Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Giải pháp nâng cao hiệu quả tự kiểm định chương trình đào tạo nghề Thiết kế đồ họa trình độ trung cấp nghề đạt chuẩn kiểm định chất lượng tại Trường Trung cấp nghề Thủ Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.96 MB, 166 trang )

ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 10 năm 2015
Người cam đoan

Nguyễn Thu Vân


iii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này với tên đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả tự
kiểm định chương trình đào tạo nghề Thiết kế đồ họa trình độ trung cấp nghề đạt
chuẩn kiểm định chất lượng tại trường Trung cấp nghề Thủ Đức”, tôi xin bày tỏ lịng
biết ơn chân thành đến Q thầy cơ giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật
TP.Hồ Chí Minh.
Đặc biệt, tơi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến TS. NGƯT Nguyễn Trần
Nghĩa, người đã tận tình hướng dẫn cho tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể Ban giám hiệu, giáo viên, công nhân viên
trường TCN Thủ Đức, đặc biệt là khoa Công nghệ thông tin đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi
trong công tác thu thập thông tin, dữ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu của mình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài, song do lần đầu làm quen với
công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế cũng như còn hạn chế về kiến thức
và kinh nghiệm nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết trong
q trình nghiên cứu và biên tập. Tơi rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cơ
giáo, bạn bè, đồng nghiệp để luận văn hồn chỉnh hơn.


Tôi xin chân thành cảm ơn.


iv

TÓM TẮT
Để tạo sự đột phá về chất lượng trong công tác dạy nghề, nhằm đào tạo nguồn
nhân lực kỹ thuật chất lượng cao, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã
xác định kiểm định chất lượng là một công cụ hữu hiệu nhằm bảo đảm chất lượng
đào tạo và đặt ra mục tiêu trong giai đoạn 2010 - 2020, có 90% số trường cao đẳng
nghề, trung cấp nghề, 70% số trung tâm dạy nghề; 70% chương trình đào tạo của các
trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề được kiểm định chất lượng dạy nghề. Để thực
hiện mục tiêu đó, Bộ Lao động thương binh và Xã hội đã phê duyệt thử nghiệm hệ
thống tiêu chí, chỉ số kiểm định chất lượng chương trình đào tạo. Hệ thống kiểm định
chất lượng chương trình đào tạo đã góp phần xác định mong đợi của khách hàng,
cộng đồng và xã hội đối với nhà trường và những chương trình đào tạo nhà trường
mang lại, giúp nhà trường tự đánh giá và hoàn thiện các điều kiện đảm bảo chất lượng,
nâng cao chất lượng đào tạo tại trường; mặt khác, giúp cơ quan quản lý nhà nước về
dạy nghề đánh giá, qua đó cơng bố với xã hội về thực trạng chất lượng của cơ sở dạy
nghề để người học và xã hội biết được thực trạng chất lượng đào tạo và giám sát. Kết
quả kiểm định cũng là cơ sở giúp các cơ quan quản lý các cấp có chính sách phù hợp
để phát triển dạy nghề.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm định chất lượng dạy nghề,
đồng thời hướng tới kiểm định chất lượng chương trình đào tạo cho các nghề đang
đào tạo tại trường TCN Thủ Đức đạt chuẩn kiểm định và tiếp cận chuẩn kiểm định
chương trình đào tạo cho các nghề khu vực ASEAN; người nghiên cứu đã chọn đề
tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả tự kiểm định chương trình đào tạo nghề Thiết kế đồ
họa trình độ trung cấp nghề đạt chuẩn kiểm định chất lượng tại trường Trung cấp
nghề Thủ Đức”. Đề tài đi sâu nghiên cứu các vấn đề sau:

1. Đề tài đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận về chất lượng, chất lượng đào tạo
nghề, kiểm định, kiểm định chất lượng dạy nghề, kiểm định chương trình đào tạo


v

nghề, cơ sở pháp lý, mục tiêu, nguyên tắc của kiểm định, quy trình và chu kỳ kiểm
định, các tiêu chí, chỉ số, tiêu chuẩn để kiểm định chương trình đào tạo nghề.
2. Tìm hiểu thực trạng về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; chương trình giáo
trình của nghề TKĐH tại trường TCN Thủ Đức và so sánh với các tiêu chí, chỉ số
trong hệ thống tiêu chí, chỉ số sử dụng trong thí điểm kiểm định chương trình đào tạo
nghề do Tổng Cục trưởng Tổng cục dạy nghề ban hành kèm theo quyết định số
248/QĐ-TCND ngày 29/05/2015
3. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về kiểm định và thực trạng tại trường TCN
Thủ Đức, người nghiên cứu đề xuất 4 giải pháp nâng cao hiệu quả tự kiểm định
chương trình đào tạo nghề Thiết kế đồ họa đạt chuẩn kiểm định chất lượng tại trường
TCN Thủ Đức.
4. Xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia về tính cần thiết và tính khả thi của
các giải pháp. Phân tích, đánh giá các kết quả thu thập được để có cái nhìn tổng qt
về các giải pháp và đưa ra đề xuất, kiến nghị.


vi

ABSTRACT
To create the significant change in vocation education activity, create the high
quality employees, follow industrialized and modernized processes and adaptable
ability in the global economic, the Ministry of Labor – Invalids and Social Affairs
indicated that the Vocational Education and Training Accreditation is efficient tool
to warrant the educational quality and desired that 90% of vocational colleges and

schools, 70% of vocational education centers, 70% of programs of vocational
colleges and schools should be accredited in the periods of 2012-2020
To pursue above targets, the Ministry of Labor – Invalids and Social Affairs
approved to test the criteria system, the accreditation indexes of the education
programs. The Educational accreditation system will assist the colleges or schools in
determining the demands of customers, the community, and the social about
educational programs. It also helps the colleges or schools in self-accreditation and
self-improvement about the conditions to warrant and improve educational quality.
On the other hand, it helps the educational management agencies to assess as well as
announce the quality of vocational education centers, so that the students and social
groups can check and inspect it. The accreditation results are the basics which will be
utilized by agencies of government to issue the appropriate policies for the
development of vocational education.
It is known that the Vocational-Education and Training Accreditation is very
important and the desires that the vocational education programs in Thu Duc
Vocational School satisfy the national accreditation standards and reach the ASEAN
accreditation standards; the author chose the topic: “The solutions to improve the
efficiency of self-accreditation of the vocational education programs. The graphic
designs at vocational level satisfied the accreditation standards in Thu Duc
Vocational School”. The thesis focuses on:
1.

Clarify the concepts of the quality, the vocational education quality, the

accreditation, the vocational education accreditation, the educational programs


vii

accreditation; the laws, the targets, and the rules of the accreditation; the procedures

and the periods of the accreditation; the criteria and, the indexes and the standards to
accredit the vocational education programs.
2.

Research the situation of teachers, officers, the programs and

curriculums of TKDH in Thu Duc Vocational School; Compare the results with the
criteria, indexes applied in a pilot project about vocational education programs which
was issued by the president of General Directorate of Vocational Training and
attached with the decision No. 248/QĐ-TCND 29/05/2015.
3.

Base on the studies of the concepts about accreditation and the reality

in Thu Duc Vocational School, author proposed four solutions to improve the selfaccreditation efficiency of the graphic design programs and satisfy the accreditation
standard in Thu Duc Vocational School.
4.

Collect the expert ideas about the urgency and Feasibility of the

solutions. Analyze the results to have general conclusion and appropriate proposition.


viii

MỤC LỤC
LÝ LỊCH KHOA HỌC .......................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................iii
TÓM TẮT ............................................................................................................. iv

MỤC LỤC........................................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CTĐT NGHỀ ................. 9
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................................... 9
1.1.1. Vấn đề nghiên cứu trên thế giới:.............................................................. 9
1.1.1.1 Kiểm định chất lượng dạy nghề tại Hoa Kỳ:..................................... 10
1.1.1.2 Kiểm định chất lượng dạy nghề tại Australia.................................... 11
1.1.1.3. Kiểm định chất lượng dạy nghề tại Malaysia................................... 14
1.1.2. Kiểm định chất lượng dạy nghề tại Việt Nam ........................................ 14
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN: ...................................................................... 18
1.2.1. Chất lượng, chất lượng đào tạo, chất lượng đào tạo nghề....................... 18
1.2.1.1. Chất lượng: ..................................................................................... 18
1.2.1.2. Chất lượng đào tạo: ......................................................................... 20
1.2.1.3. Chất lượng đào tạo nghề: ................................................................ 24
1.2.2. Kiểm định, kiểm định chất lượng dạy nghề, kiểm định chất lượng chương
trình đào tạo nghề ........................................................................................... 26
1.2.2.1. Kiểm định (Quality Accreditation) .................................................. 26
1.2.2.2. Kiểm định chất lượng dạy nghề ....................................................... 27
1.2.2.3. Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo .................................... 29
1.2.3. Tự kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề .............................. 30
1.2.4. Hiệu quả, hiệu quả tự kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề . 31
1.3. KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ ......... 31


ix

1.3.1. Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 31
1.3.1.1. Luật dạy nghề ................................................................................. 31
1.3.1.2. Luật giáo dục nghề nghiệp: ............................................................. 32

1.3.1.3. Các văn bản, quy định về việc triển khai công tác kiểm định chất
lượng dạy nghề ............................................................................................ 33
1.3.2. Mục đích và nguyên tắc kiểm định chất lượng CTĐT nghề ................... 35
1.3.2.1. Mục đích kiểm định chất lượng chương trình đào tạo là .................. 35
1.3.2.2. Nguyên tắc kiểm định ..................................................................... 36
1.3.3. Quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề ... 36
1.3.4. Tiêu chí, chỉ số trong hệ thống kiểm định chất lượng CTĐT nghề ......... 40
1.3.5. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo nghề ................... 43
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỰ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TKĐH TẠI TRƯỜNG TCN THỦ ĐỨC ............... 45
2.1. GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG, VỀ KHOA CƠNG NGHỆ THƠNG TIN VÀ
CHƯƠNG TRÌNH THIẾT KẾ ĐỒ HỌA TẠI TRƯỜNG TCN THỦ ĐỨC ....... 45
2.1.1. Khái quát về quá trình thành lập và phát triển trường TCN Thủ Đức ..... 45
2.1.2. Khái quát về lịch sử phát triển và các tích nổi bật của khoa Cơng nghệ
thơng tin- Khoa phụ trách đào tạo nghề TKĐH: .............................................. 49
2.1.3. Khái quát về chương trình đào tạo nghề Thiết kế đồ họa ....................... 52
2.2. THỰC TRẠNG VỀ NHÀ GIÁO DẠY NGHỀ VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ TẠI
TRƯỜNG TCN THỦ ĐỨC THAM GIA ĐÀO TẠO NGHỀ TKĐH ................. 55
2.3. THỰC TRẠNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH NGHỀ THIẾT KẾ
ĐỒ HỌA TẠI TRƯỜNG TCN THỦ ĐỨC ........................................................ 61
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỰ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ THIẾT KẾ ĐỒ HỌA TRÌNH ĐỘ
TRUNG CẤP NGHỀ ĐẠT CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TẠI
TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ THỦ ĐỨC...................................................... 67


x


3.1. YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP: .................. 67
3.2. NỘI DUNG CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỰ KIỂM ĐỊNH
CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ ĐẠT CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ THỦ ĐỨC .............................................. 68
3.2.1. Đẩy mạnh công tác thực hiện tự kiểm định tại trường TCN Thủ Đức .... 68
3.2.2. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và mạnh về chất lượng ...... 69
3.2.3. Phát triển công tác xây dựng, hiệu chỉnh chương trình, giáo trình phù hợp
với thực tế ....................................................................................................... 71
3.2.4. Xây dựng mối quan hệ rộng rãi, thân thiết với các doanh nghiêp ........... 73
3.3. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN
PHÁP ĐƯỢC ĐỀ XUẤT ................................................................................... 76
3.3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp “Đẩy mạnh
cơng tác thực hiện tự kiểm định tại trường TCN Thủ Đức”. ............................ 77
3.3.2. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp “Xây dựng đội
ngũ giáo viên đủ về số lượng và mạnh về chất lượng” .................................... 78
3.3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp “Phát triển công
tác xây dựng, hiệu chỉnh chương trình, giáo trình phù hợp với thực tế”........... 79
3.3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp “Xây dựng mối
quan hệ rộng rãi, thân thiết với các doanh nghiệp” .......................................... 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 90
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 93


xi

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNĐ


:

Cao đẳng nghề

CNTT

:

Công nghệ thông tin

CTĐT

:

Chương trình đào tạo

GV

:

Giáo viên

HS

:

Học sinh

KĐCL


:

Kiểm định chất lượng

LĐTBXH

:

Lao Động Thương Binh Xã hội

TCN

:

Trung cấp nghề

TKĐH

:

Thiết kế đồ họa


xii

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1: Vị trí của tự kiểm định trong kế hoạch nâng cao chất lượng trường cao
đẳng nghề và Trung cấp nghề ................................................................................ 31
Hình 2.1: Trường Trung cấp nghề Thủ Đức ......................................................... 45
Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trường TCN Thủ Đức .................................... 48

Hình 2.3: Cán bộ, giáo viên Khoa CNTT ............................................................. 49
Hình 2.4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của khoa CNTT, trường TCN Thủ Đức................ 51
Hình 2.5: Học sinh lớp TKĐH 213 trong giờ học tại phịng máy của trường ........ 53
Hình 3.1: Biểu đồ khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp “Đẩy
mạnh công tác thực hiện tự kiểm định tại trường TCN Thủ Đức” .......................... 77
Hình 3.2: Biểu đồ khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp “Xây
dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và mạnh về chất lượng” ............................ 78
Hình 3.3: Biểu đồ khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp “Phát
triển cơng tác xây dựng, hiệu chỉnh chương trình, giáo trình phù hợp với thực tế”. 79
Hình 3.4: Biểu đồ khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp “Xây
dựng mối quan hệ rộng rãi, thân thiết với các doanh nghiệp” ................................. 81
Hình 3.5: So sánh sự tương quan về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
.............................................................................................................................. 84


xiii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tóm tắt tiêu chí, chỉ số, điểm chuẩn trong hệ thống tiêu chí, chỉ số kiểm
định chất lượng chương trình đào tạo theo Quyết định số 248/QĐ-TCDN được ban
hành ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề ........... 41
Bảng 2.1: Số lượng tuyển sinh các trình độ đào tạo từ năm 2013 đến 2015 của trường
TCN Thủ Đức ....................................................................................................... 49
Bảng 2.2: Trình độ đào tạo của cán bộ, giáo viên khoa CNTT............................... 51
Bảng 2.3: Thành tích đạt được của học sinh nghề Thiết kế đồ họa tham gia các cuộc
thi tay nghề trẻ qua các năm .................................................................................. 52
Bảng 2.4: Tóm tắt nội dung chương trình dạy nghề TKĐH ................................... 53
Bảng 2.5: Bảng thống kê số lượng giáo viên dạy các môn chuyên môn nghề qua các
năm ....................................................................................................................... 56
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

.............................................................................................................................. 82


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4. Giả thuyết khoa học
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phạm vi nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu
8. Những đóng góp của đề tài
9. Cấu trúc luận văn


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nên rất cần nguồn
nhân lực chất lượng cao để kịp thời nắm bắt những tiến bộ khoa học kĩ thuật trên thế
giới. Chính vì thế, Chính phủ Việt Nam đã khẳng định nguồn nhân lực chất lượng
cao, trong đó có nhân lực qua đào tạo nghề là một trong ba trụ cột tăng trưởng và phát
triển bền vững kinh tế Việt Nam. Do vậy, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo
nghề là yêu cầu, là đòi hỏi của đất nước, nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Hàng năm, các cơ sở dạy nghề cung cấp một tỉ lệ đáng kể lao động đã qua đào
tạo nghề cho nguồn nhân lực của quốc gia. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo nghề của
Việt Nam hiện tại chưa cao. Hiện đang có tình trạng học sinh tốt nghiệp các trường
trung học phổ thông và trung học cơ sở không muốn vào học tại các trường dạy nghề.

Tình trạng học sinh đổ xơ vào các trường đại học có thể có nguyên nhân do tâm lý
nhưng cũng có nguyên nhân về chất lượng và uy tín của các cơ sở dạy nghề còn hạn
chế trong sự đánh giá của xã hội. Trong khi đó, các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế lại gặp nhiều khó khăn trong tìm nguồn nhân lực cho đơn vị mình. Việc
phàn nàn của các doanh nghiệp, của những người sử dụng lao động về sự yếu kém về
kỹ năng nghề của học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường dạy nghề có nguyên nhân
do chất lượng dạy nghề chưa đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất.
Để giải quyết bài toán làm thế nào để phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo
nghề, chúng ta cần phải có sự chung tay, góp sức của tồn xã hội; Nhưng lực lượng
cần nói đến đầu tiên đó chính là các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ quan quản lý
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp này. Nếu khơng có những biện pháp để nâng cao chất
lượng, thì trước hết, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ không theo kịp sự phát triển
của xã hội, khơng nhận được sự tín nhiệm của các lực lượng xã hội và xa hơn nữa
khơng hồn thành được mục tiêu hiện đại hóa đất nước, khơng hồn thành được nhiệm
vụ của mình là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, giúp phát triển bền vững kinh
tế Việt Nam. Vì vậy, muốn tồn tại và phát triển, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải


2

khơng ngừng vận động, sáng tạo, nghiên cứu, tìm ra những giải pháp phù hợp với đặc
điểm của Việt Nam để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục và đào tạo nghề.
Các nghiên cứu cho thấy rằng kiểm định chất lượng đào tạo được xem là một
công cụ hữu hiệu, đã có những đóng góp hết sức quan trọng đối với việc đảm bảo và
nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và đào tạo nghề nói riêng. Điển hình là tại
Mỹ và nhiều quốc gia khác trên thế giới như Australia, Malaysia, Thái Lan, kiểm định
chất lượng đào tạo đã trở thành hoạt động thường xuyên, quen thuộc và thậm chí trở
thành điều kiện tồn tại của nhiều trường.
Kiểm định chất lượng đào tạo chỉ ra cho các trường biết được hiệu quả trong quá
trình hoạt động của mình đem lại là gì để tiếp tục cải thiện đến mức tốt nhất có thể.

Ở các nước, kết quả kiểm định chất lượng đào tạo được dùng để xem xét trong việc
cấp ngân sách cho cơ sở dạy nghề và làm cơ sở để các cơ sở dạy nghề có thể cạnh
tranh với nhau, thu hút người học. Với xã hội, kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề
cũng có thể làm thơng tin tham khảo cho người học trong việc lựa chọn cơ sở dạy
nghề phù hợp, là căn cứ để các cơ sở dạy nghề có thể thực hiện các chương trình liên
kết, liên thơng. Ngồi ra, kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề cũng là nguồn thơng
tin bổ ích cho các nhà tuyển dụng trong việc tìm kiếm nguồn lao động cho mình. Như
vậy, mục đích của kiểm định chất lượng dạy nghề sẽ góp phần nâng cao chất lượng
dạy nghề, đồng nghĩa với việc nâng cao trình độ nguồn nhân lực, phát triển kinh tế
quốc gia.
Khái niệm kiểm định chất lượng đào tạo ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ, vẫn
chưa được phổ biến rộng khắp. Nước ta chỉ mới đang tiến hành kiểm định chất lượng
cơ sở đào tạo; còn kiểm định chất lượng chương trình chỉ mới ở giai đoạn thí điểm
trên một số ngành trọng điểm. Công tác kiểm định chất lượng đào tạo vẫn còn lờ mờ
với nhiều người. Ở nhiều nơi, các trường dạy nghề, cán bộ quản lý cũng như giáo
viên vẫn cịn thờ ơ với cơng tác kiểm định chất lượng do họ vẫn chưa hiểu được tác
dụng của kiểm định chất lượng đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo bằng việc
xác định các mặt mạnh, mặt yếu, kế hoạch, giải pháp khắc phục. Họ vẫn quan niệm
kiểm định chất lượng dạy nghề là hoạt động thanh tra nên khơng quan tâm, thậm chí
cịn né tránh. Hoặc có nơi thực hiện kiểm định chất lượng theo kiểu đối phó, thực


3

hiện khơng đúng theo quy trình, khơng theo u cầu quy định. Do đó dẫn đến kết quả
kiểm định chất lượng khơng cao, gặp nhiều khó khăn trở ngại.
Tháng 6/2015, theo quyết định số 885/QĐ-LĐTBXH ngày 26/6/2015 của Bộ
LĐTBXH, trường TCN Thủ Đức được nâng cấp thành trường CĐN Thủ Đức và nghề
TKĐH được lựa chọn là một trong những nghề được đầu tư để xây dựng lên cao đẳng.
Bên cạnh đó, nhận thức được tầm quan trọng của cơng tác kiểm định chất lượng dạy

nghề, đồng thời hướng tới kiểm định chất lượng chương trình đào tạo cho các nghề
đang đào tạo tại trường TCN Thủ Đức đạt chuẩn kiểm định chất lượng và tiếp cận
chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo cho các nghề khu vực ASEAN; góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường nói chung và nâng cao chất lượng đào
tạo nghề TKĐH tại trường nói riêng; giúp đẩy mạnh cơng tác tuyển sinh tại trường,
làm cơ sở cho người học nghề yên tâm khi lựa chọn nghề, chọn trường; là cơ sở vững
chắc để nhà trường yên tâm đầu tư xây dựng chương trình đào tạo nghề TKĐH của
trường từ trung cấp lên cao đẳng. Với những lý do trên, đề tài “Giải pháp nâng cao
hiệu quả tự kiểm định chương trình đào tạo nghề TKĐH trình độ TCN đạt
chuẩn kiểm định chất lượng tại trường TCN Thủ Đức” được người nghiên cứu
lựa chọn thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến cơng
tác kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề Thiết kế đồ họa tại trường Trung
Cấp Nghề Thủ Đức; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kết quả tự kiểm định chất
lượng chương trình đào tạo nghề TKĐH tại trường TCN Thủ Đức, giúp trường đạt
được kết quả kiểm định chất lượng chương trình đạo tạo ở mức cao nhất.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp nâng cao hiệu quả tự kiểm định chất lượng

chương trình đào tạo nghề Thiết kế đồ họa trình độ trung cấp nghề đạt chuẩn kiểm
định chất lượng tại trường Trung Cấp Nghề Thủ Đức
-

Khách thể nghiên cứu:
+

Quá trình tự kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề Thiết kế


đồ họa của trường Trung cấp nghề Thủ Đức


4

+

Hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào

tạo được áp dụng đối với chương trình dạy nghề trình độ trung cấp
+

Các yêu cầu quy định dùng để đánh giá chương trình đào tạo có đạt

chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.
4. Giả thuyết nghiên cứu:
Hoạt động dạy và học nghề Thiết kế đồ họa nói riêng và các nghề đang đào
tạo tại trường Trung cấp nghề Thủ Đức nói chung cịn nhiều bất cập, được thể hiện
qua công tác kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề tại trường, gây ảnh hưởng khơng
ít đến cơng tác tự kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề. Do đó nếu các
giải pháp đề xuất khả thi, phù hợp với cơ sở khoa học và thực tiễn thì hiệu quả của
cơng tác tự kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề TKĐH tại trường TCN
Thủ Đức sẽ có kết quả tốt hơn và sẽ đảm bảo đạt chuẩn kiểm định chất lượng chương
trình dạy nghề với chất lượng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài tập trung vào một số nhiệm vụ sau:
-

Tìm hiểu, phân tích cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của việc “kiểm định chất


lượng chương trình đào tạo nghề”
-

Tìm hiểu hệ thống tiêu chí, chỉ số kiểm định chất lượng chương trình đào tạo

ban hành kèm theo Quyết định số 248/QĐ-TCDN ngày 29/05/2015 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Dạy nghề
-

Tìm hiểu thực trạng đáp ứng tiêu chí kiểm định chất lượng chương trình đào

tạo nghề tại trường TCN Thủ Đức liên quan đến hệ thống tiêu chí, chỉ số kiểm định
chất lượng chương trình đào tạo nghề Thiết kế đồ họa.
-

Đưa ra những đề xuất, giải pháp để khắc phục các vấn đề nảy sinh nhằm nâng

cao kết quả tự kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề Thiết kế đồ họa tại
trường TCN Thủ Đức, giúp trường đạt được kết quả kiểm định chất lượng chương
trình đạo tạo ở mức cao nhất, giúp nâng cao chất lượng đào tạo nghề Thiết kế đồ họa
tại trường Trung cấp nghề Thủ Đức.


5

6. Phạm vi nghiên cứu:
Do thời gian có hạn, đề tài chỉ tập trung phân tích, tìm hiểu các vấn đề liên
quan đến tiêu chí 3 “Nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên” và tiêu chí 4 “Chương
trình, giáo trình đào tạo” trong hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng

chương trình đào tạo ban hành kèm theo Quyết định số 248/QĐ-TCDN ngày 29 tháng
05 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề. Từ đó đưa ra các giải pháp
nâng cao hiệu quả tự kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề Thiết kế đồ họa
đạt chuẩn kiểm định chất lượng tại trường Trung Cấp Nghề Thủ Đức. Đây là 2 trong
số 4 tiêu chí quan trọng trong việc kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề,
yêu cầu điểm đánh giá phải đạt từ 80% điểm chuẩn trở lên. Số liệu thu thập để nghiên
cứu, khảo sát từ năm 2013 đến 2015.
7. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài dự kiến sẽ sử dụng các phương
pháp sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
-

Thơng qua việc phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, các văn bản từ

sách, báo, các văn kiện, tài liệu liên quan đến kiểm định trong đào tạo nghề; phương
pháp nâng cao chất lượng đào tào nghề… nhằm xác định được cơ sở lý luận về kiểm
định chất lượng chương trình đào tạo nghề nói chung và kiểm định chất lượng chương
trình đào tạo nghề Thiết kế đồ họa nói riêng.
-

Phân tích hệ thống tiêu chí, chỉ số và hướng dẫn đánh giá các chỉ số kiểm định

chất lượng chương trình đào tạo áp dụng trong triển khai thí điểm kiểm định chất
lượng chương trình đào tạo năm 2015.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 Phương pháp quan sát sư phạm:
-

Thực hiện quan sát các vấn đề được đề cập đến trong hệ thống các tiêu chí


dùng để kiểm định, đặc biệt chú ý đến các tiêu chí về chương trình, giáo trình đào tạo
và đội ngũ nhà giáo, quản lý chương trình đào tạo thơng qua dự giờ tại các lớp TKĐH,
các tiết dạy trong các buổi thao giảng. Quan sát các hoạt động của học sinh, giáo viên,
nhân viên quản lý tại trường để đánh giá thuận lợi và khó khăn về thực trạng tại


6

trường; từ đó đưa ra đánh giá, kết luận về thực trạng và đề xuất biện pháp nhằm nâng
cao hiệu quả tự kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề Thiết kế đồ họa đạt
chuẩn kiểm định chất lượng tại trường Trung Cấp Nghề Thủ Đức.
 Phương pháp điều tra:
-

Sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến của 50 giáo viên, nhân viên, cán bộ

quản lý tại trường TCN Thủ Đức và một số trường lân cận để thu thập ý kiến về tính
cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
-

Khảo sát trình độ tin học, ngoại ngữ, khả năng ứng dụng CNTT vào giảng dạy,

kỹ năng nghề của giáo viên, đánh giá thực trạng về đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán
bộ quản lý của trường, từ đó so sánh với các tiêu chí, chỉ số đề ra trong hệ thống tiêu
chí, chỉ số kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề được ban hành kèm theo
Quyết định số 248/QĐ-TCDN ngày 29.5.2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục dạy
nghề, tìm ra những ưu, nhược điểm và đề xuất biện pháp phù hợp.
-


Khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, doanh nghiệp về mục

tiêu, nội dung chương trình, giáo trình của nghề TKĐH, đánh giá thực trạng chương
trình, giáo trình nghề TKĐH tại trường và so sánh với các tiêu chí, chỉ số đề ra trong
hệ thống tiêu chí, chỉ số kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề được ban
hành kèm theo Quyết định số 248/QĐ-TCDN ngày 29.5.2015 của Tổng cục trưởng
Tổng cục dạy nghề.
 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động:
-

Nghiên cứu các kế hoạch, quyết định, kết luận của hiệu trưởng, báo cáo tổng

kết học kỳ, năm học để đánh giá thực trạng của trường TCN Thủ Đức về các vấn đề
liên quan đến tiêu chí 3 “Nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên” và tiêu chí 4 “Chương
trình, giáo trình đào tạo” trong hệ thống tiêu chí, chỉ số kiểm định chất lượng chương
trình đào tạo nghề được ban hành kèm theo Quyết định số 248/QĐ-TCDN ngày
29.5.2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề.
 Phương pháp phỏng vấn:
-

Tiến hành trao đổi, phỏng vấn Ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên của trường

TCN Thủ Đức để tìm hiểu nhận thức, đánh giá của họ về kiểm định chất lượng dạy
nghề nói chung và kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nói riêng.


7

 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
-


Tiến hành nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm của các trường khác về quá trình

thực hiện kiểm định chất lượng chương trình, cơng tác quản lý đào tạo, đội ngũ giáo
viên, nhân viên tại các trường để có thêm cơ sở xác định các biện pháp phù hợp.
 Phương pháp chuyên gia
-

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia; các nhà khoa học về giáo dục học, quản

lý giáo dục; các nhà giáo có chun mơn sâu và có kinh nghiệm về kiểm định, đảm
bảo chất lượng đào tạo để làm rõ nhiệm vụ của đề tài.
 Phương pháp tốn thống kê:
-

Phân tích xử lý các thông tin thu được, sử dụng thống kê toán học để xử lý số

liệu và kết quả nghiên cứu. Sử dụng phần mềm tin học để vẽ sơ đồ, đồ thị các kết quả
thu thập được.
 Phương pháp phân tích dữ liệu định tính:
-

Phân loại, mã hóa các số liệu định tính thu thập được để phân tích xử lý các

thơng tin
8. Những đóng góp của đề tài:
 Về mặt lý luận: Luận văn đã đúc kết các khái niệm cốt lõi liên quan đến kiểm
định chất lượng đào tạo như: Chất lượng, chất lượng đào tạo, chất lượng đào tạo nghề;
Kiểm định, kiểm định chất lượng dạy nghề, kiểm định chất lượng chương trình đào
tạo nghề; Tự kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề nhằm góp phần phát

triển lý luận về kiểm định chất lượng đào tạo nói chung và kiểm đinh chất lượng dạy
nghề nói riêng. Việc nhìn ra được các mối quan hệ mật thiết giữa các khái niệm trên,
sự tác động qua lại giữa chúng giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng thể về kiểm
định chất lượng dạy nghề, kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề. Từ đó
tiếp cận hệ thống tiêu chí, chỉ số kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề do
Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề Việt Nam ban hành tại Quyết định số 248/QĐTCDN ngày 29 tháng 5 năm 2015 một cách cụ thể, rõ ràng hơn.
 Về mặt thực tiễn: Người nghiên cứu dựa vào cơ sở lý luận của luận văn, dựa
vào các tiêu chí, chỉ số trong hệ thống tiêu chí, chỉ số kiểm định chất lượng chương
trình đào tạo nghề được ban hành tại Quyết định số 248 /QĐ-TCDN ngày 29 tháng 5


8

năm 2015 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề để phân tích, đánh giá thực trạng
tại trường TCN Thủ Đức; đặc biệt chú trọng vào các vấn đề chương trình, giáo trình
dạy nghề; đội ngũ nhà giáo dạy nghề và cán bộ quản lý nghề TKĐH để thấy được
mặt mạnh, mặt yếu, mặt làm được, mặt chưa làm được của chương trình đào tạo tại
trường TCN Thủ Đức. Từ đó người nghiên cứu đưa ra 4 nhóm giải pháp nhằm nâng
cao kết quả tự kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề TKĐH tại trường
TCN Thủ Đức, giúp trường đạt được kết quả kiểm định chất lượng chương trình đạo
tạo ở mức cao nhất, đó là:
1. Đẩy mạnh công tác thực hiện tự kiểm định tại trường TCN Thủ Đức
2. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và mạnh về chất lượng
3. Phát triển công tác xây dựng, hiệu chỉnh chương trình, giáo trình phù hợp với
thực tế
4. Xây dựng mối quan hệ rộng rãi, thân thiết với các doanh nghiệp.
9. Cấu trúc luận văn:
Luận văn gồm các phần sau:
 PHẦN MỞ ĐẦU
 PHẦN NỘI DUNG

-

Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề

-

Chương 2: Thực trạng kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề
TKĐH tại trường TCN Thủ Đức

-

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả tự kiểm định chất lượng chương
trình đào tạo nghề TKĐH trình độ TCN đạt chuẩn kiểm định chất lượng tại
trường TCN Thủ Đức

-

Kết luận và kiến nghị

 PHẦN PHỤ LỤC


NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM ĐỊNH
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
Chương 2: THỰC TRẠNG CƠNG TÁC TỰ KIỂM
ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CTĐT NGHỀ THIẾT KẾ ĐỒ
HỌA TẠI TRƯỜNG TCN THỦ ĐỨC
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỰ
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO

TẠO NGHỀ THIẾT KẾ ĐỒ HỌA TRÌNH ĐỘ TRUNG
CẤP NGHỀ ĐẠT CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT
LƯỢNG TẠI TRƯỜNG TCN THỦ ĐỨC

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ


9

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Kiểm định chất lượng là một công cụ hữu hiệu bảo đảm chất lượng đào tạo.
Kiểm định chất lượng dạy nghề nhằm đánh giá, xác định mức độ thực hiện mục tiêu,
chương trình, nội dung dạy nghề đối với cơ sở dạy nghề, một mặt, giúp các cơ sở dạy
nghề tự đánh giá và hoàn thiện các điều kiện bảo đảm chất lượng; mặt khác, giúp cơ
quan quản lý nhà nước về dạy nghề đánh giá, qua đó cơng bố với xã hội về thực trạng
chất lượng của cơ sở dạy nghề để người học và xã hội biết được thực trạng chất lượng
đào tạo và giám sát. Kết quả kiểm định cũng là cơ sở giúp các cơ quan quản lý các
cấp có chính sách phù hợp để phát triển dạy nghề.
1.1.1. Vấn đề nghiên cứu trên thế giới:
Có nhiều nghiên cứu của các tác giả trên thế giới đề cập đến vấn đề kiểm định
chất lượng đào tạo như:


Elain El Khawas (2001) – Kiểm định chất lượng ở Mỹ: Nguồn gốc, sự


diễn biến và triển vọng cho tương lai (Accreditation in the USA: Origin,
developments and future prospect). Nghiên cứu đã nêu ra được một cách rõ ràng và
chi tiết tiến trình kiểm định bắt đầu từ định nghĩa về kiểm định chất lượng, các hình
thức kiểm định như kiểm định cơ sở đào tạo, kiểm định chương trình đào tạo, sự phát
triển của hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục của Mỹ trong những năm gần đây,
cách thức tiến hành quá trình kiểm định. Cơng trình đã nêu lên được những cơ hội và
thách thức cho lĩnh vực kiểm định chất lượng đào tạo, những tác động của kiểm định
chất lượng đến việc nâng cao chất lượng của nhà trường, cũng như rút ra được những
bài học cho lĩnh vực này.


Nhóm tác giả LazrVLSCEANU, Laura GRUNBERG, và DanPÂRLEA

(unesco 2007) – Những thuật ngữ và định nghĩa cơ bản trong đảm bảo chất lượng và


10

kiểm định chất lượng giáo dục (Quality Assurance and Accreditation: A Glossary of
BasicTerms and Definition). Nghiên cứu đã tổng hợp một cách đầy đủ các thuật ngữ,
định nghĩa chuyên dùng trong lĩnh vực kiểm định chất lượng đào tạo, và giải thích
cách sử dụng các khái niệm này một cách cụ thể thông qua các hoạt động thực tiễn
trong lĩnh vực này. Cùng với việc giải thích từ ngữ, nghiên cứu cũng chỉ rõ cho người
đọc hiểu được nội dung và tiến trình hoạt động của kiểm định chất lượng đào tạo.
Đồng thời, nghiên cứu cũng đã nêu lên được những tranh luận đối lập hiện nay trong
việc quan niệm và sử dụng các thuật ngữ này trên thế giới
Tại các nước phát triển như Hoa Kỳ, Australia, Anh, Hàn Quốc... đã phát triển
kiểm định chất lượng đào tạo từ rất sớm và có hệ thống chính sách về kiểm định chất
lượng đào tạo khá hoàn chỉnh như: tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định, quy trình kiểm
định, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở tham gia kiểm định, chính sách hỗ

trợ người học tại các cơ sở đạt chuẩn kiểm định. Hoạt động kiểm định tại các nước
này đã trở thành một hoạt động thường xuyên (một số quốc gia là hoạt động bắt buộc)
và góp phần tích cực bảo đảm chất lượng đào tạo.
1.1.1.1 Kiểm định chất lượng dạy nghề tại Hoa Kỳ:
Ở Mỹ, kiểm định chất lượng các cơ sở đào tạo nghề được thực hiện trên cơ sở
tự nguyện với hai hình thức: kiểm định cơ sở đào tạo và kiểm định chương trình/ nghề
đào tạo. Trong đó, kiểm định chương trình đào tạo phổ biến như kiểm định cơ sở dạy
nghề. Theo Wikipedia Encyclopedia, có 52 tổ chức kiểm định của Mỹ có tổ chức
kiểm định chất lượng chương trình đào tạo (kiểm định đào tạo nghề nghiệp hoặc kiểm
định chuyên môn).
Chứng nhận kiểm định chất lượng của chương trình, nghề đào tạo đảm bảo học
viên học nghề đạt được kỹ năng nghề ở cơ sở đào tạo đáng tin cậy và có chất lượng
phù hợp. Do vậy, các nhà tuyển dụng thường không xem xét hồ sơ nếu ứng viên không
được đào tạo ở một cơ sở đã được công nhận, được kiểm định.
Việc kiểm định chất lượng dạy nghề tại Hoa Kỳ được thực hiện bởi các Hiệp hội
kiểm định chất lượng đào tạo. Đối với cơ sở đào tạo, để được kiểm định chất lượng,
các cơ sở đào tạo nghề phải đăng ký tham gia hiệp hội với tư cách thành viên. Đối với


11

các chương trình hoặc nghề đào tạo, việc kiểm định chất lượng có thể được thực hiện
bởi các tổ chức kiểm định chất lượng nghề nghiệp thông qua đăng ký và nộp các khoản
phí theo quy định. Các Hiệp hội kiểm định chất lượng cấp vùng hay quốc gia đều phải
được Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (USDE) hoặc/ và Hội đồng kiểm định chất lượng Giáo dục
Đại học (The Council on Higher Education Accreditatinon) tên viết tắt CHEA thẩm
định và cơng nhận.
Quy trình kiểm định chất lượng thơng thường trải qua 4 giai đoạn:
1. Đánh giá sơ bộ
2. Chuẩn bị đánh giá ngoài/ đánh giá đồng cấp

3. Đánh giá ngoài
4. Hậu đánh giá ngoài
Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề và quy trình thực hiện ở mỗi tổ
chức kiểm định chất lượng khu vực hoặc nghề nghiệp/ chương trình là do các tổ chức
này quy định, do vậy có những điểm khác biệt về cả nội dung và số lượng các tiêu
chí, tiêu chuẩn. Tuy nhiên, về căn bản, các nội dung được đánh giá bao phủ toàn diện
các mặt hoạt động của cơ sở đào tạo nghề.
1.1.1.2 Kiểm định chất lượng dạy nghề tại Australia
Hệ thống giáo dục và đào tạo nghề Australia (VET) được coi là một trong những
hệ thống đào tạo phức tạp nhưng lại có trình độ dạy nghề phát triển nhất hiện nay bởi
những lý do sau:
+

Nó theo định hướng ngành nghề – vì các chủ doanh nghiệp và đại diện ngành

nghề có thể biết rõ những kết quả đạt được sau quá trình đào tạo.
+

Nó mang tầm quốc gia – vì hệ thống được quản lý bởi các bang, vùng lãnh thổ

và chính phủ Australia.
+

Nó hướng tới học viên – vì hệ thống có tính linh hoạt và đáp ứng kịp thời nhu

cầu của học viên.
Các thành phần chủ yếu của hệ thống gồm: Hệ thống văn bằng Australia (AQF);
Hệ thống đào tạo chất lượng Australia (AQTF); Các cơ sở đào tạo đã được đăng ký
(RTOs); Các cơ quan đăng kí của bang và các vùng lãnh thổ



×