Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

văn 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.37 KB, 17 trang )

Đề 1: Thuyết minh về 1 loài hoa
Cứ vào dịp Tết Nguyên Đán, nhà nhà lại nô nức chuẩn bị bao thức vật thơm ngon,
đẹp để cho dịp Tết trọng đại trong năm này. Và giữa bao nhiêu bánh trái, đồ đạc,... mới
mẻ, sặc sỡ, một cành đào tươi tắn rực rỡ vẫn được chờ đợi, ngóng trơng nhất
Hoa đào là loài hoa đặc trưng cho cái Tết và mùa xuân miền Bắc Việt Nam. Hoa đào
được trồng ở hầu hết các tỉnh miền Bắc: Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Nội,... Nhưng đẹp nhất,
được yêu thích nhất vẫn là hoa đào Nhật Tân, Hà Nội. Gọi là hoa đào Nhật Tân vì giống
hoa ấy được trồng ở làng Nhật Tân - một vùng đất ven sông Hồng của Hà Nội.
Hoa đào cũng có nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch,... Trong đó, đào bích phổ
biến hơn cả. Đó là loại đào mau cánh, cánh màu đỏ thắm. Đào phai thì nhạt hơn, sắc đã
ngả sang hồng. Riêng đào bạch thì đúng như tên gọi, cánh hoa có màu trắng; đây là loại
hoa đào rất hiếm và khó trồng.
Hoa đào ưa đất phù sa ven sơng và thích hợp với khí hậu ấm áp của mùa xn. Đó là
lí do để cứ mỗi khi Tết đến, xuân về hoa đào lại tưng bừng khoe sắc. Khơng chỉ vậy, họa
cịn rất kén chọn cách chăm sóc, tưới bón. Tưới nước cho hoa đào phải tưới bằng nước
sạch, nếu sử dụng nước bẩn bị ô nhiễm, đào nở hoa không đều và không đẹp. Hơn nữa,
muốn hoa nở đúng dịp Tết phải biết cách tuốt lá đào vào dịp cuối năm.
Tuỳ theo tuổi đời, chủng loại và cách chăm bón của người trồng đào mà một cây đào
có thể rất nhỏ hoặc rất rất lớn. Loại nhỏ nhất có thể cao vài chục xen-ti-mét, loại lớn nhất
có thể cao đến vài mét. Đào là giống cây rễ cọc nên có một thân chính lớn và rất nhiều
cành nhỏ vươn ra từ đây. Thân và cành đào dược bao bọc bởi một lớp vỏ màu nâu xám.
Từ hàng chục cành nhỏ lại nhú ra các lá đào xanh non và dưới mỗi lá là một nụ đào nhỏ
xíu có một lớp lóng phân trắng phủ ngoài. Đến đúng dịp, từ mỗi nụ nhỏ xinh xắn, một
bông hoa đào đỏ thắm ngơ ngác xoè cánh nhìn cuộc sống. Hoa đào có năm cánh thắm, ở
giữa là nhị hoa màu vàng tươi trông rất bắt mắt; cả cánh hoa và nhị hoa lại được nâng đỡ
bởi sắc xanh non của đài hoa nên một bông hoa đào là một hình ảnh hài hồ về màu sắc.
Hoa đào chỉ nở một lần trong năm vào dịp đầu xuân, chính đặc điểm này cùng với
màu đỏ thắm của cánh hoa được con người trân trọng. Bởi màu đỏ là màu của điềm lành,
của sự may mắn. Và hoa đào nở vào dịp đầu xuân giống như lời chúc cát tường, thịnh
vượng cho mọi gia đình. Cùng với màu sắc của hoa, hình dáng cây hoa cũng là một đặc
điểm quan trọng. Thông thường, các cành đào vươn lên khiến cây giống như một chùm


đèn lồng xoay ngược hay một li rượu vang lớn. Nhưng người trồng đào hồn tồn có thể
tạo "thế" cho cây bằng cách uốn, tỉa thân, cành. Thân chính của cây được tạo dáng sao
cho uốn lượn theo hướng vươn lên giống hình ảnh con rồng bay lên trời xanh. Hoặc có
thể được uốn tỉa theo hình các con vật; rất phong phú đa dạng. Muốn cây đào có được vẻ
xù xì, cổ kính mà không bị cổng kềnh, cao to, người trồng đào thường chọn những cây


già rồi cắt gần sát gốc để từ cái gốc cổ thụ ấy lại vươn ra những thân đào khác... Thế mới
biết, nghề trồng đào - chơi đào cũng lắm công phu.
Vào ngày Tết, cây đào được đặt ở vị trí trung tâm trong phịng khách, kiêu hãnh khoe cái
vẻ tươi tắn rực rỡ của mình. Nhiều gia đình cịn treo lên cành cây những phong bao lì xì,
những vật trang trí vơ cùng bắt mắt. Mỗi lần gió xn đi qua, những vật nhỏ xinh ấy lại
quay trịn ríu rít vỗ tay mừng hoa đào đã nở.
Cây hoa đào với những đặc điểm đáng quý của mình đã được con người Việt Nam
trân trọng và nâng niu như thế. Và mỗi dịp Tết đến xuân về, lòng người lại háo hức với
niềm vui được chờ đón hoa đào nở, được chờ đón một năm mới an lành, hạnh phúc.


Đề 2: Thuyết minh về 1 đồ dùng học tập
Trong năm đầu kỉ 21, toàn nhân loại bước vào cách mạng cơng nghệ. Có thể nói
năm giao thời hai thế kỷ người ta chứng kiến đời loạt ngành công nghiệp đại. Cùng với
đời hàng triệu thiết bị đại, máy tính bỏ túi, đồ dùng học tập thân thuộc với hệ học sinh,
sinh viên đời.
Tưởng chừng máy tính bỏ túi phát minh cách vài chục năm. Đằng sau máy tính
nhỏ bé chặng đường khổng lồ dài 4000 năm với cải tiến nhà khoa học giới. Từ năm 2000
TCN, bàn tính cổ thương nhân Ai Cập với hạt xâu thành chuỗi theo chiều dọc khung gỗ
chữ nhật đời nhu cầu muốn giảm thời gian tính tiền thương nhân.
Rồi sau cải tiến máy đếm học sơ khai Pascal, trải qua bánh xe huyền thoại Leibniz, máy
tính CS-10A Sharp nặng 25 kg, qua bao nỗ lực đến ELK 6521 giảm xuống kg, LE-120A
"HANDY" Busicom bỏ túi, cuối qua hàng loạt cải tiến nâng cấp chương trình phần cứng,

có máy tính bỏ túi chiếm ngăn nhỏ cặp học sinh mà khối lượng chưa đến 200g.
Hiện nay, thị trường, có nhiều hãng sản xuất máy tính bỏ túi, hãng sản xuất Casio với
nhiều loại máy khác. Dựa theo công dụng chúng, ta chia thành loại: loại đồ họa có hình
rộng, dùng để vẽ đồ họa; loại lập trình chứa nhiều hàm tốn học, có khả lập trình tốt; loại
khoa học-tài có nhớ lớn, lưu nhiều chương trình, hình giống hình vi tính; loại hiển thị
sách giáo khoa, loại chủ yếu sử dụng bạn học sinh, sinh viên.
Loại máy dùng cho giảng viên, giáo viên lớp học, suốt, có đầy đủ chức năng, chiếu trực
tiếp lên máy chiếu OHP, nối với máy vi tính loại cuối loại Bộ Giáo dục Đào tạo cho phép
mang vào phòng thi, kỳ thi: Tốt nghiệp THPT, Tuyển sinh Đại học… gồm máy tính bỏ
túi loại FX-220, FX-500A, FX-500 MS, FX-570 MS. Nhưng dù thuộc loại máy tính bỏ
túi có cấu tạo giống.
Cấu tạo máy tính bỏ túi gồm phần: phần thân máy phần nắp. Phần thân máy chia làm
phần: phần nhập gồm nút ấn phần xuất hình tinh thể lỏng. Bên máy tính bỏ túi, có chip vi
xử lý đơn để giải phép tính thuật tốn. Bên cạnh trang bị bảng mạch với nút cao su nhựa
phía để ta nhập liệu phép tính.
Giống người, chịu kích thích từ một trường phát sinh xung thần kinh theo nơron trung
ương thần kinh phân tích truyền kết đến làm có để trả lời kích thích tương ứng, ta bấm
nút bàn phím, mạch điều khiển đóng phía lớp cao su gửi xung điện đến chip xử lý, đồng
thời gửi tín hiệu đến hình hiển thị.
Màn hình hầu hết máy tính bỏ túi loại hình LED hay đi-ốt chân khơng. Sau này, việc sử
dụng hình tinh thể lỏng hay hình LCD giúp tiết kiệm điện Nguồn lượng sử dụng máy tính
bỏ túi pin, máy tính sử dụng hệ thống pin cồng kềnh khiến cho chúng có kích thước lớn.
Ngày nay, cơng nghệ lượng phát triển giúp pin ngày nhỏ gọn hơn, giúp giảm bớt kích
thước máy tính bỏ túi đại. Từ năm 1970, có nhiều loại máy tính bỏ túi trang bị tế bào


lượng mặt trời để cung cấp điện Các máy tính bỏ túi có khả lưu trữ liệu ngắn hạn nhớ,
tương tự nhớ RAM.
Máy tính bỏ túi đơn giản nguyên lí hoạt động lại phức tạp. Như nói trên, máy tính bỏ túi
thực phép tính nhờ vào hệ thống mạch tích hợp chip vi xử lý. Các mạch sử dụng bóng

bán dẫn để thực phép tính cộng, trừ phép tính phức tạp số mũ hay. Về khả năng tính tốn
phụ thuộc vào số lượng bóng bán dẫn, nhiều bóng bán dẫn máy tính có khả tính tốn
phức tạp.
Ngày nay, máy tính bỏ túi đại có tiêu chuẩn mạch tích hợp với số lượng bóng bán dẫn
gần giống. Giống hệ thống điện tử khác, chip xử lý bên chuyển đổi thông tin mà bạn nhập
từ bàn phím thành hệ nhị phân tương đương. Trong hệ nhị phân hiển thị hai số 0, vi mạch
sử dụng logic nhị phân cách chuyển bóng bán dẫn bật tắt.
Máy tính bỏ túi có vai trị vơ quan trọng đời sống người. Đối với bạn học sinh-sinh viên,
máy tính bỏ túi dụng cụ học tập vơ quan trong mơn khoa học tự nhiên: Tốn-Lí-HóaSinh. Khơng chỉ là công cụ hỗ trợ đắc lực việc học tập thi cử, máy tính sử dụng rộng rãi
kinh doanh, tại nhiều lĩnh vực chuyên môn khác (tại quầy thu ngân cửa hàng, máy tính
dùng để tính tiền).
Máy tính bỏ túi thiết bị đơn giản thay ta tính tốn phép tính đơn giản mà không cần dùng
phương pháp truyền thống viết giấy hay tính nhẩm. Máy tính giúp người thực phép tính
cách xác nhanh chóng. Việc phát minh máy tính bỏ túi giúp người tiết kiệm nhiều thời
gian việc tính tốn. Đối với phép tính phức tạp, sử dụng máy tính giúp ta giải với thời
gian nhanh gấp nhiều lần so với cách truyền thống. Đồng thời, máy tính bỏ túi đảm bảo
độ xác cao phép tính phức tạp.
Ngày nay, máy tính bỏ túi tiếp tục phát triển với công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến,
giúp có thêm nhiều chức tính tốn phức tạp Bên cạnh đó, máy tính đại khơng dùng để
tính tốn phép tính nữa, mà sử dụng nhiều ứng dụng khác tính tốn khối lượng thể kết
hợp với hàm lượng calo cần thiết ngày, chuyển đổi tiền tệ hay đơn vị, tính tốn lượng khí
thải…
Nhưng, để máy tính có tác dụng hiệu quả, phải cần phải biết sử dụng cách. Khi muốn mở
máy để tính tốn, cần mở nắp máy ấn ON. Nếu muốn tắt máy, ta cần ấn nút Off. Các nút
ấn thân máy chia thành nhóm: nhóm trắng ấn trực tiếp, nhóm vàng ấn sau nút Shift, nhóm
đỏ ấn sau nút Alpha, nhóm xanh tím ấn trực tiếp chương trình gọi.
Khơng cần biết cách sử dụng mà cần phải biết cách bảo quản máy tính cách để máy tính
có “tuổi thọ” lâu dài. Trong trình sử dụng không nên để rơi để vật nặng đè lên máy tính,
điều gây vỡ hình, nhớ phải thay pin định kỳ năm/lần, pin yếu làm giảm độ bền máy tính.



Chúng ta nên tránh sử dụng cất máy nơi có nhiệt độ, độ ẩm cao, bụi bặm nơi có từ trường
mạnh. Chúng ta khơng nên ấn phím đầu bút bi hay vật nhọn hay dùng hóa chất để chùi
rửa bộ chữ bàn phím, nên dùng khăn mềm ẩm lau.
Ngày nay, công nghiệp đại ngày phát triển, với sáng tạo nỗ lực nghiên cứu khơng
ngừng, nhà khoa học tìm nhiều phương pháp cải tiến máy tính bỏ túi trở nên hữu ích,
giúp sống ngày đơn giản dễ dàng. Dù tương lai máy tính bỏ túi người bạn thân thiết lứa
tuổi học trị, cơng cụ vơ quan trọng đời sống hàng ngày người.


Đề 3: Thuyết minh về chiếc nón lá.
Chiếc nón có từ bao giờ? Mỗi lần thấy bà, thấy mẹ đội nón, tơi cứ bâng khng về câu
hỏi ấy.
Cái nón q kiểng bình dị thật ưa nhìn. Xương nón làm bằng tre, nứa, được vót trịn
óng chuốt, được kết thành những vịng tịn có đường kính khác nhau theo khn nón. Cái
chóp nón lúc nào cũng hướng về trời cao. Lá lợp nón là sản phẩm của núi rừng. Việt Bắc,
Tây Bắc, Trường Sơn, Tây Nguyên, u Minh... là nguồn vô tận về lá nón. Lá cọ, lá kè
cũng để làm nón. Chiếc nón mới làm ra lại được quết một lớp mỏng dầu rái (thảo mộc),
óng ánh, vừa bền vừa đẹp.
Dáng hình chiếc nón cũng nhiều vẻ. Nó ba tầm quai thao của các cô gái Kinh Bắc
trong lễ hội mùa xuân: hội Lim, hội chùa Dâu, hát Quan Họ. Lại có chiếc nón của các bà,
các cơ đội lúc làm đồng, vừa chắc bền, vừa tiện lợi. Che nắng mưa, làm quạt,... Các cô
thôn nữ làm duyên sau vành nón ấy. Chiếc nón thanh nhẹ cịn che chở cho đơi má hồng,
má lúm đồng tiền thêm xinh thêm dịn.
Ai đã sáng tạo ra chiếc nón bài thơ xứ Huế? Lá nón trắng nõn nà; bài thơ mờ tỏ ẩn
hiện. Chiếc quai nón bằng lụa thanh tao. Vành nón nghiêng nghiêng, dịu dàng, e lệ, thầm
kín của cơ gái miền núi Ngự sông Hương. Chả thế mà du khách, các cậu khóa ngẩn ngơ:
“ Học trị xứ Quảng ra thi,
Gặp cơ gái Huế bước đi khơng dành”
Cịn có chiếc nón dấu anh lính thú đời xưa, mà khi xem phi ta mới biết:

“Ngang lưng thì thắt bao vàng
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài”...
Mẹ em bảo nước ta nắng lắm mưa nhiều. Chiếc nón là vật dụng thân thiết của mọi
người, nhất là nhà nông. Vừa rẻ, vừa tiện lợi. Nhẹ nhàng dễ mang theo. Có nhiều làng
nghề thủ cơng làm nón nổi tiếng xưa nay từng được truyền tụng qua ca dao, dân ca
“Muốn ăn cơm trắng, cá mè,
Muốn đội nón tốt thì về làng Chng
hay:
“ Hỡi cơ đội nón ba tầm,
Có về n Phụ hơm rằm lại sang.
Phiên rằm chợ chính Yên Quang,
Yên Hoa anh đợi hoa nàng mới mua"
Chiếc nón làng Găng, chiếc nón bài thơ xứ Huế đã trở thành món quà lưu niệm của
khách phương xa. Nghe nói trong phịng khách của nhà thơ Xi-mơ-lốp (Nga) có chiếc
điếu cày và chiếc nón bài thơ mà ông đã mang từ Việt Nam về. Và trong chúng ta, ai đã


từng được xem điệu múa nón, hẳn đều tưởng như đàn bướm sặc sỡ đang rập rờn bay
trong ngàn hoa. Hình ảnh cơ nữ sinh Huế ngày xưa tưởng như gặp trong mộng:
“Những nàng thiếu nữ sông Hương
Dạ thơm là phấn, má hường là son.
Tựu trường chân sút thon thon,
Lao xao nón mới màu sơn sáng ngời”.
Ngày nay, ở các đơ thị, hầu như khơng thấy học sinh đội nón đến trường. Mà chỉ
thấy những chiếc mũ vải đủ màu sắc xinh xinh. Nhưng trên đường làng, giữa các phiên
chợ miền quê, chiếc nón lá màu trắng xinh xinh thanh nhẹ vẫn thấy nhiều và ưa nhìn, dễ
mến. Các bà, các mẹ, các cô thôn nữ... làm sao rời được chiếc nón q hương?
Trên con đường phát triển, cơng nghiệp hóa và hiện đại hố đất nước, đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân ta ngày một phong phú hơn, sang trọng hơn. Những giậu
cúc tần, luỹ tre xanh, đồng lúa chín, con trâu hiền lành, tiếng sáo diều,... và chiếc nón ba

tầm, chiếc nón bài thơ sẽ còn mãi trong tâm hồn nhân dân ta. Những câu hát bài ca về
chiếc nón bình dị, kiểng ấy vẫn là sợi nhớ sợi thương giăng mắc trong hồn người, man
mác và bâng khuâng có bao giờ vơi...


Đề 4: thuyết minh về cánh diều tuổi thơ
Cuối học kì I năm học lớp Bốn, tơi mới biết chơi diều. Thằng Lộc, thằng Tân, thằng
Quỳnh... bạn học cùng lớp đã rủ tôi chơi diều và bày cho tôi cách làm diều.
Ba đứa bạn tơi, đứa nào cũng có hai con diều: một con diều sáo và một con diều
bướm. Cịn tơi mới tập tọng chơi diều nên chỉ có một con diều bướm mà thôi.
Con diều của tôi chỉ dài 40cm, rộng 15cm. Ở chính giữa thân diều thắt lại. Xương
diều làm bằng tre, vót nhẵn, được chằng bằng sợi chỉ trắng. Hai cánh diều được dán bằng
thứ giấy lụa màu rất mỏng và dai. Nếu gặp gió mạnh hay trời mưa cánh diều cũng không
bị rã, bị rách nát. Chị gái tơi đã cho tơi mười nghìn đồng để mua một cuộn dây ni-lông.
Thằng Lộc chuyên gia chế tạo diều đã bày tôi cách buộc, cách thắt dây lèo. Nó bày đi bày
lại mãi mà tơi chẳng làm dược. Cả bọn cười và chê tôi là "con gà công nghiệp của họ
Lê".
Diều của thằng Lộc rất to, hai cánh dài bằng sải tay, màu tím, có hai cái sáo bằng
ngón chân cái, ngón tay cái. Con diều của bạn Tân, bạn Quỳnh chỉ có một sáo. Một con
diều màu trắng, một con màu đỏ, rất xinh. Đứa nào cũng có một cuộn dây ni-lơng dài
hàng trăm mét. Trên bãi cỏ đầu làng, chiều chủ nhật nào chúng tôi cũng kéo nhau đến thả
diều. Diều của các bạn tôi bay cao, chỉ nhìn thấy bằng lá bàng, bằng bàn tay, tiếng sáo
kêu vi vu, véo von, có lúc rít lên giữa bầu trời. Cịn con diều của tơi chỉ bay cao bằng
ngọn đa, cứ chao đi chao lại như kẻ say rượu. Chúng tôi nằm ngửa trên bãi cỏ vừa ngắm
diều bay vừa ngắm bầu trời xanh tháng mười. Tiếng sáo diều ngân vang, có lúc tơi cảm
thấy hồn chúng tôi bay lên cùng cánh diều, bồng bềnh trôi theo những dải mây bông
trắng nõn trên bầu trời thu, đi du ngoạn tới đỉnh núi Du, tới xứ thần tiên cổ tích.
hững buổi thả diều vui quá, thích quá. Tơi cảm thấy tâm hồn mình trong sáng hơn. Bầu
trời xanh và cánh diều tuổi thơ đã làm cho tôi vươn lên học giỏi hơn.
Các bạn Quỳnh, Tân, Lộc thân thiết hơn và yêu quý tôi hơn hồi đầu năm học.



Đề 5: Cảm nhận về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
Trào lưu hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945 đã có những đóng góp đáng kể
cho nền văn học nước nhà. Chúng ta khó có thể quên các tên tuổi lớn như Nguyên Hồng,
Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao... và đặc biệt là Ngô Tất Tố - tác giả
cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Tắt đèn. Lần đầu tiên, ông đã đưa vào văn học hình ảnh một
người phụ nữ nơng dân Việt Nam với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp. Đoạn văn Tức nước vỡ
bờ thể hiện chân thực và sinh động vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu, một phụ nữ yêu chồng,
thương con, giàu đức hi sinh và có tinh thần phản kháng mãnh liệt.
Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa bị bọn cường hào
đánh đập thừa chết thiếu sống chỉ vì chưa có tiền nộp sưu. Chị Dậu đã cố sức xoay xỏa để
cứu chồng ra khỏi cảnh bị cùm trói và hành hạ dã man. Chị tất tả chạy ngược chạy xi,
vay được nắm gạo nấu nồi cháo lỗng. Cảm động thay là cảnh chị Dậu múc cháo ra mấy
cái bát cũ kĩ, sứt mẻ và quạt lia quạt lịa cho cháo mau nguội rồi ân cần mời mọc: Thầy
em cố dậy húp tí cháo cho đỡ xót ruột. Trong ánh mắt người vợ nghèo khổ ấy tốt lên
một tình thương yêu chồng tha thiết.
Trong cơn quẫn bách của mùa sưu thuế, chị Dậu đã trở thành trụ cột của cái gia đình
khốn khổ. Chồng bị bắt, bị gơng cùm, đánh đập, một tay chị chèo chống, chạy vạy, phải
bán tất cả những gì có thể bán được, kể cả đứa con gái đầu lịng ngoan ngỗn, hiếu thảo
mà chị thương đứt ruột để lấy tiền nộp sưu, cứu chồng khỏi vịng tù tội. Chị đã phải đổ
bao mồ hơi nước mắt để anh Dậu được trả tự do trong tình trạng tưởng như chỉ cịn là
một cái xác khơng hồn. Chính tình u thương, lo lắng cho chồng đã dẫn chị đến hành
động chống trả quyết liệt lũ tay sai tàn ác khi chúng nhẫn tâm bắt trói anh Dậu một lần
nữa.
Hành động của chị Dậu không phải diễn ra một cách bất ngờ mà cái mầm mống phản
kháng đã ẩn chứa từ lâu dưới vẻ ngoài cam chịu, nhẫn nhục. Sự chịu đựng kéo dài và sự
áp bức tột độ đã khiến nó bùng lên dữ dội.
Lúc bọn đầu trâu mặt ngựa ập vào định lôi anh Dậu đi nhưng chưa hành hung mà chỉ
chửi bới, mỉa mai thì chị Dậu tuy giận nhưng vẫn nhẫn nhục van xin tên cai lệ độc ác:

Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! Cách xưng hô của chị là
cách xưng hô của kẻ dưới với người trên, biểu hiện sự nhún mình. Lúc bọn chúng sầm
sập chạy đến chỗ anh Dậu, định trói anh một lần nữa, chị Dậu đã xám mặt nhưng vẫn cố
chịu đựng, níu tay tên cai lệ, năn nỉ: Cháu xin ông. Những lời nói và hành động ấy của
chị chỉ nhằm mục đích bảo vệ chồng.
Đến khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ thì tính cách, phẩm chất của chị Dậu mới
bộc lộ đầy đủ. Tên cai lệ không thèm nghe chị. Hắn đấm vào ngực chị và cứ sấn đến trói
anh Dậu. Chị Dậu đã chống cự lại. Sự bùng nổ tính cách của chị Dậu là kết quả tất yếu


của cả một quá trình chịu đựng lâu dài trước áp lực của sự tàn ác, bất cơng. Nó đúng với
quy luật: Có áp bức, có đấu tranh. Người đọc xót thương một chị Dậu phải hạ mình van
xin bao nhiêu thì càng đồng tình, nể phục một chị Dậu đáo để, quyết liệt bấy nhiêu. Từ vị
thế của kẻ dưới: Cháu van ơng..., chị Dậu thoắt nâng mình lên ngang hàng với kẻ xưa nay
vẫn đè đầu cưỡi cổ mình: Chồng tơi đau ốm, ơng khơng được phép hành hạ. Câu nói
cứng rắn mà vẫn có đủ tình, đủ lí. Nhưng cái ác thường khơng biết chùn tay. Tên cai lệ cứ
sấn tới đánh chị và nhảy vào định lơi anh Dậu. Tức thì, sau lời cảnh cáo đanh thép của kẻ
trên đối với kẻ dưới: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! là hành động phản
kháng dữ dội: Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện
chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng queo trên mặt
đất... Còn tên người nhà lí trưởng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc, lẳng cho một cái, ngã
nhào ra thềm.
Tình u chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu đã thổi bùng lên
ngọn lửa căm thù trong lòng chị Dậu - người đàn bà hiền lương, chất phác. Nỗi sợ cố hữu
của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người
chân chính: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tơi không chịu được.
Tuy vậy, hành động phản kháng của chị Dậu hồn tồn mang tính manh động, tự phát.
Đó mới chỉ là cái thế tức nước vỡ bờ của một cá nhân mà chưa phải là cái thế của một
giai cấp, một dân tộc vùng lên phá tan xiềng xích áp bức bất cơng. Có áp bức, có đấu
tranh, áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt và hành động của chị Dậu đã chứng

minh cho chân lí ấy.
Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một trong những đoạn hay của tác phẩm Tắt đèn. Nhà văn
Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm u thương, thơng cảm và
trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hồn
thiện tính cách người phụ nữ nơng dân đẹp người, đẹp nết.


Đề 6: Thuyết minh về 1 lồi vật ni
Cuộc sống của con người sẽ trôi đi tẻ nhạt và buồn chán biết bao nếu như khơng
có những con vật để bầu bạn. Nếu như những chú mèo nhỏ xinh là con vật cưng của
nhiều người, chú chó là người canh dữ dũng cảm thì chú lợn hiền lành, đáng yêu luôn
đem lại cho người ta những giây phút thư giãn và yêu đời.
Chắc hẳn là ai cũng nhận biết được loài vật này, lợn đã trở thành một con vật ni quen
thuộc với chúng ta. Lợn nhà có nguồn gốc từ lợn rừng, đầu tiên do con người săn bắn và
hái lượm, họ bắt được lợn rừng và đem về nuôi. Dần dần con người ý thức và chọn lựa
những con lợn tốt để ni cịn những con kém chất lượng có thể giết thịt nhằm cung cấp
thực phẩm. Tổ tiên của lợn chính là lợn rừng, cho rằng lợn nhà được tạo ra từ các giống
lợn rừng châu Âu và châu Á.
Các giống lợn được phân thành các giống lợn chính và các giống lợn phụ. Ở rừng châu Á
và châu Âu có tới bốn giống lợn chính và hai mươi lăm giống lợn phụ. Lợn ngày nay
được tạo thành ba giống lợn phụ của châu Á là Sus orientalis, Sus vitatus, một giống lợn
châu Âu Sus crofa. Lợn rừng và lợn hoang dã cũng là những giống lợn khác nhau ở vùng
nhiệt đới và ôn đới. Lợn nước hoặc lợn đầm lầy là giống lợn thích nghi như các động vật
bán thủy sinh.
Lợn thuộc vào thứ có guốc. Kích cỡ và hình dạng của lợn thường thay đổi khác nhau tùy
theo từng giống. Đầu và toàn thân lợn có thể dài đến 190.500mm, đi dài từ 35 450mm. Lợn trưởng thành cơ thể nặng tới 350kg. Mắt của chúng nhỏ và dẹt, nằm cao
trên hộp sọ. Tai của lợn khá dài và rủ xuống với một nhúm lông nằm gần đầu mút. Hộp
sọ của lợn thường dài và có một điểm chấm khá bằng phẳng. Mũi của lợn to bằng bàn tay
nắm lại và khá linh động. Cả bốn chân của lợn đều có móng nhưng nó chỉ thể hiện chức
năng trong vận động ở các ngón giữa. Những chú lợn khốc lên mình bộ áo màu trắng

phớt hồng, điểm xuyết một vài chiếc lông trắng.
Lợn được nuôi để lấy thịt có chất lượng thịt thơm ngon, tỷ lệ thịt xẻ và tỉ lệ mỡ cao trong
thân thịt. Lợn có thể sản xuất một lượng mỡ đáng kể. Mỡ là một nguồn dự trữ năng lượng
lớn, giúp cho thịt có mùi và vị ngon hơn. Ngồi ra thịt lợn vốn là loại thực phẩm có giá
cao, ổn định trên thị trường. Lợn có rất nhiều đóng góp giá trị cho đời sống của con
người. Hầu hết thân thịt lợn đều sử dụng để chế biến hoặc làm thức ăn cho con người. Da
của lợn có thể làm thức ăn hoặc cung cấp cho ngành thuộc da, lơng có thể được dùng để
làm bàn chải, bút vẽ. Sự phát triển của cơng nghệ chế biến thịt hun khói, lên men đã tạo
nên một số lượng sản phẩm rất đa dạng từ thịt lợn, các công nghệ này đã giúp cho q
trình bảo quản, nâng cao tính đa dạng, hương vị và nâng cao phẩm chất khẩu phần ăn cho
con người.


Sau khi được thuần hóa, lợn sớm trở thành một món hàng có giá trị cho việc kinh doanh
và bn bán. Trước khi tiền tệ xuất hiện, con người đã tiến hành trao đổi lợn để lấy các
loại hàng hóa khác. Q trình thương mại diễn ra cũng có nghĩa là con lợn bắt đầu có giá
trị kinh tế. Việc bán lợn và các sản phẩm lợn cung cấp một nguồn thu nhập cho hàng triệu
gia đình nơng dân trên thế giới. Các sản phẩm này đã ảnh hưởng rộng đến các hoạt động
kinh doanh khác như: thương mại, vận chuyển, thị trường, giết mổ, chế biến thức ăn và
nhiều lĩnh vực khác nữa. Ngồi ra nó cịn có tác dụng kích cầu đối với các ngành chế biến
thức ăn, sản xuất con giống, tinh dịch, thuốc thú y và các thiết bị khác. Khi lợn có giá trị
kinh tế, chúng là một hình thức tiết kiệm cho người dân.
Lợn đã được xem là một lồi vật ni có tầm quan trọng khơng chỉ vì giá trị thức ăn mà
cịn có các giá trị văn hố độc đáo. Điều này được thể hiện trong các bài hát, thơ ca, tranh
ảnh hội hoạ, sách. Lợn được xem là có các đặc tính của con người. Nó được thể hiện là
các đấng anh hùng hay là kẻ hung dữ trong các truyện ngụ ngôn.
Những con lợn đem lại nguồn lợi không hề nhỏ cho người dân và mang những giá trị tinh
thần to lớn. Vì vậy, ta cần chăm sóc và u quý loài vật này.



Đề 7: Thuyết minh về chiếc áo dài
Đã từ lâu, khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam, bạn bè quốc tế lại trầm trồ nói về
chiếc áo dài. Quả thực, chiếc áo dài Việt Nam xứng đáng được coi là loại trang phục
truyền thống thể hiện được vẻ đẹp và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam.
Gọi là áo dài là theo cấu tạo của áo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo của người phụ nữ rồi
từ đáy lưng ong 2 thân thả bay xuống tận gót chân tạo nên những bước đi duyên dáng,
mềm mại, uyển chuyển hơn cho người con gái.
Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã lướt trên đường phố trở
thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn lên vẻ yêu kiều, thanh lịch cho con người
và khung cảnh xung quanh. Chiếc quần may theo kiểu quần ống rộng bằng thứ vải đồng
chất đồng màu hay sa tanh trắng nâng đỡ tà áo và làm tăng sự mềm mại thướt tha cho bộ
trang phục mượt mà duyên dáng, gợi vẻ đằm thắm đáng yêu.
Đã ngót một thế kỷ nay, cơ nữ sinh trường Quốc học Huế trong trang phục áo dài trắng
trinh nguyên như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu
nữ đất Việt. Để đến bây giờ trang phục ấy trở thành đồng phục của nhiều nữ sinh trong
các trường phổ thông trung học như muốn nói với mọi người với du khách quốc tế về văn
hoá và bản sắc dân tộc. Tà áo trắng bay bay trên đường phố, tiếng cười hồn nhiên trong
trẻo của những cơ cậu học sinh vương lại phía sau cùng mảnh hoa phượng ở giỏ xe rơi
lác đác gợi cho người qua đường một cảm giác lâng lâng, bâng khuâng nhớ về thuở học
trò trong vắt những kỷ niệm thân thương.
Ngày Tết hay lễ hội quê hương, đám cưới hay những buổi lên chùa của các bà, các mẹ,
các chị, chiếc áo dài nâu, hồng, đỏ là một cách biểu hiện tấm lịng thành kính gửi đến cửa
thiền một lịng siêu thốt, tơn nghiêm. Chiếc áo dài trùm gối, khăn mỏ quạ chít khéo như
hoa sen, tay nâng mâm lễ kính cẩn lên cửa chùa, miệng "mơ phật di đà" hình ảnh ấy đã đi
vào bức hoạ tranh dân gian Đông Hồ là một biểu tượng độc đáo của văn hố Việt Nam.
Ngày nay trong mn vàn sự cách tân về trang phục, váy đầm, áo ngắn, áo thời trang
chiếc áo dài Việt Nam vẫn chiếm độc tôn về bản sắc dân tộc, mang theo phong cách và
tâm hồn người Việt đến với năm châu và trở thành trang phục công sở ở nhiều nơi.



Đề 8: Thuyết minh về 1 danh lam thắng cảnh
Hạ Long theo nghĩa đen có nghĩa là Rồng bay xuống. Cái tên này gắn liền với một truyền
thuyết đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Truyền thuyết kể lại rằng ngay từ
những ngày đầu lập nước, người Việt đã bị giặc ngoại xâm tấn công theo đường biển.
Biết trước được điều này Ngọc Hoàng đã sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con
xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Khi thuyền giặc chuẩn bị ồ ạt tiến vào bờ cũng
là lúc đàn Rồng từ trời cao bay xuống. Đàn Rồng lập tức phun ra vô số châu ngọc và
thoắt biến thành muôn ngàn đảo đá ngọc bích trên biển. Những hịn đảo liên kết với nhau
tạo nên bức tường thành vững chắc làm đoàn thuyền giặc đang lao nhanh, bị chặn đột
ngột, đâm vào các đảo đá và đâm vào nhau vỡ tan tành. Sau khi giặc ngoại xâm bị đánh
đuổi ra khỏi bờ cõi, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời nữa vì họ đã say mê vẻ đẹp
của nước và biển nơi hạ giới. Họ quyết định ở lại chính nơi mà trận chiến đã diễn ra. Vị
trí mà Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long và nơi mà Rồng con đáp xuống, cúi đầu chào mẹ
của mình chính là Bái Tử Long, nơi những chiếc đuôi quẫy mạnh được gọi là Bạch Long
Vĩ.
Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông
Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ long được hình thành do sự vận
động của đá và nước, là một tác phẩm nghệ thuật địa lí được hoàn thành sau hàng triệu
năm biến đổi của địa chất. Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít
nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử
Long phía Đơng Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong
diện tích khoảng 1.553km² bao gồm 1.960 hịn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vơi.
Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh thuỷ mặc khổng lồ vơ cùng
sống động. Đó là những tác phẩm tạo hình tuyệt mỹ, tài hoa của tạo hố, của thiên nhiên
biến hàng ngàn đảo đá vô tri tĩnh lặng kia trở nên những tác phẩm điêu khắc, hội họa
hoàn mỹ với mn hình dáng vẻ u kiều, vừa rất quen thuộc vừa như xa lạ với con
người. Hàng ngàn đảo đá nhấp nhơ trên sóng nước lung linh huyền ảo, vừa khoẻ khoắn
hoành tráng nhưng cũng rất mềm mại duyên dáng, sống động. Đi giữa Hạ Long với muôn
ngàn đảo đá, ta ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích bị hố đá nơi đây. Đảo thì giống hình
ai đó đang hướng về đất liền - hịn Đầu Người; đảo thì giống như một con rồng đang bay

lượn trên mặt nước - Hịn Rồng; đảo thì lại giống như một ơng lão đang ngồi câu cá - hịn
Lã Vọng; và kia hai cánh buồm nâu lực lưỡng đang rẽ sóng nước ra khơi - hịn Cánh
Buồm; rồi hai con gà đang âu yếm vờn nhau trên sóng nước - hòn Trống Mái; đứng giữa
biển nước bao la một lư hương khổng lồ như một vật cúng tế trời đất - hòn Lư Hương...
Tất cả đều rất thực, thực đến kinh ngạc. Những đảo đá diệu kỳ ấy biến hoá khôn lường


theo thời gian và góc nhìn. Tới đây ta mới nhận ra tất cả chúng khơng phải là những hịn
đảo vơ tri tĩnh lặng mà như có hồn và đều sống động.
Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung,
hang Đầu Gỗ, động Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung... Đó thực sự là những lâu
đài của tạo hố giữa chốn trần gian. Từ xưa, Hạ Long đã được đại thi hào dân tộc Nguyễn
Trãi mệnh danh là “kỳ quan đất dựng giữa trời cao”. Bao tao nhân mặc khách từ khắp
năm châu khi đặt chân đến đây đều cảm thấy bàng hoàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của Hạ
Long, dường như họ đều cảm thấy lúng túng và bất lực bởi vốn từ hiện có vẫn chưa đủ để
mơ tả vẻ đẹp của Hạ Long.
Vịnh Hạ Long cũng là nơi gắn liền với những trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc
Việt Nam với những địa danh nổi tiếng như Vân Đồn - nơi có thương cảng cổ sầm uất
vào thế kỷ thứ 12; có núi Bài Thơ lịch sử; cách đó khơng xa dịng sơng Bạch Đằng - là
chứng tích của hai trận thuỷ chiến lẫy lừng của các thế hệ ông cha chống giặc ngoại xâm.
Không chỉ có vậy, Hạ Long cịn là một trong những cái nơi của con người với nền Văn
hố Hạ Long huy hoàng thời Hậu kỳ đồ đá mới tại những địa danh khảo cổ học nổi tiếng
như Đồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ, Thoi Giếng...
Hạ Long cũng là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như
hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái tùng áng, hệ sinh thái
rừng cây nhiệt đới... Với hàng ngàn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng như
tôm, cá, mực... Có những lồi đặc biệt q hiếm chỉ có ở nơi đây.
Với các giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất, địa mạo vịnh Hạ Long hội tụ những
điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế du lịch với loại hình đa dạng. Đến vịnh Hạ
Long, chúng ta có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham quan ngắm

cảnh, tắm biển, bơi thuyền, thả dù, lặn khám phá rặng san hô, câu cá giải trí… Vùng vịnh
thích hợp cho việc ni trồng và đánh bắt hải sản do có các điều kiện thuận lợi: khí hậu
tốt, diện tích bãi triều lớn, nước trong, ngư trường ven bờ và ngồi khơi có trữ lượng hải
sản cao và đa dạng với cá song, cá giị, sị, tơm, bào ngư, trai ngọc các loại.
Hiện nay, vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới . Hạ
Long là một điểm du lịch hấp dẫn vì cảnh quan nơi đây thật đẹp và hữu tình. Phong cảnh
Hạ Long khơng bao giờ bị tẻ nhạt, mỗi một mùa lại mang đến cho Hạ Long một sắc thái
riêng đầy ấn tượng. Vịnh Hạ Long là nơi có nguồn tài nguyên dồi dào, hằng năm cung
cấp hải sản cho các nhà máy chế biến.
Vịnh Hạ Long là một di sản văn hóa đáng tự hào của dân tộc. Ngày nay, vnh Hạ Long
vẫn đang thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngồi nước đến tham quan, mang lại
nhiều lợi ích cho nước nhà, chúng ta cần ra sức bảo vệ và giữ gìn vịnh Hạ Long để vịnh
ngày càng xanh tươi hơn, mãi mãi là niềm tự hào của đất nước.


Đề 9: Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản (như văn bản đề
nghị, báo cáo, thể thơ lục bát...)
Nền văn học thế giới phát triển rực rỡ với nhiều thể loại phong phú, đó là thơ ca,
hị vè, truyện ngắn, tiểu thuyết,...và khơng thể không nhắc đến thể loại trường ca, một
trong những thể loại độc đáo trong văn học.
Trước đây, thời cổ đại những tác phẩm sử thi được xem là trường ca. Hiện nay, những tác
phẩm thuộc thể loại trường ca là những tác phẩm thơ hoặc văn tự sự có một dung lượng
lớn. Trường ca xuất hiện từ rất sớm, trải qua q trình phát triển thể loại trường ca có
nhiều quan niệm, cách đánh giá khác nhau, song nó vẫn có vị trí đặc biệt quan trọng trong
văn học.
Để tìm hiểu bản chất của trường ca, một số nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu và đưa ra
những luồng ý kiến khác nhau. Một số người xác định bản chất của nó theo cách định
lượng tác phẩm: họ cho rằng trường ca phải có sự rộng lớn về nội dung và tầm cỡ về quy
mô cảm xúc. Một số khác lại xác định bản chất trường ca theo cách định tính: trường ca
phải kế thừa được tính tự sự- sử thi thời cổ đại hoặc trường ca phải là sự giao thoa, kết

hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình. Song, dù được xác định như thế nào, trường ca vẫn
ln mang tính trữ tình độc đáo, qua đó người viết thể hiện được dịng cảm xúc, tâm tình
của chính mình.
Cách phân loại trường ca được dựa trên nhiều cơ sở, căn cứ vào nội dung có thể kể đến
các loại trường ca sau: trường cả có cốt truyện lãng mạn, trường ca anh hùng, trường ca
giáo huấn,.. Đề tài của thể loại trường ca khá phong phú. Trường cả thường viết về đề tài
đất nước, đề tài lịch sử toàn dân, đề tài lịch sử toàn thế giới, đề tài về các vị anh hùng
hoặc đề tài về tôn giáo. Dù ở bất kỳ đề tài nào, trường cả vẫn luôn thể hiện được sự thu
hút và hấp dẫn của mình trong chính mỗi tác phẩm được viết ra.
Quá trình phát triển của trường ca qua mỗi thời kỳ được đánh dấu quá nhiều tác phẩm
lớn. Thời cổ đại có thể kể đến tác phẩm của John Milton với "Thiên đường đã mất" hay
Đante với tác phẩm "Thần khúc". Thời kỳ trung đại có trường ca hiệp sĩ như "Chàng
Dũng sĩ khoác áo da hổ" của tác giả Rustaveli hay như "Chàng Orlando cuồng nộ" của
Ariosto. Bước vào thời đại chủ nghĩa lãng mạn, trường ca được dịp nở rộ và phát triển
đỉnh cao. Những tác phẩm tiêu biểu gây tiếng vang lớn giai đoạn này như "Kỵ sĩ đồng"
của thiên tài văn học Puskin hay "Con quỷ" của nhà văn Lomontev. Những năm cuối thế
kỉ 19, thể loại này dần suy thối song vẫn có một số trường ca khá xuất sắc và giá trị như
"Bài ca về Hiawatha" hay "Thần băng giá mũi đỏ".
Ở nền văn học nước nhà, thể loại trường ca cũng khá phát triển. Truyền thống lịch sử tốt
đẹp cùng các vị anh hùng dân tộc và một thời đại lịch sử hào hùng là nguồn cảm hứng dạt
dào và mãnh liệt cho các thi nhân. Theo kết quả của các nhà nghiên cứu trường ca Việt


Nam được phát triển qua hai giai đoạn. Giai đoạn đầu trước năm 1975 là giai đoạn trường
ca bắt đầu xuất hiện ở nước ta nên có cịn mang nặng nét sử thi trong tác phẩm. Giai đoạn
sau 1975 trường ca có thiên hướng trữ tình và thể hiện được cái tôi cá nhân của tác giả.
Những tác phẩm trường ca xuất sắc và tiêu biểu đóng góp lớn vào thành tựu lớn của văn
học nước nhà phải kể đến : "Mặt đường khát vọng" của Nguyễn Khoa Điềm, "Những
người đi tới biển" của Thanh Thảo, "Con đường những vì sao" của Nguyễn Trọng Tạo,
"Khúc hát người anh hùng" của Trần Đăng Khoa, "Mỗi loài hoa một mặt trời" của Trần

Anh Thái,...
Khác với các thể loại khác, trường ca mang một nét riêng biệt mà đặc sắc cá tính nhưng
cũng đầy dịu dàng, tràn trề xúc cảm. Thể loại trường ca được các nhà thơ, nhà văn tiếp
thu và phát triển, biến đổi một cách đầy linh hoạt. Hy vọng rằng, thể loại này sẽ là một
miền đất lành để các tác giả tiếp tục thể hiện tài năng của mình, bộc lộ những cảm quan
về thời đại mới, con người mới trong xã hội hiện đại.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×