Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ xây DỰNG môi TRƯỜNG dạy học đa PHƯƠNG TIỆN tại các TRƯỜNG TIỂU học HUYỆN NINH GIANG, TỈNH hải DƯƠNG TRONG bối CẢNH HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.65 KB, 124 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNTT
BGD&ĐT
GD&ĐT
TH
CBQL
CNTT&TT
GV
HS

Công nghệ thông tin
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục và Đào tạo
Tiểu học
Cán bộ quản lý
Công nghệ thông tin và truyền thông
Giáo viên
Học sinh


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang tác động mạnh mẽ
đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo
(GD&ĐT). Ứng dụng CNTT đã trở thành xu thế tất yếu và có ảnh hưởng sâu sắc
đến việc nâng cao chất lượng GD&ĐT. Nhận thức được vai trò to lớn của CNTT,
Đảng ta đã có chủ trương đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong thời kỳ cơng nghiệp
hố, hiện đại hố bằng Chỉ thị số 58 - CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ
Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đối với ngành GD&ĐT, Chỉ thị nêu


rõ: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác GD&ĐT ở các cấp học, bậc học,
ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của
toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho GD&ĐT, kết
nối Internet tới tất cả các cơ sở GD&ĐT”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa
XI về đổi mới căn bản, tồn diện GD&ĐT nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ
phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo và vận dụngkiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp
đặt một chiều, ghi nhớ máy móc;... Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức
hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu
khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thơng trong dạy và
học”.
Cụ thể hóa các chủ trương, định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo của Đảng, Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 đã xác định: “Đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
giáo dục ở các cấp”; “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong dạy và học, đến năm 2015, 100% giảng viên đại học, cao đẳng và đến năm


2
2020, 100% giáo viên giáo dục nghề nghiệp và phổ thơng có khả năng ứng dụng
CNTT và truyền thơng trong dạy học. Biên soạn và sử dụng giáo trình, sách giáo
khoa điện tử.
Trong những năm qua, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo việc đẩy mạnh ứng dụng
CNTT ở các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT và xây dựng
môi trường dạy học đa phương tiện như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất nhằm
đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục. Để đạt mục tiêu nâng
cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn tới, địi hỏi việc xây dựng mơi trường dạy
học đa phương tiện cần được triển khai quyết liệt, đồng bộ, sáng tạo, linh hoạt và
phù hợp với mỗi địa phương.
Trên thực tế, ứng dụng CNTT trong dạy và học nói chung và việc xây dựng

mơi trường dạy học đa phương tiện ở các trường tiểu học (TH) huyện Ninh Giang,
tỉnh Hải Dương đã được triển khai tương đối sâu rộng và đã đạt được những kết
quả nhất định. Tuy nhiên, việc xây dựng môi trường dạy học đa phương tiện vẫn
gặp phải nhiều khó khăn và chưa đồng bộ ở các địa phương cụ thể. Mặc dù nhận
thức được vai trò ứng dụng CNTT và xây dựng môi trường dạy học đa phương tiện
nhưng chưa trở thành nhu cầu tất yếu. Đa số giáo viên chưa nắm chắc quy trình ứng
dụng CNTT trong dạy học, cách thức làm việc mang tính cá nhân và rời rạc; việc
chia sẻ, trao đổi kiến thức chưa thường xuyên nên việc mở mang kiến thức còn hạn
chế. Việc đào tạo và học tập mang tính tự phát và đơn lẻ nên trình độ CNTT có sự
khác biệt lớn. Đặc biệt trong hai năm trở lại đây, do ảnh hưởng nặng nề bởi dịch
bệnh Covid 19, cả nước nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng đã và đang triển
khai ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào việc dạy và học. Tuy nhiên, hạ
tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, giáo viên cịn thiếu kĩ năng sử dụng các cơng cụ, cơng
nghệ thơng tin nên cịn gặp nhiều lúng túng trong triển khai.
Trong quản lý, các cơ quan chức năng chưa chủ động xây dựng chiến lược và
lộ trình để điều hành các hoạt động hỗ trợ cho việc xây dựng môi trường dạy học


3
đa phương tiện. Một bộ phận CBQL chưa có điều kiện tiếp cận thường xuyên hoặc
chưa thấy được sự cần thiết việc xây dựng môi trường dạy học đa phương tiện
trong quá trình dạy học ở mỗi nhà trường. Nhiều CBQL chưa nắm chắc khung lý
luận và quy trình xây dựng môi trường học tập đa phương tiện trong nhà trường
nên chưa đưa ra được những biện pháp hữu hiệu trong quản lý ở trường học. Mặt
khác, việc xây dựng môi trường dạy học đa phương tiện chịu sự tác động trực tiếp
từ cách thức quản lý của CBQL. Tiếp cận từ góc độ quản lý giáo dục, có thể thấy
các trường TH ở huyện Ninh Giang nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung phần
lớn mới dừng lại ở chủ trương ứng dụng CNTT trong dạy học, còn thiếu những
biện pháp cụ thể để tác động và liên kết được người dạy với người học, chưa tạo
được động lực của việc ứng dụng CNTT trong dạy học, chưa lựa chọn những nội

dung ứng dụng thiết thực và có trọng tâm, chưa tổ chức quản lý ứng dụng CNTT
trong dạy học một cách khoa học và hiệu quả, vì thế chưa tạo nên sự chuyển biến
rõ nét về ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường TH. Thực tiễn cho thấy, việc
xây dựng môi trường dạy học đa phương tiện ở nhà trường trở thành nhu cầu cấp
bách, không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường TH.
Điều này đòi hỏi sự chỉ đạo đúng đắn của Phòng GD&ĐT, CBQL các trường TH để
thực hiện có hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn
bản, toàn diện GD&ĐT hiện nay và những năm tiếp theo, đặc biệt là ứng phó với
đại dịch Covid 19. Ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và xây dựng mơi
trường dạy học đa phương tiện nói riêng đã có nhiều cơng trình khoa học của các
tác giả trong và ngoài nước đề cập đến. Tuy nhiên vấn đề: xây dựng môi trường dạy
học đa phương tiện tại các trường tiểu học huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương chưa
có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống và cụ thể. Xuất phát
từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Xây dựng môi trường dạy học đa
phương tiện tại các trường tiểu học huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương trong bối
cảnh hiện nay” để nghiên cứu là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu


4
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn xây dựng môi trường dạy học đa
phương tiện tại các trường tiểu học, nghiên cứu đề xuất các biện pháp xây dựng
môi trường dạy học đa phương tiện tại các trường tiểu học huyện Ninh Giang, tỉnh
Hải Dương trong bối cảnh hiện nay.
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Xây dựng môi trường dạy học đa phương tiện ở các trường TH trong bối
cảnh hiện nay.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng môi trường dạy học đa phương tiện tại các trường tiểu học huyện

Ninh Giang, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh hiện nay.
4. Giả thuyết khoa học
Xây dựng môi trường dạy học đa phương tiện là xu thế của dạy học hiện đại
nhằm tạo sự chuyển biến về chất lượng. Trong xây dựng môi trường dạy học đa
phương tiện tại các trường tiểu học huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương trong bối
cảnh hiện nay nếu các chủ thể đề xuất và tổ chức thực hiện tốt các biện pháp như:
Tăng cường đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu xây dựng
môi trường dạy học đa phương tiện; Nâng cao hiệu quả điều phối nguồn lực thiết
kế, vận hành và hỗ trợ vận hành môi trường đa phương tiện trong dạy học; Nâng
cao hiệu quả quản lý, vận hành môi trường đa phương tiện cho đội ngũ giáo viên;
Tăng cường bồi dưỡng năng lực sử dụng các phương tiện dạy học và các ứng dụng
đa phương tiện trong học tập cho học sinh; Tăng cường phối hợp các lực lượng
nhằm huy động nguồn lực xã hội hóa phục vụ xây dựng mơi trường dạy học đa
phương tiện; Hồn thiện quy trình kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng, vận hành mơi
trường đa phương tiện trong dạy học thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học
tại các trường tiểu học huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của xây dựng môi trường dạy học đa phương


5
tiện tại các trường tiểu học.
5.2. Nghiên cứu thực trạng xây dựng môi trường dạy học đa phương tiện tại
các trường tiểu học huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh hiện nay.
5.3. Đề xuất một số biện pháp xây dựng môi trường dạy học đa phương tiện
tại các trường tiểu học huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh hiện nay.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Có nhiều cấp quản lý cùng tham gia xây dựng môi trường dạy học đa
phương tiện tại các trường tiểu học, tuy nhiên trong đề tài này, tác giả chỉ tập trung

nghiên cứu các biện pháp xây dựng môi trường dạy học đa phương tiện tại các
trường tiểu học huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh hiện nay của
Cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, hiệu phó) và giáo viên.
6.2. Giới hạn về khách thể khảo sát điều tra.
- Cán bộ quản lý các trường TH huyện Ninh Giang : 30 người.
- Giáo viên các trường TH huyện Ninh Giang: 47 người.
6.3. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Trên địa bàn huyện Ninh Giang có 26 trường TH đề tài được nghiên cứu trên
12 trường TH đại diện cho các vùng thuận lợi và khó khăn; đại diện cho các trường
đạt chuẩn Quốc gia và chưa đạt chuẩn Quốc gia các trường đó là: Trường TH Đông
Xuyên, Trường TH Ninh Thành, Trường TH Tân Hương, Trường TH Tân Phong,
Trường TH Đồng Tâm, Trường TH Hiệp Lực, Trường TH Quyết Thắng, Trường TH
Ứng Hòe, Trường TH Hưng Long, Trường TH Tân Quang II, Trường TH Hồng Dụ,
Trường TH Nghĩa An
6.4. Giới hạn về thời gian nghiên cứu
Các số liệu điều tra được lấy trong 2 năm học: năm học 2019 - 2020, năm học
2020 - 2021.
7. Phương pháp nghiên cứu


6
Thực hiện việc nghiên cứu đề tài, các nhóm phương pháp sau đây được phối
hợp sử dụng:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, khái qt hóa các lý thuyết, các cơng trình
nghiên cứu khoa học, các tài liệu có tính pháp lý về xây dựng môi trường dạy học đa
phương tiện tại trường tiểu học.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.

- Phương pháp phỏng vấn sâu.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
7.3. Nhóm phương pháp thống kê
Dùng thống kê toán học để xử lý các số liệu điều tra.
8. Dự kiến cấu trúc của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung đề tài được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của xây dựng môi trường dạy học đa phương tiện
tại các trường tiểu học.
Chương 2: Thực trạng xây dựng môi trường dạy học đa phương tiện tại các
trường tiểu học huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh hiện nay.
Chương 3: Biện pháp xây dựng môi trường dạy học đa phương tiện tại các
trường tiểu học huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh hiện nay.


7
CHƯƠNG 1
XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG DẠY HỌC ĐA PHƯƠNG TIỆN TẠI CÁC
TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1. Tổng quan về nghiên cứu vấn đề
Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình dạy học đã trở
thành là một vấn đề quốc tế không chỉ thu hút được sự quan tâm của các nhà sản
xuất thiết bị và cung cấp dịch vụ mà còn là vấn đề được nghiên cứu quan trọng,
mang tính chất chiến lược đối với các nhà quản lý giáo dục trong những năm gần
đây. Thực tế cho thấy, đã có nhiều Hội nghị quốc tế được tổ chức để trao đổi về vấn
đề này, như các Hội nghị: “Thiết kế và sử dụng giáo án điện tử trong giáo dục phổ
thơng ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương” ở Brunei (2003, 2004); “Phát triển
giáo án điện tử trong các trường trung học cơ sở” ở Singapore (2003, 2004); “Phát
triển môi trường dạy học đa phương tiện” ở Italia (2005); “Phát triển thiết bị dạy

học và giáo án điện tử” ở Philippin (2005).
Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành
giáo dục và đào tạo đã và đang được các nước trên thế giới quan tâm và đã trở nên
một vấn đề tồn cầu. Việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin mang đến sự đổi mới về
cách dạy và cách học cho mọi cấp học từ mầm non đến đại học. Qua đó, các quốc
gia đã nghiên cứu vai trị, lợi ích của công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ
thông tin vào công tác dạy học, đổi mới phương pháp dạy học và công tác quản lý
giáo dục. Đồng thời, coi công nghệ thông tin như là một công cụ, phương tiện dạy
học mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Đặc biệt, với sự ra đời của các
phần mềm dạy học đã hỗ trợ đắc lực cho việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin vào dạy học như phần mềm Microsoft Teams, Google Classroom, Zoomeeting...
Công nghệ thông tin là một thành tựu lớn của cuộc cách mạng khoa học, kỹ
thuật trong bối cảnh tồn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0. Việc nghiên cứu
và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo đã được đề cập trong


8
nhiều cơng trình nghiên cứu, có thể kể đến như: Đề án “Tin học cho mọi người”
của nước Pháp năm 1970; Chương trình MEP - Chương trình giáo dục vi điện tử
của Chính phủ Anh năm 1980; các chương trình và phần mềm các môn học cho
trường trung học được cung cấp bởi NSCU - Australia, năm 1984; đề án CLASS Máy tính và các nghiên cứu ở trường học ở Ấn Độ, 1985; Hội thảo về “Xây dựng
phần mềm tin học”, các nước châu Á - Thái Bình Dương, tổ chức tại Malaysia năm
1985…. Bên cạnh các đề tài nghiên cứu, có thể kể đến một số tài liệu tiêu biểu như
“Công nghệ day học” (Instructional Technology for Teaching and Learning) đã mô
tả việc xây dựng kế hoạch tiến hành các hoạt động dạy học có sự hỗ trợ của phương
tiện kỹ thuật theo hướng phát huy vai trò tích cực của người học; đề xuất các biện
pháp sử dụng phương tiện kỹ thuật phù hợp với những yêu cầu và hình thức dạy
học cụ thể; đồng thời, nhấn mạnh vai trị của phương tiện kỹ thuật nói chung, đặc
biệt là công nghệ thông tin và truyền thông như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các
hoạt động dạy học. Cuốn “Dạy học với công nghệ: Tạo lớp học - học sinh làm

trung tâm” của Judith H. Sandholtz (1997), cuốn sách đã trình bày nhằm triển khai
các hướng ứng dụng cơng nghệ máy tính trong giảng dạy theo hướng người học là
trung tâm và những ảnh hưởng của nó đối với nền giáo dục hiện đại; cuốn sách
“Học với công nghệ: Triển vọng kiến tạo”, của David H. Jonassen và các cộng sự
(1999), cuốn sách tập trung trình bày những tác động tích cực của cơng nghệ máy
tính đối với cách học của người học. Các tác giả đã làm rõ vai trò to lớn của các
phương tiện đa truyền thơng đối với việc kích thích một cách tích cực các giác quan
của học sinh trong q trình học tập trên lớp, giúp mỗi người học có thể phát huy
tốt khả năng, sở thích, năng lực để khám phá, tìm kiếm tri thức… Những nghiên
cứu và yêu cầu của việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy
học đã được đề cập cụ thể hơn trong một số tài liệu, như: William Clyde and
Andrew Delohery (2005) “Sử dụng công nghệ trong dạy học”; George Cole (2006)
“Danh sách 101 cần thiết cho việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong lớp học"; Alan M.Pritchard (2007) với cuốn sách “Dạy học hiệu quả với công


9
nghệ thông tin và thực hành”; Helena Gillespie, Helen Boulton (2007) “Dạy và học
với môi trường học tập ảo” và một số cơng trình nghiên cứu về xu hướng ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy - học của S.Retalis, T.Leinonen, Maria Ranieri,
Gerry White...
Theo Clark and Paivio (1991), từ góc độ tâm lý học nhận thức, nhận thức
của con người được chia ra làm 2 hệ thống, đó là hệ thống xử lý âm thanh và hệ
thống xử lý hình ảnh. Tuy nhiên, giới hạn bộ nhớ lưu giữ hình ảnh và âm thanh này
là rất hạn chế (Baddeley, 1992; Chandler & Sweller, 1991). Chính vì vậy, chúng ta
nên hạn chế việc lạm dụng ngơn ngữ nói trong giảng dạy, mà thay vào đó nên tìm
kiếm những phương pháp khác để truyền đạt thông tin.
Việc học tập được cho là tích cực và hiệu quả khi người học tự chọn lựa và
tổ chức thơng tin một cách có hệ thống và được tạo điều kiện thuận lợi để người
học xây dựng mối liên hệ giữa những thông tin và kiến thức đã tích lũy được từ

trước với thơng tin mới (Mayer, 1996; Wittrock, 1989)
Theo nhà Tiến sĩ tâm lý học nhận thức Mayer, “Con người học tốt hơn khi
được học bằng cả hình ảnh và ngơn ngữ” (2009), do đó, đưa đa phương tiện vào bài
giảng là một xu hướng tất yếu và phù hợp.
Thông qua nghiên cứu, các tác giả đã đề xuất những ý tưởng, quan điểm khi
nghiên cứu các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thơng vào dạy học, đồng
thời chỉ ra những điểm có lợi và bất lợi, nên và không nên khi sử dụng công nghệ
thông tin và truyền thông cùng một số dẫn chứng vào dạy học một số môn cụ thể.
Ở trong nước, đã có nhiều đề án, cơng trình nghiên cứu về việc ứng dụng
CNTT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Bước vào thế kỷ 21 là bước
vào kỷ nguyên của CNTT cùng với kinh tế tri thức, mỗi quốc gia đều đứng trước
những thời cơ và thách thức lớn, đó là sự bùng nổ thơng tin, sự phát triển như vũ
bão của cách mạng khoa học cơng nghệ. Nó có ảnh hưởng rất sâu sắc đến mọi hoạt
động của xã hội và trở thành một trong những nhân tố quyết định sức mạnh và vị


10
thế của mỗi quốc gia trên thế giới. Chính bởi vậy, việc tập trung đầu tư cho sự
nghiệp giáo dục và đào tạo là chiến lược quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia.
Nhận thức được vai trò to lớn của CNTT, Đảng ta đã sớm có chủ trương đẩy mạnh
ứng dụng CNTT trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế
bằng Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Ban chấp hành trung
ương Đảng, Chỉ thị đã nhấn mạnh vào việc đẩy mạnh dụng công nghệ thông tin
trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển
các hình thức đào tạo từ xa phục vụ chocầu học tập toàn xã hội. Đặc biệt tập trung
phát triển mạng máy tính phụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các
cơ sở giáo dục và đào tạo. Vấn đề này cũng đã được đưa vào Luật giáo dục của
nước ta.
Vấn đề quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học cũng đã có nhiều tác giả trong
nước quan tâm nghiên cứu. Trong đó phổ biến là những nghiên cứu về vị trí, vai trò

của CNTT với giáo dục, hoặc cách quản lý và ứng dụng CNTT như thế nào cho
hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục.
Đáp ứng yêu cầu và xu thế phát triển chung, nhiều hội thảo khoa học cấp
quốc gia và vùng miền đã được tổ chức với các báo cáo xoay quanh vấn đề ứng
dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục, theo các chủ đề như: ứng
dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục phổ thông - Công nghệ
giáo dục” (Hà Nội, 12/2001); “Công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục
trong giáo dục và đào tạo (Hà Nội, 03/2004); “Đổi mới phương pháp dạy học với
sự tham gia của thiết bị kỹ thuật” (Đại học Huế, 04/2004); “Ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong nghiên cứu, quản lý, dạy và học của tuổi trẻ các
trường đại học sư phạm toàn quốc” (Hà Nội, 04/2005); “Nâng cao chất lượng dạy
và học trong trường phổ thông nhờ sự hỗ trợ của thiết bị và phần mềm dạy học”
(thành phố Hồ Chí Minh, 11/2005); “Ứng dụng cơng nghệ thơng tin và truyền
thông trong đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông bậc trung học”
(Vũng Tàu, 2/2006); “Các giải pháp công nghệ và quản lý trong ứng dụng công


11
nghệ thông tin và truyền thông vào đổi mới dạy-học” (Hà Nội, 12/2006); “Công
nghệ thông tin với công tác thiết bị dạy học ở trường trung học”, (thành phố Hồ Chí
Minh, 06/2007)… Nhìn chung, các báo cáo trong các hội thảo này đã phản ánh kịp
thời thực tế ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ở trường
phổ thơng và trên cơ sở đó đã chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và đề xuất một số giải
pháp khả thi. Các tham luận đã có hướng đi sâu tìm 12 hiểu vấn đề ứng dụng ứng
dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học ở trường tiểu học. Từ năm
học 2007 - 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những chủ trương triển khai mạnh
mẽ việc ứng dụng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào giáo dục, thể
hiện trong các công văn số 9584/BGDĐTCNTT (07/9/2007), số 12966/BGDĐTCNTT (10/12/2007) về việc thực hiện năm học 2008 - 2009 là “Năm học cơng
nghệ thơng tin”, trong đó, có nội dung: Khuyến khích mỗi trường trung học phổ
thơng, trung học cơ sở tạo mới nhiều thêm bài giảng điện tử của các môn học, đặc

biệt cho cả các môn khoa học xã hội như ngữ văn, lịch sử, địa lý, nhạc, họa.
Khuyến khích giáo viên tham khảo các tài liệu, bài giảng điện tử của đồng nghiệp
trong công tác giảng dạy, song cần phát huy tính tích cực học tập thơng qua thảo
luận nhóm, tổ chức cho học sinh tập tự giải quyết vấn đề, khuyến khích cách suy
nghĩ độc lập và suy xét, phản biện lại vấn đề. Ở nước ta ứng dụng công nghệ dạy
học được đề cập vào những năm 90 và hiện đang tiếp tục được nghiên cứu, ứng
dụng trong giảng dạy ở mọi cấp học của hệ thống giáo dục. Đã có một số đề tài
nghiên cứu về ứng dụng CNTT và TT trong giảng dạy, bước đầu thu được những
kết quả hết sức khả quan. Nhiều đề tài đã nghiên cứu và triển khai ứng dụng CNTT
trong dạy và học.
Tác giả Ngô Quang Sơn đề cập đến việc ứng dụng CNTT trong nghiên cứu
xây dựng giáo án điện tử. Trong đó nhấn mạnh hệ thống giáo án điện tử được coi là
một loại hình trong 12 loại hình thiết bị dạy học bộ mơn. Giáo án điện tử vừa là
giáo án vừa là một loại hình thiết bị dạy học hiện đại. Các giáo viên phổ thông,
giảng viên đại học, cao đẳng cần nghiên cứu việc thiết kế và sử dụng hiệu quả giáo


12
án điện tử trong môi trường dạy học đa phương tiện.
Tác giả Mai Văn Trinh và các cộng sự [27] đã đề cập, đánh giá những kinh
nghiệm từ các chương trình ứng dụng CNTT và truyền thơng vào hoạt động bồi
dưỡng giáo viên ở các nước trên thế giới để từ đó rút ra những bài học khi áp dụng
đối với Việt Nam.
Tác giả Trần Thiên Hoàng [28] trong luận văn thạc sĩ của mình đã nghiên
cứu lý luận và thực trạng và đưa ra các biện pháp quản lý việc thiết kế và sử dụng
học liệu điện tử trong môi trường dạy học đa phương tiện tại Viện đại học mở Hà
Nội.
Tác giả Lê Hồng Vân (2015), trong luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục về
“Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường tiểu
học huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”. Tác giả cho rằng việc quản lý ứng dụng

công nghệ thông tin vào dạy học tiểu học là quá trình tác động của hiệu trưởng tiểu
học thơng qua các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo)
và kiểm tra đến giáo viên tiểu học, dạy học tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả ứng
dụng cơng nghệ thơng tin, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường
tiểu học.
Bên cạnh đó, nhận thức được vai trị to lớn của cơng nghệ thơng tin và truyền
thông trong dạy học, bên cạnh các công trình nghiên cứu, luấn án, luận văn cịn có
các bài báo khoa học nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
vào dạy học như: Quách Tuấn Ngọc (1999), với bài “Đổi mới phương pháp dạy học
bằng công nghệ thông tin - xu thế của thời đại”, đăng trên Tạp chí Đại học và Giáo
dục chuyên nghiệp số 8; Lưu Lâm (2002), với bài viết “Công nghệ thông tin với
việc dạy và học trong nhà trường Việt Nam”, đăng trên Tạp chí Giáo dục số 20; Lê
Hồng Sơn (2002), “Công nghệ thông tin và truyền thông với giáo dục và đào tạo ở
Việt Nam”, đăng tại Tạp chí Giáo dục số 32; Đỗ Trung Tá (2004), “Ứng dụng công
nghệ thông tin truyền thông để đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam”, đăng trên


13
Tạp chí Giáo dục số 84; Đào Thái Lai (2006), “Những yêu cầu đối với người giáo
viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp”, Tạp chí
Nghiên cứu Khoa học Giáo dục số 5; Trần Khánh (2007), “Tổng quan về ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thơng trong giáo dục”, đăng trên Tạp chí Giáo dục số
161…
Tóm lại, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo là vấn đề được
nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam quan tâm nghiên cứu, đồng thời là điều
kiện rất quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lương cao cho xã hội
trong bối cảnh hiện nay. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về việc ứng dụng
CNTT vào dạy học như thế nào, quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ra sao...
Tuy nhiên, vấn đề xây dựng môi trường học tập đa phương tiện ở các trường tiểu
học vẫn cịn khá ít cơng trình nghiên cứu đề cập và đào sâu nghiên cứu. Đó là điều

kiện để tác giả tìm hiểu và nghiên cứu về “Xây dựng môi trường dạy học đa
phương tiện tại các trường tiểu học huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương trong bối
cảnh hiện nay”.
1.2. Phương tiện dạy học và mối quan hệ với quá trình dạy học
1.2.1. Quá trình dạy học
Quá trình dạy học theo nghĩa rộng nhằm hình thành và phát triển nhân cách
thế hệ trẻ một cách có ý thức, được tiến hành dưới tác động chủ đạo của nhà sư
phạm. Quá trình dạy học là một q trình tổng thể, tồn vẹn bao gồm các khâu, các
yếu tố tồn tại trong sự biện chứng: trí dục, đức dục, mĩ dục, thể dục, lao động...
Hiện nay, các nhà lý luận dạy học ở Việt Nam cũng như thế giới đưa ra
nhiều định nghĩa khác nhau về quá trình dạy học tuỳ theo quan điểm tiếp cận về
hoạt động dạy và học. Chẳng hạn, các nước sử dụng tiếng Anh khi nghiên cứu quá
trình dạy học thường xem xét hai phạm trù độc lập: dạy và học (teaching and
learning). Theo đó, với hoạt động dạy có phương pháp dạy của GV, với hoạt động
học có phương pháp học của mỗi cá nhân. Qua đó ta có thể đưa ra một số định


14
nghĩa cho quá trình dạy học:
Quá trình dạy học là một quá trình bao gồm sự lựa chọn, sắp xếp và phân
phối thông tin trong một môi trường sư phạm thích hợp. Sự tương tác giữa người
học và các thơng tin. Trong bất kỳ tình huống dạy - học nào cũng có một thơng điệp
được truyền đi. Thơng điệp đó thường là nội dung của chủ đề được dạy, cũng có thể
là các câu hỏi về nội dung cho người học. Các phản hồi từ người dạy đến người học
về nhận xét, đánh giá các câu trả lời hay các thơng tin khác.
Q trình dạy học là sự phối hợp thống nhất các hoạt động chỉ đạo của thầy
với hoạt động lĩnh hội tự giác, tích cực tự sáng tạo của trị, nhằm làm cho trị đạt
được mục đích dạy - học.
Q trình dạy học cịn được hiểu là hoạt động dạy và học, được tạo nên bởi
các yếu tố cấu trúc cơ bản: mục tiêu; phương pháp; nội dung; hình thức tổ chức,

phương tiện dạy học và kiểm tra đánh giá.
1.2.2. Vị trí của phương tiện dạy học trong q trình dạy học
Có thể thấy các yếu tố cấu trúc của q trình dạy học có mối quan hệ mật
thiết với nhau, trong đó phương tiện dạy học khơng chỉ là một yếu tố trong chỉnh
thể của quá trình mà cịn chiếm một vị trí quan trọng trong q trình đó.
Trong q trình dạy học, để đạt được mục đích dạy-học, trước hết GV phải
đưa ra được các mục tiêu đúng đắn và kế hoạch hợp lí. Mục tiêu dạy-học là những
yêu cầu mà HS cần phải lĩnh hội được cả về tri thức, kĩ năng, thái độ, hành vi sau
mỗi bài học, chương học hay cấp học. Để thực hiện được mục tiêu đó, GV cần phải
căn cứ vào nội dung bài dạy, đối tượng HS để dự kiến phương tiện dạy học phù
hợp. Khi đã dự kiến được phương tiện dạy học, cần có phương pháp dạy học hợp lý
để phát huy hiệu quả của phương tiện dạy học. Hình thức tổ chức lớp học, sử dụng
phương tiện dạy học hợp lý trong quá trình dạy học cũng đóng vai trị quan trọng
thể hiện được phương pháp sử dụng phương tiện trực quan của GV trong từng tình
huống cụ thể. Sử dụng phương tiện dạy học, GV có thể kiểm tra một cách khách


15
quan khả năng tiếp thu kiến thức của HS. Như vậy phương tiện dạy học vừa là
nguồn tri thức, vừa là công cụ để HS lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng của bài
học, mơn học.
Tóm lại, phương tiện dạy học là một yếu tố quan trọng trong q trình dạy
học, nó gắn kết các yếu tố cấu trúc của quá trình dạy học thành một chỉnh thể tồn
vẹn. Và việc xây dựng hợp lí mối quan hệ giữa các yếu tố này sẽ nâng cao chất
lượng dạy học.
1.2.3. Vai trò của phương tiện dạy học trong quá trình dạy học
Trong mối quan hệ giữa các thành phần tham gia quá trình dạy học, phương
tiện dạy học chở thông điệp đi theo một phương pháp dạy học nào đó. Trong lí luận
dạy học, q trình dạy học là một quá trình tổng thể bao gồm sự lựa chọn, sắp xếp
và truyền đạt thông tin trong môi trường sư phạm thích hợp, tối ưu cho người học.

Trong bất kì tình huống dạy-học nào cũng có một thơng điệp truyền đi, thơng điệp
đó thường là nội dung của chủ đề được dạy, cũng có thể là các câu hỏi về nội dung
cho người học và các phản hồi từ người học, kể cả sự kiểm sốt q trình này về sự
nhận xét, đánh giá các câu trả lời hay các thơng tin khác. phương tiện dạy học
chính là cầu nối truyền thông tin từ người thầy tới HS và ngược lại.

Phương tiện dạy học được sử dụng trong quá trình dạy học, giúp GV tổ chức
và tiến hành hợp lí, có hiệu quả của q trình dạy học để có thể thực hiện được
những yêu cầu của chương trình học tập. Phương tiện dạy học chỉ phát huy hiệu


16
quả cao nhất khi GV sử dụng nó với tư cách là phương tiện tổ chức và điều khiển
hoạt động nhận thức của HS. Cịn đối với HS thơng qua làm việc với phương tiện
dạy học để hình thành những tri thức, kĩ năng, thái độ và hình thành nhân cách.
Phương tiện dạy học có vai trị quan trọng trong q trình dạy học, nó thay
thế cho những sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà GV và
HS không thể tiếp cận trực tiếp được. Phương tiện dạy học giúp cho GV phát huy
được tất cả các giác quan của HS trong quá trình tiếp thu kiến thức, giúp HS nhận
biết được quan hệ giữa các hiện tượng, các khái niệm, quy luật làm cơ sở cho việc
rút ra những tri thức và sự vận dụng vào thực tế. Như vậy, nguồn tri thức mà HS
nhận được trở nên đáng tin cậy và được nhớ lâu bền hơn. Phương tiện dạy học làm
cho việc dạy-học trở nên cụ thể hơn, vì vậy tăng khả năng tiếp thu kiến thức về sự
vật, hiện tượng, các q trình phức tạp mà bình thường HS khó nắm vững.
Sử dụng phương tiện dạy học có thể rút ngắn thời gian giảng dạy mà việc
lĩnh hội kiến thức của HS lại nhanh hơn, vững chắc hơn. Phương tiện dạy học là
công cụ trợ giúp đắc lực cho GV trong quá trình tổ chức hoạt động học tập ở tất cả
các khâu của quá trình dạy học, như: Tạo động cơ học tập và kích thích hứng thú
nhận thức, hình thành kiến thức mới, củng cố hoặc kiểm tra kiến thức của HS.
Phương tiện dạy học giúp GV có nhiều thời gian và cơ hội thuận lợi để tổ chức,

hướng dẫn HS tự chiếm lĩnh tri thức mới. Do đó làm tăng hiệu quả dạy-học.
Phương tiện dạy học dễ dàng gây được cảm tình, sự chú ý của HS và cuốn hút đối
với HS. Sử dụng phương tiện dạy học, GV có thể kiểm tra một cách khách quan
khả năng tiếp thu kiến thức cũng như sự hình thành kĩ năng, kĩ xảo của HS.
Ngày nay, với những thành tựu của khoa học và cơng nghệ thì phương tiện
dạy học càng được phát triển cùng với sự ra đời của các phương tiện nghe nhìn hiện
đại làm cho phương tiện dạy học ngày càng đóng vai trị quan trọng trong q trình
dạy học. Những thành tựu đó đã cho phép đưa vào những nội dung diễn cảm và
hứng thú làm thay đổi phương pháp và hình thức tổ chức dạy-học, làm tăng nhịp độ


17
của quá trình dạy học, tạo nên phong cách mới và trạng thái tâm lí mới. Nhưng dù
phương tiện dạy học có hiện đại đến đâu thì nó vẫn chỉ là công cụ trong tay người
GV, giúp họ thực hiện có hiệu quả q trình dạy học.
1.3. Mơi trường dạy học đa phương tiện
1.3.1. Khái niệm
Thuật ngữ đa phương tiện hay “multimedia” ngày nay đã trở nên phổ biến
với mọi người, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Người ta thường hiểu thuật ngữ này
là multimedia trên cơ sở máy tính, nhưng thực tế dạy học ở Việt nam tồn tại cả hai
loại multimedia này. Multimedia không chỉ là sự phối hợp một cách cơ học và có
tính tốn những phương tiện truyền thông khác nhau trong dạy học (như âm thanh,
đồ hoạ, phim ảnh, video...). Mặt khác, Multimedia cũng không chỉ là cung cấp các
loại phương tiện tương tự trên nhờ cơng cụ máy tính để có thể cá nhân hoá việc sử
dụng và học tập. Mà multimedia là sự kết hợp nhiều mức độ học tập khác nhau vào
một cơng cụ dạy học, cho phép đa dạng hố việc trình bày, thể hiện chương trình,
nội dung đào tạo.
Tương tác trong chương trình multimedia biến đổi chứ khơng theo một trật
tự cố định. Do đó, nội dung trình bày và thứ tự xuất hiện trên màn hình phụ thuộc
vào hoạt động của người sử dụng. Thiết bị tương tác cơ bản của multimedia là máy

vi tính hay mạng máy tính, siêu phương tiện (hypermedia) cũng là một khái niệm
liên quan mật thiết đến nội dung multimedia cần quan tâm. Đó là những đơn vị
thơng tin được liên kết (link) với nhau mà người dùng có thể duyệt và khảo sát
được, điển hình của hypermedia là mạng tồn cầu internet.
Có nhiều quan điểm khác nhau xung quanh thuật ngữ này. Cụ thể:
Theo Fenrich, Multimedia là sự tích hợp lý thú giữa phần cứng và phần mềm
máy tính, cho phép tích hợp các tài nguyên video, audio, hoạt hình, đồ hoạ và trắc
nghiệm để xây dựng và thực hiện một trình diễn hiệu quả nhờ một máy tính có cấu
hình thích hợp.


18
Theo Philip, Multimedia đặc trưng bởi sự hiện diện của văn bản, hình ảnh,
âm thanh, mơ phỏng và video được tổ chức chặt chẽ trong một chương trình máy
tính.
Có thể thấy, đa phương tiện (Multimedia) là một thuật ngữ gắn với CNTT, có
thể hiểu đa phương tiện là việc sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để truyền
thông tin ở các dạng như văn bản, đồ hoạ - hình ảnh (bao gồm cả hình tĩnh, hình
động) và âm thanh, cùng với siêu liên kết giữa chúng. Với mục đích giới thiệu
thông tin đến người nghe. Multimedia hay đa phương tiện, không phải là khái niệm
mới trong dạy học. Khi ta kết hợp từ hai, ba phương tiện dạy học trở lên là đã có
multimedia. Multimedia được phân loại như sau:
Multimedia truyền thống bao gồm việc sử dụng kết hợp các phương tiện
như: máy chiếu, băng cassette, phim điện ảnh, video .v.v. để nâng cao hiệu quả dạy
học.
Tuy nhiên, với sự xuất hiện của máy tính, multimedia đã có một ý nghĩa mới
trong dạy học nhờ những khả năng to lớn mà máy tính đem lại. Với khả năng tương
tác, multimedia trên cơ sở máy tính có thể thực hiện các cơng việc rất khó khăn mà
multimedia truyền thống rất khó hay hầu như không thực hiện được.
Như vậy, Multimedia với máy tính cho phép người sử dụng có thể trình bày

các kiến thức theo ý mình một cách hiệu quả nhất để đạt đến mục đích của việc dạy
và học. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả chủ yếu đề cập đến việc xây dựng môi
trường dạy học đa phương tiện, do đó có thể định nghĩa mơi trường dạy học đa
phương tiện là sự tích hợp nhiều thành phần phương tiện (âm thanh, hình ảnh, văn
bản, mơ phỏng, các ứng dụng, công cụ .v.v.) trong một môi trường sư phạm nhằm
giúp hỗ trợ cho người học chiếm lĩnh được các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo … từ đó
nâng cao hiệu quả dạy và học.
1.3.2. Vai trị Chức năng của môi trường dạy học đa phương tiện
Trong bối cảnh đất nước ta đang trong thời kì đổi mới tồn diện, thời kì hội


19
nhập và tồn cầu hóa. Chính vì vậy, việc tiếp nhận những công nghệ mới, tri thức
mới của nhân loại trong đó có cơng nghệ thơng tin và ứng dụng nó vào trong giáo
dục và đào tạo là một điều tất yếu. Sự phát triển của một đất nước luôn phụ thuộc
vào sự phát triển của khoa học công nghệ của quốc gia đó. Tuy nhiên, để có được
một nền khoa học cơng nghệ phát triển thì nền kinh tế tri thức phải được ưu tiên
hàng đầu, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục thể hiện sự lớn mạnh
về nền khoa học, công nghệ, kinh tế... và nó sẽ làm thay đổi căn bản bức tranh tổng
thể của nền kinh tế, giáo dục của quốc gia đó.
Với sự ảnh hưởng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục nói
chung và dạy học nói riêng đã được khẳng định bằng thực tiễn ở nước ta và trở
thành xu thế tất yếu của giáo dục nước nhà. Ngành Giáo dục và Đào tạo ở nước ta
trong nhiều năm qua đã thực hiện triển khai nhiều biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các nhà trường, trong đó
có các trường tiểu học. Hiện nay, do điều kiện kinh tế phát triển hơn, do đó, cơ sở
vật chất và thiết bị dạy học cần thiết cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
trường tiểu học đã được quan tâm đầu tư. Việc trang bị và kết nối Internet được
thực hiện, hầu hết các nhà trường đều đã trang bị phịng máy tính, đáp ứng tương
đối đầy đủ máy chiếu và các thiết bị dạy học cần thiết để phục vụ cho việc giảng

dạy và học tập. Bên cạnh đó, nhiều nhà trường đã mạnh dạn xây dựng kho bài
giảng điện tử, kho tài liệu tham khảo và bài giảng được xây dựng online trên
website của ngành, của trường, nhiều phần mềm hỗ trợ công tác quản lý, dạy học
được áp dụng rộng rãi...
Không chỉ là một công cụ hỗ trợ dạy học hiệu quả và cho phép sử dụng theo
ý thích riêng, multimedia ngày nay có những lợi thế mà multimedia truyền thống
khơng có được. Chức năng chính của nó là:
Cung cấp cho người học những kiến thức, kinh nghiệm cụ thể về đối tượng
học tập theo kiểu trải nghiệm gián tiếp. Với khả năng điều khiển đồng thời tất cả


20
các thành phần như hình ảnh, âm thanh, video, theo năng lực và sở thích của cá
nhân, người học có thể tự trải nghiệm về đối tượng một cách dễ dàng. Điều này
khơng thể có được nếu như các phương tiện này được thể hiện tuần tự theo một trật
tự cố định. Hơn nữa, từ những trải nghiệm đó, người học có được những kinh
nghiệm cụ thể về tư duy, về hành vi, về ứng xử.
Multimedia có thể góp phần gia tăng cơ hội học tập với chi phí thấp do giá
máy tính ngày càng rẻ, do đó người học có thể học rất nhiều mơn học, lĩnh vực học,
tiếp cận rất nhiều nguồn thông tin và cơ hội học tập có giá trị. Nếu được thiết kế
tốt, multimedia có thể tạo nên môi trường học tập vui vẻ và thân thiện mà không bị
cản trở bởi tâm trạng lo sợ thất bại. Multimedia có rất nhiều ưu điểm trong dạy học.
Cũng có thể nói, qua dạy học và giáo dục mà multimedia phát huy được sức mạnh
của nó, cụ thể:
Trước hết, sức mạnh sư phạm của multimedia thể hiện ở chỗ nó huy động tất
cả khả năng xử lý thông tin của con người. Tất cả các cơ quan cảm giác của con
người (mắt, tai .v.v.) cùng với bộ não hợp thành một hệ thống có khả năng biến
những dữ liệu đơn lẻ thành thông tin.
Multimedia cũng cho khả năng cung cấp một kiến thức tổng hợp và sâu sắc
hơn so với chỉ dùng các giáo trình in kèm theo hình ảnh thơng thường.

Về mặt tâm lý, mơi trường multimedia cũng có những thuận lợi riêng. Có thể
kể ra được một số ví dụ: người học khơng bị mặc cảm có lỗi, xấu hổ khi khơng làm
đuợc bài, khơng hiểu bài phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần, làm bài sai. Nếu được tổ
chức tốt, multimedia cho phép người học truy cập, tham khảo nhanh chóng, tức
thời đến một kho dữ liệu khổng lồ ngay khi đang học, mà khơng một giáo viên nào
có được.
Vai trị của mơi trường học tập đa phương tiện được thể hiện như sau:
Đối với người học: Cho phép làm việc theo nh p độ riêng và tự điều khiển
cách học của bản thân; Học với một người thầy vô cùng kiên nhẫn; Theo sát với


21
việc học và thường xuyên nhận được phản hồi, đánh giá
Đối với người dạy, multimedia có vai trị: Cho phép làm việc một cách sáng
tạo; Tiết kiệm thời gian, nhờ đó có thể khám phá nhiều chủ đề; Tìm được giải pháp
thay thế những hoạt động học thiếu hiệu quả; Tăng cường thời gian giao tiếp, thảo
luận với học sinh.
Bên cạnh những vai trò to lớn, đa phương tiện cũng có những hạn chế nhất
định: Trước hết, multimedia địi hỏi người học phải có máy tính với cấu hình thích
hợp. Máy tính dùng cho multimedia phải có phần cứng và phần mềm đủ để xử lý
âm thanh, hình ảnh, mơ phỏng, video cùng lúc. Việc máy tính có cấu hình quá thấp,
bài học sẽ thường xuyên bị ngắt quãng, mô phỏng khơng liền mạch, hoặc thậm chí
khơng thực hiện được. Cũng chính vì điều này mà người thiết kế phần mềm
multimedia phải dự liệu trước (về những thành phần nào cần và kiểu của chúng) để
cho kích thước các file dữ liệu và kích thước chung của cả phần mềm càng nhỏ
càng tốt. Việc xây dựng một phần mềm multimedia thường tốn khá nhiều thời gian
và công sức, cũng như địi hỏi phải có những trang thiết bị tối thiểu. Multimedia
cũng địi hỏi người học phải có những khả năng và hiểu biết tối thiểu về máy tính
và cả chuyên môn. Bởi vậy, việc huấn luyện giáo viên, những người khơng thuộc
chun ngành máy tính cũng phức tạp, và nếu làm khơng tốt cũng dễ gây ra những

lãng phí lớn. Trong mơi trường multimedia, người học khơng có cảm giác được
lắng nghe, được chia sẻ và được khuyến khích một cách sống động như trong môi
trường học tập trên lớp. Do đó, để giải quyết tốt vấn đề này, cần xây dựng
multimedia dựa trên những cơ sở về tâm lý học nhận thức, lý thuyết học tập.
1.3.3. Nguyên tắc của việc sử dụng đa phương tiện trong việc dạy và học
Để xây dựng môi trường dạy học đa phương tiện và phát huy hết sức mạnh
của các loại hình phương tiện. Cần dựa trên một số nguyên tắc cơ bản sau đây:
Nguyên tắc đầu tiên là nguyên tắc mạch lạc và xúc tích. Khi thiết kế mơi
trường dạy học đa phương tiện nói chung và các bài giảng điện tử nói riêng, chúng


22
ta cần lưu ý loại bỏ những yếu tố không liên quan tới mục tiêu của bài giảng, cho
dù đó là những chi tiết thú vị vui nhộn, nhằm giảm thiểu tối đa sự sao nhãng không
cần thiết của người học. Những yếu tố đó có thể là yếu tố âm thanh (quá lớn hoặc
quá sôi nổi), bảng biểu, chú thích khơng liên quan.
Ngun tắc thứ hai là ngun tắc tín hiệu. Nếu trong trường hợp bài giảng
bắt buộc phải sử dụng âm thanh hay hình ảnh có khả năng gây nhiễu thơng tin,
người kết hợp các loại hình đa phương tiện hay thiết kế bài giảng điện tử phải lưu ý
đến việc tổ chức thơng tin có hệ thống, logic để người học dễ nắm bắt được dòng
mạch của bài giảng mà không bị mất phương hướng. Việc sử dụng thống nhất cỡ
chữ, phông chữ, màu sắc rất quan trọng có tác dụng khơng nhỏ trong việc tiếp nhận
thơng tin của người học
Nguyên tắc loại bỏ sự dư thừa: Chúng ta học tốt hơn khi sử dụng đồ
họa/hình ảnh kết hợp với lời thuyết trình giải thích, hơn là kết hợp cả hình ảnh/đồ
họa, lời thuyết trình giải thích và thêm chữ viết trên màn hình.
Ngồi ra cịn một số nguyên tắc khác nhằm tạo môi trường và điều kiện học
tập tốt nhất cho người học như nguyên tắc tiếp giáp không gian và thời gian (người
học sẽ học tốt nhất khi ngơn từ và hình ảnh được trình diễn gần nhau và đồng thời),
nguyên tắc chia bài giảng thành những phân đoạn nhỏ (bộ nhớ tạm thời sẽ hoạt

động tốt hơn khi tiếp nhận những đoạn thông tin ngắn, tránh hiện tượng quá tải
thông tin khi phải tiếp nhận một đoạn dài nhiều thông tin), nguyên tắc cá nhân hóa
thay vì phong cách trang trọng chuẩn mực.
1.3.4. Loại hình và cơng cụ đa phương tiện trong dạy học
Trong quá trình dạy học, người giáo viên phải sử dụng rất nhiều loại hình và
cơng cụ đa phương tiện khác nhau để mang lại hiệu quả cao nhất. Có thể nhóm các
loại hình và cơng cụ đa phương tiện như sau:
1.3.4.1. Loại hình đa phương tiện trong dạy học
Video bài giảng. Là hình thức tổ chức đào tạo trên nền tảng các thiết bị công


23
nghệ và di động như máy tính, điện thoại, tablet thông qua môi trường kết nối
mạng Internet. Một bài giảng trực tuyến sẽ đa phần được thể hiện dưới dạng video.
Tại Việt Nam, hầu hết các hình thức video giảng dạy sẽ là quay giảng viên dạng
thông thường dưới dạng MP4 và được upload lên các kênh Internet. Đối tượng
người học của bài giảng trực tuyến sẽ đa dạng và phong phú hơn từ học sinh, sinh
viên cho đến người trưởng thành với mục đích đào tạo trực tuyến trong nhiều lĩnh
vực, ngành nghề. Chi phí sản xuất đối với các bài giảng trực tuyến sẽ thấp hơn và
khơng địi hỏi nhiều về thiết kế hay sản xuất nội dung, vì chủ yếu kiến thức sẽ đến
từ giáo viên. Trong q trình học, người học có thể tương tác với giáo viên bằng
cách bình luận vào video giảng dạy tuy nhiên sẽ mất một khoảng thời gian để giáo
viên có thể phản hồi và dễ bị trôi nếu giáo viên không để ý.
Bài giảng trực tuyến. Là những bài giảng được thực hiện bởi các thiết bị như
điện thoại, máy tính; sau đó được lưu trữ tại một cơ sở dữ liệu để phục vụ việc đào
tạo. Người học sẽ cần các thiết bị như máy tính, máy tính bảng, điện thoại khi
muốn học; đồng thời cần phải có internet mới có thể truy cập được bài giảng. Ngồi
ra, hiện nay các bài giảng điện tử cũng dần trở nên phổ biến với những ưu điểm
hơn so với bài giảng trực tuyến là không cần kết nối internet. Bài giảng được đóng
gói chuẩn SCORM chuẩn HTML. Ngồi định dạng video cịn được định dạng

slideshow, animation. Với ưu điểm có thể dễ dàng theo dõi bài giảng mà không cần
đến kết nối internet, bài giảng điện tử mang lại nhiều ưu thế hơn cho người đọc, có
thể chủ động theo học tại bất kỳ đâu mà không nhất thiết phải tại những địa điểm
có internet. Tuy nhiên nếu trong bài giảng sử dụng các tính năng như liên kết
đường link thì người học cần phải kết nối internet mới có thể theo dõi được tồn bộ
bài giảng.
Trị chơi trực tuyến. Học tập dựa trên trò chơi đã trở thành xu hướng chủ đạo
của các đơn vị đào tạo. Nó thực hiện nhiều chiến thuật dựa trên thiết kế giảng dạy
để cung cấp các trị chơi tốt hơn cho e-learning. Hiểu nơm na game based learning
nghĩa là trị chơi hóa, là việc ứng dụng các nguyên lý, thành tố trong thiết kế game


24
vào nhiều lĩnh vực với mục đích khiến người tham gia cảm thấy hào hứng và tương
tác nhiều hơn. Việc học tập dựa trên trò chơi sẽ khiến cho bạn có thể tiếp thu được
những bài học một cách tốt hơn. Tâm lý con người chúng ta thường sẽ thích chơi
game hơn là phải tập trung vào những bài giảng khơ khan. Khi áp dụng hình thức
game based learning, các bài giảng với khối lượng kiến thức đồ sộ sẽ đa dạng,
phong phú hơn qua nhiều cách thể hiện khác nhau như:
Các nhiệm vụ, đầu việc, thử thách
Bảng xếp hạng đánh giá người chơi
Sắp xếp các tầng kiến thức trong trị chơi tăng theo cấp độ từ dễ đến khó,
hoặc tương ứng với tiến độ bài giảng, trình tự kiến thức
Cơ chế chấm điểm, thưởng phạt (huy hiệu, giải thưởng, sao,…)
Chính nhờ vậy, cách thức học tập qua trị chơi trong E-learning đang ngày
càng phổ biến bởi tính hiệu quả cao...
Hình ảnh, tranh vẽ là loại hình phương tiện dạy học phổ biến trong các
trường phổ thông. Dạy học qua hình ảnh, tranh vẽ có tác dụng ghi nhớ và ấn tượng
với người học hơn. Người học thơng qua hình ảnh, tranh vẽ có thể ghi chép và tổng
hợp thơng tin một cách sáng tạo bằng chữ viết kết hợp với hình vẽ tay đơn giản,

được thể hiện theo phong cách riêng của người tạo ra nó, trong đó phổ biến là
phương pháp Sketchnote. Không như các phương pháp ghi chép khác, Sketchnote
không đi sâu và việc thể hiện nội dung chi tiết mà tập trung vào ý tưởng và nội
dung chính thơng qua hình vẽ, bố cục, chữ viết.
Audio được hiểu là các giải pháp kỹ thuật hiện đang sử dụng để tổ chức thực
hiện, lưu trữ, phổ biến, truyền tải các sản phẩm truyền thông dưới dạng âm thanh
và hình ảnh. Kỹ thuật audio là bộ phận chủ yếu của truyền thông hiện đại, và hiểu
rộng ra, gồm cả phát thanh và truyền hình, một trong các phương thức để truyền tải
âm thanh và hình ảnh đến người tiếp nhận.
Sơ đồ, bảng biểu. Trong học tập và công việc hàng ngày, chúng ta thường


×