ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
٭٭٭٭٭٭٭٭٭
HOÀNG THỊ NGÁT
SỰ BIẾN ĐỔI GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
TOÀN CẦU HOÁ
LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC
Chuyên ngành : Triết học
Mã số : 60 22 80
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN VŨ HẢO
HÀ NỘI - 2009
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN . 7
1.1. Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam 7
1.1.1. Khái niệm giá trị và giá trị đạo đức 7
1.1.2. Khái niệm giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam 13
1.2. Toàn cầu hoá: cơ hội và những vẫn đề đặt ra cho các giá trị đạo
đức truyền thống Việt Nam. 30
1.2.1. Toàn cầu hoá và các quan niệm về toàn cầu hoá. 30
1.2.2. Tính hai mặt của toàn cầu hoá và tác động của nó đến giá trị đạo
đức truyền thống Việt Nam 35
Chƣơng 2: SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU
HOÁ 45
2.1. Sự biến đổi của một số giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam
trong bối cảnh toàn cầu hoá 45
2.1.1. Tinh thần yêu nƣớc 48
2.1.2. Chữ hiếu 56
2.1.3. Tinh thần nhân ái 60
2.1.4. Tinh thần đoàn kết 64
2.2. Một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức
truyền thống Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 69
2.2.1. Giải pháp kinh tế - xã hội 70
2.2.2. Giải pháp giáo dục 71
2.2.3. Giải pháp về mặt pháp luật 74
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi con ngƣời Việt Nam hôm nay luôn tự hào trƣớc lịch sử hàng ngàn
năm của dân tộc mình – lịch sử chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, chống
lại những kẻ thù xâm lƣợc hùng mạnh để bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng,
phát triển đất nƣớc. Quá trình lịch sử đó đã hun đúc, tạo nên những giá trị đạo
đức truyền thống của dân tộc. Có thế nói, những giá trị đạo đức truyền thống
ấy vừa là kết quả, vừa là động lực của quá trình đấu tranh gian khổ, quật
cƣờng của dân tộc ta chống lại thiên tai địch họa. Trong suốt quá trình tồn
tại và phát triển, toàn thể nhân dân ta đã chiến thắng những kẻ thù lớn
mạnh hơn chúng ta nhiều lần nhƣ các thế lực phong kiến phƣơng Bắc, thực
dân Pháp, đế quốc Mỹ. Với một dân tộc Việt Nam nhỏ bé, kinh tế còn
nghèo nàn, lạc hậu thì những chiến thắng đó có đƣợc chắc chắn không phải
chỉ nhờ sức mạnh vật chất mà còn nhờ sức mạnh tinh thần – sức mạnh
đƣợc phát huy từ những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Đó là tinh
thần yêu nƣớc, tinh thần nhân ái, tinh thần đoàn kết… Những giá trị đạo
đức truyền thống ấy đã làm nên cốt cách, tinh thần, sức mạnh của con
ngƣời Việt Nam đƣợc bạn bè thế giới khâm phục.
Các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam tuy mang tính ổn định
nhƣng không phải bất biến mà luôn biến đổi cùng với sự thay đổi của điều
kiện kinh tế – xã hội. Trải qua lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc, các
giá trị đạo đức truyền thống không ngừng đƣợc thử thách, bổ sung và làm
phong phú thêm đặc biệt là trong quá trình Việt Nam mở của hội nhập quốc tế
trong xu thế toàn cầu hoá.
Toàn cầu hoá hiện đang là xu thế tất yếu khách quan, tác động mạnh
mẽ đến các quốc gia dân tộc. Nó đòi hỏi các quốc gia phải hội nhập vào dòng
chảy toàn cầu nếu không muốn ngày càng bị tụt hậu xa hơn so với khu vực và
thế giới. Tuy nhiên, toàn cầu hoá không những tạo ra cho các nƣớc những cơ
2
hội mà cả những thách thức. Trong các thách thức đó, thách thức về văn hoá,
về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, các giá trị đạo đức truyền
thống đƣợc coi là một trong những nguy cơ không nhỏ đối với các nƣớc đang
phát triển.
Đối với Việt Nam, những cơ hội và thách thức đó không phải là ngoại
lệ khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá. Hội nhập quốc tế trong xu thế toàn
cầu hoá đã đem lại cho chúng ta những cơ hội để phát triển kinh tế, giao lƣu
văn hoá làm giàu có thêm nền văn hoá của dân tộc, nhƣng đồng thời cũng đặt
ra cho chúng ta những thách thức và một trong những thách thức đáng lo ngại
đó là sự xói mòn, thậm chí huỷ hoại các giá trị đạo đức truyền thống của dân
tộc, dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc tức là đánh mất sức
mạnh vốn có của dân tộc mình.
Trong quá trình hội nhập toàn cầu hoá, phát triển kinh tế thị trƣờng ở
Việt Nam những năm qua cho thấy, các giá trị đạo đức truyền thống của dân
tộc đã có sự biến đổi mạnh mẽ. Một mặt, chúng đƣợc kế thừa và bổ sung các
yếu tố mới mang tính nhân loại cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới của đất
nƣớc nhƣng mặt khác cũng xuất hiện một số biểu hiện suy giảm trong một bộ
phận nhân dân. Điều đó đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu sự biến đổi các giá trị
đạo đức truyền thống, tìm ra các giải pháp để hạn chế những biến đổi tiêu cực
và hƣớng các giá trị đạo đức truyền thống biến đổi theo hƣớng tích cực. Nói
cách khác, chúng ta cần phải nghiên cứu sự biến đổi đó, đƣa ra các giải pháp
sao cho trong quá trình hội nhập quốc tế, chúng ta không những không đánh
mất những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, mà còn giữ gìn và phát huy
những giá trị đó, nâng chúng lên một tầm cao mới đủ sức nắm bắt những cơ hội
do toàn cầu hoá mang lại để các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam tiếp tục
đóng vai trò là sức mạnh tinh thần giúp dân tộc ta chiến thắng đói nghèo, lạc
hậu, xây dựng và phát triển đất nƣớc trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Đó
chính là lý do thôi thúc tôi chọn đề tài: “Sự biến đổi giá trị đạo đức truyền
thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá” cho luận văn của mình.
3
2. Tình hình nghiên cứu
Việc tìm hiểu về giá trị đạo đức truyền thống, toàn cầu hoá và tác động
của nó đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá của mỗi quốc gia là một vấn đề
lớn và mang tính thời sự. Vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các
tác giả đề cập đến vấn đề này ở các góc độ khác nhau:
- Tác giả Lê Hữu Nghĩa – Lê Ngọc Tòng (đồng chủ biên) với cuốn
sách: “Toàn cầu hoá: những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Đây là kết quả
nghiên cứu của đề tài khoa học cấp nhà nƣớc KX.08.01 về “Xu thế toàn
cầu hoá trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” gồm 27 chuyên luận tập
trung làm rõ các vấn đề về đặc điểm, bản chất của toàn cầu hoá, tính chất
hai mặt của toàn cầu hoá đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia và
đối với nền văn hoá của các dân tộc. Thông qua đó, các tác giả đã đề xuất
một số giải pháp nhằm bảo vệ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân
tộc trong bối cảnh toàn cầu hoá.
- Tác giả Trần Văn Giàu trong cuốn “Giá trị tinh thần truyền thống của
dân tộc Việt Nam” đã đề cập đến cơ sở hình thành, nội dung và biểu hiện của
các giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc trong đó chủ yếu là các giá trị
đạo đức.
- Tác giả Vũ Minh Giang, Phan Huy Lê qua đề tài KX.07 – 02 nhan
đề “Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay” đã nghiên
cứu, khảo sát sự biến đổi của các giá trị truyền thống Việt Nam trong điều
kiện phát triển kinh tế thị trƣờng, đồng thời đƣa ra những kiến nghị,
phƣơng hƣớng để giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
- Xu thế toàn cầu hoá đang đặt các giá trị truyền thống trƣớc những
thách thức mới. Trong năm 2001 đã diễn ra cuộc hội thảo quốc tế bàn về vấn
đề giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hoá và
đƣợc tập hợp lại trong cuốn “Giá trị truyền thống trước những thách thức của
4
toàn cầu hoá”. Qua cuốn sách, các tác giả đã phân tích cơ hội cũng nhƣ thách
thức của toàn cầu hoá với các giá trị văn hoá Việt Nam. Từ đó, các tác giả
cũng đặt ra yêu cầu cấp bách cần giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống
Việt Nam trƣớc tác động của toàn cầu hoá.
- Trƣớc tác động của toàn cầu hoá đối với các giá trị đạo đức truyền
thống, trong những năm vừa qua đã có nhiều lụân văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ
nghiên cứu về vấn đề này. Có thể kể ra một số công trình nhƣ: “Tác động của
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với sự thay đổi các giá trị truyền thống của
người Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Học (ĐHKHXH & NV); “Kế thừa
và phát huy những giá trị truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu
hoá” của tác giả Mai Thị Quý (Viện Triết học); “Vấn đề kế thừa và phát huy
các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị
trường ở nước ta” của tác giả Nguyễn Văn Lý (Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh). Qua công trình của mình, các tác giả đã làm rõ những giá trị
truyền thống Việt Nam cần kế thừa và phát huy trong quá trình chuyển sang
nền kinh tế thị trƣờng cũng nhƣ trong quá trình hội nhập toàn cầu hoá.
Ngoài các cuốn sách trên, đã có nhiều bài viết, nhiều công trình đăng trên
các tạp chuyên ngành nghiên cứu về vấn đề này: Giá trị truyền thống - nhân lõi
và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc”, “Một số chuẩn mực
ưu trội khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường” của tác giả Nguyễn Văn
Huyên; “Toàn cầu hoá và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống của con người Việt
Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền; “Toàn cầu hoá và sự biến
động của một số giá trị ở Việt Nam” của tác giả Hồ Sỹ Quý
Tuy nhiên, qua các tài liệu, chúng tôi hầu nhƣ chƣa thấy có công trình
nào nghiên cứu một cách chuyên biệt và có hệ thống về sự biến đổi các giá trị
đạo đức truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá. Vì vậy, luận văn
này có thể coi là một cố gắng bổ sung phần nào những thiếu hụt nói trên.
5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm rõ sự biến đổi của một số
giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá, từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền
thống Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ các khái niệm giá trị, giá trị đạo đức và giá trị đạo đức truyền
thống Việt Nam; trình bày khái quát sự hình thành và nội dung một số giá trị
đạo đức truyền thống Việt Nam.
- Phân tích làm rõ khái niệm toàn cầu hoá, cơ hội và thách thức của
toàn cầu hoá đối với các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam.
- Phân tích sự biến đổi của một số giá trị đạo đức truyền thống Việt
Nam dƣới tác động của toàn cầu hoá.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức
truyền thống Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu sự biến đổi của các
giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Khi nghiên cứu sự biến đổi các giá trị đạo đức
truyền thống Việt Nam dƣới tác động của toàn cầu hoá, tác giả chủ yếu xem
xét nó dƣới giác độ triết học, tìm nguyên nhân biến đổi các giá trị đạo đức
truyền thống Việt Nam từ sự thay đổi của điều kiện kinh tế – xã hội. Tuy
nhiên, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, tác giả không thể khảo sát
hết tất cả các giá trị đang biến đổi mà chỉ tập trung nghiên cứu một số giá trị
tiêu biểu nhƣ: tinh thần yêu nƣớc, chữ hiếu, tinh thần nhân ái, tinh thần đoàn
kết… Qua đó, luận văn đề xuất một số giải pháp định hƣớng nhằm giữ gìn và
phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.
6
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận
Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của
Đảng cộng sản Việt Nam về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Bên cạnh đó, luận văn cũng kế thừa
những kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học đã công bố có liên
quan đến đề tài.
Cơ sở phƣơng pháp luận: Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở vận dụng
phƣơng pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử,
kết hợp chặt chẽ các phƣơng pháp nhƣ: phƣơng pháp lôgíc – lịch sử, phƣơng
pháp phân tích – tổng hợp, phƣơng pháp so sánh….
6. Ý nghĩa của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần vào việc nghiên cứu sự biến đổi
giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu cho việc
nghiên cứu những vấn đề có liên quan.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chƣơng, 4 tiết và các tiểu mục.
7
Chương 1
GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam
1.1.1. Khái niệm giá trị và giá trị đạo đức
* Khái niệm giá trị
Giá trị là khái niệm mọi ngƣời đều dùng và quen dùng nhƣng để đƣa ra
một định nghĩa về giá trị lại không đơn giản. Là phạm trù trung tâm của khoa
học giá trị học, thuật ngữ giá trị đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều khoa học
khác nhau nhƣ triết học, toán học, kinh tế học…nhƣng ở mỗi môn khoa học,
khái niệm giá trị có nội hàm rộng hẹp khác nhau và có những cách phân loại
khác nhau.
Nhìn từ góc độ toán học, giá trị dùng để chỉ kết quả của một phép tính,
giá trị của một phƣơng trình, giá trị của một ẩn số.
Nhìn từ góc độ kinh tế học, giá trị là giá trị hàng hoá, là lao động xã hội
của ngƣời sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá đó. Những hàng hoá có
lƣợng hao phí lao động xã hội càng lớn thì giá trị của nó càng cao và ngƣợc
lại. Để cho hàng hoá bộc lộ giá trị thì phải có sự trao đổi giữa ngƣời có sản
phẩm và ngƣời có nhu cầu về sản phẩm. Trong kinh tế chính trị học, giá trị là
một phạm trù lịch sử chỉ tồn tại trong sản xuất hàng hoá.
Đối với triết học, khái niệm giá trị có lịch sử lâu đời và đã có nhiều quan
điểm khác nhau về giá trị nhƣng do hạn chế về giai cấp, về nhận thức, những
quan điểm về giá trị thƣờng không phù hợp với giá trị thực sự của con ngƣời.
Quan điểm tôn giáo quy mọi giá trị của cuộc sống vào nguồn gốc thần
bí, do thƣợng đế sáng tạo ra và sắp đặt.
Chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm coi giá trị là sự tồn tại của những bản
chất tiên thiên, những chuẩn mực lí tƣởng tồn tại bên ngoài sự vật, không phụ
thuộc vào nhu cầu và mong muốn của con ngƣời.
8
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa tƣơng đối lại phủ nhận tính
khách quan của giá trị, coi giá trị chỉ là ý nghĩa chủ quan mà con ngƣời áp đặt
cho sự vật.
Chủ nghĩa Mác ra đời đã đƣa lại cho con ngƣời một quan niệm thực sự
khoa học về giá trị. Dƣới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, chúng ta quan
niệm “giá trị là những thành tựu của con ngƣời góp phần vào sự phát triển đi
lên của lịch sử xã hội, phục vụ cho lợi ích và hạnh phúc của con ngƣời. Giá trị
xuất phát từ mối quan hệ giữa chủ thể và đối tƣợng, nghĩa là từ thực tiễn và
chiến đấu của con ngƣời xã hội. Giá trị vì thế đƣợc xác định bởi sự đánh giá
đúng đắn của con ngƣời, xuất phát từ thực tiễn và đƣợc kiểm nghiệm qua thực
tiễn” [15; 10].
Với ý nghĩa đó, tác giả Hồ Sỹ Quý đƣa ra định nghĩa: “Giá trị là thuật
ngữ đƣợc sử dụng rộng rãi trong các tài liệu triết học và xã hội dùng để chỉ ý
nghĩa văn hoá và xã hội của các hiện tƣợng. Về thực chất, toàn bộ sự đa dạng
của hoạt động ngƣời, của các quan hệ xã hội, bao gồm cả những hiện tƣợng tự
nhiên có liên quan, có thể đƣợc thể hiện là các “giá trị khách quan” với tính
cách là khách thể của quan hệ giá trị, nghĩa là, đƣợc đánh giá trong khuôn
thƣớc của thiện và ác, chân lý và sai lầm, đẹp và xấu, đƣợc phép và cấm kỵ,
chính nghĩa và phi nghĩa” [46; 42].
Trong từ điển Tiếng Việt, giá trị đƣợc định nghĩa là “cái làm cho một
vật có ích lợi, có ý nghĩa, là đáng quý về mặt nào đó” [58 ; 368].
Theo tác giả Trƣờng Lƣu: “mọi giá trị đều nằm trong mối quan hệ giữa
ngƣời và vật, chỉ khi nào sự vật khách quan có ích đối với con ngƣời thì mới
gọi là giá trị” [38;32].
Thống nhất với quan niệm trên, tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn cho rằng:
“Nói đến giá trị tức là muốn khẳng định mặt tích cực, mặt chính diện, nghĩa là đã
bao hàm quan điểm coi giá trị gắn với cái đúng, cái tốt, cái hay, cái đẹp; là nói đến
cái có khả năng thôi thúc con ngƣời nỗ lực hành động và nỗ lực vƣơn tới”[5; 16].
9
Chúng tôi ủng hộ quan niệm trên về giá trị. Nói đến giá trị tức là chỉ đề
cập đến mặt tích cực, chính diện, coi giá trị gắn liền với cái đúng, cái tốt, cái
hay, cái đẹp.
Với quan niệm coi giá trị là khả năng của các sự vật vật chất, tinh thần
có thể thỏa mãn nhu cầu và phục vụ lợi ích của con ngƣời thì xét đến cùng, giá
trị luôn mang tính xã hội, tính lựa chọn và tính văn hóa. Giá trị phát sinh, phát
triển cùng với hoạt động thực tiễn của con ngƣời và mang tính lịch sử khách
quan. Điều đó có nghĩa là sự xuất hiện, tồn tại hay mất đi của một giá trị nào đó
không phụ thuộc vào ý thức của con ngƣời mà nó phụ thuộc vào sự xuất hiện,
tồn tại hay mất đi của một nhu cầu nào đó của con ngƣời do yêu cầu của hoạt
động, của thực tiễn trong đó có con ngƣời sinh sống và hoạt động.
Giá trị của sự vật không phải tồn tại tự nó mà đƣợc đặt trong mối quan
hệ ngƣời nhất định. Trong giá trị, khách thể không tồn tại độc lập với con
ngƣời - chủ thể mà là kết quả của mối quan hệ không tách rời giữa chủ thể và
khách thể. Theo nghĩa đó, giá trị phải đƣợc xác định từ hai phía: khách thể
(bản thân sự vật với những phẩm chất khách quan của nó) và chủ thể (sự đánh
giá của con ngƣời). Giá trị không phải chỉ là cái chủ quan thuần tuý nhƣ nhiều
ngƣời ngộ nhận mà trong giá trị luôn có sự thống nhất giữa tính chủ quan và
tính khách quan. Bởi vì chính những khách thể, những đối tƣợng mang trong
mình chúng khả năng thoả mãn những nhu cầu của con ngƣời, mang lại lợi
ích cho con ngƣời và chính con ngƣời, các tập đoàn ngƣời biểu hiện thái độ,
quan điểm, sự đáng giá của họ về các khả năng đó cũng nhƣ về mức độ mà họ
có thể chấp nhận.
Với tƣ cách là cái có ích, có ý nghĩa, cái cần thiết cho chủ thể, giá trị
không phải là một hiện tƣợng nhất thành bất biến. Trong quá trình hoạt động
thực tiễn, con ngƣời không ngừng làm biến đổi hiện thực khách quan và cũng
chính trong quá trình đó nhu cầu và lợi ích của con ngƣời cũng biến đổi. Hoàn
cảnh bên ngoài (các khách thể) thay đổi, nhu cầu và lợi ích của chủ thể thay
10
đổi thì đƣơng nhiên giá trị cũng phải thay đổi theo. Giá trị của một sự vật hiện
tƣợng không chỉ phụ thuộc vào chủ thể, quan hệ của nó mà còn có thể thay
đổi theo phạm vi. Mỗi thời đại, mỗi cộng đồng xã hội đều có những quan
niệm khác nhau về giá trị và cũng có những chuẩn mực khác nhau. Vì thế,
thang bậc giá trị trong xã hội nói chung luôn vận động, biến đổi và lịch sử loài
ngƣời cũng chính là lịch sử của quá trình tích luỹ, chọn lọc, kế thừa và không
ngừng tìm ra các giá trị mới ngày càng phù hợp hơn cho sự phát triển tiến bộ
của con ngƣời.
Trong lịch sử tƣ tƣởng nhân loại có nhiều cách phân loại giá trị:
Dựa vào mục đích phục vụ nhu cầu con ngƣời, giá trị có hai loại là giá
trị vật chất và giá trị tinh thần. Giá trị vật chất thể hiện rõ nét trong đời sống
kinh tế xã hội, gắn bó trực tiếp với tồn tại xã hội, quyết định sự tồn tại và phát
triển của xã hội loài ngƣời, là cơ sở sản sinh ra các giá trị tinh thần. Giá trị
tinh thần của xã hội bao gồm các giá trị khoa học, đạo đức, nghệ thuật đánh
dấu sự phát triển về các mặt: chân - thiện - mỹ của đời sống xã hội. Đó là
những quan hệ tốt đẹp mà xã hội đã đạt đƣợc nhằm phát triển và hoàn thiện
đời sống xã hội.
Căn cứ vào chủ thể chịu ảnh hƣởng, giá trị có thể phân chia thành giá
trị cá nhân và giá trị xã hội. Những gì có ích, có ý nghĩa đối với từng cá nhân
thì gọi là giá trị cá nhân. Những gì cần thiết, đảm bảo cho sự tiến bộ xã hội
gọi là những giá trị xã hội. Giá trị xã hội đƣợc phân chia thành nhiều nấc
thang: dân tộc, quốc gia, nhân loại
Dựa vào mức độ lâu dài và phạm vi ảnh hƣởng, ngƣời ta chia giá trị
thành giá trị nhất thời và giá trị bền vững. Giá trị nhất thời là giá trị đƣợc hình
thành và tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn, có phạm vị ảnh hƣởng hẹp.
Giá trị bền vững là những giá trị đã đƣợc hình thành trong quá trình lịch sử
đến nay vẫn còn tồn tại và ảnh hƣởng trên một phạm vi rộng lớn. Những giá
trị này đƣợc tích luỹ lại, lƣu truyền trong không gian và thời gian.
11
Giá trị đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con ngƣời. Nó là
cái con ngƣời dựa vào để xác định mục đích, phƣơng hƣớng cho hoạt động
của mình. Giá trị là cơ sở của các chuẩn mực, quy tắc xác định cách thức hành
động của con ngƣời. Nói cách khác, cách thức hành động của con ngƣời trong
xã hội đƣợc chỉ đạo bởi các giá trị. Giá trị là động cơ thúc đẩy hoạt động của
con ngƣời vì các nguyện vọng và mục đích của các cá nhân đều đƣợc đối
chiếu với các giá trị nằm trong cấu trúc nhân cách. Các giá trị, nhất là các giá
trị chung, phổ biến đƣợc coi nhƣ phƣơng tiện cơ bản để tạo sự liên kết, hợp
tác của mọi thành viên trong xã hội.
* Khái niệm giá trị đạo đức
Để làm rõ khái niệm giá trị đạo đức, trƣớc hết cần làm rõ khái niệm đạo
đức. Có thể nói, một trong những thuật ngữ gắn liền với thuật ngữ giá trị là
thuật ngữ đạo đức. Có nhiều định nghĩa về đạo đức đã đƣợc đƣa ra từ trƣớc
tới nay trong các công trình khác nhau. Đạo đức về mặt từ ngữ, theo Hoàng
Phê đƣợc định nghĩa theo hai khía cạnh sau: “1. Những tiêu chuẩn, nguyên tắc
đƣợc dƣ luận xã hội thừa nhận quy định hành vi, quan hệ của con ngƣời với
nhau và đối với xã hội (nói tổng quát). 2. Phẩm chất tốt đẹp của con ngƣời do
tu dƣỡng theo những chuẩn mực đạo đức mà có” [44; 290].
Từ điển chính trị vắn tắt định nghĩa: “Đạo đức - một trong những hình
thái ý thức xã hội, là toàn bộ các chuẩn mực hành vi trong xã hội, trong gia
đình. Khác với các quy phạm pháp luật mà việc tuân thủ chúng do các cơ
quan nhà nƣớc duy trì và kiểm tra, đạo đức dựa trên cơ sở dƣ luận và tác động
của xã hội, dựa trên quan điểm, truyền thống, thói quen. Đạo đức đƣợc thể
hiện ở hành vi của con ngƣời, ở thái độ của con ngƣời đối với xã hội, đối với
lao động, gia đình, tập thể” [59; 115].
Giáo trình Đạo đức học đƣa ra định nghĩa về đạo đức: “Là một hình
thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội
nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con ngƣời trong quan hệ với
nhau và quan hệ với xã hội, chúng đƣợc thực hiện bằng niềm tin cá nhân, bởi
truyền thống và sức mạnh của dƣ luận xã hội” [21; 8].
12
Từ những quan niệm trên, chúng ta có thể coi “đạo đức là một hình thái
ý thức xã hội, là tổng số những quy tắc, chuẩn mực xã hội có tác dụng điều
chỉnh hành vi của con ngƣời thông qua dƣ luận xã hội”.
Với tƣ cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức không phải là một
hiện tƣợng siêu nhiên thần bí đƣợc áp đặt từ bên ngoài vào và cũng không
phải là sản phẩm chủ quan của con ngƣời mà là sản phẩm của xã hội, đƣợc
hình thành trên cơ sở tồn tại xã hội nhất định và phản ánh chính từ tồn tại xã
hội đó. Khi nền tảng kinh tế xã hội thay đổi, tất yếu dẫn đến những thay đổi
trong đời sống tinh thần của xã hội, đến những thay đổi trong hệ thống giá trị
truyền thống trong đó có đạo đức. Theo Ăngghen, con ngƣời dù tự giác hay
không tự giác, rút cuộc đều rút ra những quan niệm đạo đức của mình từ
những quan hệ thực tiễn đang làm cơ sở cho vị trí giai cấp mình, tức là từ
những quan hệ kinh tế trong đó ngƣời ta sản xuất và trao đổi… Xét cho đến
cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trƣớc tới nay đều là sản phẩm của
tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ. Mặt khác, đạo đức cũng có sự tác
động trở lại chính cơ sở kinh tế - xã hội mà trên đó nó đƣợc nảy sinh. Có thể
nói, đạo đức có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Không thể
quan niệm đƣợc sự tồn tại của xã hội mà không có đạo đức. Nơi nào không có
hành động tự nguyện, tự giác của con ngƣời thì nơi ấy không thể có nhân
phẩm, không thể thực sự có đời sống xã hội. Đặc trƣng cơ bản của đời sống
con ngƣời và bản thân nhân tính con ngƣời là đạo đức và nội dung của đạo
đức chính là năng lực phục vụ tự nguyện, tự giác lợi ích của con ngƣời và của
toàn xã hội. Vì vậy, để phát huy vai trò tích cực của đạo đức đối với sự phát
triển kinh tế, xã hội thì không thể để cho các chuẩn mực đạo đức hình thành
một cách tự phát mà phải có sự chỉ đạo, định hƣớng và xây dựng một cách tự
giác. Một trong những giải pháp chủ yếu là kinh tế bởi kinh tế bao giờ cũng là
cơ sở, là nền tảng của các quan hệ đạo đức. Điều đó có nghĩa, muốn định
hƣớng giá trị đạo đức thì trƣớc tiên phải định hƣớng ngay trong cơ sở kinh tế
- xã hội đã sản sinh ra nó.
13
Xuất phát từ những quan niệm trên, chúng ta có thể hiểu: giá trị đạo
đức là toàn bộ những tƣ tƣởng, tình cảm, tập quán, thói quen đạo đức đƣợc
con ngƣời lựa chọn và đánh giá, xem nó nhƣ là việc làm có ý nghĩa tích
cực đối với đời sống xã hội, đƣợc lƣơng tâm đồng tình và đƣợc dƣ luận
biểu dƣơng.
1.1.2. Khái niệm giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam
*Khái niệm truyền thống và giá trị đạo đức truyền thống
Bất cứ dân tộc nào trên thế giới cũng đều có truyền thống của mình.
Nói đến truyền thống ngƣời ta thƣờng coi đó là những gì đã đƣợc hình thành
trong quá khứ và đƣợc truyền lại đến hôm nay. Theo nghĩa Hán - Việt:
“truyền” có nghĩa là chuyển giao, “thống” có nghĩa là nối tiếp. Truyền thống
là những gì đƣợc truyền từ đời này sang đời khác.
“Truyền thống” theo từ điển Tiếng Việt là “Thói quen đã hình thành lâu
trong lối sống và nếp nghĩ, đƣợc truyền lại từ thế hệ này qua thế hệ khác [58;
1034]. Theo nghĩa tổng quát nhất: “Truyền thống đó là những yếu tố của di
tồn văn hoá thể hiện trong chuẩn mực hành vi, tƣ tƣởng, phong tục tập quán,
thói quen, lối sống và cách ứng xử của một cộng đồng ngƣời đƣợc hình thành
trong lịch sử và đã trở nên ổn định, đƣợc truyền từ đời này sang đời khác và
đƣợc lƣu giữ lâu dài” [6; 9].
Nhƣ vậy, khái niệm truyền thống đƣợc đề cập đến ở đây là một vấn đề
thuộc phạm vi văn hóa tinh thần, đặt trong mối quan hệ với hiện tại, đƣợc
hiểu nhƣ là tập hợp những tƣ tƣởng, tình cảm, thói quen, tập quán, lối sống và
cách ứng xử của một cộng đồng nhất định đƣợc hình thành trong lịch sử và
đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Truyền thống của một cộng đồng đƣợc hình thành, phát triển, biến đổi
theo tiến trình lịch sử. Nó là sản phẩm của sự thống nhất giữa điều kiện khách
quan và chủ quan. Truyền thống mang các đặc trƣng cơ bản: tính cộng đồng,
tính ổn định và tính lƣu truyền. Tính cộng đồng của truyền thống thể hiện ở
14
chỗ: truyền thống bao giờ cũng là truyền thống của một cộng đồng nhất định
nào đó. Ở nƣớc ta, tính cộng đồng biểu thị tập trung ở ba kết cấu xã hội chủ
yếu là nhà - làng - nƣớc.
Truyền thống đƣợc hình thành dần dần qua các hoạt động lịch sử của
con ngƣời. Sau khi hình thành nó mang tính ổn định tƣơng đối: ổn định vì khi
nói đến truyền thống là ta nói đến một cái gì đó lâu dài, ít biến đổi, nếu không
có các yếu tố ổn định thì truyền thống không còn là truyền thống nữa. Nhƣ
truyền thống yêu nƣớc, truyền thống đoàn kết, truyền thống nhân ái đã trở
thành bản tính của con ngƣời Việt Nam từ xƣa đến nay. Tuy nhiên, tính ổn
định của truyền thống chỉ là tƣơng đối vì truyền thống là một bộ phận của ý
thức xã hội, mà ý thức xã hội luôn chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Vì vậy,
truyền thống của một dân tộc không phải tự nhiên mà có, nó cũng có quá trình
hình thành, phát triển theo thời gian, trong những điều kiện lịch sử xã hội cụ
thể. Mỗi khi những điều kiện đó thay đổi thì truyền thống cũng có những thay
đổi cho phù hợp nhƣng trong qúa trình biến đổi, truyền thống vẫn giữ lại
những yếu tố nhân lõi bên trong của nó.
Khi đã hình thành và trở lên ổn định, truyền thống đƣợc giữ gìn và
truyền từ đời này sang đời khác. Truyền thống bắt nguồn từ lịch sử nhƣng
không phải mọi thứ thuộc về lịch sử đều là truyền thống, mà chỉ có những
truyền thống đƣợc sao phỏng, đƣợc kế thừa, đƣợc lƣu truyền thì mới gọi là
truyền thống. Truyền thống đƣợc lƣu giữ, kế thừa sẽ tạo nên bản sắc của dân
tộc. Bản sắc dân tộc ta là những nét riêng, độc đáo, đã tạo nên dân tộc Việt
Nam không thể hoà lẫn vào các dân tộc khác. Trở lại với quá khứ của dân tộc,
trong suốt gần một nghìn năm bị phong kiến phƣơng Bắc đô hộ, kẻ địch
không thể đồng hoá đƣợc dân tộc ta chính vì ông cha chúng ta đã giữ gìn
đƣợc bản sắc dân tộc, bảo vệ và phát huy đƣợc những giá trị đạo đức truyền
thống mà tổ tiên để lại. Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế
quốc Mỹ gần đây, mặc dù bọn thực dân xâm lƣợc tìm mọi cách phá hoại nền
văn hoá dân tộc và bản sắc của dân tộc ta nhƣng chúng đã thất bại. Một dân
15
tộc Việt Nam sau bao thăng trầm của lịch sử vẫn đứng vững đƣợc nhƣ ngày
hôm nay là vì đã giữ gìn, phát huy đƣợc bản lĩnh, bản sắc văn hoá dân tộc
mình và trao truyền vào từ đời này sang đời khác.
Truyền thống là một trong những yếu tố bền vững nhất, khó thay
đổi nhất trong những ý thức xã hội cho dù tồn tại xã hội đã thay đổi.
Chính vì tính ổn định và bảo thủ của truyền thống mà trong mỗi thời điểm
lịch sử nhất định, truyền thống bao giờ cũng có tính hai mặt: mặt tích c ực
và mặt tiêu cực. Theo tác giả Trần Văn Giàu: “Truyền thống là những đức
tính hay thói tục kéo dài qua nhiều thế hệ, nhiều thời kì lịch sử và hiện có
tác dụng, tác dụng đó có thể là tích cực hoặc tiêu cực” [15; 50]. Thống
nhất với cách phân chia này, tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn quan niệm:
“Trong truyền thống không chỉ toàn là mặt tích cực mà có thể có không ít
những nét tiêu cực nếu xét theo quan điểm lịch sử cụ thể” [5; 16]. Mặt
tích cực của truyền thống bao gồm những yếu tố ƣu việt, tiến bộ, phù hợp
và thúc đẩy sự phát triển của xã hội, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc.
Còn mặt tiêu cực là hiện thân của sức ỳ, của sự bảo thủ, lạc hậu có ảnh
hƣởng xấu đến sự phát triển của xã hội. Trong tác phẩm “Ngày 18 tháng
sƣơng mù của Lui Bônapactơ”, Mác đã nêu ra tƣ tƣởng rất điển hình cho
những đánh giá về khuyết tật và hạn chế của truyền thống: “Truyền thống
của tất cả các thế hệ đã chết đè nặng nhƣ quả núi lên đầu óc những ngƣời
đang sống. Và ngay cả khi con ngƣời có vẻ nhƣ là đang ra sức tự cải tạo
mình và cải tạo sự vật, ra sức sáng tạo ra một cái gì chƣa từng có, thì
chính họ lại sợ sệt cầu viện đến những linh hồn của quá khứ” [29; 145].
Điều quan trọng là đối với xã hội, tính tích cực hay tiêu cực của truyền
thống lại phụ thuộc nhiều vào thái độ của chủ thể đang khai thác truyền
thống. Chính vì vậy, khi khai thác giá trị đạo đức truyền thống vì mục tiêu
phát triển, chúng ta cần phải phân biệt những truyền thống đã lỗi thời, lạc
hậu để khắc phục, loại bỏ, với những truyền thống tốt đẹp tạo nên giá trị
và bản sắc riêng cần phải đƣợc duy trì và phát triển.
16
Truyền thống luôn có cái tốt, cái xấu, luôn có mặt tích cực và tiêu cực,
nhƣng khi nói đến giá trị đạo đức truyền thống là chúng ta muốn nói tới
những mặt tốt đẹp, mặt tích cực là đặc trƣng cho bản sắc dân tộc trong truyền
thống và đã trở nên ổn định, lâu bền, có khả năng trao truyền lại qua không
gian và thời gian, là những gì mà chúng ta cần duy trì và phát triển. “Khi nói
đến giá trị truyền thống thì hàm ý đã muốn nói tới những giá trị tƣơng đối ổn
định, tới những gì là tốt đẹp, là tích cực, là tiêu biểu cho bản sắc văn hoá dân
tộc có khả năng truyền lại qua không gian và thời gian, những gì cần bảo vệ
và phát triển”[5; 16]. Hơn nữa “không phải mỗi cái gì tốt thì mới đƣợc gọi là
giá trị, mà phải là những cái tốt phổ biến, cơ bản, có nhiều tác dụng tích cực
cho đạo đức luân lí, có cả tác dụng hƣớng dẫn sự định hƣớng và hƣớng dẫn sự
hành động thì mới đƣợc mang danh là giá trị truyền thống” [15; 50]. Với ý
nghĩa đó, các giá trị đạo đức truyền thống với tƣ cách là cốt lõi trong hệ giá trị
truyền thống của dân tộc là những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, đặc trƣng cho
bản sắc dân tộc trong truyền thống mà mỗi con ngƣời việt Nam hôm nay cần
kế thừa và phát triển, có ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội, đƣợc lƣơng
tâm chia sẻ và đƣợc dƣ luận đồng tình.
Nhƣ vậy, giá trị đạo đức truyền thống trƣớc hết thuộc về truyền thống
nhƣng không phải mọi truyền thống đều có giá trị và đều là giá trị đạo đức
truyền thống. Nói đến giá trị đạo đức truyền thống là muốn nói đến những
truyền thống nào đã đƣợc thẩm định nghiêm ngặt bởi thời gian, đã có sự chọn
lọc, sự phân định và khẳng định ý nghĩa tích cực của chúng đối với xã hội
trong một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định.
Có thể nói, giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là sự tổng hoà tất cả
các mảng giá trị truyền thống, về tâm lí, ý thức, văn hoá, phong tục tập
quán, lối sống, bản lĩnh… của tất cả các cá nhân, các dân tộc, các địa
phƣơng. Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là sự kết tinh toàn bộ tinh hoa
dân tộc: ƣớc mơ, lí tƣởng, trình độ, năng lực, ý chí, bản lĩnh, phong cách,
tƣ duy… thực hiện mục đích cao cả của cả cộng đồng.
17
Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc đƣợc cô đúc nên trong suốt quá
trình hình thành, tồn tại và phát triển của dân tộc. Nó gắn liền với đời
sống, với những thăng trầm của dân tộc. Toàn bộ giá trị đạo đức truyền
thống dân tộc nhƣ sự rút gọn lịch sử và cô đặc văn hoá dân tộc. Cho nên,
có thể coi giá trị đạo đức truyền thống là cái thể hiện bản chất nhất, đặc
trƣng cốt lõi nhất của văn hoá dân tộc tạo nên một sức mạnh tiềm tàng và
bền vững.
Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc không phải là những giá trị
vĩnh viễn, một khi đã hình thành rồi thì không biến đổi mà cùng với sự
vận động biến đổi của lịch sử xã hội, nó cũng có những thay đổi cho phù
hợp. Tuy nhiên, những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc trong qúa
trình biến đổi vẫn giữ đƣợc cái cốt lõi của nó và chỉ bổ sung, thay đổi
hình thức biểu hiện cho phù hợp với đặc trƣng, tính chất của thời đại. Giá
trị đạo đức truyền thống của dân tộc là sức mạnh vốn có để mỗi dân tộc,
mỗi đất nƣớc tồn tại và phát triển. Một dân tộc có bản sắc văn hoá dân tộc
đậm đà, có các giá trị đạo đức truyền thống mạnh mẽ sẽ không bao giờ bị
thôn tính, bị hoà tan hay xóa nhòa dù nó có bị những lực lƣợng xâm lƣợc
bên ngoài mạnh hơn nó. Với sức mạnh nội sinh đó, tiếp thu các yếu tố tiên
tiến, hợp lí từ bên ngoài, bổ sung cho những cái bên trong đang bị thiếu
hụt, giá trị đạo đức truyền thống sẽ là cơ sở vững chắc cho sự vận động
của xã hội, cho sự phát triển của đất nƣớc và dân tộc.
* Sự hình thành và phát triển các giá trị đạo đức truyền thống Việt
Nam: Khía cạnh lý luận và thực tiễn
Các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam thể hiện bản sắc của dân tộc
Việt Nam, là cốt lõi trong đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc ta. Đó không
phải là một cái gì đã có sẵn, bất biến mà đƣợc hình thành trong suốt hàng
nghìn năm lịch sử đấu tranh giữ nƣớc và dựng nƣớc, trong sự giao lƣu, tiếp
thu cải biến có chọn lọc đối với những giá trị văn hoá của các dân tộc khác.
18
Tuy vậy, cái cốt lõi trong hệ thống giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam
hoàn toàn bắt nguồn từ nền tảng của dân tộc, từ truyền thống hàng nghìn năm
kiên trì chịu đựng gian khổ, khó khăn và vƣợt qua một cách oanh liệt các tác
động khác nhau của tự nhiên và xã hội.
Trƣớc hết là hoàn cảnh địa lí tự nhiên của đất nƣớc. Nƣớc ta tuy nằm ở
vị trí địa lí thuận lợi, có sông dài biển rộng, giàu tài nguyên thiên nhiên “cái
nôi của dân tộc ta là lƣu vực sông Hồng, với các lƣu vực sông Thái Bình,
sông Mã, sông Lam Trên giang sơn này có núi cao sông dài, có rừng sâu
đồng rộng, có con ngƣời khá đông đúc và cần cù, đủ điều kiện để lập một
nƣớc vừa phải, hùng cứ một phƣơng trời. Đặc điểm của xứ này là đất đai giàu
có, lúa nƣớc và dâu tằm đƣợc trồng từ nghìn xƣa, ao hồ sông lạch lắm tôm cá,
rừng lắm cầm thú và cây cỏ quý, dƣới đất có kim loại để đúc công cụ và vũ
khí” [15; 62], nhƣng khí hậu rất khắc nghiệt: bão lụt, hạn hán thƣờng xuyên
xảy ra. Truyền thuyết về các trận giao đấu quyết liệt giữa Sơn Tinh và Thuỷ
Tinh cũng nói lên phần nào sự gay gắt của cuộc đấu tranh giữa con ngƣời với
thiên nhiên. Chính các cuộc đấu tranh kiên trì, bền bỉ chống lại những thử
thách khắc nghiệt của thiên nhiên và cải tạo thiên nhiên đã có ảnh hƣởng lớn
đến việc hình thành các giá trị đạo đức truyền thống của con ngƣời Việt Nam.
Mặt khác, nƣớc ta ở vào vị trí chiến lƣợc của vùng Đông Nam Á, vừa
tiếp giáp với Thái Bình Dƣơng, vừa nối liền lục địa mênh mông nằm trên đầu
mối giao thông thuỷ bộ quan trọng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây,
nhƣ một đầu cầu từ biển cả tiến vào đất liền, một căn cứ xuất phát từ đất liền
vƣợt biển. Với tài nguyên thiên nhiên giàu có, đặc biệt lại nằm trong vị trí
chiến lƣợc trọng yếu nên trong suốt quá trình phát triển, đất nƣớc ta luôn là
mục tiêu xâm lƣợc của các nƣớc. Lịch sử dân tộc ta là lịch sử của các cuộc
đấu tranh lâu dài, gian khổ chống ngoại xâm. Các cuộc đấu tranh giữ làng, giữ
nƣớc liên tục trong lịch sử là yếu tố quan trọng tạo ra những giá trị đạo đức
truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tạo ra những phẩm chất quý báu,
các giá trị tinh thần của con ngƣời Việt Nam. Trong các cuộc đấu tranh đó, kẻ
19
thù của chúng ta thƣờng là những nƣớc lớn, đông và mạnh hơn gấp bội lần.
Vì thế, các lãnh tụ dân tộc luôn phải động viên sức mạnh toàn dân tộc tham
gia đánh giặc cứu nƣớc. Và con ngƣời Việt Nam từ trƣớc tới nay, trong mỗi
cuộc kháng chiến chống giặc đều lấy sức mạnh của tinh thần yêu nƣớc, của trí
tuệ, của lòng mƣu trí dũng cảm làm vũ khí chiến thắng kẻ thù. Thực tế lịch sử
đã hun đúc nên con ngƣời Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp và lịch sử
cũng chứng minh rằng, các giá trị tinh thần truyền thống đó có sức mạnh to
lớn mà kẻ thù không thể nào đè bẹp đƣợc.
Sự hình thành các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam cũng chịu ảnh
hƣởng của các trào lƣu tƣ tƣởng văn hoá xâm nhập từ bên ngoài vào: Nho
giáo, Đạo giáo, Phật giáo từ Trung Quốc, Ấn Độ du nhập vào nƣớc ta từ rất
sớm, và cuối cùng là sự truyền bá và thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lênin với
sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta. Các
trào lƣu tƣ tƣởng trên ảnh hƣởng đến sự hình thành các giá trị đạo đức truyền
thống của dân tộc ở các mức độ khác nhau.
Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Quốc và đƣợc du nhập vào nƣớc ta từ
thời Bắc thuộc. Về cơ bản, đây là một hệ thống quan điểm về thế giới, con
ngƣời, xã hội, là một học thyết chính trị - đạo đức, xã hội hƣớng tới mục tiêu:
“tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Trong mọi vấn đề, Nho giáo lấy đạo
đức làm gốc, làm xuất phát điểm, đề cao vai trò và tác dụng của đạo đức trong
xã hội. Các triều đại phong kiến Việt Nam đã đề cao và sử dụng Nho giáo làm
công cụ quản lí đất nƣớc. Qua các nhà nho và sự dạy dỗ của họ, đạo đức Nho
giáo thấm dần vào nền đạo đức truyền thống của dân tộc ta. Tuy nhiên, ngƣời
Việt luôn tiếp thu Nho giáo một cách sáng tạo cho phù hợp với tâm lí, tập
quán của dân tộc mình. Các quan điểm đạo đức của Nho giáo nhƣ nhân, lễ,
nghĩa, đã góp phần làm giàu thêm tình cảm yêu thƣơng giữa con ngƣời với
con ngƣời. Trong quan niệm của ngƣời Việt Nam, “nhân” luôn đi liền với
“nghĩa” tạo nên hai chữ “nhân nghĩa” là phƣơng thức ứng xử giữa con ngƣời
với con ngƣời bao giờ cũng đặt chữ tình lên hàng đầu “có tình có lí”, và khi
20
“cái tình đã hết thì cái nghĩa vẫn còn”. Cách ứng xử đó đƣợc nâng lên thành
chuẩn mực trong lối sống và trở thành giá trị cao đẹp ngàn đời của ngƣời Việt
- lối sống tình nghĩa.
Cùng với Nho giáo, Phật giáo cũng sớm du nhập vào Việt Nam và có
ảnh hƣởng đến giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. Các tăng
phái Phật giáo đã truyền bá tƣ tƣởng từ bi, cứu khổ cứu nạn, tƣ tƣởng vị tha,
lòng yêu thƣơng con ngƣời, một tình thƣơng bao la dành cho đồng loại.
Những đức tính mà Phật giáo tuyên truyền làm sâu đậm thêm những phẩm
chất tốt đẹp vốn có của dân tộc ta nhƣ: tinh thần đoàn kết, nhân nghĩa Cũng
giống nhƣ tiếp nhận Nho giáo, ngƣời Việt tiếp nhận Phật giáo không phải
nguyên vẹn mà có sự chọn lọc, loại bỏ những yếu tố không phù hợp với dân
tộc mình. Chẳng hạn, trong con đƣờng mà Phật giáo đề ra để thoát khỏi cảnh
sống khổ cực lầm than là con đƣờng “xuất thế”, không dám đấu tranh cải tạo
hiện thực thì ngƣời Việt lại đề ra con đƣờng nhập thế, giải thoát sự đau khổ,
bất bình đẳng trong xã hội bằng con đƣờng lao động và chiến đấu.
Đạo giáo Trung Quốc du nhập vào Việt Nam cũng đã bồi đắp thêm cho
dân tộc ta tinh thần đoàn kết nhân ái, lối sống tình nghĩa.
Cùng với ảnh hƣởng của văn hoá phƣơng Đông, trong qúa trình giáo
lƣu, tiếp biến, các giá trị tốt đẹp của dân tộc Việt Nam còn đƣợc làm giàu có
thêm, phong phú hơn bởi những tƣ tƣởng tự do, bình đẳng, bác ái của văn
minh phƣơng Tây mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác - Lênin do Chủ tịch Hồ Chí
Minh truyền bá vào Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Nhƣ vậy, cho dù các giá trị văn hoá bên ngoài có ảnh hƣởng đến các
giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam, song yếu tố quyết định đến sự hình
thành nội dung và bản sắc của các giá trị đạo đức truyền thống chính là cuộc
đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, chống lại kẻ thù xâm lƣợc hàng ngàn
năm của dân tộc. Qua quá trình đấu tranh đó, các giá trị đạo đức truyền thống
Việt Nam không ngừng đƣợc bồi đắp, bổ xung và phát triển trong suốt chiều
dài lịch sử. Cùng với thời gian, những giá trị đó đã trở lên ổn định, đƣợc lƣu
truyền và trở thành động lực, sức mạnh và bản sắc của con ngƣời Việt Nam.
21
Hệ thống các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam rất
phong phú và đa dạng. Đã có rất nhiều học giả nghiên cứu về vấn đề này và
đƣa ra bảng giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.
Theo tác giả Trần Văn Giàu trong cuốn “Giá trị tinh thần truyền thống
của dân tộc Việt Nam” thì giá trị đạo đức truyền thống là cốt lõi của hệ giá trị
tinh thần của dân tộc. Hễ nói đến giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc là
nói đến các truyền thống: yêu nƣớc, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan,
thƣơng ngƣời, vì nghĩa. Trong đó tiêu điểm của các tiêu điểm, giá trị của các
giá trị là yêu nƣớc. Chủ nghĩa yêu nƣớc là tƣ tƣởng chủ đạo, là sợi chỉ đỏ
xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc Việt Nam [ Xem15; 94].
Theo tác giả Nguyễn Hồng Phong trong cuốn “Những vấn đề văn hoá
Việt Nam hiện đại”, hệ giá trị của dân tộc Việt Nam gồm: lòng yêu nƣớc,
yêu quê hƣơng; gắn bó với cộng đồng; lòng nhân ái, trọng đạo đức, trọng
học thức và yêu cái đẹp; khát vọng dân chủ, lấy dân làm gốc; bình đẳng và
công bằnh xã hội. Vai trò của các cá nhân và sự thành đạt. Trong hệ giá trị
đó, “lòng yêu nƣớc, yêu quê hƣơng là phẩm chất hàng đầu của hệ giá trị Việt
Nam” [41; 184].
“Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số định hƣớng lớn trong công tác
tƣ tƣởng hiện nay” khẳng định: “Những giá trị văn hoá truyền thống vững bền
của dân tộc Việt Nam là lòng yêu nƣớc nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc,
đạo lí “thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân”, đức tính cần cù vƣợt khó, sáng
tạo trong lao động Đó là nền tảng và sức mạnh tinh thần to lớn để nhân dân
ta xây dựng một xã hội phát triển, tiến bộ, công bằng và nhân ái” [13; 19].
“Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII”
cũng khẳng định: “Bản sắc dân tộc cũng bao gồm những giá trị bền vững,
những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đƣợc vun đắp lên qua
lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc. Đó là lòng yêu nƣớc
nồng nàn, ý chí tự cƣờng dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn
22
kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái khoan dung, trọng tình
nghĩa, đạo lí, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng
xử, tính giản dị trong lối sống” [10; 56].
Tổng kết những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và căn cứ vào
yêu cầu, nhiệm vụ của con ngƣời Việt Nam trong giai đoạn mới, Hồ Chí
Minh đã đƣa ra những phẩm chất đạo đức cần thiết cho ngƣời cách mạng. Đó
là trung với nƣớc, hiếu với dân, nhân, lễ nghĩa chí, tín, cần, kiệm, liêm, chính,
chí công vô tƣ. Với những phẩm chất đạo đức trên, Hồ chi Minh đã hiện đại
hóa các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc trong quá trình lịch sử.
Từ quan điểm của Đảng ta cũng nhƣ của các nhà nghiên cứu, có thể
khái quát nội dung của các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta bao
gồm: tinh thần yêu nƣớc, chữ hiếu, tinh thần nhân ái; tinh thần đoàn kết cộng
đồng, đức tính yêu lao động, cần cù, sáng tạo, tiết kiệm; tinh thần hiếu học,
tôn sƣ trọng đạo; đức tính khiêm tốn, giản dị, lạc quan, trung thực Trong đó
tinh thần yêu nƣớc là một giá trị chủ đạo trong hệ giá trị đạo đức truyền
thống. Những giá trị đạo đức truyền thống đó đã tạo ra sức mạnh to lớn cho
dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử, giúp dân tộc Việt Nam vƣợt
qua bao khó khăn, thử thách để tồn tại và phát triển nhƣ ngày hôm nay.
Trong hệ thống các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam có không ít
các giá trị mà chúng ta có thể bắt gặp ở các dân tộc khác. Điều đó cũng dễ
hiểu bởi vì trong cái dân tộc bao giờ cũng có cái nhân loại và cái dân tộc
không bao giờ nằm ngoài các nhân loại. Tuy nhiên, cái làm nên những nét
riêng biệt, đặc thù, độc đáo và tạo nên cốt cách của các giá trị đạo đức truyền
thống Việt Nam chính là những điều kiện tự nhiên đặc thù và những hoàn
cảnh lịch sử hết sức khác thƣờng mà dân tộc Việt Nam đã phải trải qua, đã
phải chịu đựng trong suốt mấy nghìn năm lịch sử.
Tinh thần yêu nước là giá trị đầu tiên, là thang bậc cao nhất trong hệ
thống giá trị đạo đức truyền thống của ngƣời Việt Nam. Theo Từ điển triết
học giản yếu: “Yêu nƣớc là một trong những tình cảm sâu sắc nhất đƣợc củng
23
cố bởi sự tồn tại hàng trăm, hàng nghìn năm của những Tổ quốc riêng rẽ, yêu
nƣớc là tình yêu, lòng trung thành với Tổ quốc, ý thức phục vụ Tổ quốc” [60;
552]. Nhƣ vậy, yêu nƣớc là tình yêu đối với quê hƣơng đất nƣớc, là lòng
trung thành với Tổ quốc biểu hiện ở khát vọng và hành động tích cực để phục
vụ và đem lại lợi ích cho Tổ quốc và nhân dân. Yêu nƣớc là tình cảm phổ
biến của nhân dân các dân tộc trên thế giới. Lênin đã từng khẳng định: “Chủ
nghĩa yêu nƣớc là một trong những tình cảm sâu sắc nhất đƣợc củng cố qua
hàng trăm, hàng nghìn năm tồn tại của các tổ quốc biệt lập” [62; 226], song sự
hình thành sớm hay muộn, nội dung cụ thể, hình thức và mức độ biểu hiện
của nó tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử đặc thù của từng dân tộc. Đối với dân
tộc Việt Nam, lòng yêu nƣớc không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn
là sản phẩm của lịch sử, đƣợc hun đúc bởi chính lịch sử đau thƣơng mà hào
hùng của dân tộc. Lịch sử mấy nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc
Việt Nam là lịch sử đấu tranh giành lại và bảo vệ độc lập trƣớc những kẻ thù
mạnh hơn ta gấp bội lần. Lịch sử đó đã tạo ra và hun đúc mãi tinh thần yêu
nƣớc. Từ trong lịch sử, tình cảm yêu nƣớc của cha ông ta thể hiện ở tinh thần
làm chủ kiên cƣờng nơi quê cha đất tổ, tinh thần dân tộc quyết tâm bảo vệ nòi
giống Lạc Hồng, bảo vệ nền độc lập tự do của đất nƣớc và giữ gìn, bảo vệ nền
văn hoá dân tộc. Không phải dân tộc nào trên thế giới cũng có đƣợc phong tục
tốt đẹp nhƣ dân tộc ta: hàng năm cứ đến ngày 10 - 3 thì mọi ngƣời dân đất
Việt lại nô nức hƣớng về nơi quê cha đất tổ, hƣớng về ngày giỗ tổ Hùng
Vƣơng - ngày giỗ chung của dân tộc.
Lòng yêu nƣớc của dân tộc Việt Nam đƣợc vun đắp, bồi dƣỡng và phát
triển trở thành chủ nghĩa yêu nƣớc. Chủ nghĩa yêu nƣớc là nguồn sức mạnh to
lớn giúp cho dân tộc Việt Nam vƣợt qua mọi khó khăn thử thách, chiến thắng
mọi kẻ thù và xây dựng, phát triển đất nƣớc.
Trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc dƣới chính sách đô hộ của
phong kiến phƣơng Bắc, chúng ta vẫn bám trụ kiên cƣờng giữ đất, giữ làng,
giữ nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Mỗi làng xóm Việt Nam là một thành trì