Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

(TIỂU LUẬN) VAI TRÒ của các CHỦ THỂ CHÍNH THAM GIA THỊ TRƯỜNG và GIẢI PHÁP để PHÁT HUY VAI TRÒ của các CHỦ THỂ này TRONG KHÔI PHỤC và PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM hậu KHỦNG HOẢNG đại DỊCH COVID 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.76 KB, 15 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC- LÊNIN

ĐỀ TÀI:
VAI TRỊ CỦA CÁC CHỦ THỂ CHÍNH THAM GIA
THỊ TRƯỜNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT HUY VAI
TRỊ CỦA CÁC CHỦ THỂ NÀY TRONG KHƠI PHỤC
VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM HẬU
KHỦNG HOẢNG ĐẠI DỊCH COVID-19

Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN THỊ GIANG
Sinh viên thực hiện : PHẠM VŨ KHÁNH LINH
Lớp
: K23TCA
Mã sinh viên

: 23A4010363

Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2021


1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................
CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ CHÍNH TRONG NỀN
KINH TẾ.......................................................................................................
1.1.



Người sản xuất............................................................

1.2.

Người tiêu dùng...........................................................

1.3.

Các chủ thể trung gian trong thị trường......................

1.4.

Nhà nước.....................................................................

CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRỊ CỦA CÁC CHỦ THỂ
TRONG VIỆC KHƠI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH
VIỆT NAM HẬU KHỦNG HOẢNG ĐẠI DỊCH COVID-19...................
2.1. Tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch Việt Nam...........
2.2.

Giải pháp phát huy vai trị của các chủ thể trong khơi phục và phát

triển ngành du lịch Việt Nam hậu khủng hoảng đại dịch Covid-19
KẾT LUẬN....................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................


2


LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Thị trường vốn là một khái niệm cơ bản trong lĩnh vực kinh tế nói
chung cũng như trong nghiên cứu về kinh tế chính trị nói riêng. Hiểu một
cách khái qt, thị trường là môi trường cho các quan hệ sản xuất và trao đổi
phát huy tác dụng dưới tác động của các quy luật thị trường, có nhiều chủ thể
khác nhau tham gia thị trường, trong đó mỗi chủ thể có những vai trò quan
trọng riêng.
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang là nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, được xây dựng trên nền tảng là những quan điểm của
chủ nghĩa Mác- Lênin cổ điển và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đối với nền kinh
tế bao cấp trước đây, hầu hết sinh hoạt kinh tế đều được nhà nước bao cấp,
diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, kinh tế tư nhân bị xóa bỏ, nhường chỗ
cho kinh tế do nhà nước chỉ huy; còn trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, xuất hiện những chủ thể kinh tế mới cùng thực hiện quan hệ
sản xuất, trao đổi và chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan của
thị trường và sự điều tiết của nhà nước. Hiểu rõ vai trò của các chủ thể này
giúp ta vạch ra những đường lối, phương hướng, chính sách đúng đắn để xây
dựng và phát triển kinh tế đất nước giàu mạnh, đưa Việt Nam hội nhập và
sánh vai với các quốc gia khác trên trường quốc tế.
Chính vì lí do đó, tơi đã chọn đề tài: “Vai trị của các chủ thể chính
tham gia thị trường và giải pháp để phát huy vai trị của các chủ thể này trong
khơi phục và phát triển ngành du lịch Việt Nam hậu khủng hoảng đại dịch
Covid-19”.
2.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu



3

Đối tượng nghiên cứu là vai trò của các chủ thể chính tham gia thị
trường và giải pháp phát huy vai trò của các chủ thể này trong phục hồi và
phát triển ngành du lịch Việt Nam hậu khủng hoảng đại dịch Covid-19.
Phạm vi nghiên cứu là các chủ thể chính trong nền kinh tế nói chung và
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nói
riêng.
3.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
chuyên ngành của kinh tế chính trị Mác- Lênin vào việc phân tích, thu thập
thơng tin, tài liệu, phân tích và sử dụng phương pháp quan sát thống kê, phân
tích tổng hợp.
4. Kết cấu bài tiểu luận
Bài tiểu luận gồm có 04 phần chính gồm:
Lời mở đầu
Chương 1: Vai trị của các chủ thể chính trong nền kinh tế
Chương 2: Giải pháp phát huy vai trị của các chủ thể trong khơi phục
và phát triển ngành du lịch Việt Nam hậu đại dịch Covid-19
Kết luận


4

CHƯƠNG 1

VAI TRỊ CỦA CÁC CHỦ THỂ CHÍNH TRONG NỀN KINH
TẾ
1.1.

Người sản xuất

Người sản xuất hàng hóa là những người sản xuất và cung cấp hàng
hóa, dịch vụ ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Người
sản xuất hàng hóa bao gồm các nhà sản xuất, đầu tư, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ,.. Họ là những người trực tiếp tạo ra của cải vật chất, sản phẩm cho xã
hội để phục vụ tiêu dùng.
Người sản xuất là những người sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất,
kinh doanh và thu lợi nhuận. Nhiệm vụ của họ không chỉ làm thỏa mãn nhu
cầu hiện tại của xã hội, mà còn tạo ra và phục vụ cho những như cầu trong
tương lai với mục tiêu đạt lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực có hạn.
Vì vậy, người sản xuất ln phải quan tâm đến việc lựa chọn sản xuất hàng
hóa nào, số lượng bao nhiêu, sản xuất với các yếu tố nào sao cho có lợi nhất.
Ngồi mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, người sản xuất cần phải có trách
nhiệm đối với con người, trách nhiệm cung cấp những hàng hóa, dịch vụ
khơng làm tổn hại tới sức khỏe và lợi ích của con người trong xã hội.
1.2.

Người tiêu dùng

Người tiêu dùng là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường
để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng. Sức mua của người tiêu dùng là yếu tố quyết
định sự thành bại của nhà sản xuất. Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của
người tiêu dùng là động lực quan trọng của sự phát triển sản xuất, ảnh hưởng
trực tiếp đến sản xuất.
Người tiêu dùng có vai trị rất quan trọng trong định hướng sản xuất.

Do đó, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng cùng ngoài
việc thỏa mãn nhu cầu của mình, cần phải có trách nhiệm đối với sự phát triển
bền vững của xã hội.


5

Lưu ý, việc phân chia người sản xuất, người tiêu dùng chỉ có tính chất
tương đối để thấy được chức năng chính của các chủ thể này khi tham gia thị
trường. Trên thực tế, doanh nghiệp ln đóng vai trị vừa là người mua cũng
vừa là người bán.
1.3.

Các chủ thể trung gian trong thị trường

Do sự phát triển của sản xuất và trao đổi dưới tác động của phân công
lao động xã hội, làm cho sự tách biệt tương đối giữa sản xuất và trao đổi ngày
càng sâu sắc. Trên cơ sở đó xuất hiện những chủ thể trung gian trong thị
trường. Những chủ thể này có vai trị ngày càng quan trọng để kết nối, thông
tin trong các quan hệ mua, bán.
Nhờ vai trò của các trung gian này mà nền kinh tế thị trường trở nên
sống động, linh hoạt hơn. Hoạt động của các trung gian trong thị trường làm
tăng cơ hội thực hiện giá trị của hàng hóa cũng như thỏa mãn nhu cầu của
người tiêu dùng. Các chủ thể trung gian làm tăng sự kết nối giữa sản uất và
tiêu dùng, làm cho sản xuất và tiêu dùng trở nên ăn khớp với nhau.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại ngày nay, các chủ thể
trung gian khơng chỉ có các trung gian thương nhân mà còn rất nhiều các chủ
thể trung gian phong phú trên tất cả các quan hệ kinh tế như: trung gian mơi
giới chứng khốn, trung gian mơi giới nhà đất, trung gian môi giới khoa học
công nghệ... Các trung gian trong thị trường không những hoạt động trên

phạm vi thị trường trong nước mà còn trên phạm vi quốc tế. Bên cạnh đó
cũng có nhiều loại hình trung gian không phu hợp với các chuẩn mực đạo đức
(lừa đảo, môi giới bất hợp pháp...). Những trung gian này cần được loại trừ.
1.4.

Nhà nước

Trong nền kinh tế thị trường, xét về vai trò kinh tế, nhà nước thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đồng thời thực hiện những biện pháp
khắc phục những khuyết tật của thị trường.


6

Với trách nhiệm như vậy, một mặt, nhà nước thực hiện quản trị phát
triển nền kinh tế thông qua việc tạo lập môi trường kinh tế tốt nhất cho các
chủ thể kinh tế phát huy sức sáng tạo của họ. Việc tạo ra rào cản đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh từ phía nhà nước sẽ làm kìm hãm động lực sáng tạo
của các chủ thể kinh doanh. Các rào cản như vậy phải được loại bỏ. Việc này
đòi hỏi mỗi cá nhân có trách nhiệm trong bộ máy quản lí nhà nước cần phải
nhận thưc được trách nhiệm của mình là thúc đẩy phát triển, khơng gây cản
trở sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
Cùng với đó, nhà nước cịn sử dụng các cơng cụ kinh tế để khắc phục
các khuyết tật của nền kinh tế thị trường, làm cho nền kinh tế thị trường hoạt
động hiệu quả.
Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường, mọi quan hệ sản xuất và trao đổi,
các hoạt động của các chủ thể đều chịu sự tác động của các quy luật kinh tế
khách quan của thị trường; đồng thời chịu sự điều tiết, can thiệp của nhà nước
qua việc thực hiện hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế. Mơ hình kinh
tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước ở từng nước, từng giai đoạn có thể

khác nhau tùy vảo mức độ can thiệp của chính phủ đối với thị trường, song tất
cả các mơ hình đều có điểm chung là khơng thể thiếu vai trò kinh tế của nhà
nước.


7

CHƯƠNG 2
GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ
TRONG VIỆC KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH

VIỆT NAM HẬU KHỦNG HOẢNG ĐẠI DỊCH COVID-19
2.1. Tác động của đại dịch Covid-19 tới ngành du lịch Việt Nam
Du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam,
chiếm gần 10% GDP của Việt Nam năm 2018 (theo World Bank, 2019), có rất
nhiều tác động tới phát triển kinh tế, xã hội tổng thể. Tuy vậy, du lịch cũng
được xem là một trong những ngành kinh tế nhạy cảm nhất với bệnh dịch.
Dịch bệnh Covid-19 (hay còn gọi là SARS-CoV-2), bắt đầu nghiêm trọng từ
đầu năm 2020, trở thành đại dịch của thế giới với mức độ nghiêm trọng nhất
trong vòng 100 năm trở lại đây trên phạm vi toàn cầu. Du lịch được dự báo là
một trong những ngành chịu tổn thất nặng nề nhất.
Lượng khách du lịch sụt giảm
Trong một cuộc khảo sát về những thách thức do dịch Covid-19 gây ra
đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, có tới 98,3% các doanh nghiệp
được khảo sát cho biết dịch bệnh Covid-19 đang tác động đến hoạt động kinh
doanh của mình. Cụ thể là việc sụt giảm doanh thu và cơng suất sử dụng
phịng, lượng khách, hiệu suất kinh doanh trong quý I năm 2020 của các
doanh nghiệp. Lượng khách du lịch đến các doanh nghiệp này giảm mạnh
trong quý I năm 2020. Nếu tháng 01/2020, lượng khách du lịch tại Việt Nam
chưa bị ảnh hưởng thì tháng 2,3 lượng khách du lịch ảnh hưởng nghiêm trọng

khi hàng loạt các chuyến bay nội địa và quốc tế đến và đi từ Việt Nam đều bị
hủy. Lượng khách quốc tế chỉ có vào thời điểm tháng 1 và 2, từ tháng 3 hầu
như khơng có khách. Khách du lịch nội địa cũng giảm mạnh do diễn biến
phức tạp của dịch bệnh và Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội.


8

Trong 3 tháng đầu năm 2020 du lịch Việt Nam đón gần 3.686.779 lượt
khách quốc tế, giảm 813.335 lượt khách và chỉ bằng 81,93 % mức cùng kỳ
năm 2019. Tại châu Á, 3 thị trường khách du lịch quốc tế đến du lịch Việt
Nam chiếm hơn 51% tổng lượng khách du lịch quốc tế đó là Trung Quốc,
Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu năm 2020 thì lượng
khách du lịch quốc tế đến từ 3 thị trường này đều giảm mạnh. So với 3 tháng
đầu năm 2020 của toàn thị trường châu Á, lượt khách du lịch đến từ Trung
Quốc với 871.819 lượt khách, giảm 31,95%; lượt khách du lịch đến từ Hàn
Quốc với 819.089 lượt khách, giảm 26,06%; lượt khách du lịch đến từ Nhật
Bản với 200.346 lượt khách, giảm 14,15%. Lượng khách du lịch đến từ các
châu lục khác cũng sụt giảm nghiêm trọng do các lệnh cấm, hạn chế đi lại và
tâm lí lo sợ lây nhiễm virus SARS-CoV-2.
Các cơ sở lưu trú phải đóng cửa, nhân viên ngành du lịch thất
nghiệp
Do diễn biến phức tạp, ảnh hưởng của dịch Covid 19 không chỉ tác
động trực tiếp lên số lượng khách đi du lịch mà còn tác động đến các cơ sở
lưu trú. Công suất hoạt động các cơ sở lưu trú giai đoạn này chỉ đạt 20 - 30%
so với cùng kỳ năm 2019. Các khách sạn trên khắp các tỉnh, thành cả nước lần
lượt tuyên bố đóng cửa tạm thời như: hệ thống Silk Queen, Hệ thống OHG sở
hữu các khách sạn 4 sao và 5 sao như Oriental Suites Hotel & Spa, O’Gallery
Premier Hotel & Spa, O’Gallery Majestic Hotel & Spa hay Thiên Minh Group
với chuỗi khách sạn & tàu Victoria 5 sao cao cấp,…Chính điều này khiến

nhân lực ngành du lịch bị mất việc làm, các công ty, khách sạn, nhà hàng lần
lượt phải cắt giảm biên chế đến 60%. Đối với các cơng ty đa quốc gia thậm
chí còn giảm 4/5 số lượng nhân viên.
Doanh thu từ ngành du lịch sụt giảm
Du lịch là một lĩnh vực kinh tế tổng hợp, liên quan tới nhiều nhóm
ngành khác, như: vận chuyển, lưu trú, dịch vụ ăn uống..., vì vậy tác động của


9

dịch Covid-19 khiến doanh thu tất cả những nhóm ngành này cũng đồng thời
sụt giảm. So với cùng kỳ năm 2019, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống quý
I/2020 ước tính đạt 126,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,1% tổng mức và giảm
9,6%; doanh thu du lịch lữ hành quý I ước tính đạt 7,8 nghìn tỷ đồng, chiếm
0,6% tổng mức và giảm 27,8%; cũng trong quý I, vận tải hành khách đạt
1.190,7 triệu lượt khách vận chuyển - giảm 6,1%.
Ngoài ra, các thách thức trước mắt cũng như lâu dài với các doanh
nghiệp du lịch gồm có: tổ chức hoạt động kinh doanh trong thời kì dịch bệnh;
khách hàng hủy hợp đồng, thay đổi yêu cầu; chi phí kinh doanh và nhân sự
tăng; vốn vay đến kì trả; các loại thuế, nghĩa vụ tài chính với nhà nước đến kỳ
nộp; cân đối tài chính của doanh nghiệp; thay đổi, biến động về nhân sự... và
nhiều thách thứ khác.
2.2. Giải pháp phát huy vai trò của các chủ thể trong khôi phục và
phát triển ngành du lịch Việt Nam hậu đại dịch Covid-19
Đối với người sản xuất
Thứ nhất là, các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là lữ hành cần sớm cơ
cấu lại, có giải pháp để quản lý về nhân lực, nguồn lực. Trong đó xem xét
thực hiện chính sách cơ cấu hợp lí nguồn nhân lực cho phù hợp với tình hình
của doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh.
Thứ hai là, nghiên cứu lại thị trường nội địa, cơ cấu lại thị trường

khách để điều tiết thị trường, xây dựng sản phẩm đúng với nhu cầu và chiến
lược phải được tính tốn lâu dài cho vấn đề phát triển thị trường du lịch nội
địa. Do sự ảnh hưởng của dịch Covid-19, có thể khách du lịch sẽ thay đổi xu
hướng du lịch của mình để đảm bảo an toàn sức khỏe. Xu hướng du lịch trong
khoảng cách gần bằng phương tiện cá nhân sẽ thay thế cho những chuyến bay
xuyên quốc gia, lục địa. Do đó, du lịch nội địa có thể sẽ là xu hướng du lịch
trong thời gian tới. Các chuyến đi sẽ ngắn ngày hơn, hướng về các di sản văn
hoá, thiên nhiên tránh những tụ điểm đơng đúc. Vì vậy, để hấp dẫn du lịch nội


10

địa cần có giải pháp đồng bộ từ việc tổ chức các hoạt động kích cầu du lịch
nội địa, tổ chức liên kết các nhà cung cấp dịch vụ để hình thành những
chương trình du lịch trọn gói với giá ưu đãi cho khách du lịch Việt Nam. Cần
đầu tư các tuyến du lịch nội địa mới, chú trọng khai thác du lịch sinh thái
cộng đồng, du lịch gắn với bảo vệ môi trường. Các công ty du lịch cần phải
đồng lịng liên kết với hàng khơng, vận tải, khách sạn, nhà hàng... để xây
dựng những gói kích cầu du lịch nhằm giúp cho du lịch hồi phục nhanh sau
giai đoạn khủng hoảng.
Thứ ba là, liên kết du lịch phải dựa trên những sản phẩm du lịch có tính
đặc biệt, đặc trưng, có tính thu hút cao, xây dựng thương hiệu sản phẩm, kết
nối các giá trị và lan tỏa những giá trị của sản phẩm để khơi lên nhu cầu du
lịch của du khách. Tăng cường xúc tiến, quảng bá, phát triển các sản phẩm
mới để thu hút khách du lịch quốc tế, nhất là khách du lịch từ các vùng không
chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đồng thời tập trung phát triển mạnh du lịch nội
địa ở các vùng, miền của đất nước.
Thứ tư là, gắn du lịch, sản phẩm du lịch với yếu tố văn hóa. Khi xu
hướng du lịch nội địa tăng lên, các doanh nghiệp du lịch cần sáng tạo hơn
trong việc đưa khách hàng tiếp cận những địa điểm du lịch thông qua việc

tăng yếu tố tương tác, quảng bá nét văn hóa nổi bật của địa điểm đó tới khách
hàng bằng cách: tổ chức tham quan các làng văn hóa, các khu di tích, các di
sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các di tích lịch sử gắn liền với từng địa
phương,... Đó vừa là cách thu hút khách hàng, vừa là cách giới thiệu, quảng
bá văn hóa Việt Nam tới đông đảo công chúng trong nước và quốc tế.
Thứ năm là, bên cạnh các chương trình kích cầu du lịch, các biện pháp
bảo đảm an tồn phịng chống dịch cần được các địa phương, doanh nghiệp lữ
hành, du lịch, khách sạn, các hãng hàng không…thực hiện triệt để, nghiêm
túc. Việc bảo đảm an ninh, an toàn sức khỏe cho người dân tại các cơ sở,


11

điểm đến du lịch trở thành "nhiệm vụ kép" với việc phục hồi ngành Du lịch
thời gian tới.
Đối với nhà nước
Trước hết, chính phủ cần lập kế hoạch cho trường hợp tình hình xấu đi
hoặc bắt đầu cải thiện, hỗ trợ cho các doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng nặng
nề bởi dịch Covid-19 như: chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp
trong ngành Du lịch như miễn thuế giá trị gia tăng cho tiêu dùng du lịch và
các doanh nghiệp du lịch, giảm chi phí mơi trường cho các doanh nghiệp du
lịch, giảm thuế khoán đối với các hộ kinh doanh du lịch cá thể, áp dụng mức
giá điện theo đơn giá điện sản xuất cho các cơ sở kinh doanh nhà hàng, dịch
vụ lưu trú du lịch thay vì áp dụng mức giá dịch vụ…
Ngồi ra, chính phủ nên xem xét việc miễn thị thực 30 ngày cho công
dân Australia và New Zealand, công dân tại các nước đã phát triển của châu
Âu cũng như các công dân đến từ vùng Bắc Mỹ. Đây là những đối tượng hiện
tại chưa được hưởng quyền lợi miễn trừ này.
Về giải pháp về chính sách hỗ trợ cấp bách và lâu dài, cần khẩn trương
xây dựng, triển khai thực hiện chương trình kích cầu, giảm giá du lịch để thu

hút khách trở lại; xem xét khả năng miễn lệ phí, đơn giản thủ tục visa cho
khách du lịch trọn gói đi theo đồn do các cơng ty lữ hành quốc tế phục vụ,
cho phép triển khai cấp visa tại cửa khẩu... Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch khảo
sát, tuyên truyền quảng bá du lịch tại các thị trường tiềm năng, thị trường du
lịch mới, thị trường không bị ảnh hưởng do dịch bệnh để phục vụ phát triển
du lịch sau khi dịch được kiểm sốt.
Bên cạnh đó cũng cần tổ chức đào tạo nhân lực cho các địa phương,
đơn vị, doanh nghiệp kiến thức xử lý khủng hoảng trong du lịch, khắc phục
nhanh hậu quả dịch bệnh.
Đối vời các chủ thể trung gian trong thị trường và người tiêu dùng


12

Đối với các chủ thể trung gian, cần tăng cường hỗ trợ quảng bá, thu hút
người tiêu dùng sử dụng các dịch vụ du lịch, đặc biết là du lịch trong nước.
Đối vời người tiêu dùng, cần hưởng ứng các chương trình kích cầu du
lịch, lựa chọn dịch vụ du lịch phù hợp đồng thời kết hợp chặt chẽ với các biện
pháp phịng chống dịch bệnh. Khơng lơ là, chủ quan nhằm đảm bảo an tồn
cho chính bản thân và xã hội.


13

KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu về vai trò của các chủ thể chính tham gia thị trường
và giải pháp để phát huy vai trò của các chủ thể này trong khôi phục và phát
triển ngành du lịch Việt Nam hậu khủng hoảng đại dịch Covid-19, chúng ta đã
hiểu rõ hơn về quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của các chủ thể
chính tham gia nền kinh tế đồng thời có cái nhìn cụ thể, khách quan và thực

tiễn hơn về giải pháp để phát huy vai trò của các chủ thể này trong việc khôi
phục ngành du lịch quốc gia hậu gia đoạn khó khăn này. Mỗi chủ thể tham gia
thị trường đều có những vai trị quan trọng, không thể thay thế. Chúng tác
động lẫn nhau và chịu sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường; Từ
nhận thức đó, mỗi chúng ta sẽ có cái nhìn tồn diện hơn về những thuận lợi,
khó khăn; những thời cơ và thách thức đan xen nhau để từ đó vạch ra những
đường lối, phương hướng, chính sách phù hợp nhằm phát huy tối đa vai trò
của các chủ thể, xây dựng nền kinh tế thị trường giàu mạnh.


14

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ giáo dục Đào tạo (2019), Giáo trình Kinh tế Chính trị

Mác-Lênin (Dành cho bậc đại học- khơng chun lý luận
chính trị), Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội
2.

Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+), “Ngành du lịch đề

xuất giải pháp phục hồi sau dịch bệnh nCoV”, báo điện tử
Việt Nam Plus, />truy cập lúc 9:18, 04-06-2021
3.

ThS. Đỗ Thu Hằng- ThS. Lê Thị Hiệp (2020), “Ngành

du lịch Việt Nam trong mùa dịch Covid-19 và vấn đề đặt ra”,

Tạp chí Tài chính online, truy cập lúc 14:47, 05-062021



×