Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN GÚT BẰNG BỘ CÂU HỎI EQ5D KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.75 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ XUÂN HÙNG
NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN
GÚT BẰNG BỘ CÂU HỎI EQ5D
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
Khóa 2013 – 2019
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. BS. Nguyễn Thị Phương Thủy

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp là một trong những điều kiện để một sinh viên y khoa tốt
nghiệp và ra trường. Nhưng quan trọng hơn, đó cịn là sự đánh dấu cho bước khởi
đầu trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học, tìm hiểu những điều chưa biết của thế
giới quanh ta. Hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp bác sĩ y khoa này, em xin được
gửi lời cảm ơn trân trọng đến:
Ban giám hiệu trường đại học Y Hà Nội cùng tồn thể các thầy cơ trong phịng
đào tạo đại học, các thầy cô thuộc bộ môn Nội. Các thầy cô đã tạo những điều kiện
tốt nhất cho em để em có thể hồn thành khóa luận này.
Tiến sĩ - BS Nguyễn Thị Phương Thủy– người thầy đã hướng dẫn tận tình và tỉ
mỉ những kiến thức khơng chỉ về chuyên ngành Nội khoa mà còn những kiến thức
về công tác nghiên cứu khoa học.
Tập thể nhân viên khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện Bạch Mai, các anh, chị trong
phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện Bạch Mai đã hết sức tạo điều kiện trong thời


gian em tiến hành lấy số liệu tại bệnh viện.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ, các anh, chị và bạn bè em.
Những người luôn theo sát mỗi bước tiến của em, luôn quan tâm động viên mỗi khi
em khó khăn, cùng em chia sẻ những thành cơng đạt được.


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
-

Phịng quản lý đào tạo đại học trường Đại học Y Hà Nội
Bộ môn: Nội Trường Đại học Y Hà Nội
Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Y Hà Nội

Tên em là: Lê Xuân Hùng
Sinh viên tổ 3

Lớp Y6A

Chuyên ngành: Bác sĩ đa khoa

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân em.
Các số liệu, kết quả trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa
từng được công bố trên bất cứ tài liệu nào.
Nếu có gì sai sót em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Sinh viên


Lê Xuân Hùng


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ACR

American College of

Rheumatology
ADA

American Diabetes Association

CLCS

Chất lượng cuộc sống

CRP

C – reactive protein

CVKS

Chống viêm không steroid

EAS

European Atherosclerosis Society

ESR


Erythrocyte sedimentation rate

EULAR

European League Against

Rheumatism
EQ 5D-5L

Euro quality of life 5 dêmnsions–5

levels
HRQL

Health-related quality of life

MLCT

Mức lọc cầu thận

Sqrt

Square root

SD

Standart deviation

WHO


World Health Oganization


MỤC LỤC

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


8

ĐẶT VẤN ĐỀ
Gút là bệnh lý khớp vi tính thể gây ra bởi tình trạng lắng đọng acid uric ở các
mơ do tăng nồng độ acid uric máu, bệnh có các triệu chứng lâm sàng chính là viêm
khớp do gút, hạt tophi, bệnh thận do gút và sỏi tiết niệu [1], [2]. Bệnh gặp chủ yếu ở
nam giới, tuổi trung niên, nữ giới thường gặp sau tuổi mãn kinh. Tại Việt Nam trong
giai đoạn 1978-1989 tỷ lệ bệnh gút chiếm 1,5% các BN mắc bệnh cơ xương khớp
và theo một nghiên cứu về mơ hình bệnh tật tại khoa cơ xương khớp bệnh viện
Bạch Mai trong 10 năm (1991-2000) thì gút chiếm tỷ lệ là 8,57% [4]. Nguyên nhân
sinh bệnh có sự tham gia của nhiều yếu tố như di truyền, chế độ ăn uống, sinh hoạt
như thói quen uống rượu bia, ăn nhiều chất đạm, lối sống tĩnh tại [8].
Bệnh có sự diễn biến từng đợt viêm khớp cấp tính, dần dần tiến triển mạn tính,
gây lắng đọng tinh thể urat ở khớp và cạnh khớp gây phá hủy và dính khớp. Một số
nghiên cứu tại Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Việt Nam đã chứng minh được liên quan giữa

bệnh gút với sự gia tăng nguy cơ mắc suy thận [18] và sự gia tăng nguy cơ tử vong
do các bệnh lý tim mạch [10],[19]. Từ đó, khả năng lao động và chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân gút cũng bị giảm sút, liên quan đến một số yếu tố như thời gian
mắc bệnh, số đợt gút cấp trong một năm, tình trạng béo phì, các bệnh lý kèm theo…
[10],[24]. Mục tiêu điều trị của bệnh gút bao gồm hạn chế các đợt viêm khớp cấp
tính, giảm sự phá hủy khớp, điều trị các bệnh kèm theo và cần thiết phải cải thiện
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [19].
Việc đo lường chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân gút ngày càng được ghi
nhận bởi cả các thầy thuốc, người bệnh và các nhà nghiên cứu. Chất lượng cuộc
sống (Healthrelated quality of life (HRQL)) là một hiện tượng đa chiều được sử
dụng để miêu tả nhận thức, sự hài lịng cá nhân và phản ánh các khía cạnh khác
nhau của cuộc sống như khả năng hoạt động, tâm lý, cảm xúc cũng như các mối
quan hệ xã hội [3; 4].. Để đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, người ta sử
dụng các bộ câu hỏi như EQ 5D, SF - 36, SF12, HAQ, AIMS [4 - 6]. Bộ câu hỏi EQ
5D là một thước đo tình trạng sức khỏe được sử dụng nhiều trong các thử nghiệm


9

lâm sàng, các nghiên cứu quan sát và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhiều quốc
gia trên thế giới với ưu điểm về sự đơn giản và khả năng cung cấp thơng tin một
cách khái qt [23].
Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài : ”Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
Gút bằng bộ câu hỏi EQ 5D ” với mục tiêu:
1. Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Gút bằng bộ câu hỏi EQ

5D
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Gút
theo bộ câu hỏi EQ 5D và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh
Gút.



10

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I.

Đại cương bệnh Gút

I.1.

Định nghĩa

Gút là bệnh khớp vi tinh thể do rối loạn chuyển hóa các nhân purin, có đặc điểm
chính là tăng acid uric máu, bão hòa acid uric ở dịch ngoại bào gây lắng đọng tinh
thể monosodium urat ở các mô. Các triệu chứng lâm sàng chính là: viêm khớp do
gút, hạt tophi, bệnh thận do gút và sỏi uric [1], [2].
I.2.

Sơ lược lịch sử nghiên cứu

Lịch sử bệnh gút đã hơn 4000 năm, nhưng đến khoảng 400 năm trước công nguyên,
Hyppocrates là người đầu tiên mô tả rõ một biểu hiện rất đặc trưng của bệnh là sưng
tấy, nóng, đỏ và rất đau ở ngón chân cái (Podagra), ơng cịn gọi bệnh Gút là “Vua
của các bệnh” và “bệnh của các Vua” (“King of Diseases” and “Disease of Kings”).
Thế kỷ thứ 2 sau công nguyên, Dược sỹ Claudius Galen cũng là người có vai trị lớn
trong lịch sử bệnh gút. Ơng đã tìm mối liên hệ chế độ ăn uống và bệnh gút, và nhận
thấy bệnh xuất hiện chủ yếu nam giới trung niên, đối với phụ nữ chỉ xuất hiện khi
về già.
Thế kỷ thứ 6 sau công nguyên, Alexander of Tralles đã sử dụng colchicin để giảm

đau các viêm khớp. Ở thời kỳ này, mặc dù thông tin y học còn hạn chế nhưng người
Hi lạp đã đưa ra phương pháp chuẩn đoán và đưa ra phương thức điều trị bệnh gút.
Antoni Van Leeuwenhoek (1632–1723), một trong nhiều khoa học gia khám phá ra
kính hiển vi, và ơng là người đầu tiên quan sát hình dạng của các tinh thể ở khớp
sưng trong các cơn gút cấp, nhưng thành phần hóa chất trong tinh thể đó, ơng vẫn
chưa tìm ra.
Năm 1683, Sydenham mới mô tả đầy đủ diễn biến lâm sàng của cơn gút cấp, và đến
cuối thế kỷ XIX, Schelle, Bargman và Wollaston mới tìm thấy vai trị của acid uric
trong nguyên nhân gây bệnh, do đó bệnh gút còn được gọi là viêm khớp do acid


11

uric. Phát hiện ra vai trò của acid uric trong bệnh gút có ý nghĩa to lớn trong chuẩn
đốn, điều trị và phòng ngừa bệnh gút.
Và hơn 4000 năm sau kể từ khi bệnh gút được phát hiện, nhà khoa học người Đức
Emil Fischer đã chứng minh acid uric được tạo thành từ nguồn nội sinh trong cơ
thể. Đó chính là purin. Nhờ phát hiện điều này, ông đã được nhận giải Nobel danh
giá.
Vào những năm 60 của thế kỷ XX, các nhà khoa học đã nghiên cứu sâu hơn về sinh
học tế bào, cơ chế sinh lý bệnh của tình trạng tăng acid uric máu và bệnh gút, vai trị
quan trọng của tinh thể urate, tìm ra các nhóm thuốc điều trị bệnh dựa vào nguyên
nhân và cơ chế sinh bệnh cụ thể, nên hiệu quả điều trị đã tăng rõ rệt. Kiểm soát tốt
cơn gút cấp, ngăn ngừa các cơn viêm khớp tái phát, hạn chế biến chứng sỏi thận và
các bệnh lý về thận.
Trải qua hơn 4000 năm, với sự đóng góp của nhiều nhà khoa học, điều trị bệnh gút
đã có nhiều tiến bộ, đặc biệt là việc phát hiện ra vai trò acid uric trong bệnh gút.
Nhờ có kiểm sốt acid uric máu tốt, bệnh nhân gút đã kiểm soát được các cơn gút
cấp, ngăn ngừa bệnh viêm khớp mãn tính, làm giảm hạt tophi, giảm biến chứng do
gút và tăng tuổi thọ.

I.3.

Dịch tễ học

Gút là bệnh thường gặp ở các nước phát triển nhưng hiện nay cũng thường thấy ở
các nước đang phát triển và bệnh có xu hướng tăng lên, theo các nghiên cứu tại Anh
tỷ lệ gút đã tăng từ 0,14 % năm 1975 lên 1,4% năm 2005 [3].
Tại Việt Nam trong giai đoạn 1978-1989 tỷ lệ bệnh gút chiếm 1,5% các bệnh nhân
mắc bệnh cơ xương khớp điều trị nội trú tại khoa cơ xương khớp bệnh viện Bạch
Mai và theo một nghiên cứu trong 10 năm (1991-2000) thì tỷ lệ này là tăng lên là
8,57% [4]. Bệnh gặp chủ yếu ở nam giới, tuổi trung niên và một số có tính chất gia


12

đình. Nghiên cứu dịch tế cho Tổ chức Y tế thế giới và hội thấp khớp học châu ÁThái Bình Dương tiến hành tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam vào năm 2000 cho
thấy tỷ lệ mắc gút là 0,14% ở người trưởng thành [5].
I.4.

Cơ chế bệnh sinh

1.4.1.Nguồn gốc và sự chuyển hóa acid uric
1.4.1.1. Nguồn gốc và thải trừ
- Acid uric được tạo thành từ 3 nguồn:
+ Thoái giáng từ các chất có nhân Purin do thức ăn mang vào.
+ Thối giáng các chất có nhân Purin từ trong cơ thể (các acid nhân AND và ARN
do sự phá hủy các tế bào giải phóng ra)
+ Tổng hợp các Purin từ con đường nội sinh.
Ngồi q trình hình thành acid uric từ 3 nguồn trên, cịn cần có sự tham gia của các
men: nuclease, xanthinoxydase, hypoxan thin – guanin – phosphoribosyl –

transferase (HGPT). [1].
- Để cân bằng, hàng ngày acid uric được thải trừ ra ngoài, chủ yếu theo đường thận

(450 – 500 mg/24 giờ) và một phần qua phân và các đường khác (200 mg) [1].
1.4.1.2. Chuyển hóa acid uric
Ở người bình thường, lượng acid uric trong máu được giữ ở mức cố định 5 mg% ở
nam và 4 mg% ở nữ (297,5 micromol/L ở nam và 238 micromol/L ở nữ). Tổng
lượng acid uric trong cơ thể là 1.000 mg và lượng này ln được chuyển hóa (sinh
mới, thải trừ). [1]
Nếu quá trình này bị mất cân bằng sẽ gây nên biến đổi lượng acid uric trong cơ thể.
Acid uric máu tăng khi nồng độ acid uric vượt quá giới hạn của độ hòa tan urat
trong huyết thanh [1], [2], [6].


13

Nam > 7 mg/l (420 µmol/l)
Nữ > 6 mg/l (360 µmol/l)
1.4.2. Cơ chế bệnh sinh

Cơ chế bệnh sinh chính của bệnh gút là sự tích lũy acid uric ở mơ, tạo nên các hạt
microtophi. Khi các hạt tophi tại sụn khớp vỡ sẽ khởi phát cơn gút cấp do sự lắng
đọng vi tinh thể tại khớp; khi lắng đọng tinh thể urat trong màng hoạt dịch, trong
mô sụn và mô xương sẽ dẫn đến bệnh xương khớp mạn tính do gút; sự có mặt vi
tinh thể urat tại mơ mềm, bao gân tạo nên hạt tophi và cuối cùng viêm thận kẽ là do
tinh thể urat lắng đọng tại tổ chức kẽ của thận [2],[6].
1.5.

Phân loại bệnh gút


1.5.1. Gút nguyên phát
-

Chiếm đa số trường hợp (>95% các trường hợp tăng acid uric máu và gút). Do
đó khi nói đến gút thường nói đến gút ngun phát.

-

Ngun nhân: Cịn chưa rõ, có thể do di truyền và thức ăn. Hay gặp ở nam giới,
ăn nhiều hải sản, uống rượu bia [2].

1.5.2. Gút thứ phát
-

Ít gặp hơn (Chiếm 2-5%)

-

Nguyên nhân: Hai nguyên nhân chính là suy thận mạn tính và sử dụng thuốc
lợi tiểu (Thiazid, furosemid). Ngồi ra cịn có các ngun nhân khác như bệnh
máu (Leukemia, thiếu máu huyết tán, đa ủ tủy xương, đa hông cầu,...), vảy nến
diện rộng, suy giáp, suy cận giáp, chấn thương, nhiễm khuẩn,…[2].

1.5.3. Gút do bất thường về enzym


14

Là bệnh di truyền hiếm gặp do thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần enzym HGPRT
(Hypoxanthie guanine phophoribosyltransferase) hoặc tăng hoạt tính enzym PRPP

(Phosphoribosyl pyrophosphate synthetase) [2].
1.6.

Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh gút

Gút tiến triển qua 3 giai đoạn
-

Tăng acid uric máu khơng có triệu chứng

-

Đợt gút cấp, xen kẽ các đợt khơng có triệu chứng

-

Gút mạn tính

1.6.1. Tăng acid uric máu khơng có triệu chứng

Bệnh nhân thường xuất hiện gút sau 20 năm tăng acid uric máu [2]
1.6.2. Gút cấp tính

1.6.2.1. Lâm sàng
-

Cơn điển hình:

+ Khởi phát: Tự phát hoặc khởi phát sau bữa ăn uống nhiều rượu thịt, sau phẫu
thuật, stress.

+ Tiền triệu: Rối loạn thần kinh (đau đầu, kích thích, mệt mỏi); rối loạn tiêu hóa
(đau thượng vị, táo bón, ợ hơi); rối loạn tiểu tiện (đái nhiều, đái dắt); triệu chứng
tại chỗ (khó cử đơng chi dưới, nổi tĩnh mạch, tê bì ngón chân cái).
+ Cơ năng: Đau dữ dội, bỏng rát cực độ; đau tăng về đêm, kèm sốt 38-390C có thể
rét run; kéo dài từ vài ngày đến vài tuần giảm dần khơng để lại di chứng. Vị trí đau


15

có thể ở bất kỳ khớp nào nhưng các khớp ở chi dưới (Ngón chân cái, gối, khớp bàn
ngón) thường bị tổn thương đầu tiên.
+ Thực thể: Khớp sưng, da trên đó hồng hoặc đỏ. Nếu là khớp lớn thường kèm tràn
dịch, khớp nhỏ thì phù nề
+ Đáp ứng điều trị với colchicin, cơn đau thuyên giảm hoàn toàn sau 48h [1],[2],
[6],[7]
-

Cơn khơng điển hình: Thường gặp, cần chẩn đốn phân biệt

+ Biểu hiện tại chỗ chiếm ưu thế: dễ nhầm với viêm khớp nhiễm khuẩn.
+ Biểu hiện tràn dịch chiến ưu thế: thường ở khớp gối, diễn biến bán cấp, dễ nhầm
với lao khớp.
+ Biểu hiện toàn thân: suy nhược; hiện tượng viêm tại chỗ không đáng kể.
+ Biểu hiện bằng viêm nhiều khớp cấp: dấu hiệu gợi ý là khởi phát đột ngột, viêm 3
– 4 khớp, thường ở chi dưới. Thể này thường gặp trong giai đoạn tiến triển của
bệnh.
+ Biểu hiện cạnh khớp cấp tính: biểu hiện cạnh khớp đơn độc hoặc kèm theo cơn
gút cấp, nhất là viêm gân Achille, viêm túi thanh mạc khuỷu tay, hoặc hiếm gặp hơn
có thể viêm tĩnh mạch.
1.6.2.2. Cận lâm sàng

-

Xét nghiệm acid uric máu tăng cao nam > 7 mg/l (420 µmol/l), nữ > 6 mg/l
(360 µmol/l)

-

Dịch khớp viêm giàu tế bào (>50000 bạch cầu/mm3); có tinh thể hình kim hai
đầu nhọn là tinh thể urat


16

-

Xquang khớp: Hình ảnh sưng phần mềm quanh khớp

1.6.3. Gút mạn tính

Thơi gian từ đợt gút cấp đầu tiên đến khi trở thành gút mạn tính dao động từ 3-42
năm, trung bình 11,6 năm với các biểu hiện: hạt tophi, bệnh khớp mạn tính do muối
urat, bệnh thận do gút [2].
1.6.3.1. Hạt tophi
Nguồn gốc của hạt là do tích lũy muối urat kết tủa trong mô liên kết. Các muối này
kết tủa tăng dần, sau nhiều năm tạo thành các khối nổi lên dưới da mang các đặc
điểm sau:
-

Không đau, rắn, trịn số lượng và kích thước thay đổi.


-

Da phủ trên hạt thường mỏng có thể nhìn thấy màu trắng nhạt của các tinh thể
urat trong hạt.

-

Vị trí thường gặp: vành tai, mỏm khuỷu, cạnh các khớp tổn thương hoặc trong
các gân.

-

Hạt thường là nguyên nhân gây biến dạng, vô cảm và hạn chế vận động trong
trường hợp tiến triển lâu năm và bệnh nặng.

1.6.3.2. Tổn thương xương khớp
-

Do tích lũy muối urat trong mô cạnh khớp, trong sụn và trong xương.

-

Lâm sàng: Đau khớp kiểu cơ học, tiến triển bán cấp, xen kẽ những đợt tiến triển
cấp tính. Viêm nhiều khớp, đối xứng, hay gặp các khớp nhỏ nhỡ ở chi dưới.
Khớp viêm sưng kèm theo biến dạng khớp do hủy hoại khớp và do sự có mặt
của hạt tophi.


17


-

Xquang: Hình ảnh bào mịn xương, khuyết xương hình hốc ở xa vị trí bám của
màng hoạt dịch. Có sự tân tạo xương đơi khi có nhiều gai xương. Ngồi ra có
thể thấy hình ảnh sưng phần mềm cạnh khớp, hẹp khe khớp.

1.6.3.3. Tổn thương thận

Có ba loại tổn thương
-

Sỏi urat: Biểu hiện bằng cơn đau quặn thận hoặc có thể chỉ đái máu, kèm các
biểu hiện biến chứng tắc nghẽn (vô niệu do sỏi). Sỏi urat không cản quang, chỉ
thấy trên UIV và siêu âm, thường hai bên.

-

Bệnh thân do gút: Protein niệu không thường xuyên và vừa phải, kèm đái máu,
bạch cầu niệu vi thể, có thể có toan máu kết hợp tăng huyết áp. Mô bệnh học có
hình ảnh lắng đọng urat ở kẽ thận, bao quanh bởi thâm nhiễm tế bào khổng lồ.

-

Suy thận cấp: Do lắng đọng một số lượng lớn tinh thể urat trong các ống góp,
ống thận xa và niệu quản, thường gặp ở bệnh nhân bệnh máu ác tính điều trị hóa
chất.

1.7.

Tiêu chuẩn chẩn đoán:


1.7.1. Tiêu chuẩn của Bennett và Wood 1968
(a) Hoặc tìm thấy tinh thể urat trong dịch khớp hay trong các hạt tơ phi.
(b) Hoặc tối thiểu có hai trong các yếu tố sau đây:
- Tiền sử hoặc hiện tại có một đợt sưng đau khớp bàn ngón chân cái với các tính
chất khởi phát đột ngột, sưng đau dữ dội, và khỏi hồn tồn trong vịng hai tuần.
- Tiền sử hoặc hiện tại có tối thiểu 2 đợt sưng đau của một khớp bất kỳ với tính
chất như trên.


18

- Có hạt tơ phi.
- Tiền sử hoặc hiện tại có đáp ứng tốt với colchicin (giảm viêm, giảm đau khớp
trong vòng 48h sau dùng colchicin 2 ngày liền với liều 3 mg/ngày).
Chẩn đốn xác định khi có tiêu chuẩn a hoặc 2 yếu tố của tiêu chuẩn b [1],[2],[6].
1.7.2. Tiêu chuẩn của ACR/EULAR 2015
Bảng 1.1.Tiêu chuẩn chẩn đoán gút của ACR/EULAR 2015
Các bước chẩn đoán

Tiêu chuẩn

Điểm

≥ 1 đợt sưng đau khớp ngoại



vi hay bao thanh mạc


Khơng

Phát hiện tinh thể urat trong



dịch khớp hoặc hạt tophi

Khơng

Tính chất đợt viêm cấp

Khơng có tính chất

0

– Đỏ khớp

1 tính chất

1

2 tính chất

2

3 tính chất

3


Đặc điểm thời gian

1 đợt

1

≥2 đợt đau cấp, khơng đáp

Có đợt tái phát

2

Bước 1: Tiêu chuẩn đầu vào

Bước 2: Tiêu chuẩn vàng
Bước 3: Nếu không phát
hiện được tinh thể MSU
Lâm sàng:

– Không chịu được lực ép
hoặc sờ vào khớp viêm
– Khó khăn lớn khi đi
lại hay sử dụng khớp


19

ứng với thuốc chống viêm
– 1 đợt đau cấp điển hình
– Thời gian đạt đau tối đa

< 24h
– Khỏi triệu chứng đau
trong vịng 14 ngày
– Khỏi hồn tồn giữa các
đợt cấp
– Có nhiều đợt tái phát
điển hình
– Có hạt tophi

Khơng có

0

Có hạt tophi

4

<0.24 mmol/l

-4

0.24 – 0.36mmol/l

0

0.36–0.48 mmol/l

2

0.48–,0.60 mmol/l


3

>0.60 mmol/l

4

Khơng làm

0

Xét nghiệm:

– Acid uric máu:

Xét nghiệm dịch khớp

Không phát hiện
Tinh thể urat

Hình ảnh
Phát hiện lắng đọng tinh

Khơng làm

-2

0



20

thể urat trên
– Siêu âm: dấu hiệu
đường
-DECT (dual-energy

Có lắng đọng urat

4

Khơng làm

0



4

computed tomography
scanner)
Hinh ảnh bào mịn
trên X-quang bàn tay hoặc
bàn chân

≥ 8 => Chẩn
Tổng điểm

đốn Gút
<8


1.7.3.

Ngồi ra cịn các tiêu chuẩn chẩn đoán Gút khác như ACR/EULAR 2015;
Mexico; Wallace SL 1977;… [2],[22].

1.8.

Phân độ nặng của gút mạn tính có hạt tophy theo ACR 2012

-

Nhẹ: Bệnh ổn định, hạt tophy tại một khớp.

-

Trung bình: Bệnh ổn định, hạt tophy tại 2 tới 4 khớp.

-

Nặng: Nhiều hạt tophy, có biến chứng [22].

1.9.

Điều trị bệnh Gút

1.9.1. Nguyên tắc điều trị

- Điều trị triệu chứng: Chống viêm khớp trong các đợt cấp. Điều trị tỏn thương ở
giai đoạn mạn tính.



21

- Điều trị theo cơ chế bệnh sinh: Hạ acid uric máu nhằm mục đích phịng những đợt
viêm khớp cấp tái phát, làm ổn định bệnh lâu dài, ngăn ngừa biến chứng (bằng chế
độ ăn, thuốc hạ acid uric máu, kiềm hóa nước tiểu nếu cần). Cần điều trị viêm khớp
cấp trước. Chỉ sau khi tình trạng viêm khớp đã hết hoặc thuyên giảm mới bắt đầu
dùng các thuốc hạ acid uric máu.
- Điều trị theo nguyên nhân: Điều trị các nguyên nhân của gút thứ phát.
- Để điều trị có hiệu quả cần thường xuyên kiểm tra acid uric máu và niệu, chức
năng thận. Các thuốc hạ acid uric máu có thể phải dùng suốt đời.
- Điều trị các bệnh lý kèm theo (tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, béo
phì).
1.9.2. Các phương pháp điều trị:
- Dùng thuốc
- Không dùng thuốc (Chế độ ăn uống, sinh hoạt)
- Ngoại khoa
1.9.3. Điều trị cụ thể các giai đoạn:

1.9.3.1. Điều trị cơn gút cấp hoặc đợt cấp cơn gút mạn:
Mục đích điều trị cơn gút cấp là chống viêm khớp và giảm đau
- Các thuốc chống viêm không steroid (Diclofenac, Mobic,...)
- Colchicin
- Corticosteroid
1.9.3.2. Điều trị dự phòng cơn gút cấp (Giữa các đợt gút cấp):
Mục tiêu giảm acid uric máu, hạn chế sự lắng đọng urat trong mô và tổ chức, do vậy
dự phòng được tái phát các cơn gút cấp, ngăn ngừa hình thành gút mạn tính
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt và kiềm hóa nước tiểu: Ăn giảm đạm (Đặc biệt tránh
thức ăn giàu purin như phủ tạng động vật, thịt đỏ, hải sản,...); kiêng rượu bia; uống

nhiều nước, đặc biệt là nước khống kiềm( kiềm hóa nước tiểu); sinh hoạt điều độ,
tránh lạnh, mệt mỏi; tránh dùng một số thuốc tăng acid uric máu (lợi tiểu thiazid,
furosemid; aspirin; thuốc chữa lao pyrazinamid, ethambutol; ...).
- Sử dụng các thuốc hạ acid uric máu:
+ Thuốc ức chế tổng hợp acid uric (Allopurinol, Febuxostat)
+ Thuốc tăng thải acid uric (Probenecid; Benzbromaron)
+ Thuốc tiêu acid uric (Uricozyme)


22

1.9.3.3. Điều trị gút mạn tính:
-

Chế độ ăn uống và kiềm hóa nước tiểu
Thuốc chống viêm khi có cơn gút cấp, điều trị tổn thương xương khớp mạn tính

-

do gút
Thuốc giảm acid uric máu
Điều trị ngoại khoa:

+ Cắt bỏ hạt tô phi: Đối với những hạt tôphi to, ảnh hưởng nhiều đến chức năng
vận động hoặc vì mục đích thẩm mỹ, có thể phẫu thuật cắt bỏ.
+ Nội soi rửa khớp: Mang lại kết quả tốt đối với những khớp lớn (gối, vai...)
2. Chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân Gút
2.1.

Định nghĩa chất lượng cuộc sống

Theo tổ chức y tế thế giới WHO: “Chất lượng cuộc sống là sự nhận thức cá

nhân về vị trí của họ trong cuộc sống phù hợp với văn hóa và giá trị mang tính
chất hệ thống ở nơi mà họ sinh sống và phù hợp với mơi quan hệ, với mục đích,
sự kỳ vọng, trình độ và mối quan tâm của họ”.
CLCS liên quan đến sức khỏe: Bao gồm tất cả những lĩnh vực của cuộc sống
bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những thay đổi của sức khỏe.
Cho nên muốn đánh giá chất lượng cuộc sống cần có các thang điểm đo chất
lượng cuộc sống là những bảng câu hỏi đánh giá cảm nhận từng bênh nhân.
2.2.

Bộ câu hỏi EQ 5D
Nhóm nghiên cứu chất lượng cuộc sống châu ÂU (EuroQol) là một mạng

lưới quốc tế đa ngành nghiên cứu việc phát triển đo lường về tình trạng sức khỏe.
Thành lập năm 1987, nhóm ban đầu chỉ bao gồm các nhà nghiên cứu ở châu Âu,
nhưng hiện tại nhóm có các thành viên từ Bắc Mĩ, châu Á, châu Phi, Úc và New
Zealand. Nhóm chịu trách nhiệm phát triển bộ câu hỏi EQ 5D, một thước đo tình
trạng sức khỏe mà hiện tại được sử dụng trong các thử nghiệm lâm sàng, các
nghiên cứu quan sát và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác.


23

EQ 5D (Euro quality of life – 5 dimensions) là một thước đo chuẩn về tình
trạng sức khỏe, được phát triển bởi nhóm EuroQol để cung cấp một thước đo đơn
giản, khái quát nhất về tình trạng sức khỏe cho các đánh giá về lâm sàng và kinh
tế.
Phiên bản EQ 5D ba mức độ (EQ 5D – 3L) được giới thiệu vào năm 1990.
Phiên bản này thực chất gồm hai phần: Phần hệ thống mô tả và thang điểm VAS

(Đánh giá mức độ theo thang điểm nhìn). Phần hệ thống mơ tả bao gồm năm khía
cạnh là khả năng vận động đi lại, khả năng tự chăm sóc, khả năng thực hiện các
hoạt động hàng ngày, tình trạng đau và sự khơng thoải mái, tình trạng lo lắng và
áp lực. Mỗi khía cạnh có ba mức độ: Khơng ảnh hưởng, có ảnh hưởng và ảnh
hưởng mức độ nặng. Người được phỏng vấn sẽ tự đánh giá tình trạng của họ
trong từng khía cạnh qua việc đánh dấu vào ý tương ứng. Thang điểm EQ VAS
ghi lại tình trạng sức khỏe tự đánh giá của người được phỏng vấn trên một thang
điểm mà điểm đầu và cuối của thang điểm lần lượt là “Sức khỏe xấu nhất” và
“Sức khỏe tốt nhất”. Thơng tin này có thể sử dụng như 1 thước đo định lượng
tình trạng sức khỏe do người được phỏng vấn tự đánh giá. Thang EQ 5D – 3L đã
được dịch ra 170 thứ tiếng và được sử dụng toàn cầu.
Năm 2005, một bộ phận đã được thành lập trong nhóm EuroQol để tìm ra
phương pháp cải thiện độ nhạy cũng như giảm hiệu ứng trần của thang điểm
EQ5D. Sau nhiều nghiên cứu, họ cho rằng nên giữ nguyên số lượng các khía
cạnh, tuy nhiên trong mỗi khía cạnh tăng lên thành năm mức độ, như vậy vừa
làm tăng độ nhạy và độ đặc hiệu, đồng thời vẫn giữ được tính khả thi và làm
giảm hiệu ứng trần của thang điểm. Và thang điểm mới được gọi là EQ 5D – 5L
(Euro quality of life – 5 dimensions – 5 level). Thang điểm vẫn bao gồm hai
phần: Phần hệ thống mô tả và phần thang điểm trực quan tương đương (VAS).
Phần hệ thống mơ tả gồm năm khía cạnh giống EQ 5D – 3L, tuy nhiên mỗi khía
cạnh gồm năm mức độ: không ảnh hưởng, ảnh hưởng mức độ nhẹ, ảnh hưởng
mức độ trung bình, ảnh hưởng mức độ nhiều và ảnh hưởng đặc biệt nghiêm


24

trọng. Người được phỏng vấn sẽ đánh giá tình trạng của họ trong từng khía cạnh
qua việc đánh dấu vào ý tương ứng và với mỗi ý chọn sẽ được thể hiện bằng một
số có một chữ số. Các số này có thể kết hợp để tạo ra một số có năm chữ số thể
hiện cho tình trạng sức khỏe của người được phỏng vấn. Cần lưu ý rằng các chữ

số 1-5 khơng có thuộc tính số học và khơng nên được sử dụng để tính tốn. Trong
q trình phát triển EQ 5D – 5L, một số từ ngữ trong các mức độ cũng đã được
cải thiện để tăng cường tính nhất quán và giúp người được phỏng vấn dễ lựa chọn
hơn [23].
Cùng với đó, các phản hồi của bệnh nhân cho 5 khía cạnh này được chuyển
đổi thành 1 trong 3125 trạng thái mô tả sức khỏe EQ 5D khác nhau, gọi là thang
điểm đo lường chất lượng cuộc sống. Thang điểm đo lường chất lượng cuộc sống
là thang điểm được chuyển đổi từ các mức độ đánh giá của 5 khía cạnh theo bộ
câu hỏi EQ 5D (từ 1-5), bao gồm từ khơng có mức độ nào (11111) đến ảnh hưởng
đặc biệt nghiêm trọng ở cả 5 khía cạnh (55555). Thang điểm này có bộ giá trị quy
đổi cụ thể tùy theo từng quốc gia. Ở Việt Nam cũng đã có thang điẻm quy đổi
riêng [20],[44].
2.3.

Chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân Gút
Bệnh gút có sự diễn biến từng đợt viêm khớp cấp tính, dần dần diễn biến mạn

tính, gây lắng đọng tinh thể urat ở khớp và cạnh khớp gây phá hủy và dính khớp
[2]. Khơng chỉ gây tổn thương tại khớp, bệnh gút có thể dẫn đến tổn thương thận
do hình thành sỏi urat [2] và bệnh có liên quan đến tỷ lệ mắc suy thận cao gấp 3
lần so với người bình thường [18]. Đồng thời có nhiều nghiên cứu trước đây đã
chứng minh được mối quan hệ chặt chẽ giữa việc tăng acid uric máu và hội
chứng kháng insulin, làm tăng nguy cơ mắc các hội chứng chuyển hóa, đặc biệt
là đái tháo đường và rối loạn lipid máu [15],[16]. Bệnh cũng được cho thấy có
liên quan đến nguy cơ tử vong do các nguyên nhân bệnh lý tim mạch độc lập
không phụ thuộc vào tuổi, giới, hội chứng chuyển hóa và protein niệu [10],[19].
Các thuốc điều trị bệnh cũng có những tác dụng không mong muốn như tiêu
chảy, buồn nôn, đau quặn bụng của colchicin hay hội chứng cushing, mỏng da,



25

rối loạn nước điện giải,... của corticoid làm giảm sức khỏe thể chất và ảnh hưởng
các hoạt động thường ngày của bệnh nhân [11],[12]. Việc điều trị bằng các thuốc
hạ acid uric máu cũng thường dẫn đến việc kiểm soát không đầy đủ bệnh gút
[25]. Những bệnh nhân gút không được kiểm soát tốt làm tăng các biến chứng và
giảm thời gian làm việc, năng suất lao động của bệnh nhân, tăng chi phí dành cho
chăm sóc sức khỏe [17],[26],[27],[28].
Trên thế giới và tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân gút, trong đó có một số nghiên cứu nổi bật:
-

Nghiên cứu của Đào Hùng Hạnh năm 2015 tại bệnh viện Bạch Mai cho thấy
khả năng lao động và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân gút bị giảm sút liên
quan đến một số yếu tố liên quan đến bệnh gút như thời gian mắc bệnh, số đợt
gút cấp trong một năm, tình trạng béo phì, các bệnh lý kèm theo… . [10].

-

Nghiên cứu của Becker năm 2009 cho thấy mức độ nghiêm trọng của triệu
chứng đau khớp của bệnh nhân gút biểu hiện qua số cơn gút cấp và số khớp đau
ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, khả năng lao động của bệnh nhân gút [24].

-

Nghiên cứu của Robert Wood năm 2016 cho thấy chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân gút khơng được kiểm sốt đầy đủ kém hơn đáng kể so với bệnh nhân
được kiểm soát gút tốt được đo bằng thang điểm EQ 5D [21].
Từ đó cho thấy bên cạnh việc điều trị, đánh giá chất lượng bệnh nhân cũng là
một việc quan trọng cần phải thực hiện để giúp thầy thuốc định hướng chiến lược

điều trị toàn diện và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhằm kiểm soát tốt
và đẩy đủ cho bệnh nhân gút, giúp họ cải thiện chất lượng cuộc sống và khả năng
lao động.


×