Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KĨ THUẬT ĐỘNG NÃO KHAI THÁC KÊNH HÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 41 trang )

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TÊN SÁNG KIẾN
SỬ DỤNG KĨ THUẬT ĐỘNG NÃO KHAI THÁC KÊNH HÌNH
NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
MÔN: SINH HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Năm học 2021 – 2022


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Sử dụng kĩ thuật động não khai thác kênh hình nhằm phát
huy năng lực của học sinh”
2. Bộ môn (lĩnh vực) áp dụng sáng kiến: Chương trình Sinh học THPT
3. Tác giả:
- Họ và tên: Vũ Thị Thanh Huyền

Nam (nữ): Nữ

- Ngày tháng/năm sinh: 01/09/1980
- Trình độ chun mơn: Đại học
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường THPT Phả Lại
- Điện thoại: 0982899969
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- Tên đơn vị: Trường THPT Phả Lại
- Địa chỉ: Phường Phả Lại – Thành phố Chí Linh - Tỉnh Hải Dương
- Điện thoại: 02203881322
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
- Tên đơn vị: Trường THPT Phả Lại


- Địa chỉ: Phường Phả Lại – Thành phố Chí Linh - Tỉnh Hải Dương
- Điện thoại: 02203881322
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp hoặc dạy online.
- Phịng học, có máy chiếu, mạng internet.
- Các hình vẽ, mơ hình tượng trưng.

7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu:
Áp dụng thực tế năm học 2020 – 2021 và năm học 2021 – 2022.
TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG

(ký, ghi rõ họ tên)

SÁNG KIẾN

Vũ Thị Thanh Huyền


MỤC LỤC
TĨM TẮT SÁNG KIẾN
MƠ TẢ SÁNG KIẾN..........................................................................................1
1. Hồn cảnh nảy sinh sáng kiến........................................................................1
1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục.........................................................1
1.2. Xuất phát từ thực tiễn bộ môn........................................................................2
1.3. Xuất phát từ thực trạng giảng dạy của bộ môn..............................................3
1.4. Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy của bản thân..............................................3
2. Cơ sở lí luận của vấn đề....................................................................................3
2.1. Dạy học phát triển năng lực.........................................................................3

2.2. Kênh hình trong dạy học Sinh học...............................................................5
2.3. Kĩ thuật động não..........................................................................................7
3. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến.............................................................8
3.1. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức học tập.................................................8
3.2. Khai thác đa dạng các loại kênh hình..........................................................10
3.3. Sử dụng kĩ thuật động não để khai thác kênh hình trong các hoạt động học
của chương trình Sinh học THPT......................................................................10
3.4. Thiết kế các tình huống để khai thác tư duy sáng tạo phát huy được nhiều
ý tưởng mới mẻ, độc đáo......................................................................................11
3.5. Sáng kiến cung cấp tài liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy và thiết kế
bài giảng..............................................................................................................11
4. Áp dụng sáng kiến trong thực tế....................................................................12
4.1. Lập kế hoạch áp dụng sáng kiến..................................................................12
4.2. Áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy.....................................................12
5. Đánh giá hiệu quả việc sử dụng kĩ thuật động não khai thác kênh hình
nhằm phát huy năng lực của học sinh...............................................................24
5.1. Hiệu quả về mặt khoa học............................................................................24
5.2. Hiệu quả về mặt thực tiễn.............................................................................25
6. Điều kiện để sáng kiến được áp dụng..........................................................33
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................37


TĨM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hồn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục: Cùng với sự phát triển của xã hội
là sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin nên xu hướng dạy học cung
cấp nội dung cho người học đã trở nên lỗi thời. Do đó Bộ Giáo dục đã triển khai
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại. Mục tiêu quan trọng là phát
triển tư duy sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề đặc biệt phát triển

năng lực tự học của học sinh.
Xuất phát từ thực tiễn bộ môn: Trong định hướng về phương pháp và
thiết bị dạy học Sinh học bậc Trung học phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ
rõ: "Sinh học là khoa học thực nghiệm, phương pháp dạy học gắn bó chặt chẽ với
thiết bị dạy học, do đó dạy Sinh học không thể thiếu các phương tiện trực quan
như mơ hình, tranh vẽ, mẫu vật, phim ảnh...". Trích: Sách giáo viên Sinh học Ban Khoa học tự nhiên - Bộ sách thứ hai – Nhà xuất bản Giáo dục -2003).
Xuất phát từ thực tiễn cá nhân: Bản thân tôi nhận thấy đổi mới là con
đường nhanh nhất, ngắn nhất, quan trọng nhất góp phần vào việc nâng cao chất
lượng dạy học trong mỗi nhà trường. Do đó trong q trình giảng dạy tơi đã khơng
ngừng đổi mới nâng cao năng lực cơng tác. Mặt khác trong q trình dạy học, khi
sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực tôi thấy các em học sinh rất hứng thú, say
mê, phát huy hết tính tích cực tự giác trong học tập bộ mơn.
Từ những lí do trên, trong q trình giảng dạy tơi đã đúc rút kinh nghiệm
và thực hiện đề tài: “ Sử dụng kĩ thuật động não khai thác kênh hình nhằm phát
huy năng lực của học sinh”
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
* Điều kiện áp dụng sáng kiến:
- Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo có liên quan.
- Sử dụng kĩ thuật động não để tổ chức các hoạt động trên lớp.
* Thời gian áp dụng sáng kiến: Năm học: 2020 – 2021, 2021 - 2022
* Đối tượng áp dụng: Giáo viên và học sinh THPT.
3. Nội dung sáng kiến.


* Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
- Khai thác sử dụng kênh hình trong giảng dạy mơn Sinh học THPT.
- Khai thác đa dạng hình ảnh trong từng hoạt động giảng dạy bằng kĩ thuật động
não.
- Nội dung của đề tài góp phần giúp giáo viên có thêm tư liệu bổ ích trong cơng
tác giảng dạy và soạn giảng đặc biệt là soạn bài giảng điện tử và giảng dạy online.

* Khả năng áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến có thể áp dụng cho cho cơng tác giảng dạy các bài trong chương trình
Sinh học THPT.
* Các lợi ích thiết thực của sáng kiến:
Giúp học sinh hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, nắm vững kiến thức và
hình thành trong các em thái độ tự tin trong học tập, giúp phát triển các năng lực
tự học, giải quyết vấn đề, năng lực làm việc theo nhóm, năng lực hợp tác, sử dụng
ngôn ngữ... của học sinh.
4. Giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.
Dựa vào kết quả dạy học thử nghiệm và thơng qua phiếu thăm dị cho thấy:
- Về mặt định tính: Học sinh lớp thực nghiệm hứng thú, say mê hơn so với các
tiết dạy thông thường khác.
- Về mặt định lượng: Thông qua phiếu thăm dò của 3 lớp, kết quả cho thấy:
+ Các em hiểu rất rõ nội dung kiến thức bài dạy, yêu cầu của giáo viên ở các nội
dung của bài học là 99,2% đến 100%
+ Phương pháp giảng dạy giúp học sinh tự tin 78,1%.
+ Phương pháp giảng dạy giúp học sinh tự tư duy độc lập và tự học: 97,4%
5. Đề xuất, khuyến nghị để thực hiện, áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
Đề tài đã giải quyết được việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học bằng sử
dụng kĩ thuật dạy học tích cực. Qua đây tơi rất mong được các bạn đồng nghiệp
nhìn nhận, đánh giá và có nhiều ý kiến bổ sung để đề tài đạt hiệu quả cao nhất.


MƠ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hồn cảnh nảy sinh sáng kiến.
1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục.
Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thơng tin, kiến thức
khơng cịn là tài sản riêng của trường học. Học sinh có thể tiếp nhận thơng tin từ
nhiều kênh, nguồn khác nhau. Các nguồn thông tin phong phú đa chiều mà
người học có thể tiếp nhận đã đặt giáo dục trước yêu cầu cấp bách là cần phải

đổi mới cách dạy và cách học. Bộ Giáo dục đã áp dụng triển khai đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng hiện đại: tập trung dạy cách học, cách nghĩ, để
có thể hình thành những kĩ năng cơ bản cần thiết cho cuộc sống, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng và phát triển năng lực.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để học sinh có thể làm chủ, tự lực chiếm lĩnh
kiến thức, tích cực, chủ động, sáng tạo có kỹ năng giải quyết những vấn đề nảy
sinh trong cuộc sống. Đó thực sự là những thách thức lớn đối với ngành giáo dục
nói chung, nhà trường và giáo viên nói riêng. Giáo viên khơng chỉ là người mang
kiến thức đến cho học sinh mà cần dạy cho học sinh cách tìm kiếm, chiếm lĩnh
kiến thức để đảm bảo cho việc tự học suốt đời.
Có nhiều năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học
như: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,
năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thơng tin và truyền
thơng … Trong đó, phát triển năng lực tự học và sáng tạo, năng lực phát hiện và
giải quyết vấn đề của học sinh là mục tiêu quan trọng, qua đó góp phần thúc đẩy sự
hình thành và phát triển của các năng lực khác.
Để tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát triển năng lực tự học, tư duy
độc lập sáng tạo của học sinh địi hỏi giáo viên phải biết ứng dụng cơng nghệ
thơng tin trong soạn giảng và sử dụng các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực
kết hợp với khai thác đa dạng các kênh hình liên quan đến bài học.
1.2. Xuất phát từ thực tiễn bộ môn:
Trong định hướng về phương pháp và thiết bị dạy học Sinh học bậc Trung
học phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ rõ: "Sinh học là khoa học thực nghiệm,
1


phương pháp dạy học gắn bó chặt chẽ với thiết bị dạy học, do đó dạy Sinh học
khơng thể thiếu các phương tiện trực quan như mơ hình, tranh vẽ, mẫu vật, phim
ảnh...". Trích: Sách giáo viên Sinh học - Ban Khoa học tự nhiên - Bộ sách thứ hai
– Nhà xuất bản Giáo dục -2003).

Tuy nhiên hiện nay chương trình Sinh học trung học phổ thơng đang sử
dụng SGK theo định hướng nội dung. Chương trình nặng về lập luận, suy luận,
diễn giải, hình thành kiến thức, mang tính hàn lâm, thiếu thực tiễn. Sách giáo khoa
cịn q ít kênh hình, kênh hình khơng bắt kịp với thực tế. Trong các nội dung của
Sách giáo khoa chương trình Sinh học phổ thơng có rất nhiều bài kênh hình khơng
rõ nét chỉ mang tính mơ phỏng mà khơng mang tính chất thực tiễn cuộc sống.
1.3. Xuất phát từ thực trạng giảng dạy của bộ môn.
- Mặc dù hầu hết giáo viên đã được trang bị lí luận về kĩ thuật dạy học, tuy nhiên
việc sử dụng kĩ thuật dạy học để tổ chức các hoạt động dạy học còn chưa thật hiệu
quả.
- Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh của
giáo viên đã đạt được những thành công bước đầu nhưng chưa sâu, cịn nặng về
lý thuyết, thiếu tính hấp dẫn, chưa lơi cuốn học sinh.
- Theo quan niệm của xã hội, của cha mẹ học sinh thì Sinh học là mơn học phụ, ít
lựa chọn ngành nghề. Từ đó khơng khuyến khích học sinh học tốt bộ mơn này,
các em chưa có phương pháp học tập thích hợp nên thụ động, lúng túng khi thực
hiện nhiệm vụ học tập.
1.4. Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy của bản thân.
Trong quá trình giảng dạy Sinh học tơi nhận thấy tranh, ảnh, kênh hình,
video… giúp học sinh có hình ảnh minh họa rõ ràng, cụ thể, chính xác về cấu tạo,
các hiện tượng, quá trình và những ứng dụng của bộ mơn Sinh học vào thực tiễn
đời sống… Góp phần gắn lí thuyết vào thực tiễn giảng dạy giúp học sinh ghi nhớ
một cách lâu bền và vững chắc kiến thức. Phát triển năng lực quan sát, trí tưởng
tượng, khả năng phân tích, tổng hợp các sự kiện, hiện tượng, quá trình… rèn luyện
các kĩ năng bộ môn và tạo hứng thú trong học tập cho học sinh.

2


Với mục tiêu đổi mới của nền giáo dục Việt Nam hiện nay theo hướng phát

triển phẩm chất, năng lực học sinh ..., bản thân tôi luôn không ngừng rèn luyện,
đổi mới nâng cao năng lực công tác để giúp học sinh có sự say mê thực sự, hứng
thú và phát huy hết tính tích cực tự giác trong học tập bộ mơn. Xuất phát từ lí do
trên, tơi đã chọn biện pháp: “Sử dụng kĩ thuật động não khai thác kênh hình
nhằm phát huy năng lực của học sinh” giúp đạt hiệu quả cao hơn trong dạy học
và phát huy tốt các năng lực của học sinh.
2. Cơ sở lí luận của vấn đề.
2.1. Dạy học phát triển năng lực.
2.1.1. Khái niệm năng lực.
- Năng lực là khả năng huy động tổng hợp
các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành
công một loại công việc trong một bối
cảnh nhất định.
- Năng lực gồm có năng lực chung và
năng lực chuyên biệt. Năng lực chung là
năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ người
nào cũng cần phải có để sống và học tập, làm việc. Năng lực chuyên biệt thể hiện
trên từng lĩnh vực khác nhau như năng lực đặc thù mơn học là năng lực được hình
thành và phát triển do đặc điểm của mơn học đó tạo nên.
2.1.2. Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp
cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học với những định hướng chung
sau:
- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của
người học, hình thành và phát triển năng lực tự
học, trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập,
sáng tạo.

3



- Sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với hình thức tổ chức dạy học: cả lớp,
cá nhân, nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp, ...
- Sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học bộ mơn. Có thể sử dụng đồ dùng dạy học tự
làm nếu thấy phù hợp nội dung học và đối tượng học sinh. Tích cực ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học.
2.1.3. Kĩ thuật dạy học tích cực.
- Kĩ thuật dạy học: là những biện pháp, cách
thức hành động của của giáo viên và học sinh
trong các tình huống hành động nhỏ nhằm
thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.
Các kĩ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ
nhất của phương pháp dạy học.
- Kỹ thuật dạy học tích cực: là những động
tác, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành
động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học với các kĩ thuật mới
nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học.
- Kĩ thuật dạy học tích cực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động dạy và
học, phát huy sự tích cực, chủ động của học sinh, kích thích tư duy, đánh thức sự
sáng tạo của các em, là động lực thúc đẩy sự cộng tác làm việc, rèn luyện kĩ năng
làm việc nhóm.
Do yêu cầu đổi mới phương pháp và từ thực tiễn dạy học, kĩ thuật dạy học
tích cực ngày càng đa dạng và phong phú gồm: kĩ thuật động não, kĩ thuật thông
tin phản hồi, kĩ thuật bể cá, kĩ thuật tia chớp, kĩ thuật ổ bi, kĩ thuật khăn trải bàn,
kĩ thuật mảnh ghép, ...
2.1.4. Năng lực chung và năng lực chuyên biệt cần đạt của môn Sinh học.
- Năng lực chung gồm:
+ Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học; năng lực
giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực tự quản lí…
+ Nhóm năng lực quan hệ xã hội gồm: năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác;


4


+ Nhóm năng lực sử dung cơng cụ hiệu quả, gồm: năng lực sử dụng công nghệ
thông tin và truyền thơng; năng lực sử dụng ngơn ngữ; năng lực tính tốn…
- Năng lực chun biệt của mơn Sinh học:
+ Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Tìm tịi, khám phá các hiện tượng trong tự
nhiên và trong đời sống liên quan đến sinh học, bao gồm: Đề xuất vấn đề; đặt câu
hỏi cho vấn đề tìm tịi, khám phá; đưa ra phán đoán, xây dựng giả thuyết; lập kế
hoạch thực hiện; thực hiện kế hoạch; viết, trình bày báo cáo và thảo luận; đề xuất
các biện pháp giải quyết vấn đề trong các tình huống học tập, đưa ra quyết định...
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng: Giải thích những hiện tượng thường
gặp trong tự nhiên và đời sống hàng ngày liên quan đến Sinh học; giải thích, bước
đầu nhận định, phản biện một số ứng dụng tiến bộ Sinh học nổi bật trong đời sống.
+ Năng lực sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mơ hình, video, clip,…; học tập thực
nghiệm…
2.2. Kênh hình trong dạy học Sinh học.
2.2.1. Khái niệm kênh hình.
Các hình vẽ, sơ đồ, bảng số liệu, các đoạn video, các mẫu vật... sử dụng
trong dạy học được gọi chung là kênh hình. Kênh hình có tính trực quan cao diễn
giải logic kiến thức, minh họa kiến thức, làm cho người học hiểu sâu hơn và rõ
ràng hơn. Kênh hình là một yếu tố trong quá trình dạy học, kết hợp với các yếu tố
khác tạo thành một chỉnh thể hồn chỉnh của q trình dạy học.
2.2.2. Vai trị của kênh hình trong dạy
học Sinh học.
Kênh hình là phương tiện chuyển tải
thơng tin có thể thay thế cho sự vật hiện
tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn
mà giáo viên và học sinh không thể tiếp cận

trực tiếp (chẳng hạn, quá trình sinh tổng hợp
prơtêin, chu trình sinh địa hóa, q trình

5


diễn thế sinh thái...), kênh hình giúp cho học sinh phát huy được nhiều giác quan
trong học tập.
Kênh hình có thể cung cấp cho học sinh kiến thức một cách chắc chắn và
chính xác nên học sinh sẽ nhớ lâu hơn, tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Sử dụng
kênh hình cịn có ý nghĩa phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, làm cho
bài học trở nên sinh động, giúp cho học sinh thu nhận thông tin về sự vật, hiện
tượng Sinh học một cách tích cực, giảm tính trừu tượng của kiến thức, tạo điều
kiện hình thành biểu tượng làm cơ sở để tạo thành khái niệm Sinh học.
2.2.3. Phân loại kênh hình trong dạy học Sinh học.
- Các mẫu vật tự nhiên: mẫu sống, mẫu ngâm, mẫu nhồi, tiêu bản ép khơ,
tiêu bản kính hiển vi...
- Các vật tượng hình: mơ hình, tranh vẽ, ảnh, phim, đèn chiếu, phim video,
sơ đồ, biểu đồ... Đây là một dạng kênh hình đặc biệt, có thể tồn tại ở dạng cố định
(trong sách giáo khoa) và di động (ngồi sách giáo khoa).
- Các thí nghiệm: Các thí nghiệm Sinh học có thể là thí nghiệm ngồi tự
nhiên (được tiến hành ở điều kiện tự nhiên, sát với thực tế) và thí nghiệm trong
phịng thí nghiệm (được bố trí chặt chẽ, điều chỉnh các điều kiện thí nghiệm, phù
hợp với thời gian và điều kiện học tập của người học).
2.2.4. Quy trình chung sử dụng kênh hình trong dạy học.
Quy trình chung sử dụng kênh hình trong dạy học cần đảm bảo 5 bước sau:
1) Giáo viên nghiên cứu nội dung bài học, hình thành ra những ý tưởng ban đầu
về việc sử dụng kênh hình.
2) Xác định mục tiêu cụ thể của từng hoạt động trên cơ sở ý tưởng sử dụng
kênh hình.

3) Xây dựng tư liệu kênh hình, xác định những kênh hình cần thiết cho hoạt
động dạy học.
4) Xác định hình thức khai thác kênh hình cụ thể và phù hợp.
5) Tổ chức hoạt động học tập sử dụng kênh hình.

6


2.3. Kĩ thuật động não.
2.3.1. Khái niệm.
Động não là kĩ thuật nhằm huy động
những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ
đề của các thành viên trong một thời gian
ngắn. Các thành viên được cổ vũ tham gia
một cách tích cực, khơng hạn chế các ý
tưởng để tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng.
2.3.2. Quy tắc của động não.
Khi sử dụng kĩ thuật động não cần tuân theo một số quy tắc sau:
- Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành
viên.
- Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày.
- Khuyến khích số lượng các ý tưởng.
- Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng.
2.3.3. Các bước tiến hành.
- Bước 1: Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề.
- Bước 2: Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý
kiến, khơng đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau.
- Bước 3: Kết thúc việc đưa ra ý kiến.
- Bước 4: Đánh giá.
2.3.4. Đặc điểm.

- Dùng trong giai đoạn nhập đề vào một chủ đề.
- Tìm các phương án giải quyết vấn đề.
- Thu thập các khả năng lựa chọn và ý nghĩ khác nhau.
2.3.5. Ưu điểm.
- Dễ thực hiện.
- Không tốn kém.
- Sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng, huy động tối đa trí tuệ của tập thể.

7


- Huy động được nhiều ý kiến.
- Tạo cơ hội cho tất cả thành viên tham gia.
2.3.6. Nhược điểm.
- Có thể đi lạc đề, tản mạn.
- Có thể mất thời gian nhiều trong việc chọn các ý kiến thích hợp.
- Có thể có một số học sinh “q tích cực”, số khác thụ động.
2.3.7. Các hình thức của kĩ thuật động não.
- Kĩ thuật động não viết: Những ý tưởng khơng được trình bày miệng mà được
từng thành viên trình bày bằng cách viết trên giấy và có thể tham khảo ý kiến của
nhau.
- Kĩ thuật động não nói: Lần lượt từng thành viên nêu một ý kiến ngắn gọn về
vấn đề được đưa ra, người sau không nêu trùng ý kiến của người trước. Các thành
viên đưa ra càng nhiều ý kiến càng tốt.
3. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến.
Sáng kiến này có những điểm mới như sau:
3.1. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức học tập.
Để tổ chức các tiết học theo hướng phát huy năng lực của học sinh, tơi đã
kết hợp các hình thức học tập và học tập theo nhóm một cách có hiệu quả. Các
hình thức thường được sử dụng bao gồm:

* Hoạt động cá nhân: Là hoạt động yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ một
cách độc lập. Hoạt động này nhằm
tăng cường khả năng làm việc độc lập
của học sinh. Nó diễn ra khá phổ biến,
đặc biệt là với các nhiệm vụ có yêu
cầu khám phá, sáng tạo hoặc rèn luyện
đặc thù. Giáo viên cần đặc biệt coi
trọng hoạt động cá nhân vì nếu thiếu
nó, nhận thức của học sinh sẽ không
đạt tới mức độ sâu sắc và chắc chắn cần thiết, cũng như các kỹ năng sẽ không
đuợc rèn luyện một cách tập trung.
8


Hoạt động cá nhân được tôi vận dung rất hiệu quả thơng qua một số tình huống
cụ thể.
* Hoạt động theo nhóm: Nhóm là hình thức học tập phát huy rất tốt khả năng
sáng tạo nên hình thức này dễ phù hợp với các hoạt động cần thu thập ý kiến và
phát huy sự sáng tạo. Điều quan trọng
là học sinh cần phải biết mình làm gì
và làm như thế nào khi tham gia làm
việc nhóm. Khi tổ chức cho học sinh
học nhóm, giáo viên cần nhận thức và
hướng dẫn đúng nhiệm vụ của các
thành viên trong hoạt động nhóm và
vai trò của giáo viên đối với việc tổ
chức cho học sinh học nhóm. Để tránh việc tổ chức hoạt động nhóm mang tính
hình thức, trong khi thảo luận nhóm, cần phân rõ vai trị của cá nhân, nhóm trưởng,
thư ký và giáo viên.
Hoạt động nhóm được sử dụng hiệu quả trong quá trình hình thành kiến thức của

chủ đề.
*Hoạt động cả lớp: Khi học sinh có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh một vấn
đề hoặc có những khó khăn mà
nhiều học sinh khơng thể vượt qua,
giáo viên có thể dừng cơng việc
của các cá nhân, nhóm lại để tập
trung lại cả lớp làm sáng tỏ các vấn
đề còn băn khoăn hoặc bàn cãi.
Hoạt động cả lớp còn được sử dụng
trong tình huống giáo viên nêu yêu
cầu cho học sinh, hướng dẫn học
sinh thực hiện nhiệm vụ, học sinh hoặc nhóm học sinh trình bày kết quả làm việc,
giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh…

9


Như vậy, được lựa chọn hình thức làm việc nào: cá nhân, nhóm hay cả lớp đều
phụ thuộc vào yêu cầu của các loại hình hoạt động và luyện tập. Tùy vào tình hình
chung của cả lớp và thiết kế của cá nhân, giáo viên có thể thay đổi, ứng dụng linh
động và phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả cho bài học và sự hứng thú cho học sinh.
Tránh dạy đồng loạt theo hướng định lượng thời gian, bắt học sinh theo kịp tiến
độ một cách khiên cưỡng, thông báo chung hoặc ghi các nội dung trên bảng trong
khi hầu hết học sinh đã hiểu và làm được; chốt kiến thức trong từng phần nhỏ, cho
học sinh giơ tay phát biểu quá nhiều gây mất thời gian; thay vì dạy cả lớp như
hiện hành thì lại dạy cho nhiều nhóm nên việc giảng giải lặp đi lặp lại ở các nhóm
khác nhau, sử dụng câu hỏi phát vấn vụn vặt…
3.2. Khai thác đa dạng các loại kênh hình.
Trong đề tài có sử dụng các loại kênh hình:
- Tranh hình.

- Thí nghiệm.
- Mơ hình tượng trưng.
- Mơ hình mơ phỏng.
- Mơ hình câm.
- Video.
- Kênh hình chứa đoạn thơng tin.
- Sơ đồ khái quát.
3.3. Sử dụng kĩ thuật động não để khai thác kênh hình trong các hoạt động học
của chương trình Sinh học Trung học phổ thơng.
* Sử dụng kĩ thuật động não nói và viết trong các hoạt động học:
- Hoạt động khởi động.
- Hoạt động hình thành kiến thức.
- Hoạt động luyện tập.
- Hoạt động vận dụng – mở rộng.
* Khai thác kiến thức trong chương trình Sinh học Trung học phổ thơng:
- Chương trình sinh học 10.
+ Bài 6. Axit Nuclêic – Mục I.1. Cấu trúc của ADN - Sinh học 10.
10


+ Chủ đề: Tế bào nhân thực bài 8,9,10.
+ Bài 13. Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất.
+ Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong q trình chuyển hóa vật chất.
+ Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ.
- Chương trình Sinh học 11.
+ Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây.
+ Bài 20: Cân bằng nội mơi.
+ Bài 30: Tập tính của động vật.
- Chương trình Sinh học 12.
+ Bài 22: Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di

truyền học.
3.4. Thiết kế các tình huống để khai thác tư duy sáng tạo phát huy được nhiều
ý tưởng mới mẻ, độc đáo.
- Các tình huống sư phạm đưa ra ngắn gọn, cô đọng làm nổi bật vấn đề cần giải
quyết.
- Sử dụng các câu hỏi mở mang tính thách thức – kịch tính để kích thích học sinh
đưa ra ý tưởng.
- Giúp học sinh vượt khỏi lối mịn tư duy để hình thành nên ý tưởng mới.
- Giúp học sinh thoát khỏi sức ỳ tâm lí(lười suy nghĩ) để hình thành nên ý tưởng.
3.5. Sáng kiến cung cấp tài liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy và thiết kế
bài giảng.
- Trong quá trình thực hiện báo cáo và trong phạm vi tơi tìm hiểu, chưa thấy một
cơng trình nghiên cứu hay báo cáo nào chuyên sâu cụ thể về việc sử dụng kĩ thuật
động não để khai thác sử dụng kênh hình trong giảng dạy Sinh học Trung học phổ
thông.
- Sáng kiến đã minh họa việc khai thác hình ảnh trong từng hoạt động giảng dạy
của tiến trình lên lớp. Mỗi ví dụ là một cách khai thác hình ảnh và có thể áp dụng
được cho các nội dung kiến thức khác tương tự.

11


Ví dụ: Từ cách khai thác nội dung kiến thức Bài 6. Axit Nuclêic – Mục I.1. Cấu
trúc của ADN - Sinh học 10. Giáo viên có thể áp dụng tương tự để khai thác các
bài có nội dung tương tự như:
Bài 1: Gen – Mã di truyền và quá trình nhân đơi ADN – Sinh học 12.
Bài 2: Phiên mã và dịch mã – Sinh học 12
Bài 3: Điều hòa hoạt động gen – Sinh học 12
Từ cách khai thác của Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây – Sinh học 11
Giáo viên có thể áp dụng tương tự để khai thác các bài có nội dung tương tự như:

Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất – Sinh học 10....
- Các ví dụ đưa ra trong biện pháp là tài liệu tham khảo cho giáo viên trong giảng
dạy và xây dựng kế hoạch dạy học. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi dịch
Covid – 19 đang diễn biến phức tạp, một số trường học phải học trực tuyến. Đề
tài là cuốn tài liệu tham khảo hiệu quả về các phương pháp khai thác kênh hình
để giáo viên soạn giảng bài giảng điện tử giúp học sinh học tập tích cực, tăng
cường sự tương tác giữa học sinh và giáo viên.
4. Áp dụng sáng kiến trong thực tế.
4.1. Lập kế hoạch áp dụng sáng kiến.
- Lập kế hoạch áp dụng sáng kiến với Ban Giám Hiệu Nhà trường để được
phê duyệt.
- Năm học 2020 – 2021 dạy thực nghiệm các lớp 12B, 11A, 10D với 128
học sinh. Phát phiếu đánh giá giờ dạy tới học sinh lớp thử nghiệm (nội dung phiếu
đánh giá có ở phần phụ lục).
- Năm học 2021 – 2022 áp dụng dạy cho các nhóm lớp.
4.2. Áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy
- Căn cứ vào nội dung các bài học để chọn lựa những hình ảnh thiết thực nhất,
chuẩn nhất để làm tư liệu giảng dạy.
- Sử dụng kênh hình mẫu vật thật kết hợp với mơ hình tượng trưng và kênh
hình thơng qua trong tài liệu (sách giáo khoa, sách tham khảo, internet) để giúp
học sinh biết cách khai thác, sử dụng có hiệu quả, qua đó khắc sâu các kiến thức

12


cơ bản, trên cơ sở đó nâng cao, mở rộng trong một giới hạn nhất định về kiến
thức.
- Sử dụng kĩ thuật động não nói và viết trong việc tổ chức cho học sinh đưa ra
nhận định, ý kiến, quan điểm cá nhân, khả năng tưởng tượng, ... và có thể thực
hiện ở tất cả hoạt động học trong tiến trình một tiết học.

4.2.1. Sử dụng kĩ thuật động não để khai thác kênh hình trong tình huống
xuất phát.
Ví dụ 1: Bài 32. Tập tính ở động vật - Sinh học 11
1. Mục tiêu: Học sinh nhớ lại kiến thức đã học và vốn hiểu biết về tập tính ở động
vật. Tìm ra những nội dung chưa biết để từ đó bổ sung kiến thức bài học mới cho
học sinh. Tạo hứng thú cho học sinh với bài học mới. Phát triển năng lực giải quyết
vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tự học, tư duy tổng hợp…
2. Phương tiện dạy học: máy tính, máy chiếu.
3. Tổ chức hoạt động:
Thời gian: 5 phút
Hình thức tổ chức: Học sinh sử dụng kĩ thuật động não nói: Đặt tên cho tranh.
- Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ:
Giáo viên dẫn lời: Hôm nay cơ trị mình sẽ cùng nhau đến với rừng Amazon để
trải nghiệm tìm hiểu về tập tính của động vật. Các em đã chuẩn bị được gì cho
chuyến đi? Cơ trị mình sẽ cùng đến với phần trị chơi “Kiểm tra hành lý”.
Giáo viên đưa ra kênh hình. Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân chỉ ra tên của
các bức tranh và cho biết loại tập tính của bức tranh đó.

13


- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh hoạt động cá nhân quan sát hình trả lời yêu cầu của giáo viên đặt ra.
- Bước 3: Học sinh trình bày kết quả. Học sinh lần lượt đưa ra ý kiến. Đồng thời,
giáo viên ghi nhanh các ý kiến đó lên
bảng. (Giáo viên và tất cả học sinh
khơng nhận xét, đánh giá mục đích huy
động được nhiều ý kiến).
(Dự kiến học sinh trình bày: 1. Nhện
giăng tơ, 2. Hổ săn mồi. 3. Gấu ngủ

đông, 5. Chim làm tổ. 6. Cá đớp mồi, 8.
Chim di cư => Tập tính bẩm sinh.
4. Khỉ biểu diễn, 7. Người tham gia giao
thông. 8. Khỉ xem điện thoại, 9. Chó
nghiệp vụ => Tập tính học được.
- Bước 4: Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh. Giáo
viên lựa chọn ý kiến phù hợp và dẫn dắt vào bài. Theo em tập tính của động vật
có thể thay đổi được khơng? Tại sao? Đó là loại tập tính nào?
Có thể học sinh khơng trả lời được thì giáo viên u cầu học sinh trả lời
vào cuối bài: (có, vì cơ sở thần kinh của tập tính là phản xạ do sự hình thành mối
liên kết mới giữa các nơron. Loại tập tính dễ thay đổi là tập tính học được vì nó
được hình thành trong q trình sống do học tập và rút kinh nghiệm). Để tìm hiểu
xem tập tính thay đổi như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài hơm nay.
Ví dụ 2: Bài 2. Vân chuyển các chất trong cây - Sinh học 11
1. Mục tiêu: Học sinh nhớ lại kiến thức đã học về quá trình vận chuyển nước và ion
khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ. Từ đó nhận biết được dịng vận chuyển các chất
trong cây. Tìm ra những nội dung chưa biết để từ đó bổ sung kiến thức bài học
mới cho học sinh; Tạo hứng thú cho học sinh với bài học mới; Phát triển năng lực
giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tự học, tư duy tổng hợp…
2. Phương tiện dạy học: mẫu vật cành cây, cốc, nước màu, máy tính, máy chiếu
3. Tổ chức hoạt động:
14


Thời gian: 5 phút
Hình thức tổ chức: Sử dụng kĩ thuật động não nói: Khai thác kênh hình qua thí
nghiệm thực tế.
- Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ.
Giáo viên chuẩn bị các cốc nước màu
khác nhau sau đó cắm vào mỗi cốc một cành

hoa cúc trắng. Yêu cầu học sinh dự đốn xem
sau một thời gian cánh hoa có đổi màu
khơng? Cho biết nước và muối khống được
vận chuyển theo phần nào của cây?
- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh hoạt động cá nhân quan sát thí nghiệm trả lời yêu cầu của giáo viên đặt
ra.
- Bước 3: Học sinh trình bày kết quả.
(Dự kiến học sinh trình bày:Các cành
hoa sẽ đổi màu theo mầu của cốc nước,
nước và muối khoáng được vận chuyển
theo phần mạch gỗ của cây .)

- Bước 4: Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh:
Giáo viên lựa chọn ý kiến phù hợp
và dẫn dắt vào bài. Quan sát hình ảnh
động và cho biết trong cây có những dòng
vận chuyển nào? Chỉ ra chiều vận chuyển
của các dịng mạch đó? Để tìm hiểu cụ thể
hai dịng vận chuyển này chúng ta nghiên
cứu ở bài học hôm nay.

15


4.2.2 Sử dụng kĩ thuật động não khai thác kênh hình trong hoạt động hình
thành kiến thức.
Ví dụ 1: Bài 13. Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất– Mục I.2.
ATP - đồng tiền năng lượng của tế bào - Sinh học 10.
1. Mục tiêu: Học sinh quan sát hình sau đó tìm ra kiến thức về cấu tạo và chức

năng của ATP; Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tự học, sáng
tạo, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp …
2. Phương tiện dạy học: Giấy A0, bút lơng, máy tính, máy chiếu.
3. Tổ chức hoạt động:
Thời gian: 15 phút
Hình thức tổ chức: Sử dụng kĩ thuật động não viết: Mô tả các thành phần cấu tao,
chức năng của ATP.
- Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ:
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, đưa ra hình ảnh liên quan đến ATP giới
thiệu đây là loại phân tử chuyên cung cấp năng lượng cho tế bào để học sinh nhận
biết.
Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm, sử dụng giấy A0 để viết các thông tin về
loại đại phân tử này.

Đây là loại phân tử chuyên cung cấp năng lượng cho tế
bào. m hãy n i về loại phân tử này

(Giáo viên có thể định hướng các em tìm hiểu về cấu trúc và chức năng của ATP:
…để kích thích học sinh tư duy đúng hướng, tránh tản mạn, lạc đề).
16


- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh hoạt động theo nhóm, quan sát hình, đọc thơng tin sách giáo khoa thực
hiện nhiệm vụ.
- Bước 3: Học sinh trình bày kết quả.
Các nhóm cử đại diện trình bày ý kiến về các
thành phần cấu tạo và chức năng của ATP
(Dự kiến học sinh chỉ ra được cấu trúc
và chức năng của ATP)

- Bước 4: Giáo viên đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ của học sinh: Giáo viên lựa
chọn ý kiến phù hợp và chuẩn nhất để rút ra nội
dung bài học.
Ví dụ 2: Bài 22. Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di
truyền học – Mục I. Bảo vệ vốn gen của loài người - Sinh học 12.
1. Mục tiêu: Học sinh hiểu được tại sao các bệnh, tật di truyền lại là gánh nặng
cho lồi người, tìm ra được nguyên nhân của gánh nặng di truyền và hướng giải
quyết để hạn chế bớt gánh nặng di truyền để bảo vệ vốn gen của loài người; Phát
triển năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác, tự học, tư duy sinh học…
2. Phương tiện dạy học: Giấy A0, bút lơng, máy tính, máy chiếu.
3. Tổ chức hoạt động:
Thời gian: 15 phút
Hình thức tổ chức: Sử dụng kĩ thuật động não viết để khai thác tư liệu video, hình
ảnh.
- Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Chiếu
video về “Nỗi đau chất độc da cam ở Việt Nam” yêu cầu học sinh xem, quan sát
trả lời câu hỏi.
+ Em có suy nghĩ gì về những hình ảnh này?

17


+ Ngồi ngun nhân chất độc da cam
cịn có ngun nhân nào gây ra những hậu
quả trên?
+ Hãy đề xuất những giải pháp hạn chế
gánh nặng di truyền và đề xuất những giải
pháp để bảo vệ vốn gen của loài người.
- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ.

Các nhóm xem phim và thực hiện nhiệm vụ
học tập.
- Bước 3: Học sinh trình bày kết quả.
Học sinh có thể trình bày trên giấy A0 hoặc PowerPoint.
(Dự kiến học sinh trình bày:
- Chất độc da cam gây hậu quả đột biến
gen, đột biến NST di truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác → ảnh hưởng về
tâm lí, ảnh hưởng về kinh tế, xã hội đặc
biệt làm cho vốn gen của con người có
thể bị hủy hoại => gây nên “gánh nặng
di truyền cho loài người”.
- Nguyên nhân: Ý thức của con người (vứt rác bừa bãi), chất thải sinh hoạt, chất
thải cơng nghiệp, thuốc hóa học bảo vệ thực vật, nhà máy điện hạt nhân, bom
nguyên tử, chất độc da cam....
- Giải pháp: Tạo môi trường sạch nhằm hạn chế các tác nhân đột biến: Trồng
cây, bảo vệ rừng, xử lí nguồn nước.... Tư vấn di truyền và sàng lọc trước sinh....
Liệu pháp gen kĩ thuật của tương lai...)
- Bước 4: Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh. Lựa
chọn ý kiến phù hợp và rút ra nội dung bài học.
Ví dụ 3: Bài 6. Axit Nuclêic – Mục I.1. Cấu trúc của ADN - Sinh học 10.
1. Mục tiêu: Học sinh quan sát hình sau đó tìm ra kiến thức về cấu tạo của ADN
từ những hiểu biết đó các em biết cách thiết kế được mơ hình ADN; Phát triển
18


năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tự học, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, tư
duy tổng hợp …
2. Phương tiện dạy học: Mơ hình ADN, máy tính, máy chiếu.
3. Tổ chức hoạt động:

Thời gian: 10 phút
Hình thức tổ chức: Sử dụng kĩ thuật động não
nói: Mơ tả các thành phần cấu tao ADN trên mơ
hình.
- Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ:
Giáo viên sử dụng mô hình của ADN đặt
câu hỏi: Theo em đây là mơ hình của đại phân
tử nào trong tế bào. Hãy chỉ ra các thành phần
cấu tạo của đại phân tử đó trên mơ hình. Các
thành phần cấu tạo liên kết với nhau như thế
nào?
(Giáo viên có thể định hướng các em tìm hiểu về cấu trúc của ADN: số mạch, các
loại đơn phân, cấu tạo 1 mạch, cấu tạo 2 mạch, cấu trúc khơng gian …để kích
thích học sinh tư duy đúng hướng, tránh tản mạn, lạc đề).
- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Cá nhân mỗi học sinh quan sát mơ hình tìm ra kiến thức.
- Bước 3: Học sinh trình bày kết quả.
Học lần lượt đưa ra ý kiến về các thành
phần cấu tạo của ADN
(Dự kiến học sinh chỉ ra được cấu
trúc ADN trên mơ hình)
- Bước 4: Giáo viên đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ của học sinh: Giáo
viên lựa chọn ý kiến phù hợp và chuẩn
nhất để rút ra nội dung bài học.

19


4.2.3 Sử dụng kĩ thuật động não để khai thác kênh hình trong hoạt động

luyện tập.
Ví dụ 1: Bài 8,9,10. Tế bào nhân thực – Sinh học 10
1. Mục tiêu: Học sinh quan sát hình trả lời các câu hỏi vấn đáp để củng kiến thức
về các thành phần cấu tạo tế bào nhân thực; Phát triển năng lực giải quyết vấn đề,
giao tiếp, hợp tác, tự học, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp….
2. Phương tiện dạy học: mơ hình câm về tế bào nhân thực, máy tính, máy chiếu
3. Tổ chức hoạt động:
Thời gian: 5 phút
Hình thức tổ chức: Sử dụng kĩ thuật động não viết để khai thác kênh hình câm.
- Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ:
Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm nhận một
mơ hình câm về tế bào nhân thực. u cầu các
nhóm vận dụng kiến thức đã tiếp thu được chỉ
ra các thành phần của tế bào trên mơ hình bằng
cách dán tên cho các thành phần đó.
- Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Các nhóm nhận mơ hình và điền tên vào các
thành phần cấu trúc trong mô hình.
- Bước 3: Giáo viên tổng kết hoạt động.
Ví dụ 2: Bài 14. Enzim và vai trò của enzim trong q trình chuyển hóa vật
chất – Sinh học 10
1. Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức đã học để chỉ ra sự tương quan
giữa ổ khóa, chìa khóa với cấu trúc và cơ chế hoạt động của enzim nhằm củng cố
kiến thức đã học; Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác, tự học,
tư duy sinh học…
2. Phương tiện dạy học: chìa khóa, ổ khóa, máy tính, máy chiếu.
3. Tổ chức hoạt động:
Thời gian: 3 phút
Hình thức tổ chức: Sử dụng kĩ thuật động não nói để khai thác kênh hình mơ phỏng.
20



×