Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

(TIỂU LUẬN) môn học những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế đề tài vấn đề CHUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.28 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI: VẤN ĐỀ CHUNG
BÀI TẬP THÁNG THỨ NHẤT
MÔN HỌC: Những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế
GV: Th.S Ngô Thị Anh Vân
GVHD: Trần Nhân Chính
THỰC HIỆN: Nhóm 4 – Lớp HS46B2
Thành viên:
1. H Trinh Ayũn – 1853801013227
2. Phạm Trần Thành – 2153801013235 (nhóm trưởng)
3. Lương Quốc Uy – 2153801013281
4. Lị Hiển Văn – 2153801013288
5. Đặng Nguyễn Tường Vy – 2153801013292
6. Huỳnh Nguyễn Ngọc Vy – 2153801013295
7. Nguyễn Yến Vy – 2153801013297

TP. HỒ CHÍ MINH, NGÀY 25 THÁNG 3 NĂM 2022


Mục lục
Phần 1

Đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự.................................................................1

Phần 2

Tuyên bố cá nhân đã chết...........................................................................................2

Phần 3



Tổ hợp tác................................................................................................................. 10

Phần 4

Những cụm từ viết tắt............................................................................................... 14


Phần 1

Đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự

Tình huống: A đe dọa để ép B xác lập một giao dịch dân sự.
1. Những quan hệ nào thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự?
Những quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự là: quan hệ về tài sản và quan
hệ về nhân thân.
 Quan hệ tài sản là: Quan hệ giữa người với người về những lợi ích vật chất (dưới dạng

tư liệu sản xuất hoặc tư liệu tiêu dùng) được tạo ra trong quá trình hoạt động sản xuất
của xã hội.
Đặc điểm của quan hệ tài sản:
Là quan hệ ý chí.
Tính hàng hóa – tiền tệ (tính đền bù ngang
giá). Là những quan hệ có nội dung kinh tế.
Các nhóm quan hệ tài sản do pháp luật dân sự điều chỉnh bao
gồm: Quan hệ về quyền đối với tài sản.
Quan hệ về nghĩa vụ và hợp đồng.
Quan hệ về bồi thường thiệt hại.

Quan hệ về dịch chuyển tài sản của người chết cho người còn sống.

 Quan hệ nhân thân là: Quan hệ giữa người với người về những lợi ích tinh thần khơng

có giá trị kinh tế, khơng tính ra được thành tiền và khơng thể di chuyển vì nó gắn liền
với những cá nhân với những tổ chức nhất định. Nó ghi nhận đặc tính riêng biệt và sự
đánh giá của xã hội đối với cá nhân hay tổ chức đó.
Đặc điểm của quan hệ nhân thân:
Liên quan đến những lợi ích khơng trị giá được thành tiền.
Gắn liền với một chủ thể nhất định, không được chuyển giao trừ trường hợp pháp
luật có quy định cho phép.
Các loại quan hệ nhân thân do pháp luật Dân sự điều chỉnh bao gồm:
1


Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản.
Quan hệ nhân thân có liên quan đến yếu tố tài sản.
2. Quan hệ giữa A và B trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS 2005 và BLDS 2015

khơng? Vì sao?
Quan hệ giữa A và B trên thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS 2005 và BLDS 2015. Vì:
Căn cứ vào Điều 1 BLDS 2005: “Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp
lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể
về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).
Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích
của Nhà nước, lợi ích cơng cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an tồn pháp lý trong quan hệ
dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”.
Và Điều 1 BLDS 2015: “Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách
ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp
nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản

và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự)”.
 Ta có thể thấy được rằng: việc A đe dọa để ép B xác lập một giao dịch dân sự là quan hệ

khơng được hình thành trên cơ sở tự do ý chí nên đã vi phạm quan hệ tài sản và vì thế cần
có sự can thiệp của pháp luật để trả lại công bằng cho B đồng thời vơ hiệu hóa giao dịch
dân sự đó.
Phần 2

Tuyên bố cá nhân đã chết

Tóm tắt bản án:
Quyết định số 272/2018/QĐST-DS ngày 27/4/2018 của Tòa án nhân dân Quận 9 TP. Hồ
Chí Minh:

2


-

Người yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự là bà T u cầu Tịa án tun bố ơng C (chồng) là đã
chết. Năm 1985, ông C bỏ đi biệt tích và khơng có tin tức gì và nơi cư trú cuối cùng là tại quận
9. Năm 2017, Tòa án nhân dân Quận 9 ban hành thơng báo tìm kiếm trên các phương tiện
thông tin đại chúng nhưng đến năm 2018 vẫn khơng có tin tức gì. Theo quy định tại điểm d
khoản 1 Điều 71 thì việc bà T u cầu Tịa tun bố ơng C là đã chết là có căn cứ. Tịa án quyết
định tun bố ơng C là đã chết, vì khơng xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng nên
ngày chết được tính là ngày đầu tiên của năm tiếp theo tức ngày 1/1/1986.

Quyết định số 04/2018/QĐST-DS ngày 19/11/2018 của Tòa án nhân dân huyện Đơng Sơn
tỉnh Thanh Hóa:
-


Người u cầu giải quyết vụ án dân sự là anh Quản Bá Đ yêu cầu tòa án tuyên bố chị Quản
Thị K (chị gái anh Đ) là đã chết. Chị gái anh Đ đã bỏ nhà đi khỏi địa phương từ năm 1992
đến nay khơng có tin tức gì. Gia đình anh đã tìm kiếm và thông báo trên phương tiện truyền
thông nhiều lần nhưng khơng có kết quả. Đến 6/7/2018, Tịa án nhân dân huyện Đơng Sơn
đã ra quyết định thơng báo tìm kiếm 03 kỳ liên tiếp, sau 04 tháng thời hạn kể từ ngày đăng
thì chị Quản Thị K vẫn khơng về và khơng có tin tức gì. Do đó đủ cơ sở để khẳng định chị
Quản Thị K đã biệt tích 05 năm liền trở lên và khơng có tin tức xác thực là chị K còn sống.
Tòa án tuyên bố chị K chết là có cơ sở, căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 71
BLDS 2015, vì khơng xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng nên tuyên bố chị K
chết ngày 19/11/2018. Chấm dứt các quan hệ về nhân thân, về tài sản, về hơn nhân và gia
đình, về thừa kế của chị K.

Quyết định số 94/2019/QĐST-VDS ngày 15/11/2019 của Tòa án nhân dân TP. Hà Nội.
-

Người yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự là bà Phạm Thị K, sinh năm 1957 yêu cầu Tòa án
tuyên bố cụ Phạm Văn C (là bố đẻ) đã chết. Từ tháng 01 năm 1997 đã bỏ nhà đi từ đó đến
nay khơng trở về nhà, nơi cư trú cuối cùng tại phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà
Nội. Kể từ khi cụ Phạm Văn C bỏ nhà đi, gia đình bà K đã tìm kiếm nhiều lần nhưng khơng
có kết quả. Năm 2008 gia đình cụ C đã đăng tin tìm cụ C trên các phương tiện thông tin đại
chúng nhưng vẫn không có tin tức gì. Tịa án đã ra Quyết định thơng báo tìm kiếm thơng tin
3


về người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết số 69/2019/QĐ-TA ngày 20/02/2019 và thực hiện
đăng thơng báo tìm kiếm cụ theo Công văn số 70/2019/CV-TA nhưng vẫn không có xác
thực việc cụ C cịn sống hay đã chết. Tại Công văn số 466/BHXH-HBT ngày 25/7/2019 của
Bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng thể hiện không thực hiện chi trả lương hưu cho cụ C từ
tháng 02/1999 do đi vắng lâu ngày không lĩnh lương. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội có

Cơng Văn số 4888/BHXH-KHTC, nội dung đã thể hiện từ tháng 5/1997 đến tháng 1/1999,
ông Phạm Văn C không lĩnh lương hưu. Như vậy việc chi trả lương hưu cho cụ C chỉ được
thực hiện đến hết tháng 4/1997. Căn cứ vào đó, Tịa đã có cơ sở xác định tin tức cuối cùng
về cụ C là tháng 4/1997. Căn cứ vào quy định tại điểm d khoản 1 Điều 71 BLDS 2015 đã
quyết định cụ C đã chết, ngày chết được xác định tại khoản 1 Điều 68 BLDS 2015. Từ đó
xác định cụ Phạm Văn C đã chết kể từ ngày 01/5/1997.
Quyết định số 02/2020/QĐST-DS ngày 13/01/2020 của Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh A
(huyện Cần Đước, tỉnh Long An).
-

Người yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự là ông Đ H yêu cầu Tòa án hủy quyết định tuyên
bố một người là đã chết. Năm 2008 do có mâu thuẫn với vợ nên ông đã đi đến Lâm Đồng
và không liên lạc với gia đình tại quyết định số 01/2011/QĐ-MPH.

-

Ngày 02/3/2011 Tòa án nhân dân huyện C đã tuyên bố mất tích. Tại quyết định số:
01/2015/QĐVDS-ST ngày 20/5/2015 Tịa án nhân dân huyện C đã tuyên bố Đ H đã chết và
tại bản án số: 28/2011/HNST ngày 14/6/2011 Tòa án nhân dân huyện C đã cho ly hôn giữa
Bà N T và Ông Đ H. Ngày 20/11/2019 Ông Đ H đã trở về sinh sống tại A, xã L, huyện C và
có đơn yêu cầu hủy quyết định tuyên bố một người là đã chết. Bà N T đã thừa nhận là ơng
Đ H cịn sống và đồng ý u cầu hủy quyết định tuyên bố một người là đã chết. Qua đối
chiếu kết quả tra cứu hồ sơ hộ khẩu và chứng minh nhân dân đã có đủ căn cứ để xác định
ơng Đ H cịn sống và hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết theo Điều 395 Bộ
luật tố tụng dân sự. Ông Đ H được quyền liên hệ cơ quan có thẩm quyền để xác lập lại các
thủ tục về nhân thân và hộ tịch.

1. Những điểm giống và khác nhau giữa tuyên bố một người mất tích và tuyên bố một

người là đã chết.

4


Giống nhau:
-

Tịa án là cơ quan có thẩm quyền tun bố cá nhân mất tích hay đã chết.

-

Việc tuyên bố một người mất tích hay đã chết là khi người đó biệt tích một thời gian dài và
khơng có tin tức xác thực còn sống.
Đều dựa theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.

-

Khác nhau:
Tiêu chí
Cơ sở pháp

Điều kiện về
thời hạn

Thủ tục tìm
kiếm

2. Một người biệt tích và khơng có tin tức xác thực là cịn sống trong thời hạn bao lâu thì

có thể bị Tịa án tuyên bố là đã chết?
5



-

Theo điểm d khoản 1 Điều 71 BLDS năm 2015: “Biệt tích 05 năm liền trở lên và khơng có
tin tức xác thực là cịn sống thì có thể bị Tòa án tuyên bố là đã chết”.

3. Trong các vụ việc trên (quyết định năm 2018 và 2019), cá nhân bị tun bố chết biệt
tích từ thời điểm nào? Vì sao?
-

Theo Quyết định số 272/2018/QĐST-DS ngày 27/4/2018 của Tòa án nhân dân Quận 9 TP.
Hồ Chí Minh thì ơng Trần Văn C bị tuyên bố là đã chết vào ngày 1/1/1986 vì thuộc trường
hợp khơng xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng. Nên theo khoản 1 Điều 68
BLDS năm 2015 thì ngày chết của ơng C được tính là ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm
có tin tức cuối cùng.

-

Theo Quyết định số 04/2018/QĐST-DS ngày 19/11/2018 của Tịa án nhân dân huyện Đơng
Sơn tỉnh Thanh Hóa thì chị Quản Thị K bị tuyên bố là đã chết vào ngày 19/11/2018. Vì căn
cứ theo Điều 71 BLDS năm 2015 thì ngày chết của cá nhân được xác định từ ngày quyết
định được niêm yết. Ta có thể hiểu như sau: phiên tòa mở vào ngày 9/11/2018, cộng thêm
10 ngày để anh Quản Bá Đ và Viện Kiểm sát cùng cấp kháng cáo, kháng nghị nên ngày
19/11/2018 là ngày bản án chính thức có hiệu lực và cũng là ngày chị K chết theo pháp luật.

4. Cho biết tầm quan trọng của việc xác định ngày chết của một cá nhân? Nêu cơ sở

pháp lý và ví dụ minh họa.
-


Theo quy định khoản 2 Điều 71 BLDS 2015 quy định: “Căn cứ vào các trường hợp quy
định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết”. Có
nghĩa là việc xác định trong từng trường hợp cụ thể là khác nhau chứ không thể cùng quy
về một ngày là ngày mà bản án có hiệu lực pháp luật. Do còn nhiều vướng mắc trong việc
tuyên bố chết, đặc biệt là việc xác định ngày cá nhân đó chết là do quy định của pháp luật
còn chung chung, dẫn đến nhiều cách hiểu chưa thống nhất. Việc xác định ngày chết của
một cá nhân liên quan đến quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản của người đó. Nếu ngày chết
khơng được xác định đúng hoặc hợp lý thì sẽ gây ra nhiều xung đột pháp luật hay xáo trộn
không cần thiết trong xã hội. Ví dụ: Ơng A đang có nghĩa vụ cấp dưỡng ni con thì bỗng
dưng mất tích. Năm 2005, Tịa án tun bố ơng A mất tích theo u cầu của vợ cũ của ơng
A, và tài sản của ông A đã giao lại cho cha mẹ ơng A quản lý. Năm 2007, do có tranh chấp
về nghĩa vụ cấp dưỡng và Tòa án buộc cha mẹ ông A sử dụng tài sản của ông A để tiếp tục
6


thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Đến năm 2010, Tòa án giải quyết yêu cầu tuyên bố chết,
theo như cách xác định ngày chết như trên thì Tịa sẽ tun ông A chết vào năm 2005 và
việc này sẽ mâu thuẫn với bản án đã buộc cha mẹ ông A tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng. Bởi vì khi ông A chết thì nghĩa vụ cấp dưỡng cũng đương nhiên chấm dứt.
5. Tòa án xác định ngày chết của các cá nhân bị tuyên bố chết là ngày nào? Đoạn nào

của các Quyết định trên (quyết định năm 2018 và 2019) cho câu trả lời?
Theo quy định tại Điều 71 BLDS 2015 thì việc tuyên bố một người đã chết được quy định cụ
thể như sau:
1) Người có quyền, lợi ích liên quan có thể u cầu Tịa án ra quyết định tuyên bố một người
là đã chết trong trường hợp sau đây:
a. Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tun bố mất tích của Tịa án có hiệu lực pháp luật mà

vẫn khơng có tin tức xác thực là cịn sống.

b. Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn khơng có tin

tức xác thực là cịn sống.
c. Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên

tai đó chấm dứt vẫn khơng có tin tức xác thực là cịn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác.
d. Biệt tích 05 năm liền trở lên và khơng có tin tức xác thực là cịn sống; thời hạn này được

tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.
2) Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của

người bị tuyên bố là đã chết.
3) Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân

cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về
hộ tịch.
Cụ thể:
-

Quyết định số 272/2018/QĐST-DS ngày 27/4/2018 của Tịa án nhân dân Quận 9 TP. Hồ Chí
Minh:
7


“Về việc xác định ngày chết của ông C: Bà T và ông T xác định ông C bỏ nhà đi cuối năm
1985, Cơng an phường Phước Bình, Quận 9 không xác định được ngày, tháng ông C vắng mặt
tại địa phương. Đây là thuộc trường hợp không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng
của ơng C. Do đó, ngày chết của ơng C được tính là ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin
tức cuối cùng, như vậy ngày chết của ông C là ngày 1/1/1986”.

-

Quyết định số 04/2018/QĐST-DS ngày 19/11/2018 của Tòa án nhân dân huyện Đơng Sơn
tỉnh Thanh Hóa:

“Tun bố chị Quản Thị K – sinh năm 1969 chết ngày 19/11/2018.
Ngày 19/11/2018 là ngày làm căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ về nhân thân,
về tài sản, về hơn nhân gia đình, về thừa kế của chị Quản Thị K”.
6. Đối với hoàn cảnh như trong các quyết định trên (quyết định năm 2018 và 2019), pháp

luật nước ngoài xác định ngày chết là ngày nào?
Đối với hoàn cảnh như trong các quyết định trên (quyết định năm 2018 và 2019), pháp luật
nước ngoài xác định ngày chết là:
- Đối với nước Đức: mất tích 10 năm kể từ tin tức cuối cùng còn sống (05 năm đối với

người già hơn 80 tuổi).
- Đối với nước Trung Quốc: mất tích 04 năm kể từ tin tức cuối cùng còn sống.
7. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định ngày chết trong các Quyết định trên

(quyết định năm 2018 và 2019).
-

Quyết định của Tòa án về việc tuyên bố ông Trần Văn C đã chết vào ngày 01/01/1986 là
chính xác vì nó được xác định tại điểm d khoản 1, khoản 2 Điều 71 và Điều 72 Bộ luật dân
sự 2015.

-

Quyết định của Tòa án về việc tuyên bố chị Quản Thị K đã chết vào ngày 19/11/2018 là vơ
lý vì theo khoản 1 Điều 69 của Bộ luật dân sự 2015 có quy định: “…nếu khơng xác định

được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp

8


theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu khơng xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng
thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng”.
-

Quyết định của Tòa án tuyên bố cụ Phạm Văn C đã chết ngày 01/5/1997 là hồn tồn chính
xác vì tin tức cuối cùng của cụ C là tháng 4/1997 vì nó được quy định theo điểm d khoản 1
Điều 71 và khoản 1 Điều 68 của Bộ luật dân sự 2015.

8. Cho biết căn cứ để hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết và Tòa án tuyên

hủy quyết định tuyên bố ông H đã chết trong quyết định năm 2020 có phù hợp với quy
định khơng? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
-

Căn cứ để hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết là căn cứ vào khoản 1 Điều 73
BLDS 2015: “Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người
đó cịn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tịa
án ra quyết định hủy bỏ quyết định tun bố người đó là đã chết”.

-

Tịa án tuyên hủy Quyết định tuyên bố ông H đã chết trong Quyết định năm 2020 phù hợp
với quy định tại khoản 1 Điều 73 BLDS 2015: “Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về
hoặc có tin tức xác thực là người đó cịn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của
người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người

đó là đã chết”. Theo đó thì Ơng Đ H đã cung cấp đơn xin xác nhận cịn sống tại A, xã L,
huyện C có xác nhận của UBND xã L ngày 09/12/2019. Qua đối chiếu kết quả tra cứu hồ sơ
hộ khẩu và chứng minh nhân dân đã có đủ căn cứ để xác định Ơng Đ H vẫn cịn sống và
người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là bà N T đã trình bày thừa nhận ơng Đ H vẫn cịn
sống và đồng ý yêu cầu hủy quyết định tuyên bố một người là đã chết.

9. Đối với vụ việc được giải quyết trong quyết định năm 2020, bà T và ông H có cịn được

coi là vợ chồng nữa khơng? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
-

Đối với vụ việc được giải quyết trong quyết định năm 2020, bà T và ơng H khơng cịn được
coi là vợ chồng nữa. Vì tại quyết định số: 01/2015/QĐVDS-ST ngày 20/5/2015 Tịa án
nhân dân huyện C đã tuyên bố ông H đã chết và tại bản án số: 28/2011/HNST ngày
14/6/2011 Tòa án nhân dân huyện C đã cho ly hôn giữa bà T và ông H. Căn cứ khoản 1 điều
72 BLDS 2015: “Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực
9


pháp luật thì quan hệ về hơn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó
được giải quyết như đối với người đã chết”. Và ngày 20/11/2019 ông H đã trở về sinh sống
tại A, xã L, huyện C và có đơn yêu cầu hủy quyết định tuyên bố một người là đã chết. Căn
cứ vào điểm a khoản 2 điều 73 BLDS 2015: “Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là
đã chết được khơi phục khi Tịa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã
chết, trừ trường hợp sau đây:
a) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy

định tại khoản 2 điều 68 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hơn vẫn cịn hiệu lực
pháp luật”.
Cho nên đối với vụ việc được giải quyết trong quyết định năm 2020, bà T và ông H khơng cịn

được coi là vợ chồng nữa.
10. Nếu ơng H có tài sản, quan hệ về tài sản trước đây của ông H được xử lý như thế nào

sau khi có quyết định năm 2020? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Nếu ơng H có tài sản, quan hệ về tài sản trước đây của ông H được xử lý căn cứ vào khoản 2
Điều 71 BLDS 2015: “Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải
quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp
luật về thừa kế”. Và căn cứ vào khoản 3, khoản 4 điều 73 BLDS 2015: “Người bị tun bố là
đã chết mà cịn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá
trị tài sản hiện còn. Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này
cịn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản
đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường”; “Quan hệ tài sản giữa
vợ và chồng được giải quyết theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình”.
Phần 3

Tổ hợp tác

Tóm tắt: Bản án số 02/2021/DS-PT ngày 11/1/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông.
Trong vụ án, nguyên đơn là ông Nguyễn Thế Th khởi kiện ngày 25/3/2019 về sự việc:
-

Ngày 13/9/2018, Tổ hợp tác X xã N (viêt tăt la Tô hơp tac) ký hợp đồng thuê quyền sử
dụng đất của ông Nguyễn Thế Th, ba Bùi Thi H để thuê 500m2 đất tọa lac tai thôn 06, xa N,
10


huyện Đ, tỉnh Đắk Nơng, mục đích xây dựng kho cất trữ ca phê sau thu hoach, diện tích đất
cho thuê la một phần của thửa đất số 50, tờ bản đồ số 03, diện tích 12.103m 2 theo Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất số Y do Ủy ban nhân dân huyện Đ cấp ngay 12/12/2006.
Sau khi ký kết hợp đồng va chứng thực tai Ủy ban nhân dân xã N, ông đa tiến hanh phá bỏ

các loại cây trồng và vật phẩm trên mảnh đất. Đến ngày 11/01/2019, ông nhận được Thông
báo số: 01/TB-THT của Tổ hợp tác, nội dung thê hiên do hoan cảnh thay đổi nên hợp đồng
thuê đất được chấm dứt theo Điều 420 của Bộ luật Dân sự năm 2015. Ngày 14/01/2019,
ông đa làm văn bản thông báo cho Tổ hợp tác biết ông không đồng ý chấm dứt hợp đồng
thuê quyền sử dụng đất ký ngay 13/9/2018. Ông cho rằng việc chấm dứt hợp đồng la không
đúng với quy đinh của pháp luật, lam ảnh hưởng đến quyền va lợi ích hợp pháp của gia
đình ơng, nên ơng khởi kiện u câu Tổ hợp tác phải bồi thường thiệt hai về cây cối trước
va sau khi giải phóng mặt bằng với sơ tiên 50.400.000 đồng.
Nhận định của Tòa án phúc thẩm: Tòa án cấp sơ thẩm có những vi phạm và thiếu sót đó là:
-

Chưa xác minh, làm rõ ơng Th ký kết hợp đồng có được các thành viên của Tổ hợp tác ủy
quyền hay không.

-

Không đưa các thành viên trong hộ gia đình vào tham gia tố tụng.

-

Trong quá trình xét xử khơng xem xét hợp đồng cịn hiệu lực hay vô hiệu.

-

Không rõ ràng trong việc xác định bị đơn.

-

Không thơng báo thụ lý vụ án cho những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.


Kết quả quyết định của Tòa án phúc thẩm:
-

Chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Nguyễn Thế Th.

-

Hủy Bản án dân sự sơ thẩm số: 14/2020/DS-ST ngày 27/7/2020 của Tòa án nhân dân huyện
Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông. Chuyển hồ sơ vụ án cho Tịa án nhân dân huyện Đắk R’Lấp,
tỉnh Đắk Nơng để giải quyết lai vụ án theo thủ tục sơ thẩm.

1. Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổ hợp tác và suy nghĩ của

anh/chị về những điểm mới này.
Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổ hợp tác là:

11


So với khoản 1 Điều 111 BLDS 2005 thì tại BLDS 2015 khơng cịn đưa ra khái niệm cụ thể
thế nào là tổ hợp tác, mà chỉ xác định tổ hợp tác khơng có tư cách pháp nhân.
Trong BLDS 2005 quy định chi tiết hơn về Tổ hợp tác tại mục 2 của chương. Đồng thời,
BLDS 2015 khơng cịn tách biệt nhóm chủ thể “hộ gia đình” và “tổ hợp tác” làm 2 mục
riêng mà đặt những quy định nhằm điều chỉnh chung cho các nhóm chủ thể, giúp tránh
những nội dung trùng lặp gây phức tạp trong quy định của pháp luật.
Về chủ thể:
o

Quy định tại khoản 1 Điều 101 trong quan hệ dân sự có sự tham gia của tổ hợp tác thì
các thành viên của tổ hợp tác khơng có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập,

thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự. Đây cũng là quy định mới phù hợp với BLDS 2015 khi cơng
nhận chỉ có cá nhân hoặc pháp nhân mới là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.

o

Tuy nhiên, khoản 1 Điều 101 ở đoạn thứ hai quy định thêm nếu thành viên của tổ hợp
tác tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại
diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện.

Về trách nhiệm dân sự: nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc tham gia quan hệ dân sự của tổ
hợp tác được bảo đảm thực hiện bằng tài sản chung của các thành viên. Trường hợp các
thành viên khơng có hoặc không đủ tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ chung thì người có
quyền có thể u cầu các thành viên thực hiện nghĩa vụ liên đới theo quy định tại Điều 288
BLDS 2015. Hoặc nếu các bên khơng có thỏa thuận, hợp đồng hợp tác hoặc luật khơng có
quy định khác thì các thành viên sẽ chịu trách nhiệm dân sự theo phần tương ứng với phần
đóng góp tài sản của mình; trường hợp khơng xác định được theo phần tương ứng thì xác
định theo phần bằng nhau. Nói cách khác, các thành viên khơng cịn phải chịu trách nhiệm
liên đới vơ hạn bằng tài sản riêng của mình, thay vào đó là trách nhiệm liên đới theo phần.
Hậu quả pháp lý do thành viên khơng có quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện xác
lập được quy định bổ sung thêm trong BLDS 2015 tại Điều 104: Nếu thành viên khơng có
quyền đại diện mà xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhân danh các thành viên khác của tổ
hợp tác hoặc người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diẹn thì giao dịch dân
sự đó vơ hiệu đối với phần nội dung khơng có quyền đại diện. Nói cách khác, phần nội
12


dung giao dịch dân sự do người khơng có quyền đại diện xác lập, thực hiẹn không làm phát
sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.
2. Trong Quyết định năm 2021, đoạn nào cho thấy giao dịch (hợp đồng thuê quyền sử


dụng đất) được xác lập giữa ông Th và bà H với Tổ hợp tác?
Trong Quyết định năm 2021, đoạn cho thấy giao dịch (hợp đồng thuê quyền sử dụng đất) được
xác lập giữa ông Th và bà H với Tổ hợp tác là:
Tại Điều 2 của Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất thể hiện thời hạn thuê quyền sử dụng đất
là 20 năm kể từ ngày 13/9/2018. Ngày 09/01/2019, Tổ hợp tác ban hành thông báo số:
01/TB-THT về việc chấm dứt hợp đồng thuê quyền sử dụng đất giữa Tổ hợp tác với ông
Nguyễn Thế Th với các lý do quy đinh tai Điều 420 của Bộ luật Dân sự năm 2015 (BL 06,
07). Ngày 11/01/2019, ông Th nhận được Thông báo số: 01/TB-THT cua Tổ hợp tác về việc
chấm dứt hợp đồng thuê quyền sử dụng đất với ông Th, ba H. Ngày 14/01/2019, ông Th
làm văn bản thông báo cho Tổ hợp tác biết gia đình ơng khơng đồng ý chấm dứt hợp đồng
thuê quyền sử dụng đất ký ngay 13/9/2018 (BL 92). Như vậy, hợp đồng thuê quyền sử
dụng đất giữa ông Th, bà H với Tổ hợp tác vẫn còn tồn tại trên thực tế.
3. Theo Tịa án, ai phía Tổ hợp tác là bên trong giao dịch (với ông Th và bà H)? Hướng

xác định như vậy của Tòa án có phù hợp với quy định khơng? Nêu cơ sở pháp lý khi trả
lời.
Theo Tịa án, thì ơng Bùi Vĩnh H từ phía Tổ hợp tác là bên trong giao dịch. Hướng xác định
như vậy của Tòa án là chưa phù hợp với quy định. Vì tại đoạn 1 khoản 1 Điều 101 của
BLDS 2015: “Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tư cách pháp
nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác
khơng có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc
ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc ủy quyền
phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người
đại diện thì phải thơng báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết”. Tuy nhiên trong vụ án,
thì Tịa án cấp sơ thẩm chưa xác minh làm rõ việc ông H ký kết hợp đồng thuê đất có được
các thành viên của Tổ hợp tác ủy quyền hay không và trong hồ sơ cũng khơng có văn bản
13



ủy quyền của các thành viên Tổ hợp tác. Vậy nên việc xác định ông H là bên trong giao
dịch của Tổ hợp tác là khơng hợp lý.
4. Theo Tịa án, ai là Bị đơn và hướng xác định như vậy của Tịa án có thuyết phục

khơng? Vì sao?
Theo Tịa án, Bị đơn là ơng Bùi Vĩnh H. Bởi vì tại thời điểm ký kết hợp đồng, ông Bùi Vĩnh
H là người trực tiếp ký kết hợp đồng thuê quyền sử dụng đất và các thành viên trong tổ hợp
tác là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Và cũng vì Tổ hợp tác khơng có tư cách pháp
nhân nên ông Bùi Vĩnh H không phải là người đại diện cho Tổ hợp tác để ký kết hợp đồng.
Bên cạnh đó, Tịa án cấp sơ thẩm chưa xác minh làm rõ việc ông H ký kết hợp đồng thuê
đất có được các thành viên của Tổ hợp tác ủy quyền hay khơng và trong hồ sơ khơng có văn
bản ủy quyền của các thành viên Tổ hợp tác. Theo đoạn 2 khoản 1 Điều 101 BLDS 2015
cho biết: “Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tư
cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm
người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực
hiện” . Từ những lẽ trên thì khi Tịa án xác định ông Bùi Vĩnh H là bị đơn trong vụ án là
thuyết phục và hợp lý.
Phần 4

Những cụm từ viết tắt

BLDS: Bộ luật dân sự.
UBND: Ủy ban nhân dân.
QĐ-TA: Quyết định của Tịa án.
CV-TA: Cơng văn của Tịa án.
BHXH-HBT: Bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng.
BHXH-KHTC: Ban kế hoạch tài chính bảo hiểm xã hội.
QĐ-MPH: Quyết định mở phiên họp.
HNST: Sơ thẩm về hơn nhân gia đình.
QĐST-DS: Quyết định sơ thẩm giải quyết việc dân sự.

QĐST-VDS: Quyết định sơ thẩm giải quyết việc dân sự.
14


TB-THT: Thông báo của Tổ hợp tác.

15



×