Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Tiểu luận thương mại điện tử ứng dụng thương mại điện tử cho doanh nghiệp du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 38 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn

BÁO CÁO CUỐI KÌ
HỌC PHẦN: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG DU LỊCH
ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO
DOANH NGHIỆP DU LỊCH

Ngành:

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG VÀ DỊCH VỤ ĂN UỐNG

Giảng viên hướng dẫn : BÙI TRỌNG TIẾN BẢO
Sinh viên thực hiện
Lớp

TP. Hồ Chí Minh, 2021
KHOA QTDL – NH – KS


CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Họ và tên sinh viên:
MSSV:
Lớp:


Nhận xét chung:

Tp.HCM, ngày ....... tháng ....... năm 20....
Giảng viên hướng dẫn

…………………………………..


i

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH.................................................................ii
PHẦN A: CÂU HỎI CÁ NHÂN...............................................................................1
PHẦN B: TIỂU LUẬN NHÓM................................................................................4
CHƯƠNG MỞ ĐẦU................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................................6
1.1 Khái niệm thương mại điện tử.......................................................................6
1.2 Đặc điểm của marketing điện tử.................................................................... 7
1.3 Các mơ hình ứng dụng thương mại điện tử................................................... 7
1.4 Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử....................................................9
1.4.1 Lợi ích..................................................................................................9
1.4.2 Đối với các doanh nghiệp....................................................................9
1.4.3 Đối với người tiêu dùng.....................................................................11
1.4.4 Đối với xã hội.................................................................................... 12
1.4.5 Lợi ích ứng dụng marketing điện tử vào quản lí phát triển du lịch...13
1.5 Hạn chế.........................................................................................................13
1.5.1 Cản trở về kỹ thuật.............................................................................14
1.5.2 Cản trở về thương mại.......................................................................14
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ WEBSITE CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG DU LỊCH VIỆT...........15
2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp..........................................................................15

2.2 Doanh nghiệp ứng dụng marketing điện tử theo mơ hình 4P, mơ hình B2C16
2.2.1 Mơ hình 4P.........................................................................................16
2.2.2 B2C....................................................................................................29
2.3 Phân loại đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp...........................................31
2.4 Phân tích doanh nghiệp theo mơ hình SWOT............................................. 32
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN WEBSITE CÔNG TY CỔ
PHẦN TRUYỀN THÔNG DU LỊCH VIỆT.........................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................34


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH
Bảng A: So sánh sự khác nhau giữa marketing truyền thống và marketing điện
tử...................................................................................................................2
Hình 2. 1: Các sản phẩm của cơng ty.................................................................18
Hình 2. 2: Các thành tích cơng ty đạt được....................................................... 20
Hình 2. 3: Các khách hàng truyền thống của Du Lịch Việt...............................20
Hình 2. 4: Chứng nhận giấy phép kinh doanh...................................................21
Hình 2. 5: Chiến lược giá tâm lý của Du Lịch Việt...........................................22
Hình 2. 6: Chiến lược giá khuyến mãi của Du Lịch Việt.................................. 22
Hình 2. 7: Chiến dịch “Săn” tour 0 đồng của Du Lịch Việt..............................26
Hình 2. 8: Tour giá tốt nằm ở góc trái màn hình................................................26
Hình 2. 9: Tiếp thị trực tuyến trên google với từ khóa "du lịch Việt"...............27
Hình 2. 10: Fanpage của Du Lịch Việt...............................................................27
Hình 2. 11: Twitter của Du Lịch Việt.................................................................28
Hình 2. 12: Hotline của cơng ty.........................................................................29
Hình 2. 13: Email trực tiếp cho khách hàng...................................................... 29
Hình 2. 14: Liên hệ đặt tour...............................................................................30
Hình 2. 15: Bán vé máy bay...............................................................................30
Hình 2. 16: Cho th xe..................................................................................... 31
Hình 2. 17: Đặt phịng khách sạn.......................................................................31



1

PHẦN A: CÂU HỎI CÁ NHÂN
So sánh marketing điện tử và marketing truyền thống? Anh (chị) sẽ
chọn hình thức marketing nào để quảng báo sản phẩm dịch vụ cho doanh nghiệp
của anh chị?
Giống nhau: đều dựa vào marketing để mang sản phầm đến người tiêu dùng
và giúp doanh nghiệp bán được hàng. Mục tiêu hướng đến là nhằm thoả mãn nhu
cầu của khách hàng. Thu hút khách hàng tiềm năng và tạo mối quan hệ lâu dài.
Giúp mang lại cho doanh nghiệp lợi nhuận và đinh vị thương hiệu của doanh nghiệp
trên thị trường.
Khác nhau:

Đặc

Marketing truyền thống

điểm

Phương Chủ yếu sử dụng các phương
thức

Không

tiện truyền thông đại chúng

Marketing điện tử


Sử dụng Internet và trên các thiết bị số
hóa, khơng phụ thuộc vào các hãng
truyền thông.

Bị giới hạn bởi biên giới quốc

Không bị giới hạn bởi biên giới quốc

gian

gia và vùng lãnh thổ.

gia và vùng lãnh thổ.

Thời

Bị giới hạn bởi biên giới quốc

Mọi lúc mọi nơi, phản ứng nhanh, cập

gian

gia và vùng lãnh thổ.

nhập thông tin sau vài phút.

Mất một thời gian dài để khách
Phản hồi hàng tiếp cận thông tin và phản
hồi


Khách hàng tiếp nhận thông tin và
phản hồi ngay lập tức.


Đặc
điểm

Khách
hàng

Marketing truyền thống

Marketing điện tử

Khơng chọn được một nhóm đối Có thể chọn được đối tượng cụ thể,
tượng cụ thể.

tiếp cận trực tiếp với khách hàng.

Chi phí cao, ngân sách quảng Chi phí thấp, với ngân sách nhỏ vẫn
Chi phí cáo lớn, được ấn định dùng một thực hiện được và có thể kiểm sốt
lần.

được chi phí quảng cáo.
Lưu trữ thơng tin khách hàng dễ dàng,

Lưu trữ Rất khó lưu trữ thơng tin khách nhanh chóng, sau đó gửi thơng tin,
thông tin hàng

liên hệ trực tiếp tới đối tượng khách

hàng.

Bảng A: So sánh sự khác nhau giữa marketing truyền thống và marketing điện tử

Nếu là tôi, tôi sẽ lựa chọn hình thức marketing điện tử để quảng bá sản phẩm
dịch vụ cho doanh nghiệp của mình. Vì đối với một doanh nghiệp, việc ứng dụng
marketing điện tử mang lại rất nhiều lợi ích như sau:
Thứ nhất, ứng dụng marketing điện tử sẽ giúp cho doanh nghiệp du lịch có
được nhiều thông tin về thị trường và đối tác nhanh nhất và rẻ nhất nhằm dây dựng
được chiến lược marketing tối ưu, khai thác mọi cơ hội của thị trường trong nước
và quốc tế.
Thứ hai, marketing điện tử giúp cho quá trình chia sẻ thơng tin giữa người
mua và người bán diễn ra dễ dàng hơn. Đối với doanh nghiệp du lịch, điều cần thiết
nhất là làm cho khách hàng hướng đến sản phẩm du lịch của mình. Điều đó đồng
nghĩa với việc quảng cáo và marketing các sản phẩm du lịch đó, đồng nghĩa với
việc cung cấp dữ liệu cho q trình thu thập thơng tin của khách hàng. Trong q
trình này, khách hàng có được thơng tin về các doanh nghiệp và các sản phẩm du


lịch thông qua các website, và bản thân doanh nghiệp cũng tìm hiểu được nhiều hơn
về thị trường, tiếp cận khách hàng tốt hơn.
Thứ ba, marketing điện tử giúp doanh nghiệp giảm được nhiều chi phí.
Trước hết là chi phí văn phòng. Với việc ứng dụng internet, các văn phòng khơng
giấy tờ (paperless office) chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm kiếm
chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần vì khơng giấy tờ, khơng in ấn. Như vậy nhân
viên có năng lực được giải phóng khỏi nhiều cơng đoạn giấy tờ, có thể tập trung
vào khâu nghiên cứu và phát triển, đưa đến các lợi ích to lớn lâu dài cho doanh
nghiệp.
Marketing điện tử còn giảm thiểu các chi phí bán hàng và giao dịch. Các
catalogue điện tử trên web phong phú hơn nhiều và thường xuyên được cập nhật,

trong khi các catalog in ấn có khn khổ bị giới hạn và rất nhanh lỗi thời.
Maketing điện tử cịn giúp doanh nghiệp xây dựng một chiến lược marketing
tồn cầu với chi phí thấp vì giảm thiểu được các chi phí quảng cáo.
Thứ tư, marketing điện tử đã loại bỏ những trở ngại về mặt không gian và
thời gian, do đó giúp thiết lập và củng cố các quan hệ với các đối tác và ác nhà cung
cấp. Thông qua internet, các thành viên tham gia có thể giao dịch một cách trực tiếp
(liên lạc “trực tuyến”) và liên tục với nhau như khơng có khoảng cách về mặt địa lý
và thời gian nữa. Nhớ đó, sự hợp tác và quản lý đều được tiến hành một cách nhanh
chóng và liên tục. Các khách hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện
nhanh chóng trên phạm vi tồn quốc, tồn khu vực, tồn thế giới và có nhiều cơ hội
hơn cho doanh nghiệp lựa chọn.


PHẦN B: TIỂU LUẬN NHÓM
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thương mại điện tử đang ngày càng phổ biến ở các doanh nghiệp Việt Nam.
Nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có cả du lịch. Để giúp
các doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam có quy trình phát triển doanh nghiệp và
những định hướng hoạt động rõ ràng nhằm mang lại thành tựu nhất định thông qua
việc ứng dụng thương mại điện tử, đặc biệt là trong marketing online và mơ hình
B2C, người viết quyết định viết đề tài “Ứng dụng thương mại điện tử cho doanh
nghiệp du lịch”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của báo cáo này là đưa ra được giải pháp phát triển
thương mại điện tử cho công ty cổ phần truyền thông Du Lịch Việt, cụ thể là
website của cơng ty. Để đạt được mục tiêu đó, cần phải thực hiện các mục tiêu cụ
thể sau:
-


Tìm hiểu và nêu được thực trạng ứng dụng thương mại điện tử tại doanh
nghiệp nghiên cứu.

-

Từ thực trạng đó đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức mà
doanh nghiệp đang phải đối diện. Lấy đó làm cơ sở để đưa ra giải pháp.

-

Đề xuất được giải pháp giúp công ty phát triển website, phát triển việc ứng
dụng thương mại điện tử.

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Dữ liệu sử dụng để nghiên cứu được lấy từ thông tin
trên website, facebook, youtube, twitter của công ty cổ phần truyền thông Du Lịch
Việt. Thông tin từ năm 2011 đến 2021.
Đối tượng nghiên cứu: Website dulichviet.com.vn của công ty cổ phần
truyền thông Du Lịch Việt.
4. Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học:
-

Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết từ các nguồn sách, internet…

-

Phương pháp thu thập số liệu.

-


Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm.


5. Ý nghĩa nghiên cứu
Đánh giá thực trạng ứng dụng thương mại điện tử của công ty cổ phần truyền
thông Du Lịch Việt. Đồng thời đề xuất được giải pháp nhằm phát triển thương mại
điện tử cho doanh nghiệp.
6. Kết cấu nghiên cứu
Ngoài chương mở đầu và kết luận, kết cấu bài báo cáo còn gồm 3
chương: Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử - website công ty cổ phần
truyền thông Du Lịch Việt
Chương 3: Đề xuất giải pháp phát triển website công ty cổ phần truyền thông Du
Lịch Việt


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm thương mại điện tử
Hiện nay, khái niệm thương mại điện tử chưa được thống nhất, vẫn còn tồn
tại nhiều cách định nghĩa khác nhau. Nhưng nhìn chung, ta có hai quan điểm khái
niệm thương mại điện tử như sau:
Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa hẹp:
Thương mại điện tử chỉ đơn thuần là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ
thơng qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng viễn thông
khác.
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm
việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh
toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm
giao nhận cũng như những thơng tin số hố thơng qua mạng Internet".

Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái
Bình Dương (APEC), "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành
thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số".
Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa rộng:
Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa rộng là các giao dịch tài chính và
thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện
tử và các hoạt động như gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng.
Theo quan điểm này, có hai định nghĩa khái quát được đầy đủ nhất phạm hoạt động
của Thương mại điện tử:
Luật mẫu về Thương mại điện tử của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương
mại quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại [commerce] cần
được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ
mang tính chất thương mại dù có hay khơng có hợp đồng. Các quan hệ mang tính
thương mại [commercial] bao gồm, nhưng khơng chỉ bao gồm, các giao dịch sau
đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả
thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, uỷ thác hoa hồng (factoring), cho
thuê dài hạn (leasing); xây dựng các cơng trình; tư vấn, kỹ thuật cơng trình
(engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tơ
nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh;


chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường khơng, đường sắt
hoặc đường bộ".
Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi hoạt động của thương mại điện tử
rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua
bán hàng hố và dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong thương mại điện tử.
Theo Uỷ ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt
động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ
liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh".
Thương mại điện tử trong định nghĩa này gồm nhiều hành vi trong đó: hoạt

động mua bán hàng hoá; dịch vụ; giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng;
chuyển tiền điện tử; mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử; đấu giá thương mại;
hợp tác thiết kế; tài nguyên trên mạng; mua sắm công cộng; tiếp thị trực tiếp với
người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng; đối với thương mại hàng hoá (như
hàng tiêu dùng, thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (như dịch vụ cung
cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm
sóc sức khoẻ, giáo dục) và các hoạt động mới (như siêu thị ảo).
Theo quan điểm thứ hai nêu trên, "thương mại" (commerce) trong "thương
mại điện tử" không chỉ là buôn bán hàng hố và dịch vụ (trade) theo các hiểu thơng
thường, mà bao quát một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, do đó việc áp dụng thương
mại điện tử sẽ làm thay đổi hình thái hoạt động của hầu hết nền kinh tế. Theo ước
tính đến nay, thương mại điện tử có tới trên 1.300 lĩnh vực ứng dụng, trong đó,
bn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực ứng dụng.
1.2 Đặc điểm của marketing điện tử


Tốc độ: (được tính bằng phần nghìn giây)

– Liên tục: 24/ 7/ 365


Phạm vi: tồn cầu



Đa dạng hóa: sản phẩm



Khả năng tương tác thông tin cao




Đo lường hiệu quả dễ dàng.



Hiệu quả trên đầu tư cao ROI (Return on Investment)

1.3 Các mơ hình ứng dụng thương mại điện tử


Dựa vào các chủ thể tham gia giao dịch thương mại điện tử, người ta phân
thành các mơ hình ứng dụng thương mại điện tử gồm:
Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp – B2B
B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với
doanh nghiệp. Theo Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển
(UNCTAD), thương mại điện tử B2B chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại điện tử
(khoảng 90%). Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng
dụng thương mại điện tử như mạng giá trị gia tăng (VAN); dây chuyền cung ứng
hàng hóa, dịch vụ (SCM); các sàn giao dịch thương mại điện tử… Các doanh
nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán
qua các hệ thống này. Ở một mức độ cao, các giao dịch này có thể diễn ra một cách
tự động, thương mại điện tử B2B đem lại nhiều lợi ích thực tế cho doanh nghiệp,
đặc biệt giúp giảm các chi phí về thu thập thơng tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo,
tiếp thị, đàm phán; tăng các cơ hội kinh doanh…
Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng – B2C
B2C là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng qua các phương
tiện điện tử. Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa, dịch
vụ tới người tiêu dùng. Người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa

chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng. Giao dịch B2C tuy chiếm tỷ trọng ít
(khoảng 10%) trong thương mại điện tử, nhưng có phạm vi ảnh hưởng rộng. Để
tham gia hình thức kinh doanh này, thơng thường doanh nghiệp sẽ thiết lập website,
hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hóa, dịch vụ, tiến hành các quy trình tiếp thị,
quảng cáo, phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng. Thương mại điện tử B2C đem
lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Doanh nghiệp tiết kiệm nhiều
chi phí bán hàng do khơng cần phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng,
chi phí quản lý cũng giảm hơn. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì khơng
phải tới tận cửa hàng, có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng cùng một
lúc.
Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước – B2G
B2G là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, trong đó cơ
quan nhà nước đóng vai trị khách hàng. Q trình trao đổi thông tin giữa doanh
nghiệp với cơ quan nhà nước được tiến hàng qua các phương tiện điện tử. Cơ quan
nhà nước cũng có thể thiết lập các website, tại đó đăng tải thơng tin về nhu cầu mua


hàng của các cơ quan nhà nước, tiến hành việc đấu thầu hàng hóa, dịch vụ và lựa
chọn nhà cung cấp trên website. Điều này, một mặt giúp tiết kiệm các chi phí tìm
nhà cung cấp, mặt khác giúp tăng cường tính minh bạch trong hoạt động mua sắm
cơng.
Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau – C2C
C2C là loại hình giao dịch giữa các cá nhân với nhau. Sự phát triển của các phương
tiện điện tử làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động thương mại với tư
cách là người bán, người cung cấp dịch vụ. Một cá nhân có thể tự thiết lập website
để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để
đấu giá một số món hàng mình có. C2C góp phần tạo nên sự đa dạng của thị
trường.
Giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân – G2C
G2C là loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân. Đây chủ yếu là các

giao dịch mang tính hành chính, nhưng có thể mang những yếu tố của thương mại
điện tử. Ví dụ, khi người dân đóng tiền thuế qua mạng, trả phí khi đăng ký hồ sơ
trực tuyến, v.v…
1.4 Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử
1.4.1 Lợi ích
Mặc dù hiện nay Thương mại điện tử mới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong các
hoạt động kinh tế, nó đã và đang góp phần đẩy mạnh các quá trình thương mại
thơng thường và mở ra các cách làm ăn mới, các cách tổ chức công việc mới.
Thương mại điện tử là để phát triển các loại sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho các quá
trình cạnh tranh giá, đặc biệt là việc sử dụng intelligent agents. Lợi ích của Thương
mại điện tử được thể hiện ở các điểm sau:
1.4.2 Đối với các doanh nghiệp
Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại
truyền thống, các cơng ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận nhà cung
cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung
cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán
được nhiều sản phẩm hơn.
Cải thiện hệ thống phân phối:giảm lượng hàng lưu kho và độ chậm trễ trong
phân phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ
bởi các showroom trên mạng.


Vượt giới hạn về thời gian:việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và
Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm
nhiều chi phí biến đổi.
Sản xuất hàng theo u cầu:cịn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược
kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu
của khách hàng, ví dụ như hãng Dell Computer Corp.
Mơ hình kinh doanh mới: các mơ hình kinh doanh mới với những lợi thế và
giá trị mới cho khách hàng. Mơ hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay

đấu giá nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành
cơng này.
Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: với lợi thế về thông tin và khả năng
phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung
sản phẩm ra thị trường.
Giảm chi phí sản xuất:giảm chi phí giấy tờ, chi phí thơng tin, chi phí in ấn,
gửi văn bản truyền thống.
Giảm chi phí giao dịch: Nhờ có Thương mại điện tử thời gian giao dịch giảm
đáng kể và chi phí giao dịch cũng giảm theo. Thời gian giao dịch qua Internet chỉ
bằng 70% so với giao dịch qua fax và bằng 5% so với giao dịch qua bưu điện . Chi
phí giao dịch qua Internet chỉ bằng 5% chi phí giao dịch thơng qua bưu điện. Chi
phí thanh tốn điện tử cũng giảm ngồi sức tưởng tượng.
Giảm chi phí mua sắm: thơng qua giảm các chi phí quản lý hành chính
(80%); giảm giá mua hàng (5-15%).
Củng cố quan hệ khách hàng: thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng,
quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá
biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và
củng cố lòng trung thành.
Thông tin cập nhật: mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả...
đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời.
Chi phí đăng ký kinh doanh: một số nước và khu vực khuyến khích bằng
cách giảm hoặc khơng thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng và trên thực tế, do đặc
thù riêng biệt nên việc thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng cũng sẽ gặp rất nhiều
khó khăn.


Quảng bá thông tin và tiếp thị cho thị trường tồn cầu với chi phí cực thấp:
chỉ với từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng mỗi tháng, doanh nghiệp có thể đưa
thơng tin quảng bá đến với người xem trên khắp thế giới.
Dịch vụ tốt hơn cho khách hàng: với Thương mại điện tử, doanh nghiệp có

thể cung cấp catalogue, brochure, thông tin, bảng báo giá cho đối tượng khách hàng
một cách cực kỳ nhanh chóng, doanh nghiệp có thể tạo điều kiện cho khách hàng
chọn mua hàng trực tiếp từ trên mạng v.v… Thương mại điện tử mang lại cho
doanh nghiệp các cơng cụ để làm hài lịng khách hàng.
Tăng doanh thu: với Thương mại điện tử, đối tượng khách hàng của doanh
nghiệp giờ đây khơng cịn bị giới hạn về mặt địa lý. Doanh nghiệp không chỉ có thể
bán hàng cho cư dân trong địa phương, mà cịn có thể bán hàng trong tồn bộ Việt
Nam hoặc bán ra tồn cầu.
Giảm chi phí hoạt động: với Thương mại điện tử, DN không phải chi nhiều
cho việc thuê mặt bằng, đông đảo nhân viên phục vụ, kho chứa...
Lợi thế cạnh tranh: kinh doanh trên mạng là “sân chơi” cho sự sáng tạo, nơi
đây, doanh nhân tha hồ áp dụng những ý tưởng hay nhất, mới nhất về dịch vụ hỗ trợ,
chiến lược tiếp thị v.v…
Các lợi ích khác: nâng cao uy tín, cải thiện hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện
chất lượng dịch vụ khách hàng; tìm kiếm các đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa
và chuẩn hóa các quy trình giao dịch; tăng năng suất, tăng khả năng tiếp cận thông
tin; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh.
1.4.3 Đối với người tiêu dùng
Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện tử cho phép
khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc trên khắp thế giới.
Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ:Thương mại điện tử cho phép người
mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn.
Giá thấp hơn:do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách
hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được
mức giá phù hợp nhất.
Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: đối với các sản phẩm số
hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm.... việc giao hàng được thực hiện dễ
dàng thông qua Internet.



Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: khách hàng có thể
dễ dàng tìm được thơng tin nhanh chóng và dễ dàng thơng qua các cơng cụ tìm
kiếm (search engines); đồng thời các thơng tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh).
Đấu giá: mơ hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể
tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những
món hàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới.
“Đáp ứng mọi nhu cầu”: khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn
hàng khác nhau từ mọi khách hàng.
Thuế: trong giai đoạn đầu của Thương mại điện tử, nhiều nước khuyến khích
bằng cách miễn thuế đối với các giao dịch trên mạng.
1.4.4 Đối với xã hội
Mặc dù lúc đầu chỉ là một hiện tượng kinh tế, Thương mại điện tử nay đã trở
thành bộ phận của một quá trình cải biến xã hội rộng lớn hơn nhiều trên nền tảng
của xu thế tồn cầu hố, của q trình dịch chuyển tới nền kinh tế dựa trên cơ sở tri
thức và thông tin, với công nghệ cao (công nghệ sinh học, cơng nghệ thơng tin...)
biến chuyển nhanh chóng, thời gian từ nghiên cứu đến ứng dụng ngày càng rút ngắn.
Có ít nhất hai yếu tố xã hội dùng để xem xét trình độ phát triển và hiệu quả của
Thương mại điện tử: (i) khả năng liên kết bởi Thương mại điện tử, các điều kiện và
hệ quả (ví dụ, thu nhập và thời gian), (ii) niềm tin.
Các điều kiện sử dụng Internet và mạng máy tính ảnh hưởng tới mức độ
chấp nhận Thương mại điện tử của xã hội và cña nền kinh tế, đặc biệt là các
điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ở cả các nền kinh tế phát
triển và đang phát triển. Các nghiên cứu được tiến hành ở nhiều nước cho thấy cã sù
liên hệ tích cực giữa sử dụng cơng nghệ thơng tin (sử dụng máy tính và Internet) và
thu nhập - nói chung người có sử dụng cơng nghệ thơng tin có thu nhập cao hơn so
với người khơng sử dụng hoặc ít sử dụng cơng nghệ thơng tin. Ngược lại, những
người có thu nhập cao hơn thường sử dụng máy tính và Internet thường xun hơn
những người có thu nhập thấp. Thương mại điện tử giúp giảm thời gian giao dịch,
dẫn tới một số thay đổi quan trọng trong hoạt động kinh tế và xã hội.
Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc,

mua sắm, giao dịch... từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn.


Nâng cao mức sống: nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá
do đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi
người. Thương mại điện tử làm tăng thêm lòng tin của người dân, tạo điều kiện cho
các dịch vụ khác phát triển.
Lợi ích cho các nước nghèo: những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản
phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và Thương mại điện tử.
Đồng thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng... được đào tạo qua
mạng. Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: các dịch vụ công cộng như y tế,
giáo dục, các dịch vụ cơng của chính phủ... được thực hiện qua mạng với chi phí
thấp hơn, thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế.....là các ví
dụ thành cơng điển hình.
1.4.5 Lợi ích ứng dụng marketing điện tử vào quản lí phát triển du lịch
Cơng tác quản lí:


Chi phí phân phối thấp.



Chi phí truyền thơng thấp.



Chi phí lao động thấp.




Giảm thiểu chất thải.



Người hỗ trợ tính giá linh hoạt.
Du khách:



Đáp ứng nhu cầu tốt.


Linh hoạt thời gian hoạt động.



Cung cấp các giao dịch phút chót.



Hỗ trợ tiếp thị mối quan hệ.



Phản ứng nhanh với như cầu dao động.



Nhiều sản phẩm/ tích hợp.




Thơng tin kịp thời, nhanh chóng.

1.5 Hạn chế
Có thể chia các thách thức của Thương mại điện tử thành hai nhóm, nhóm
mang tính kỹ thuật và nhóm mang tính thương mại. Theo nghiên cứu của
Commerce Net (commerce.net), 10 rào cản lớn nhất của Thương mại điện tử theo
thứ tự là:
-

An toàn.


-

Sự tin tưởng và rủi ro.

-

Thiếu nhân lực về Thương mại điện tử.

-

Văn hóa.

-

Thiếu hạ tầng về chữ ký số hóa (hoạt động của các tổ chức chứng thực cịn
hạn chế).


-

Nhận thức của các tổ chức về Thương mại điện tử.

-

Gian lận trong Thương mại điện tử (thẻ tín dụng...).

-

Các sàn giao dịch B2B chưa thực sự thân thiện với người dùng.

-

Các rào cản thương mại quốc tế truyền thống.

-

Thiếu các tiêu chuẩn quốc tế về Thương mại điện tử.
1.5.1 Cản trở về kỹ thuật

-

Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy.

-

Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người số
đông, nhất là trong Thương mại điện tử.


-

Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển

-

Khó khăn khi kết hợp các phần mềm Thương mại điện tử với các phần mềm
ứng dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống.

-

Cần có các máy chủ Thương mại điện tử đặc biệt (công suất, an tồn) địi hỏi
thêm chi phí đầu tư.

-

Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao.

-

Thực hiện các đơn đặt hàng trong Thương mại điện tử đòi hỏi hệ thống kho
hàng tự động lớn.
1.5.2 Cản trở về thương mại

-

An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối với người tham gia Thương
mại điện tử.


-

Thiếu lòng tin vào Thương mại điện tử và người bán hàng trong Thương mại
điện tử do không được gặp trực tiếp.

-

Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ.

-

Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo điều kiện để Thương mại điện tử
phát triển.

-

Các phương pháp đánh giá hiệu quả của Thương mại điện tử cịn chưa đầy
đủ, hồn thiện.


-

Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian.

-

Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực
tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian.

-


Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mơ (hồ vốn và
có lãi).

-

Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của Thương mại điện tử.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ WEBSITE CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG DU LỊCH VIỆT
2.1 Giới thiệu về doanh nghiệp
Website dulichviet.com.vn là website chính thức của cơng ty cổ phần truyền
thơng Du Lịch Việt. Cơng ty có 5 trụ sở trên cả nước, với trụ sở chính tọa lạc tại
95B-97-99 Trần Hưng Đạo, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngồi ra cơng ty

cịn có 1 văn phịng đại diện ở nước ngồi, cụ thể là Hoa Kỳ. Cơng ty được thành
lập vào ngày 11 tháng 1 năm 2008, với người đại diện là ông Trần Văn Long – chủ
tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc. Tính đến nay Du Lịch Việt đã có hơn 13
năm phát triển, trên con đường dài đấy, công ty luôn phấn đấu và nổ lực không
ngừng nghỉ.
Ngay từ khi thành lập, công ty đã ln xác định tầm nhìn để phát triển rằng
phải “Trở thành Thương hiệu du lịch được yêu thích nhất của người Việt Nam và
trở thành Tập đoàn du lịch nghỉ dưỡng Top đầu Đông Nam Á”. Mang theo ước mơ
phát triển đó, Du Lịch Việt đặt cho mình sứ mệnh phải “Tạo ra các sản phẩm du
lịch phong phú, nhân văn cho mọi gia đình Việt với GIÁ TRỊ GỐC – CHẤT
LƯỢNG CAO; Chuyển tải vẻ đẹp của các danh lam thắng cảnh, nét văn hóa độc
đáo và những thành tựu phát triển mọi mặt của nhân loại tới khách hàng; Kết nối,
dẫn dắt đem đến cho du khách trải nghiệm thú vị trong từng hành trình đến với
những miền đất Việt Nam tươi đẹp và những nền văn minh của các quốc gia trên

thế giới”. Cùng với sự nổ lực không ngừng của đội ngũ nhân viên và sự chỉ đạo
đúng đắn của bộ máy lãnh đạo, Du Lịch Việt nhiều năm liền đạt được những thành
tích nổi bật như: 6 năm liền đứng trong TOP 10 công ty Du lịch hàng đầu Việt Nam
do Tổng Cục du lịch Việt Nam trao tặng; Doanh nghiệp 8 năm liên tiếp trong TOP
10 Doanh nghiệp Du Lịch hàng đầu của Thành phố Hồ Chí Minh do Sở Văn hóa
Thơng tin Du lịch và Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh trao tặng; Top 3


Doanh nghiệp lữ hành outbound hàng đầu TP.HCM năm 2018 do Ủy Ban Nhân
Dân Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng; Top
5 Doanh nghiệp lữ hành nội địa hàng đầu TP.HCM năm 2018 do Ủy Ban Nhân Dân
Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Du Lịch Thành Phố Hồ Chí Minh trao tặng, cùng
nhiều giải thưởng danh giá khác.
Hướng tới việc trờ thành thương hiệu du lịch được yêu thích nhất của người
Việt Nam nên Du Lịch Việt cũng đã cố gắng khai thác thật tốt các điểm du lịch để
tạo nên các tour du lịch thú vị, hấp dẫn phục vụ khách hàng. Vì vậy, các điểm du
lịch nội địa hầu như được công ty khai thác triệt để, trải dài cả 3 vùng Bắc, Trung,
Nam. Ngồi ra, cơng ty cịn khai thác các điểm du lịch ở nước ngồi với điểm đến
là các quốc gia trong khu vực như Campuchia, Thái Lan, Singapore, Malaysia,
Hong Kong, Trung Quốc, Hàn Quốc… khai thác luôn các thị trường xa như Châu
Âu, Nga, Mỹ, Úc…
Công ty Du Lịch Việt luôn nỗ lực hết mình và khơng ngừng sáng tạo, đổi
mới, phấn đấu trở thành công ty quy mô và chuyên nghiệp nhất trong lĩnh vực du
lịch lữ hành. Với tầm nhìn xa của Ban Lãnh đạo công ty cùng đội ngũ hơn 500 cán
bộ công nhân viên, hướng dẫn viên năng động, chuyên nghiệp; Kết hợp thế mạnh
về nguồn tài chính vững chắc, mối quan hệ bền vững với các đối tác trong và ngồi
nước; Cơng ty đã và ngày càng xây dựng nhiều sản phẩm du lịch và loại hình du
lịch đa dạng phục vụ nhu cầu của khách hàng; Đem lại sự hài lòng, thoải mái, sự
trải nghiệm thú vị trong từng chuyến thưởng ngoạn du lịch đầy đam mê và hấp dẫn
cùng Du Lịch Việt.

2.2 Doanh nghiệp ứng dụng marketing điện tử theo mơ hình 4P, mơ hình B2C
2.2.1 Mơ hình 4P
Câu hỏi đầu tiên đặt ra là “4P là gì”? 4P trong marketing hay cịn được gọi là
Marketing hỗn hợp hoặc Marketing Mix – một thuật ngữ được đặt bởi Neil Borden
vào năm 1953. Đây là mơ hình marketing được cấu thành từ 4 yếu tố cơ bản bao
gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Phân phối), Promotion (Quảng bá).
Mơ hình 4P trong marketing thường được các doanh nghiệp áp dụng để làm công
cụ tiếp thị giúp nâng cao doanh thu và đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường
mục tiêu.


Câu hỏi tiếp theo chính là: vậy Du Lịch Việt đã áp dụng 4P này như thế nào
vào trong doanh nghiệp, cũng như website của mình. Trước khi đi vào phân tích 4P
để tìm ra câu trả lời, chúng ta cần xác định thị trường mục tiêu mà công ty Du Lịch
Việt hướng tới và phân khúc thị trường khách hàng của cơng ty.
Để phân khúc khách hàng của mình, cơng ty đã lựa chọn các tiêu chí:
- Phân khúc theo địa lý:
Công ty Du Lịch Việt đã chia thị trường thành 3 nhóm khách hàng chính theo khu
vực địa lý:
+ Khách Outbound: người Việt Nam, người nước ngoài tại Việt Nam đi du
lịch ra nước khác.
+ Khách nội địa: người Việt Nam và người nước ngoài sống tại Việt Nam đi
tham quan du lịch trong nước Việt Nam.
+ Khách Inbound: khách du lịch quốc tế hoặc người Việt tại Hải ngoại đến
Việt Nam để tham quan du lịch tại Việt Nam.
-

Phân theo nhân khẩu học:
+ Phân theo độ tuổi: thanh niên, trung niên, cao niên.
+ Phân theo thu nhập: thu nhập cao, trung bình, thấp.


-

Phân theo mục đích chuyến đi của khách hàng:
+ Du lịch thuần túy: bao gồm các loại hình du lịch tham quan, giải trí, nghỉ
dưỡng, thể thao (chơi, tập luyện), khám phá.
+ Du lịch kết hợp: bao gồm các loại hình du lịch tín ngưỡng, học tập nghiên
cứu, hội họp, thể thao (thi đấu, cổ vũ), kinh doanh công tác…
Thị trường mục tiêu của công ty chính là thị trường Outbound và nội đị, thị

trường tiềm năng đang muốn khai thác là thị trường Inbound. Từ các phân khúc như
thế, Du Lịch Việt đã có những chính sách marketing, quảng bá các tour phù hợp
đến đúng đối tượng khách hàng, và có những ưu đãi thích hợp giành cho khách
hàng.
Để giữ chân được khách hàng của mình thơng qua những tiêu chí phân loại
khách hàng như trên, Du Lịch Việt đã áp dụng chiến lược marketing mix – 4P vào
doanh nghiệp cũng như website như sau:


Sản phẩm (Product) – 4P trong marketing
Chữ P đầu tiên này tập trung vào việc các công ty Du Lịch Việt cung cấp sản
phẩm gì cho người tiêu dùng.
Về cơ bản, sản phẩm của Du Lịch Việt là các tour du lịch chuyên đề, bao
gồm:
-

Du lịch Lễ Hội.

-


Du lịch Hành Hương: Israel – Jerusalem – Nazareth; Ấn Độ - Nepal;
Myanmar

-

Du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe & làm đẹp: Thái Lan; Singapore; Hàn
Quốc.

-

Du lịch cơng vụ & tìm hiểu cơ hội đầu tư.

-

Du lịch M.I.C.E và EVENT.

-

Du lịch ẩm thực & Giao lưu văn hóa.
Ngồi ra cơng ty cịn có sản phẩm về dịch vụ - giải pháp an toàn:

-

Dịch vụ visa.

-

Booking vé máy bay.

-


Booking khách sạn.

-

Dịch vụ xe du lịch.

Hình 2. 1: Các sản phẩm của cơng ty


Tuy nhiên, trong lộ trình phát triển lâu dài của công ty, Du Lịch Việt không
đơn giản chỉ là bán các sản phẩm hiển thị sẵn như trên website, mà công ty đang
bán những cái giá trị cốt lõi của sản phẩm. Và giá trị cốt lõi của một tour du lịch mà
Du Lịch Việt bán ra chính là sự chất lượng và sự thoải mái cho khách hàng. Bằng
chứng cho việc nói các tour du lịch của Du Lịch Việt có chất tượng tốt là nhiều năm
liền cơng ty nhận về nhiều bằng khen, giải thưởng danh giá trong lĩnh vực kinh
doanh du lịch, như: Giải thưởng doanh nghiệp Lữ hành Vàng do đưa nhiều đoàn
khách đến tham quan du lịch Nhật Bản – do Cục Xúc tiến Du lịch Nhật Bản tặng;
Giải thưởng doanh nghiệp Lữ hành Vàng do đưa nhiều đoàn khách đến tham quan
du lịch Hàn Quốc – do Tổng Cục du lịch Hàn Quốc tặng,… Ngoài ra, do tiếp tục
giữ vững phương châm hoạt động liên tục các năm từ 2013-2018, Cơng ty đã có
trên 300.000 lượt khách hàng/năm, trong đó có tới hơn 70% khách hàng cũ tiếp tục
sử dụng các sản phẩm do Du Lịch Việt cung cấp. Các con số và bằng chứng trên đủ
để chứng minh dịch vụ của Du Lịch Việt rất chất lượng.


Hình 2. 2: Các thành tích cơng ty đạt được
Khơng chỉ được các khách hàng lẻ tin tưởng sử dụng dịch vụ, cơng ty Du
Lịch Việt cịn có lượng khách hàng truyền thống gồm đông đảo các công ty, doanh
nghiệp uy tín tin tưởng chọn làm nơi tổ chức các hoạt động cho cơng ty.


Hình 2. 3: Các khách hàng truyền thống của Du Lịch Việt
Ngoài ra, khách hàng hoàn tồn có thể tin tưởng và thanh tốn cho các sản
phẩm trên website của doanh nghiệp, vì cơng ty có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ
hành quốc tế, cùng với đó là chứng nhận của Bộ Cơng Thương.


Hình 2. 4: Chứng nhận giấy phép kinh doanh
Ngồi ra để đánh giá xem sản phẩm của cơng ty có tốt hay khơng, chúng ta
cịn dựa vào mức độ trung thành của khách hàng và sự đánh giá của khách hàng về
sản phẩm sau khi trải nghiệm. Thấu hiểu điều đó, website của Du Lịch Việt đã thiết
kế thêm phần “Ý kiến khách hàng” để người xem có thể đọc được những nhận xét
chân thật nhất về sản phẩm của công ty.
Giá cả (Price) – 4P trong marketing
Chữ P thứ hai của 4P trong marketing mang tên Price (giá cả) chính là một
điểm nổi bật khi nhắc đến Du Lịch Việt.
Chiến lược giá dễ thấy nhất được Du Lịch Việt áp dụng đó là giá tâm lý. Tức
là chiến lược đánh vào yếu tố cảm xúc của người tiêu dùng.


×