Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tiểu luận cuối khóa Bồi dưỡng lạnh đạo,quản lý lãnh đạo cấp phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.75 KB, 14 trang )

TIỂU LUẬN KHÓA HỌC
LỚP BỒI DƯỠNG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP PHỊNG
Tên tình huống
XÁC ĐỊNH CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN SỬ DỤNG
VỐN ĐẦU TƯ CÔNG
Họ và tên:

Hà Nội - 2021
MỤC LỤC


Trang
MỞ ĐẦU

1

1. MƠ TẢ TÌNH HUỐNG

2

2. PHÂN TÍCH NGUN NHÂN VÀ HẬU QUẢ

3

2.1. Nguyên nhân

3

2.2. Hậu quả

4



3. MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

4

4. XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

4

4.1. Cơ sở pháp lý xây dựng phương án

4

4.2. Các phương án xử lý tình huống

6

4.3. Lựa chọn phương án tối ưu

8

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ LỰA CHỌN

9

6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

10


6.1 Kết luận

10

6.2 Kiến nghị

10

TÀI LIỆU THAM KHẢO



1

MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển chung kinh tế xã hội, hệ thống văn bản pháp luật
ngày càng hoàn thiện, trong đó có pháp luật về đầu tư cơng. Cơng tác quản lý
nhà nước về đầu tư xây dựng, theo đó, ngày càng địi hỏi phải chun nghiệp
hơn, hiệu quả hơn, minh bạch hơn. Sự ra đời của Luật Đầu tư công năm 2014 là
đánh dấu một bước tiến lớn trong nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công,
khắc phục được sự dàn trải, chồng chéo, tùy tiện. Một trong những chủ thể quan
trọng nhất đóng vai trị quyết định trong sử dụng hiệu quả đầu tư công là chủ
đầu tư. Đây là người trực tiếp thay mặt nhà nước quản lý và sử dụng vốn để thực
hiện đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật nhằm đạt được những mục
tiêu đặt ra. Do đó việc xác định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng cơng trình là
vấn đề hết sức quan trọng.
Với kinh nghiệm thực tiễn trong q trình cơng tác và những kiến thức đã
tiếp thu được qua tham dự khoá học Bồi dưỡng Lãnh đạo, quản lý cấp phịng, tơi
xin trình bày tình huống “Xác định chủ đầu tư dự án sử dụng nguồn vốn đầu
tư cơng” để làm tình huống cuối khóa.



2

1. MƠ TẢ TÌNH HUỐNG
Tại tỉnh P, UBND huyện S là chủ đầu tư thực hiện dự án Kè chống xói lở,
xâm nhập mặn (giai đoạn 1) với tổng mức đầu tư là 300 tỷ đồng từ nguồn vốn
ngân sách trung ương và ngân sách huyện. Dự án đã hoàn thành năm 2017, thực
hiện xử lý các hạng mục cấp bách chống xói lở và trồng rừng chống xâm nhập
mặn.
Năm 2020, UBND huyện S thấy cần thiết và đề xuất thực hiện đầu tư xây
dựng dự án Kè chống xói lở, xâm nhập mặn (giai đoạn 2) với tổng mức đầu tư
khoảng 500 tỷ đồng, trong đó dự kiến phần đền bù, giải phóng mặt bằng 200 tỷ
đồng. Nguồn vốn đầu tư dự kiến là ngân sách trung ương 300 tỷ đồng và ngân
sách huyện 200 tỷ đồng. Thời gian thực hiện đầu tư 2022-2024. Mục tiêu dự án:
Tiếp tục hồn thiện kè chống xói lở kết hợp mở rộng và sắp xếp lại khu nuôi
trồng thủy sản, đất sản xuất và khu dân cư bị uy hiếp bởi triều cường và xâm
nhập mặn. Tuy nhiên, cùng thời gian đó, Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng
cơ bản tỉnh, Ban quản lý khu kinh tế cũng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để đề xuất
thực hiện dự án trên.
Xác định đây là dự án quan trọng, cần thiết của tỉnh và sẽ triển khai thực
hiện trong năm 2022 hoàn thành trong năm 2024, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham
mưu UBND Tỉnh đưa dự án vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
2021-2025 của tỉnh, dự kiến sử dụng nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu của ngân
sách trung ương với cơ cấu nguồn vốn dự kiến là ngân sách trung ương 300 tỷ
đồng, ngân sách địa phương (tỉnh hoặc huyện) 200 tỷ đồng.
Hiện tại, trên địa bàn Tỉnh, để triển khai thực hiện dự án có 3 đơn vị là:
Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh , Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
huyện S và Ban quản lý Khu kinh tế (dự án nằm trong địa giới hành chính của
Khu kinh tế).



3
Tình huống đặt ra là Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tham mưu với UBND
Tỉnh chọn đơn vị nào trong 03 đơn vị nêu trên để giao nhiệm vụ lập báo cáo chủ
trương đầu tư và làm chủ đầu tư dự án này.
Chủ đầu tư là chủ thể quan trọng trong công tác đầu tư xây dựng, là người
trực tiếp thay mặt nhà nước quản lý và sử dụng vốn để thực hiện đầu tư xây
dựng theo quy định của pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra. Do đó
việc xác định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng cơng trình là vấn đề hết sức
quan trọng. Nếu đơn vị được chọn làm chủ đầu tư không phù hợp với các quy
định hiện hành, không đáp ứng được yêu cầu và phù hợp với quy mơ, tính chất
của dự án, trong q trình triển khai thực hiện đầu tư dự án sẽ lúng túng, không
chủ động, việc triển khai dự án sẽ chậm trễ, kéo dài, dễ dẫn đến những sai sót và
lãng phí vốn đầu tư, khó thực hiện được mục tiêu của dự án đề ra. Ngược lại nếu
chọn được đơn vị làm chủ đầu tư phù hợp, đáp ứng được yêu cầu thì dự án sẽ
sớm hồn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả, đạt được các mục tiêu đặt
ra.
2. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
2.1. Nguyên nhân
Dự án trên cùng lúc có 03 đơn vị đề xuất thực hiện dự án. Tình huống nêu
trên xảy ra do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Thứ nhất, tại địa điểm thực hiện dự án, UBND huyện S đã đầu tư thực
hiện giai đoạn 1 của dự án nên UBND huyện S tiếp tục đề xuất đầu tư giai đoạn
2 của dự án để ổn định dân cư và thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của địa
phương.
- Thứ hai, khu vực thực hiện dự án nằm trong khu kinh tế, Ban quản lý
Khu kinh tế được giao làm chủ đầu tư các dự án đầu tư hạ tầng thuộc khu kinh
tế.
- Thứ ba, Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh được thành lập vào

năm 2018 trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị là: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng


4
các cơng trình dân dụng và cơng nghiệp tỉnh, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
các cơng trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh và Ban Quản lý xây
dựng các cơng trình giao thơng tỉnh, là đơn vị được giao làm chủ đầu tư hầu hết
các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh.
2.2. Hậu quả
Tình huống trên có thể dẫn đến một số hệ quả chủ yếu sau đây:
- Thứ nhất, chọn chủ đầu tư không phù hợp dẫn tới thực hiện dự án không
đúng tiến độ đề ra, giảm hiệu quả sử dụng vốn.
- Thứ hai, có 03 đơn vị đề nghị làm chủ đầu tư dự án nên nếu không xem
xét kỹ dẫn đến thông tin không tốt, ảnh hưởng đến các chủ thể liên quan.
3. MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Việc xử lý tình huống nhằm đạt được mục tiêu là:
- Chọn được chủ đầu tư có tính chun nghiệp cao, có nhiều kinh nghiệm
trong quản lý dự án, đủ năng lực triển khai thực hiện dự án. Đơn vị được chọn
làm chủ đầu tư dự án phải có trách nhiệm quản lý và sử dụng vốn đầu tư nhà
nước để tổ chức triển khai dự án kể từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án
đến khi nghiệm thu bàn giao đưa cơng trình vào khai thác sử dụng bảo đảm hiệu
quả.
- Hài hoà trong phân bổ khối lượng công việc giữa các đơn vị được giao
làm chủ đầu tư trong tỉnh.
- Đạt hiệu quả cao trong quản lý dự án và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
cơng.
4. XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG
4.1. Cơ sở pháp lý xây dựng phương án
- Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019



5
+ Khoản 6 Điều 4 Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 năm 2019 “Chủ
đầu tư là cơ quan, tổ chức được giao trực tiếp quản lý dự án đầu tư cơng”.
+ Điều 27 về trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình,
dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công do địa phương quản lý.
+ Điều 31 về Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B,
nhóm C.
+ Điều 33 về Phân cấp thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn
chương trình, dự án.
- Luật Xây dựng 2014
+ Khoản 9 Điều 3 của Luật Xây dựng năm 2014: “Chủ đầu tư xây dựng
(sau đây gọi là chủ đầu tư) là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn
hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây
dựng.”
+ Khoản 3 Điều 7 của Luật Xây dựng năm 2014: “Căn cứ điều kiện cụ thể
của dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, người quyết định đầu tư dự án giao
cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng khu vực làm chủ đầu tư ...”.
- Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08/7/2020 của Ủy ban
thường vụ Quốc hội V/v quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân
bổ vốn đầu tư cơng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025.
+ Điều 8 về Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công
nguồn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương.
- Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.
+ Điều 9 về Hồ sơ, nội dung và thời gian thẩm định báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư cơng
nhóm A, B, C.



6
+ Điều 10 về Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền và thời gian quyết định chủ
trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư cơng nhóm A, B, C.
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/04/2015 về việc Quản lý đầu tư
xây dựng.
+ Tại điểm khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày
18/04/2015 của Chính phủ về việc Quản lý đầu tư xây dựng, quy định: “... Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, … quyết định đầu tư, chủ đầu tư là Ban quản lý
dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành hoặc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
khu vực…”.
- Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14/9/2020 của Thủ tướng Chính
phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số
973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công
nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 – 2025.
+ Điều 5 về Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công
nguồn ngân sách trung ương.
+ Điều 7 về Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư cơng
nguồn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương.
4.2. Các phương án xử lý tình huống
Với các quy định hiện hành đã nêu, đặc điểm tình hình thực tế quản lý dự
án của 03 đơn vị: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh, Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng huyện S, Ban quản lý Khu kinh tế và những thuận lợi khó khăn
của từng đơn vị, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng một số phương án để từ đó
so sánh những ưu, nhược điểm của mỗi phương án và lựa chọn phương án tối ưu
để tham mưu đề xuất với UBND Tỉnh. Các phương án như sau:
4.2.1 Phương án 1: Giao cho Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh
làm chủ đầu tư.



7
- Ưu điểm:
+ Đúng chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng
tỉnh, sử dụng được tối đa năng lực, vật lực của Ban.
+ Giao khối tỉnh làm chủ đầu tư dự án dử dụng vốn hỗ trợ mục tiêu ngân
sách trung ương tạo ra sự công bằng hơn trong phân bổ nguồn vốn đầu tư công.
- Nhược điểm:
+ Hiện Ban đang làm chủ đầu tư nhiều dự án lớn của tỉnh, với khối lượng
lớn như vậy sẽ tăng thêm áp lực và khó đảm bảo tiến độ triển khai đầu tư hoàn
thành dự án theo như kế hoạch.
+ Dự án có phần đền bù, giải phóng mặt bằng lớn, tiến độ thực hiện dự án
sẽ phụ thuộc nhiều vào công tác phối hợp với địa phương S dẫn đến thiếu chủ
động về thời gian thi công.
+ Ngân sách tỉnh phải cân đối 200 tỷ dự kiến phục vụ cơng tác đền bù giải
phóng mặt bằng cho dự án.
4.2.2 Phương án 2: Giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện S
làm chủ đầu tư.
- Ưu điểm:
+ Đây cũng là chủ đầu tư các cơng trình đầu tư cấp huyện, từng thực hiện
các dự án lớn nên có đủ nhân lực, năng lực để triển khai đầu tư dự án.
+ Dự án có phần đền bù giải phóng mặt bằng khá lớn, nên giao cho huyện
S thực hiện sẽ rất thuận lợi trong các cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng để
thi công dự án, cũng như công tác quản lý, bảo hành, bảo trì khi dự án hồn
thành.
+ UBND huyện S đã thực hiện hoàn thành giai đoạn 1 và chủ động đề
xuất thực hiện giai đoạn 2 để ổn định và sắp xếp lại dân cư và vùng sản xuất của
huyện S nên việc giao huyện S thực hiện dự án mang ý nghĩa kinh tế xã hội lớn
đối với địa phương.



8
+ UBND huyện S chủ động dùng ngân sách huyện 200 tỷ đồng để thực
hiện dự án, đặc biệt phần đền bù giải phóng mặt bằng, giảm áp lực đối với ngân
sách tỉnh.
- Nhược điểm:
+ Đây là dự án có tổng mức đầu tư khá lớn, tỉnh hỗ trợ huyện S sẽ làm các
huyện khác cảm thấy thua thiệt hơn khi không được tỉnh hỗ trợ dự án lớn do khó
khăn trong cân đối nguồn vốn.
4.2.3 Phương án 3: Giao cho Ban quản lý Khu kinh tế làm chủ đầu tư.
- Ưu điểm:
+ Đây cũng là chủ đầu tư các cơng trình đầu tư cơ sở hạ tầng lớn của các
khu cơng nghiệp và các cơng trình trong khu kinh tế nên có đủ nhân lực, năng
lực để triển khai đầu tư dự án. Sử dụng đội ngũ cán bộ chun mơn, cơ sở vật
chất hiện có của Ban quản lý khu kinh tế.
+ Giao khối tỉnh làm chủ đầu tư dự án dử dụng vốn hỗ trợ mục tiêu ngân
sách trung ương tạo ra sự công bằng hơn trong phân bổ nguồn vốn đầu tư công.
- Nhược điểm:
+ Hiện Ban đang làm chủ đầu tư nhiều dự án lớn của tỉnh, với khối lượng
lớn như vậy sẽ tăng thêm áp lực và khó đảm bảo tiến độ triển khai đầu tư hoàn
thành dự án theo như kế hoạch.
+ Dự án có phần đền bù, giải phóng mặt bằng lớn, tiến độ thực hiện dự án
sẽ phụ thuộc nhiều vào công tác phối hợp với địa phương S dẫn đến thiếu chủ
động về thời gian thi công.
+ Ngân sách tỉnh phải cân đối 200 tỷ dự kiến phục vụ công tác đền bù giải
phóng mặt bằng cho dự án.
4.3. Lựa chọn phương án tối ưu
Trong 3 phương án nêu trên, qua phân tích cụ thể ưu điểm và nhược điểm
của từng phương án, nhận thấy cả 03 chủ đầu tư đều đủ năng lực để thực hiện dự



9
án trên. Tuy nhiên, phương án tối ưu nhất để xử lý tình huống trên là phương án
2. Phương án này đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
- Đúng quy định của pháp luật về đầu tư công và xây dựng.
- Việc triển khai thực hiện dự án sẽ thuận lợi hơn, hiệu quả hơn nhờ huyện
S có sự chủ động về nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực tại địa phương cũng
như triển khai các chính sách về đền bù, giải phóng mặt bằng, sắp xếp dân cư và
vùng sản xuất tại địa phương.
- Việc dự kiến phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
2021-2025 nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho các địa
phương đầu tư các ngành, lĩnh vực thực hiện đúng nguyên tắc, tiêu chí theo quy
định. Theo đó, các huyện đều được phân bổ theo nguyên tắc tiêu chí, định mức
thơng qua việc tính tốn điểm số các tiêu chí và nguồn lực cấp trên giao. Còn
riêng các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu đáp
ứng đủ các điều kiện quy định về sử dụng nguồn vốn này nên việc giao huyện S
làm chủ đầu tư là hợp lý.
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ LỰA CHỌN
Việc thực hiện phương án đã lựa chọn được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Giao phòng Tổng hợp, Quy hoạch chủ trì, phối hợp phịng Quản
lý ngành nghiên cứu đề xuất của 03 đơn vị, trong đó làm rõ thẩm quyền, nội
dung của đề xuất của các cơ quan, sự cần thiết, tính khả thi và cơ cấu nguồn vốn
thực hiện dự án. Trên cơ sở cần đó nêu rõ các nội dung:
+ Việc đề xuất giao nhiệm vụ lập báo cáo đề xuất chủ trương cho các ban
quản lý đầu tư xây dựng là không phù hợp theo quy định tại điểm a khoản 1
Điều 27 Luật Đầu tư cơng về trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư
chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công do địa phương
quản lý, theo đó: “Giao cơ quan chun mơn hoặc Ủy ban nhân dân cấp dưới
trực tiếp lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư”.



10
+ Dự án có phần đền bù giải phóng mặt bằng lớn, đóng vai trị ý nghĩa
quan trọng đến sắp xếp ổn định dân cư, vùng sản xuất của huyện S.
+ Thống nhất giao UBND huyện S lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư
dự án và Ban quản lý đầu tư xây dựng cơ bản huyện S làm chủ đầu tư dự án.
+ Dự kiến thực hiện dự án bằng nguồn vốn ngân sách trung ương là 300
tỷ đồng, ngân sách huyện 200 tỷ đồng.
- Bước 2: Phòng Tổng hợp, Quy hoạch soạn thảo Tờ trình trình UBND
tỉnh giao UBND huyện S lập báo cáo đề xuất chủ trương dự án theo quy định
Điều 27 Luật Đầu tư cơng.
- Bước 3: Sau khi UBND tỉnh có Thơng báo giao nhiệm vụ, giao Phòng
Tổng hợp, Quy hoạch hướng dẫn UBND huyện S thực hiện lập báo cáo đề xuất
chủ trương và trình cấp có thẩm quyền thơng qua chủ trương đầu tư theo quy
định tại Điều 27, Điều 31, Điều 33 Luật Đầu tư công.
6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận:
Qua tình huống, chúng ta nhận thấy việc xác định chủ đầu tư dự án đầu tư
xây dựng cơng trình là vấn đề hết sức quan trọng, cần cân nhắc xem xét kỹ
lưỡng. Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơng trình sử dụng vốn đầu tư công,
khi xác định chủ đầu tư người quyết định đầu tư cần phải căn cứ vào quy định
hiện hành và đơn vị được giao làm chủ đầu tư phải có năng lực thực sự, tính
chun nghiệp cao, phù hợp với quy mơ, tính chất của dự án và điều kiện hoàn
cảnh thực tế của thời điểm triển khai dự án.
6.2 Kiến nghị:
- Đối với các Bộ, ngành Trung ương: Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật trong công tác quản lý đầu tư xây dựng theo hướng:
Giảm thiểu thủ tục, đơn giản hoá thủ tục đầu tư để tạo hành lang pháp lý thuận
lợi cho công tác quản lý đầu tư xây dựng, thường xuyên mở các lớp tập huấn,



11
bồi dưỡng về công tác quản lý đầu tư xây dựng để từng bước củng cố, nâng cao
năng lực quản lý dự án cho các chủ đầu tư.
- Đối với địa phương: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá
đầu tư để quản lý chặt chẽ và phát huy hiệu quả đầu tư dự án đầu tư sử dụng
nguồn vốn đầu tư công.
- Đối với các chủ đầu tư: Nâng cao hơn nữa năng lực quản lý dự án. Nhận
thức đúng đắn vai trò và trách nhiệm của mình trong quá trình tổ chức thực hiện
đầu tư dự án khi được người quyết định đầu tư giao làm chủ đầu tư. Tổ chức
triển khai thực hiện đầu tư dự án theo quy định của pháp luật và đảm bảo hiệu
quả của dự án.



×