CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH CHO DOANH NGHIỆP
I. Các khái niệm cơ bản
1. Tổng quan về chiến lược
1. Chiến lược doanh nghiệp: Là hệ thống các đường lối và biện pháp phát
triển doanh nghiệp, các mục tiêu cần đạt, các nguồn lực phải sử dụng để đạt
được các mục tiêu dự định trong thời hạn của chiến lược.
2. Quan hệ giữa chiến lược và kế hoạch
a. Cả hai đều mô tả tương lai cần đạt và cách thức để đạt tới của doanh
nghiệp.
b. Chiến lược có thời hạn dài và mang tính định tính nhiều hơn so với kế
hoạch. Kế hoạch là hình thức diễn đạt chiến lược (5 - 10 năm/ 1 - 2 năm).
3. Quan hệ giữa chiến lược và chiến thuật của doanh nghiệp
a. Chiến thuật là các giải pháp cụ thể để thực hiện chiến lược ở từng thời
điểm và môi trường kinh doanh cụ thể.
b. Chiến thuật hết sức linh hoạt.
4. Nội dung của chiến lược doanh nghiệp
5. Hoạch định chiến lược doanh nghiệp: Là quá trình chủ thể doanh nghiệp
sử dụng các phương pháp, các công cụ, các kỹ thuật thích hợp nhằm xác định
chiến lược doanh nghiệp và từng bộ phận của doanh nghiệp trong thời kỳ chiến
lược.
6. Quản trị chiến lược doanh nghiệp: Là tổng hợp các hoạt động hoạch
định, tổ chức thực hiện và kiểm tra, điều chỉnh chiến lược doanh nghiệp được
1
lặp lại thường xuyên nhằm tận dụng mọi nguồn lực và cơ hội của doanh nghiệp,
hạn chế tối đa các điểm yếu, các nguy cơ và các hiểm họa có thể để đạt tới các
mục đích, mục tiêu của doanh nghiệp.
II. Các bước hoạch định chiến lược doanh nghiệp
1. Các trở ngại thường gặp khi xây dựng chiến lược
a. Con người thường thích hành động hơn là suy nghĩ.
- Chủ quan, duy ý chí.
- Vạch chiến lược nhưng thiếu các đảm bảo thực hiện.
- Cho dự báo là chuyện hão huyền.
b. Các biến động vĩ mô khó lường hết.
c. Nhiệm kỳ công tác chỉ có hạn, mà chiến lược lại kéo dài.
d. Cuộc sống đòi hỏi quá gay gắt mà nguồn lực, phương tiện lại có hạn.
2. Các nguyên lý về việc xây dựng chiến lược
2.1. Khái niệm: Nguyên tắc xây dựng chiến lược là các quy định mang tính
bắt buộc đòi hỏi người giám đốc khi lập chiến lược hoạt động của doanh nghiệp
phải tuân thủ.
- Hành động không nguyên tắc (nguyên lý) là múa rối.
- Thỏa hiệp không nguyên tắc là đầu cơ.
- Nhượng bộ không nguyên tắc là đầu hàng.
- Thủ đoạn không nguyên tắc là phá hoại.
2.2. Các nguyên tắc.
a, Các quyết định hiện tại sẽ giới hạn các hành động trong tương lai.
b,Hành động tích cực (kế hoạch 1, biện pháp 2, quyết tâm thực hiện 3).
c,Nguyên tắc về sự ổn định.
d,Nguyên tắc về sự thay đổi.
2
e,Mục đích phải rõ ràng (mục đích công bố, mục đích thực).
f,Chiến lược phải dựa trên cơ sở khoa học và số liệu đáng tin cậy.
h, Chiến lược phải có tính khả thi.
g, Chiến lược cần phải linh hoạt.
l,Các mục tiêu bộ phận phải phục tùng mục tiêu toàn cục.
k,Chiến lược phải thấu đáo (độc đáo, không bỏ sót tình huống nào).
3. Bước 1: Phân tích tình thế doanh nghiệp (trả lời câu hỏi: Doanh nghiệp
đang ở đâu và phải đi đến đâu?).
3.1. Phân tích và dự báo môi trường bên ngoài của doanh nghiệp.
- Các ràng buộc siêu vĩ mô (khu vực, thế giới).
- Các ràng buộc vĩ mô trong nước.
- Đánh giá hệ thống thông tin kinh tế đối ngoại.
- Tình thế biến động về công nghệ và sản phẩm.
- Các đối thủ cạnh tranh (trực tiếp, gián tiếp).
- Bạn hàng (người cung cấp một phần đầu vào cho doanh nghiệp).
- Khách hàng.
3.2. Phân tích và dự báo môi trường nội bộ doanh nghiệp.
a. Nhân sự.
- Thuận lợi, khó khăn.
- Độ đoàn kết (chia rẽ).
- Cán bộ đầu ngành.
- Bầu không khí doanh nghiệp.
- Nhu cầu, đòi hỏi trong tương lai.
+ Mức sống
+ Gia đình
+ Sức khỏe
+ Tiến bộ, công bằng, được tôn trọng
+ Học hỏi
+ Nhà ở
+ Giao tiếp
3
- Thói hư tật xấu.
b. Sản xuất.
- Trình độ công nghệ.
- Sức cạnh tranh.
- Năng suất.
- Quy mô, giá cả.
- Phản ứng về môi trường.
- Mặt bằng.
c. Tài chính.
- Tiền có.
- Nợ.
- Bị nợ.
- Ngoại tệ v.v...
d. Tiêu thụ sản phẩm.
- Địa điểm.
- Khối lượng.
- Cách bán.
- Phản ứng của khách hàng trong tiêu dùng.
- Phản ứng của các đối thủ cạnh tranh.
3.3. Các phương pháp dùng để phân tích, dự báo, đánh giá tình thế doanh
nghiệp.
a. Các phương pháp dự báo hồi quy (phương pháp trung bình trượt, phương
pháp hàm hồi quy v.v...).
b. Các phương pháp điều tra xã hội (phỏng vấn, thực nghiệm).
c. Các phương pháp chuyên gia: là phương pháp lấy ý kiến đánh giá của
nhiều chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau, rồi xử lý các sai sót chủ quan
của họ.
d. Phương pháp SWOT (Phân tích các mặt mạnh - Strengths, mặt yếu -
Weaknesses, cơ hội - Opportunities, nguy cơ - Threats).
Ma trận SWOT Cơ hội Nguy cơ
4
1. Có nhiều hồ nước trong
vùng.
2. Dân chúng chi tiền
nhiều hơn cho việc vui
chơi giải trí
1. Đối thủ cạnh tranh mạnh
2. Khách hàng mong muốn
thuyền có kiểu dáng khác
Mặt mạnh
1. Chất lượng sản phẩm.
2. Sự hỗ trợ của chính
phủ.
3. Nhân sự
Phối hợp S/O
1. S - Chất lượng sản phẩm
O - Dân chúng chi tiền
nhiều hơn cho việc vui
chơi giải trí
Phối hợp S/T
1. S- Chất lượng sản phẩm
T - Đối thủ cạnh tranh
mạnh
Mặt yếu
1. Không có sản phẩm
mới
2. Trình độ marketing yếu
kém.
3. Khả năng tài chính yếu
kém.
Phối hợp W/O
1. W - Không có sản phẩm
mới.
O - Dân chúng chi tiền
nhiều hơn cho việc vui
chơi giải trí.
Phối hợp W/T
1. W - Không có sản phẩm
mới.
T - Khách hàng mong
muốn thuyền có kiểu dáng
khác.
e. Phương pháp ma trận BCG (Boston Consultant Group) - ma trận thị
phần/tăng trưởng: Trục tung biểu thị tỷ lệ % tăng trưởng thị phần hàng năm của
cả ngành hàng. Trục hoành biểu thị thị phần của doanh nghiệp đang xem xét so
với thị phần của doanh nghiệp đứng đầu của ngành hàng.
Thị phần = error ! (%)
5
Ô1 - Thường là doanh nghiệp mới, phải tăng đầu tư để giữ và mở rộng thị
phần hướng tới vị trí ô số 4.
Ô2 - Hết sức bất lợi, nên tìm sản phẩm mới.
Ô3 - Có vị trí trong ngành, thu lợi nhiều, không cần đầu tư thêm, nhưng
chủ quan có thể rơi xuống ô số 2.
Ô4 - Có ưu thế nhất, nhưng tương lai sẽ chuyển sang ô số 3 (chưa nên
chiến lược cụ thể).
g. Phương pháp vòng đời sản phẩm (Cycle of life).
h. Phương pháp ma trận Mc. Kinsey (ma trận GOJ - General - Ojlectric).
Trục tung biểu thị sức hấp dẫn của thị trường (nhu cầu, lợi nhuận, độ rủi ro,
mức độ cạnh tranh v.v...), trục hoành biểu thị lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp.
6
- Các ô 1, 2, 3 có lợi thế, cần tăng cường đầu tư phát triển thêm.
- Các ô 7, 8, 9 phải thận trọng trong lựa chọn chiến lược.
- Các ô 4, 5, 6 sản phẩm đã già cỗi, cần chuyển đổi.
ik. Mô hình Michael Porter: Dựa vào hai luận điểm hoặc sử dụng giá thấp
(tức mức hoàn vốn đầu tư ROI thấp, phải kéo dài thời gian), ‚ hoặc sử dụng sản
phẩm có tính khác biệt cao (để chiếm lĩnh thị phần lớn).
Ưu thế cạnh tranh
Nội dung cạnh
tranh
Giá thành thấp hơn Tính khác biệt
Rộng 1. Chi phối bằng giá cả 2. Sử dụng tính khác biệt của sản
phẩm
Hẹp 3. Đặt trọng tâm vào giá
cả
4. Đặt trọng tâm bằng tính khác biệt
4. Bước 2: Xác định các mục tiêu chiến lược.
a. Khái niệm: Mục tiêu là trạng thái mong đợi, cần có của doanh nghiệp sau
một thời hạn đã định.
b. Phương pháp xác định mục tiêu.
- Phương pháp cân đối.
- Phương pháp toán kinh tế.
7
5. Bước 3: Xây dựng các chiến lược chức năng, đó là các chiến lược của
các phân hệ, bao gồm:
5.1. Chiến lược đổi mới cơ cấu tổ chức doanh nghiệp (thể chế hóa + tiêu
chuẩn hóa bộ máy doanh nghiệp).
5.2. Chiến lược công nghệ và sản phẩm (Product), bao gồm các nội dung:
vòng đời sản phẩm, tiêu chuẩn hóa sản phẩm v.v...
5.3. Chiến lược huy động vốn (Purse), bao gồm các vấn đề vay vốn, tỷ giá
hối đoái, liên doanh liên kết, bán cổ phần v.v...
5.4. Chiến lược về giá (Price), bao gồm các vấn đề: điểm hòa vốn, các loại
giá v.v...
5.5. Chiến lược chiêu thị (Promotion), bao gồm các vấn đề; chiêu hàng,
tuyên truyền quảng cáo v.v...
5.6. Chiến lược phân phối, mặt bằng (Place), bao gồm vấn đề: kênh phân
phối, đào tạo nhân viên v.v...
5.7. Chiến lược đối ngoại (quan hệ vĩ mô, hạn chế rủi ro, chống khủng bố
v.v...).
Kỹ thuật xây dựng các chiến lược chức năng thường sử dụng là kỹ thuật
cây mục tiêu.
8
5.8. Tổ hợp chiến lược chức năng - chiến lược marketing.
a. Marketing: Là khoa học nghiên cứu các quy luật cung - cầu - giá cả - thị
trường, để tìm ra các giải pháp quản trị kinh doanh có hiệu quả nhất của doanh
nghiệp trong từng giai đoạn hoạt động.
b. Nội dung của marketing.
b1. Nghiên cứu, dự báo thị trường.
b2. Chiến lược marketing: là sự vận dụng tổng hợp các nhân tố.
5.2, 5.3, 5.4, 5.5, 5.6, 5.7 ở bước 3 để tăng cường sức cạnh tranh của doanh
nghiệp.
III. Tổ chức thực hiện chiến lược
1.Thành lập bộ phận điều hành (thường là bộ phận marketing của doanh
nghiệp).
2.Công bố các mục tiêu chung cần đạt, các giải pháp chính sách, các nguồn
lực sẽ sử dụng.
3.Thành lập các mục tiêu của các chiến lược bộ phận (chức năng).
4.Thành lập sơ đồ mạng (PERT) tiến độ thực hiện.
Phương pháp mô hình mạng lưới (PERT - Program Evaluation and Review
Technique) là khoa học sắp xếp, bố trí các công việc nhằm tìm ra khâu xung yếu
nhất cần phải biết để có biện pháp bố trí vật tư, thiết bị và cán bộ; là cách làm
việc vừa nắm được toàn cục vấn đề vừa nắm được từng phần cụ thể, chi tiết. Ưu
điểm nổi bật của mô hình mạng lưới so với các hình thức biểu diễn kế hoạch
khác là ở chỗ nó nêu rõ rất cả các mối liên hệ lẫn nhau theo thời gian của các
công việc: kế hoạch được thực hiện bằng sơ đồ mạng lưới có thể được chi tiết
9
hóa ở mức độ bất kỳ tùy theo yêu cầu toàn bộ các công việc trong hệ thống và
thứ tự thời gian thực hiện các công việc đó.
IV. Kiểm tra, điều chỉnh, tổng kết việc thực hiện chiến lược
1. Khái niệm
Chủ doanh nghiệp phải có các biện pháp kiểm tra sự thực hiện các chiến
lược của mình. Đây là một quá trình kiểm tra, một công việc theo đó chủ doanh
nghiệp soát xét và chỉ thị các công việc đang làm hay đã làm xong. Kiểm tra là
đo lường và chấn chỉnh việc thực hiện nhằm đảm bảo cho các mục tiêu của
doanh nghiệp và các chiến lược vạch ra để đạt tới, các mục tiêu này đã, đang
được hoàn thành. Như vậy kiểm tra là chức năng của mọi nhà quản lý từ chủ
doanh nghiệp tới người phụ trách các bộ phận trong doanh nghiệp, thực chất của
việc kiểm tra của doanh nghiệp là khả năng sửa chữa tới mức tối đa số lượng sai
lầm lớn nhất trong một thời gian tối thiểu trong doanh nghiệp.
2. Nhu cầu kiểm tra
Kiểm tra là nhu cầu tối cần thiết của công tác quản trị, xét trên mọi phương
diện, điều này được thể hiện thông qua mục đích của công tác kiểm tra.
a. Kiểm tra là nhằm chủ động ngăn chặn các nhầm lẫn, sai phạm có thể xảy
ra trong quá trình quản lý doanh nghiệp.
Có người nói kiểm tra là để tách cái tốt ra khỏi cái xấu, người tốt ra khỏi
người xấu, điều này chỉ đúng một phần, vì người xưa đã nó: "Người lãnh đạo có
hai sai lầm cần tránh, không dùng được người giỏi và dùng được người giỏi
nhưng lại để lẫn với kẻ xấu vào". Nếu làm mà không tiến hành kiểm tra, để làm
rồi mới phát hiện cái sai thì nhiều khi không còn khả năng cứu vãn được tình
thế. Cho nên, tốt nhất đừng làm sai thì sẽ có hiệu quả hơn, tức là nên phòng
bệnh hơn chữa bệnh. Chính nhờ kiểm tra mà giám đốc doanh nghiệp ngăn ngừa
được các khả năng đưa hoạt động của doanh nghiệp phạm sai lầm. Sai lầm có
thể xảy ra từ nhiều khâu, nhiều yếu tố, nhiều người trong doanh nghiệp, cho nên
kiểm tra thực sự là một nhu cầu riêng có đối với giám đốc doanh nghiệp - người
chịu hoàn toàn trách nhiệm về doanh nghiệp mà họ sáng lập và điều hành hoạt
động.
10
b. Kiểm tra còn là nhu cầu của mọi thành viên đúng mực trong doanh
nghiệp.
Rõ ràng mỗi thành viên, mỗi tập thể nhỏ trong doanh nghiệp đều muốn làm
tốt nhiệm vụ mà mình gánh vác, họ muốn diễn tốt phân vai được giao trong
guồng máy chung, nhưng họ cũng mong muốn đòi hỏi các thành viên khác, các
tập thể khác và bản thân người lãnh đạo doanh nghiệp cũng phải thực hiện tốt
nhiệm vụ được giao.
Một con sâu làm rầu nồi canh, câu nói muôn thuở của đời người bao giờ
cũng còn giá trị. Chỉ thông qua chức năng kiểm ra với các hình thức phù hợp
(trên với dưới, dưới với trên, kiểm tra lẫn nhau, tự kiểm tra...) doanh nghiệp mới
có điều kiện đưa tất cả đội ngũ của mình cùng tiến lên thực hiện mục đích của
doanh nghiệp.
Có người cho kiểm tra là sự không tin tưởng lẫn nhau cho nên mới phải
tranh đấu, kiểm tra nhau, lại gây tốn kém cho doanh nghiệp. Thực hiện kiểm tra
là tốn kém (thời gian, tiền bạc, công sức), nhưng nó chính là bỏ ra chi phí ít để
thu lại hiệu quả lớn gấp nhiều lần, và chỉ người nào làm xấu, bộ phận nào làm
không tốt mới e ngại kiểm tra, còn người làm tốt, tập thể làm tốt lại tán đồng
kiểm tra vì kiểm tra là để khẳng định thành quả việc làm của họ và đôn đốc các
người khác, các bộ phận khác cũng phải làm tốt.
c. Kiểm tra còn là nhu cầu để bảo đảm gắn doanh nghiệp với môi trường
thông qua các quan hệ đối ngoại với các hệ thống khác.
Thời đại ngày nay khi mối quan hệ đa phương mở cửa là một tất yếu thì dù
mỗi doanh nghiệp có quy mô to lớn đến đâu cũng không thể nào không duy trì
các mối quan hệ bên ngoài, bởi vì rõ ràng không một doanh nghiệp nào lại
không có nhu cầu phát huy ảnh hưởng, mở rộng doanh nghiệp. Các hoạt động
truyền thông đối ngoại, các mối quan hệ cạnh tranh, tiêu diệt lẫn nhau là hoạt
động không thể bỏ qua. Chỉ có thông qua chức năng kiểm tra mà doanh nghiệp
có được bức tranh toàn cảnh về chỗ đứng mà mình sẽ phát triển tới, từ đó hình
thành các hoạt động quản trị đối ngoại của doanh nghiệp.
11
d. Kiểm tra còn là một nhu cầu nhằm hoàn thiện các quyết định về nhiều
mặt, nhiêu lĩnh vực của doanh nghiệp.
Phải kiểm tra để khẳng định được sự đúng sai của đường lối, sự phù hợp
hay không của mục đích của doanh nghiệp, các vấn đề về cơ cấu quản trị hoạch
định chiến lược và chiến thuật, việc bố trí nhân sự, các chính sách thực thi, các
mục tiêu cần đạt...
e. Kiểm tra còn là nhu cầu bảo đảm thực thi quyền lực quản lý của giám
đốc doanh nghiệp.
Mất quyền kiểm tra có nghĩa là giám đốc bị vô hiệu hóa, doanh nghiệp có
thể bị lái theo một phương hướng khác.
3. Quá trình kiểm tra
Quá trình kiểm tra và quá trình thực hiện chức năng kiểm tra, bao gồm các
nội dung sau:
Để tiến hành kiểm tra, giám đốc doanh nghiệp phải đưa ra các tiêu chuẩn,
nội dung và mục tiêu của hoạt động kiểm tra, dựa trên các nguyên tắc kiểm tra
nhất quán. Từ đó hình thành hệ thống kiểm tra với các hình thức kiểm tra thích
hợp cùng với các chi phí và phương tiện, công cụ được sử dụng cho các hoạt
động kiểm tra này. Cuối cùng là các hoạt động điều chỉnh thích hợp.
12
4. Các nguyên tắc kiểm tra
a. Chính xác, khách quan.
Đây là nguyên tắc cơ bản của hoạt động kiểm tra. Nếu sự kiểm tra không
tuân thủ theo nguyên tắc này thì người thực hiện nhiệm vụ kiểm tra có thể tùy
tiện đưa những kết luận đánh giá hiện trạng sự việc, con người, tập thể mà họ
tiến hành kiểm tra, do đó sẽ cung cấp các thông tin phản hồi thất thiệt cho các
cấp lãnh đạo của doanh nghiệp mà kết quả cuối cùng là sự ly tán, nghi ngờ trong
doanh nghiệp, tạo kẽ hở làm hư hỏng cán bộ làm nhiệm vụ kiểm tra, gây phiền
hà cho các địa chỉ bị kiểm tra.
b. Có chuẩn mực.
Nhiệm vụ kiểm tra phải khách quan, công tâm, trong sáng, kiên trì, bảo vệ
lợi ích của doanh nghiệp. Đó là các dấu mốc mà nhờ đó hoạt động kiểm tra có
căn cứ để so sánh yêu cầu đặt ra của mốc và kết quả của địa chỉ bị kiểm tra đã
thực hiện. Các chuẩn mực là các mốc cần đạt của các địa chỉ phải thực hiện
trong doanh nghiệp (về thời hạn, về số lượng, về các mối quan hệ, về tiến độ, về
chi phí và về kết quả...).
c. Công khai và tôn trọng người bị kiểm tra.
Nguyên tắc này đòi hỏi hoạt động kiểm tra phải là hoạt động mang tính
thường tình không phải là sự phiền hà, đánh đố, đe dọa người bị kiểm tra, người
thực thi nhiệm vụ kiểm tra chỉ được phép thi hành công việc theo những quy
định rõ ràng đã được công bố cho cả doanh nghiệp biết, không được thêm bớt,
không được có những hành động hù dọa, vòi vĩnh, xoay xở đối với người bị
kiểm tra, trên tinh thần trách nhiệm và tôn trọng người bị kiểm tra cũng giống
như mọi người khác trong doanh nghiệp, mỗi người đều có một nhiệm vụ và
mọi nhiệm vụ đều không thể thiếu.
d. Có độ đa dạng hợp lý.
Nguyên tắc kiểm tra này đòi hỏi phải kết hợp nhiều hình thức và thủ thuật
kiểm tra khác nhau, nhằm đảm bảo kết quả thu được qua kiểm tra là chính xác,
khách quan. Cần kết hợp kiểm tra theo mẫu định sẵn và kiểm tra ngẫu nhiên,
kiểm tra theo định kỳ và kiểm tra đột biến, kết hợp kiểm tra theo chiều dọc với
13
kiểm tra theo chiều ngang và kiểm tra chéo, kết hợp kiểm tra toàn diện và kiểm
tra từng mặt, kết hợp kiểm tra bằng phương tiện thiết bị với kiểm tra trực tiếp
bằng con người, kết hợp kiểm tra với tự kiểm tra v.v... Nguyên tắc có độ đa
dạng, hợp lý của hoạt động kiểm tra còn thể hiện khả năng thực hiện của hoạt
động kiểm tra.
e. Kinh tế.
Nguyên tắc này đòi hỏi hoạt động kiểm tra phải thu lại hiệu quả thích hợp,
tức là chi phí cho kiểm tra phải nhỏ hơn nhiều lần so với kết quả thu lại do hoạt
động kiểm tra đem lại cho doanh nghiệp. Tránh lãng phí không cần thiết các
nguồn của cải của doanh nghiệp trong công tác kiểm tra.
f. Có trọng tâm trọng điểm.
Nguyên tắc này đòi hỏi việc kiểm tra không thể dàn trải mà phải có trọng
tâm trọng điểm tùy thuộc tiến trình hoạt động của doanh nghiệp.
5. Tiêu chuẩn kiểm tra
Các tiêu chuẩn kiểm tra là các chuẩn mực về số lượng, chất lượng, thời hạn
của nhiệm vụ mà các cá nhân, tập thể và cả doanh nghiệp phải thực hiện để bảo
đảm cho toàn bộ doanh nghiệp hoạt động có kết quả. Thông thường các tiêu
chuẩn kiểm tra đều có một độ dự trữ (hoặc sai số) cho phép nếu vượt quá các
mức dự trữ này thì doanh nghiệp sẽ gặp phải các tổn thất, hạn chế sự ổn định
phát triển của doanh nghiệp, thậm chí đưa doanh nghiệp vào chỗ bế tắc hoặc đổ
vỡ.
Trong các tiêu chuẩn kiểm tra, khó tính nhất là các tiêu chuẩn mang tính
định tính vì nó rất khó đối với người thực hiện việc kiểm tra khi phải đưa ra các
kết luận, đánh giá. Chẳng hạn, một tập thể trong hệ thống có 10 người thì 6
người đánh giá không tốt về thủ lĩnh phụ trách tập thể của họ, khi đó có thể kết
luận người thủ lĩnh của tập thể là có vấn đề, là không ổn là còn phải chờ đợi
thêm một thời gian khác, tìm kiếm thêm ý kiến của các tập thể có liên quan
khác...
Các tiêu chuẩn kiểm tra một mặt mang tính lịch sử, tức là nó có biến động
theo thời gian cùng với bước thăng trầm của lịch sử. Khi doanh nghiệp mới ra
14
đời, các tiêu chuẩn đánh giá phải khác khi một doanh nghiệp đã ở thời kỳ phát
triển cao. Dĩ nhiên có những loại hoạt động mà tiêu chuẩn kiểm tra của nó
không đổi, như phải bảo đảm sự hoàn hảo của sản phẩm bán ra thị trường để bảo
đảm chữ "tín" với khách hàng.
Các tiêu chuẩn kiểm tra đồng thời cũng phải bảo đảm tính ổn định tương
đối cho từng chặng thời gian nhất định để bảo vệ sự ổn định phát triển chung
của doanh nghiệp.
Các tiêu chuẩn kiểm tra phải là cụ thể cho mỗi địa chỉ kiểm tra, thậm chí
cho tới từng vị trí làm việc của mỗi con người trong doanh nghiệp.
6. Kỹ thuật kiểm tra
Việc kiểm tra thông thường thông qua hai công cụ chủ yếu được sử dụng
xen kẽ kết hợp đó là:
a. Bảng các nội dung phải kiểm tra.
Đó là những bảng phản ánh toàn bộ hoặc từng mặt của hoạt động của
doanh nghiệp cùng các tiến độ và định mức mà nó phải đạt được trong quá trình
hoạt động: Bảng tổng kết ngân sách, lợi nhuận và tổn thất, việc thu hồi vốn đầu
tư, lao động, công nghệ, vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, biến động tăng
giảm khách hàng và nguyên nhân v.v...
Việc xây dựng các bảng trên do các bộ phận nghiệp vụ thiết lập để báo cho
giám đốc chung của doanh nghiệp phê duyệt, đó là căn cứ để cho cả hai cấp (cấp
giám đốc chung và cấp giám đốc các bộ phận) sử dụng để kiểm tra và tự kiểm
tra
b. Sử dụng kỹ thuật PERT và chỉ số so sánh thống kê.
Để theo dõi tiến độ của các bộ phận mà kiểm tra (định kỳ, báo trước hoặc
không báo trước).
7. Điều chỉnh chiến lược
a. Khái niệm: Điều chỉnh chiến lược là quá trình chủ động thích nghi của
doanh nghiệp trước các biến động bất thường xảy ra.
b. Nguyên tắc điều chỉnh.
- Chỉ điều chỉnh nếu thực sự thấy cần.
15
- Mức độ biến động đến đâu, điều chỉnh đến đó.
+ Điều chỉnh quan điểm, đường lối.
+ Điều chỉnh nội bộ doanh nghiệp.
+ Điều chỉnh chiến lược marketing v.v...
8. Tổng kết để tiếp tục sang pha mới
a. Đánh giá kết quả, so sánh với mục tiêu dự kiến, phân tích nguyên nhân
chênh lệch.
b. Tìm ra các nguồn tiềm năng còn dư thừa chưa được sử dụng
16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC Ở TỔNG
CÔNG TY SÔNG ĐÀ
A.GIÓI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ:
I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN:
Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, Tổng Công ty Sông Đà ngày
nay là kết tinh của một hành trình xây dựng và phát triển liên tục trong suốt 50
năm gắn liền với sự phát triển của đất nước.
Ngày 01 tháng 06 năm 1961 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 214
TTg về việc thành lập Ban chỉ huy công trường thủy điện Thác Bà; Quyết định
này đã trở thành quyết định lịch sử khai sinh ra Tổng công ty, đồng nghĩa với
ngành xây dựng thuỷ điện Việt Nam ra đời. Bắt đầu từ con số không, chỉ với
lòng quyết tâm thấm đượm tinh phần yêu nước, đã hình thành một công trường
công nghiệp lớn nhất lúc bấy giờ. Hàng ngàn CBCNV đã bất chấp khó khăn,
gian khổ, lao động trong điều kiện thủ công thô sơ, nhưng trong trái tim họ vẫn
tràn đầy niềm tin để thắp sáng một dòng điện đầu tiên cho Tổ quốc. Nhiều
CBCNV đã hy sinh dưới bom đạn Mỹ. Thế hệ tiền bối của Tổng công ty đã để
lại tấm gương sáng cho những người đi sau trân trọng về những thành quả, công
sức đóng góp vào trangsử vàng của Tổng Công ty Sông Đà.
Thuỷ điện Thác Bà mãi mãi xứng đáng được lưu danh như một biểu tượng
của lòng yêu nước, ý chí kiên cường, tinh thần quả cảm thuộc về những người
thợ thủy điện đầu tiên ở Việt Nam. Đó chính là người thợ Sông Đà.
Khi công trình thuỷ điện Thác Bà còn chưa hoàn thành, do yêu cầu của đất
nước cần nhiều nhà máy xí nghiệp phục vụ dân sinh và quốc phòng, CBCNV
Tổng công ty có mặt kịp thời và đúng lúc tại những miền đất mới. Hàng loạt
những công trình ra đời bởi công sức đóng góp và trí tuệ của tập thể CBCNV
Tổng công ty Sông Đà ngày ấy giờ đây vẫn đang góp phần đắc lực vào công
cuộc đổi mới đất nước; Đó là Nhà máy dệt Minh Phương, Nhà máy giấy Bãi
Bằng, đường số 7, sân bay Yên Bái, Nhà máy hoá chất Việt Trì. . . Mặc dù liên
tục bị phân tán, thiệt hại cả tính mạng và tài lực do chiến tranh nhưng Tổng công
17
ty vẫn âm thầm xây dựng và bảo toàn đội ngũ cán bộ, chuyên gia, thợ lành nghề
dày dạn kinh nghiệm chuẩn bị cho những công trình lớn hơn.
Cơ hội đó đến vào năm 1975 khi nước nhà thống nhất, cũng là lúc Đảng
và Chính phủ tin cậy giao cho Tổng công ty nhiệm vụ rất nặng nề nhưng vô
cùng vinh dự. Đó là: Chinh phục Sông Đà và xây dựng nhà máy thuỷ điện lớn
nhất Đông Nam Á - Công trình thuỷ điện Hoà Bình.
Một trang sử mới của Tổng Công ty được mở ra ngay trên vùng đất từng
được coi và "ma thiêng, nước độc". Tại công trình thế kỷ này hàng vạn CBCNV,
đặc biệt là những người thợ trẻ đã không quản ngày đêm, không quản gian khổ,
thời tiết khắc nghiệt, bất chấp mọi hiểm nguy để làm việc với tinh thần "Tất cả
vì dòng điện ngày mai cho Tổ quốc". Đây thực sự là thời kỳ mà mỗi khoảnh
khắc sống đều mang trong nó tính sự kiện và giá trị đạo đức. Không thể kể hết
những khó khăn chồng chất cũng như những trở ngại không lường mà tập thể
CBCNV Tổng công ty Sông Đà phải vượt qua để biến giấc mơ từ nghìn đời của
nhân dân thành hiện thực. Cho dù thời gian biến đổi thế nào đi nữa thì công trình
thuỷ điện Hoà Binh vẫn luôn là tượng đài của tuổi trẻ thế hệ Hồ Chí Minh, và sự
hội tụ giữa trí và lực, là kết tinh của khát vọng, trí thông minh, lòng dũng cảm,
truyền thống ham học hỏi, cầu thị tiến bộ, được nuôi dưỡng từ cội nguồn văn
hoá Việt Nam.
Đất nước chuyển mình bước sang thời kỳ đổi mới đặt ra trước mắt Tổng
công ty những cơ hội và thách thức lớn. Chúng ta vừa phải nhanh chóng thay đổi
công tác quản lý, tổ chức sản xuất theo hướng gọn nhẹ, năng động để thích nghi,
tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt; đồng thời
vừa phải tìm mọi cách bảo toàn nguồn nhân lực quí giá có nguy cơ bị phân tán
thời kỳ hậu Sông Đà. Để làm được điều đó Tổng công ty đã thực hiện nhiều
phương án phát triển sản xuất tạo công ăn việc làm. Từ việc mở ra các ngành
nghề khác như may mặc, sản xuất vật liệu với 2 nhà máy xi măng lò đứng công
suất một nhà máy là 8,2 vạn tấn/năm, sản xuất bao bì, dịch vụ vận tải, xây dựng
dân dụng, xuất khẩu lao động, kể cả tổ chức chăn nuôi... Nỗ lực không mệt mỏi
và kịp thời đó đã giúp Tổng công ty vượt qua giai đoạn khó khăn nhất để củng
18
cố, xây dựng lực lượng bước vào một thời kỳ mời được đánh dấu bằng việc
Đảng và Chính phủ giao nhiệm vụ làm tổng thầu xây dựng nhà máy thủy điện
Yaly trên Tây Nguyên. Yaly không chỉ là vùng đất mới của người thợ Sông Đà.
Yaly còn là nơi ghi nhận sự trưởng thành vượt bậc của Tổng công ty mà người
thợ Sông Đà có quyền tự hào. Công trình thủy điện Yaly không chỉ có địa hình,
địa chất phức tạp, thời tiết biến động thất thường mà còn ngổn ngang tàn tích của
chiến tranh.
Những người thợ Sông Đà phải đối mặt với sốt rét, bom mìn, chất độc hoá
học và một hạ tầng cơ sở vô cùng nghèo nàn và lạc hậu.
Một lần nữa những người thợ Sông Đà cho thấy bản lĩnh kiên cường, và
truyền thống đoàn kết vượt qua mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành và hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao cho. Cũng tại công trình
thuỷ điện Yaly trên Tây Nguyên, những người thợ Sông Đà đã xây dựng thành
công Nhà máy thuỷ điện Yaly với công suất 720MW mà không phải thuê
chuyên gia nước ngoài làm tư vấn, chúng ta đã chứng minh một cách đầy thuyết
phục rằng ngành xây dựng thuỷ điện Việt Nam đã thực sự trưởng thành.
Sau thuỷ điện Yaly, Tổng Công ty tiếp tục góp phần đánh thức tiềm năng
Tây Nguyên và các vùng đất khác trên mọi miền Tổ quốc bằng thế mạnh xây
dựng thuỷ điện thông qua các hình thức đầu tư BO, BọT như thuỷ điện Cần Đơn,
Ry Ninh 2, Nà Lơi, Nậm Mu, Sê San 3A, Nậm Chiến... Mặc khác, với kinh
nghiệm xây dựng các công trình thủy điện, Tổng công ty Sông Đà vinh dự được
Đảng và Nhà nước giao làm tổng thầu xây lắp các công trình thuỷ điện Sê San 3,
Pleikrông, Tuyên Quang, Bản Vẽ, Sơn La...
Đối với các công trình giao thông, Tổng công ty Sông Đà đã đảm nhận
thi công .các công trình: Đường Hồ Chí Minh, Hầm đường bộ qua đèo Ngang,
Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân... Tại công trình hầm đường bộ qua đèo Hải
Vân, những người thợ Sông Đà tiếp tục khẳng định phẩm chất đặc biệt của mình.
Đây là một công trình cực kỳ phức tạp về mặt kỹ thuật, xử lý địa chất. Nhiều
chuyên gia, nhà thầu nước ngoài từng bỏ cuộc trước những sự cố địa chất ít gặp
ngay cả trong thi công hầm trên thế giới. Nhưng với tinh thần sáng tạo và bản
19
lĩnh kiên cường, không khuất phục trước khó khăn đã trở thành truyền thống,
người thợ Sông Đà nhanh chóng tìm ra phương án khắc phục sự cố, vừa đảm bảo
tiến độ thi công và mang lại kết quả kinh tế cao, tiết kiệm cho Nhà nước hàng
chục tỉ đồng. Thành công của người thợ Sông Đà trên công trình hầm Hải Vân
đã được Chủ đầu tư và các chuyên gia tư vấn nước ngoài đánh giá rất cao và
thán phục.
Như vậy, với công nghệ đào hầm tiên tiến, cộng với kinh nghiệm và trí
thông minh người thợ Sông Đà đã làm nên một kỳ tích chinh phục "Đệ nhất ải
quan ". Đồng thời cũng tại công trình hầm Hải Vân, một lần nữa đã minh chứng
thêm sức mạnh của đội ngũ thợ Sông Đà thời đại mới.
Chúng ta tự hào về những thành tựu đạt được. Nhưng để tồn tại và phát
triển chúng ta không được tự kiêu, thoả mãn với chính mình mà phải ra sức phấn
đấu không ngừng để tiến lên. Tổng Công ty đã rút ra bài học sâu sắc đó và sẽ
không có sự lựa chọn nào khác là phải thay đổi cách làm, cách nghĩ. Điều đó đã
được thực hiện và đang cho thấy tính đúng đắn của nó. Có thể nói rằng, trong
suốt chặng đường xây dựng và phát triển của mình, chưa bao giờ Tổng Công ty
chủ động phát huy tiềm năng nội tại mạnh mẽ và quyết đoán như giai đoạn hiện
nay. Nguồn lực " sức mạnh - đoàn kết - trí tuệ - sáng tạo" đã và đang được đánh
thức để phát huy cao độ tính hiệu quả.
Những cải tiến mang tính cách mạng về tổ chức lại sản xuất tạo cho Tổng
Công ty một vị thế vững chắc hơn, đưa Tổng Công ty từ một đơn vị chuyên nhận
thầu xây lắp nay thực sự trở thành nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước; có trong
tay đội ngũ kỹ sư, cán bộ quản lý, thợ lành nghề, thợ bậc cao vào hàng đầu trong
ngành xây dựng, cùng với hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, Tổng Công ty sẵn
sàng đảm nhận và thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho.
Một thực tế cho thấy 70% sản lượng điện của cả nước hiện nay được cung cấp
bởi những nhà máy thuỷ điện do Tổng Công ty Sông Đà xây dựng. Nếu trước
đây sản phẩm của Tổng công ty hầu như chỉ có thuỷ điện thì nay số ngành nghề
đã lên đến vài chục, trong đó có nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch vụ hoàn toàn mới
như thép xây dựng, sân bay, cầu cảng, hợp tác lao động quốc tế... nâng tỉ trọng
20
sản xuất công nghiệp tăng hơn 30%. Đặc biệt, cùng với phát triển sản xuất, lực
lượng tư vấn của Tổng công ty ngày một trưởng thành, đủ sức đảm đương các
dịch vụ tư vấn cho các dự án thuỷ điện, dân dụng và công nghiệp từ khâu khảo
sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật đến thiết kế bản vẽ thi công,
giám sát thi công..
Nhưng để trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh và hiện đại Tổng Công ty
còn phải làm nhiều hơn thế, mà các biện pháp và giải pháp đã được chỉ rõ trong
10 chương trình lớn theo tinh thần Nghị quyết TW3 Khoá IX bao gồm: Sắp xếp
lại tổ chức sản xuất để nâng cao tính cạnh tranh; Tiếp thị tổng lực tìm kiếm công
trình; Đào tạo nguồn nhân lực theo chiều sâu, thu hút nhân tài; Đầu tư đổi mới
hiện đại hoá công nghệ; Đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án, nâng cao hiệu
quả vốn đầu tư; Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO; Tích cực ứng dụng
phần mềm tin học hoá toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp; Lành mạnh hoá tài
chính, gia tăng tốc độ cổ phần hoá tiến tới niêm yết giá trên thị trường chứng
khoán; Nâng cao hơn nữa năng suất lao động và thu nhập cá nhân; Đổi mới và
nâng cao hiệu quả công tác Đảng và các tổ chức quần chúng trong doanh nghiệp.
Với hơn 40 năm, thời gian đã ghi nhận những phát triển vượt bậc của Tổng công
ty Sông Đà. Từ một tập thể nhỏ bé, thụ động; ngày mới thành lập vẻn vẹn chỉ
gồm 3 kỹ sư thuỷ lợi, 30 kỹ thuật viên trình độ trung cấp, 40 kỹ thuật viên sơ
cấp, 1 chuyên gia địa chất, 1 trắc đạc và mấy trăm công nhân lao động . . .
Nhưng ngày nay Tổng Công ty Sông Đà đã thực sự lớn mạnh kể cả lượng và
chất. Hiện nay Tổng Công ty có một đội ngũ CBCNV với gần 30 nghìn người
trong đó hơn 5000 kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm và trình độ cao. Từ
một cơ ngơi gần như không có gì thời kỳ "hậu Sông Đà", chỉ sau hơn 10 năm
Tổng Công ty đã trở thành một trong những đơn vị có vốn tài sản vào loại lớn
trong ngành xây dựng, có doanh thu hàng năm từ 4.000 - : - 5.000 tỉ đồng, có tốc
độ tăng trưởng trung bình đạt từ 20 -:- 30%/năm. Thu nhập .của CBCNV trong
Tổng công ty không ngừng được cải thiện, hệ thống phúc lợi xã hội như bảo
hiểm, chăm sóc sức khoẻ, vui chơi giải trí, an ninh, giáo dục, đầu tư chiều sâu
cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được đầu tư thích đáng và hiệu
21
quả.
Ngày nay, nhắc đến truyền thống vẻ vang của Tổng Công ty Sông Đà trước
hết phải nói đến nét truyền thống đặc trưng cơ bản, đó là:
- Truyền thống lao động dũng cảm, cần cù, thông minh và sáng tạo.
- Truyền thống trung thực, đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động của mọi
tập thể và cá nhân trong từng đơn vị và toàn Tổng Công ty. Đây là nguồn gốc cơ
bản để tạo nên sức mạnh của Tổng Công ty qua nhiều thế hệ.
- Truyền thống về tình cảm và sự quan tâm sâu sắc, sự tương thân tương ái
giúp đỡ lẫn nhau, giữa tập thể và cá nhân, giữa mọi CBCNV của Tổng Công ty
Sông Đà qua nhiều thế hệ, giữa Tổng Công ty Sông Đà với đồng đội và nhân
dân các địa phương trong cả nước.
- Truyền thống thi đua yêu nước luôn vượt qua mọi khó khăn gian khổ để
hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
- Truyền thống say mê học tập, nghiên cứu, không ngừng vươn lên, nâng
cao trình độ về mọi mặt, làm chủ mọi công nghệ, thiết bị tiên tiến.
Truyền thống đó còn là sự ghi nhớ, lòng biết ơn với những người vì Tổ
quốc, vì sự nghiệp xây dựng đã anh dũng hy sinh. Trên thực tế trong nhiều năm
qua, Tổng Công ty đã góp phần chia sẻ khó khăn đối với nhiều địa phương bằng
những việc làm thiết thực như xây dựng trường học tặng con em đồng bào dân
tộc các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hoà Bình, Hà Tĩnh,
Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum... Đồng thời lập nhiều quĩ từ thiện như: Quỹ từ
thiện ủng hộ đồng bào bị băo lụt, Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ tình nghĩa đồng
nghiệp Sông Đà, Quỹ vì sự tiến bộ của phụ nữ Sông Đà, Quỹ vì trẻ thơ Sông
Đà ... Ngoài ra Tổng công ty nhận phụng dưỡng suốt đời 10 bà mẹ Việt Nam anh
hùng.
Về khen thưởng: Với nỗ lực của CBCNV của TCT Sông Đà trong những
năm qua Tổng công ty Sông Đà đã nhận nhiều danh hiệu cao quí của Đảng và
Nhà nước trao tặng; Trong đó TCT Sông Đà là doanh nghiệp XD đầu tiên vinh
dự được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ
đổi mới, 2 lần được tặng Huân chương Hồ chí Minh, 1 huân chương độc lập
22
hạng nhất, 1 huân chương độc lập hạng nhì; 2 tập thể Anh hùng lao động là
Công ty Sông Đà 9, Công ty Sông Đà 10; 12 cá nhân đạt danh hiệu anh hùng lao
động và nhiều danh hiệu cao quí tặng cho các tập thể, cá nhân khác
Với những thành tích đã đạt được, tập thể CBCNV Tổng Công ty, các
đơn vị thành viên và các cá nhân đã vinh dự được Đảng, Nhà nước và Chính phủ
tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quí.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, tập thể cán bộ, CNV TCT Sông
Đà đã được Đảng, Nhà nước khen thưởng các danh hiệu:
- Danh hiệu Anh hùng Lao động: 4 tập thể và 13 cá nhân.
- 2 Huân chương Hồ Chí Minh cho CBCNV TCT Sông Đà.
- 3 Huân chương Độc lập hạng Nhất, 4 Huân chương Độc lập hạng Nhì, 6 -
Huân chương Độc lập hạng Ba cho các tập thể.
- Huân chương Lao động hạng Nhất cho 9 tập thể và 11 cá nhân.
- Huân chương Lao động hạng Nhì cho 16 tập thể và 25 cá nhân .
- Huân chương Lao động hạng Ba cho 76 tập thể và 132 cá nhân.
- Cờ thi đua luân lưu của Chính phủ liên tục từ năm 1996 đến năm 2008.
- Và nhiều danh hiệu cao quý khác.
TCT Sông Đà với gần 50 năm xây dựng và phát triển, gắn liền với sự phát
triển ngành xây dựng của đất nước, góp phần không nhỏ trong công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong nền kinh tế thị trường cũng như trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay TCT Sông Đà mong muốn hợp tác
liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để cùng nhau phát triển,
xây dựng tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam với TCT Sông Đà làm nòng
cốt ngày càng phát triển vững mạnh, xây dựng thương hiệu “Sông Đà” vững
mạnh, xứng đáng là đơn vị dẫn đầu trong ngành xây dựng Việt Nam.
Nhưng vinh dự luôn đi kèm với trách nhiệm, vinh dự càng lớn thì trách
nhiệm càng nặng nề bởi giờ đây nhiệm vụ và thách thức đòi hỏi CBCNV Tổng
công ty Sông Đà phải nỗ lực phấn đấu hơn nữa. Đó vừa 1à quy luật tất yếu của
sự phát triển đồng thời cũng là danh dự, phẩm giá của mỗi chúng ta. Vì vậy
trong mỗi chúng ta những người Sông Đà phải nhận thức thật sâu sắc trong mọi
23
suy nghĩ và hành động của mình để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, vì sự phồn vinh của Tổ quốc Việt Nam giàu
đẹp.
II. Quá trình hình thành và phát triển của TCT Sông Đà:
Tổng Công ty Sông Đà là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng
được thành lập ngày 01 tháng 06 năm 1961 với tên gọi ban đầu là Ban chỉ huy
Công trường Thuỷ điện Thác Bà, sau đổi thành Công ty Xây dựng Thuỷ điện
Thác Bà với nhiệm vụ chính của đơn vị lúc đó là xây dựng công trình Nhà máy
Thuỷ điện Thác Bà có công suất 110MW. Đây là công trình thuỷ điện đầu tiên,
cánh chim đầu đàn của ngành thuỷ điện Việt Nam.
Từ năm 1979 – 1994, Tổng công ty tham gia xây dựng công trình Nhà máy
Thuỷ điện Hoà Bình công suất 1.920 MW trên Sông Đà - một công trình thế kỷ.
Chính trong thời gian này, tên của dòng sông Đà đã trở thành tên gọi mới của
đơn vị: Tổng Công ty xây dựng Thuỷ điện Sông Đà.
Ngày 15 tháng 11 năm 1995, theo Quyết định số 966/BXD-TCCB của Bộ
trưởng Bộ xây dựng, Tổng Công ty được thành lập lại theo mô hình Tổng Công
ty 90 với tên gọi là Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà và ngày 11 tháng 03 năm
2002, theo Quyết định số 285/QĐ-Bộ Xây dựng của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà đã được đổi tên thành Tổng Công ty Sông Đà.
Có thể nói, lịch sử phát triển của Tổng Công ty Sông Đà luôn gắn liền với
các công trình thuỷ điện, công nghiệp và giao thông trọng điểm của đất nước mà
Tổng Công ty đã và đang thi công. Đó là các nhà máy thuỷ điện Thác Bà
(110MW), Hoà Bình (1.920MW), Trị An (400MW), Vĩnh Sơn (66MW), Yaly
(720 MW), Sê San 3 (273MW), Tuyên Quang (342 MW), Sơn La (2.400 MW)
…; Đường dây 500KV Bắc – Nam; Nhà máy giấy Bãi Bằng, Nhà máy dệt Minh
Phương, Nhà máy xi măng Bút Sơn; Đường cao tốc Láng – Hoà Lạc, Quốc lộ
1A, Quốc lộ 10, Quốc lộ 18, đường Hồ Chí Minh, Hầm đường bộ qua đèo Hải
Vân…
Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, Tổng Công ty Sông Đà đã trở
thành một Tổng Công ty xây dựng hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng
24
các công trình thuỷ điện. Từ một đơn vị nhỏ chuyên về xây dựng thuỷ điện, đến
nay Tổng Công ty Sông Đà đã phát triển với nhiều đơn vị thành viên hoạt động
trên khắp mọi miền của đất nước và trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác
nhau: Xây dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, công nghiệp, dân dụng, giao
thông, kinh doanh điện thương phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, đầu tư xây
dựng các khu công nghiệp và đô thị, tư vấn xây dựng, xuất nhập khẩu lao động
và vật tư, thiết bị công nghệ cùng nhiều lĩnh vực kinh doanh khác.
Với đội ngũ CBCNV lành nghề và giàu kinh nghiệm, với năng lực xe
máy, thiết bị hiện đại, tiên tiến, Tổng Công ty Sông Đà luôn hoàn thành các công
trình công trình được Nhà nước giao đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng và hiệu
quả. Năm 2000 Tổng Công ty đã nghiên cứu và triển khai đầu tư một loạt các
nhà máy thuỷ điện với qui mô vừa và nhỏ, các dự án sản xuất xi măng, sắt thép,
các khu đô thị và công nghiệp… Đó là các nhà máy thuỷ điện Ry Ninh II
(8,1MW), Nà LơI (9,3 MW), Cần Đơn (80MW), Nậm Mu (15MW), Sê San 3A
(100MW), Nậm Chiến (220MW), Sekaman 3 (300MW)…, Nhà máy thép Việt –
ý (250.000 tấn/năm), Nhà máy xi măng Hạ Long (2,2 triệu tấn/năm), Hầm
đường bộ qua đèo Ngang, Khu đô thị mới Mỹ Đình – Mễ Trì… Đến nay, các
nhà máy như thuỷ điện như: Ry Ninh 2, Nà Lơi, Thác trắng, IaKrongdou, Nậm
Mu, Cần Đơn, Nhà máy thép Việt – ý đã đi vào hoạt động góp phần tăng đáng
kể tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Tổng Công ty.
Tổng Công ty Sông Đà cũng là đơn vị tiêu biểu, luôn dẫn đầu các đơn vị
thuộc Bộ Xây dựng hàng năm về các mặt: Tổng giá trị SXKD, chất lượng sản
phẩm và hiệu quả kinh tế - xã hội. Tổng công ty luôn chú trọng và đi đầu trong
việc đổi mới trang thiết bị thi công, đổi mới công nghệ, cũng như phong trào
sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và bảo vệ môi trường sinh thái; Đồng thời luôn thực
hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tập thể CBCNV
Tổng Công ty là một khối thống nhất, tổ chức Đảng, Đoàn thể trong sạch, vững
mạnh toàn diện. Tổng Công ty còn là đơn vị tiêu biểu trong quản lý, bảo toàn và
phát triển vốn, luôn luôn quan tâm đến công tác an toàn lao động và chăm lo tới
đời sống CBCNV.
25