ là giải pháp
phù hợp hơn hết của nước ta hiện nay, không chỉ tạo ra một hành lang pháp lý thơng
thống điều chỉnh quan hệ nhân thân, tài sản và nuôi con nuôi của những người đồng
tính mà xa hơn cịn là một bước đệm quan trọng trong việc chính thức thừa nhận hơn
nhân đồng giới trong tương lai./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2015), Giáo trình Luật Hơn nhân và gia đình,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và Gia đình.
3. Quốc hội (2013), Hiến pháp.
4. Quốc hội (2014), Luật Hơn nhân và gia đình.
5. Báo điện tử VnExpress, “Khát vọng hơn nhân của người đồng tính”,
ngày
22/6/2021

[1] Văn phịng Luật sư NHQuang và Cộng sự (2014), Báo cáo viết cho UNDP Việt
Nam, “Quyền nuôi con nuôi của người đồng tính, song tính & chuyển giới tại Việt Nam
– Thực trạng và khuyến nghị”;
[2] Trương Hồng Quang (2012), "Nhận thức về người đồng tính và quyền của
người đồng tính", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (Văn phịng Quốc hội), số 24;
[3] Nguyễn Thu Nam (2012), “Xu hướng tác động của hôn nhân cùng giới: Xu
hướng thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”,
, ngày 20/6/2021;

14



[4] Luật Dương Gia (2021), Kết hôn đồng giới là gì? Việt Nam có cơng nhận kết
hơn đồng giới khơng?, ngày 20/6/2021;
[5] Trương Hồng Quang (2019), “Quyền của người đồng tính, song tính, chuyển
giới và liên giới tính theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ luật học
chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam;
[6] Nhóm Phản biện khơng thuyết phục. Xóa group! (XGP), “Hơn nhân đồng giới”,
ngày
21/6/2021;
[7] Ngô Thị Thanh Thúy (2012), “Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc
gia”, Luận văn Thạc sỹ luật học chuyên ngành Luật Dân sự, Đại học Quốc gia Hà Nội,
Khoa luật.

MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

3

1. Khái quát chung về hôn nhân đồng giới

3

2. Quan điểm về hôn nhân đồng giới trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay
2.1. Quan điểm về hôn nhân đồng giới trên thế giới hiện nay

3

2.2. Quan điểm về hôn nhân đồng giới ở Việt Nam hiện nay


5

3

3. Một số bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam liên quan tới hôn nhân
đồng giới hiện nay 6
4. Quan điểm: Nên hay không nên công nhận hôn nhân đồng giới ở Việt Nam hiện
nay 8
5. Một số quan điểm về lộ trình tiến tới thừa nhận hôn nhân đồng giới ở Việt Nam
10
C. KẾT LUẬN

13
15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC

15

16

14



×