Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

(Luận án tiến sĩ) Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.44 MB, 203 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN QUỐC VIỆT

TỔ CHỨC LÃNH THỔ NƠNG NGHIỆP
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN QUỐC VIỆT

TỔ CHỨC LÃNH THỔ NƠNG NGHIỆP
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chun ngành: Địa lí học
Mã số: 62310501

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh
2. TS. Trương Văn Tuấn

Thành phố Hồ Chí Minh - 2022



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách
quan và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận án


i

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................. vi
DANH MỤC BẢN ĐỒ .................................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 2
3. Giới hạn nghiên cứu .................................................................................................... 3
4. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................................. 3
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .................................................................... 11
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................................... 17
7. Cấu trúc của luận án .................................................................................................. 18
PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................... 19
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ
NÔNG NGHIỆP .......................................................................................................... 19
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ NƠNG NGHIỆP ......................... 19
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản .............................................................................19
1.1.2. Vai trò, yêu cầu và các giai đoạn nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp
...............................................................................................................................24

1.1.3. Lí thuyết liên quan đến tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ................................26
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cấp tỉnh ...........28
1.1.4.1. Vị trí địa lí ............................................................................................28
1.1.4.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên nông nghiệp.....................................28
1.1.4.3. Nhân tố kinh tế - xã hội ........................................................................30
1.1.5. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cấp tỉnh ............................35
1.1.5.1. Nông hộ ................................................................................................35
1.1.5.2. Trang trại .............................................................................................36
1.1.5.3. Hợp tác xã nông nghiệp .......................................................................37
1.1.5.4. Doanh nghiệp nông nghiệp ..................................................................38
1.1.5.5. Khu nông nghiệp công nghệ cao ..........................................................38
1.1.5.6. Vùng sản xuất nông nghiệp tập trung ..................................................39
1.1.6. Chỉ tiêu đánh giá một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cấp tỉnh 39
1.2. THỰC TIỄN TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
VIỆT NAM .................................................................................................................... 43
1.2.1. Trên thế giới ................................................................................................43
1.2.2. Ở Việt Nam .................................................................................................48
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp ở Thành Phố Hồ
Chí Minh ...............................................................................................................54


ii

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 56
CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG
NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................................................. 58
2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ ........................................................................................................ 58
2.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN NÔNG NGHIỆP ........................... 59
2.2.1. Địa hình .......................................................................................................59
2.2.2. Tài nguyên đất và cơ cấu sử dụng đất .........................................................61

2.2.3. Nguồn nước .................................................................................................66
2.2.4. Khí hậu ........................................................................................................67
2.2.5. Sinh vật........................................................................................................68
2.3. NHÂN TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI ............................................................................ 69
2.3.2. Thị trường....................................................................................................72
2.3.3. Q trình đơ thị hóa.....................................................................................73
2.3.4. Hội nhập kinh tế thế giới .............................................................................74
2.3.5. Khoa học kĩ thuật và công nghệ ..................................................................75
2.3.6. Nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp ............................................................76
2.3.7. Cơ sở hạ tầng và cơ cơ sở vật chất kĩ thuật nơng nghiệp ............................76
2.3.8. Chính sách phát triển nông nghiệp ..............................................................79
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG ............................................................................................. 81
2.4.1. Thuận lợi .....................................................................................................81
2.4.2. Khó khăn .....................................................................................................81
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 82
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................................... 83
3.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH ..................................................................................................................... 83
3.1.1. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở Thành Phố Hồ Chí Minh ......................83
3.1.2. Tình hình sản xuất một số nơng sản chủ yếu ở Thành Phố Hồ Chí Minh ..85
3.1.2.1. Ngành trồng trọt...................................................................................85
3.1.2.2. Ngành chăn nuôi ..................................................................................90
3.1.2.3. Dịch vụ nơng nghiệp ............................................................................93
3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG
NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................. 95
3.2.1. Nơng hộ .......................................................................................................95
3.2.2. Trang trại ...................................................................................................110
3.2.3. Hợp tác xã nông nghiệp ............................................................................115
3.2.4. Doanh nghiệp nông nghiệp .......................................................................117

3.2.5. Khu nông nghiệp công nghệ cao ...............................................................118
3.2.6. Vùng sản xuất nông nghiệp tập trung .......................................................121
3.2.6.1. Vùng chuyên canh rau ........................................................................121
3.2.6.2. Vùng chuyên canh hoa kiểng .............................................................123


iii

3.2.6.3. Vùng chuyên canh lúa ........................................................................125
3.2.6.4. Vùng chuyên canh cây ăn quả............................................................126
3.2.6.5. Vùng chăn nuôi tập trung...................................................................127
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG ........................................................................................... 132
3.3.1. Những mặt đạt được ..................................................................................132
3.3.2. Những hạn chế, tồn tại ..............................................................................134
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 135
CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG
NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................ 137
4.1. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ NƠNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH ................................................................................................................... 137
4.1.1. Cơ sở xây dựng định hướng ......................................................................137
4.1.2. Quan điểm và mục tiêu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Thành Phố Hồ Chí
Minh ....................................................................................................................139
4.1.3. Định hướng................................................................................................142
4.1.3.1. Định hướng phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp .142
4.1.3.2. Định hướng không gian sản xuất nông nghiệp ..................................144
4.1.3.3. Định hướng phát triển cơ cấu sản xuất .............................................145
4.1.3.4. Định hướng về phát triển chuỗi cung ứng .........................................147
4.2. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP Ở THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................................................... 148
4.2.1. Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp.................................148

4.2.2. Giải pháp về tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp ...........................................149
4.2.3. Giải pháp về phát huy hiệu quả các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
.............................................................................................................................150
4.2.4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp ...................................154
4.2.5. Giải pháp về liên kết trong sản xuất nông nghiệp .....................................155
4.2.6. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật nông nghiệp ...156
4.2.7. Giải pháp về khoa học công nghệ .............................................................157
4.2.8. Giải pháp về thị trường .............................................................................159
4.2.9. Giải pháp về cơ chế, chính sách ................................................................159
4.2.10. Giải pháp về phát triển nơng nghiệp sinh thái gắn với bảo vệ mơi trường
và thích ứng với biến đổi khí hậu ........................................................................161
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 .............................................................................................. 162
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 163
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ........................................................... 166
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 167

PHỤ LỤC


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT

Nội dung đầy đủ

Chữ viết tắt

1.


CNH

Công nghiệp hóa

2.

CSHT

Cơ sở hạ tầng

3.

CSVCKT

Cơ sở vật chất kĩ thuật

4.

DNNN

Doanh nghiệp nơng nghiệp

5.

ĐTH

Đơ thị hóa

6.


HĐH

Hiện đại hóa

7.

HTX

Hợp tác xã

8.

HTXNN

Hợp tác xã nông nghiệp

9.

KHCN

Khoa học công nghệ

10.

KHKT

Khoa học kĩ thuật

11.


KT-XH

Kinh tế - xã hội

12.

NLTS

Nông, lâm, thủy sản

13.

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

14.

NNCNC

Nông nghiệp công nghệ cao

15.



Quyết định

16.


SXNN

Sản xuất nông nghiệp

17.

TCLT

Tổ chức lãnh thổ

18.

TCLTNN

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

19.

THT

Tổ hợp tác

20.

TPHCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

21.


UBND

Ủy ban Nhân dân


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
1. Bảng 1.1. Số hộ NLTS phân theo vùng ở Việt Nam năm 2011 và 2016 ........... 49
2. Bảng 1.2. Số lượng trang trại NLTS phân theo vùng ở Việt Nam năm 2016 .... 50
3. Bảng 2.1. Diện tích đất phân theo mục đích sử dụng ở TPHCM năm 2018 ...... 63
4. Bảng 2.2. Diện tích đất NN phân theo địa phương ở TPHCM năm 2018 ......... 65
5. Bảng 3.1. Diện tích rau phân theo quận, huyện năm 2006 và năm 2018 ........... 86
6. Bảng 3.2. Số lượng nơng hộ phân theo đơn vị hành chính ở TPHCM .............. 95
7. Bảng 3.3. Diện tích đất nơng nghiệp của nông hộ theo quận, huyện năm 2016 96
8. Bảng 3.4. Lao động nông nghiệp tại nông hộ ở TPHCM phân theo trình độ chun
mơn năm 2006 và 2016 ...................................................................................... 97
9. Bảng 3.5. Số nông hộ điều tra phân theo trồng trọt và chăn nuôi .................... 101
10. Bảng 3.6. Diện tích canh tác của nơng hộ được điều tra .................................. 102
11. Bảng 3.7. Diện tích chuồng trại của nơng hộ được điều tra ............................. 102
12. Bảng 3.8. Trình độ học vấn và chuyên môn của lao động tại hộ điều tra ........ 102
13. Bảng 3.9. Lợi nhuận từ các loại cây trồng tại nông hộ điều tra ....................... 107
14. Bảng 3.10. Lợi nhuận từ vật nuôi tại nông hộ điều tra ..................................... 108
15. Bảng 3.11. Số lượng và cơ cấu trang trại ở TPHCM năm 2018 ...................... 111
16. Bảng 3.12. Lao động tham gia sản xuất tại trang trại phân theo địa phương năm
2018 .................................................................................................................. 113
17. Bảng 3.13. Mốt số ứng dụng khoa học cơng nghệ và cơ giới hóa vào sản xuất ở
các trạng trại tại TPHCM năm 2016................................................................. 114
18. Bảng 3.14. Thông tin hoạt động tại HTXNN năm 2016 .................................. 115

19. Bảng 3.15. Số lượng HTXNN ở TPHCM năm 2016 ....................................... 115
20. Bảng 3.16. Thông tin về DNNN trên địa bàn TPHCM năm 2016 ................... 117


vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
1. Hình 2.1. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất ở TPHCM năm 2010 và 2018 ...................... 63
2. Hình 2.2. Quy mơ dân số thành thị và nơng thơn ở TPHCM giai đoạn 2006-2018 . 71
3. Hình 2.3. Số lượng lao động nông nghiệp ở TPHCM, giai đoạn 2011-2018 ........... 72
4. Hình 2.4. Diện tích đất đơ thị và dân số thành thị ở TPHCM, giai đoạn 2010-2018 74
5. Hình 3.1. Diện tích đất SXNN và giá trị SXNN ở TPHCM, giai đoạn 2006 –2018 83
6. Hình 3.2. Chuyển dịch cơ cấu giá trị SXNN ở TPHCM giai đoạn 2006 -2018 ....... 85
7. Hình 3.3. Diện tích và sản lượng rau ở TPHCM giai đoạn 2006 -2018 ................... 86
8. Hình 3.4. Số lượng bị sữa và sản lượng sữa ở TPHCM giai đoạn 2006 – 2018 ...... 91
9. Hình 3.5. Cơ cấu diện tích bình qn đất canh tác/hộ năm 2006 và 2016................ 97
10. Hình 3.6. Sơ đồ phân phối nông sản tại các hộ điều tra .......................................... 109
11. Hình 3.7. Số lượng trang trại nơng nghiệp ở TPHCM, giai đoạn 2011 – 2018 ...... 112
12. Hình 3.8. Lao động phân theo trình độ tại các trang trại ở TPHCM ...................... 113

DANH MỤC BẢN ĐỒ
Trang
1. Bản đồ 2.1. Bản đồ hành chính TPHCM .................................................................. 55
2. Bản đồ 2.2. Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến TCLTNN ở TPHCM .................. 60
3. Bản đồ 2.3. Quy mô và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ở TPHCM năm 2018....... 64
4. Bản đồ 2.4. Các nhân tố KT-XH ảnh hưởng đến TCLTNN ở TPHCM ................... 70
5. Bản đồ 3.1. Thực trạng phát triển và phân bố nông nghiệp ở TPHCM năm 2018 ... 84
6. Bản đồ 3.2. Thực trạng TCLTNN ở TPHCM năm 2018 .......................................... 94
7. Bản đồ 4.1. Định hướng TCLTNN ở TPHCM ....................................................... 141



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nơng nghiệp là ngành sản xuất ra của cải vật chất quan trọng cho xã hội. Trong
thời đại ngày nay, vai trò của ngành nông nghiệp càng thể hiện rõ qua việc cung cấp
lương thực, thực phẩm cho nhân loại mà hiện nay cịn khoảng 13% dân số thế giới
vẫn bị nạn đói đe dọa; nó là cơ sở cho CNH - HĐH, nhất là ở các nước đang phát
triển thì nơng nghiệp được xem là “trụ đỡ” của nền kinh tế; đây là khu vực thu hút
nhiều việc làm, trung bình là khoảng 38% lao động của thế giới, riêng các nước đang
phát triển chiếm đến 40 – 70% lao động nông nghiệp. Ngồi ra, nơng nghiệp tạo ra
nhiều mặt hàng xuất khẩu, đem lại nguồn ngoại tệ; là thị trường của các ngành công
nghiệp – dịch vụ. Riêng ở các thành phố lớn, việc phát triển nơng nghiệp được xem
là chìa khóa để giải quyết các vấn đề ở đơ thị hiện nay như đáp ứng nhu cầu lương
thực, thực phẩm; đảm bảo an sinh xã hội cho lao động nông nghiệp và bảo vệ mơi
trường.
Song hành với q trình CNH – HĐH, quá trình ĐTH ở nước ta đang diễn ra
nhanh chóng, nhất là tại các đơ thị lớn, trong đó có TPHCM. Q trình ĐTH nhanh
làm cho diện tích đất nơng nghiệp nơi đây giảm nhanh chóng (trung bình 1.200
ha/năm, giai đoạn 2006 - 2018) (Cục thống kê TPHCM, 2010, 2019); một bộ phận
lao động trong nông nghiệp mất đất sản xuất trở nên thiếu công ăn, việc làm; một bộ
phận dân cư từ nông thôn chuyển về đô thị để làm việc đã làm gia tăng nhu cầu về
lương thực, thực phẩm, vấn đề vệ sinh môi trường tại đơ thị cũng bị ảnh hưởng
nghiêm trọng. Nhìn thấy được vai trị quan trọng của nơng nghiệp đối với sự phát
triển KT-XH và môi trường ở thành phố, trong quyết định 10/2009-QĐ-UBND của
UBND TPHCM về phát triển nông nghiệp, nơng thơn và nơng dân đến năm 2020,
tầm nhìn 2030 đã khẳng định “Đưa nền nông nghiệp thành phố phát triển theo hướng
hiện đại, bền vững, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao

gắn với đặc thù nông nghiệp đô thị của một thành phố lớn liên kết với các tỉnh, thành
trong vùng. Phát triển nông nghiệp thành phố cũng nhằm rút ngắn chênh lệch về trình
độ dân trí, đời sống vật chất tinh thần giữa khu vực nội thành và ngoại thành; đóng
góp có hiệu quả vào tiến trình phát triển chung của thành phố” (UBND TPHCM,
2009)
Để phát triển ngành nông nghiệp ở TPHCM hiệu quả thì vấn đề TCLTNN vơ
cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định. TCLTNN hợp lí sẽ phát huy các nguồn lực
tổng hợp để phát triển ngành nông nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, giải


2

quyết mối quan hệ giữa tài nguyên và con người trong điều kiện quỹ đất SXNN ở
TPHCM ngày càng hẹp dần. Trong những năm qua, nhiều hình thức TCLTNN như
nơng hộ, trang trại, HTXNN, DNNN vẫn tiếp tục phát triển và có sự chuyển biến theo
hướng hiện đại; một số hình thức TCLTNN mới ra đời như khu NNCNC đã góp phần
thúc đẩy nền nơng nghiệp TPHCM phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, phù hợp
với nền nông nghiệp ở khu vực ven đô thị. Theo không gian, lãnh thổ SXNN cũng có
sự chuyển dịch theo hướng ra phạm vi ngoại thành, cơ cấu cây trồng, vật ni cũng
có sự thay đổi để phù hợp hơn với quá trình ĐTH và điều kiện sinh thái nông nghiệp
ở thành phố. Tuy nhiên, vấn đề TCLTNN ở TPHCM vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều
hình thức TCLTNN hoạt động chưa hiệu quả; việc phân bố khơng gian sản xuất cịn
manh mún, thiếu đồng bộ,…sẽ là lực cản không nhỏ cho sự phát triển của nền nông
nghiệp thành phố.
Từ thực tiễn nêu trên cho thấy việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá
thực trạng và đưa ra giải pháp TCLTNN ở TPHCM có ý nghĩa quan trọng, tạo cơ sở
cho việc sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên, KT-XH; góp phần đưa nền nơng
nghiệp thành phố phát triển hiệu quả và hiện đại. Với những lí do trên, tác giả lựa
chọn đề tài “Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Thành Phố Hồ Chí Minh” làm đề tài
luận án Tiến sĩ Địa lí học.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn về TCLTNN để nghiên cứu TCLTNN ở
TPHCM, từ đó đề xuất định hướng và giải pháp để TCLTNN ở TPHCM trong tương
lai, góp phần sử dụng hợp lí các nguồn lực, nâng cao hiệu quả SXNN trên địa bàn
nghiên cứu.
2.2. Nhiệm vụ
- Thu thập số liệu, dữ liệu và xử lý các tài liệu về TCLTNN theo nội dung và
mục đích nghiên cứu.
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về TCLTNN, làm cơ sở khoa học cho
việc nghiên cứu thực trạng TCLTNN ở TPHCM.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTNN ở TPHCM.
- Phân tích và đánh giá thực trạng TCLTNN ở TPHCM giai đoạn 2006 – 2018.
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp TCLTNN ở TPHCM để sử dụng
hợp lí, hiệu quả các nguồn lực của thành phố trong tương lai.


3

3. Giới hạn nghiên cứu
3.1. Về nội dung
Luận án tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTNN ở TPHCM;
phân tích, đánh giá thực trạng TCLTNN trên địa bàn, trong đó tập trung vào phân
tích, đánh giá các hình thức TCLTNN (nơng hộ, trang trại, HTXNN, khu NNCNC,
DNNN) trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi; trên cơ sở đó đề xuất một số định
hướng và giải pháp thiết thực để TCLTNN ở TPHCM hợp lí, hiệu quả trong tương
lai.
3.2. Về thời gian
Luận án tập trung nghiên cứu TCLTNN ở TPHCM trong giai đoạn 2006 –
2018, đây là khoảng thời gian mà ngành nơng nghiệp thành phố có sự chuyển biến rõ

nét về không gian sản xuất, cơ cấu sản xuất và sự hình thành phát triển của các hình
thức TCLTNN. Trong quá trình nghiên cứu, các số liệu liên quan đến một số hình
thức TCLTNN được đánh giá dựa trên kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
và thủy sản năm 2006, 2011 và 2016.
3.3. Về không gian
Phạm vi không gian nghiên cứu là các địa phương có điều kiện SXNN ở
TPHCM tại các huyện Củ Chi, Hóc Mơn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ và các Quận
9, Quận 12, Thủ Đức, Gị Vấp, Bình Tân là những nơi có hoạt động SXNN với một
số hình thức TCLTNN điển hình tại TPHCM.
4. Tổng quan nghiên cứu
Nơng nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng của xã hội có từ lâu đời
nên được rất nhiều nhà khoa học cả trong và ngoài nước nghiên cứu. Đặc biệt,
TCLTNN được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất để góp phần sử dụng hợp lí các
nguồn lực tự nhiên và KT-XH, mang lại hiệu quả cho SXNN.
4.1. Các nghiên cứu trên thế giới
- Các nghiên cứu về TCLT
+ Nghiên cứu của các nhà Địa lí Xơ Viết: thường sử dụng khái niệm “phân bố
lực lượng sản xuất”, nghĩa là phân bố sức sản xuất theo lãnh thổ. Nền tảng cơ sở lí
luận của phân bố lực lượng sản xuất được bắt nguồn từ lí thuyết về chu trình năng
lượng sản xuất của N.N.Koloxopxki và thể tổng hợp lãnh thổ sản xuất của các nhà
khoa học Xô Viết. Theo quan điểm này, phân bố lực lượng sản xuất được thực hiện
trên các lãnh thổ cụ thể ở những cấp độ khác nhau, phổ biến là trên các vùng kinh tế
cơ bản và vùng kinh tế hành chính tỉnh. Sự phân bố lực lượng sản xuất là sự sắp xếp,


4

bố trí và phối hợp các đối tượng hay thực thể vật chất cụ thể, hay đó là các hệ thống
sản xuất, hệ thống tự nhiên đã được sử dụng vào hệ thống dân cư. Các đối tượng này
ảnh hưởng lẫn nhau, có quan hệ qua lại với nhau trong một lãnh thổ xác định, nhằm

sử dụng hợp lí các tiềm năng tự nhiên, CSVCKT của lãnh thổ để đạt hiệu quả kinh
tế, xã hội, môi trường và nâng cao mức sống của dân cư trên lãnh thổ đó.
Các nhà khoa học sau này coi TCLT là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
khoa học Địa lí. Vấn đề này đã được nêu đầu tiên bởi I.Xauskin (1961), ông cho rằng
lĩnh vực thực tiễn trực tiếp để tập trung nỗ lực của các nhà Địa lí Xơ Viết là TCLT
lực lượng sản xuất (ở đây bao gồm cả sơ đồ lãnh thổ, các dự án cải tạo và sử dụng
các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên).
Đến đầu thập niên 80 của thế kỉ XX, các nhà khoa học địa lí Xơ Viết đã nhận
thức chung về TCLT thông qua khái niệm của E.B. Alaev (1983) được viết trong sách
“Địa lí KT-XH, Từ điển - khái niệm – thuật ngữ”. Quan điểm này cho rằng TCLT xã
hội, trong nghĩa rộng của từ này, bao gồm các vấn đề liên quan đến phân công lao
động theo lãnh thổ, phân bố các lực lượng sản xuất, các sự khác biệt về vùng trong
quan hệ sản xuất, mối quan hệ tương hỗ giữa xã hội với thiên nhiên, cũng như các
vấn đề chính sách vùng về KT-XH. Ở một nghĩa hẹp hơn, nó bao gồm các phạm trù
như TCLT - hành chính của nhà nước, quản lí vùng về sản xuất, sự hình thành các
thành tạo lãnh thổ về tổ chức kinh tế, sự xác định các khách thể vùng của quản lí, sự
phân vùng về KT-XH. Như vậy, TCLT xã hội là sự kết hợp các cơ cấu lãnh thổ đang
hoạt động (bố trí sắp xếp dân cư, các hoạt động sản xuất, sử dụng tài nguyên thiên
nhiên,…) được liên kết lại bởi các cơ cấu quản lí với mục đích tái sản xuất cuộc sống
của xã hội phù hợp với các mục đích và trên cơ sở các quy luật kinh tế hiện hành
trong hình thái xã hội đó.
+ Nghiên cứu của các nhà khoa học phương Tây: thường sử dụng thuật ngữ
“tổ chức không gian KT-XH” thay cho khái niệm TCLT. Khái niệm tổ chức không
gian ra đời vào cuối thế kỉ XIX và đã phát triển thành một môn khoa học về thiết lập
trật tự kinh tế, xã hội, môi trường trong phạm vi lãnh thổ xác định.
Quan niệm về tổ chức không gian ở Anh được phát triển theo hướng mơ hình
hóa, áp dụng các phương pháp định lượng. Có thể thấy trong các cơng trình nghiên
cứu của P. Haggett: Phân tích khơng gian trong địa lí kinh tế (1965), Các mơ hình
địa lí (1967), Địa lí học – một sự tổng hợp hiện đại (1975).
+ Nghiên cứu của các nhà khoa học Hoa Kì: Tổ chức không gian KT-XH cũng

được nhiều nhà khoa học Hoa Kì coi trọng. Các cơng trình nghiên cứu của R.Abler,


5

J.Adams, P.Gould (1970): Tổ chức khơng gian, cái nhìn của các nhà Địa lí. R.Morill
(1970): Tổ chức khơng gian xã hội là khái niệm của loài người về sử dụng có hiệu
quả khơng gian trên Trái Đất.
Quan niệm về tổ chức khơng gian có sự chuyển biến mới từ năm 1990 đến nay
do tác động của yếu tố KT-XH mới. Theo Paul Krugman (1991), sản xuất có xu
hướng tập trung vào những nơi trung tâm đông đúc dân cư và vốn. Để phát triển nền
kinh tế và giảm thiểu chi phí vận chuyển, các cơng ty sản xuất có xu hướng tập trung
vào những khu vực trung tâm vì tận dụng được lợi thế nhờ quy mô. Việc này sẽ dẫn
đến dân cư càng di chuyển tới những trung tâm này. Sự hạn chế của tập trung hóa
chính là ở chi phí vận chuyển. Chi phí vận chuyển đến người tiêu dùng sẽ cao nếu
như các hãng tập trung ở một khu vực nhất định trong một quốc gia. Do đó, quyết
định lựa chọn địa điểm sản xuất của các hãng phụ thuộc vào tương quan giữa việc tận
dụng lợi thế quy mơ và tiết kiệm chi phí vận chuyển. Giảm chi phí vận chuyển sẽ dẫn
tới q trình tập trung hóa và ĐTH. Theo P.D. Gaudemar (1992), TCLT được hiểu là
nghệ thuật sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn và có hiệu quả. Nhiệm vụ của nó là
tìm kiếm một tỉ lệ và quan hệ hợp lí về phát triển KT-XH giữa các ngành trong một
vùng, giữa các vùng trong một quốc gia và trên mức độ nhất định có xét mối liên kết
giữa các quốc gia với nhau; tạo ra một giá trị mới nhờ sự sắp xếp có trật tự và hồi
hịa giữa các đơn vị lãnh thổ khác nhau trong cùng một tỉnh, một vùng và cả nước
trong những điều kiện kinh tế thị trường và hệ thống kinh tế mở; nhằm sử dụng hợp
lí các nguồn lực và lợi thế so sánh (điều kiện tự nhiên và tài nguyên, nguồn nhân lực,
nguồn vốn,…) trong xu thế hội nhập và cạnh tranh để đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế,
giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững.
+ Theo Ngân hàng thế giới: Trong báo cáo “Tái định dạng địa kinh tế” của
Ngân hàng thế giới (2009), sự tăng trưởng kinh tế sẽ diễn ra không đồng đều. Khi nền

kinh tế tăng trưởng, sức sản xuất tập trung cao hơn theo không gian. Các địa phương
phát triển tốt nếu chúng đẩy mạnh việc chuyển đổi các khía cạnh địa kinh tế. Mật độ
dày hơn khi các thành phố phát triển, khoảng cách ngắn hơn khi công nhân và doanh
nghiệp di chuyển đến gần trung tâm hơn và có ít sự chia cắt hơn khi các quốc gia
giảm bớt các biên giới kinh tế và hội nhập vào thị trường thế giới để tận dụng quy mô
kinh tế và buôn bán những sản phẩm chuyên biệt. Điều này cho thấy phát triển kinh
tế sẽ tập trung cao hơn theo không gian, nhưng sự phát triển đó vẫn có thể giảm
khoảng cách chênh lệch tùy thuộc vào chính sách của mỗi quốc gia.
Như vậy, TCLT là một hành động cụ thể có chủ ý để hướng tới một sự công


6

bằng về mặt không gian giữa khu vực trung tâm và ngoại vi. Trong đó, các nút, các
cực (thành phố, thị trấn, làng xóm,…) là những điểm trồi. Những nơi tập trung dân
cư, các cơ sở công nghiệp chế biến, cơ sở dịch vụ kĩ thuật,…đó là các trung tâm kinh
tế, đặc trưng bởi độ đông đặc hay mật độ dân số, mật độ xây dựng tương đối cao.
- Các nghiên cứu về TCLTNN
Vấn đề phân bố không gian của ngành SXNN (TCLTNN) đã có sức thu hút
mãnh mẽ sự chú ý của nhiều nhà khoa học. Người đầu tiên đưa ra ý tưởng về
TCLTNN là nhà khoa học người Đức J.H.Von Thunen (1783 - 1850). Đầu những
năm 1800, Ông đã đề xuất "lí thuyết vành đai giữa trung tâm và ngoại vi" (Rosenberg,
1997). Dựa trên các kết quả tính tốn của mình, Thunen kết luận về vai trị của thành
phố đối với sự phát triển nông nghiệp. Nếu vùng sản xuất ở quá xa trung tâm thành
phố thì chi phí vận chuyển sẽ rất cao, hay ở quá gần trung tâm đơ thị thì giá địa tơ
chênh lệch cũng rất lớn. Cả hai trường hợp trên đều không thu được lợi nhuận tối đa.
Một sản phẩm nông nghiệp thu được lợi nhuận tối đa sẽ có một khoảng cách tương
ứng nhất định với nơi tiêu thụ. Khi chi phí vận chuyển biến thiên, trên vùng SXNN
sẽ xuất hiện các vành đai sản xuất. Theo ông, xung quanh một thành phố trung tâm
(với giả thiết là hồn tồn cơ lập với các trung tâm khác) có thể tồn tại và phát triển

5 vành đai sản xuất chun mơn hóa nơng nghiệp theo nghĩa rộng liên tục từ trong ra
ngoài, gồm: vành đai 1 là thực phẩm tươi sống; vành đai 2 là lương thực, thực phẩm;
vành đai 3 là cây ăn quả; vành đai 4 là lương thực và chăn nuôi; vành đai 5 là vành
đai lâm nghiệp. Tùy theo điều kiện cụ thể về điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất
của cư dân và quy mô của thành phố trung tâm mà xác định số lượng vành đai, cũng như
bán kính của mỗi vành đai nơng nghiệp. Mơ hình 5 vành đai nơng nghiệp thể hiện bước
đầu về ý tưởng TCLT. Tuy nhiên, vành đai nông nghiệp theo lí thuyết của Thunen
cũng bộc lộ hạn chế. Đó là các vành đai nông nghiệp này mới chỉ được nghiên cứu
trong sự tương tác giữa hai nơi ở cùng một thời điểm, mà trên thực tế có rất nhiều
trung tâm cùng tồn tại và chúng đều có những tác động khác nhau lên sự xuất hiện
của các vành đai nông nghiệp.
Các nhà khoa học Xô Viết rất quan tâm đến vấn đề TCLTNN. N.N.Koloxopxki
(1947) đã đưa ra chu trình năng lượng – sản xuất. Lí thuyết này khẳng định tính liên
tục giữa các khâu trong quá trình sản xuất khép kín để có giải pháp phân bố chúng.
Từ khai thác nguyên liệu ban đầu, nhiên liệu và việc sử dụng các nguồn năng lượng
khác để sơ chế nguyên liệu sản xuất ra bán thành phẩm và các chi tiết, đến sản xuất
thành phẩm dưới dạng tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, đến tiến bộ KHKT, giao


7

thông vận tải, thương nghiệp phục vụ cho tiêu dùng của dân cư. Từ đó, xuất hiện
những nhu cầu và khả năng mới liên quan ảnh hưởng đến tự nhiên, tới sử dụng các
nguồn tài nguyên.
Chu trình năng lượng vật chất của N.N.Koloxopxki đã nêu lên một phương
pháp nghiên cứu liên ngành có hiệu quả, cho phép nghiên cứu vùng một cách đầy đủ
và toàn diện hơn. Thực tiễn phân bố sản xuất trên thế giới và ở Việt Nam trong những
năm trước đây đã phần nào khẳng định ý nghĩa lí luận và thực tiễn quan trọng của lí
thuyết chu trình năng lượng – vật chất. Trong lí thuyết này, khái niệm thể tổng hợp
nông nghiệp được xem như một hình thức TCLTNN.

Một trong những chun gia Xơ Viết hàng đầu nghiên cứu về TCLTNN là
K.I.Ivanov. Trong luận án tiến sĩ với đề tài "TCLT sản xuất các sản phẩm nơng nghiệp
và việc tính tốn điều kiện của địa phương" (1967), ông đã xây dựng cơ sở cho
phương pháp dịng (băng chuyền địa lí) trong việc tổ chức sản xuất của nhiều phân
ngành nông nghiệp. Nhiều tư tưởng và quan niệm mới của ông đã được ứng dụng
trong lĩnh vực lập mơ hình các hệ thống lãnh thổ. Ngồi cơng trình quan trọng nói
trên, K.I.Ivanov cịn có hàng loạt các cơng trình khác liên quan tới TCLTNN như
"Tiến bộ KHKT và các hình thức mới về TCLTNN gắn liền với sự tiến bộ này" (1969),
"Một số vấn đề và phương pháp luận và phương pháp tiếp cận hệ thống trong việc nghiên
cứu TCLTNN" (1971), "Hệ thống lãnh thổ SXNN" (1971).
4.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
- Nghiên cứu về TCLT:
Ở Việt Nam, nghiên cứu về TCLT được xem là nhiệm vụ cơ bản của khoa học
Địa lí. Những năm 70 của thế kỉ XX, những nghiên cứu TCLT dưới dạng phân vùng
kinh tế, phân vùng nông nghiệp đã được thực hiện dưới dạng các nghiên cứu phân bố
lực lượng sản xuất, lập sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất của từng ngành và của các
cấp lãnh thổ trong cả nước. Từ những năm 80 của thế kỉ XX, các nghiên cứu địa lí
tổng hợp đã được thực hiện với các chương trình điều tra cơ bản trên các vùng của
đất nước. Từ đó, hình thành một số hướng nghiên cứu mới mang tính chất tổng hợp
cả về tự nhiên và kinh tế xã trong TCLT. Nhiều cơng trình nghiên cứu về TCLT trong
nước đã được công bố:
- Trong luận án Phó tiến sĩ khoa học Địa lí của Đặng Văn Phan (1976) “TCLT
kinh tế nước miền Bắc Việt Nam” được kế thừa những lí luận khoa học của thế giới
về TCLT, nghiên cứu vận dụng vào phân tích tính hợp lí và chưa hợp lí TCLT kinh
tế nước ở miền Bắc Việt Nam, từ đó đưa ra phương hướng TCLT kinh tế nước cho


8

hợp lí.

- Nghiên cứu của Lê Bá Thảo (1994) “TCLT Đồng Bằng Sông Hồng và các
tuyến trọng điểm” đã tập trung đánh giá tính hợp lí và chưa hợp lí của việc sử dụng
kinh tế Đồng Bằng Sông Hồng theo không gian - thời gian và xét về mặt hiệu ích xã
hội. Trên cơ sở phân tích các tư liệu ngành và lãnh thổ, xác định các “nút” trọng yếu
cần tác động đến trước mắt để lấy đà cho sự phát triển bền vững và có định hướng.
Từ đó, xử lí các phương án TCLT khác nhau của vùng Đồng Bằng Sông Hồng và các
tuyến trọng điểm, chọn được phương án thích hợp nhất, định vị các đối tượng ưu tiên
đầu tư, có tính tốn đến hiệu quả kinh tế và tác động qua lại đến mơi trường tồn vùng
và các trục kinh tế trọng điểm. Thông qua nghiên cứu trên, Lê Bá Thảo đã khẳng
định: “TCLT là khai thác tốt nhất các khả năng của từng địa phương, giúp cho khu
vực bị “khủng hoảng” tìm ra được cơng ăn việc làm, giảm bớt các sự mất cân đối
giữa chúng, cân nhắc các kế hoạch đầu tư, dự báo để hành động tốt hơn, quyết định
các sự lựa chọn nhằm phát triển”. Ngoài ra, trong nghiên cứu “Cơ sở khoa học TCLT
Việt Nam” của Lê Bá Thảo (1996) đã bàn về những khía cạnh ảnh hưởng đến sự phân
bố và mối quan hệ không gian giữa các ngành kinh tế, đưa ra các sơ đồ định hướng
TCLT Việt Nam trên cơ sở đảm bảo tính bền vững của mơi trường, thu hẹp khoảng
cách giữa các vùng khác nhau.
- Những công trình nghiên cứu về TCLT các vùng và địa phương được nhiều
nhà khoa học tiến hành trên cơ sở kiểm kê, đánh giá tài nguyên lãnh thổ nhằm định
hướng khai thác hợp lí khơng gian lãnh thổ của vùng. Đó là nghiên cứu của Đặng
Hữu Ngọc (1994) khi thực hiện đề tài cấp quốc gia về “TCLT địa bàn kinh tế trọng
điểm phía Nam; nghiên cứu của Nguyễn Văn Phú (1997) về “Phương hướng TCLT
dải đất ven biển Bắc Bộ thời kì 1997 – 2010”; nghiên cứu của Trần Văn Thơng (1993)
trong luận án Phó tiến sĩ về “Những định hướng chủ yếu của tổ chức không gian kinh
tế vùng Nam Bộ trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường”; nghiên cứu của
Nguyễn Cao Huần (2005) về “Nghiên cứu TCLT miền núi phía Bắc phục vụ phát
triển KT-XH thời kì CNH – HĐH đến năm 2020, ví dụ tỉnh Lào Cai”,...Những nghiên
cứu trên đã đúc kết và bổ sung cơ sở lí luận và thực tiễn quan trọng cho các nghiên
cứu về TCLT trên phạm vi cả nước, vùng, địa phương.
- Nghiên cứu về TCLTNN:

Nghiên cứu TCLTNN là tiền đề cần thiết cho việc sử dụng hợp lí các nguồn
lực về tự nhiên, KT-XH của cả nước cũng như của từng vùng, từng địa phương. Các
nghiên cứu về TCLTNN được các nhà khoa học Địa lí tập trung nghiên cứu.


9

Tác giả Lê Thơng đã đúc kết những đóng góp của các nhà địa lí Xơ Viết về
TCLTNN, đồng thời đánh giá một cách tổng quát các nhân tố ảnh hưởng tới việc hình
TCLTNN, một số hình thức TCLTNN phổ biến hiện nay trên thế giới. Khi nghiên
cứu về “TCLTNN trên Thế giới” (Lê Thông, 1986). Tác giả đã phân tích đặc điểm
SXNN hiện nay, từ đó tác giả đã phân tích các hình thức tổ chức SXNN của các nước
xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, so sánh để thấy điểm giống và khác nhau giữa
các hình thức TCLTNN này. Trên cơ sở phân tích các hình thức tổ chức SXNN, Ơng
đã có những dự báo về xu hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới. Kế thừa cơ sở
lí luận và thực tiễn phát triển nơng nghiệp trên thế giới, Lê Thông (1986) cũng đã nêu
bật vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp Việt Nam
cũng như những kết quả mà nông nghiệp Việt Nam đã đạt được xét theo khía cạnh
ngành và khía cạnh lãnh thổ. Từ những kết quả này, tác giả đã phác họa bức tranh
nông nghiệp Việt Nam trong tương lai.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Viết Thịnh (1995) “Thử nghiệm định hướng
TCLTNN Đồng Bằng Sông Hồng” tác giả đã khẳng định: TCLTNN là tổ chức các
không gian nông nghiệp (các tiểu vùng nông nghiệp) trên cơ sở đánh giá tác động
tổng hợp của các nhân tố tương đối tĩnh (các điều kiện sinh thái nông nghiệp) và các
nhân tố động (với các mức độ động khác nhau) như dân cư, lao động, mạng lưới đô
thị, kết cấu hạ tầng sản xuất và sinh hoạt, thị trường nơng sản, chính sách phát triển...
nhằm đánh giá được sự phân hóa lãnh thổ nơng nghiệp đã định hình, sự hợp lí và
chưa hợp lí của nó; đưa một (hoặc hai, ba phương án định hướng TCLTNN, trong đó
phát hiện chính xác các địa bàn trọng điểm phát triển nông nghiệp theo hướng CNH,
HĐH; đồng thời phát hiện các vùng khó khăn để đề xuất các chính sách phát triển

phù hợp.
Trong nghiên cứu “Quy hoạch phát triển KT-XH, một số vấn đề lí luận và thực
tiễn“, tác giả Ngơ Doãn Vịnh (2004) cho rằng: "TCLTNN là cách thức phối hợp,
kết hợp các đối tượng nông nghiệp trong một lãnh thổ xác định có tính tới mối
quan hệ với các đối tượng thuộc ngành và lĩnh vực khác trong thế vận động và
phát triển".
Trong nghiên cứu luận án tiến sĩ Địa lí học trường Đại học sư phạm Hà Nội
của Nguyễn Thị Trang Thanh (2012) “TCLTNN tỉnh Nghệ An”, tác giả đã đúc kết các
mơ hình TCLTNN trên thế giới và Việt Nam, từ đó phân tích các mơ hình TCLTNN
hiện có của tỉnh Nghệ An cũng như hiệu quả của từng hình thức TCLTNN này. Trên
cơ sở đó, bước đầu tác giả đã có những nhận định, kiến nghị và đề xuất các giải pháp


10

để hình thành các hình thức TCLTNN của Nghệ An cho những năm tiếp theo phù
hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.
4.3. Các nghiên cứu ở Thành phố Hồ Chí Minh
TPHCM là đơ thị đặc biệt, có vai trị và vị trí quan trọng đối với sự phát triển
của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Việc phát triển nơng nghiệp ở
TPHCM khơng những góp phần nâng cao đời sống nông dân, đảm bảo môi trường
sinh thái, giải quyết có hiệu quả những hệ lụy của q trình ĐTH. Nghiên cứu phát
triển nơng nghiệp và tổ chức SXNN cũng được quan tâm từ lâu. Đó là những đề án,
những nghiên cứu của Sở NN&PTNT TPHCM, của các nhà kinh tế nơng nghiệp và
địa lí kinh tế.
Những nghiên cứu quan trọng về SXNN của Sở NN&PTNT TPHCM có thể
đề cập đến là: “Một số mơ hình SXNN đô thị hiệu quả ở Tp.HCM” (2011) của Trung
tâm nghiên cứu Khoa học kĩ thuật và khuyến Nông TPHCM ; “Xúc tiến thương mại
tiêu thụ nông, lâm và thủy sản trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 – 2020” (2015);
“Phát triển rau an toàn trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 – 2020” (2015);

“Phát triển hoa kiểng trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 – 2020” (2015);
“Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 –
2020” (2015); “Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Thành
phố giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025” (2016).
Tác giả Vũ Xuân Đề (2005) “Nghiên cứu xây dựng các mơ hình nơng nghiệp
sinh thái phù hợp trong tiến trình CNH – HĐH và ĐTH ở TPHCM” ơng đã đã phân
tích tổng quan q trình phát triển đơ thị và những vấn đề đặt ra trong quá trình CNH
– HĐH và ĐTH ở TPHCM, từ đó phân tích, đánh giá hiện trạng các mơ hình nơng
nghiệp, làm cơ sở cho việc xác lập các mơ hình nơng nghiệp sinh thái phù hợp nhất
trong tiến trình CNH – HĐH và ĐTH ở thành phố. Theo đó, nhóm nghiên cứu đã đưa
ra một số mơ hình ưu việt và nhóm giải pháp để thực hiện mơ hình theo các vùng sinh
thái bao gồm: vùng đất phèn và nhiễm mặn ở Nhà Bè và bắc Cần Giờ; vùng đất phèn
nặng và trũng thấp ở phía Tây Nam; vùng đất phèn nhẹ và trung bình dọc theo sơng
Sài Gịn, Đồng Nai; vùng đất phù sa ngọt ở nam Bình Chánh và vùng đất xám đồi gò
ở Củ Chi, bắc Thủ Đức.
Tác giả Đàm Nguyễn Thùy Dương (2005) “TCLT trồng và chế biến cây lương
thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày tại các huyện ngoại thành TPHCM”
đề tài cấp Bộ của Đàm Nguyễn Thùy Dương nói về TCLT trong việc liên kết trồng
và chế biến các loại cây trên nhằm định hình cho việc hình thành thể tổng hợp nơng


11

nghiệp ngoại thành thành phố. Tác giả đã đúc kết cơ sở lí luận về TCLTNN và liên
kết nơng – cơng làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng TCLT trồng và chế biến cây
lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày tại các huyện ngoại thành
TP.HCM, từ đó đưa ra định hướng, giải pháp để TCLT trồng và chế biến cây lương
thực, thực phẩm và cây cơng nghiệp ngắn ngày hợp lí nhất.
4.4. Vận dụng nghiên cứu tổng quan vào đề tài luận án
Việc tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về TCLTNN của các học

giả, nhà khoa học, tác giả nhận thấy:
Thứ nhất, TCLT (hay tổ chức không gian) KT-XH là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu của nhà quản lý và hoạch định chính sách; là mối quan tâm nghiên cứu của
nhà địa lí học. Bản chất của TCLT là tìm kiếm một tỉ lệ và quan hệ hợp lí về phát
triển KT-XH giữa các ngành trong một vùng, giữa các vùng trong một quốc gia và
trên mức độ nhất định để tạo ra một giá trị mới nhờ sự sắp xếp có trật tự và hồi hịa
giữa các đơn vị lãnh thổ khác nhau nhằm sử dụng hợp lí các nguồn lực trên lãnh thổ
đó.
Thứ hai, TCLTNN là một hình thức của TCLT KT-XH, là cách thức phối
hợp, kết hợp các đối tượng nơng nghiệp trong một lãnh thổ xác định có tính tới
mối quan hệ với các đối tượng thuộc ngành và lĩnh vực khác trong thế vận động
và phát triển; từ đó thấy được sự hợp lí và chưa hợp lí để đưa ra phương án
TCLTNN.
Thứ ba, các phương pháp để TCLTNN trên thế giới rất đa dạng, tùy vào
nguồn lực và điều kiện của mỗi vùng, mỗi quốc gia nhưng nhìn chung điều hướng
đến sử dụng hợp lí nguồn tài ngun nơng nghiệp trên lãnh thổ đó.
Thứ tư, việc nghiên cứu TCLTNN ở TPHCM là rất cần thiết để đảm bảo sự
phát triển của ngành nơng nghiệp nói riêng và sự phát triển KT-XH của thành phố
nói chung. Do đó, việc kế thừa các cơng trình nghiên cứu về TCLTNN là cơ sở
quan trọng để tác giả cập nhật và bổ sung lý thuyết về TCLTNN, đồng thời vận
dụng vào nghiên cứu thực trạng TCLTNN ở TPHCM, góp phần sử dụng hiệu quả
các nguồn lực để phát triển nông nghiệp ở địa bàn nghiên cứu.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm điểm nghiên cứu
Trong suốt quá trình nghiên cứu luận án, các quan điểm truyền thống và hiện
đại trong nghiên cứu Địa lí học được khai thác triệt để. Đó là các quan điểm sau:


12


5.1.1. Quan điểm hệ thống
TCLTNN ở TPHCM luôn biến đổi do ảnh hưởng bởi sự phát triển KT-XH của
thành phố, của vùng và của quốc gia; và những chính sách của Đảng và Nhà nước.
Vì vậy, phát triển ngành nơng nghiệp luôn chịu tác động bởi hệ thống lớn hơn.
Hệ thống KT-XH ở TPHCM gồm các phân hệ nhỏ hơn và sự phát triển của nó
phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện tự nhiên, các đặc điểm dân cư, xã hội,...Do vậy,
việc TCLTNN phải được xem xét như một tiểu hệ thống trong hệ thống sản xuất xã
hội và không thể tách rời sự phát triển KT-XH của thành phố và cả nước. Đồng thời,
quan điểm này đòi hỏi cần phân tích hệ thống cấu trúc TCLTNN với các thành tố của
nó và quan hệ tác động qua lại giữa các thành tố này.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Đây là quan điểm cơ bản của địa lí học. Quan điểm này đòi hỏi phải nghiên
cứu cấu trúc thẳng đứng (quan hệ giữa các tiểu hệ thống của lãnh thổ SXNN, từ điều
kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đối với nông nghiệp, đến các nguồn lực KTXH, các ngành trong nông nghiệp,...) và cả cấu trúc ngang (sự phân hóa TCLTNN
với các hình thức TCLTNN theo khơng gian). Quan điểm lãnh thổ cũng địi hỏi phải
tìm ra đặc trưng riêng của lãnh thổ nghiên cứu, trong trường hợp này là về TCLTNN,
đồng thời xác định mối quan hệ với các lãnh thổ xung quanh. Với quan điểm tổng
hợp lãnh thổ sẽ là cơ sở khoa học quan trọng cho việc nghiên cứu thực trạng và đề
xuất giải pháp TCLTNN phù hợp ở TPHCM trong tương lai.
5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Quan điểm này đòi hỏi nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong quá trình vận động
và phát triển. Một mặt, có cái nhìn xun suốt từ quá khứ đến hiện tại và tương lai;
mặt khác, luôn đặt đối tượng nghiên cứu trong bối cảnh lịch sử cụ thể. Vấn đề
TCLTNN được phân tích theo chuỗi thời gian. Mỗi một giai đoạn mang một màu sắc,
một đặc trưng riêng. Vận dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh trong việc nghiên cứu
TCLTNN làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá thực trạng TCLTNN ở TPHCM trong
từng giai đoạn nhất định. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến các thời điểm lịch sử quan
trọng, những biến đổi KT-XH đáng chú ý nhằm đánh giá, phân tích vấn đề một cách
biện chứng, khoa học.
5.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững

TCLTNN bị chi phối khá mạnh bởi các nhân tố sinh thái. Việc nâng cao hiệu
quả SXNN không chỉ hướng đến hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, mà phải tính đến
cả hiệu quả sinh thái. Ngành nơng nghiệp có tác động rất lớn đến những biến đổi môi


13

trường, lâu dài và trên diện rộng. Do vậy, quán triệt quan điểm sinh thái trong nghiên
cứu nhằm mục đích giảm thiểu những tổn hại đối với môi trường sinh thái như suy
thối đất, ơ nhiễm mơi trường, cạn kiệt tài nguyên,...Việc TCLTNN phải dựa trên
quan điểm sinh thái và phát triển bền vững nhằm đảm bảo không làm cạn kiệt tài
nguyên và suy giảm môi trường sinh thái ở TPHCM.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong tất cả các nghiên cứu. Luận
án đã thu thập các số liệu sơ cấp và thứ cấp từ nhiều nguồn khác nhau theo trình tự
các bước sau:
- Xác định các đối tượng, nội dung và thông tin cần thu thập gắn với đề tài. Đó
là các tài liệu liên quan đến cơ sở lí luận và thực tiễn về TCLTNN; các nhân tố ảnh
hưởng đến TCLTNN ở TPHCM; thực trạng TCLTNN ở TPHCM và các tài liệu về
quy hoạch phát triển nông nghiệp tại địa phương,…Các tài liệu thu thập này bao gồm
nhiều dạng khác nhau như bài viết, bản đồ, tranh ảnh.
- Tiến hành thu thập tài liệu theo kế hoạch và danh mục đã lập.
+ Các tài liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau tại cơ quan Nhà
nước, thư viện, sách, báo và Internet. Tài liệu thứ cấp phục vụ cho luận án được lấy
nguồn chủ yếu từ các luận án, các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước về lí
luận và thực tiễn TCLTNN. Các số liệu thứ cấp từ Cục thống kê, Sở NN&PTNT, Sở
Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường; các báo cáo
tình hình phát triển KT-XH hàng năm của các quận, huyện có SXNN trên địa bàn
TPHCM.

+ Các tài liệu sơ cấp được thu thập thơng qua q trình quan sát, ghi chép thực
tế và phỏng vấn, điều tra các nơng hộ ở TPHCM.
- Xử lí tài liệu đã thu thập được: từ các tài liệu thứ cấp và sơ cấp, tác giả tiến
hành xử lí để phục vụ cho nghiên cứu luận án.
5.2.2. Phương pháp thống kê
Trong nghiên cứu địa lí KT-XH, phương pháp thống kê được sử dụng rộng
rãi. Các số liệu thống kê sơ cấp và thứ cấp được tổng hợp và xử lí thành các bảng
tổng hợp, biểu đồ để phân tích luận án; đồng thời đây là cơ sở dữ liệu để xây dựng
các bản đồ thống kê chuyên đề trong nghiên cứu TCLTNN ở TPHCM.
Trong luận án, phương pháp thống kê được sử dụng chủ yếu để thống kê chỉ
tiêu phát triển nông nghiệp; thu thập, sàng lọc và hệ thống hóa các số liệu thống kê


14

đã thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau; xử lí thống kê đối với kết quả điều tra xã
hội học do nghiên cứu sinh tiến hành; xây dựng các cơ sở dữ liệu thống kê cho các
đối tượng được thể hiện trên bản đồ chuyên đề trong luận án.
5.2.3. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
Nơng nghiệp là ngành kinh tế đa dạng bao gồm nhiều phân ngành. Phân tích,
so sánh, tổng hợp sẽ tìm ra được sự khác biệt về mặt địa lí, tìm ra những kết quả có
tính quy luật về TCLTNN ở TPHCM.
Căn cứ vào nguồn tài liệu thứ cấp và sơ cấp đã thu thập và xử lí, tác giả tiến
hành phân tích, so sánh cả về thời gian và không gian (giữa các quận, huyện trong
thành phố và giữa TPHCM so với các đô thị trực thuộc trung ương) của các đối tượng
TCLTNN, từ đó rút ra được điều kiện, thực trạng và bản chất TCLTNN ở TPHCM.
5.2.4. Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp truyền thống và đặc thù của địa lí học để nghiên cứu sự
vận động và phát triển của các hiện tượng tự nhiên và KT-XH, trong đó có ngành
nơng nghiệp. Trong q trình thực hiện luận án, phương pháp này ln được coi trọng

vì nó phản ánh thực tiễn khách quan của đề tài. Tác giả đã tiến hành nhiều đợt nghiên
cứu thực địa để đánh giá điều kiện và thực trạng TCLTNN ở TPHCM theo các giai
đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Nghiên cứu các thông tin có được để thiết kế các tuyến, điểm
khảo sát thực địa, nội dung thực địa. Các tuyến, điểm này phải phản ánh được nội
dung về TCLTNN ở TPHCM.
- Giai đoạn 2: Khảo sát thực địa và thu thập thông tin trên các tuyến, điểm với
nội dung đã dự kiến. Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình thực địa. Trong quá
trình khảo sát, tác giả đã điều chỉnh lại các quan sát và nội dung sao cho phù hợp với
yêu cầu nghiên cứu, đánh giá thực trạng TCLTNN ở TPHCM.
- Giai đoạn 3: Sau quá trình khảo sát, tác giả so sánh đối chiếu tài liệu thực
địa, tài liệu sơ cấp với các tài liệu đã có thể thấy được sự phù hợp, không phù hợp
hoặc những phát hiện mới trong quá trình nghiên cứu TCLTNN ở TPHCM.
5.2.5. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí
Đây là phương pháp đặc thù của nghiên cứu địa lí nói chung và địa lí chun
ngành nói riêng. Phương pháp bản đồ được thực hiện xuyên suốt trong quá trình
nghiên cứu đề tài. Các bản đồ thứ cấp từ các Sở, Ban, Ngành liên quan nông nghiệp
như: bản đồ cơ cấu sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất ở thành phố được khai
thác triệt để để phục vụ cho luận án. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng được thể


15

hiện trên các bản đồ bằng phần mềm Mapinfo 10.5 để trực quan hóa kết quả luận án.
Tác giả đã thành lập 7 bản đồ trong nghiên cứu luận án:
- Bản đồ hành chính TPHCM năm 2018.
- Bản đồ các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến TCLTNN ở TPHCM.
- Bản đồ quy mô và cơ cấu sử dụng đất ở TPHCM năm 2018.
- Bản đồ các nhân tố KT-XH ảnh hưởng đến TCLTNN ở TPHCM.
- Bản đồ thực trạng phát triển và phân bố nông nghiệp ở TPHCM.

- Bản đồ thực trạng TCLTNN ở TPHCM.
- Bản đồ định hướng TCLTNN ở TPHCM.
5.2.6. Phương pháp điều tra xã hội học
Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học là yêu cầu cần thiết để thực hiện đề
tài nhằm thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp khơng có và đồng thời để kiểm chứng độ tin
cậy của các tài liệu thứ cấp.
Để có thơng tin đa dạng và khách quan về TCLTNN ở TPHCM, tác giả tiến
hành thực hiện điều tra xã hội học theo các bước sau:
- Xác định nội dung điều tra:
+ Mục đích điều tra: Nhằm bổ sung thơng tin thiếu hụt trong q trình nghiên
cứu và kiểm chứng độ tin cậy, giá trị khoa học của các tài liệu thứ cấp.
+ Đối tượng điều tra: Là các nông hộ SXNN ở TPHCM. Tại mỗi hộ sẽ tiến
hành khảo sát chủ hộ (hoặc người lao động) theo mẫu phiếu hỏi.
+ Nội dung điều tra: Tình hình SXNN (trồng trọt, chăn nuôi) ở các hộ, tập
trung chủ yếu vào các nội dung sau: đối tượng SXNN của mỗi hộ; nguồn lực sản xuất
(lao động nơng nghiệp; diện tích canh tác; nguồn vốn; nguồn cung cấp giống, vật tư
và thông tin nông nghiệp; ứng dụng ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất;
việc liên kết trong sản xuất); kết quả sản xuất (năng suất, sản lượng, quá trình tiêu
thụ nơng sản, lợi nhuận trên đơn vị diện tích canh tác); và nhận thức của nông hộ về
hoạt động SXNN trên địa bàn nghiên cứu.
+ Địa bàn điều tra: Khảo sát các nông hộ trồng trọt và chăn nuôi chủ yếu tại
3 huyện Củ Chi, Hóc Mơn và Bình Chánh. Đây là 3 huyện có diện tích đất nơng
nghiệp lớn và hoạt động SXNN tập trung ở TPHCM.
+ Chọn mẫu: Xác định cỡ mẫu (số nông hộ) cần điều tra là việc làm nhằm đảm
bảo độ tin cậy, khoa học trong quá trình nghiên cứu. Tác giả lựa chọn công thức chọn
mẫu của Cochran (Cochran. W. G, 1977) để tiến hành khảo sát:
𝑛=

𝑁
1 + 𝑁. 𝛿 2



16

Trong đó: n: Cỡ mẫu điều tra (số nơng hộ)
N: Số quan sát tổng thể (tổng số nông hộ)
𝛿 2 : Sai số cho phép
Với N (năm 2016) là 19.685 nơng hộ, độ chính xác là 95% và sai số cho phép
𝛿 là 5,0%, số mẫu n cần điều tra là 392 nông hộ. Đây là số hộ đủ đại diện cho tổng
số nơng hộ SXNN trên địa bàn TPHCM.
Vì số nông hộ ở các huyện khác nhau nên số mẫu điều tra tại các huyện cũng
có sự khác biệt. Theo đó, Củ Chi có 11.717 hộ (chiếm 67,8%), số mẫu điều tra là 266
nơng hộ; Bình Chánh có 3.165 hộ (chiếm 18,3%), số mẫu điều tra là 72 hộ; Hóc Mơn
có là 2.412 hộ (chiếm 13,9%), số mẫu điều tra là 54 hộ (phụ lục 1.1). Các mẫu được
chọn phân tầng ngẫu nhiên ở mỗi địa bàn nghiên cứu.
- Xây dựng phiếu điều tra:
Trên cơ sở nội dung đã đề ra, tác giả xây dựng phiếu điều tra khảo sát thực
trạng SXNN tại các nông hộ trên địa bàn các huyện được khảo sát (phụ lục 1.1).
- Tiến hành điều tra theo kế hoạch:
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tác giả tiến hành điều tra theo đúng kế
hoạch đã đề ra nhằm bổ sung các thông tin thiếu hụt, đảm bảo độ tin cậy và giá trị
khoa học cho luận án. Việc điều tra được tiến hành theo phương pháp phỏng vấn trực
tiếp đến chủ hộ hoặc các thành viên trong gia đình, kết hợp với phương pháp quan
sát và tiếp nhận, ghi thông tin vào phiếu điều tra.
- Xử lí kết quả điều tra:
Từ kết quả trên các phiếu điều tra, tác giả tiến hành kiểm định trên phần mền
SPSS 20.0 để phân nhóm đối tượng và độ tin cậy của kết quả điều tra nhằm phục vụ
cho nghiên cứu đề tài.
5.2.7. Phương pháp tham vấn chuyên gia
Nghiên cứu TCLTNN là một lĩnh vực khó khăn và phức tạp có liên quan đến

lí luận và thực tiễn của nhiều ngành khoa học. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu
TCLTNN ở TPHCM, tác giả ln tranh thủ ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về
kinh tế nơng nghiệp, địa lí nơng nghiệp, các nhà quản lí nơng nghiệp, chính quyền
địa phương; nhất là xin ý kiến chuyên gia về định hướng TCLTNN ở TPHCM phù
hợp với nền nông nghiệp ở các huyện ngoại thành trên địa bàn nghiên cứu.
Do các chuyên gia thuộc các cơ quan, tổ chức khác nhau nên nghiên cứu sinh
sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, với các câu hỏi mở được nêu cụ thể trong
phụ lục (bảng 1.2).


×