Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông lâm nghiệp ở huyện krông bô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 98 trang )

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa.........................................................................................................i
Lời cam đoan.........................................................................................................ii
Lời cảm ơn.............................................................................................................iii

1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết tắt đầy đủ

ĐKTN

Điều kiện tự nhiên

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

PTBV

Phát triển bền vững

CQ

Cảnh quan



STCQ

Sinh thái cảnh quan

KTXH

Kinh tế - xã hội

DT

Diện tích
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH, BẢNG

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI
Cùng với tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, con người đã, đang
và sẽ tác động mạnh mẽ vào các thành phần tự nhiên, làm thay đổi các thành phần
tự nhiên ngày càng lớn ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển bền vững của xã hội
loài người. Việc nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng hợp lí các thành phần tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên theo hướng phát triển bền vững đang là vấn đề bức
thiết đối với toàn nhân loại. Muốn thực hiện được vấn đề đặt ra này chỉ và chỉ khi
hoạt động sản xuất, nhất là hoạt động sản xuất nơng - lâm nghiệp được phân bố hợp
lí trên cơ sở kết quả đánh giá đúng đắn tiềm lực của tự nhiên.

2


Krơng Bơng là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đắk Lắk với
điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phân hóa phức tạp theo không

gian và thời gian. Với đặc thù tự nhiên này huyện Krơng Bơng có đủ điều kiện phát
triển một nền nông – lâm nghiệp đa dạng theo lãnh thổ. Mặc dù vậy, cho đến nay,
Krông Bông vẫn là một huyện nghèo, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tự cung tự cấp.
Với tình trạng nền sản xuất này một mặt đem lại hiệu quả kinh tế thấp, mặt khác
làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị suy thoái, đe dọa sự phát triển
bền vững của huyện. Việc nghiên cứu, đánh giá tiềm năng lãnh thổ tự nhiên làm cơ
sở khoa học cho việc tổ chức lãnh thổ, nhất là đối với ngành nông - lâm nghiệp hợp
lý theo hướng phát triển bền vững là vấn đề đặt ra cấp thiết đối với huyện Krông
Bông hiện nay.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài "Đánh giá tổng hợp điều kiện
tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp ở huyện Krông Bông, tỉnh Đắk
Lắk" làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Đánh giá tổng hợp điều kiện địa lý tự nhiên nhằm xác định cơ sở khoa học
phục vụ định hướng quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp huyện Krông Bông,
tỉnh Đắk Lắk theo hướng phát triển bền vững.
2.2. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài cần tập trung giải quyết những nhiệm vụ
chủ yếu sau đây:
- Xác lập cơ sở khoa học và quy trình nghiên cứu, tổng hợp điều kiện địa lý tự
nhiên phục vụ quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp bền vững.
- Xác định các tính chất đặc thù của lãnh thổ, nghiên cứu sự phân hóa tự nhiên
theo các tiểu khụ vực, xây dựng bản đồ cảnh quan huyện Krông Bông, phục vụ mục
tiêu đánh giá.

3


- Phân tích hiện trạng sử dụng đất, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi

trường của một số loại hình sử dụng nơng - lâm nghiệp.
- Đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ cho từng khụ vực; kiến nghị các giải pháp
nhằm góp phần thúc đẩy phát triển nông - lâm nghiệp bền vững ở địa bàn nghiên
cứu.
3. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. GIỚI HẠN LÃNH THỔ: huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.
3.2. GIỚI HẠN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ về mặt tự nhiên để thành lập bản đồ sinh
thái cảnh quan tỷ lệ 1: 50.000.
- Đánh giá mức độ thích hợp của từng loại sinh thái cảnh quan (STCQ) đối với
một số loại hình sản xuất nơng – lâm nghiệp chủ yếu tại địa bàn nghiên cứu như:
Cây lúa nước, ngô, cà phê, sâu riêng và lâm nghiệp.
- Đề xuất một số mơ hình kinh tế sinh thái theo hình thức sảm xuất nơng hộ
điển hình phù hợp với từng vùng sinh thái cảnh quan.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đặt ra, trong quá trình
thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây:
4.1. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP, PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ TƢ LIỆU
Phương pháp này được sử dụng vào việc thu thập, thống kê, chọn lọc các tài
liệu, số liệu, bản đồ về điều kiện địa lí tự nhiên( địa chất, địa hình, khí hậu, thủy
văn, sinh vật, thổ nhưỡng), về đặc điểm kinh tế - xã hội ( dân cư - lao động, hoạt
động sản xuất nông – lâm nghiệp...) và một số vấn đề về môi trường có liên qua đến
đối tượng và lãnh thổ nghiên cứu.

4


4.2. PHƢƠNG PHÁP BẢN ĐỒ
Bản đồ là phương tiện khai thác thông tin, vừa là yêu cầu bắt buộc thể hiện
kết quả nghiên cứu. Vì vậy, bất kỳ một nghiên cứu địa lý nào bản đồ vừa là bắt đầu

vừa là kết thúc. Vận dụng phương pháp này trong đề tài, chúng tôi khai thác thông
tin từ các bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ địa chất, bản đồ địa hình, bản đồ
thổ nhưỡng, bản đồ khí hậu, bản đồ sơng ngịi, bản đồ hiện trạng sử dụng đất... có
liên qua đến lãnh thổ nghiên cứu. Để thể hiện kết quả nghiên cứu, với sự hỗ trợ của
phần mềm Mapinfo 15., đề tài xây dựng các bản đồ sinh thái cảnh quan, bản đồ
phân vùng sinh thái cảnh quan, bản đồ phân hạng thích nghi cho các loại hình sử
dụng nơng – lâm nghiệp và bản đồ đề xuất quy hoạch nông – lâm nghiệp huyện
Krông Bông – tỉnh Đắk Lắk.
4.3. PHƢƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA
Áp dụng phương pháp này nhằm khảo sát các mơ hình nơng – lâm nghiệp,
kiểm tra đối chiếu các tư liệu về tự nhiên và kinh tế- xã hội ở trên thực địa. Trong
quá trình thực địa, đề tài phối hợp điều tra phỏng vấn hộ nông dân theo phương
pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA) để thu thập thông tin làm phong phú tư liệu
đồng thời làm cơ sở đề xuất loại hình sản xuất hợp lý có hiệu quả. Từ cơ sở lý luận
chung về phương pháp khảo sát thực địa, để phương pháp nghiên cứu có kết quả tốt
chúng tơi tiến hành nghiên cứu theo tuyến và điểm chìa khóa. Trên cơ sở sử dụng
bản đồ và thực tế điều kiện địa lý tự nhiên của địa phương, chúng tôi lực chọn các
điểm thực địa như sau:
- Tuyến 1: Gồm 3 điểm khảo sát thuộc các xã từ YangMao - CưĐrăm –
CưPui- Hòa Phong – Hòa Lễ - Khuê Ngọc Điền.
- Tuyến 2:

Gồm 3 điểm khảo sát thuộc từ thị Trấn Krơng Kmar- CưKTy -

Hịa Thành – YangKang.
- Tuyến 3: Gồm 3 điểm khảo sát thuộc các xã từ thị Trấn Krơng Kmar – Hịa
Sơn – EaTrul- YangReh.

5



4.4. PHƢƠNG PHÁP CHUYÊN GIA
Được sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm lấy ý kiến của các nhà khoa
học trong việc lựa chọn, phân cấp chỉ tiêu đánh giá và xác định nhu cầu sinh thái
cho một số loại hình sử dụng nơng – lâm nghiệp. Đồng thời, đề tài còn tham khảo ý
kiến các nhà quản lý, các ban ngành hữu quan hoạch định chính sách và nhân dân (
người sản xuất trực tiếp) làm cơ sở cho việc đề xuất quy hoạch lãnh thổ hợp lý có
hiệu quả.
4.7. PHƢƠNG PHÁP VIỄN THÁM VÀ GIS
Trong đề tài, phương pháp bản đồ được áp dụng trong việc xây dựng các bản
đồ thành phần tự nhiên đơn tính, bản đồ sinh thái cảnh quan, bản đồ phân vùng sinh
thái cảnh quan, bản đồ đánh giá tiềm năng sinh thái cảnh quan, bản đồ phân hạng
thích nghi cho các loại hình nông - lâm nghiệp, bản đồ đề xuất quy hoạch nông lâm nghiệp huyện Krông Bông – tỉnh Đắk Lắk.
Các loại bản đồ trong đề tài được xây dựng dựa trên cơ sở sử dụng các phần
mềm Mapinfo, ArcGIS, Microstation...
4.5. PHƢƠNG PHÁP SO SÁNH ĐỊA LÝ
Vận dụng trong đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi của các loại sinh
thái cảnh quan phục vụ quy hoạch một số loại hình nơng - lâm nghiệp chủ yếu trên
địa bàn huyện Krơng Bơng – tỉnh Đắk Lắk.
Ngồi ra, đề tài cịn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp điều
tra, phương pháp ma trận, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp thống
kê...
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
5.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc hồn thiện cơ sở lý luận đánh
giá tổng hợp điều kiện địa lý tự nhiên và làm phong phú thêm hướng nghiên cứu
của địa lý cảnh quan ứng dụng, phục vụ mục tiêu quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh
thổ theo hướng bền vững.

6



5.2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Đề tài góp phần cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc qui hoạch
các loại hình sản xuất nơng - lâm nghiệp phù hợp với tiềm năng sinh thái cảnh quan
lãnh thổ huyện Krơng Bơng.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản
lý ở địa phương huyện Krông Bông trong việc hoạch định các chính sách phát triển
nơng lâm - nghiệp và bảo vệ môi trường khu vực.
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ
TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG – LÂM NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN CĨ CHỌN LỌC CÁC CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN
ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU QUAN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1.

Trên thế giới

Việc nghiên cứu, đánh giá các điều kiện tự nhiên phục vụ cho qui hoạch đất
đai, sử dụng hợp lý lãnh thổ trong sản xuất nông-lâm nghiệp đã trải qua một thời
gian khá dài với nội dung phong phú được thể hiện trong nhiều cơng trình từ các
hướng tiếp cận và sử dụng các phương pháp đánh giá khác nhau. Theo hướng cảnh
quan, nhìn chung có thể nhận thấy các cơng trình sau:
Nền móng của cảnh quan học đã được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế
kỷ XX trong các cơng trình nghiên cứu, phân chia địa lý tự nhiên bề mặt Trái Đất
của các nhà địa lý Nga như V.V. Đocutraiep, L.X. Berge, G.N.Vưtxotski, G.F.
Morozov...
Từ giữa thế kỷ XX, trường phái này phát triển mạnh ở Liên Xơ (cũ) và các
nước Đơng Âu. Các cơng trình thuộc hướng này tiến hành đo vẽ cảnh quan cho việc

đánh giá, qui hoạch sử dụng đất nông-lâm nghiệp và cải tạo đất, điển hình một số
tác giả như K.V. Pascan, G.Iu. Pritula (1980); B.A. Macximov (1978); K.B.
Zvorưkin (1984). Cùng trường phái này cịn có các cơng trình nghiên cứu của các
7


tác giả ở Hungari như Marosi, Szilard (1964), ở Rumani như Grumazescu (1966), ở
Ba Lan như Rozycka (1965)...
Quan điểm nghiên cứu, đánh giá là lấy học thuyết về cảnh quan làm cơ sở cho
việc đánh giá đất đai nông - lâm nghiệp và qui hoạch lãnh thổ nhằm sử dụng tối ưu
các đặc điểm sinh thái của cảnh quan và thiết lập mối quan hệ hài hoà giữa sử dụng
lãnh thổ, con người và môi trường. Đơn vị đánh giá là các địa tổng thể(hệ địa - sinh
thái) theo hệ thống phân vị cảnh quan tương ứng với phạm vi và mục đích đánh giá,
có thể là các đơn vị phân vùng cá thể hoặc phân loại cảnh quan. Ví dụ K.V.Pascan
chọn “cảnh khu” (dạng địa lý). Phương pháp đánh giá tổng hợp bao gồm: Phương
pháp mơ hình chuẩn (mơ hình hố tối ưu), phương pháp bản đồ, phân tích tổng hợp,
so sánh định tính và phương pháp thang điểm tổng hợp có trọng số...
Nhìn chung, trong các cơng trình đánh giá tổng hợp thường dựa trên mức độ
thuận lợi của các yếu tố tự nhiên cho các đối tượng kinh tế trong sử dụng đất đai.

Đặc trưng của các đơn vị tổng Đặc
hợp điểm
tự nhiên
sinhlãnh
thái thổ
cơng trình, đặc trưng kỹ thuật - công nghiệp của các ngành sản xuất

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP
Xác định mức độ thích hợp của các thể tổng hợp tự nhiên đối với các mục tiêu cụ thể
Sơ đồ 1.1: Mơ hình đánh giá chung thƣờng có dạng dƣới đây [dẫn theo 1,

tr.128]:

Đề xuất các kiến nghị sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên

1.1.2. Ở Việt Nam

8


Ở nước ta, việc nghiên cứu đánh giá các điều kiện tự nhiên theo hướng cảnh
quan ứng dụng cho mục đích nơng - lâm nghiệp bắt đầu từ thập niên 1960 - 1970,
như “Sơ đồ phân vùng địa lí tự nhiên Miền Bắc Việt Nam” của Tổ phân vùng địa lý
tự nhiên tổng hợp - Uỷ ban Khoa học Nhà nước, “Cảnh quan địa lý Miền Bắc Việt
Nam” của tác giả Vũ Tự Lập [15]. Từ những năm 1980, các cơng trình đánh giá
ĐKTN theo hướng cảnh quan phát triển mạnh như của tác giả Nguyễn Thành Long
và những người khác (1984), Nguyễn Văn Sơn (1987), Nguyễn Đình Giang (1996),
Nguyễn Cao Huần (1985) [9], , Nguyễn Thế Thôn (1994), (2001) [21], Nguyễn
Trọng Tiến (1996) [42], Nguyễn Văn Vinh (1999) [29]. Điển hình gần đây là cơng
trình “Đánh giá tổng hợp 3 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Lâm Đồng cho mục đích
nơng -lâm nghiệp, sử dụng hợp lý tài ngun và bảo vệ mơi trường” của Phạm
Hồng Hải và CTV [3]., Nguyễn Ngọc Khánh “Nghiên cứu cảnh quan thượng
nguồn sông Cầu phục vụ phân vùng mơi trường”, Trong các cơng trình này, trên cơ
sở hệ thống các nguyên tắc đánh giá tiềm năng tự nhiên, thông qua các bước đánh
giá riêng từng hợp phần tự nhiên đến đánh giá tổng hợp dựa trên đặc điểm của các
đơn vị lãnh thổ cảnh quan. Các chỉ tiêu được chọn là các đặc điểm đặc thù của vùng
có liên quan đến ngành sản xuất nông - lâm nghiệp. Phương pháp đánh giá bằng
thang điểm tổng hợp được áp dụng để phân cấp các vùng thuận lợi hoặc ít thuận lợi
cho hai ngành sản xuất nông và lâm nghiệp.
Theo hướng sinh thái cảnh quan, các cơng trình như "Nghiên cứu cải tạo, sử

dụng hợp lý hệ sinh thái vùng gị đồi Bình Trị Thiên" (1990); "Đánh giá, phân hạng
điều kiện sinh thái tự nhiên lãnh thổ trung du Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế cho
nhóm cây cơng nghiệp dài ngày" (1995) là những đại diện, trong đó các chỉ
tiêu sinh thái (như nhiệt độ, độ ẩm, đất, độ dốc...) cho một số loài cây trồng được
lựa chọn để đánh giá các mức độ thích hợp.
Dưới góc độ phân vùng địa lý tự nhiên, các nhà địa lý tiến hành phân vùng
lãnh thổ nghiên cứu, từ đó xác định một cách khái quát nhất phương hướng sử dụng
lãnh thổ. Trong các cơng trình này, các đơn vị lãnh thổ tương đối đồng nhất về một
số chỉ tiêu nào đó, với những đặc điểm nhất định về tài nguyên được sử dụng làm
đơn vị cơ sở cho quy hoạch vùng và sử dụng tổng hợp lãnh thổ. Kiểu đánh giá phổ
biến hiện nay
9


là đánh giá mức độ thuận lợi của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho
các dạng khai thác khác nhau.
Nhìn chung, cho đến nay vẫn chưa có mơ hình thống nhất tối ưu về phương
pháp, chỉ tiêu cũng như lựa chọn đơn vị cơ sở đánh giá. Tuy nhiên, những cơng
trình này đã đóng góp vào việc hình thành các quan điểm nghiên cứu, xác định cách
tiếp cận của đề tài trên nguyên tắc và quan điểm địa lý ứng dụng trong đánh giá
tổng hợp điều kiện tự nhiên.
1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên cho phát triển
nơng - lâm nghiệp có liên quan đến huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
Hiện tại các cơng trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên cho phát triển nơng –
lâm nghiệp có liên quan đến huyện Krơng Bơng, tỉnh Đắk Lắk hầu như cịn bỏ ngỏ
nên việc tham khảo tài liệu khá khó khăn, đáng chú ý có cơng trình “Báo cáo thuyết
minh phân hạng sử dụng đất sản xuất nông nhiệp huyện Krông Bông – tỉnh Đắk
Lắk năm 2009 của cán bộ điều tra Lê Xn Hịa, phân viện Quy Hoạch & Thiết kế
nơng nghiệp Miền Trung. Chính vì vậy đề tài nghiên cứu này của tác giả hoàn toàn
mới và kết quả nghiên cứu chính là đóng góp của đề tài.

1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là nhân tố của môi trường tự nhiên, không sử dụng trực
tiếp làm các nguồn năng lượng để tạo ra lương thực, thực phẩm, các nguyên liệu
cho cơng nghiệp, nhưng nếu khơng có sự tham gia của chúng thì khơng thể tiến
hành tham gia sản xuất được, thí dụ như địa hình, đất đai, nguồn nước, độ ẩm…
1.2.2. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là những hợp phần của tổng hợp các ĐKTN của sự tồn
tại xã hội loài người và các hợp phần quan trọng của môi trường tự nhiên bao quanh
được sử dụng trong quá trình sản xuất để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của
xã hội (Từ điển Bách khoa Xô Viết - 1987).
Theo D.L. Armand: “Tài nguyên thiên nhiên là các nhân tố tự nhiên được sử
dụng vào phát triển kinh tế làm phương tiện tồn tại của xã hội loài người…”
10


Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Tài nguyên thiên nhiên là tồn bộ giá trị
vật chất có trong tự nhiên mà ở một trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng
sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất
và đối tượng tiêu dùng” (Nguồn: Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 4, Hà Nội,
2005).
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế và những
tiến bộ của khoa học - kỹ thuật đã làm phong phú, đa dạng thêm mối quan hệ nhiều
chiều của hệ thống “tự nhiên - xã hội”. Vì thế, khái niệm TNTN ngày càng được mở
rộng cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phát triển xã hội.
1.2.3. Cảnh quan và cảnh quan sinh
thái 1.2.3.1.Cảnh quan
Có nhiều định nghĩa về cảnh quan do các tác giả đưa ra:
Theo L.X. Berge (1931), “Cảnh quan địa lý là một tập hợp hay một nhóm các
sự vật, hiện tượng, trong đó đặc biệt là địa hình, khí hậu, nước, đất, lớp phủ thực vật

và động vật cũng như hoạt động của con người hoà trộn với nhau vào một thể thống
nhất hồ hợp, lặp lại một cách điển hình trên một đới nhất định nào đó của Trái Đất
”.
A.G. Ixatxenko (1965): “Cảnh quan là một phần riêng biệt về mặt phát sinh
của một phần cảnh quan, một đới cảnh quan hay nói chung của một đơn vị phân
vùng lớn bất kỳ, đặc trưng bằng sự đồng nhất cả tương quan địa đới lẫn phi địa đới,
có một cấu trúc riêng và một cấu tạo hình thái riêng”.
Trong cơng trình “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam”, Vũ Tự Lập đã đưa
ra định nghĩa: “Cảnh quan địa lý là một địa tổng thể được phân hoá trong phạm vi
một đới ngang ở đồng bằng và một đai cao ở miền núi, có một cấu trúc thẳng đứng
đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thuỷ văn, về đại tổ
hợp thổ nhưỡng và đại tổ hợp thực vật, và bao gồm một tập hợp có quy luật của
những dạng địa lý và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo một cấu trúc ngang đồng
nhất ” [16].

11


Gần đây, A.G. Ixatxenko (1991) đã nêu một định nghĩa ngắn gọn hơn “Cảnh
quan là một địa hệ thống nhất về mặt phát sinh, đồng nhất về các dấu hiệu địa đới và
phi địa đới, bao gồm một tập hợp đặc trưng của các địa hệ liên kết bậc thấp”.
Theo Từ điển Bách khoa Địa lý (1988):
+ Cảnh quan biểu thị tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ của một cấp bất kỳ, đồng
nghĩa với tổng thể tự nhiên - lãnh thổ, địa tổng thể tự nhiên hay địa hệ tự nhiên
(quan niệm chung).
+ Cảnh quan là một đơn vị phân loại trong hệ phân vị tổng thể tự nhiên, trong
đó cảnh quan là đơn vị chủ yếu được xem xét đến những biến đổi do tác động của
con người (quan niệm kiểu loại).
+ Cảnh quan để chỉ một phần lãnh thổ nào đó riêng biệt của lớp vỏ địa lý,
trong đó có những đặc tính chung nhất (quan niệm cá thể).

Quan niệm cảnh quan là một đơn vị phân hoá chung như một địa hệ tự nhiên bất
kỳ nào đó được sử dụng nhiều khơng chỉ trong lĩnh vực cảnh quan học thuần tuý mà
ở các lĩnh vực khác nhau, các ngành khác khi liên quan đến sự phân dị lãnh thổ.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay của Địa lý học, một số ý kiến cho rằng khi
hiểu khái niệm về cảnh quan không được chỉ hạn chế ở việc phân tích các dấu hiệu
thuần tuý của tự nhiên, một tự nhiên chưa bị đụng chạm bởi con người, mà cần
phân tích ln các mối quan hệ tồn tại giữa các hợp phần tự nhiên của cảnh quan
với các hợp phần “dân cư và nền văn hoá của con người” (L.C. Berge), chính sự hợp
nhất giữa hai loại hợp phần đó mới tạo thành một thể thống nhất hồn chỉnh hơn là cảnh
quan.
Nhìn chung, khái niệm cảnh quan có nội dung rất đa dạng, phong phú. Tuy
nhiên, các nhà cảnh quan học đều thống nhất cho rằng cảnh quan là đơn vị địa lý tự
nhiên cấp cơ sở, đơn vị cấp thấp của phân vùng địa lý tự nhiên; là một bộ phận
tương đối nhỏ của bề mặt Trái Đất có diện tích hạn chế, là đơn vị không thể tách
biệt được về mặt địa đới cũng như phi địa đới.
1.2.3.1.

Cảnh quan sinh thái
12


Hiện nay, Việt nam tồn tại hai hai quan điểm về thuật ngữ tên gọi môn cảnh
quan ứng dụng là "Cảnh quan sinh thái" và "Sinh thái cảnh quan".
Đại diện cho quan điểm thứ nhất "cảnh quan sinh thái" Nguyễn Thế Thôn và
Nguyễn Bá Linh. Từ những năm 80, Nguyễn Bá Linh đã đề cập thuật ngữ "Cảnh
quan sinh thái" trọng hội thảo khoa học ở viện các Khoa học Trái đất. Đến năm
1991, ông khẳng định: "Cảnh quan sinh thái là tổng thể hiện tại, có cấu trúc cảnh
quan địa lý và có chức năng sinh thái của các hệ sinh thái đang tồn tại và phát triển
trên đó". Theo Nguyễn Thế Thôn chức năng cảnh quan là một hệ thống chức năng
của các hợp phần tự nhiên, nhưng nếu chỉ nghiên cứu chức năng của các hợp phần

sinh vật trên toàn cảnh quan trong mối tác động qua lại với các chức năng khác thì
đó là nghiên cứu sinh thái cảnh quan. Nghiên cứu cảnh quan với toàn bộ chức năng
sinh thái của chúng đó là khoa học cảnh quan sinh thái. Như vậy, cảnh quan sinh
thái là cảnh quan có cùng chức năng sinh thái của các hệ sinh thái đang tồn tại và
phát triển trên đó và các định nghĩa về cảnh quan sinh thái là định nghĩa về cảnh
quan, dạng cảnh quan, diện cảnh quan nhưng chỉ thêm vào cụm từ "có cùng chức
năng sinh thái của các hệ sinh thái đang tồn tại và phát triển trên đó".
Năm 1939, nhà khoa học Mỹ Troll đưa ra quan niệm nghiên cứu "sinh thái
cảnh quan" như một mơn khoa học, trong đó nêu lên hai nhiệm vụ nghiên cứu cụ
thể. Thứ nhất: Nghiên cứu cảnh quan bằng cách phân tích sinh thái mối quan hệ qua
lại giữa các quần thể sinh vật với môi trường. Thứ hai: Nghiên cứu quan hệ giữa
các tổng thể địa lý với nhau kể cả hoạt động con người.
Do đó, sự hội tụ của hai khoa học để tạo một khoa học “Sinh thái cảnh quan”
(Landscape ecology) cần phải có sự hoàn thiện về phương pháp luận và phương
pháp nghiên cứu chung của cả sinh thái và cảnh quan.
“Sinh thái cảnh quan là một hệ thống tự nhiên được cấu thành từ hai khối hữu
sinh và vô sinh trong điều kiện cân bằng sinh thái của tự nhiên, được quy định bởi
mối tương quan trao đổi vật chất, năng lượng, thông tin và những đặc trưng biến đổi
trạng thái (động lực) theo thời gian” [29].

13


Như vậy, sinh thái cảnh quan vừa có cấu trúc của cảnh quan vừa có chức năng
sinh thái của hệ sinh thái đang tồn tại và phát triển trên cảnh quan, nó chứa đựng hai
khía cạnh cơ bản là cảnh quan và hệ sinh thái. Hai khía cạnh này độc lập nhưng
thống nhất với nhau trong một hệ địa - sinh thái (Geo-ecosystem)
KH

TV


TN

Đ

ĐH

SV

Hình 1.1. Sơ đồ hệ địa – sinh thái
1. Hướng tác động qua lại các thành phần cảnh quan
2. Hướng tác động qua lại của hệ sinh thái trong hệ địa sinh thái
SV: Sinh vật

ĐH: Địa hình

TV: Thuỷ văn

KH: Khí hậu

TN: Thổ nhưỡng

Đ: Đá

1.2.4. Mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên với
cấu trúc cảnh quan
Mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên với cấu trúc
cảnh quan thể hiện ở sự tương đồng giữa các yếu tố tự nhiên và con người thông
qua những hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
Cơ sở khoa học quan trọng của việc sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên, tài

nguyên thiên nhiên trước hết phải được lựa chọn từ các đặc điểm đặc trưng của tự
nhiên, các điều kiện môi trường - sinh thái lãnh thổ. Qua việc phân tích các quy luật

14


hình thành, đặc điểm phân hố theo khơng gian và thời gian, các đặc trưng về động
lực phát triển của cảnh quan, mối liên quan và tác động tương hỗ giữa các yếu tố và
thành phần của tự nhiên cũng như giữa các tổng hợp thể tự nhiên với nhau sẽ cho
phép xác định mức độ thích hợp của mỗi đơn vị lãnh thổ cho từng ngành sản xuất,
từng dạng sử dụng tài nguyên. Sự tương đồng chặt chẽ giữa điều kiện tự nhiên và
tài nguyên thiên nhiên với các yếu tố cấu trúc sinh thái cảnh quan có thể biểu hiện
thông qua bảng 1.1.
Bảng 1.1. So sánh các yếu tố tự nhiên và cấu trúc cảnh quan

STT
1

Các điều kiện tự
nhiên và nhân văn

Các loại tài nguyên

Cấu trúc cảnh quan

Địa chất và địa hình

Tài ngun khống sản

Nền tảng vật chất rắn


Tài nguyên khí hậu
2

Khí hậu và thuỷ văn

Nền tảng nhiệt ẩm
Tài nguyên nước
Tài nguyên đất

3

Thổ nhưỡng và sinh
vật

Dinh dưỡng đất và vật
Tài nguyên động, thực

chất hữu cơ

vật
4

Con người

Tài nguyên lao động

Mức độ tác nhân

- Các hợp phần cấu trúc tạo nên các đơn vị cảnh quan vừa là nơi diễn ra những

hoạt động kinh tế - xã hội, vừa là tài nguyên thiên nhiên - đối tượng để khai thác sử
dụng. Ngược lại, tài nguyên thiên nhiên là những nhân tố, chất liệu để tạo nên tiềm
năng sản xuất của cảnh quan. Tính tương đồng ở đây bắt nguồn từ quy luật hình
thành nên các đơn vị lãnh thổ địa lý

15


- Ở các nhóm tổ hợp những yếu tố tự nhiên (1, 2 và 3) thì hầu như những loại
tài nguyên và yếu tố tự nhiên cấu tạo nên các đơn vị cảnh quan có độ tương đồng lớn.
- Yếu tố con người, một hợp phần của cấu trúc cảnh quan thì tài nguyên lao
động là sản phẩm của quá trình vận động, phát triển của dân cư, đồng thời yếu tố
nhân tác trong cấu trúc cảnh quan lại là sản phẩm của chính tài nguyên lao động
trên lãnh thổ đó.
1.2.5. Mối liên hệ giữa cảnh quan và hoạt động sản xuất nông -lâm nghiệp
Hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp được hình thành và phát triển dựa trên
cơ sở các hợp phần cấu trúc nên cảnh quan. Thông qua hoạt động này, con người đã
tác động lên cảnh quan làm thay đổi cấu trúc và thành phần của nó theo hướng tích
cực và tiêu cực.
Nếu trong sản xuất nông - lâm nghiệp, con người biết khai thác, sử dụng các
yếu tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý thì sẽ tác động tích cực
lên cảnh quan, cụ thể là hình thành nên các cảnh quan nhân sinh với các loại cây
trồng trong hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái nông - lâm kết hợp và các thảm
thực vật trong hệ sinh thái lâm nghiệp… làm tăng tính nhịp điệu của cảnh quan.
Ngược lại, những hoạt động khai thác tài nguyên một cách bất hợp lý và thiếu quy
hoạch sẽ dẫn tới phá vỡ cân bằng sinh học, tuần hoàn vật chất trong cảnh quan và
cuối cùng làm thối hố cảnh quan hiện có để hình thành cảnh quan mới.
Có thể nói giữa cảnh quan và hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp có mối
quan hệ chặt chẽ, tác động tương hỗ lẫn nhau và được thể hiện qua bảng 1.2.
Bảng 1.2. Quan hệ giữa cảnh quan và hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp

Các yếu tố đầu vào của sản xuất nông – lâm
Cấu trúc cảnh quan

nghiệp

- Cấu trúc địa chất

- Đá tạo đất

- Các dạng địa hình

- Mặt bằng sản xuất

16


- Các kiểu khí hậu

- Chế độ nhiệt - ẩm và nhịp điệu mùa

- Chế độ thuỷ văn

- Nguồn nước tưới

- Đại tổ hợp thổ nhưỡng

- Đất

- Đại tổ hợp thực vật


- Thực vật

- Các tác động nhân sinh

- Sức lao động và tri thức khoa học

Như vậy, cảnh quan là tiền đề để hình thành và cũng là nơi diễn ra các hoạt
động sản xuất nông - lâm nghiệp, các thành phần cấu trúc của cảnh quan là đối
tượng sản xuất nông - lâm nghiệp của con người.
1.2.6. Phát triển và phát triển bền vững
1.2.6.1. Phát triển
Phát triển là một quá trình xã hội đạt đến thoả mãn các nhu cầu mà xã hội ấy
coi là cơ bản. Phát triển chỉ sự đạt được những đòi hỏi về chất, trước hết là phúc lợi
của con người và với nghĩa rộng hơn, cịn bao gồm các địi hỏi về chính trị [21].
1.2.6.2.

Phát triển bền vững

Khái niệm phát triển bền vững lần đầu tiên được Ngân hàng thế giới (WB)
đưa ra vào năm 1987 trong các văn bản báo cáo “Tương lai của chúng ta” tại Hội
đồng thế giới về PTBV họp ở Brundland (WCED, 1987): "Phát triển bền vững là
sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn
hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai".
Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững (2002) tổ chức tại Johannesbug
đã xác định: "PTBV là q trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí, hài hồ
giữa 3 mặt của sự phát triển bao gồm : tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã
hội và môi trường" .

17



1.2.7. Đánh giá
Đánh giá là xem xét một đối tượng nào đó dưới hình thức so sánh, đối chiếu
với những tiêu chuẩn hay yêu cầu nhất định.
1.3. QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN, PHƢƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH ĐÁNH
GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
1.3.1. Quan điểm tiếp cận
1.3.1.1. Quan điểm lịch sử
Thiên nhiên là một chỉnh thể thống nhất và là sự tổng hòa của các mối quan hệ
tương tác. Sự tồn tại và phát triển của các yếu tố tự nhiên này chịu sự chi phối của
các yếu tố tự nhiên khác và ngược lại. Trong quan hệ phát sinh và phát triển của các
sự vật hiện tượng trong tự nhiên, ngoài một số trường hợp cá biệt thì mọi đối tượng
trong tự nhiên đều tuân theo một qui luật chung của chúng. Sự biến động của một
đơn vị lãnh thổ đều được suy ra từ hệ quả của mối tác động qua lại giữa các hợp
phần địa lý tự nhiên và nhân văn. Vì vậy, việc xem xét lịch sử diễn biến của lãnh
thổ trong quá khứ là việc làm rất quan trọng đối với nhà địa lý khi nghiên cứu và
đánh giá tổng hợp ĐKTN. Lãnh thổ nghiên cứu được hình thành trong thời kỳ Tân
kiến tạo với nhiều uốn nếp, đứt gãy nên địa hình khá phức tạp, cấu trúc địa chất với
nhiều tầng đất đá khác nhau.
1.3.1.2. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp nhìn mọi thành phần cấu tạo lãnh thổ tự nhiên trong mối
quan hệ tương tác, tác động lẫn nhau, vừa chứa đựng tính bình đẳng, vừa chứa đựng
tính trội, vừa chứa đựng tính phụ thuộc, vừa chứa đựng tính độc lập để quyết định
cho tính đặc thù của mỗi hệ địa sinh thái. Tuy nhiên, theo quan điểm này không yêu
cầu nhất thiết phải đánh giá tất cả các chỉ tiêu thuộc các thành phần mà tuỳ thuộc
vào mục tiêu đánh giá để lựa chọn chỉ tiêu phù hợp. Trong đề tài, quan điểm này thể
hiện qua việc lựa chọn và xử lý chỉ tiêu đại diện cho các thành phần: Địa hình (độ
dốc), khí hậu (thể hiện tương quan nhiệt - ẩm), thuỷ văn (điều kiện tưới, khả năng

18



thoát nước), nham thạch và thổ nhưỡng (loại đất, độ dày tầng đất, thành phần cơ
giới), sinh vật (lớp phủ rừng).
Việc đề xuất loại hình sử dụng trên từng loại sinh thái cảnh quan huyện Krông
Bông, tỉnh Đắk Lắk được dựa trên quan điểm tổng hợp, kết quả đánh giá mức độ
thích hợp sinh thái của các loại cây trồng còn được xem xét hiệu quả kinh tế - xã
hội và tác động đến mơi trường của từng loại hình cụ thể.
1.3.1.3. Quan điểm lãnh thổ
Do lãnh thổ huyện Krông Bơng có sự phân hố đa dạng về độ cao, kiểu khí
hậu, độ dốc, độ dày tầng đất, loại đất... nên việc phân cấp lãnh thổ thành những đơn
vị có sự đồng nhất tương đối về các yếu tố tự nhiên phục vụ cho mục tiêu đánh giá là
cần thiết.
Dựa trên cơ sở chỉ tiêu đánh giá, đề tài đã phân cấp lãnh thổ về loại đất, độ
dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, điều kiện tưới, khả năng thốt nước, nhiệt
độ trung bình năm, số thàng đủ ẩm, vị trí và tổng hợp lại theo các đơn vị lãnh thổ cơ
sở. Trong đề tài, đơn vị cơ sở là các loại cảnh quan. Mỗi loại cảnh quan có sự đồng
nhất tương đối về các điều kiện tự nhiên và việc đánh giá được dựa trên cơ sở so
sánh chỉ tiêu sinh thái nông - lâm nghiệp với đặc điểm của các của đơn vị cảnh quan
để xác định loại hình nơng - lâm nghiệp thích hợp.
1.3.1.4. Quan điểm hệ thống
Khi nghiên cứu cảnh quan lãnh thổ huyện Krông Bông, quan điểm hệ thống
được vận dụng vào phân tích cấu trúc và chức năng của các đơn vị cảnh quan.
Ngồi tiềm năng tài ngun, các chức năng phịng hộ, chức năng kinh tế... của các
tiểu vùng cảnh quan được xem xét một cách cụ thể dựa trên quan điểm hệ thống khi
đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ.
Việc phát triển sản xuất lãnh thổ huyện Krông Bông cũng dựa trên mơ hình hệ
thống, tức từ quy trình sản xuất cho đến cung cách hạch toán "đầu vào"

(input),


"out put" (đầu ra) sao cho đạt hiệu quả cao và đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

19


Có như vậy, chúng ta mới xây dựng được những giải pháp đồng bộ trong khai thác
và sử dụng tài ngun hợp lý. Chính vì vậy, khi đánh giá tổng hợp các điều kiện tự
nhiên và xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái phải đặt trong mối quan hệ liên
ngành và liên vùng, tức là từ khâu sản xuất hàng hóa cho đến tiêu thụ sản phẩm
phải phù hợp với sự phát triển của lãnh thổ.
1.3.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Dựa vào điều kiện tự nhiên và hiện trạng phát triển nông - lâm nghiệp của
huyện Krông Bông, nhiệm vụ của đánh giá là xác định tiềm năng của từng đơn vị
cảnh quan để bố trí sản xuất nông nghiệp, nông - lâm kết hợp, lâm nghiệp sản xuất,
tái sinh phục hồi rừng phù hợp với yêu cầu sinh thái, yêu cầu kinh tế, quản lý và
bảo tồn, góp phần định hướng, quy hoạch nơng - lâm nghiệp phát triển theo hướng
bền vững.
Ngoài ra, quan điểm này cịn được đề tài vận dụng trong việc phân tích các mơ
hình nơng - lâm nghiệp trên địa bàn và đề xuất các mơ hình kinh tế nơng hộ dựa
trên hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng rừng, phân bố dân cư và các đặc điểm đặc
thù khác của lãnh thổ nghiên cứu.
1.3.2. Phƣơng pháp đánh giá phân hạng thích hợp
Cho đến nay, tồn tại rất nhiều phương pháp đánh giá khác nhau, tuỳ thuộc vào
mục đích để lựa chọn nội dung cũng như phương pháp đánh giá phù hợp. Đánh giá
mức độ thuận lợi của các điều kiện tự nhiên cho một số đối tượng kinh tế đã được
tiến hành từ lâu ở các nước tiên tiến, nhất là ở Liên Xơ cũ. Những học giả đã có
nhiều cơng trình đánh giá như L.I. Mukhina (1973), N.F. Tiumentxev (1963), D.L.
Armand (1975) [1]., Ia.R. Rorphman (1980). Ở Việt Nam, chúng tơi đã có dịp tham
khảo kết quả nghiên cứu của một số tác giả như: tập thể Phòng Sinh thái cảnh quan

thuộc Viện Địa lý Việt Nam (1984), Lê Văn Thăng (1995), Nguyễn Trọng Tiến
(1996), Hoàng Đức Triêm (2003), Nguyễn Cao Huần (2005)… Các cơng trình đã sử
dụng một số phương pháp như: Phương pháp mơ hình chuẩn, phương pháp bản đồ,
phương pháp đánh giá định tính, phương pháp thang điểm tổng hợp, phương pháp

20


trọng số… Đáng lưu ý là việc sử dụng phương pháp đánh giá định lượng trong
nghiên cứu đã cho những kết quả đáng tin cậy và có sức thuyết phục cao.
Xuất phát từ mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, đề tài đã sử dụng phương pháp đánh
giá định lượng thơng qua việc áp dụng bài tốn trung bình nhân theo công thức đề
nghị của D.L Armand (1975) để đánh giá mức độ thích hợp của các loại cảnh quan
đối với một số loại hình sản xuất nơng - lâm nghiệp ở huyện Krơng Bơng. Bài tốn
có dạng:
Mo =
Trong đó:

n

a1.a2 .a3 ...an

Mo : Điểm đánh giá của đơn vị cảnh quan.
a1, a2, a3…an: Điểm của chỉ tiêu 1 đến chỉ tiêu n.
n: Số lượng chỉ tiêu dùng để đánh giá.

Để đánh giá hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng tài ngun ở huyện
Krơng Bơng phục vụ cho việc đánh giá tổng hợp và đề xuất sử dụng hợp lý các đơn
vị cảnh quan, đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích kinh tế. Các
công thức thường được sử dụng:

n

NPV =


t
1

Bt  Ct
(1  r)

t1

Bt

n

hoặc
=

R

 (1  r)

t1

t 1

 (1 Ctr)
n


t
1

t1

Trong đó:
NPV

: Lợi nhuận hiện thời

R : Tỷ suất lợi ích và chi phí

Ct

: Chi phí năm thứ t

Bt: Lợi ích thu được năm thứ t

n

: Số năm tính tốn

r : Hệ số chiết khấu (%)

21


Về phân hạng mức độ thích hợp, hiện nay trên thế giới có rất nhiều phương
pháp phân hạng. Theo tổng kết và hướng dẫn của FAO (Bullentin N 052), có 4

phương pháp phân hạng phổ biến có thể vận dụng là:
- Phân hạng chủ quan: Phương pháp này thường được sử dụng bởi các chuyên
gia có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết rất rõ về lãnh thổ nghiên cứu. Ưu điểm của
phương pháp này là nhanh và sát thực tế, nhưng có hạn chế là mang tính chủ quan
nên khó thuyết phục.
- Phân hạng theo điều kiện giới hạn: Đây là phương pháp tương đối đơn giản
vì dựa vào quy luật tối thiểu của Liebig, coi nhân tố tối thiểu sẽ quyết định năng
suất và chất lượng cây trồng. Do đó, căn cứ vào yếu tố hạn chế cao nhất mà có thể
xác định hạng. Hạn chế của phương pháp này là hơi máy móc và khơng giải thích
hết những mối tác động qua lại giữa các yếu tố sinh thái.
- Phân hạng theo phương pháp làm mẫu: Đây là phương pháp chỉ thực hiện
được trong các nghiên cứu chuyên sâu, với quy mô nhỏ. Phương pháp phân hạng
này khá tỉ mỉ nhưng tốn nhiều công sức và tiền của.
- Phương pháp phân hạng theo toán học: Được thực hiện bằng các phép toán
với ưu điểm là xây dựng thang phân hạng một cách khách quan, có chứa những
tham số của vùng nghiên cứu một cách cụ thể.
Tham khảo công trình phân hạng của FAO (Dent D. và Young A. 1981;
Young A. 1989) và của một số tác giả đi trước, đề tài lựa chọn bậc phân hạng đến
lớp (class); bao gồm: S1 (rất thích hợp), S2 (thích hợp), S3 (ít thích hợp) và N
(khơng thích hợp). Để tính khoảng cách giữa các hạng, đề tài vận dụng công thức
của Nguyễn Cao Huần, bài toán dạng:
Dmax – Dmix
∆D =  =
M
∆D: Khoảng cách điểm giữa các hạng
22


Dmax: Điểm đánh giá chung cao nhất
Dmix: Điểm đánh giá chung thấp nhất

M: Số cấp đánh giá
1.4. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP HUYỆN KRÔNG BÔNG,
TỈNH ĐẮK LẮK
Việc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên lãnh thổ huyện Krông Bông được
thực hiện theo phương pháp đánh giá sinh thái cảnh quan với quy trình gồm 5 bước:
Bước 1: Công tác chuẩn bị
Đây là bước khởi đầu quan trọng trong quy trình đánh giá vì nó xác định trước
mục tiêu, đối tượng, nội dung, quan điểm và phương pháp nghiên cứu. Việc xác
định này được thực hiện chính xác sẽ đảm bảo cho việc nghiên cứu đi đúng hướng
và đánh giá đúng đối tượng. Các công việc chủ yếu của giai đoạn này là:
- Khảo sát sơ bộ để xác định các loại hình sản xuất ở địa bàn nghiên cứu.
- Tiến hành điều tra, phỏng vấn để xác định nhu cầu và nguyện vọng của
người sử dụng cũng như của cộng đồng.
- Quyết định lựa chọn hình thức đánh giá và xây dựng kế hoạch thực hiện.
Bước 2: Thu thập tài liệu
Việc thu thập số liệu được thực hiện theo quy trình sau:
- Tập trung thu thập các số liệu thực sự cần thiết cho việc đánh giá tự nhiên.
- Phân loại, sử dụng tối ưu các số liệu đã có sẵn.
- Sử dụng cơng nghệ mới trong thu thập số liệu như: ngân hàng dữ liệu,
ảnh viễn thám, hệ thống thông tin địa lý (GIS)…

23


Xuất phát từ mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đề tài đã thu thập các số liệu về
địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật cũng như các số liệu về kinh tế xã hội khác. Ngoài ra, các loại bản đồ như: bản đồ địa hình, bản đồ thổ nhưỡng, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ khí hậu, bản đồ thuỷ văn huyện Krơng Bông... là
những bản đồ rất quan trọng cho việc thành lập bản đồ STCQ
Bƣớc 3: Nghiên cứu sự phân hoá lãnh thổ, phân loại, phân vùng cảnh

quan
Trên cơ sở các loại bản đồ nêu trên, kết hợp với công tác nghiên cứu thực địa
để xác định sự phân hoá lãnh thổ. Trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu, sự phân hoá
các ĐKTN và CQ bị chi phối đồng thời của quy luật địa đới và phi địa đới. Việc
vạch ranh giới các đơn vị cảnh quan sẽ trở nên ít phức tạp hơn nếu như chúng ta
đưa một số yếu tố vào việc mô tả các đơn vị cảnh quan mà không xác định ranh giới
của chúng. Các yếu tố không được xác định ranh giới thường là những yếu tố có
mối quan hệ rất chặt chẽ và biến đổi một cách có quy luật với một trong các yếu tố
đã được xác định ranh giới. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào tỷ lệ bản đồ và mức độ chi tiết
mà có các yếu tố chủ đạo khác nhau để vạch ranh giới các đơn vị cảnh quan.

24


CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
- Xác định mục tiêu, đối tượng,
nội dung, quan điểm và phương
pháp nghiên cứu
- Xây dựng kế hoạch thực hiện

THU THẬP TÀI LIỆU

Điều kiện tự nhiên
Địa chất và địa hình
Khí hậu, thuỷ văn
Sinh vật và thổ nhưỡng

Điều kiện KT-XH
Tình hình kinh tế- xã hội
Các ngành kinh tế

Dân cư và lao động
Dân cư và nguồn lao động

Nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ, phân loại và phân vùng sinh thái cảnh quan

Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên
25theo loại hình sinh thái cảnh quan


×