Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

(TIỂU LUẬN) TIỂU LUẬN môn tư pháp quốc tế đề tài QUAN hệ bồi THƯỜNG THIỆT hại NGOÀI hợp ĐỒNG có yếu tố nước NGOÀI lý LUẬN và THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.44 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GỊN
KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN
Mơn: Tư pháp quốc tế
ĐỀ TÀI

QUAN HỆ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGỒI HỢP
ĐỒNG CĨ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Họ và tên : Nguyễn Thị Thanh Hằng
MSSV

: 3118430038

Lớp

: DLU1184

Phòng thi: 2001
Đề số

: 17

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2021


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt



1

BLDS

2

BTTHNHĐ

3

ĐƯQT


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………..….…1
PHẦN LÝ LUẬN
1. Khát quát chung về Quan hệ bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tố nước
ngoài
……………………………………………………………………………………..............…2
1.1 Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ………………………………..................2
1.2 Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngồi ………….…..….2
1.3 Các đặc điểm của bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tố nước ngoài
……………………………………………………………………………………………......3
2. Vấn đề xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tố nước
ngoài
……………………………………………………………………………………………..…4
2.1 Nguyên nhân xung đột trong Quan hệ bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tố nước
ngồi ………………………………………………………………………………………...4


2.2 Giải quyết xung đột trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tố nước
ngồi ……………………………………………………………………………..………….4
PHẦN THỰC TIỄN
Thực trạng áp dụng quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
………………………………………………………………………………….……………6
Tài liệu tham khảo ………………………………………………………………………….9


Mở đầu
1.

Mục đích nghiên cứu

Trong cơng cuộc phát triển đất nước, Việt Nam ln đề ra chủ trương q trình tồn
cầu hóa, hội nhập sâu rộng với thế giới. Một trong những chiếc chìa khóa để mở rộng cánh
cửa hội nhập chính là pháp luật. Đến nay, hệ thống Pháp luật của Việt Nam ln khơng
ngừng hồn thiện và ngày càng đầy đủ, đồng bộ hơn.
Đề cập tới vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, đây là chế định quan trọng trong bộ
luật dân sự nhằm vảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể bị thiệt hại. Với xu thế
tồn cầu hóa, vấn đề bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tố nước ngồi là một trong
những vấn đề mang tính chất pháp lý quan trọng cần được điều chỉnh. Với đề tài này, em sẽ
phân tích về chế định quan hệ bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tố nước ngồi, từ
đó xem xét và bàn luận các vấn đề tồn tại trong thực tiễn.
2.

Phương pháp nghiên cứu


Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thơng tin, nghiên cứu và đưa ra những
nhận xét đánh giá


Vận dụng quan điểm toàn diện về hệ thống cùng với phương pháp phân tích –
tổng hợp, so sánh.

1


Phần lý luận
1.
Khát quát chung về quan hệ bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu
tố nước ngồi.
1.1 Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trách nhiệm BTTHNHĐ được quy định tại chương XX BLDS 2015, tuy nhiên đến
hiện nay chúng ta vẫn chưa có quy định nào chính thức được ghi nhận trong các điều luật về
khái niệm này. Dựa trên Điều 584 BLDS 2015, khái niệm trách nhiệm BTTHNHĐ có thể
được định nghĩa là hành vi trái pháp luật của một bên gây ra phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại, việc bồi thường xuất phát từ nguyên tắc của pháp luật mà không phải nghĩa
vụ. Đây là chế định được ban hành với mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ
thể bị xâm hại và phòng ngừa, răn đe những hành vi gây thiệt hại khi giữa các bên không
xác lập hợp đồng. Trách nhiệm BTTHNHĐ phát sinh khi có đủ các căn cứ: có hành vi trái
pháp luật, hành vi đó gâu ra thiệt hại và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và
thiệt xảy ra.
1.2 Khái niệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tố nước ngoài
Khác với khái niệm được nêu ra ở phần 1.1, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
trong Tư pháp quốc tế có vấn đặc biệt hơn vì có “ yếu tố nước ngoài”. Xét về Tư pháp quốc
tế, đây là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc gia bao gồm tổng thể các nguyên
tắc, quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự, thương mại, hơn nhân gia đình, lao
động có yếu tố nước ngoài, quan hệ tố tụng dân sự quốc tế và các vấn đề khác có liên quan.
Xuất phát từ đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế bao gồm quan hệ dân sự theo nghĩa
rộng có yếu tố nước ngoài và quan hệ tố tụng dân sự quốc tế thì chế định BTTHNHĐ trong

Tư pháp quốc tế cũng phải mang yếu tố nước ngoài.
Bộ luật dân sự 2015 tại khoản 2 điều 663 quy định quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngồi là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau:
a. Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngồi;
b. Các bên tham gia đều là cơng dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác
lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài;
c.
Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối
tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngồi.

2


1.3 Các đặc điểm của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngồi
Như vậy, Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi được xác định qua 3 yếu tố: chủ thể,
khách thể, sự kiện pháp lý. Tương tự, căn cứ xét quan hệ BTTHNHĐ có yếu tố nước ngồi
dựa trên 3 tiêu chí trên và cụ thể như sau:
Chủ thể
Quan hệ BTTHNHĐ được xem là yếu tố nước ngồi nếu ít nhất có một bên tham gia
quan hệ BTTHNHĐ bên bị thiệt hai, bên gây thiệt hailà cá nhân, pháp nhân nước ngoài.
Để xác định một cá nhân có phải là người nước ngồi hay khơng thì cần căn cứ vào dấu hiệu
quốc tịch.
Cá nhân nước ngồi là người khơng mang quốc tịch Việt Nam, họ có thể mang một hay
nhiều quốc tịch nước ngồi hoặc là người không quốc tịch.
Đối với pháp nhân, Pháp nhân nước ngồi là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập
theo quy định của pháp luật nước ngồi. Lưu ý trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi mà được thành lập ở Việt Nam thì vẫn được coi là doanh nghiệp Việt Nam, ngoài ra
muốn biết một tổ chức có tư cách pháp nhân hay khơng thì phải xem xét dựa trên pháp luật
của nước đó.
Khách thể

Các bên tham gia quan hệ trách nhiệm BTTHNHĐ đều là công dân Việt Nam, pháp
nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở
nước ngồi. Ví dụ A và B là công dân Việt Nam sang Pháp du lịch, tuy nhiên trên đường xảy
ra mâu thuẫn dẫn đến A đánh B bị thương nặng, B yêu cầu A phải bồi thường thiệt hại.
Đối tượng
Các bên trong quan hệ trách nhiệm BTTHNHĐ đều là công dân Việt Nam, pháp nhân
Việt Nam, sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi. chấm dứt quan hệ cũng ở Việt Nam
nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngồi. Ví dụ A và B là cơng dân Việt Nam,
A bán cho B căn hộ chung cư của mình ở Pháp.
Vai trị của chế định BTTHNHĐcó yếu tố nước ngồi.
Các chế định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngồi
góp phần duy trì mối quan hệ giữa các quốc gia và căn cứ để giải quyết, đảm bảo sự cơng bằng
và lợi ích của bên bị thiệt hại, góp phần làm lành mạnh quan hệ xã hội, thúc đẩy phát triển kinh
tế xã hội của đất nước. Ngoài ra các chế định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
3


ngồi hợp đồng có yếu tố nước ngồi có tác dụng răn đe, phịng ngừa các hành vi có thể xảy
ra trong tương lai có thể dẫn tới xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.

2. Vấn đề xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tố
nước ngồi.
2.1 Ngun nhân xung đột trong quan hệ BTTHNHĐ có yếu tố nước ngồi
Xung đột pháp luật trong trường hợp này là hiện tượng mà hai hay nhiều hệ thống pháp luật
khác nhau cũng có thể được áp dụng để điều chỉnh cho quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng của tư pháp quốc tế.
Xung đột pháp luật xảy ra khi cùng một mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi nhưng có
nhiều hệ thống pháp luật quốc gia có thể được áp dụng, tuy nhiên các quy định của các quốc
gia khơng có sự đồng nhất và có sự khác nha về nội dung, vấn đề được đặt ra chính là phải
lựa chọn được luật áp dụng để điều chỉnh. Xét cho cùng, mỗi một quốc gia đều có những

bản sắc rất riêng và điều này cũng được khắc họa trong luật pháp của quốc gia đó, tuy nhiên
sự khác biệt này lại gây ra khó khăn khi giải quyết các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi.
2.2 Giải quyết xung đột trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tố
nước ngồi


Theo pháp luật Việt Nam

Tại điều 687 BLDS 2015 quy định về BTTHNHĐ có yếu tố nước ngồi như sau: “1. Các
bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp khơng có thỏa thuận
thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng.
2.Trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú, đối với cá nhân hoặc nơi
thành lập, đối với pháp nhân tại cùng một nước thì pháp luật của nước đó được áp
dụng.”

Theo đó, nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng như sau:
Khoản 1 điều 687 BLDS 2015 đã sử dụng hệ thuộc luật do các bên thỏa thuận, theo đó
các bên được thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ
trường hợp ngoại lệ được quy định tại khoản 2. Sự thỏa thuận này dựa trên nguyên tắc ý chí tự
nguyện của các bên tham gia được quyền chọn luật áp dụng. Tuy nhiên nếu muốn thỏa thuân
được chấp nhận thì các bên phải đáp ứng được điều kiện chọn luật đưa ra đó là



Thỏa thuận này phải được ghi rõ trong hợp đồng
4




Việc chọn luật phải thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định là không
được trái với quy định của pháp luật quốc gia và không được trái với các quyb định
ĐƯQT mà quốc gia là thành viên


Không nhằm lẩn tránh nghĩa vụ


Luật được chọn phải là luật thực chất, khơng dẫn chiếu đến pháp luật nước
ngồi
Ngồi ra, BLDS 2015 đã đưa ra một quy định dự trù trong trườmg hợp các bên khơng có thỏa
thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng.

Khoản 2 Điều 687 là trường hợp ngoại lệ mà sự lựa chọn luật áp dụng của các bên bị
giới hạn. Theo đó, trong trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có cùng nơi cư trú
đối với cá nhân và có cùng một nơi thành lập đối với pháp nhân tại cùng một nước thì pháp
luật của nước đó được áp dụng. Trong trường hợp sẽ này áp dụng luật của nước mà các bên
có nơi cư trú chung.
Vấn đề BTTHNHĐ trong một sỗ lĩnh vực đặc thù khác được quy định trong luật
chuyên ngành


Tại điều 4 Luật hàng không đan dụng 2006, sửa đổi 2014 quy định về nguyên

tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật là pháp luật của quốc gia nơi xảy ra
tai nạn do tàu bay va chạm hoặc gây cản trở nhau, do tàu bay đang bay gây thiệt hại
cho người thứ ba ở mặt đất được áp dụng đối với việc bồi thường thiệt hại.


ại khoản 2 và khoản 3 Bộ luật hàng hải 2015 quy định về nguyên tắc áp dụng


pháp luật khi có xung đột pháp luật. Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tổn
thất chung thì áp dụng pháp luật nơi tàu biển kết thúc hành trình ngay sau khi xảy ra
tổn thất chung đó. Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va, tiền
cơng cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm xảy ra tại nội thủy hoặc lãnh hải của quốc gia
nào thì áp dụng pháp luật của quốc gia đó.

Theo Các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước và Điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
Hệ thống công ước Lahaye: Quy định Rome về luật áp dụng đối với quan hệ nghĩa
vụ ngoài hợp đồng có hiệu lực năm 2009 thì luật áp dụng là luật nơi thường trú, nơi có trụ
sở của pháp nhân, chi nhánh, luật nơi xảy ra hành vi
Tại khoản 1 điều 8 Quy tắc Rome II quy định: Luật áp dụng đối với trách nhiệm ngoài hợp
đồng phát sinh từ hành vi vi phạm quyền sở hữu tri tuệ là luật của nước nơi có yêu cầu bảo
hộ. Điểm hạn chế được nhận thấy tại điều luật trên là việc khơng cho phép các bên có quyền
thỏa thuận
5


Giải quyết xung đột pháp luật về BTTHNHĐ có yếu tố nước ngoài theo hiệp định
tương trợ tư pháp: Pháp luật được áp dụng là pháp luật của quốc gia nơi có hành vi vi phạm
pháp luật hoặc pháp luật của nước nơi cư trú của các bên trong trường hợp các bên có cùng
quốc tịch của một bên ký kết nhưng lại cùng cư trú trên lãnh thổ của bên ký kết kia hoặc
pháp luật của bên ký kết mà các bên mang cùng quốc tịch
Ví dụ tại khoản 1 điều 37 của Hiệp định tương trọ tu pháp giữa Việt Nam và Liên bang Nga
quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hai ngoài hợp đồngdo hành vi vi phạm pháp luật
được xác định theo pháp luật của Bên ký kết nơi xảy ra hoàn cảnh làm căn cứ để yêu cầu
BTTH. Nếu nguyên đơn và bị đơn đều là công dân của một Bên ký kết hoặc đều được thành
lập hoặc có trụ sở ở một bên Ký kết, thì áp dụng pháp luật của bên ký kết đó.
Đối với các ĐƯQT mà Việt Nam chưa là thành viên thì thì khơng được áp dụng

đương nhiên như ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên mà có thể được áp dụng điều chỉnh
quan hệ BTTHNHĐ có yếu tố nước ngoài khi các bên lựa chọn và phải đáp ứng được điều
kiện chọn luật.

Phần thực tiễn
Thực trạng áp dụng quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1 Sự thỏa thuận của các chủ thể tham gia quan hệ BTTHNHĐ có YTNN.
Một trong những yếu tố quan trọng được đề cao trong Dân sự đó sự thỏa thuận. Đối
với chế định BTTHNHĐ, điều 687 của BLDS 2015 được coi là một điểm sáng nổi bật khi
cho phép các bên tham gia thỏa thuận chọn luật áp dụng đối với quan hệ BTTHNHĐ có yếu
tố nước ngồi Xét về các quy định về trách nhiệm BTTHNHĐ có yếu tố nước ngồi theo
BLDS 2005, quả thật có thể nhận thấy rõ sự hạn chế. Điều 773 BLDS 2005 quy định về Bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:
“1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi
xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại.
2. Việc bồi thường thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả
được xác định theo pháp luật của nước mà tàu bay, tàu biển mang quốc tịch, trừ trường
hợp pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam có quy định khác.

6


3. Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam mà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là công dân hoặc pháp
nhân Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Quy tắc chung mà BLDS 2005 áp dụng để giải quyết xunh đột về BTTHNHD có yếu tố nước
ngoài là pháp luật nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc pháp luật của nước nơi phát sinh hậu
quả thực tế của hành vi gây thiện hại. Quy định này không cho phép sự thỏa thuận của các bên,
ngoài ra việc áp dụng quy định tại khoản 1 điều này cũng cũng gặp khó khăn trên thực tế khi

khơng quy định về trình tự cụ thể về việc áp dụng pháp luật của nước nào nếu như hành vi gây
thiệt hại xảy ra ở một nước và hậu quả của hành vi đó ở một nước khác.

2.Vấn đề gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật
Về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, BLDS 2015 tại khoản 1
Điều 584 quy định: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải
bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.
Có thể nhân thấy Điều 584 xác định căn cứ căn cứ BTTHNHĐ là khi có hành vi trái
pháp luật, hành vi đó gây ra thiệt hại và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và
thiệt xảy ra, tuy nhiên cho tới nay chưa có định nghĩa về “hành vi trái pháp luật” mà chỉ liệt kê
các hành vi cụ thể như xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản,
quyền, lợi ích hợp pháp khác của chủ thể khác mà gây thiệt hại. Việc căn cứ như vậy khiến các
cơ quan có thẩm quyền khi xác định mức trách nhiệm BTTHNHĐ dựa về phần hậu quả của
hành vi trái pháp luật nhiều hơn là căn cứ trên hành vi trái phái luật. Việc này dẫn đến hậu quả
không thống nhất trong xét xử khi đánh giá các chứng cứ liên quan đến hành vi trái pháp luật.
Trong hình sự, người thực hiện hành vi cố ý giết người đã thỏa mãn đủ các dấu hiệu về tội
phạm giết người theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự, mà hậu quả là người bị giết khơng
chết thì người đó vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật về tội phạm chưa đạt của
mình. Có thể thấy, chỉ cần thỏa mãn đủ các dấu hiệu về tội phạm thì mặc dù chưa dẫn đến hậu
quả mong muốn là chết người thì người phạm tội vẫn phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Tuy
nhiên, trong quan hệ BTTHNHĐ khi mà hành vi trái pháp luật vẫn chưa được định nghĩa và
việc chưa thể dựa trên mức độ hành vi của bên gây ra thiệt hai để yêu cầu bồi thường có thể gây
nên sự bất lợi cho bên bị thiệt hại. Ví dụ A và B là công dân Việt Nam đi du lịch ở ẤN Độ, xung
đột xảy ra, A đánh B bị thương, tuy nhiên địa hình xung quanh là làng q nhỏ và khơng có
bệnh viện nên B chỉ được chữa trị qua loa, không thể xác định được thương tật. Khi về Việt
Nam, B muốn A bồi thường thiệt hại cho vì hành vi đã xâm mạng sực khỏe và tính mạng của
mình. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là việc xác định mức độ thiệt hại như thể nào khi các vết
thương của B dù gần khỏi nhưng vẫn để lại 1 số di chứng
7



cho cơ thể. Đây là một điểm yếu cần bổ sung trong trường hợp pháp luật quốc gia được áp
dụng để giải quyết quan hệ BTTH có yếu tố nước ngoài
3.Vấn đề áp dụng nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi pháp luật quốc
gia được áp dụng.
Khi pháp luật quốc gia được chọn áp dụng, để giải quyết về nguyên tắc bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, Điều 585 BLDS 2015 có quy định “Thiệt hại thực tế phải được bồi
thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi
thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một
lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Tuy nhiên, Bộ luật dân sự
2015 khơng có hướng dẫn cụ thể thế nào là thiệt hại thực tế và cơ sở để xác định thiệt hại
thực tế dựa trên nguồn nào, việc này dẫn đến tình trạng tùy từng vụ án thì Tịa án thường có
những đánh giá chứng cứ khác nhau.

8


Tài liệu tham khảo
1. Bộ luật Dân sự 2015
2. Luật Nhà hàng không dân dụng 2006, sđ,bs 2014
3. Bộ luật Hàng hải 2015
4. TS. Phạm Thị Hồng Mỵ , Slide bài giảng học phần Tư pháp quốc tế.
5. Văn phòng Luật sư Nguyễn Đình Thơ/ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi
hợp
đồng có yếu tố nước ngồi/ Thư viện pháp luật truy cập ngày 01/09/2021
6. Phan Phi Long/Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tố
nước ngồi - Thực trạng và hướng hồn thiện/ Tạp chí cơng thương
 / , truy cập ngày 2/09/2021.


-

Hết ---

9



×