Tải bản đầy đủ (.pdf) (223 trang)

Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững vùng Thanh Nghệ Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.84 MB, 223 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

HOÀNG THỊ CƯỜNG

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI BỀN VỮNG
VÙNG THANH NGHỆ TĨNH

LUẬN ÁN TIẾN SỸ ĐỊA LÝ

HÀ NỘI, 2017


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT.........................................................................vi
DANH MỤC BẢNG................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................ix
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................... 1
2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.............................................................. 2
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 3
4. NHỮ NG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN .................................................................. 3
5. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ........................................................................................... 4
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ............................................................. 4
7. CƠ SỞ TÀI LIỆU CHÍNH ...................................................................................... 4


8. CẤU TRÚ C CỦA LUẬN ÁN ................................................................................ 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ
TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI BỀN VỮ NG VÙNG THANH NGHỆ TĨNH...................................................... 6
1.1. CÁC CÔNG TRÌ NH NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN
TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ..................................... 6
1.1.1. Tổ ng quan các công triǹ h nghiên cứu .................................................................. 6
1.1.2. Một số vấn đề đặt ra đối với luận án .................................................................. 18
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC
VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI BỀN VỮ NG VÙ NG THANH NGHỆ
TĨNH.........................................................................................................................19
1.2.1. Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên ............................................ 19
1.2.2. Mối liên hệ giữa nghiên cứu cảnh quan với đinh
̣ hướng sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế - xã hô ̣i bề n vững 20
1.2.3. Đánh giá tổ ng hơ ̣p điề u kiê ̣n tự nhiên trên cơ sở phân tić h và đánh giá cảnh
quan ................................................................................................................................ 22
1.2.4. Đánh giá tổ ng hơ ̣p điề u kiê ̣n tự nhiên phu ̣c vu ̣ phát triể n bề n vững kinh tế - xã
hô ̣i bề n vững vùng Thanh Nghê ̣ Tiñ h trên cơ sở lý luâ ̣n cảnh quan ho ̣c ..................... 23
iii


1.3. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU ................ 26
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu ........................................................................................ 26
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 29
1.3.3. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 37
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................................ 39
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙ NG THANH NGHỆ
TĨNH.........................................................................................................................40
2.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÙNG THANH NGHỆ TĨNH .............. 40


2.1.1. Vi tri
̣ ́ điạ lý........................................................................................................... 40
2.1.2. Điạ chấ t ................................................................................................................ 41
2.1.3. Điạ hiǹ h, địa mạo ................................................................................................ 45
2.1.4. Khí hậu ................................................................................................................ 51
2.1.5. Thủy văn .............................................................................................................. 57
2.1.6. Thổ nhưỡng ......................................................................................................... 60
2.1.7. Thảm thực vật ...................................................................................................... 70
2.1.8. Hoạt động của con người .................................................................................... 73
2.1.9. Tai biến thiên nhiên và biến đổi khí hậu ............................................................ 77
2.2. PHÂN LOẠI CẢNH QUAN VÙ NG THANH NGHỆ TĨNH ........................... 80
2.2.1. Hê ̣ thố ng phân loa ̣i cảnh quan............................................................................. 80
2.1.2. Đặc điểm các đơn vị cảnh quan vùng Thanh Nghệ Tĩnh................................... 81
2.3. PHÂN VÙ NG CẢNH QUAN VÙ NG THANH NGHỆ TĨNH ......................... 91
2.3.1. Tiêu chí phân vùng cảnh quan ............................................................................ 91
2.3.2. Đă ̣c điể m các vùng và tiể u vùng cảnh quan vùng Thanh Nghê ̣ Tiñ h ................ 93
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.......................................................................................... 104
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ ĐỊNH
HƯỚNG KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI BỀN VỮNG VÙNG
THANH NGHỆ TĨNH ............................................................................................ 105
3.1. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP ..... 105
3.1.1. Nguyên tắc, đối tượng, mục tiêu đánh giá........................................................ 105
3.1.2. Xây dựng thang điểm và hệ thống tiêu chí đánh giá.......................................... 105
3.1.3. Kết quả đánh giá ................................................................................................ 111
iv


3.2. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CHO PHÁT
TRIỂN DU LICH

̣ .................................................................................................... 117
3.2.1. Tiề m năng du lich
̣ trong các tiể u vùng ............................................................. 117
3.2.2. Tính toán định lượng tiề m năng phát triể n du lịch ........................................... 118
3.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ QUY
HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮ NG CỦA VÙ NG THANH NGHỆ TĨNH ......................................................... 123
3.3.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................................................... 123
3.3.2. Bộ khung tổ chức lãnh thổ ................................................................................ 126
3.3.3. Phân tić h thực tra ̣ng quy hoa ̣ch phát triể n kinh tế - xã hô ̣i dưới góc đô ̣ phát triể n
bề n vững vùng Thanh Nghê ̣ Tiñ h ............................................................................... 127
3.4. ĐINH
HƯỚNG KHÔNG GIAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
̣
HỘI BỀN VỮ NG .................................................................................................... 132
3.4.1. Đinh
̣ hướng các tuyế n tru ̣c phát triể n kinh tế - xã hô ̣i...................................... 132
3.4.2. Định hướng không gian sử dụng các loại cảnh quan vùng Thanh Nghệ Tĩnh 141
3.4.3. Định hướng không gian các tiểu vùng cảnh quan vùng Thanh Nghệ Tĩnh….145
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.......................................................................................... 147
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ........................ 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... II
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................ XIII
PHỤ LỤC 2 .......................................................................................................... XVII
PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................. XX
PHỤ LỤC 4 ....................................................................................................... XXXV
PHỤ LỤC 5 ...................................................................................................... XXXIX

v



DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BVMT

Bảo vệ môi trường

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CQ

Cảnh quan

DTTN

Diện tích tự nhiên

ĐGCQ

Đánh giá cảnh quan

ĐGTN

Đánh giá thích nghi

ĐKTN


Điều kiện tự nhiên

KCN

Khu công nghiê ̣p

KKT

Khu kinh tế

KT-XH

Kinh tế - xã hội

MT

Môi trường

PTBV

Phát triể n bề n vững

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

TNMT

Tài nguyên môi trường


TV

Tiểu vùng

TVCQ

Tiể u vùng cảnh quan

UBKH

Ủy ban khoa học

VQG

Vườn quố c gia

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Cơ sở dữ liê ̣u đươ ̣c thu thâ ̣p phu ̣c vu ̣ nghiên cứu của luâ ̣n án

29

Bảng 1.2. Phân vùng cảnh quan lãnh thổ Việt Nam (tỷ lệ 1/1.000.000)

33

Bảng 1.3. Ví dụ về ma trận so sánh cặp của 3 yếu tố A, B và C


35

Bảng 2.1. Chú giải bản đồ địa mạo

49

Bảng 2.2. Bức xạ tổng cộng trung bình tháng và năm (kcal/cm²)

52

Bảng 2.3. Cân bằng bức xạ trung bình tháng và năm (kcal/cm2)

52

Bảng 2.4. Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (°C)

53

Bảng 2.5. Tốc độ gió trung bình tháng và năm (m/s)

54

Bảng 2.6. Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm)

55

Bảng 2.7. Độ ẩm tương đối trung bình tháng và năm (%)

56


Bảng 2.8. Phân tić h phẫu diê ̣n đấ t phù sa sông, biển

60

Bảng 2.9. Phân tích phẫu diê ̣n đấ t phù sa ngòi, suối

61

Bảng 2.10. Phẫu diê ̣n đấ t nhóm đấ t thung lũng dốc tụ

61

Bảng 2.11. Phân tić h phẫu diê ̣n đấ t nâu đỏ trên đá macma bazo và trung
trính

62

Bảng 2.12. Phân tić h phẫu diê ̣n đấ t đỏ nâu trên đá vôi

63

Bảng 2.13. Phân tích phẫu diê ̣n đấ t đỏ vàng trên đá sét và biến chất

63

Bảng 2.14. Phân tić h phẫu diê ̣n đất vàng đỏ trên đá macma axit

64

Bảng 2.15. Phân tić h phẫu diê ̣n đấ t vàng nha ̣t trên đá cát


64

Bảng 2.16. Phân tích phẫu diê ̣n đấ t nâu vàng trên phù sa cổ

66

Bảng 2.17. Phân tić h phẫu diê ̣n đấ t đỏ vàng trên đá biến chất

66

Bảng 2.18. Phân tích phẫu diê ̣n đấ t mùn vàng đỏ trên đá macma axit

67

Bảng 2.19. Phân tích phẫu diê ̣n đấ t cát

68

Bảng 2.20. Phân tić h phẫu diê ̣n đất mặn

68

Bảng 2.21. Phân tích phẫu diê ̣n đất phèn

69

Bảng 2.22. Hệ thống phân loại cảnh quan vùng Thanh Nghệ Tĩnh

81


Bảng 2.23. Diện tích các lớp và phụ lớp cảnh quan vùng Thanh Nghệ Tĩnh

85

Bảng 2.24. Diện tích các hạng cảnh quan của vùng Thanh Nghệ Tĩnh

90

Bảng 2.25. Phân chia vùng và tiểu vùng cảnh quan vùng Thanh Nghệ Tĩnh

92

vii


Bảng 3.1. Kết quả đánh giá riêng các tiêu chí cho nhóm cây trồng
trong nông nghiệp

108

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá riêng các tiêu chí cho rừng sản xuất

110

Bảng 3.3. So sánh Satty và trọng số AHP đánh giá cho cây lúa

111

Bảng 3.4. Phân hạng mức độ thích nghi từng loại cảnh quan cho cây lúa


112

Bảng 3.5. So sánh Satty và trọng số AHP đánh giá cho cây hằng năm

113

Bảng 3.6. Phân hạng mức độ thích nghi cảnh quan cho cây hằng năm

114

Bảng 3.7. So sánh Satty và trọng số AHP đánh giá cho cây lâu năm

114

Bảng 3.8. Phân hạng mức độ thích nghi cảnh quan cho cây lâu năm

115

Bảng 3.9. So sánh Satty và trọng số AHP đánh giá cho rừng sản xuấ t

116

Bảng 3.10. Phân hạng mức độ thích nghi cảnh quan cho rừng sản xuấ t

117

Bảng 3.11. Kết quả tính toán độ ưu thế loại điểm du lịch của 12 tiểu vùng

119


Bảng 3.12. Kết quả tính toán độ phong phú loại điểm du lịch của 12 tiểu
vùng
Bảng 3.13. Kết quả tính toán độ đa dạng loại điểm du lịch của 12 tiểu vùng
Bảng 3.14. Tỉ trọng trong GDP của vùng Thanh Nghệ Tĩnh năm 2010 và
2015
Bảng 3.15. Định hướng phát triển các loại cây trồng chủ lực của vùng
Thanh Nghệ Tĩnh giai đoạn 2015 - 2020

viii

120
122
124

128


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ tuyến điểm khảo sát vùng Thanh Nghệ Tĩnh

30

Hình 1.2. Sơ đồ quy trình các bước nghiên cứu

38

Hình 2.1. Bản đồ hành chính

40


Hình 2.2. Bản đồ địa chất

44

Hình 2.3. Chú giải bản đồ địa chất

44

Hình 2.4. Bản đồ địa mạo

49

Hình 2.5. Bản đồ thổ nhưỡng

68

Hình 2.6. Bản đồ thảm thực vật vùng Thanh Nghệ Tĩnh

72

Hình 2.7. Cơ cấu sử dụng đất vùng Thanh Nghệ Tĩnh năm 2015

74

Hình 2.8. Sơ đồ hê ̣ thố ng phân loa ̣i cảnh quan vùng Thanh Nghê ̣ Tiñ h

83

Hình 2.9. Bản đồ cảnh quan vùng Thanh Nghệ Tĩnh


89

Hình 2.10. Chú giải bản đồ cảnh quan

89

Hình 2.11. Bản đồ phân vùng cảnh quan vùng Thanh Nghệ Tĩnh

92

Hình 3.1. Bản đồ đánh giá thích nghi cảnh quan cho cây lúa vùng Thanh
Nghệ Tĩnh
Hình 3.2. Bản đồ đánh giá thích nghi cảnh quan cho cây hằng năm vùng
Thanh Nghệ Tĩnh
Hình 3.3. Bản đồ đánh giá thích nghi cảnh quan cho cây lâu năm vùng
Thanh Nghệ Tĩnh
Hình 3.4. Bản đồ đánh giá thích nghi cảnh quan cho rừng sản xuất vùng
Thanh Nghệ Tĩnh
Hình 3.5. Độ ưu thế du lịch theo các tiểu vùng cảnh quan
Hình 3.6. Bản đồ đánh giá độ ưu thế các loại điểm du lịch vùng Thanh
Nghệ Tĩnh
Hình 3.7. Độ phong phú du lịch theo các tiểu vùng cảnh quan
Hình 3.8. Bản đồ đánh giá độ phong phú các loại điểm du lịch vùng Thanh
Nghệ Tĩnh
Hình 3.9. Độ đa dạng du lịch theo các tiểu vùng cảnh quan

ix

111


113

114

116
120
120
121
121
122


Hình 3.10. Bản đánh giá độ đa dạng các loại điểm du lịch vùng Thanh
Nghệ Tĩnh
Hình 3.11. Bản đồ định hướng không gian sử dụng cảnh quan phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội bền vững vùng Thanh Nghệ Tĩnh
Hình 3.12. Bản đồ định hướng phát triển bền vững các tiểu vùng cảnh quan
vùng Thanh Nghệ Tĩnh

x

122

144

146


MỞ ĐẦU

1. TÍ NH CẤP THIẾT CỦ A ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Phát triển kinh tế trên quan điểm liên kết vùng đã được quan tâm từ thế kỷ
XIX và đạt được nhiều thành tựu [55]. Liên kết vùng được nghiên cứu nhằm xây
dựng chiến lược phát triển, quy hoạch, đầu tư, dịch vụ công, chính sách đặc thù của
mỗi vùng [103]. Xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, một số quốc gia đã
bắt đầu tiến hành liên kết các vùng kinh tế nhỏ lẻ để cạnh tranh tốt hơn. Ở Việt Nam,
liên kết vùng đã được các nhà lãnh đạo đề cập trong các định hướng phát triển kinh
tế của quốc gia từ những năm 1996 tại Đại hội VIII của Đảng, nhiều tổ chức và ban
chỉ đạo đã được thành lập sau đó nhằm tổ chức thực hiện các chính sách về phát triển
liên vùng. Năm 2016, liên kết vùng đã được thí điểm áp dụng trong chính sách phát
triển kinh tế của vùng Sông Cửu Long với nguyên tắc và các bước cụ thể [74].
Đánh giá tổng hợp và ứng dụng thực tiễn sử dụng tiềm năng lãnh thổ phục vụ
mục đích phát triển sản xuất, kinh tế là vấn đề cấp bách, thiết thực nhằm phát triển
bền vững. Kế t quả đánh giá là cơ sở khoa ho ̣c quan tro ̣ng cho viê ̣c đề xuấ t các đinh
̣
hướng tổ chức lañ h thổ sản xuấ t và xây dựng quy hoa ̣ch tổ ng thể phát triể n bền vững
kinh tế - xã hô ̣i.
Thanh Nghệ Tĩnh thuô ̣c vùng Bắ c Trung Bô ̣ là mô ̣t trong 7 vùng địa lý tự
nhiên của Việt Nam [36] có thiên nhiên đa da ̣ng, phân hóa sâu sắ c theo cả quy luâ ̣t
điạ đới và phi điạ đới [36]. Trong vùng, đồng bằng sông Mã có diện tích đứng thứ ba
cả nước, khả năng thâm canh tăng vụ không kém gì đồng bằng sông Hồng. Rìa phía
Tây của vùng nghiên cứu là dãy núi biên giới Việt Lào chạy dài từ Mường Lát
(Thanh Hóa) đến dãy núi Hoành Sơn (Hà Tĩnh) nên khu vực này có thế mạnh phát
triển ngành nông - lâm nghiệp. Đồ ng bằ ng Duyên hải miề n Trung kéo dài từ Nga
Sơn (Thanh Hóa) đến Kỳ Anh (Hà Tĩnh) với đặc trưng là đồi núi sát biể n, điều kiện
tự nhiên này là thế ma ̣nh cho phát triển rừng phòng hộ ven biển kết hợp du lịch biển
và đánh bắ t thủy sản. Trong thời kỳ đổ i mới, vùng Thanh Nghệ Tĩnh đã có sự tăng
trưởng quan tro ̣ng trên mo ̣i mă ̣t kinh tế - xã hô ̣i. Năm 2015, giá trị sản xuất của khu
vực kinh tế nông nghiệp vùng Thanh Nghệ Tĩnh đạt 65.342 tỷ đồng (giá so sánh năm
2010) [13,14,15].

1


Tuy nhiên, các tỉnh trong vùng đang đố i mă ̣t với nhiề u thách thức. Về kinh tế ,
chuyể n dich
̣ cơ cấ u của các tin̉ h trong vùng còn châ ̣m, sản xuấ t nông nghiê ̣p vẫn còn
chiế m tỷ lê ̣ cao [13,14,15]. Về xã hô ̣i, sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các khu
vực trong vùng. Hầu hết dân cư sinh sống ở nông thôn chiếm trên 80%, dân số thành
thị chiếm tỷ lệ thấp chỉ khoảng 20%. Cơ cấ u lao đô ̣ng trong nông nghiê ̣p chiế m tỷ lê ̣
cao: Nghê ̣ An 60,50% [14]; Hà Tiñ h 55,41% [13] và Thanh Hóa 50,3 % [15]. Môi
trường bị ảnh hưởng nặng nề bởi hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và du
lịch. Ngoài ra, vùng Thanh Nghê ̣ Tiñ h có khí hậu khắc nghiệt, hàng năm thường xảy ra
nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời số ng của người
dân trên diện rộng của cả ba tỉnh, đă ̣c biệt trong bối cảnh biế n đổ i khí hâ ̣u. Khu vực ô
nhiễm môi trường như khu công nghiê ̣p Formosa ở Vũng Áng, ô nhiễm môi trường từ
nhà máy lo ̣c dầu, nhà máy đóng tàu biể n, nhà máy luyê ̣n thép ở Khu công nghiê ̣p Nghi
Sơn, ô nhiễm bu ̣i từ các hoa ̣t động khai thác khoáng sản ở Quỳ Hơ ̣p, Quỳ Châu, mỏ
sắ t Tha ̣ch Khê [52,53,543]. Chính sách bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi
khí hậu được chỉ đạo cụ thể tại mỗi tỉnh nhưng chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa 3 tỉnh
với nhau nên hiệu quả mang lại chưa cao.
Từ những vấ n đề thực tiễn nêu trên, nghiên cứu, đề xuấ t đinh
̣ hướng phát
triể n kinh tế - xã hô ̣i bề n vững khu vực ba tỉnh Thanh Hóa, Nghê ̣ An và Hà Tiñ h là
mô ̣t vấ n đề cấ p thiế t trong giai đoa ̣n trước mắ t và lâu dài. Do đó, đề tài luâ ̣n án tiế n
sỹ “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền
vững vùng Thanh Nghệ Tĩnh” đã đươ ̣c lựa cho ̣n nghiên cứu.
2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
Xác lâ ̣p cơ sở khoa ho ̣c và thực tiễn trong nghiên cứu, đánh giá tổ ng hợp các điề u
kiê ̣n tự nhiên nhằ m đề xuấ t đinh

̣ hướng không gian phát triể n kinh tế - xã hô ̣i theo
hướng bề n vững ta ̣i vùng Thanh Nghê ̣ Tiñ h.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên, các nhiê ̣m vu ̣ sau cầ n đươ ̣c giải quyế t:
- Tổ ng quan và vâ ̣n du ̣ng cơ sở lý luâ ̣n về nghiên cứu cảnh quan ho ̣c trong
đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phu ̣c vu ̣ đinh
̣ hướng sử dụng hợp lý tài nguyên
và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
2


- Xác lâ ̣p cơ sở khoa ho ̣c và thực tiễn trong nghiên cứu, đánh giá tổ ng hợp các
điề u kiê ̣n tự nhiên.
- Phân tích điề u kiê ̣n tự nhiên kế t hơ ̣p phân loa ̣i và phân vùng cảnh quan vùng
Thanh Nghê ̣ Tiñ h.
- Đánh giá cảnh quan phu ̣c vu ̣ cho các mu ̣c tiêu phát triể n nông lâm nghiê ̣p.
- Tính toán định lượng đánh giá tiềm năng du lịch của các tiểu vùng cảnh
quan (TVCQ).
- Phân tích thực tra ̣ng phát triể n kinh tế - xã hô ̣i và môi trường dưới góc đô ̣
phát triể n bề n vững.
- Đinh
̣ hướng sử du ̣ng các loa ̣i cảnh quan và tiể u vùng cảnh quan cho liên kết
phát triể n kinh tế - xã hô ̣i bề n vững vùng Thanh Nghê ̣ Tiñ h.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Pha ̣m vi không gian
Luâ ̣n án được nghiên cứu trên địa bàn 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghê ̣ An, Hà Tiñ h
với tổ ng diê ̣n tić h tự nhiên là 33.645,33 km2 trong đó tin
̉ h Thanh Hóa có diê ̣n tić h
11.138,19 km2 chiế m 33,1%, tỉnh Nghê ̣ An có diê ̣n tích 16.505,54 km2 chiế m
49,06% và tin̉ h Hà Tiñ h có diê ̣n tích 6.001,604 km2 chiế m 17,84% [76,77,78].

3.2. Pha ̣m vi khoa ho ̣c
Luận án giới ha ̣n những vấ n đề nghiên cứu sau đây:
- Đánh giá điề u kiê ̣n tự nhiên dựa trên cơ sở loa ̣i cảnh quan và tiể u vùng cảnh
quan (Bản đồ tỷ lệ 1:250.000).
- Đề xuất định hướng không gian phát triển kinh tế - xã hội bền vững ta ̣i vùng
nghiên cứu trên cơ sở đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- Trong đánh giá tổ ng hơ ̣p, các đố i tươ ̣ng đánh giá đươ ̣c lựa cho ̣n, bao gồ m:
+ Nông, lâm nghiê ̣p: Cây lúa, cây hằng năm (la ̣c, đâ ̣u, vừng), cây lâu năm
(cam, chanh, bưởi) và rừng sản xuất.
+ Dịch vụ: Đánh giá tiề m năng du lich
̣ của các tiể u vùng cảnh quan dựa trên
các tiêu chí về đô ̣ phong phú, đô ̣ ưu thế , đô ̣ đa da ̣ng các điể m du lich.
̣
4. NHỮ NG ĐIỂM MỚI CỦ A LUẬN ÁN
- Làm rõ sự phân hóa tổ ng hơ ̣p điề u kiê ̣n tự nhiên của vùng Thanh Nghê ̣ Tiñ h
trên cơ sở phân loa ̣i và phân vùng cảnh quan (Bản đồ tỷ lê ̣ 1:250.000).
3


- Đánh giá liên vùng cho các mục đích nông - lâm nghiệp và tiềm năng du lịch
trên cơ sở các loại cảnh quan (CQ) và tiểu vùng cảnh quan vùng Thanh Nghệ Tĩnh.
- Đề xuất đinh
̣ hướng không gian liên kế t vùng và điề u kiê ̣n phát triể n bề n
vững kinh tế - xã hô ̣i vùng Thanh Nghê ̣ Tiñ h.
5. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ
- Luận điểm 1: Đặc điểm phân hóa về cảnh quan lãnh thổ tự nhiên vùng
Thanh Nghệ Tĩnh là cơ sở hình thành nên liên kết phát triển kinh tế - xã hội theo
chiều Bắc Nam và Đông Tây.
- Luận điểm 2: Đánh giá mức đô ̣ thích nghi của các loại cảnh quan và tiể u vùng
cảnh quan đố i với các nhóm ngành: Nông, lâm nghiê ̣p và du lich

̣ phục vụ đinh
̣ hướng
liên kết phát triể n kinh tế - xã hô ̣i bề n vững vùng Thanh Nghê ̣ Tiñ h.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Ý nghĩa khoa học của luận án: Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án góp
phần làm phong phú cơ sở phương pháp luận trong nghiên cứu, đánh giá tổng hợp
các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường trong bố i cảnh hiê ̣n nay.
- Ý nghĩa thực tiễn của luận án: Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án là tài
liệu khoa học có giá trị tham khảo cho các nhà quản lý trong hoạch định không gian
phát triển kinh tế - xã hô ̣i bề n vững ta ̣i vùng Thanh Nghê ̣ Tiñ h.
7. CƠ SỞ TÀ I LIỆU CHÍ NH
Để hoàn thành luận án, tác giả đã tham khảo, sử dụng các loại tài liệu sau:
- Tư liệu khoa học: Các tài liệu khoa học đã công bố về lý thuyết và ứng dụng
đánh giá tổ ng hơ ̣p điề u kiê ̣n tự nhiên trong thực tiễn; Các tài liệu nghiên cứu về vùng
Thanh Nghê ̣ Tiñ h.
- Tư liệu bản đồ: Hệ thống bản đồ câ ̣p nhâ ̣t của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An
và Hà Tiñ h được cung cấp bởi Bô ̣ Tài nguyên và Môi trường (Bản đồ hành chính,
bản đồ địa hình, bản đồ sử du ̣ng đấ t, bản đồ địa chất), Bô ̣ Nông nghiê ̣p và Phát triể n
nông thôn (Bản đồ thổ nhưỡng).
- Các tài liê ̣u đươ ̣c cung cấ p bởi bô ̣ Kế hoa ̣ch và Đầ u tư, Ủy ban nhân dân 3
tỉnh Thanh Hóa, Nghê ̣ An và Hà Tiñ h (Các tài liệu quy hoa ̣ch quố c gia, quy hoa ̣ch
vùng, quy hoa ̣ch ba tin̉ h; Báo cáo phát triể n kinh tế - xã hô ̣i của ba tin
̉ h).
- Các công trình đã công bố do chính tác giả thực hiện liên quan đến nô ̣i dung
4


và lãnh thổ nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu khoa ho ̣c cấp Ho ̣c viê ̣n năm 2012 (chủ trì),
các bài báo và báo cáo khoa học đã công bố trên Tạp chí Khoa học các trường đại học
và các Bô ̣, Ngành (Đại học Sư pha ̣m Hà Nô ̣i, Ta ̣p chí Môi trường và Rừng).

- Các số liệu, kết quả khảo sát, điều tra thực địa trong quá trình thực hiện luận
án từ 2011 - 2016.
8. CẤU TRÚC CỦ A LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liê ̣u tham khảo, luận án trình bày trong 3
chương nô ̣i dung:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp luâ ̣n về đánh giá tổng hợp điều kiện
tự nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bề n vững vùng Thanh Nghệ Tĩnh.
Chương 2: Đă ̣c điể m điề u kiê ̣n tự nhiên vùng Thanh Nghệ Tĩnh.
Chương 3: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và định hướng không gian
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững vùng Thanh Nghệ Tĩnh.

5


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
BỀN VỮ NG VÙNG THANH NGHỆ TĨNH
1.1. CÁC CÔNG TRÌ NH NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN
TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1.1. Tổ ng quan các công trin
̀ h nghiên cứu
1.1.1.1. Trên thế giới
a) Tại Nga và các nước Đông Âu
- Nghiên cứu về lý thuyết đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên: Từ cuố i thế kỷ
XIX, những công trình liên quan đến đánh giá tổ ng hơ ̣p điề u kiê ̣n tự nhiên phu ̣c vu ̣
phát triể n kinh tế - xã hô ̣i ở quy mô lañ h thổ lớn đã được các nhà điạ lý Nga thực
hiện. Docutraev phát triể n lý luâ ̣n và phương pháp luâ ̣n tổ ng hơ ̣p trong nghiên cứu
các điều kiện tự nhiên của các địa phương cụ thể. Ông cho rằng “cần phải tôn trọng
và nghiên cứu toàn bộ thiên nhiên một cách thống nhất toàn vẹn và không chia cắt,

chứ không tách rời chúng ra từng phần”[18]. Các nhà điạ lý Nga theo trường phái
Docutraev là Berg, Morodov, Kraxnov dựa trên học thuyết về thể tổng hợp địa lý đã
đề xuất cơ sở đánh giá đất đai nông nghiệp một cách khoa học, tổ chức hợp lý lãnh
thổ. Berg (1913) cho rằ ng cảnh quan là đối tượng nghiên cứu của Địa lý. Ông xác
định cảnh quan thiên nhiên là một miền, trong đó đặc điểm địa hình, khí hậu, thực
vật và lớp phủ thổ nhưỡng hợp nhất với nhau thành một thể toàn vẹn, thống nhất.
Morodov đánh giá cao tầm quan trọng của nghiên cứu phân vùng cảnh quan, ông
cho rằng “kết quả cuối cùng của sự nghiên cứu lịch sử thiên nhiên lãnh thổ phải là
sự phân chia chúng ra thành một loạt các đơn vị cảnh quan toàn vẹn, hay là các đơn
vị địa lý cá thể” [99]. Cảnh quan ho ̣c cung cấ p lý luâ ̣n và nguyên lý khoa ho ̣c để giải
quyế t vấ n đề đánh giá tổ ng hơ ̣p điề u kiê ̣n tự nhiên. Prokaev (1971) đã làm rõ mức độ
phong phú bên trong của các điều kiện bộ phận hình thái cảnh quan và có ý nghĩa của
chúng trong viê ̣c thành lập bản đồ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Berg (1913)
xác định các đới tự nhiên chính là các đới cảnh quan bao gồm nhiều vùng tự nhiên.
Các cảnh quan địa lý có quan hệ tương tác giữa địa hình, khí hậu, nước, đất và các
quần hợp sinh vật. Ông cho rằng nghiên cứu lãnh thổ phải là sự phân chia thành “một
loạt các CQ toàn vẹn hay còn gọi là các đơn vị Địa lý cá thể” [99]. Đây được coi là
6


một trong những công trình làm phong phú thêm cơ sở lý thuyết về đánh giá tổng hợp
ĐKTN.
- Nghiên cứu về phương pháp đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên: Vào
những năm 1930 - 1940 các công trình về phương pháp đánh giá tổng hợp điều kiện
tự nhiên đã được các nhà khoa học quan tâm và tiến hành nghiên cứu. Trong đó,
phương pháp đánh giá bằng cảnh quan là một hướng tiếp cận được nhiều nhà khoa
học ứng dụng. Ramenxki đã đề cập đến vấn đề động lực cảnh quan và những quan
điểm cơ bản trong học thuyết cảnh quan. Panomarep, Pecvukhin đã đề câ ̣p về kiểu
cảnh quan hay kiểu lãnh thổ, công trình nổi tiếng "Các đới cảnh quan Địa lý Liên
Xô”. Berg (1931) trình bày một cách có hệ thống cơ sở học thuyết cảnh quan và

những luận cứ về mối tương tác của các thành phần cấu thành cảnh quan [101].
Grigoriep và Kalexnik đã phát triển quan điểm rằng “Cảnh quan là đơn vị kiểu loại"
cảnh quan là những đơn vị không lặp lại trong không gian, có đặc trưng riêng biệt.
Xoloxev (1947) đã trình bày những tổng hợp lý luận đầu tiên phát triển các quan
niệm về cảnh quan. Định lượng cảnh quan cũng được quan tâm với các nghiên cứu
của Polưnop, tiếp đó Perelmen đã nghiên cứu về sự di động của các nguyên tố hóa
học trong cảnh quan và phân chia cảnh quan [47]; Glazopxkaia đã tiến hành xây
dựng những nguyên tắc phân loại địa hóa các cảnh quan một cách cụ thể hơn và đưa
ra hệ thống phân loại các cảnh quan địa phương. Năm 1955, hội nghị chuyên đề cảnh
quan học Nga được tổ chức ở Lêningrat, sau đó là các Hội nghị khoa học về các vấn đề
cảnh quan học được tổ chức hàng năm. Từ đó các nhà nghiên cứu cảnh quan học Nga đã
dần hoàn thiện lý luận, phương pháp nghiên cứu, ứng dụng cảnh quan học, mở rộng các
công trình nghiên cứu và thành lập bản đồ cảnh quan ở nhiều tỉ lệ khác nhau. Những
nghiên cứu về nguyên tắc, phương pháp xây dựng bản đồ, phân loại CQ, vấn đề sử dụng
học thuyết cảnh quan trong thực tiễn nghiên cứu đinh
̣ hướng phát triể n kinh tế - xã hô ̣i
cũng đươc các nhà cảnh quan học Nga quan tâm nghiên cứu. Geraximov phân chia Liên
bang Nga thành 17 miền cảnh quan khác nhau và được ứng dụng trong các mục đích
xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Từ những năm 1990 đến nay,
hướng nghiên cứu cảnh quan ứng dụng phát triển mạnh mẽ được các nhà địa lý Nga
và các nước Đông Âu quan tâm, vận dụng ngày càng nhiều vào thực tiễn phát triển
kinh tế - xã hội (KT - XH) của các vùng, quốc gia, lãnh thổ trên thế giới. Các công
trình nghiên cứu cảnh quan, cảnh quan sinh thái của Nga và một số nước như
Ucraina, Belorutxia, Litva, Ba Lan, Tiệp Khắc đều dựa trên cảnh quan học cơ bản và
7


thống nhất quan điểm trong nghiên cứu cảnh quan ứng dụng cho các mục đích khác
nhau. Nghiên cứu phân vùng cảnh quan của các nhà khoa ho ̣c Ucraina, làm rõ quy
luật, đặc điểm, quy luật phát sinh, phát triển, đặc thù từng vùng, miền cảnh quan cho

phát triển kinh tế - xã hô ̣i. Isatchenko đã tiếp tục thiết kế cảnh quan lãnh thổ Ucraina,
chú trọng cảnh quan đồng cỏ Nam Ucraina. Các ứng dụng trong tổ chức và quy
hoạch lãnh thổ đều dựa trên bản đồ cảnh quan.
Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên trong xu hướng phát triển bền vững là
bước đầu cần thiết. Khái niệm "phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được
những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của
các thế hệ mai sau" đã được định nghĩa năm 1987 trong báo cáo của Hội đồng Thế
giới về Môi trường và Phát triển.
b) Tại các nước phương Tây và Mỹ
- Nghiên cứu về lý thuyết đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên nhằm sử dụng
hợp lý tài nguyên: Các nhà khoa học châu Âu đã đặc biệt lưu tâm đến nghiên cứu lý
luận phu ̣c vu ̣ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên: Đấ t, nước, rừng. Nghiên cứu
phu ̣c hồi đa dạng sinh học ở Thụy Điển (Angelstam, 2011), xác định mục tiêu bảo
tồn cho các hệ sinh thái thủy sản (Degerman, 2004). Bên cạnh đó, hướng đánh giá
tổng hợp các yếu tố cho mục đích phát triển kinh tế ở các lãnh thổ cụ thể rất được
chú trọng [82, 90, 96,104, 110]. Schulte (2011) nghiên cứu về sự thay đổi CQ trong
nông nghiệp ở ba thị trấn Iowa của Mỹ, Bastian (2000) tiến hành phân loại cảnh quan
cho phát triển kinh tế ở Saxony (Đức). Kết quả nghiên cứu đánh giá tổ ng hơ ̣p điề u
kiê ̣n tự nhiên là cơ sở lý thuyết tin cậy để đưa ra các chính sách phát triển phù hợp
cho các lãnh thổ [98]. Bloemers (2010), Potschin (2012), Angelstam (2013) đều cho
rằng bài học rút ra trong việc nghiên cứu đánh giá tổ ng hơ ̣p điề u kiê ̣n tự nhiên có ý
nghiã quan tro ̣ng trong việc đưa ra các chính sách để sử dụng hợp lý tài nguyên và
phát triển bền vững. Dựa vào kết quả nghiên cứu ở Đông Âu, Holopainen và cộng sự
(2006), Nysten - Harala (2009) đã xác đinh
̣ đươ ̣c thách thức và kinh nghiệm liên
quan đến sử dụng, quản lý tài nguyên trong bố i cảnh nền kinh tế chuyể n đổ i từ kế
hoạch hóa sang kinh tế thị trường. Angelstam (2013) chia sẻ thách thức và kinh
nghiệm trong việc phục hồi cảnh quan và bảo tồn đa dạng sinh học ở các nước Tây
Âu [96]. Sự thay đổi cảnh quan trong lãnh thổ châu Âu là cơ hội thuận lợi cho các
nghiên cứu đa dạng về cảnh quan. Các nghiên cứu đánh giá tổng hợp ĐKTN ở châu

Âu có thể được dùng làm ví dụ để minh họa cho các quốc gia và khu vực khác nhau
8


trên thế giới nhằm mục đích đưa ra các giải pháp để sử dụng hợp lý lãnh thổ. Việc
xây dựng bộ cơ sở dữ liệu nghiên cứu đánh giá tổng hợp ĐKTN liên vùng, liên quốc
gia đã đem lại hiệu quả để giải quyết các vấn đề thực tiễn tốt hơn. Phát triển bền
vững cảnh quan và mở ra nhiều hướng đi mới cho nghiên cứu cảnh quan trong tương
lai cần có sự kế thừa và phát huy các hướng nghiên cứu cảnh quan hiệu quả cho các
lãnh thổ cụ thể.
- Nghiên cứu về phương pháp đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên: Nghiên
cứu cảnh quan ở các quốc gia phương Tây và Mỹ được ứng dụng chủ yếu trong đánh
giá tiềm năng tự nhiên, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên [102] thông qua
hệ thống các phương pháp định lượng và hiê ̣n đa ̣i như công nghệ viễn thám, GIS
hoặc thống kê không gian được các nhà khoa ho ̣c Bắ c Mỹ ứng dụng trong xây dựng
bản đồ cảnh quan và đánh giá cảnh quan [126]. Đối tượng nghiên cứu về cảnh quan
của các nhà khoa học Mỹ là các hệ thống tự nhiên hoặc bán tự nhiên, điể n hin
̀ h là các
vườn quốc gia. Các phương pháp nghiên cứu định lượng trong phân tích, đánh giá
mang lại các kết quả chính xác về sử du ̣ng đấ t, khí hậu, thảm thực vật. Quan điểm
của các nhà khoa học Mỹ đều cho rằng, nghiên cứu CQ là một trong những cơ sở tin
cậy để đưa ra các chính sách phát triển phù hợp cho các lãnh thổ trên quan điểm bền
vững và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên lãnh thổ.
c) Tại châu Á
- Nghiên cứu về lý thuyết đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên nhằm sử dụng
hợp lý tài nguyên: Khu vực Đông Á, số lượng nghiên cứu về đánh giá tổng hợp
ĐKTN gia tăng nhanh chóng. Các nhà khoa ho ̣c ở Nhật quan tâm nhiều đến hướng
nghiên cứu đánh giá tự nhiên cho sử dụng hợp lý các lưu vực sông [109, 122]. Trên
cơ sở xây dựng lại cấu trúc CQ truyền thống, kết hợp với phân tích các bản đồ hợp
phần cho thấy những thay đổi CQ ở lưu vực sông liên quan đến những thay đổi trong

mô hình sử dụng đất và là cơ sở để sử dụng, quản lý hiệu quả khu vực này [109].
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu ở Nhật còn tập trung vào sự thay đổi CQ rừng [108,
132], CQ thung lũng [110]. Cơ sở lý luận và tiêu chí đánh giá trong các nghiên cứu
góp phần làm phong phú thêm lý thuyết đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ sử dụng
hợp lý TNTN. Ở Trung Quốc, có nhiều nghiên cứu tập trung vào việc sử dụng hợp lý
tài nguyên đất [130,136]. Đáng chú ý có nghiên cứu của Jun-Xi Wu và nnk (2009) đi
sâu vào phân tích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi CQ nông nghiệp ở đồng bằng
sông Dương Tử làm căn cứ đưa ra các định hướng sử dụng hợp lý [118]. Bên cạnh
9


đó, hướng nghiên cứu sự thay đổi CQ do xây dựng các đập thủy điện, ở các hồ,
nghiên cứu tài nguyên rừng [108] cũng được chú ý. Những nghiên cứu về đánh giá
tổng hợp ĐKTN tại châu Á có tăng về số lượng, song các nghiên cứu chủ yếu trên
góc nhìn từ một yếu tố thành phần (rừng, đất, nước), nên lý thuyết về đánh giá tổng
hợp ĐKTN còn mang nặng tính chuyên ngành.
- Nghiên cứu về phương pháp đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên: Kỹ thuật
GIS và định lượng là hai nhóm phương pháp được sử dụng nhiều trong đánh giá tổng
hợp điều kiện tự nhiên tại khu vực châu Á. Fujihara và Kikuchi (2005) đã nghiên cứu
cấu trúc cảnh quan của lưu vực sông Nagara (Trung Nhật). Quá trình nghiên cứu
được dựa trên việc xây dựng lại cấu trúc cảnh quan cũ, đồng thời ứng dụng công
nghệ GIS và viễn thám nhằm đánh giá sự thay đổi cấu trúc cảnh quan của lưu vực
sông, từ đó xác định sự biến đổi mô hình sử dụng đất. Kết quả của nghiên cứu là cơ
sở khoa học cho sử dụng và hoạch định chính sách quản lý hiệu quả tại lưu vực sông.
Trên quan điểm “Cảnh quan là đơn vị địa tổng thể”, Xiangzheng Deng và nnk
(2016) tiến hành mô tả mối liên hệ giữa đa dạng cảnh quan và sản xuất nông nghiệp
tại Hà Bắc, Trung Quốc. Thông qua phân tích định lượng và luận giải các tác động,
nghiên cứu chỉ ra các điểm tương đồng trong các tương tác giữa hoạt động sử dụng
tài nguyên và điều kiện tự nhiên. Do đó, đa dạng cảnh quan được đề xuất trong
nghiên cứu phục vụ sử dụng tài nguyên và sản xuất nông nghiệp hiệu quả.

Ngoài ra, phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) cũng được vận dụng trong
các công trình liên quan đến đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên. Năm 2008, Qiao
và Zhang đã thực hiện công trình “Đánh giá cảnh quan nhằm thiết kế hợp lý đô thị
trên cơ sở phương pháp Delphi” [125]. Quá trình đánh giá tổng hợp các yếu tố hợp
phần bao gồm môi trường nước, điều kiện địa hình, điều kiện lớp phủ. Kết quả cho
thấy AHP là phương pháp đánh giá thứ bậc hiệu quả, nhằm đánh giá mức độ quan
trọng của một số yếu tố tự nhiên trong thiết kế và quy hoạch đô thị.
1.1.1.2. Ở Việt Nam
- Hướng nghiên cứu về lý thuyết đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên
Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, cụ thể là đánh giá cảnh quan tại Việt
Nam đã được quan tâm từ khá sớm. Lý thuyết đầu tiên về ứng dụng đánh giá cảnh
quan nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên là “Việt Nam” của Seglova (1957). Tác giả đã
sử dụng một hệ thống phân vị đơn giản (Chỉ có hai cấp là Vùng và Á vùng) để phân
chia các khu vực địa lí tự nhiên Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả đã không nêu tiêu chí
10


cụ thể cho từng cấp phân vị. Sau công trình này, “Thiên nhiên Miền Bắc Việt Nam”
được xuất bản [35].
Công trình “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam” đã công bố việc xây dựng
các phân vùng địa lý tự nhiên và phân vùng cảnh quan với các cấp phân vị khác nhau
trên lãnh thổ Việt Nam. Ông đã cụ thể hóa lý thuyết về phương pháp luận và phương
pháp nghiên cứu cảnh quan vào việc xây dựng một hệ thống phân vùng và phân loại
cảnh quan với đầy đủ các cấp phân vị, thấp nhất là cảnh địa lý. Theo ông, đơn vị
cảnh quan là những cá thể địa lý không lặp lại trong không gian. Chính vì vậy, ông
đã phân chia miền Bắc Việt Nam thành 527 cá thể và mô tả cho từng cá thể [35].
Tiế p theo là công trình phân vùng địa lý tự nhiên Tây Nguyên của Trần Quang Ngãi
và Hoàng Đức Triêm làm chủ biên tiến hành trong giai đoạn 1976 -1980.
- Sử dụng hợp lý tài nguyên trên cơ sở nghiên cứu cảnh quan ứng dụng
Sử dụng hợp lý tài nguyên trên cơ sở ứng dụng đánh giá cảnh quan đã được

nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu. Các công trình tiêu biể u đươ ̣c thực hiê ̣n
như: Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường
(Phạm Hoàng Hải và nnk, 1997) [25]; Ứng dụng cảnh quan trong nghiên cứu lập quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch bảo vệ môi trường (Nguyễn Cao Huần
và nnk, 2003, 2004, 2005 [27]; Phạm Quang Anh, 1996; Nguyễn Văn Vinh, 1996;
Phạm Quang Tuấn, 2004; Nguyễn An Thịnh, 2007). Nhằm đáp ứng sự phát triển
kinh tế - xã hội, các công trình đã tập trung xây dựng các nguyên tắc phân vùng địa
lý tự nhiên và các phương pháp nghiên cứu cảnh quan nhằm mục đích khai thác hiệu
quả các nguồn tài nguyên, phục vụ tổ chức lãnh thổ bền vững (Phạm Hoàng Hải và
nnk, 1997). Tiếp cận phân vùng theo vai trò và đặc điểm tạo vùng (Ngô Doãn Vịnh,
2003). Theo quy mô, đặc điểm tổng hợp và trình độ phát triển của lãnh thổ (Trương
Quang Hải, 2006).
Dựa trên nền tảng kiến thức đã được xây dựng về nguyên tắc, phương pháp
phân vùng địa lý tự nhiên và mục tiêu khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường mà
các nghiên cứu theo hướng tiếp cận cảnh quan ứng dụng ngày càng được mở rộng và
chú trọng. Chiến lược phát triển kinh tế tại Việt Nam cũng chỉ ra rằng sự phát triển
bền vững phải quan tâm tới ba khía cạnh (Kinh tế, xã hội và môi trường). Hướng tiếp
cận này được mở rộng và phát triển, trở thành xu hướng nghiên cứu hiện nay trong
khoa học tự nhiên và khoa học kinh tế - xã hội. Nghiên cứu cảnh quan ứng dụng
nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên đã được lồng ghép vào quy hoạch của các địa
11


phương. Quy hoạch môi trường là nội dung quan trọng cho phát triển bền vững được
đề cập trong luật môi trường của Việt Nam. Dưới quan điểm địa lý, Nguyễn Cao
Huần (2008) đưa ra nghiên cứu xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường theo hướng
phát triển bền vững lãnh thổ cấp tỉnh và cấp huyện. Nghiên cứu đã tiến hành đánh
giá các điều kiện về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và vấn đề môi trường để phân
chia thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh thành 4 nhóm vùng bao gồm 8 tiểu vùng phục
vụ quy hoạch bảo vệ môi trường cụ thể [29]. Nguyễn Quang Tuấn (2013), xây dựng

cơ sở địa lý cho sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường huyện Kỳ Anh, tỉnh
Hà Tĩnh dựa trên thành lập bản đồ cảnh quan, phân vùng cảnh quan tỷ lệ 1:50.000,
đánh giá cảnh quan cho tổ chức không gian nông - lâm nghiệp và bố trí các điểm
quần cư đối với các khu vực đồi núi ven biển. Một nghiên cứu theo hướng trên cũng
được Trần Anh Tuấn thực hiện tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Nghiên cứu
đã đề xuất mô hình liên kết, quản trị vùng nhằm phát huy thế mạnh của từng khu vực
và giải quyết các mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên. Vấn đề sử dụng tài nguyên
thiên nhiên cho sản xuất ở khu vực miền núi cũng là chủ đề nhận được nhiều quan
tâm nghiên cứu đối với lãnh thổ cấp huyện tại Đại Từ, Thái Nguyên của Nguyễn Thị
Bích Liên năm 2014; Quỳ Châu, Nghệ An của Trần Thị Tuyến năm 2015, đối với
lãnh thổ cấp tỉnh tại Bắc Kạn của Phạm Hương Giang năm 2015.
Tại Việt Nam, hầu hết các nghiên cứu tổng hợp các điều kiện địa lý lãnh thổ
cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường chủ yếu dựa trên nền
tảng lý luận cảnh quan học phát sinh của trường phái Nga - Xô Viết. Cho tới nay,
khoa học cảnh quan ở Việt Nam được phát triển theo nhiều hướng khác nhau từ
nghiên cứu cơ bản (Xây dựng hệ thống phân loại, thành lập bản đồ cảnh quan) đến
cảnh quan học ứng dụng (Đánh giá cảnh quan) trên nhiều địa phương khác nhau với
quy mô lãnh thổ từ lớn đến nhỏ nhưng đều nhằm mục đích phục vụ cho sử dụng hợp
lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Các nghiên cứu mang tính lý luận và ứng dụng
phục vụ các mục đích thực tiễn được đề cập theo nhiều hướng nghiên cứu khác nhau
như: Phân vùng địa lý tự nhiên; Cảnh quan địa lý; Nghiên cứu cảnh quan; Phân vùng
cảnh quan; Đánh giá cảnh quan; Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội. Các nghiên cứu phân vùng và đánh giá tổng hợp điều kiện địa lý tự nhiên là
hướng nghiên cứu được nhiều nhà khoa học quan tâm.

12


- Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên theo định hướng phát triển bền vững
Việt Nam đã và đang tích cực tham gia triển khai thực hiện những cam kết về

phát triển bền vững. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên đang dần được quan tâm
trong chiến lược phát triển bền vững. Năm 2002, trong “Định hướng phát triển kiến
trúc Việt Nam đến năm 2020” của Bộ Xây dựng ban hành đã khẳng định phát triển
kiến trúc bền vững trước hết phải phù hợp với thiên nhiên, địa hình và khí hậu của
các vùng lãnh thổ, sau đó tạo nên các quần thể kiến trúc phong phú, độc đáo thể hiện
bản sắc riêng về tự nhiên cho từng vùng miền trên cả nước [70]. Để đạt được mục
tiêu đó, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên là một mục tiêu quan trọng cần được
thực hiện. Giai đoạn 2011 - 2020, mục tiêu của phát triển bền vững là tăng trưởng
bền vững, đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ
vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ quốc gia [4]. Công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường được thực
hiện trên cơ sở đánh giá thực trạng về điều kiện tự nhiên và mối liên hệ giữa những
hợp phần đó cần được đánh giá. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên còn được đề
cập trong nghiên cứu “Phát triển bền vững trong bối cảnh biến động toàn cầu:
Nguyên tắc tiếp cận, nội dung và thách thức” của Trần Mạnh Liễu năm 2012, yếu tố
liên vùng được nhấn mạnh “Lãnh thổ bền vững phải là một phần của một khu vực
lãnh thổ bền vững rộng lớn hơn” [39]. Vấn đề tổ chức và quản lý lãnh thổ rộng lớn,
mang tính chất liên vùng được thực hiện trên cơ sở phân tích tổng hợp điều kiện tự
nhiên và kinh tế - xã hội.
- Nghiên cứu về liên vùng trong sử dụng hợp lý tài nguyên
Trong giai đoạn xây dựng chủ nghiã xã hô ̣i ở miền Bắc, các chương trình
nghiên cứu điều tra cơ bản tài nguyên thiên nhiên đươ ̣c chia theo hai hướng: Điều tra
cơ bản về các điề u kiê ̣n tự nhiên và điều tra tổng hợp. Năm 1963, tổ phân vùng Địa
lý tự nhiên tổng hợp được thành lập ở UBKH Nhà nước với sự tham gia của các nhà
khoa học trong nước và các chuyên gia Xô Viế t. Sơ đồ phân vùng địa lý tự nhiên
Miền Bắc Việt Nam được thành lập phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp và tổ
chức. Phạm Hoàng Hải và nnk (1997) trong tác phẩ m “Cơ sở CQ học của việc sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Viê ̣t Nam” đề cập
khá đầy đủ về những biến đổi của tự nhiên nói chung và CQ nói riêng dưới các tác
động của con người, đưa ra các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi

trường [25].
13


Hướng nghiên cứu sử dụng lãnh thổ một tỉnh trên cơ sở CQ học có “Bộ địa lý
địa phương” do Vũ Tự Lập chủ biên với sự tham gia của đông đảo các cán bộ địa lý
và quản lý kinh tế. Kết quả nghiên cứu thể hiện trong Tập bản đồ địa lý địa phương
Viê ̣t Nam. Cơ sở tư liệu về KT - XH cập nhật đến thời điểm 1987 - 1989. Các công
trình trên có giá trị lớn về mặt phương pháp luận nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu
định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên. Nghiên cứu quy mô một tỉnh, 6 tập “Địa lý
các tỉnh, thành phố Việt Nam” do Lê Thông chủ biên [65], cơ sở dữ liệu được sử
dụng đến năm 2005 không còn tính thời sự, hiện đang được hiệu chỉnh, chỉnh biên
lại.
Sau năm 1975, trước yêu cầu xây dựng đất nước, nhằm kiểm kê và đánh giá
lại toàn bộ ĐKTN, TNTN phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên, hàng loạt các công
trình điều tra tổng hợp những khu vực lớn của đất nước được triển khai như Tây Bắc,
Tây Nguyên, đồng bằng sông Hồng, đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Trong đó,
các công trình đã đặc biệt chú trọng đến vấn đề cải tạo, sử dụng đất trong nông
nghiệp và lâm nghiệp.
Đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển miền Bắc xã hội chủ nghĩa, việc phân
vùng địa lý tự nhiên và qui hoạch lãnh thổ là vấn đề cấp thiết. Các nhà địa lý tự nhiên
Việt Nam đã nghiên cứu và đưa ra các hệ thống phân vị khác nhau được thể hiện
trong rất nhiều các công trình nghiên cứu của họ. Những nhà khoa học có công lao to
lớn và đặt nền móng cho khoa học cảnh quan của Việt Nam không thể không nhắc
đến là Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập. Trong công trình “Về sự cần thiết nghiên cứu
tổng hợp đất nước bằng phương pháp CQ” (1970) các tác giả khẳng định sự cần thiết
phải phát triển ứng dụng của khoa học CQ vào sự nghiệp phát triển đất nước. Năm
1970, hai tác giả lại tiếp tục cho ra đời công trình “Địa lí tự nhiên Việt Nam”, trong
đó đề cập đến hệ thống phân vị gồm 6 cấp: Xứ  Miền  Khu  Vùng  Cảnh, áp
dụng cho phân vùng địa lý tự nhiên Việt Nam. Đây là hệ thống phân vị được xây

dựng trên quan điểm kết hợp cả yếu tố địa đới và phi địa đới nên phần nào phản ánh
khách quan hơn sự phân hóa thiên nhiên của nước ta.
Theo hướng phân vùng địa lý tự nhiên, Lê Bá Thảo sau một thời gian dài
nghiên cứu đã hoàn tất công trình “Thiên nhiên Việt Nam”. Mỗi vùng đều được phân
tích những đặc trưng, tiềm năng tự nhiên, nguồn tài nguyên quan trọng nhất. Tác giả
cũng nhấn mạnh “Đi đôi với việc khai thác thế mạnh, một vấn đề khác cũng có tầm
quan trọng chiến lược đối với đất nước ta là vấn đề bảo vệ các tài nguyên tự nhiên và
14


cải thiện môi trường sống” [58]. Đây là quan niệm được thể hiện trong suốt công
trình nghiên cứu. Bởi lẽ, đi kèm với phân tích đặc điểm ĐKTN của từng vùng lãnh
thổ không nằm ngoài mục đích đưa ra định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên. Quan
điểm phân vùng lãnh thổ kinh tế trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp ĐKTN, tài nguyên
thiên nhiên tiếp tục được tác giả đề cập chi tiết hơn trong công trình “Việt Nam lãnh thổ và các vùng kinh tế”.
Từ năm 1990 đến nay, nhiều công trình nghiên cứu đánh giá tổng hợp ĐKTN,
TNTN phu ̣c vu ̣ sử du ̣ng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phát
triể n bền vững [20,22,29,50,61,62,69]. Trước sự suy giảm tài nguyên và những bức
xúc về môi trường nảy sinh trong quá trình phát triển KT - XH ở Việt Nam, nhiều
công trình đã gắn kết nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng trong sử dụng hợp
lý TNTN và BVMT.
1.1.1.3. Ở vùng Thanh Nghệ Tĩnh
a) Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên
Tác phẩ m “Phân vùng địa lý tự nhiên lãnh thổ Bắc Việt Nam” đươ ̣c thực hiê ̣n
vào năm 1970 bởi Tổ phân vùng địa lý tự nhiên thuộc Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật
Nhà nước. Hê ̣ thố ng phân vùng gồ m 3 cấp là miền - á miền - vùng. Lãnh thổ Việt
Nam được chia thành 6 miền: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, đồng bằng Bắc
Bộ, đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh và đồng bằng Bình - Trị - Thiên. Lãnh thổ
Thanh Nghê ̣ Tiñ h thuô ̣c miề n Trường Sơn Bắ c và miề n đồ ng bằ ng Thanh Nghê ̣ Tiñ h
[59].

Phạm Hoàng Hải và nnk (1997) nghiên cứu cảnh quan Viê ̣t Nam ở tỷ lê ̣
1/1.000.000. Các tác giả đã phân chia lãnh thổ Việt Nam thành 8 miền với 66 vùng
cảnh quan. Lãnh thổ 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghê ̣ An, Hà Tiñ h đươ ̣c xế p vào Khu Thanh
Nghệ Tĩnh thuộc miền cảnh quan Bắc Trung Bộ. Miề n cảnh quan Bắ c Trung Bô ̣
đươ ̣c phân chia trong hầ u hế t các công trin
̀ h phân vùng điạ lý tự nhiên của các tác giả
do tính đă ̣c thù: (i) Có quá trình phát sinh, phát triể n khá thố ng nhấ t ta ̣o nên sự thố ng
nhấ t của nề n vâ ̣t chấ t về phương diê ̣n cấ u trúc và tuổ i phát triể n. (ii) Mang tính chấ t
giao thoa chuyể n tiế p của các tác đô ̣ng ngoa ̣i sinh, phát triể n khá thố ng nhấ t ta ̣o nên
sự thố ng nhấ t của nề n sản xuấ t vâ ̣t chấ t về phương diê ̣n cấ u trúc và tuổ i phát triể n.
(iii) Mang tính chấ t giao thoa chuyể n tiế p của các tác đô ̣ng ngoa ̣i sinh trên nên vâ ̣t
chấ t, có sự đồ ng nhấ t khá cao, đã ta ̣o nên mô ̣t tâ ̣p hơ ̣p tương đồ ng của các vùng cảnh
quan. Theo cách phân chia đó, vùng Thanh nghê ̣ Tiñ h bao gồ m vùng cảnh quan Tây
15


Hiế u, vùng cảnh quan đồ ng bằ ng Thanh Hóa, vùng cảnh quan đồ ng bằ ng Nghê ̣ An,
Hà Tiñ h và vùng cảnh quan Rào Cỏ [25]. Lê Bá Thảo (1998) đã xếp đồ ng bằ ng
Thanh Nghệ Tĩnh thuộc miền đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ [57]. Nguyễn Văn
Vinh và nnk (2001) với công trình “Phân vùng địa lý tự nhiên đất liền, biển - đảo
Việt Nam và lân cận” xác đinh
̣ cấp phân vị để phân chia lãnh thổ Việt Nam bao gồ m:
địa ô - á địa ô - đới - miền - vùng. Việt Nam nằm trong địa ô gió mùa Đông Nam Á.
Địa ô này lại được phân chia thành 2 á địa ô (Á địa ô gió mùa trên đất liền và á địa ô
gió mùa trên đảo - biển). Dưới cấp á địa ô là cấp đới, lãnh thổ Việt Nam được chia
thành 3 đới (Đới rừng gió mùa nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh, đới gió mùa có mùa
đông lạnh trên đảo biển phía Bắc và đới gió mùa cận xích đạo nóng quanh trên đảo
biển phía Nam). Trong mỗi đới lại được chia thành các miền, vùng địa lý tự nhiên
[94].
Vũ Tự Lập (1976) khi nghiên cứu CQ miền Bắc Viê ̣t Nam đã phân chia miền

Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thành hai khu: Khu Hòa Bình - Thanh Hóa và Khu Nghệ
Tĩnh. Trong đó:
- Khu Hòa Biǹ h - Thanh Hóa là mô ̣t khu đê ̣m, có tin
́ h chấ t trung gian giữa các
khu vực phiá Bắ c, phía Tây và phiá Nam. Điều kiện tự nhiên ở đây rấ t phức ta ̣p và
phong phú. Về mă ̣t điạ chấ t - kiế n ta ̣o, đây là phầ n Đông Nam sát biể n của các đới
nham tướng đi từ khu Fanxipan - Puluong và từ khu Tây Bắ c xuố ng. Về mă ̣t khí hâ ̣u
thủy văn, tiń h chấ t chuyể n tiế p từ miề n Bắ c xuố ng miề n Trung thể hiê ̣n rõ nét.
- Khu Nghê ̣ Tiñ h mang đă ̣c điể m rõ rê ̣t của tự nhiên miề n Bắ c Trung Bô ̣.
Ranh giới sông Chu là mô ̣t ranh giới tự nhiên của nhiề u thành phầ n, cả phi điạ đới và
điạ đới. Rìa Bắ c của đới Phu Hoa ̣t, có thể coi như khu vực ranh giới giữa điạ máng
Trường Sơn và các điạ máng thuô ̣c Bắ c Bô ̣. Về mă ̣t điạ hình, từ khu vực Nghê ̣ Tiñ h
về phiá Nam không còn đồ ng bằ ng rô ̣ng, chỉ còn đồ ng bằ ng nhỏ he ̣p ven biể n hoă ̣c
chân núi ven biể n. Mưa lùi về mùa thu đông, tin
́ h chấ t nhiê ̣t đới chiế m ưu thế (mùa
đông chỉ còn 1 tháng có nhiệt độ dưới 18°) [35].
b) Nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên nhằm sử dụng hợp lý tài
nguyên
Liên quan tới hướng này, chủ yế u là các công trin
̀ h về đánh giá tiề m năng của
từng thành phầ n tự nhiên phu ̣c vu ̣ phát triể n kinh tế - xã hô ̣i. Trong đó, mô ̣t số đề tài
Viê ̣n Điạ lý chủ trì đươ ̣c thực hiê ̣n ta ̣i vùng Thanh Nghê ̣ Tiñ h:

16


×