Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

báo cáo đề tai năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.02 KB, 8 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc
Lạng Sơn, ngày 10 tháng 12 năm
2021
BÁO CÁO
Đề tài, sáng kiến kinh nghiệm năm 2021
I - SƠ LƯỢC CÁ NHÂN
- Họ và tên: ĐINH THỊ HOA
- Trình độ chun mơn: Bác sĩ chun khoa II
- Chức vụ: Giám đốc
- Đơn vị công tác: Trung tâm Y tế thành phố Lạng Sơn
II - TÊN ĐỀ TÀI:
Thực trạng thừa cân béo phì và một số các yếu tố liên quan của học sinh
tiểu học thành phố Lạng Sơn năm 2020.
III - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong 10 năm trở lại đây, song song với sự phát triển về kinh tế, mơ hình về
tình trạng dinh dưỡng của người Việt Nam đang thay đổi theo hướng dinh dưỡng
chuyển tiếp.Trong dinh dưỡng chuyển tiếp, chúng ta phải chịu gánh nặng kép: Vấn
đề suy dinh dưỡng đã được giải quyết một phần nhưng chưa dứt điểm thì lại xuất
hiện vấn đề thừa cân béo phì.Tình trạng dinh dưỡng chuyển tiếp đặc biệt diễn ra rõ
rệt tại các đơ thị lớn.
Béo phì ở trẻ em lại đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu ở các
quốc gia đã và đang phát triển, mà nguyên nhân không chỉ do chế độ ăn uống thiếu
khoa học (mất cân bằng với nhu cầu cơ thể) mà cịn do những yếu tố có liên quan
(giảm hoạt động thể lực, stress, ô nhiễm môi trường và cả những vấn đề xã hội...).
Các nhà khoa học quan tâm đến béo phì trẻ em vì đó là mối đe dọa lâu dài đến sức
khỏe, tuổi thọ và kéo dài tình trạng béo phì đến tuổi trưởng thành, sẽ làm gia tăng
nguy cơ đối với các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đường,
viêm xương khớp, sỏi mật, gan nhiễm mỡ, và một số bệnh ung thư. Béo phì ở trẻ
em cịn làm ngừng tăng trưởng sớm, dễ dẫn tới những ảnh hưởng nặng nề về tâm lý
ở trẻ như tự ti, nhút nhát, kém hịa đồng, học kém. Béo phì ở trẻ em có thể là nguồn


gốc thảm họa của sức khỏe trong tương lai.


Theo WHO năm 2003 có khoảng 17,6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân,
béo phì (TCBP) thì đến năm 2010 con số đó đã lên tới 43 triệu trẻ (trong đó có 35
triệu trẻ ở các nước đang phát triển), đến năm 2020 nếu bệnh này vẫn tiếp tục
khơng suy giảm thì sẽ có gần 60 triệu trẻ em bị TCBP. Khơng chỉ ở các nước có thu
nhập cao mà ngay tại các nước có thu nhập thấp và trung bình thì tỷ lệ thừa cân,
béo phì cũng tăng, nhất là ở các khu vực đô thị.
Việt Nam là nước đang phát triển, tỉ lệ TCBP đang gia tăng. Theo Viện Dinh
dưỡng Quốc gia (2000 và 2010), tỷ lệ TCBP ở trẻ dưới 5 tuổi tăng từ 2,5% lên
5,6%, trong đó khu vực thành thị tăng từ 0,86% lên 6,5% và khu vực nông thôn từ
0,5% lên 4,2%.
Ở các quốc gia phát triển, đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về TCBP và chất
lượng cuộc sống (CLCS) liên quan sức khỏe của trẻ em và được sử dụng là một
trong các tiêu chuẩn đánh giá về tình trạng sức khỏe.
Tuổi học đường là giai đoạn rất quan trọng, trẻ tăng trưởng nhanh về thể lực,
phát triển giới tính, trưởng thành về tâm lý xã hội và hình thành nhân cách, giai
đoạn học sinh tiểu học là giai đoạn quan trọng để tích lũy các chất dinh dưỡng cho
phát triển thể lực nhanh ở giai đoạn vị thành niên sau này, khoảng 75% các trường
hợp TCBP ở trẻ em tồn tại đến khi trưởng thành. Do đó nghiên cứu về TCBP ở lứa
tuổi này là hết sức cần thiết.
Lạng Sơn là tỉnh được quy hoạch thành một nút trên tuyến hành lang kinh tế
Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phịng, vùng Đơng Bắc Việt Nam, và sau
năm 2010 trở thành một cực của tứ giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Lạng Sơn- Hà
Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh). Với đặc thù kinh tế vùng cửa khẩu, tốc độ đơ thị
hóa và phát triển nhanh của nền kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn đến lối sống và thói
quen ăn uống của người dân. Sự du nhập thói quen ăn uống với nhiều loại thức ăn
nhanh và giàu năng lượng, lối sống ít hoạt động thể lực đã dẫn đến tăng tỷ lệ
TCBP. Câu hỏi nghiên cứu của chúng tôi là: Tỷ lệ TCBP ở học sinh tiểu học thành

phố Lạng Sơn năm 2020 là bao nhiêu? và yếu tố nguy cơ béo phì của trẻ thừa cân
béo phì này như thế nào? Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ý tưởng:"Thực
trạng thừa cân béo phì và một số các yếu tố liên quan của học sinh tiểu học
thành phố Lạng Sơn năm 2020”. Nhằm 2 mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học thành phố Lạng Sơn
năm 2020.
2. Đánh giá một số yếu tố liên quan và đề xuất giải pháp.
Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh tiểu học lứa tuổi 6-10 tuổi.
- Bố/mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc, ni dưỡng trẻ.
- Số liệu thứ cấp năm 2020.


Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu:
- Trẻ không thực hiện chế độ ăn kiêng; không mắc các bệnh mạn tính; khơng
mắc các dị tật bẩm sinh, các bệnh liên quan đến chuyển hố, các dị tật có ảnh
hưởng đến nhân trắc hoạt động thể lực như dị tật chân, tay, cột sống…và tình
nguyện tham gia nghiên cứu.
- Cha mẹ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ được chọn vào nghiên cứu
không bị các rối loạn tâm thần khả năng nghe và nói khơng bị hạn chế và tình
nguyện tham gia vào nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Trẻ bị TCBP bệnh lý như:
Béo phì do các bệnh nội tiết như suy giáp trạng, cường vỏ thượng thận…
Béo phì do thiếu hormon tăng trưởng
Béo phì trong hội chứng tăng hormon nang buồng trứng
Béo phì trong thiểu năng sinh dục
Béo phì do các bệnh về não
- Đối tượng học sinh bị gù, vẹo cột sống bẩm sinh
- Trẻ thực hiện chế độ ăn kiêng; mắc các bệnh mạn tính; mắc các dị tật bẩm

sinh, các bệnh liên quan đến chuyển hoá, các dị tật có ảnh hưởng đến nhân trắc hoạt
động thể lực như dị tật chân, tay, cột sống…
- Cha mẹ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ được chọn vào nghiên cứu; bị
các rối loạn tâm thần khả năng nghe và nói khơng bị hạn chế và khơng tình nguyện
tham gia vào nghiên cứu.
IV. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
4.1 Nội dung của đề tài
1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến:
Đề tài tiến hành nghiên cứu về Thực trạng thừa cân béo phì của học sinh tiểu
học thành phố Lạng Sơn trên 1260 trẻ trường tiểu học Vĩnh Trại, tiểu học Chi Lăng.
Từ đó đưa ra một số yếu tố liên quan đến thực trạng này trong khoảng thời gian từ
tháng 10 năm 2020 đến tháng 09 năm 2021.
* Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
- Tuổi
- Giới
- Dân tộc
- Lớp/ Trường đang học


- Học vấn bố mẹ
- Nghề nghiệp bố mẹ.
* Đưa ra số liệu về thực trạng thừa cân béo phì trên từng nhóm đối tượng học
sinh tiểu học này.
- Tỷ lệ thừa cân, béo phì tại trường tiểu học thành phố Lạng Sơn (trường tiểu
học Vĩnh Trại và trường tiểu học Chi Lăng)
- Tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo tuổi
- Tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo giới
- Tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo dân tộc
- Tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo nghề nghiệp của bố mẹ
* Đưa ra một số yếu tố liên quan đến tỉ lệ thừa cân béo phì ở học sinh lứa tuổi

tiểu học thành phố Lạng Sơn.
- Tình trạng dinh dưỡng của trẻ liên quan đến yếu tố: kinh tế gia đình, cân
năng sơ sinh, số bữa ăn trong ngày, thời gian sử dụng các thiết bị điện tử, thời gian
ngủ,…
* Đưa ra một số khuyến nghị nhằm giảm tỷ lệ thừa cân béo phì:
- Phối hợp giữa Y tế nhà trường, y tế địa phương với ban giám hiệu nhà
trường, học sinh, phụ huynh và giáo viên nhằm nâng cao thêm nhận thức về béo
phì, tác hại xấu mà việc thừa cân béo phì đem lại. Từ đó, góp phần làm giảm tỷ lệ
béo phì trên lứa tuổi này.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: tháng 10 năm 2020 đến tháng 9 năm 2020
- Địa điểm: Trường tiểu học Vĩnh Trại và trường tiểu học Chi Lăng thành
phố Lạng Sơn.
4.2 Kết quả nghiên cứu của đề tài:
Sau thời gian nghiên cứu, bao gồm 1260 học sinh tại trường tiểu học Vĩnh
Trại và trường tiểu học Chi Lăng . Chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
4.2.1.Tỷ lệ thừa cân béo phì năm 2020 :
- Trường tiểu học Vĩnh Trại: 29,18%
- Trường tiểu học Chi Lăng: 29,68%
- Tỷ lệ Thành phố: 29,47%
Trong đó:


- Tỷ lệ suy dinh dưỡng của nam là 8,6% cao hơn nữ 5,5%, tỷ lệ thừa cân béo
phì của nam cũng cao hơn nữ ( 35,4% và 22,2%)
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở dân tộc khác cao hơn dân tộc kinh ( 11,5% so với
3,2%), trong khi đó tỷ lệ thừa cân béo phì dân tộc Kinh lại cao hơn dân tộc khác
( 36,8% so với 21,6%)
- Tỷ lệ thừa cân béo phì 38,8% ở nhóm con của cán bộ công chức viên chức
4.2.2. Một số các yếu tố nguy cơ:

- Số học sinh suy dinh dưỡng của gia đình thiếu ăn chiếm tỷ lệ 2,19%, số học
sinh thừa cân béo phì 100% sinh ra tại gia đình có kinh tế đủ ăn.
- Tỷ lệ số trẻ thừa cân không sử dụng thiết bị điện tử trong ngày là 23,8%, sử
dụng dưới 1 giờ/ ngày là 15,2%, sử dụng từ 1 giờ đến 3 giờ / ngày là 24,7% và sử
dụng trên 3 giờ/ngày là 36,3%.
- Số học sinh suy dinh dưỡng của gia đình thiếu ăn chiếm tỷ lệ 2,19%, số học
sinh thừa cân béo phì 100% sinh ra tại gia đình có kinh tế đủ ăn
- Tỷ lệ số trẻ thừa cân có cân nặng lúc sinh ≤ 2500g là 0,95%, từ 25003500g là 66,67% và ≥ 3500g là 32,38%.
- Tỷ lệ số trẻ béo phì có cân nặng lúc sinh ≤ 2500g là 3,7%, từ 2500-3500g là
66,46% và ≥ 3500g là 29,84%.
4.3 Tính mới, tính sáng tạo
Nhóm tác giả mong muốn sau khi đề tài có kết quả và so sánh với các kết
quả nghiên cứu trong tài liệu tham khảo. Ban giám hiệu nhà trường phối hợp với
các bậc phụ huynh, Y tế địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, đồng thời
phối hợp với các phương tiện truyền thông, tuyên truyền giao dục, nhằm nâng cao
sự hiểu biết của phụ huynh, học sinh, giáo viên về việc kiểm soát cân nặng cho lứa
tuổi học sinh nói riêng và việc giảm tỉ lệ thừa cân, béo phì nói chung. Góp phần
làm giảm tỷ lệ thừa cân béo phì hạn chế các tác hại xấu mà thừa cân béo phì gây
ra, giảm chi phí y tế, chi phí xã hội.
V. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI:
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng đề tài
theo ý kiến của tác giả:
+ Đưa ra tỉ lệ thừa cân béo phì của học sinh tiểu học thành phố Lạng Sơn,
góp phần cung cấp thêm số liệu nghiên cứu về đối tượng này. Đồng thời, góp phần
đưa ra thực trạng thừa cân, béo phì ngày càng tăng cao trên lứa tuổi tiểu học thành
phố Lạng Sơn. Nhằm nâng cao chất lượng, sự phát triển của lứa tuổi học đường.


+ Góp phần đưa ra một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ thừa cân béo phì. Từ đó,
đưa ra một số khuyến nghị làm giảm tỷ lệ thừa cân béo phì cho đối tượng học sinh

tiểu học, giảm chi phí về y tế, chí phí xã hội tương lai.
Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực của đề tài:
- Khả năng áp dụng hoặc áp dụng thử, nhân rộng: Nghiên cứu phù hợp với các
trường học trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.
- Khả năng mang lại lợi ích thiết thực
+ Hiệu quả kinh tế: Giảm chi phí Y Tế cho các bệnh mà béo phì gây nên cho
thế hệ trẻ.
+ Hiệu quả về mặt xã hội: Giảm chi phí xã hội, nâng cao chất lượng cuộc
sống, nâng cao sự phát triển của trẻ.
Kết quả của đề tài có giá trị giúp cho giới chuyên môn, cơ quan y tế, các Nhà
trường, các bậc cha mẹ thấy được thực trạng thừa cân béo phì ở lứa tuổi học đường
nói chung và tiểu học nói riêng đang gia tăng lên nhanh chóng. Từ đó có thể thay
đổi về nhận thức, hành vi, lối sống, sinh hoạt để giúp cải thiện nâng cao chất lượng
cuộc sống hiện tại và tương lai, giảm được tỷ lệ về thừa cân béo phì cũng như góp
phần làm giảm tỷ lệ về các bệnh, hệ lụy mà thừa cân, béo phì gây nên, góp một
phần trong cơng cuộc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học đường trong tình hình hiện
nay.
Đề tài đã được hội đồng nhiêm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở
nghiệm thu đạt loại : Xuất sắc
Đề tài đã được triển khai, phổ biến tới học sinh, phụ huynh, giáo viên hai
trường tiểu học trên địa bàn thành phố./.

Lãnh đạo đơn vị xác nhận

Hoàng Thị Hiền

Người viết báo cáo

Đinh Thị Hoa



Lạng Sơn, ngày 08 tháng 12 năm 2022




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×