Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Thực trạng và một số giải pháp chăm sóc người bệnh trầm cảm tại bệnh viện bảo vệ sức khỏe tâm thần quảng ninh năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.58 KB, 48 trang )


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

LÊ THÚY HỒN

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH TRẦM CẢM
TẠI BỆNH VIỆN BẢO VỆ SỨC KHỎE TÂM THẦN
QUẢNG NINH NĂM 2022
Chuyên ngành: Điều dưỡng tâm thần

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
ThS. ĐỖ THỊ THU HIỀN

NAM ĐỊNH - 2022


i

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập và hồn thành chuyên đề tốt nghiệp này, em đã nhận
được sự hỗ trợ, giúp đỡ, cũng như quan tâm, động viên của các cá nhân và đơn vị.
Trước hết em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý
và Đào tạo sau đại học, bộ môn Điều dưỡng Tâm thần kinh cùng tồn thể các thầy
cơ giáo công tác tại Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình truyền đạt
những kiến thức quý báu, giúp đỡ em trong quá trình học tập.
Ban Giám đốc, các Trưởng khoa, Điều dưỡng trưởng khoa lâm sàng Bệnh viện
Tâm thần Nam Định và Bệnh viện Bảo vệ sức khoẻ Tâm thần Quảng Ninh đã chấp
thuận và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và làm chun đề.


Em xin tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới ThS Đỗ Thị Thu Hiền, người
trực tiếp hướng dẫn khoa học và luôn dành thời gian, cơng sức hướng dẫn em trong
suốt q trình thực hiện và hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn những người bệnh, gia đình người bệnh đã thơng
cảm tạo điều kiện cho em được thăm khám tiếp xúc, lắng nghe và thực hiện nghiêm
túc những lời khuyên dành cho họ.
Xin được cảm ơn các bạn trong lớp Điều dưỡng Chuyên khoa I tâm thần đã
cùng vai sát cánh với tơi để hồn thành tốt chun đề này.
Xin chân thành cảm ơn!
Nam Định, ngày tháng năm 2022
Học viên

Lê Thúy Hoàn


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi là Lê Thúy Hồn, học viên lớp Điều dưỡng chuyên khoa I khoá 9, Trường
Đại học Điều Dưỡng Nam Định, xin cam đoan:
1. Đây là chuyên đề do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
Ths Đỗ Thị Thu Hiền.
2. Cơng trình này không trùng lập với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công
bố tại Việt Nam.
3. Các thông tin trong chun đề là hồn tồn chính xác, trung thực và khách
quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nghiên cứu. Tơi xin hồn tồn chịu
trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Nam Định, ngày

tháng


năm 2022

Người cam đoan

Lê Thúy Hoàn


iii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... iv
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 4
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 17
CHƯƠNG 2: MÔ TẢ TRƯỜNG HỢP BỆNH .................................................. 21
2.1. Khái quát Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần Quảng Ninh ...................... 21
2.2. Nghiên cứu một trường hợp bệnh cụ thể:.................................................... 23
2.3. Một số ưu điểm và tồn tại ........................................................................... 32
CHƯƠNG 3: BÀN LUẬN ................................................................................ 34
3.1. Bàn luận thực trạng chăm sóc người bệnh trầm cảm tại Bệnh viện Bảo vệ sức
khỏe tâm thần Quảng Ninh................................................................................ 34
3.2. Một số thuận lợi và khó khăn trong cơng tác chăm sóc người bệnh……….35
3.3 Nguyên nhân của các tồn tại…………………………………………………35
3.4. Đề xuất giải pháp ....................................................................................... 35
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 38

ĐỀ XUẤT ......................................................................................................... 39


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AG

Ảo giác

DSM

Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders
(Tài liệu chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần)

ETP

Ergotherapeute (Cán bộ liệu pháp)

HT

Hoang tưởng

ICD.10

International Classification of Diseases, 10th edition .1992

NB

(Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10.1992)

Người bệnh

NVYT

Nhân viên y tế

RLTC

Rối loạn trầm cảm

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trầm cảm là một trạng thái bệnh lí của cảm xúc, biểu hiện bằng q trình ức chế
tồn bộ các hoạt động tâm thần: chủ yếu ức chế cảm xúc, tư duy và vận động [3].
Trầm cảm biểu hiện bằng các triệu chứng đặc trưng như khí sắc trầm, các triệu chứng
buồn, giảm thích thú, mệt mỏi, thay đổi trọng lượng cơ thể, rối loạn giấc ngủ, cảm
thấy không xứng đáng, ăn uống kém ngon miệng, mất dục năng mất quan tâm thích
thú, giảm năng lượng dễ mệt mỏi. Ngồi ra, cịn gặp các triệu chứng phổ biến trong
bệnh cảnh lâm sàng của trầm cảm như giảm sút tập trung chú ý, giảm sút lòng tự
trọng và tự tin, có ý tưởng bị tội và khơng xứng đáng, bi quan về tương lai… [4].
Trầm cảm rất phổ biến trên toàn thế giới và ngày càng tăng theo thời gian, số
người bị rối loạn trầm cảm có tỷ lệ rất cao trong nhân dân ở hầu hết các nước trên
Thế giới. Theo Compton W.M từ năm 1992 đến năm 2002 tại Hoa Kỳ đã tăng gấp
đôi số ca mắc [10]. Trong đó tỷ lệ mắc suốt đời tại các nước châu Âu là 18% và tỷ lệ
mắc bệnh tại Hoa Kỳ trong 12 tháng từ 2 – 6% [19]. Theo ước tính của Tổ chức Y tế

Thế giới (WHO), 5% dân số trên Thế giới có rối loạn trầm cảm rõ. Trầm cảm gặp ở
mọi lứa tuổi, nữ nhiều hơn nam. Dự đoán đến năm 2020 trầm cảm sẽ trở thành một
trong các nguyên nhân chủ yếu làm giảm chất lượng sống và gây nên rối loạn hoạt
năng hàng đầu ở những nước đang phát triển (Bashir M.R 1996 ).
Người ta còn thấy các giai đoạn trầm cảm thường có khuynh hướng tái diễn
(ở 50% đến 80% các trường hợp) và 1/5 số người bệnh trầm cảm sẽ trở thành mạn
tính. Đối với các người bệnh này thì 20% thời gian sống của họ là các giai đoạn trầm
cảm. Trầm cảm gây ra nhiều tổn thiệt cho cá nhân, gia đình và xã hội, trầm cảm
thường là bạn đồng hành của lạm dụng rượu và ma tuý.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 2017, số người mắc bệnh rối loạn trầm cảm đã
tăng 18,4% trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2015. Tỷ lệ rối loạn trầm
cảm trên thế giới 2015 là 4,4% ước tính có khoảng 322 người bị rối loạn trầm cảm và
có đến 800.000 người tự tử do trầm cảm (các rối loạn trầm cảm là nguyên nhân chuyển
sang vị trí đầu tiên vào năm 2030[22]).
Tại Việt Nam nhiều cơng trình nghiên cứu về dịch tễ của trầm cảm, đã phát hiện
thấy tỷ lệ hiện mắc rối loạn trầm cảm trong dân là 8,35% (Viện Sức khoẻ Tâm thần1999)[12]. Tỷ lệ mắc 2,8% dân số/ năm [19]. Theo tác giả Nguyễn Viết Thiêm tỉ lệ
hiện mắc trầm cảm là 8,35% [6]. Trong những năm gần đây các Rối loạn trầm cảm


2
đã được quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt là từ năm 2004 trong Chương trình mục tiêu
Quốc gia chăm sóc sức khoẻ tâm thần (CSSKTT) cộng đồng, dự án phòng chống
trầm cảm đã được triển khai tại một số địa phương.
Trầm cảm khác với những thay đổi tâm trạng thông thường và những phản ứng
cảm xúc ngắn ngủi trước những thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt khi
kéo dài và với cường độ vừa hoặc nặng hoặc không được phát hiện kịp thời, trầm
cảm có thể khiến cuộc sống của người bị ảnh hưởng nhiều và hoạt động kém hiệu
quả trong công việc. Ở mức độ nặng nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử.
Đến nay đã có nhiều nghiên cứu về trầm cảm, tuy nhiên trong lĩnh vực lâm sàng
còn chưa được nhận thức đầy đủ, NB khi có biểu hiện trầm cảm thường khơng được

phát hiện sớm hoặc phát hiện được nhưng không được đưa đến bệnh viện để điều trị,
chăm sóc kịp thời, với tỷ lệ đến viện sau 2 năm là 67%[6], từ đó kéo theo hệ lụy cho
bản thân và xã hội vô cùng lớn. Lượng giá được mức độ nặng và nhu cầu hỗ trợ, điều
trị trầm cảm của người bệnh đặc biệt trong các trường hợp cấp cứu như ý tưởng, hành
vi tự sát giúp cho điều dưỡng viên có kế hoạch chăm sóc người bệnh phù hợp, kịp
thời, mang lại hiệu quả cao trong cơng tác chăm sóc và điều trị cho người bệnh.
Hiện nay, NB trầm cảm ngày càng gia tăng, trở thành một vấn đề lớn của xã hội
cần phải tập trung giải quyết. Đây không phải là vấn đề riêng của ngành y mà đòi hỏi
sự tham gia của toàn cộng đồng và xã hội với những người bệnh này thì việc chăm
sóc của điều dưỡng nói riêng và nhân viên y tế nói chung chỉ là một phần nhỏ, mà
cần sự chăm sóc, quan tâm, theo dõi hỗ trợ của gia đình xã hội, bạn bè cũng như của
cả cộng đồng.
Cho đến nay các kết quả nghiên cứu chủ yếu khảo sát về các tỷ lệ, các biểu hiện
rối loạn về lâm sàng, có rất ít các kết quả nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến
chăm sóc người bệnh đề từ đó xác định các nhu cầu cần thiết trong quá trình điều trị
người bệnh trầm cảm. Việc nghiên cứu trên một trường hợp cụ thể có thể đánh giá và
xác định được các vấn đề cần chăm sóc đồng thời thấy rõ được những mặt thuận lợi,
cũng như các vấn đề còn gặp khó khăn, bất cập trong cơng tác chăm sóc người bệnh
dựa trên các nền tảng cơ sở vật chất, điều kiện sẵn có của đơn vị. Từ đó có thể đưa ra
các giải pháp cụ thể để cải thiện và nần cao chất lượng chăm sóc người bệnh trầm
cảm. Thực tế người bệnh trầm cảm ở Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần Quảng
Ninh được chăm sóc hồn toàn bởi sự kết hợp giữa nhân viên y tế tại khoa và người


3
nhà người bệnh. Tuy nhiên, những người bệnh, người nhà người bệnh trầm cảm tại
bệnh viện thường khơng có kiến thức, không hiểu rõ về bệnh nên chưa phối hợp tốt
với nhân viên y tế trong quá trình điều trị, chăm sóc người bệnh. Để thấy được cái
nhìn tổng quan về cơng tác chăm sóc người bệnh trầm cảm tại Bệnh viện cũng như
có một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh. Do đó chúng

tơi tiến hành nghiên cứu chuyên đề này: “Thực trạng và một số giải pháp chăm sóc
người bệnh trầm cảm tại Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần Quảng Ninh năm
2022” trên một trường hợp cụ thể nhằm mục tiêu:
1. Mơ tả thực trạng về chăm sóc người bệnh trầm cảm tại Bệnh viện Bảo vệ sức
khỏe tâm thần Quảng Ninh năm 2022.
2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc người bệnh trầm
cảm tại Bệnh viện bảo vệ sức khỏe tâm thần Quảng Ninh.


4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận.
1.1.1. Khái niệm trầm cảm.
Trầm cảm là một trạng thái bệnh lí của cảm xúc, biểu hiện bằng quá trình ức
chế tồn bộ các hoạt động tâm thần: chủ yếu ức chế cảm xúc, tư duy và vận động [3].
Trầm cảm là một bệnh rối loạn cảm xúc biểu hiện ở khí săc trầm tức là có
trạng thái cảm xúc buồn rầu, chán trường, u uất kéo dài ít nhất hai tuần lễ hay lâu
hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc cũng như cuộc sống thường ngày. Người
bị trầm cảm thấy mất hứng thú đối với những công việc đã từng mang lại niềm vui
thích thú cho bản thân, cảm thấy tuyệt vọng, có tội lỗi, cảm thấy bi quan vơ tích sự,
thiếu tự chủ và đặc biệt làm cho con người cảm thấy cuộc sống như không đáng
sống.
Trầm cảm là một bệnh lý liên quan đến tâm trí và cơ thể. Cũng được gọi là
rối loạn trầm cảm chính và trầm cảm lâm sàng, nó ảnh hưởng đến cảm nhận, suy
nghĩ và hành xử. Trầm cảm có thể dẫn đến một loạt các vấn đề tình cảm và thể chất.
Trầm cảm kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, làm suy giảm đáng kể khả năng làm việc,
học tập hoặc khả năng đương đầu với cuộc sống hàng ngày. Trường hợp nặng nhất,
trầm cảm có thể dẫn đến tự tử. Ở mức độ nhẹ, bệnh có thể được hỗ trợ chữa trị không
cần dùng thuốc. Mức độ vừa và nặng, người bệnh cần hỗ trợ điều trị bằng thuốc kết

hợp liệu pháp tâm lý.
Rối loạn trầm cảm có thể là biểu hiện của một bệnh lý nội sinh, nhưng cũng
có thể là triệu chứng của một bệnh lý cơ thể, một trong những rối loạn do lạm dụng
các chất gây nên hoặc là trạng thái phản ứng trước các stress.Trầm cảm có thể xảy
ra với bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào, xuất hiện bất kỳ lúc nào, ở mỗi đối tượng khác
nhau sẽ có biểu hiện khác nhau.
1.1.2. Vài nét lịch sử nghiên cứu và phân loại trầm cảm.
Sầu uất (Melancholia) là thuật ngữ được dùng đầu tiên trong học thuyết thể dịch
(máu, đờm, mật vàng, mật đen) của Hippocrate (460 – 377 trước công nguyên).
Hippocrate cho rằng sầu uất là do sự gia tăng quá mức của mật đen [12]. Năm 1686
Bonet mô tả một dạng bệnh tâm thần với tên gọi: Hưng cảm – sầu uất “Maniaco –
Melancolicus”; năm 1854 Falret lần đầu tiên mô tả hai trạng thái rối loạn trên cùng


5
một người bệnh trong một bệnh cảnh chung, được gọi là loạn thần tuần hoàn; năm
1882 nhà tâm thần học người Đức Karl Kahlbaum dùng thuật ngữ “Cyclothymia"
(bệnh khí sắc chu kỳ) để mô tả hưng cảm và trầm cảm là các giai đoạn cảm xúc của
cùng một bệnh; năm 1899 nhà Tâm thần học người Đức Kraepelin mô tả thao cuồng
và sầu uất là hai hình thái đối lập nhau trong một bệnh cảnh và đặt tên là loạn thần
hưng trầm cảm (Psychose Manico – Depressive). Năm 1950 Kleist phân ra hai thể
loạn thần hưng trầm cảm lưỡng cực và đơn cực. Quan điểm này được chấp nhận cho
đến năm 1962 khi Leonhard và cộng sự đề xuất sự phân loại thành ba nhóm: Trầm
cảm đơn cực, hưng cảm đơn cực và những bệnh nhân bị cả rối loạn TC và hưng cảm
(lưỡng cực). trầm cảm đã được các nhà Tâm thần học mô tả một cách cụ thể hơn vào
những năm 80 của thế kỷ XX với đặc trưng: cảm xúc, hành vi và tư duy đều bị ức
chế.
Trầm cảm ẩn hay còn gọi là TC biểu hiện bằng các triệu chứng cơ thể (Masked
Depression) cũng đã được các nhà Tâm thần học nghiên cứu từ rất sớm. Năm 1889,
Kahlbaum nhận thấy các triệu chứng cơ thể xuất hiện liên quan trực tiếp đến những

rối loạn cảm xúc cơ bản. Pichot (1973) cho rằng trầm cảm ẩn được biểu hiện bằng
cảm xúc trầm cảm mờ nhạt và sự ngụy trang bởi các rối loạn cơ thể, thần kinh thực
vật nội tạng khác nhau [8].
Ở Việt Nam, Viện Sức khỏe Tâm thần đã có một số cơng trình nghiên cứu
chuyên biệt “Lâm sàng trầm cảm với biểu hiện cơ thể, đặc biệt là bệnh lý rối loạn tiêu
hóa, dạ dày – ruột" (Trần Hữu Bình; Nguyễn Viết Thiêm; Nguyễn Việt, 1994, 1998,
1999, 2000, 2001).
Rối loạn trầm cảm, là một thuật ngữ được dùng đầu tiên trong học thuyết thể
dịch của Hypocrate (460 - 377 trước Công nguyên), ông cho rằng đó là sự gia tăng
quá mức của mật đen. Tiếp sau Pinet mô tả trầm uất là một trong bốn loại loạn thần.
Đến năm 1896, Kraepelin đã thống nhất các quan điểm xếp hai trạng thái trầm cảm
và hưng cảm trong một bệnh lý chung và đặt tên là loạn thần hưng trầm cảm
(psychose maniaco – depressive) [13]
Sang thế kỷ XX rối loạn trầm cảm được nghiên cứu và hoàn thiện về khái
niệm, bệnh học, theo bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD – 10: International
Classification of Diseases) năm 1992, trầm cảm được xác định bằng các tiêu chuẩn
rõ ràng và được xếp vào nhiều mã chẩn đoán nhằm hướng tới các căn nguyên khác


6
nhau như trầm cảm thực tổn (F06.32), trầm cảm nội sinh (F31.2, F31.3, 31.4, F32,
F33) hay trầm cảm tâm sinh (F41.2, F43.2) [1]
Theo phân loại của hội tâm thần học Hoa Kỳ (DSM V: Diagnostic and
Statistical Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders ), rối loạn trầm cảm
được phân loại trong các mã sau: rối loạn điều chỉnh cảm xúc (296.99), loạn khí sắc
(300.4), rối loạn khí sắc tiền mãn kinh (625.4), rối loạn khí sắc do một bệnh thực tổn
(293.83) và rối loạn trầm cảm không biệt định (311)
1.1.3 Sinh lý bệnh:
 Trầm cảm và hệ thần kinh tự chủ
Rối loạn hệ thần kinh tự chủ với sự tăng hoạt hệ giao cảm trong rối loạn trầm

cảm cũng là cơ sở của mối liên hệ giữa rối loạn trầm cảm và bệnh lý tim mạch. Tăng
nhịp tim kéo dài, đáp ứng quá mức với sang chấn sinh lý, độ biến thiên nhịp tim thấp,
đáp ứng kém của áp cảm thụ quan... là những yếu tố thuận lợi làm phát sinh hoặc
diễn tiến nặng thêm cho bệnh lý tim mạch sẵn có.
 Rối loạn trục hạ đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận
Người bệnh rối loạn trầm cảm có sự gia tăng nồng độ catecholamine
(epinephrine, norepinephrine) và cortisol máu. Những hormone và chất trunggian hóa
học này làm gia tăng sự tổn thương nội mạc mạch máu đẩy nhanh quá trình lão hóa
và xơ vữa làm giảm khả năng chun giãn của mạch máu gây tăng huyết áp, nhịp tim
nhanh, tăng hoạt tiểu cầu, kích hoạt phản ứng viêm docytokine, hình thành mảng xơ
vữa tạo thành vịng xoắn bệnh lý tim mạch.
1.1.4. Đặc điểm lâm sàng của trầm cảm theo ICD-10.
1.1.4.1. Trầm cảm điển hình.
Theo ICD 10 trầm cảm gồm 3 triệu chứng đặc trưng và 7 triệu chứng phổ biến
và 8 triệu chứng cơ thể[1].
 Các triệu chứng đặc trưng:
+ Khí sắc trầm.
+ Mất quan tâm thích thú.
+ Giảm sút năng lượng đến mệt mỏi và giảm hoạt động.
 Các triệu chứng phổ biến hay gặp:
+ Giảm tập trung chú ý.
+ Giảm tính tự trọng và lịng tin.


7
+ Những ý tưởng buộc tội, khơng xứng đáng.
+ Nhìn tương lai ảm đạm và bi quan.
+ Có ý tưởng và hành vi tự sát.
+ Rối loạn giấc ngủ.
+ Ăn không ngon miệng.

 Các triệu chứng cơ thể (sinh học) của trầm cảm:
+ Mất quan tâm ham thích trong những hoạt động hàng ngày gây thích thú.
+ Khơng có phản ứng cảm xúc với những sự kiện và môi trường xung quanh
thường ngày vẫn gây phản ứng vui thích.
+ Thức giấc sớm ít nhất 2 giờ so với bình thường.
+ Trầm cảm nặng nề hơn về buổi sáng.
+ Chậm chạp tâm lý vận động hoặc kích động.
+ Mất khẩu vị rõ rệt.
+ Sút cân (thường giảm ≥ 5% so với trọng lượng cơ thể tháng trước) + Mất
dục năng rõ rệt, rối loạn kinh nguyệt ở nữ.
Ngồi ra cịn có thể xuất hiện các triệu chứng loạn thần trong trường hợp
nặng: hoang tưởng, ảo giác hoặc sững sờ. Hoang tưởng ảo giác có thể phù hợp với
khí sắc hoặc khơng phù hợp với khí sắc
1.1.4.2. Trầm cảm khơng điển hình.
- Trầm cảm suy nhược: trên nền khí sắc giảm là sự suy nhược, mệt mỏi, uể oải,
cảm giác khơng cịn sinh lực, thờ ơ với xung quanh, thiểu lực cả về thể chất lẫn tinh
thần, khơng cịn ham muốn thơng thường kể cả dục năng.
- Trầm cảm với rối loạn cơ thể và thực vật: các rối loạn thực vật nổi bật đôi khi
át cả rối loạn cảm xúc. Các rối loạn thực vật rất đa dạng như cơn vã mồ hôi, cơn đánh
trống ngực, cơn đau không xác định, cơn nơn mửa, khơ miệng, táo bón...
- Rối loạn trầm cảm mất cảm giác tâm thần: NB than vãn mình khơng cịn cảm
giác, khơng cịn biết đau buồn, vui sướng. Họ đau khổ vì tình trạng đó.
- Trầm cảm nghi bệnh: trên nền khí sắc giảm, NB có những cảm giác rất khó
chịu và từ đó khẳng định mình bị mắc một bệnh rất nặng không thể điều trị được.
- Trầm cảm sững sờ: khí sắc trầm kèm theo ức chế vận động đến sững sờ, có
khi bất động hồn toàn, rất dễ nhầm với sững sờ căng trương lực.


8
- Trầm cảm Paranoid: trong trầm cảm, bệnh cảnh xuất hiện nhiều hoang tưởng

với nội dung khác nhau như hoang tưởng bị theo dõi, bị truy hại, bị đầu độc, bị buộc
tội. Hội chứng tâm thần tự động ảo giác thật hoặc giả với nội dung chê bai, bình
phẩm, nói xấu NB.
- Trầm cảm vật vã: khí sắc giảm khơng kèm theo ức chế vận động, mà trái lại
NB thường đứng ngồi không yên, rên rỉ, sợ hãi hoảng sợ, than vãn về tình trạng khó
ở của mình, cầu cứu sự giúp đỡ khỏi tai họa sắp xảy ra với NB và gia đình NB.
- Trầm cảm với rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
Trong cơn xung động trầm cảm có thể tự sát nếu khơng được sử trí kịp thời... [1]
1.1.5. Bệnh nguyên, bệnh sinh của rối loạn trầm cảm.
Có nhiều quan điểm giải thích bệnh nguyên, bệnh sinh của trầm cảm dựa trên
các hiểu biết về di truyền, chất dẫn truyền thần kinh, hệ thần kinh nội tiết, miễn dịch,
tâm lý…
 Giả thuyết về di truyền.
Các nghiên cứu về di truyền phân tử.
Gen di truyền đóng vai trị rất quan trọng trong sự khởi phát cũng như nặng lên
của trầm cảm. Các bằng chứng nghiên cứu các cặp song sinh cho thấy tỉ lệ di truyền
liên quan đến 37%, đồng thời trong gia đình khi có bố hoặc mẹ bị trầm cảm thì con
có nguy cơ trầm cảm gấp hai đến ba lần trẻ bình thường. Theo Kenneth và CS yếu tố
di truyền đóng vai trị mạnh mẽ hơn đối với trầm cảm ở nữ so với nam (42% so với
29%) [20].
Các nhà khoa học đã xác định nhiều vị trí liên kết và các gen chịu trách nhiệm
trong các nghiên cứu di truyền mức độ phân tử trong trầm cảm. Các vị trí gen có liên
quan đến trầm cảm được lặp lại trong các nghiên cứu liên kết di truyền là: 15q25.3,
15q26.2, 12q23, 1p36, 12q23.3 - q24.11, 13q31.1 - q31.3 và 17q11.1 - 17q12… [30].
Di truyền biểu sinh (hay di truyền ngoại gen – epigenetics).
Các yếu tố bất lợi của môi trường như: sự lạm dụng, sang chấn thời thơ ấu,
stress mãn tính… gây ra những thay đổi gen như methyl hóa axit deoxyribonucleic
và acetyl hóa histone, từ đó làm thay đổi cấu trúc chromatin, biến đổi mARN, làm
thay đổi các gen như giảm yếu tố dinh dưỡng thần kinh (BDNF: Brain - derived
neurotrophic factor), giảm khả năng vận chuyển serotonin, giảm đáp ứng của receptor

glucocorticoid, tạo ra protein bất thường dễ gây ra trầm cảm [14].


9
 Giả thuyết về các chất dẫn truyền thần kinh.
Serotonin: đóng vai trị chính trong trầm cảm. Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân
trầm cảm giảm tổng hợp, giải phóng serotonin, đặc biệt tại khe synap rõ rệt so với
người bình thường. Các thuốc chống trầm cảm nhóm ức chế chọn lọc serotonin làm
nồng độ serotonin tăng lên đáng kể cùng với hiệu quả chống trầm cảm cũng xuất hiện
rõ rệt [25].
Noradrenalin: Trong người trầm cảm giảm nồng độ noradrenalin tại khe synap,
giảm mật độ thụ cảm thể beta – adrenergic so với bình thường [15].
Dopamin: Sản phẩm chuyển hố chủ yếu của dopamin là Homovanilic acid
(HVA). Nghiên cứu cho thấy nồng độ Homovanilic acid trong dịch não tuỷ giảm ở
bệnh nhân trầm cảm [16].
Ngồi ra cịn có một số chất dẫn truyền thần kinh khác như glutamate và
GABA suy giảm ở một số vùng não như vỏ não vùng chẩm, trước trán các nghiên
cứu hình ảnh não [28].
 Giả thuyết về hệ thống tín hiệu thứ hai.
Các thuốc chống trầm cảm như ức chế tái hấp thu serotonin có hiệu quả nhanh
chóng tới việc làm tăng nồng độ serotonin trong khe synap nhưng hiệu quả chống
trầm cảm đến sau vài tuần đến vài tháng. Lí do là có hệ thống truyền tin thứ hai (cơ
chế trong tế bào) cần vài tuần trở lên để phát huy tác dụng. Khi các chất dẫn truyền
thần kinh gắn vào các receptor sau synap, làm tăng hoạt động của protein G, từ đó
kích hoạt adenyl cyclase chuyển ATP thành AMP vòng. AMP vòng lại kích hoạt
protein kinase A tạo ra PhosphoCREB, Phospho - CREB vào nhân tế bào kích thích
phiên mã tạo ra các gen đặc hiệu giúp thay đổi hoạt động của tế bào và giảm trầm
cảm. Ngồi ra cịn có các con đường liên quan đến glycogen synthase kinase-3 beta,
protein mTOR (Mammalian target of rapamycin) … Điều chỉnh hệ thống tín hiệu thứ
hai là hướng đi đầy hứa hẹn trong tương lai giúp phát triển các thuốc chống trầm cảm.

 Giả thuyết về thần kinh nội tiết.
Hoạt động của hệ limbic có vai trò lớn liên quan đến hoạt động cảm xúc, đặc
biệt giải phóng các hormone tuyến yên - một tuyến quan trọng trong hệ thống nội tiết
các hệ trục: "Dưới đồi - tuyến yên - tuyến giáp" (HPT), "dưới đồi - tuyến yên - thượng
thận" (HPA) và "dưới đồi - tuyến yên - tuyến sinh dục" (HPGH). Sự hoạt động quá
mức của hệ trục HPA được nhận thấy ở ít nhất 40% người bệnh trầm cảm: khi mất


10
điều hòa hệ thống HPA làm tăng cortisol trong máu dẫn tới làm giảm serotonin.
Thyrotropin releasing hormone (TRH) là một peptid vùng dưới đồi kích thích tuyến
n giải phóng Thyroid stimulating hormone (TSH) có vai trị điều hồ sản xuất
hormone tuyến giáp T3, T4. Khi TSH giảm dẫn tới rối loạn trầm cảm. Trong đó 25,3%
người bệnh trầm cảm giảm đáp ứng TSH đối với TRH. Hormone tăng trưởng (GH)
được tiết ra từ thùy trước tuyến yên, được kích thích bởi dopamine, bị ức chế bởi
somatostatin và hormone giải phóng corticotropin (CRH). Nồng độ somatostatin của
dịch não tủy giảm đã được báo cáo trong trầm cảm [12], [31].
 Giả thuyết về miễn dịch.
Rối loạn trầm cảm có liên quan đến một số bất thường về miễn dịch, bao gồm
giảm sự tăng sinh tế bào lympho để đáp ứng với các nguyên nhân gây bệnh cơ thể
khác nhau và các dạng miễn dịch tế bào khác. Những tế bào lympho này tạo ra các
chất điều biến thần kinh, như yếu tố giải phóng corticotropin (CRF) và cytokine,
interleukin, các chất này gây tổn thương các tế bào của cơ thể trong đó có các tế bào
thần kinh liên quan đến việc chi phối cảm xúc trong não bộ [17].
 Giả thuyết về yếu tố tâm lí, xã hội.
Có nhiều yếu tố liên quan đến trầm cảm như những nghịch cảnh thời thơ ấu
(bạo hành về thể xác, tinh thần), mất bố (mẹ) trước 11 tuổi, stress trong cuộc sống,
sự cô đơn, hỗ trợ xã hội kém… đều có thể dẫn đến khởi phát trầm cảm, kéo dài, tăng
mức độ nặng của các giai đoạn trầm cảm. Đặc biệt các sang chấn thời thơ ấu có thể
gây hoạt động quá mức trục HPA, biến đổi gen như methyl hóa axit deoxyribonucleic

và acetyl hóa histone, từ đó làm thay đổi cấu trúc chromatin, biến đổi mARN dẫn đến
những hậu quả lâu dài, có thể dẫn đến trầm cảm sau này ngay cả khi không có sang
chấn tâm lí [23], [24].
1.1.6. Chẩn đốn trầm cảm.
Có 2 hệ thống tiêu chuẩn để chẩn đoán trầm cảm, thứ nhất là theo Diagnostic
and Statistical Manual of Mental Disorders (Tài liệu chẩn đoán và thống kê các rối
loạn tâm thần) (DSM) và thứ hai là hệ thống International Classification of Diseases,
10th edition (Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10) hay gọi tắt là ICD.10. 1992.


Theo tiêu chuẩn của DSM V, tiêu chuẩn này được công bố bởi hiệp hội Tâm

thần Mỹ và được sử dụng bởi các nhà cung cấp sức khỏe tâm thần để chẩn đoán các
vấn đề tâm thần. Để được chẩn đoán là trầm cảm phải có năm hoặc nhiều hơn các


11
triệu chứng sau đây và ít nhất một trong các triệu chứng phải là tâm trạng chán nản,
suy giảm hoặc mất một quan tâm hay niềm vui. Các triệu chứng có thể dựa vào cảm
xúc của riêng bản thân hoặc có thể dựa trên các quan sát của người khác. Chúng bao
gồm [11]:
- Tâm lý mệt mỏi nhất trong ngày, gần như mọi ngày, chẳng hạn như cảm
thấy buồn, trống giỗng hoặc rơi lệ.
- Giảm hoặc cảm thấy khơng có niềm vui trong tất cả hoặc gần như tất cả các
hoạt động trong ngày, gần như mỗi ngày.
- Giảm cân đáng kể khi không ăn kiêng, tăng cân, giảm hoặc tăng cảm giác
ngon miệng gần như mỗi ngày (ở trẻ em, khơng đạt được trọng lượng như mong đợi
có thể là một dấu hiệu của trầm cảm).
- Mất ngủ hoặc làm tăng ham muốn ngủ gần như mỗi ngày.
- Kích động hoặc trở lên chậm chạp.

- Mệt mỏi hay mất năng lượng gần như mỗi ngày.
- Cảm xúc của vô dụng hoặc q nhiều tội lỗi khơng thích hợp hoặc gần như
mỗi ngày.
- Vấn đề ra quyết định hoặc khó tập trung suy nghĩ gần như mỗi ngày.
- Thường xuyên suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử, hoặc cố gắng tự tử.
 Theo tiêu chuẩn ICD.10 chẩn đoán giai đoạn trầm cảm được biệt định trong
mã F32, cụ thể:

 Chẩn đoán xác định.
Khi lần đầu tiên xuất hiện các triệu chứng trên.
Thời gian ít nhất 2 tuần.
Khơng có thời điểm nào trong đời đủ tiêu chuẩn của giai đoạn hưng cảm hoặc
hưng cảm nhẹ.
Giai đoạn này không do sử dụng chất hay bệnh lí thực tổn gây ra.

 Giai đoạn trầm cảm nhẹ.
Người bệnh có 2/3 triệu chứng đặc trưng và 2/7 triệu chứng phổ biến.

 Giai đoạn trầm cảm vừa.
Người bệnh có ít nhất 2/3 triệu chứng đặc trưng và ít nhất 3/7 triệu chứng phổ
biến.

 Giai đoạn trầm cảm nặng, khơng có các triệu chứng loạn thần.


12
Người bệnh có 3 triệu chứng đặc trưng và ít nhất 4/7 triệu chứng phổ biến và
một số phải đặc biệt nặng.

 Giai đoạn trầm cảm nặng kèm theo các triệu chứng loạn thần.

Người bệnh thỏa mãn tiêu chuẩn của giai đoạn nặng ở trên và thêm các triệu
chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác hoặc sững sờ trầm cảm.
1.1.7 Tiến triển, tiên lượng và tái phát của bệnh trầm cảm.
 Tiến triển: Triệu chứng của rối loạn trầm cảm thường tiến triển từ từ. Các
triệu chứng đặc trưng xuất hiện trong khoảng vài ngày đến vài tuần với các triệu
chứng như buồn bã, chán nản, giảm năng lượng…, nếu không được điều trị giai đoạn
trầm cảm kéo dài trung bình từ 8- 9 tháng. Các yếu tố sang chấn tâm lý có vai trị
quan trọng trong việc thúc đẩy khởi phát cơn đầu.
 Tiên lượng: Cơn trầm cảm có thể hồi phục hồn tồn, một phần hoặc khơng
hồi phục. Khoảng 20% – 35% NB có các triệu chứng di chứng và hoạt động xã hội,
nghề nghiệp bị ảnh hưởng. Các yếu tố tiên lượng xấu bao gồm trầm cảm có các triệu
chứng loạn thần, thời gian kéo dài, mơi trường gia đình xấu, có lạm dụng các chất,
khởi phát ở người trẻ. Tự sát là nguyên nhân tử vong hàng đầu của rối loạn trầm cảm.
 Trầm cảm tái diễn: Rất hay gặp khoảng 25% NB tái diễn trong vòng 6 tháng
sau khi đã hồi phục, 30% - 35% tái diễn trong 2 năm đầu và 50% - 70% tái diễn trong
5 năm đầu. Diễn tiến của các cơn tái diễn rất khác nhau có NB có các đợt trầm cảm
giữa các đợt có khi đến hàng năm là các giai đoạn hồn tồn bình thường, có NB bị
liên tiếp nhiều cơn, có NB càng về sau cơn càng dài, thời gian giữa các cơn càng
ngắn. [25].
1.1.8. Điều trị trầm cảm.
1.1.8.1. Mục tiêu.
- Điều trị nguyên nhân dẫn đến trầm cảm (nếu có).
- Làm giảm và mất hồn tồn các triệu chứng.
- Phịng ngừa trầm cảm tái diễn.
1.1.8.2. Nguyên tắc điều trị.
- Chỉ định nhập viện sớm với trầm cảm mức độ nặng, đặc biệt ở người có ý
tưởng, hành vi tự sát.
- Cần phát hiện sớm các rối loạn trầm cảm để kịp thời điều trị ngay từ khi
bệnh còn nhẹ.



13
- Cần phối hợp các liệu pháp điều trị như liệu pháp tâm lí, liệu pháp hóa dược,
sốc điện, kích thích từ xuyên sọ (TMS) khi cần thiết.
- Lựa chọn các phương pháp điều trị cần phù hợp với tình trạng bệnh từng
người bệnh cụ thể.
- Điều trị dự phòng tái phát sau mỗi giai đoạn cấp, chú ý tái phục hồi chức
năng tâm lí xã hội.
1.1.8.3. Điều trị cụ thể.
* Điều trị giai đoạn cấp tính:

 Liệu pháp tâm lí.
Tùy từng trường hợp mà sử dụng các liệu pháp thích hợp như liệu pháp nhận
thức hành vi (CBT), liệu pháp lao động, liệu pháp âm nhạc, liệu pháp gia đình, liệu
pháp cá nhân, liệu pháp nhóm, liệu pháp chánh niệm, liệu pháp thư giãn luyện tập…

 Liệu pháp hóa dược.
Thuốc chống trầm cảm.
- Nhóm ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin.
+ Sertraline 50mg
+ Paroxetine 20mg
- Nhóm thuốc tác động kép
+ Venlafaxine 37,5 mg
+ Mirtazapine 30mg
- Nhóm chống trầm cảm 3 vòng
+ Amitriptyline 25mg
Thuốc chống loạn thần.
- Thường sử dụng trong các trường hợp như trầm cảm có loạn thần, trầm cảm
có ý tưởng, hành vi tự sát, trầm cảm từ chối ăn uống.
- Ngồi ra có thể phối hợp các thuốc khác như giải lo âu, bình thần khi bệnh

nhân có nhiều triệu chứng lo âu kèm theo, hay mất ngủ kéo dài.



Liệu pháp sốc điện.
- Được chỉ định khi trầm cảm kháng thuốc, trầm cảm nặng có ý tưởng, hành

vi tự sát, căng trương lực, từ chối ăn uống.



Liệu pháp kích thích từ xuyên sọ.

Chỉ định trong rối loạn trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm kháng thuốc [4], [26].


14
* Điều trị giai đoạn duy trì:
Khi NB ổn định ra viện điều trị tại nhà, nhằm phòng tái phát và giúp NB trở lại
tái hòa nhập cộng đồng. Liều thuốc duy trì ổn định là phù hợp nhất mà có hiệu quả
theo đơn của bác sĩ.
* Điều trị giai đoạn dự phòng:
Cần cho NB uống thuốc đều đặn hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ chuyên
khoa tâm thần. Khơng tự ý điều chỉnh liều thuốc khi khơng có ý kiến của bác sĩ
chuyên khoa.
1.1.8.4. Điều trị tâm lý – xã hội.
Liệu pháp tâm lý:
Tư vấn tâm lý điều trị trầm cảm là một trọng điểm. Tâm lý là một thuật ngữ
chung cho một cách điều trị trầm cảm bằng cách nói chuyện về tình trạng và các vấn
đề liên quan với nhà cung cấp sức khỏe tâm thần. Tâm lý cịn được gọi là trị liệu, trị

liệu nói chuyện, tư vấn hay trị liệu tâm lý.
Thông qua các buổi nói chuyện, tìm hiểu về các ngun nhân gây trầm cảm để
có thể hiểu được nó tốt hơn. Cũng tìm hiểu làm như thế nào để xác định và thực hiện
thay đổi trong hành vi hay suy nghĩ của NB, tìm hiểu mối quan hệ và kinh nghiệm,
tìm cách tốt hơn để đối phó và giải quyết vấn đề và đặt mục tiêu thực tế cho cuộc
sống. Nói chuyện có thể giúp lấy lại cảm giác hạnh phúc và kiểm soát trong cuộc
sống và giúp giảm bớt các triệu chứng trầm cảm như tuyệt vọng và giận dữ.
Liệu pháp nhận thức hành vi:
Là một trong những liệu pháp thông dụng nhất. Liệu pháp này giúp xác định
niềm tin và hành vi tiêu cực và thay thế bằng hành vi lành mạnh, tích cực. Nó dựa
trên ý tưởng rằng những suy nghĩ của riêng mình khơng phải người khác. Ngay cả
khi một tình huống khơng mong muốn khơng thay đổi, có thể thay đổi cách suy nghĩ
và cư xử theo một cách tích cực. Trị liệu tâm lý giữa cá nhân với nhau là loại tư vấn
thường được sử dụng để điều trị trầm cảm [18].
Lao động liệu pháp:
Gồm nhiều phương thức được thực hiện do chỉ định của bác sĩ, là liệu pháp
vừa mang ý nghĩa lao động vừa mang ý nghĩa điều trị giúp NB vượt qua những trở
ngại do bệnh gây ra để tái thích ứng với xã hội bằng việc thực hành những kỹ thuật
thủ công cùng với các liệu pháp nghệ thuật khác, liệu pháp nghệ thuật nhằm thu hút


15
và dẫn dắt NB đến với những đồ vật mà họ thích để họ có thể tự thể hiện đặc tính
nghệ thuật của riêng mình. Con người ln có sự tác động tương hỗ với môi trường
xung quanh. Cán bộ liệu pháp (Ergotherapeute – ETP) tác động vào những rối loạn
vận động hoặc rối loạn tâm thần do rối loạn sự tương hỗ này. ETP đóng vai trị trung
gian do vậy sẽ tạo cho NB tính năng động hơn trong quan hệ của họ (xã hội, nghề
nghiệp, cuộc sống hàng ngày, trao đổi với người khác). Các hoạt động này có thể là
nghề nghiệp, cuộc sống hàng ngày, nghệ thuật, thủ cơng, văn hóa xã hội và để cho
họ tự chủ trong các hoạt động này. ETP giám sát NB hàng ngày về hành vi, quan hệ

với người khác, mức độ độc lập và tính tự chủ để đánh giá mức độ bệnh tật và chất
lượng cuộc sống của họ. Với NB thì chất lượng quan hệ là hàng đầu, ETP phải nắm
được toàn bộ tâm lý của con người NB và đưa ra một đề án cuộc sống mà NB cảm
thấy là có liên quan với mình, giải thích những ham muốn và không ham muốn... do
vậy mối quan hệ giữa NB và ETP là cần thiết. ETP tác động trong cả một quá trình
lâu dài về phục hồi chức năng, về tái thích nghi, trong những lĩnh vực chức năng và
trong lĩnh vực tâm thần cho đến khi tái hòa nhập xã hội nghề nghiệp. Cuối cùng là
phục hồi chức năng về tâm lý xã hội [17].
Liệu pháp văn hóa giải trí:
Liệu pháp văn hóa giải trí thường sử dụng nâng cao hiệu quả của liệu pháp lao
động, bao gồm:
+ Tổ chức các trò chơi: NB tham gia một cách tích cực, hoặc đóng vai trị là
khán giả xem người khác chơi; Những NB ở trạng thái ức chế cần được đưa vào trị
chơi của nhóm NB hoạt bát.
+ Tổ chức các cuộc dạo chơi: Tổ chức cho NB đi tham quan các di tích lịch
sử, khu vui chơi giải trí lớn. Tổ chức đi thực tế để NB gắn bó với đời sống, với quê
hương.
+ Tổ chức các cuộc trò chuyện: Như tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho NB.
+ Tổ chức chiếu phim: Chọn phim ngắn, mang nhiều tính chất giải trí, phim có
nội dung phong phú, tránh phim có nội dung xấu buồn, bế tắc.
+ Tổ chức biểu diễn văn nghệ, động viên NB tham gia hát, múa như ca sĩ và
diễn viên.
+ Liệu pháp âm nhạc: Cần phát huy âm nhạc lên cảm xúc, tình cảm NB. Hướng
dẫn NB tham gia các điệu múa tập thể trực tiếp tạo nên những vận động tích cực cho


16
NB. Hát karaoke, nghe nhạc nhẹ cũng là h́ình thức có tác dụng điều trị rộng rãi nhất
cho NB.
+ Hướng dẫn NB thể dục, thể thao có tác dụng phục hồi thể lực và tâm lý hứng

thú cho NB. Nó khơi dậy sự tập trung chú ý, trực tiếp tác động lên cơ quan vận động,
làm lưu thơng khí huyết cho NB, bao gồm: đi bộ, các bài tập thể dục buổi sáng, thể
dục nhịp điệu, đá bóng, đạp xe đạp...
1.1.9. Quy trình chăm sóc người bệnh trầm cảm.
Ban hành kèm theo Quyết định số 940/2002/QĐ-BYT ngày 22/3/2002 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn quy trình chăm sóc NB [1].
* Mục đích:
-

Làm cho NB giảm buồn phiền, lo âu, căng thẳng nhanh chóng trở lại trạng

thái khí sắc bình thường.
-

Từng bước đưa NB tham gia các hình thức hoạt động, hịa nhập với cộng

đồng: lao động, sinh hoạt vui chơi giải trí.
-

Đề phịng ý tưởng, hành vi tự sát.

* Chuẩn bị:
-

Buồng bệnh sạch sẽ, thoáng mát, màu sắc êm dịu, dễ quan sát.

-

Thuốc cấp cứu và máy hỗ trợ thở oxy, máy sốc điện.


-

Điều dưỡng: được trang bị kĩ năng tâm lý cảm xúc, hiểu biết xã hội và phải

tận tụy với NB.
* Các bước tiến hành.
-

Đối với NB trầm cảm nhẹ và vừa:

+ Điều dưỡng thường xuyên gần gũi, tiếp xúc với NB.
+ Điều dưỡng viện thực hiện tốt công tác tâm lý, giải thích, khuyên giải, động
viên NB yên tâm chữa bệnh, tin tưởng vào điều trị, tạo môi trường tâm lý xã hội lành
mạnh.
+ Tăng cường vui chơi giải trí cho NB để loại bỏ những ý nghĩ xấu, không
muốn sống, những hiểu biết lệch lạc về bệnh tật.
+ Điều dưỡng thường xuyên động viên NB tham gia lao động liệu pháp và các
hoạt động liệu pháp khác.
+ Tìm hiểu tâm lý NB, biết nguyên nhân trầm cảm.
+ Sắp xếp NB trầm cảm vào buồng bệnh cùng với NB ổn định để theo dõi.


17
- Đối với NB trầm cảm nặng có ý tưởng, hành vi tự sát:
+ Điều dưỡng làm tốt như các phần việc trên.
+ Loại bỏ vật dụng nguy hại đến tính mạng (dao kéo, dây, vật nhọn...)
+ Thường xuyên theo dõi giám sát NB khi giao trực, lúc giao thời và đêm
khuya, đặc biệt giai đoạn NB tỉnh táo đủ sức khỏe để thực hiện ý tưởng tự sát.
+ Phải đi tua kiểm tra 15 phút/lần.
+ Thông báo cho nhân viên trong toàn viện về diễn biến của NB để cùng phối

hợp.
+ Trường hợp NB có loạn thần như ảo giác, hoang tưởng phải báo cáo bác sĩ
để kịp thời xử trí.
+ Nếu NB phải dùng liệu pháp sốc điện, điều dưỡng phải chăm sóc theo mục
làm sốc điện.
* Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo:
- Các dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.
- Thể trạng chung, cân nặng.
- Mức độ ăn uống của NB.
- Trạng thái tâm lý, tâm thần đặc biệt.
- Các diễn biến bất thường đã xảy ra.

* Hướng dẫn người bệnh và gia đình:
- Người bệnh:

+ Uống thuốc đều theo đơn đề phòng cơn tái phát.
+ Tin tưởng bác sĩ điều trị.
+ Kiêng nước chè, rượu, cà phê và các chất kích thích.
- Gia đình:

+ Thường xun động viên NB.
+ Tạo mơi trường gia đình xã hội hài hịa, tránh gây sang chấn tâm lí.
+ Quản lý thuốc chặt chẽ và bảo quản thuốc nơi khơ ráo, đề phịng NB lấy
thuốc để thực hiện hành vi tự sát.
1.2. Cơ sở thực tiễn.
1.2.1. Nghiên cứu về trầm cảm trên thế giới.


18
Tại Châu Âu số người mắc bệnh trầm cảm và tự tử tăng đột biến vì khủng

hoảng, 1/4 dân số Châu Âu tương đương (215 triệu người) sẽ bị rối loạn tâm lý do
cuộc sống quá khó khăn.
Theo Scott Patten, nghiên cứu năm 2006 tại Canada cho thấy tỷ lệ trầm cảm
chung trong cả cuộc đời là 12,2%. Trầm cảm chủ yếu phổ biến ở phụ nữ (5%) hơn ở
nam giới (2,9%). Tỷ lệ mắc trầm cảm cao nhất ở nhóm tuổi từ 15 đến 25 tuổi [29].
Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc trầm cảm theo nhiều nghiên cứu vào khoảng 5 - 6%.
Khoảng 80% người bị trầm cảm đã báo cáo bị ảnh hưởng đến khả năng làm việc, duy
trì cuộc sống gia đình và các hoạt động xã hội khác của họ. Tổng thiệt hại ước tính
khoảng 2/3 trong tổng 80 tỷ USD trong năm 2000 vì khả năng sản xuất kém và hay
nghỉ việc. Mỗi năm có trên 300 000 người tự tử trong đó chiếm 60% là người mắc
bênh trầm cảm [21].
Elizabeth G. Adams (2019). Trong một phân tích tổng quan để đánh giá việc
thực hiện quản lý chăm sóc trong mơ hình chăm sóc tích hợp cho thấy các can thiệp
quản lý chăm sóc của điều dưỡng thành công bao gồm theo dõi bệnh nhân thường
xuyên, kiểm tra triệu chứng, theo dõi điều trị, thiết lập mục tiêu và giáo dục Các kỹ
thuật hỗ trợ tâm lý như liệu pháp giải quyết gấn đề, kích hoạt hành vi và phỏng vấn
tạo động lực đã rất hữu ích trong việc hỗ trợ việc tham gia vào kế hoạch chăm sóc
bệnh nhân và đạt được mục tiêu. Các cơ sở điều trị người bệnh trầm cảm cần cân
nhắc việc đào tạo nâng cáo điều dưỡng quản lý để áp dụng mơ hình chăm sóc tích
hợp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh trầm cảm và duy trì sức khỏe
lâu dài trên người bệnh.
Chantra R. và cộng sự (2019). Khi phân tích tổng quan về hiệu quả của các can
thiệp điều dưỡng đối với điều trị trầm cảm kết quả cho thấy hầu hết các nghiên cứu
đều sử dụng các biện pháp can thiệp tâm lý (n = 24); một tỷ lệ nhỏ sử dụng liệu pháp
nhận thức (n = 5). Thực hành điều dưỡng cũng tập trung vào việc chăm sóc xã hội và
các yếu tố ảnh hưởng. Nghiên cứu này đề xuất rằng điều trị trầm cảm nên là một hoạt
động tổng hợp bao gồm chăm sóc tâm lý, điều dưỡng, chăm sóc xã hội và cần sự
tham gia tích cực của bản thân người bị trầm cảm .
Katon W.J. and et al. (2010). Trong một nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên lâm
sàng có đối chứng để đánh giá hiệu quả mơ hình chăm sóc phối hợp trên người bệnh

trầm cảm và có bệnh mãn tính. Kết quả cho thấy bệnh nhân trong nhóm can thiệp có


19
sự cải thiện tổng thể hơn trong 12 tháng về mức hemoglobin glycated (khác biệt,
0,58%), mức cholesterol LDL (chênh lệch, 6,9 mg/dl, huyết áp tâm thu (chênh lệch,
5,1 mm Hg), và điểm trầm cảm SCL-20 (chênh lệch, 0,40 điểm) (P <0,001). Bệnh
nhân trong nhóm can thiệp cũng có chất lượng cuộc sống tốt hơn (P < 0,001) và sự
hài lòng hơn đối với việc chăm sóc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch vành, hoặc cả
hai (P <0,001) và chăm sóc bệnh trầm cảm (P <0,001).
Nghiên cứu ở các nước châu Á - Thái Bình Dương cho thấy: Ở Australia thì
tỷ lệ trầm cảm cao hơn một số nước khác (20 - 30% dân số). Ở một số nước châu Á
như Trung Quốc, theo tác giả Chen R., tỷ lệ trầm cảm ở người già trên 60 tuổi khu
vực nông thôn là 6%, ở khu vực thủ đô là 3,6%.
Hàng năm Trung Quốc có khoảng 300 000 người tự tử (thực tế có thể cao hơn nữa),
nữ tự sát nhiều hơn nam theo tỷ lệ 3:1; nông thôn tử tử nhiều hơn thành phố theo tỷ
lệ 3:1 [27].
1.2.2. Nghiên cứu về trầm cảm tại Việt Nam.
Theo TS. BsTơ Thanh Phương thì khoảng 15% dân số nước ta có vấn đề sức
khoẻ tâm thần. Phần lớn bệnh nhân trầm cảm nặng thuộc lứa tuổi từ 16-35 tuổi.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Siêm năm 2010 tại xã Quất Động, Thường Tín
Hà Tây cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm là 8,35% dân số ≥ 15 tuổi. Tỷ lệ NB
nữ/nam là 5/1. Tỷ lệ mắc ở độ tuổi 30-59 là 58,21%, từ 60 tuổi trở lên là 36,9%. Tỷ
lệ mới mắc là 0,48%. Đại đa số NB (94,24%) mắc bệnh trên 1 năm. Số mắc bệnh trên
4 năm có tỷ lệ 70,3%. Tính chất tiến triển mạn tính rất rõ rệt (93,6% là trầm cảm tái
diễn) [5].
Nghiên cứu của Trần Văn Cường (2011), điều tra dịch tễ 10 bệnh tâm thần tại
8 địa điểm của các vùng sinh thái khác nhau, cho kết quả về tỷ lệ mắc các bệnh tâm
thần là 12,5%, trong đó rối loạn trầm cảm F 32: 2,4% dân số. Tỷ lệ NB khám tại các
cơ sở y tế nhà nước là 31,9%, tại các cơ sở y tế tư nhân là 21,9% và số NB chưa bao

giờ đi khám là 68,5%. Thái độ của gia đình, cộng đồng đối với NB còn xa lánh, hắt
hủi chiếm 68,5% [7].
Năm 2013, một nghiên cứu điều tra dịch tễ lâm sàng 10 rối loạn tâm thần
thường gặp ở cộng đồng thuộc 8 vùng kinh tế - xã hội khác nhau trên cả nước cho
thấy tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm là 2,45% dân số.


×