Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

(TIỂU LUẬN) TIỂU LUẬN CHUYÊN đề THAY THẾ KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP tên TIỂU LUẬN TRÒ CHƠI HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG KÍCH THƯỚC CHO TRẺ mầm NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.04 KB, 113 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON


TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ
THAY THẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN TIỂU LUẬN
TRỊ CHƠI HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG KÍCH THƯỚC CHO TRẺ
MẦM NON

NHĨM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHĨM 32E
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN THỊ THÙY LINH
PHẠM THẢO THÙY TRÂN

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm 2022


PHIẾU CHẤM ĐIỂM BÁO CÁO CHUYÊN
ĐỀ Nhóm: 32E
Người
chấm: .........................................................................................................................
STT

NỘI DUNG
Đầy đủ các mục theo yêu cầu,

1

đúng qui cách, hình thức trình
bày


Nội dung cơ sở lí luận khoa

2

học, rõ ràng, phong phú, chi
tiết

3

Nội dung của các trò chơi đa
dạng, phù hợp lứa tuổi
Tổ chức trị chơi:
- Trẻ hứng thú, tích cực, chủ
động khi chơi

4

- GV tự tin, nắm vững cách tổ
chức trị chơi
- Phân tích kết quả trị chơi, rút
kinh nghiệm, hướng phát triển
trò chơi

TỔNG CỘNG

Tổng số điểm:
(Ghi bằng số và chữ)


BẢNG PHÂN CÔNG

STT

Họ và tên

1

Phan Bùi Ngọc Linh

2

Hà Huệ Xuân

3

Nguyễn
My

4

Nguyễn
My

5

Đinh Thị Mỹ Hiền

6

Trần Thị Thương


7

Đặng
Hương


8

Nguyễn Thị Thúy
Kiều

MỤC LỤC
STT

NỘI DUNG

1
2
3
4
5
6

Phụ lục


I.

PHẦN MỞ ĐẦU


1.

Lý do chọn đề tài.

Trẻ em là tương lai của đất nước và Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên và vô cùng
quan trọng trong hệ thống Giáo dục cho trẻ em hiện nay .Giáo dục Mầm non là bậc
học khởi đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta. Bước đầu này nếu chúng
ta làm được tốt sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện cho học sinh các bậc học
tiếp theo. Bác Hồ đã từng nói: Giáo dục Mẫu giáo tốt mở đầu cho một nền giáo dục
tốt. Vì trẻ em những Mầm non tương lai của đất nước, Đất nước có giàu mạnh, phồn
vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy, phải chăm sóc - giáo dục trẻ thật tốt ngay từ
khi trẻ còn ở độ tuổi Mầm non. Bác Hồ còn khuyên những người giáo viên Mầm non
Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thì trước hết phải yêu trẻ. Các
cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, chịu khó mới ni dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng
như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì
sau này cháu thành người tốt. Cơng tác giáo viên và mẫu giáo có khác nhau, nhưng
cùng chung một mục đích đào tạo những cơng dân tốt, cán bộ tốt cho tổ quốc, cho chủ
nghĩa xã hội(Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục, 1990. Trang 182-183).
Giáo dục mầm non hình thành những cơ sở ban đầu về nhân cách con người: đạo đức,
trí tuệ, thẩm mỹ, tình cảm tạo điều kiện cho trẻ phát triển tồn diện. Trong những năm
gần đây chương trình giáo dục mầm non đã liên tục cải cách và đổi mới về nội dung,
phương pháp để phù hợp với sự phát triển của xã hội. Đặc biệt hiện nay bậc học giáo
dục mầm non rất quan tâm đến việc đổi mới cách thức tổ chức hoạt động ở tất cả các
môn học để trẻ lĩnh hội một cách hiệu quả nhất, thông qua các hoạt động học tập và
vui chơi nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Hình thành biểu tượng tốn sơ
đẳng cho trẻ mẫu giáo là một mơn học vơ cùng quan trọng, nó có một vị trí đặc biệt
trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ, đặt nền móng cho sự phát triển tư duy, năng lực
nhận biết của trẻ, góp phần vào sự phát triển toàn diện nhân cách và chuẩn bị cho trẻ
đến trường tiểu học với những biểu tượng toán sơ đẳng, những kỹ năng như phân biệt,
so sánh, phân loại, tổng hợp, khái qt, trừu tượng hóa.

Nội dung hình thành biểu tượng tốn cho trẻ trong chương trình giáo dục Mầm non
gồm có: Hình thành các biểu tượng về tập hợp, số và phép đếm; Biểu tượng về hình


dạng; Biểu tượng về kích thước; Biểu tượng về định hướng trong khơng gian. Thơng
qua biểu tượng tốn sơ đẳng đã được hình thành ở trẻ từ rất sớm đặc biệt là những biểu
tượng về kích thước. Tuy nhiên, kích thước của bất kỳ vật thể nào đều được phản ánh
khái qt bằng hình dạng nào đó như: cây cao- thấp. bát to- nhỏ, khăn rộng- hẹp, dây
dài- ngắn.
Các hình dạng có kích thước khác nhau đóng một vai trị rất to lớn trong việc nhận biết
kích thước các vật thể. Vì vậy việc cho trẻ làm quen với các hình dạng khác nhau dạy
cho trẻ phân biệt, nhận biết nắm được một số dấu hiệu đặc trưng của các vật là rất
quan trọng. Mặt khác, việc cho trẻ nhận biết kích thước của các vật thể cịn giúp trẻ
thấy được sự phong phú, đa dạng và vẻ đẹp của thế giới đồ vật xung quanh trẻ. Hơn
nữa, những kiến thức về kích thước của vật thể là phương tiện giúp trẻ định hướng dễ
dàng hơn trong môi trường xung quanh trẻ.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội khả năng nhận thức của trẻ cũng phát triển
nhanh hơn, trẻ rất thơng minh, sáng tạo vì vậy nhu cầu khám phá thế giới xung quanh
của trẻ ngày càng cao. Trong khi đó, những kiến thức mà thực tiễn cuộc sống đem lại
cho trẻ chưa đầy đủ và chính xác nên chưa thỏa mãn được nhu cầu của trẻ. Do đó, việc
cung cấp cho trẻ những tri thức cần thiết một cách đầy đủ và hệ thống có ý nghĩa rất
lớn trong sự phát triển trí tuệ cũng như trong đời sống của mỗi đứa trẻ. Trẻ ở lứa tuổi
mẫu giáo hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động vui chơi vì vậy thơng qua các trị chơi
giúp trẻ thỏa mãn nhu trẻ, giúp trẻ củng cố kiến thức, củng cố kỹ năng phát trển khả
năng sáng tạo. Tạo cho trẻ môi trường hứng thú học tập chơi mà học, học mà chơi, vừa
chơi cung cấp đầy đủ trọn vẹn kiến thức cần truyền đạt, Vì vậy, nhóm chúng em chọn
đề tài: Trị chơi Hình thành biểu tượng tốn ban đầu về kích thước cho trẻ mầm
non
2.


Vai trị của Toán học đối với trẻ mầm non.

Trong cuộc sống hàng ngày
Qua các kết quả đã nghiên cứu và thực tế cuộc sống hàng ngày, các nhà nghiên cứu đã
chứng tỏ trẻ em có khả năng nhận biết một số biểu tượng tốn học và cần thiết được
hình thành một số biểu tượng toán ngay từ lứa tuổi mẫu giáo.


Thực tế cho thấy, một số biểu tượng toán được hình thành ở trẻ từ rất sớm. Chẳng hạn:
trẻ 4-5 tháng tuổi đang khóc, nghe tiếng mẹ gọi thì khơng khóc nữa phải nghiêng đầu
về phía có tiếng gọi.
Trẻ 3-4 tuổi khi thấy người lớn cầm một túi kẹo mẹ đưa cho 2-3 chiếc thì khơng lấy và
địi cả túi, vì trẻ hiểu “cả túi nhiều hơn 2-3 chiếc”. Hay khi ăn cơm trẻ biết tìm 2 chiếc
đũa, khi đi giày dép biết tìm đủ hai chiếc mặc dù hai chiếc khơng cùng một đơi điều đó
chứng tỏ trẻ có hiểu biết về toán từ rất sớm, song tất cả những hiểu biết ấy là do phản
xạ tự nhiên của cơ thể hoặc do trẻ bắt chước người lớn. Đó là kết quả của việc “tri giác
trực tiếp” của các cháu thơng qua các hoạt động hàng ngày cịn việc hiểu thấu đáo,
vững chắc và có hệ thống các khái niệm đó thì chưa có.
Mặt khác do sự tiếp xúc với mơi trường xung quanh cịn ít, vốn ngơn ngữ còn nghèo
nàn, sự hiểu biết còn hạn chế, trẻ chưa hiểu được ý nghĩa của các từ ngữ toán học nên
diễn đạt thương khơng chính xác. Chẳng hẹn có 3 chiếc bánh và 6 chiếc kẹo thì trẻ
thường nói “bánh nhiều hơn kẹo”. Biểu tượng “nhiều hơn” của trẻ ở đây là để chỉ sự
“nhiều hơn” về kích thước chứ không phải nhiều hơn về số lượng. Hay khi so sánh 2
sợi dây, 2 cái cây, thay cho việc nói “dây màu xanh dài hơn dây màu đỏ”, “cây hoa
vàng cao hơn cây hoa trắng” trẻ thường nói “dây xanh to hơn dây đỏ”, “cây hoa vàng
to hơn cây hoa trắng”.
Những ví dụ trên chứng tỏ chỉ bằng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân trẻ
không thể hiểu và diễn đạt đúng các biểu tượng tốn học. Vì vậy, việc hình thành các
biểu tượng tốn học cho trẻ mẫu giáo là rất cần thiết đối với trẻ. Nó giúp trẻ giải quyết
được một số khó khăn trong cuộc sống hằng ngày, giúp trẻ làm quen với thế giới xung

quanh, nhận thức được các thuộc tính, các đặc điểm của những đồ vật xung quanh trẻ.
Ví dụ: nhìn bức tranh vẽ chiếc ôtô trẻ nhận ra đầu xe và thùng xe là hình chủ nhật bánh
xe là hình trịn.
Qua khảo sát đường bao cát hình và đăng hình trẻ biết được: bánh xe, bánh ô tô, bánh
tàu hỏa phải làm bằng hình trịn thì mới lăn được.
Hoặc khi cần xếp một hình vng, thay cho việc lấy các que tính bất kỳ để xếp hình,
nếu chưa được hình vng lại chọn quen tính khác để xếp, đến bao giờ được hình
vng thì thơi bằng việc trẻ chọn ngay bốn que tính dài bằng nhau để xếp hình vng.


Việc hình thành các biểu tượng tốn học cịn giúp trẻ diễn đạt chính xác, đầy đủ và
ngắn gọn các ý nghĩ mong muốn của trẻ. Vì vậy khi cơ hỏi “nhà cháu có mấy người”.
Thay cho việc đọc tên lần lượt những người trong gia đình, trẻ chỉ cần trả lời “nhà
cháu có 4 người”. Một câu trả lời ngắn gọn đúng yêu cầu của câu hỏi.
Mặt khác khi có một số biểu tượng tốn học thì trẻ học các môn khác dễ dàng hơn,
hiểu đầy đủ sâu sắc hơn, mở rộng sự hiểu biết về các mối quan hệ trong mơi trường
xung quanh.
Ví dụ: khi có biểu tượng về số đếm, hình dạng, kích thước, khơng gian.
-

Học giáo dục thể chất trẻ biết quay về phía phải, phía trái một cách chính xác.

-

Học làm quen với mơi trường xung quanh trẻ biết phân biệt các đối tượng: đây là các

con vật sống trong rừng, còn đây là các con vật trong gia đình. Đây là các loại quả một
hạt, còn đây là các loại quả nhiều hạt
Hoặc cuối buổi học trẻ có thể kể “con biết năm loại rau mùa hè”, “con biết bốn loại
quả nhiều vitamin A”

Qua các ví dụ trên chúng ta thấy trẻ ở lứa tuổi mầm non có khả năng nhận biết các
biểu tượng tốn học, những biểu tượng tốn đó rất cần thiết đối với trẻ và cần được các
cơ hình thành đầy đủ, đúng, kịp thời, phù hợp với từng giai đoạn phát triển nhận thức
nhằm giúp trẻ phát triển trí thơng minh và đảm bảo cho sự thích nghi với cuộc sống
hàng ngày.
Trong giáo dục tồn diện
a. Góp phần phát triển trí tuệ.
Đặc điểm của trẻ mẫu giáo: “nhận thức bằng cảm tính, tư duy trực quan hình tượng là
chủ yếu” và đặc điểm hình thành các biểu tượng tốn là “trẻ nhận biết thông qua hoạt
động” dưới sự tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra của cô giáo. Mỗi biểu tượng trẻ đều đi từ
nhận biết, gọi tên dựa vào dấu hiệu bên ngồi sau đó cùng với các hoạt động trẻ đối
chiếu, so sánh, phân tích, khái quát để đi đến nhận biết được các dấu hiệu đặc trưng
cho từng biểu tượng.
Khi các biểu tượng đã được hình thành, trẻ vận dụng thực hành và đối chiếu với
thực tế xung quanh.


Ví dụ: để hình thành biểu tượng hình vng, ở trẻ 3-4 tuổi cơ cho trẻ chọn hình
theo mẫu, gọi tên hình và chọn hình theo tên gọi. Đến 4-5 tuổi cơ cho trẻ khảo sát
hình bằng cách sờ đường bao của hình và đăng hình để trẻ thấy hình vng có
đường bao thẳng và khơng lăn được. Sau đó cơ cho trẻ xếp hình vng bằng các
q tính và hoạt động sếp hình trẻ đếm số que tính. Từ đó trẻ nhận biết được: hình
vng xếp bằng 4 que tính dài bằng nhau.
Kết hợp việc nhận biết hình dạng của hình vng bằng các loại vật liệu khác để trẻ
nhận biết đầy đủ và tổng quát hơn về biểu tượng hình vng: “Hình vng là một
hình có 4 cạnh dài bằng nhau”.
Thực tế đó cho thấy việc hình thành các biểu tượng tốn học cho trẻ mẫu giáo đã
góp phần hình thành và phát triển hoạt động nhận thức cho trẻ, giúp trẻ chuyển từ
tư duy trực quan hành động sang tư duy trực quan hình tượng rồi đến tư duy logic.
-


Góp phần hình thành khả năng nhận thức thế giới xung quanh và giúp trẻ tìm

được sự liên hệ giữa các biểu tượng toán và thế giới xung quanh.
Ví dụ: biểu tượng hình chủ nhật giúp trẻ nhận thức được tờ giấy, mặt bàn, cửa sổ…
Là những đồ vật rất khác nhau nhưng chúng đều có hình dạng là hình chữ nhật.
-

Góp phần hình thành và rèn luyện các thao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng

hợp, khái qt hóa…
-

Góp phần phát triển ngơn ngữ cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo do vốn hiểu biết còn ít,

vốn ngôn ngữ nghèo nàn trẻ chưa hiểu do vốn hiểu biết cịn ít, vốn ngơn ngữ nghèo
nàn, trẻ chưa hiểu được ý nghĩa của các từ ngữ toán học do đó trẻ thường nói khơng
đúng. Vì vậy khi hình thành các biểu tượng toán học, bên cạnh việc giúp trẻ nói
đúng câu, đủ ý thì điều quan trọng là đã cung cấp cho trẻ vốn từ và các biểu tượng
toán học, giúp trẻ hiểu và biết diễn đạt các từ đó phù hợp với thực tế.
Ví dụ: Khi so sánh hai bút chì thay cho việc nói “bút chì xanh to hơn bút chì đỏ”,
biết nói bút “chì xanh dài hơn bút chì đỏ”.
-

Góp phần phát triển và thúc đẩy các quá trình tâm lý ở trẻ như: ghi nhớ, chú ý,

tưởng tượng….
b. Góp phần giáo dục đạo đức, thẩm mỹ



Hình thành các biểu tượng tốn học cho trẻ mẫu giáo không phải chị giúp các em
nhận thức được một số kiến thức tốn học mà trong đó q trình tổ chức trẻ hoạt
động dưới nhiều hình thức: cá nhân, tổ, nhóm, cả tập thể với những phương tiện
khác nhau: vẽ, cắt, nặng, xé, dán, xếp hình, phân chia nhóm, phân loại các đồ vật…
Những hình thức và phương tiện hoạt động đó đã góp phần giáo dục trẻ ý thức tổ
chức kỷ luật, tính kiên trì, lịng ham hiểu biết, sáng tạo, biết đoàn kết giúp đỡ lẫn
nhau để hình thành ý thức tập thể trong cộng đồng. Đó là những đức tính rất cần
thiết để trẻ học tốn sau này.
Ví dụ: khi học chia một nhóm 7 đối tượng làm 2 phần, cô yêu cầu “mỗi tổ cử 7 bạn
ra chơi và hãy chia các bạn trong nhóm làm hai phần sao cho cách chia các tổ
không giống nhau”.
Trước u cầu đó của cơ giáo, trước hết trong mỗi tổ các cháu phải thảo luận để cử
ra 7 bạn chơi sau đó trong 7 bạn được chọn lại thảo luận để tìm cách chia cho nhóm
mình và thảo luận xem mỗi nhóm gồm mấy bạn là những bạn nào.
Nếu các nhóm trước có khách kia giống của mình thì các cháu lại tiếp tục thảo luận
tìm cách chia mới và điều chỉnh các bạn trong nhóm cho phù hợp.
Mặt khác thơng qua các hoạt động cịn giúp trẻ khơng phải chỉ biết thưởng thức cái
đẹp mà cịn biết tạo ra cái đẹp.
Ví dụ:
-

Khi có biểu tượng một-nhiều, dài-ngắn đã giúp trẻ vẽ ơng mặt trời có nhiều tia

nắng là những đoạn thẳng có độ dài khác nhau xung quanh.
-

Khi có biểu tượng về hình dạng, chơi xây dựng trẻ biết xếp hàng rào bằng những

hình tam giác đen kẻ sửa hình vng, hình chữ nhật với hình tam giác cho đẹp. Như
vậy việc hình thành các biểu tượng tốn học đã góp phần giáo dục tồn diện cho

trẻ.
Chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông
a. Chuẩn bị một số biểu tượng toán học ban đầu
Nhận biết và phân biệt được 10 số đầu: Biết đếm, thêm, bớt, phân chia một nhóm
các đối tượng làm hai phần trong phạm vi 10 thành thạo.


Phân biệt, gọi đúng tên, nắm được một số dấu hiệu đặc trưng của bác hình hình học
quen thuộc.
Nắm được kỹ năng so sánh các đối tượng về chiều dài, bề rộng, chiều cao, độ lớn.
Hiểu và diễn đạt các mối quan hệ này. Biết đo độ dài các đối tượng thành các thước
đo quy ước.
Biết định hướng trong không gian về các phía: trên- dưới, phải- trái, trước- sau.
b. Chuẩn bị tâm thế cho trẻ
Trường phổ thông và trường mẫu giáo là hai mơi trường có chế độ sinh hoạt, học
tập và các mối quan hệ khác nhau khá nhiều đối với trẻ mẫu giáo.


trường mẫu giáo chơi là hoạt động chủ đạo, trẻ học bằng chơi. Thông qua các

hoạt động, các trò chơi dưới sự hướng dẫn của cô giáo, trẻ tiếp thu các tri thức một
cách chủ động, tự giác khơng có sự bắt buộc. Thời gian một tiết học thường là ngắn
(từ 25-30 phút). Cô không giảng như ở trường phổ thông mà chủ yếu là thơng qua
các trị chơi, hoạt động giúp trẻ lĩnh hội tri thức. Đặc biệt quan hệ giữa cô và trẻ là
mối quan hệ “cô là mẹ và các cháu là con” nên cô thường dỗ để mà dậy chứ không
phải giảng dạy.
-Con ở trường phổ thông, hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo và bắt buộc đó là
hoạt động nhận thức để tiếp thu tri thức khoa học, việc học và chơi được phân định
rõ ràng: học ra học, chơi ra chơi. Đặc biệt đối với mơn tốn, nếu ở trường mẫu giáo
chị sử dụng phương pháp hoạt động với đồ vật để hình thành một số biểu tượng

tốn học thi ở trường phổ thơng giáo viên bắt đầu dạy các em các khái niệm toán cơ
bản theo trình tự logic với nội dung được quy định sẵn trong chương trình; hằng
ngày đều có kiểm tra bài cũ, giảng bài mới, ôn tập, kiểm tra. Trong các giờ học trẻ
phải tiếp thu các yêu cầu của giáo viên, phải độc lập tư duy, tự tìm ra cách giải
quyết các u cầu đó trong q trình học tập. Quan hệ giữa giáo viên và học sinh là
quan hệ giữa người dạy và người học, cả hai đều có trách nhiệm đối với xã hội.
Trách nhiệm đó thể hiện ở các điểm số trẻ đạt được hằng ngày, đó là kết quả giảng
dạy của thầy và thu nhận kiến thức của trị. Vì vậy trong lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt
là ở lớp 5-6 tuổi cô giáo cần giúp trẻ có ý thức hơn về những hành vi của mình;


giúp trẻ nhận lấy trách nhiệm của mình trong hoạt động học tập, ý nghĩa của kết
quả học tập đối với cuộc sống mỗi trẻ…
-

Trong các sự hình thành các biểu tượng tốn cơ nên tăng cường các trị chơi có

luật, đặt ra nhiều câu hỏi cho cá nhân, tập thể dưới dạng nội dung các bài toán so
sánh, thêm, bớt, chia phần… làm cơ sở để trẻ chuẩn bị học các phép tốn cộng, trừ
khi ở lớp một. Thơng qua các trị chơi, các hoạt động đó đã giúp trẻ rèn luyện thói
quen nhanh nhẹn, khẩn trương, gọn gàng, ngăn nắp, có ý thức tổ chức kỷ luật trong
cơng việc đồng thời động viên, khích lệ tính độc lập trong tư duy, bồi dưỡng lịng tự
tin, kiên trì và có chí hướng ở trẻ. Từ đó giúp trẻ có ý thức trong mỗi hoạt động của
bản thân, khẳng định trách nhiệm của các cháu trước người lớn. Đó là những phẩm
chất rất cần thiết cho các cháu khi vào học toán ở lớp một


Theo nghiên cứu từ giáo sư của Đại học California, kĩ năng toán học từ nhỏ là một
trong những yếu tố tốt nhất để dự đoán thành cơng của trẻ trong trường lớp khi lớn
lên.Việc hình thành các biểu tượng toán từ nhỏ; giúp các bé làm quen với thế giới

xung quanh; giải quyết được một số khó khăn trong cuộc sống hằng ngày; đồng
thời giúp trẻ diễn đạt dễ dàng hơn với ngơn ngữ nói.Học tốn giúp các bé phát
triển trí tuệ, tư duy; hình thành khả năng nhận thức thế giới xung quanh; rèn luyện
các thao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái qt hóa… Góp phần phát
triển ngơn ngữ: cung cấp vốn từ về các biểu tượng toán cho trẻ.Từ đó cũng góp
phần giáo dục đạo đức, thẩm mỹ; ý thức lao động ngay từ khi còn bé ở trẻ. Vì vậy
hình thành các biểu tượng tốn cho trẻ từ lứa tuổi mầm non là rất cần thiết.

-

Phát triển tư duy logic, năng lực phân tích: Tốn học dạy sự logic và trật tự. Tư
duy logic và năng lực phân tích của một đứa trẻ được xây dựng trong các lớp học
Tốn có thể ứng dụng vào các trường hợp cuộc sống hàng ngày, có tư duy mạch
lạc, biết phân tích vẫn đề để đưa ra được những phương án tối ưu cho cơng việc và
bản thân.

-

Tốn học dạy kỹ năng sống: Thật khó để sống một cuộc sống độc lập nếu khơng có kỹ
năng Tốn học cơ bản. Trẻ cần biết về các con số, phần trăm, phân số để có thể quản
lý tiền bạc của mình, cần nắm được những cơng thức quan trọng để tính tốn và sử
dụng ngân sách một cách hợp lý. Ví dụ khi trẻ được cho một khoản tiền để


tiêu trong vịng một tuần, trẻ sẽ cần biết tính xem mình sẽ tiêu thế nào, mua những
gì với cơng dụng ra sao để có thể tiết kiệm tối đa số tiền đang có. Nếu khơng có kỹ
năng tính tốn cơ bản, trẻ thực sự sẽ khó xoay sở nếu như trẻ bắt buộc phải tự lập
trong hoàn cảnh nào đó.
-


Rèn luyện khả năng suy luận, quan sát, giải quyết vấn đề:
Đối với mỗi một bài Toán, trẻ cần vận dụng, suy luận và kết hợp nhiều phương án
để có thể đưa ra kết quả cuối cùng. Khi một đứa trẻ học tốt Toán, trẻ cũng sẽ biết
rằng nếu muốn giải quyết một vấn đề khó khăn bất kỳ trong cuộc sống, trẻ sẽ cần
phải bình tĩnh, suy nghĩ mạch lạc và rõ ràng để tìm ra phương án tối ưu và mang
lại kết quả tốt. Đây là kỹ năng vô cùng tốt đối với mỗi đứa trẻ nếu muốn thành
cơng trong học tập và cuộc sống.

-

Tăng cường tính linh hoạt của trí não, nâng cao chỉ số IQ:
Tốn học thực sự có thể làm được điều này. Việc vận dụng trí não cho những bài
Tốn khó sẽ kích nơ-ron thần kinh của trẻ, giúp trẻ thông minh hơn. Sử dụng nhiều
lối suy nghĩ khác nhau để giải Toán giúp trí não trẻ ln được linh hoạt, nhanh
nhẹn, theo đó sẽ nâng cao chỉ số IQ của trẻ.

3. Vai trò của trò chơi đối với trẻ MN.
-

Lứa tuổi mầm non là giai đoạn phát triển quan trọng trong sự phát triển say này
của trẻ nhỏ. Những năm đầu đời này vơ cùng quan trọng, trong việc hình thành và
phát triển năng lực của trẻ.Mắt khác Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, hoạt
động không thể thiếu được ở mọi lứa tuổi đặc biệt là ở lứa tuổi mầm non. Qua chơi
hình thành cho trẻ óc tưởng tượng sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và tăng cường khả
năng nhận thức mà còn giúp trẻ thể hiện năng lực, kỹ năng, tình cảm nguyện vọng
và mối liên hệ với những người xung quanh.

-

Chơi là hoạt động tự lập của trẻ chơi không nhằm tạo ra sản phẩm ( kết quả vật

chất) mà chủ yếu nhằm thỏa mãn nhu cầu được chơi của trẻ được bắt chước làm
người lớn của trẻ chơi của trẻ không phải là thật mà là giả vờ nhưng sự giả vờ ấy
của trẻ lại mang tính chất chân thực. Động cơ chơi của trẻ không nằm trong kết
quả chơi mà nằm ngay trong bản thân hành động chơi. Trị chơi thốt khỏi những
phương thức hành động bắt buộc hay nói cách khác, nó mang tính tự do và tự


nguyện, trò chơi là hoạt động tự lập của trẻ trẻ tự lựa chọn trị chơi, bạn chơi và
tìm kiếm các phương tiện để thực hiện dự định chơi của mình, Nếu như trong hoạt
động học tập và lao động, nhân tố dạy dỗ chủ yếu thuộc về người lớn thì trị chơi
được quan niệm như một hình thức của tính tự lập mang tính tích cực của trẻ em.
Trong trị chơi, trẻ em có thể tự mình lựa chọn ra chủ đề và mở rộng chủ đề theo
những hướng khác nhau. Bằng những phương tiện phù hợp và vừa sức với mình,
trẻ em vận dụng những tri thức, kỹ năng kỹ xảo vốn có để giải quyết các nhiệm vụ
đã đặt ra trong trò chơi.
-

Chơi và trò chơi mang lại niềm vui cho trẻ một ý nghĩa đặc biệt nó chính là người
bạn đường của tuổi thơ ấu, trong trị chơi đứa trẻ được sống hết mình và dấu vết
tuyệt vời đó sẽ lắng động sâu sắc trong tâm hồn chúng hơn cả dấu vết của cuôc
sống hiện thực. Với sức mạnh như vậy, trò chơi trở thành một phương tiện giáo
dục phù hợp với đặc điểm khả năng của trẻ.

-

Chơi giữ vai trò là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Chơi mà trung tâm là trò
chơi đóng vai có chủ đề chính là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo bởi nó gây ra
những biến đổi về chất, tạo ra những nét tâm lý mới có ảnh hưởng quyết định đến
sự hình thành và phát triển tâm lí nhân cách của trẻ mẫu giáo, đồng thời chơi là
tiền đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiểu học


-

Trị chơi ln giữ một vị trí đặc biệt, nó chiếm ưu thế so với các hình thức hoạt
động khác. Vào lúc 3 tuổi, trẻ có ý thức về “cái tơi” của mình, bắt đầu phân biệt
được minh với người khác, điều này giúp trẻ có thể đóng vai người khác mà hành
động tương đương tương ứng với vai mình đảm nhận. Hơn nữa, từ 3 tuổi trở đi, trẻ
có thể hành động thành thạo với đồ vật, đồ chơi và tính tự lập của trẻ cao hơn
trước, nhu cầu giao tiếp với bạn bè ngày càng tăng, ngôn ngữ của trẻ phát triển
mạnh mẽ. Ốc tưởng tượng sáng tạo và tư duy cũng đã có những bước nhảy vọt về
chất so với trẻ dưới 3 tuổi. Tất cả những điều kiện trên làm cho trẻ mẫu giáo muốn
được hành động như người lớn, muốn hòa nhập vào các mối quan hệ đa dạng,
phức tạp của người lớn, song trên thực tế, trẻ còn non nớt và chưa đủ sức để làm
người lớn. Để giải quyết mâu thuẫn giữa ước muốn, trẻ giả vờ chơi làm người lớn,
tái tạo lại những hành động cũng như những quan hệ và thái độ giữa người lớn với


nhau và cứ như thế, hoạt động chơi mà trung tâm là trị chơi đóng vai trị chủ đề
xuất hiện ở lứa tuổi mẫu giáo
-

Thơng qua trị chơi, trẻ học cách ứng xử giữa mọi người với nhau trong lao động
và sinh hoạt hàng ngày, học được cách thiết lập mối quan hệ với mọi người, với
bạn bè. Trong khi chơi, ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ biết hợp tác cùng nhau, tính
tự lập cũng ngày được phát triển, đặc biệt động cơ “thứ bậc” của trẻ được hình
thành. Trẻ học cách nhận xét đánh giã lẫn nhau và sau đó biết tự nhận xét đánh giá
về mình.... Tất cả những điều này tạo ra nét tâm lý mới đặc trưng cho độ tuổi mẫu
giáo. Theo A. Vallon, trò chơi có một ý nghĩa rất lớn đối với trẻ em. Trò chơi giống
như niệm vui sướng hay là sự hứng thủ; trong trò chơi, các chức năng tâm lý được
phát huy hết khả năng của mình. Nhờ có trị chơi, các quá trình tâm lý cũng như

một số phẩm chất tâm lý của trẻ ngày càng được phát triển. Điều này giúp trẻ
thuận lợi, dễ dàng hơn khi vào học lớp một.

-

Chơi đóng vai trị là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo.
Các nhà giáo dục mầm non khi bản về vai trò, ý nghĩa của chơi đều cho rằng, chơi
là phương tiện giáo dục hiệu quả đối với trẻ mẫu giáo. Nhà giáo dục nổi tiếng
người Séc Jan Amos Komensky đã xem chơi như một hoạt động hết sức cần thiết
của trẻ, là phương tiện giáo dục và phát triển ngôn ngữ, mở rộng biểu tượng về thế
giới xung quanh cho trẻ, là con đường giúp trẻ xích lại gần nhau tạo ra niềm vui
chung cùng bạn bè

-

Do việc quan niệm chơi là một hoạt động độc đáo của trẻ cho nên các nhà giáo dục
đã sử dụng trò chơi để giúp trẻ phát triển tồn diện cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm
đạo đức- xã hội và thẩm mĩ cho trẻ. Chơi đóng vai trị là phương tiện giáo dục thế
lực cho trẻ. Trước hết, chơi mang lại niềm vui cho trẻ. Đây chính là yếu tố quan
trọng đẩy mạnh sự phát triển chung của thế lực và tinh thần cho trẻ. Các trò chơi
thường được chơi nhất là trò chơi vận động, đẩy mạnh sự trao đổi chất, tăng cường
hơ hấp và tuần hồn máu, rèn luyện và phát triển các kỹ năng vận động thô và tinh
cũng như hình thành cho trẻ một số tổ chất vận động như sự nhanh nhẹn, khéo léo,
sự dẻo dai, bền bị, sự tính tưởng.


-

Là phương tiện phát triển trí tuệ cho trẻ rẻ học tốt nhất thông qua chơi, nội dung
của chơi phản ánh thế giới xung quan là chính nhờ có chơi mà trẻ hiểu sâu sắc hơn

nữa về thế giới xung quanh. Tất điều trẻ lĩnh hội được trước lúc chơi dưới nhiều
hình thức hoạt động khác sẽ đư chính xác hơn, phong phú hơn trong quá trình nhờ
sự phát triển của dự định cho sự cụ thể hóa các động tác chơi và các vai chơi trong
trò chơi. Chơi với tư cách động thực tiễn giúp trẻ hiểu rõ tính chính xác của các
biểu tượng của mình. Trong chơi nảy sinh nhu cầu cần có những tri thức mới để
thể hiện trò chơi sống động gần gũi với cuộc sống thực hơn từ đó bắt trẻ làm giàu
vốn kinh nghiệm sống của thúc đẩy hoạt động nhận thức tích cực, độc đáo của trẻ.
Thơng qua chơi trẻ học Có giải quyết nhiệm vụ, tìm kiếm phương tiện thích hợp
nhất để thực hiện ý tưởng và định chơi đã đưa ra trẻ huy động tất cả tri thức của
mình và biểu lộ ra bằng lời nói giải quyết nhiệm vụ chơi. Những cuộc đối thoại
của trẻ trong q trình chơi chính là nhu cầu thiết thân của trẻ. Nếu khơng có sự
trao đổi tư tưởng và thỏa thuận, thương lượng cùng nhau thì khơng thể nào chơi
được. Cũng chính trong hoạt động chơi, trẻ ln phải tự tạo ra hồn cảnh chơi, sử
dụng vật thay thế sử dụng các kí hiệu tượng trung và điều này làm cho óc tưởng
tượng sáng tạo của trẻ được phát triển mạnh mẽ

-

Vai trò là phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ Hoạt động chơi của trẻ có thể được
coi như một loại trường học, trong loại trường này trẻ tích cực sáng tạo nắm lấy
những quy tắc hành vi đạo đức cũng như một số Chuẩn mực đạo đức xã hội. Trong
khi chơi trẻ được thử sức mình hành động như người lớn, tự mình thiết lập các mối
quan hệ với bạn bè trong nhóm chơi và cũng ở nhóm bạn bè này trẻ tìm được vị trí
của mình, khẳng định vị trí đó giữa các bạn trong nhóm bạn bè này, trẻ tìm được vị
trí của mình khẳng định vị trí đó giữa các bạn tron nhóm. Thơng qua chơi hình
thành cho trẻ một số phẩm chất, tình cảm, đạo đức cần thiết phù hợp với xã hội
như trẻ biết cùng nhau chung sống, hành động vì nhau chia cùng nhau, hợp tác với
nhau, tình bạn được củng cố, được thử thách. Nội dung chơi lành mạnh giúp trẻ có
thái độ tích cực đối với hiện thực, có tinh thần trách nhiệm với người khác, có lịng
thương người biết quan tâm lo lắng cho người khác



-

Phương tiện giáo dục và phát triển thẩm mỹ cho trẻ Chơi được sử dụng rộng rãi
như là một phương tiện giáo dục thẩm mỹ, bởi vì trẻ phản ánh thế giới xung quanh
các em thông qua các vai, các hình tượng Ĩc tưởng tượng có một ý nghĩa quan
trọng trong khi chơi. Trong nội dung chơi thường có những hình tượng nhân vật,
bài hát, lời ca, câu đố vận động nhịp điệu Tất cả những cái đó làm cho trẻ cảm
nhận sâu sắc hơn trước cái đẹp trẻ rung động trước cái đẹp và biết yêu cái đẹp cố
gắng đưa cái đẹp vào trong trị chơi của mình

4.
-

Vai trị của trị chơi tốn học đối với trẻ MN:
Trị chơi là sự thực hành của trẻ tạo điều kiện tình huống để trẻ áp dụng những
kiến thức toán học đã có được, học cách thức nắm và sử dụng kiến thức hiện có
vào những tình huống khác nhau. Như vậy những kiến thức toán học của trẻ được
cũng cố và trở nên vững chắc. Trị chơi nhằm hình thành biểu tượng tốn học cịn
đóng vai trị trong hoạt động học tập. Nói như hoạt động đặc trưng nhằm hướng tới
sự chú ý của trẻ đến những hiện tượng riêng biệt thông qua các yếu tố, hiện tượng
thú vị, hấp dẫn gần gũi và mang tính giải trí. Trong trị chơi khơng chỉ phản ánh
những gì lĩnh hội được trong hoạt động học tập cho trẻ làm quen với toán, mà cả
những kinh nghiệm trẻ lĩnh hội được trực tiếp trong cuộc sống. Là hoạt động mà
trong đó tiến hành sự luyện tập, sự khái quát hóa những kiến thức mà trẻ thu được
từ các nguồn khác nhau. Sự ứng dụng những kiến thức mà trẻ thu được từ các
nguồn khác ứng dụng những kiến thức thu được đó trong hoạt động học có chủ
đích. Là hoạt động mà trong đó xuất hiện và cũng cố những hứng thú nhận biết của
trẻ. Trị chơi tốn học cho trẻ mầm non giúp trẻ rèn luyện kỹ năng phân loại, đếm,

so sánh số lượng thành thạo.

-

Trị chơi phát triển tồn diện cho trẻ giúp trẻ củng cố kiến thức kĩ năng phát triển
khả năng sáng tạo của trẻ đặc biệt là hình thành biểu tượng tốn để dàng hơn tạo
cho trẻ mơi trường hứng thú học tập chơi mà học,học mà chơi. Việc cũng cổ kiến
thức biểu tượng toán ban đầu cao hơn, hiệu quả hơn, chất lượng hơn. Tạo cơ hội
cho trẻ vận dụng kiến thức kỹ năng vào thực tế. là những phương pháp dạy học
tích cực, chủ động, sáng tạo.


-

Giúp trẻ phát triển phẩm chất, phát triển tư duy tốn học có tính độc lập thơng
minh linh hoạt sáng tạo của trẻ

-

Ưu điểm của trị chơi tốn học đối với trẻ mầm non:
+

Tạo hứng thú lĩnh hội kiến thức hình thành biểu tượng tốn, dễ tiếp thu củng cố

kiến thức kỹ năng cho trẻ khắc sâu.
+

Giảm căng thẳng mệt mỏi duy trì sự chú ý của trẻ tạo cơ hội rèn luyện kỷ năng

kiến thức học tập hợp tác cho trẻ.


-

+

Giúp thay đổi hình thức hoạt động của trẻ (từ tính sang động).

+

Giúp thay đổi trạng thái tình cảm với học.

Nhược điểm của trị chơi tốn học đối với trẻ mầm non:
+

Trẻ dễ sa đọa vào trò chơi quen đi nhiệm vụ nhận thức.

+

Phải lựa chọn trò chơi phù hợp trong quá trình tổ chức phải hứng thú cho trẻ.

5. Sự ảnh hưởng của trị chơi tốn đối với các lĩnh vực phát triển khác:
Triết học duy vật biện chứng:
Phương pháp hình thành biểu tượng tốn ban đầu cho trẻ mầm non phải
dựa vào triết học duy vật biện chứng. Đó là khoa học nghiên cứu những
quy luật chung nhất của sự phát triển tự nhiên, xã hội và tư duy con người
Tốn học:
Phương pháp hình thành biểu tượng tốn học ban đầu cho trẻ mầm non có liên
quan chặt chẽ với toán học. Ngày nay những thành tựu của toán học đã xâm nhập
vào mọi lĩnh vực khoa học khác.
Giáo dục học mầm non:

Phương pháp dạy trẻ làm quen với toán phải dựa vào những thành tựu khoa học
giáo dục Giáo dục mầm non về: mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học để xác
định vị trí, nhiệm vụ, u cầu của việc hình thành biểu tượng tốn học cho trẻ
Tâm lí học mầm non
Dựa vào những thành tựu về tâm lí học mầm non, nhất là dựa vào các q trình
cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy... của trẻ, đặc biệt là phải nắm chắc các hình
thức tư duy của trẻ để vận dụng và đưa lại hiệu quả trong quá trình dạy học.
Dựa trên cơ sở những quy luật nhận thức biểu tượng toán học của trẻ ở từng độ


tuổi chúng ta xác định nội dung kiến thức, mức độ, yêu cầu về hành động và tư
duy của trẻ để tổ chức tiết dạy phù hợp.
Lơgic học:
Phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ MN phải dựa vào logic học để
trình bày một cách chính xác các kiến thức và những lập luận có căn cứ. Điều
này rất cần thiết trong q trình dạy tốn cho trẻ, vì đây là một khoa học có liên
quan chặt chẽ với khoa học tốn học một khoa học mang tính chính xác.
Sinh lí học trẻ em:
Sinh lí học trẻ em nghiên cứu những đặc điểm và quy luật diễn ra các q
trình sinh lí ở trẻ nhỏ như : Đặc điểm hoạt động của hệ xương, hệ cơ, hệ
tiêu hóa, hệ thần kinh...từ đó xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức
dạy học phù hợp ở các lứa tuổi
Giáo dục trí tuệ :
Góp phần hình thành khả năng nhận thức thế giới xung quanh và tìm ra
được mối liên hệ giữa các biểu tượng tốn với thế giới xung quanh.
-

Hình thành và rèn luyện các thao tác tư duy: So sánh, phân tích...

Góp phần phát triển ngơn ngữ cho trẻ: Phát triển vốn từ, hiểu được ý nghĩa của các từ

toán học và biết diễn đạt cho phù hợp với thực tế.
- Góp phần phát triển và thúc đẩy q trình tâm lý: Chú ý, ghi nhớ, tưởng tượng...là tiền
đề để phát triển hoạt động trí tuệ.
Giáo dục đạo đức:
- Thơng qua các hình thức phương tiện hoạt đơng dạy trẻ làm quen với tốn, góp phần
giáo dục tính kỷ luật, tính cần cù chịu khó, tính kiên trì, lịng ham hiểu biết, tính sáng
tạo, biết giúp đỡ lẫn nhau để hình thành ý thức tập thể trong lớp học.
Giáo dục thẩm mỹ và lao động :
- Thông qua đồ dùng đồ chơi dạy trẻ làm quen với tốn, thơng qua các sự vật hiện
tượng cần miêu tả, các hoạt động của giờ học toán tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc với
cái đẹp, được cảm nhận cái đẹp, phát hiện ra cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp
xung quanh thông qua các hoạt động vui chơi và thông qua các giờ học khác.
- Giáo dục ý thức lao động tự phục vụ, cất dọn đồ dùng đồ chơi, trân trọng sản phẩm.
Giáo dục thể chất.
Thông qua các trò chơi học tập, qua việc thực hành với đồ vật, đồ chơi... tạo
sự khéo léo của đôi bàn tay, phối hợp vận động giữa các giác quan và hoàn
thiện các cơ quan trong cơ thể, tinh thần vui tươi thoải mái.
Chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông.
-


Chuẩn bị một số kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ vào lớp một.
- Chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một.
-



II. PHẦN NỘI DUNG
1.


Cơ sở lý luận về trò chơi hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ
mầm
1.1Khái niệm kích thước

-

Kích thước là một khái niệm trong các khái niệm cơ bản của toán học, xuất
hiện từ thời cổ và hồn thiện trong q trình rất dài. Kích thước là khái niệm
chung, tổng quát biểu thị độ lớn của các đại lượng có khi cịn gọi là độ lớn,
trực tiếp hơn là các khái niệm cụ thể như: chiều dài, chiều rộng, chiều cao,
diện tích, thể tích, vận tốc… Mỗi loại kích thước cụ thể liên quan đến
phương pháp xác định, cách so sánh và các tính chất thích ứng của vật.
+ Ví dụ: trong hình học các đoạn thẳng được so sánh bằng phương pháp xếp
chồng hoặc xếp kề và phương pháp so sánh này dẫn đến hiểu khái niệm
chiều dài: Hai đoạn thẳng có cùng độ dài khi sếp chồng chúng trùng nhau , 2
đầu khơng có phần thừa ra.
Từ các khái niệm cụ thể của kích thước như chiều dài, diện tích, thể tích,
trọng lượng,... Có thể mở rộng, khái quát hóa một dạng bất kỳ của kích
thước. Trong hệ thống tất cả các kích thước cùng một dạng như: chiều dài,
chiều rộng, chiều cao, thể tích,… hình thành một quan hệ thứ tự

-

Kích thước là một trong các dấu hiệu để phân biệt các đối tượng. Kích thước
biểu thị độ lớn của các đại lượng: Số lượng, độ dài, bề rộng, độ lớn...là
những loại kích thước cụ thể. Mỗi loại kích thước có phương pháp xác định
và cách so sánh riêng. Chỉ so sánh các đối tượng cùng dạng với nhau và kết
quả so sánh chỉ mang tính tương đối. Khi so sánh 2 đối tượng cùng dạng bất
kỳ có thể xảy ra các mối quan hệ: bằng nhau, hơn hoặc kém. Vì vậy khi nêu
mối quan hệ bằng nhau, hơn, kém phải theo từng cặp. Khi so sánh 3 đối

tượng khác nhau trở lên xảy ra các mối quan hệ: hơn nhất và kém nhất

-

Các biểu tượng kích thước cần hình thành cho trẻ em:
1


+

Độ dài: So sánh chiều dài của 2, 3 đối tượng (theo một chiều)

+

Chiều rộng: So sánh bề rộng của 2, 3 đối tượng
+

Chiều cao: So sánh chiều cao của 2, 3 đối tượng (theo phương thẳng

+

Độ lớn (to – nhỏ): So sánh độ lớn của 2, 3 đối tượng (các vật hình

đứng)

khối)
+

Đo: Đo chiều dài, đo dung tích.


1.2Đặc điểm nhận thức biểu tượng kích thước của trẻ mầm non.
Trẻ em nhận biết về kích thước của các vật là nhờ có sự tham gia tích
cực của các giác quan mà chủ yếu là thị giác và xúc giác, sau đó dùng
tiếng nói để khái quát những nhận biết về kích thước. Trong tâm lý học
gọi khả năng nhận biết (cảm thụ) kích thước vật ở các khoảng cách khác
nhau và trong các vị trí khác nhau gọi là hệ thống cảm thụ. Hệ số thuộc
cảm về kích thước vật được tăng theo kinh nghiệm của trẻ và nhờ có sự
tác động của nhà giáo dục. Trẻ ở các lứa tuổi khác nhau thì khả năng
nhận biết về kích thước của vật cũng khác nhau
Trẻ dưới 3 tuổi:
-

Nhiều cơng trình nghiên cứu về sự phát sinh và phát triển hệ số
cảm thụ về kích thước ở trẻ em đã khẳng định rằng hệ số này chỉ
được hình thành khi trẻ được một tuổi. Khi trẻ lên một tuổi: Sự tri
giác của trẻ nhỏ dần dần trở nên ổn định, trẻ càng lớn thì tính ổn
định của sự tri giác kích thước càng trở nên bền vững và nó được
tăng lên theo mức độ tích lũy kinh nghiệm trong q trình vật tác
động vào trẻ.

-

Do sự tác động này, trẻ lên 2 tuổi trước khi biết nói đã thạo đã có
thể có những phản ứng khơng những đối với những kích thước
khác nhau của vật mà cả với mối liên hệ giữa các đối tượng có kích
2


thước khác nhau. Tuy nhiên ở lứa tuổi này trẻ khó phân biệt các
loại kích thước khác nhau và khó đánh giá kích thước các vật .

Những kinh nghiệm phân biệt kích thước thường mang tính cục bộ,
các dấu hiệu mà trẻ đã biết về kích thước của các vật cụ thể được
coi là tuyệt đối chứ không phải là tương đối.
+

Ví dụ: mỗi trẻ đều cứ khẳng định rằng con chó nhà mình đều to hơn các

con chó nhà bạn. Song trẻ không nhận thấy rằng: sự so sánh đó mới dựa
trên cảm tính của trẻ, nên đều này khơng thể là tuyệt đối.
Trẻ 3-4 tuổi(Mẫu giáo bé):
-

Trẻ có thể nhận biết về một chiều kích thước của vật và trẻ có thể làm
đúng u cầu của người lớn.
+

Ví dụ: như đem đến cho cô một cái thước dài, hay một quả bóng to.

Trẻ có thể nhận biết đúng từ xa được là một người lớn hay một đứa trẻ.
-

Trong ngôn ngữ thụ động của trẻ đã bắt đầu có những từ và khái niệm về
sự khác nhau của kích thước vật. Song vốn từ của trẻ cịn ít và trẻ cũng
chưa hiểu được ý nghĩa của danh từ “kích thước”, nên chúng thường trả
lời khơng đúng về kích thước của vật.
+

Ví dụ trẻ thường nói “ cây to”, thay cho “ cây cao” hay “ cái bút chì

to” thay cho “ cái bút chì dài”.

-

Trẻ chưa hiểu được các tham số so sánh tương đối mà trẻ chỉ hiểu được
các tham số so sánh tuyệt đối. Ví dụ: Khi đưa cho trẻ 1 quả bóng đỏ to
hơn quả bóng xanh. Trẻ xác định quả bóng đỏ to, quả bóng xanh nhỏ. Vì
thế khi đưa thêm cho trẻ 1 quả bóng vàng to hơn quả bóng đỏ, yêu cầu trẻ
lấy quả bóng to thì trẻ sẽ chọn quả bóng đỏ.

-

Đối với trẻ từ thơng dụng nhất để chỉ kích thước là “To-nhỏ”.

-

Đối với trẻ 3-4 tuổi thì kích thước vật so sánh, phải có độ chệnh lệch lớn
và đặt gần nhau.
3


- Dần dần trẻ nắm được tính tương đối của các khái niệm: Dài- ngắn, rộnghẹp, thấp-cao, tiếp theo trẻ có thể so sánh kích thước 3 vật.
+Ví dụ: Con đường dài- con đường dài hơn- con đường dài nhất.
-

Trẻ thường lẫn lộn chiều dài với chiều rộng. Vật quá thấp thì trẻ khơng
phân biệt được, chiều rộng với chiều cao.

-

Trẻ 3 tuổi khi được đề nghị chọn một vật cao nhất hay dài nhất thường
chọn vật to nhất. Trẻ 4 tuổi phân biệt được chiều dài với chiều rộng với

điều kiện chiều dài dài hơn chiều rộng nhiều.

-

Trẻ khó phân biệt chiều cao của một vật. Chiều cao được một số trẻ nhận
thức như là một điểm.
+Ví dụ: Khi xác định chiều cao một vật, trẻ thường chỉ vào điểm đỉnh của
vật.

-

Trẻ em nhận biết vê kích thước của các vật nhờ có sự tham gia tích cực
của các giác quan mà chủ yếu là thị giác và xúc giác, sau đó dùng ngơn
ngữ để khái qt những nhận biết vê kích thước.

-

Rất khó khăn để nắm được tính tương đối của khái niệm kích thước.
+ Ví dụ: đặt trước mặt trẻ 3 – 4 tuổi vật giống nhau nhưng có độ lớn tăng
dần, trẻ thường thực hiện đúng nhiệm vụ chỉ vật to nhất và vật nhỏ nhất.

-

Tuy nhiên khi cô cất vật to nhất đi rồi lại yêu cầu trẻ chỉ vật to nhất trong
số những vật cịn lại thì trẻ trả lời: “Cơ cất vật to nhất rồi” Hơn nữa trẻ
thường không biết lựa chọn các vật có kích thước tương ứng với nhau.
+ Ví dụ: trẻ cố xỏ chân mình vào một chiếc tất của búp bê, hoặc đội mũ
của mẹ, xỏ dép của chị.

-


Sự tri giác kích thước ở trẻ 3 tuổi cịn thiếu tính phân định, trẻ thường chỉ
định hướng tới độ lớn của vật mà khơng có sự phân tách từng chiều đo kích
thước của vật. Vì vậy khi u cầu trẻ mang ghế cao nhất cho cô trẻ thường
mang ghế to nhất. tuy nhiên trẻ 3 tuổi lại phân biệt đúng người
4


×