Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tiểu luận cao học nâng cao công tác quản lý, cấp phép kinh doanh rượu trên địa bàn thành phố hà nội giai đoạn năm 2017 đến năm 2020”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.8 KB, 28 trang )

MỤC LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ 31/12/2012 trở về trước, việc cấp phép sản xuất và kinh doanh rượu
về cơ bản đã được thực hiện theo quy định của Nghị định 40/2008/NĐ-CP
ngày 07/4/2012 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh rượu và Thông tư
hướng dẫn số 10/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ Công
Thương … Ngày 12/11/2012 Chính Phủ ban hành Nghị định số 94/2012/NĐCP về sản xuất và kinh doanh rượu thay thế Nghị định 40/2008/NĐ-CP ngày
07/4/2012 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh rượu và Thông tư số
39/2012/TT-BCT ngày 20/12/2012 của Bộ Công Thương, ngày 27/12/2014 Bộ
Công Thương ban hành Thông tư số 60/2014/TT-BCT quy định chi tiết một số
điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản
xuất, kinh doanh rượu (thay thế Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày
20/12/2012). Qua thời gian triển khai thực hiện, ngành sản xuất và kinh
doanh rượu đã từng bước đi vào nề nếp. Nhiều doanh nghiệp sản xuất rượu
công nghiệp, các tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích
kinh doanh và các thương nhân bán lẻ đã được cấp phép sản xuất hoặc giấy
phép kinh doanh. Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong hoạt động quản
lý nhà nước thị trường sản phẩm rượu vẫn còn một số tồn tại sau đây.
- Việc triển khai cấp phép tại một số địa phương chưa đúng theo mong
muốn của Nghị định, quản lý giám sát tại các cấp còn chưa chặt chẽ.
- Việc quy định công bố thông tin về sản phẩm rượu như thành
phần, hàm lượng, tác hại của việc lạm dụng sử dụng rượu mới chỉ được thực
hiện ở sản phẩm rượu sản xuất công nghiệp
Bên cạnh đó, do nhu cầu của người dân cũng như lợi nhuận của mặt
hàng này khá lớn nên sản phẩm rượu dễ bị lợi dụng để làm hàng giả, hàng lậu.
Theo các cơ quan quản lý, các sản phẩm rượu giả, rượu kém chất lượng, rượu


sản xuất ở các làng nghề (rượu cuốc lủi) có chứa quá nhiều độc tố nguy hiểm
(như anđêhít, methanol ...), gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến sức khỏe, tính
mạng người tiêu dùng.


2

Là đô thị đặc biệt, thời gian qua, việc tổ chức sắp xếp lại ngành rượu
nói chung và nhất là hoạt động quản lý hoạt động kinh doanh rượu trên địa
bàn thành phố Hà Nội đã có nhiều thay đổi, một mặt quản lý được chặt chẽ
việc sản xuất, kinh doanh rượu có chất lượng hơn, mặt khác từng bước đưa
mạng lưới kinh doanh sản phẩm rượu hoạt động ngày càng có tổ chức và có
kiểm sốt.
Tuy nhiên, trên thực tế do đặc thù về sản phẩm cũng như tập quán tiêu
dùng nên công tác quản lý nhà nước đối với sản phẩm rượu trên địa bàn thành
phố gặp không ít khó khăn; Chưa quản lý tốt chất lượng, vệ sinh an tồn thực
phẩm sản phẩm rượu lưu thơng trên thị trường, việc triển khai cấp giấy phép
kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu cịn hạn chế.
Đó chính là lý do bản thân chọn đề tài tiểu luận: "Nâng cao công tác
quản lý, cấp phép kinh doanh rượu trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn
năm 2017 đến năm 2020”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Với vị trí địa lý - chính trị quan trọng, có lợi thế đặc biệt để phát triển
thương mại so với các địa phương khác trong cả nước, Hà Nội là trung tâm
đầu não chính trị - hành chính quốc gia; là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa,
du lịch, hằng năm đón tiếp khách một số lượng khách rất lớn trong và ngoài
nước đến làm việc, thăm quan, du lịch. Do vậy, việc quản lý chất lượng, vệ
sinh an toàn thực phẩm sản phẩm rượu lưu thông trên thị trường, việc triển
khai cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu là yêu cần tất yếu của
các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ những nội

dung đó, tiểu luận đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng cơng tác quản lý
kinh sản phẩm rượu trên địa bàn, nêu ra những tồn tại, hạn chế để đưa ra các
giải pháp để giúp các cơ quan có liên quan của UBND thành phố Hà Nội làm
cơ sở để thực hiện nâng cao công tác quản lý, cấp phép kinh doanh rượu trên
địa bàn thành phố Hà Nội theo đúng các quy định hiện hành.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Sản phẩm rượu thuộc nhóm hàng hóa nhà nước hạn chế kinh doanh.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu (phân phối, bán buôn,


3

bán lẻ) phải có giấy phép, trừ trường hợp sản xuất rượu thủ cơng để bán cho
các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại. Sản phẩm
rượu khi sử dụng quá liều lượng có tác hại dễ nhận thấy như nhức đầu, nôn,
mệt mỏi, lú lẫn, chất cồn trong rượu bia còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong
cơ thể, để lại nhiều di chứng nguy hại tới sức khỏe và thậm chí là tính mạng.
Như vậy, có thể thấy là loại đồ uống có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của
người tiêu dùng, thị trường rượu địi hỏi phải có sự kiểm sốt chặt chẽ của các cơ
quan quản lý nhà nước.
Tiểu luận này tập trung đề cập hoạt động kinh doanh bán lẻ sản phẩm
rượu, đặc biệt là các tổ chức, cá nhân bán sản phẩm rượu tiêu dùng tại chỗ cụ
thể là các loại hình kinh doanh rượu tại chỗ như: Nhà hàng, khách sạn, quán
ăn, quán cơm bình dân, quán cafe giải khát, các trung tâm tiệc cưới, sự kiện,
các tổ chức, cá nhân kinh doanh nấu cỗ lưu động… Vì vậy, thông qua đề tài
nghiên cứu về công tác quản lý kinh doanh rượu trên địa bàn Đánh giá thực
trạng hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu trên địa bàn thành phố Hà
Nội; Xác định quy hoạch số lượng giấy phép bán lẻ sản phẩm rượu áp dụng đối
với hoạt động bán lẻ rượu của thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu trên địa bàn
thành phố Hà Nội. Xây dựng hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu trên

địa bàn Thành phố giai đoạn đến năm 2020 nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh
doanh bán lẻ sản phẩm rượu mang tính hệ thống, đồng bộ; đáp ứng và luôn tuân
thủ các điều kiện, quy định của nhà nước về kinh doanh sản phẩm rượu.
Tiểu luận thực hiện mục tiêu từng bước xây dựng, sắp xếp lại mạng
lưới bán lẻ sản phẩm rượu theo hướng xây dựng một cấu trúc hợp lý với sự
tham gia của các thành phần kinh tế và loại hình tổ chức; góp phần tích cực
vào việc phịng, chống tác hại của rượu và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
và đóng góp cho sự phát triển ngành thương mại nói riêng và phát triển kinh
tế - xã hội Hà Nội nói chung một cách bền vững.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận
Các thương nhân kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu (gồm cả các tổ
chức, cá nhân bán sản phẩm rượu tiêu dùng tại chỗ)


4

4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Không gian: Hệ thống kinh bán lẻ sản phẩm rượu trên địa bàn
thành phố Hà Nội
4.2.2. Thời gian: Đánh giá thực trạng hệ thống kinh doanh bán lẻ sản
phẩm rượu trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2016
5. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như:
tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê số liệu;
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp;
- Phương pháp dự báo;

- Phương pháp chuyên gia.
6. Kết cấu nội dung của Dự án :
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục kèm theo, dự án được kết
cấu thành 3 phần :
Phần thứ nhất: Thực trạng hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu
trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2016;
Phần thứ hai: Hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn từ 2017 đến năm 2020;
Phần thứ ba: Giải pháp và tổ chức thực hiện quản lý, cấp phép;


5

I. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KINH DOANH BÁN LẺ RƯỢU
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009-2016
1. Thực trạng hệ thống kinh doanh bán lẻ rượu trên địa bàn TP. Hà Nội
 Thực trạng chung
Kết quả điều tra cho thấy, đến thời điểm hiện nay trên địa bàn thành
phố có khoảng 9.004 thương nhân bán lẻ sản phẩm (TNBLSP) rượu, trong đó
khu vực thành thị chiếm khoảng 43,77 %; nông thôn chiếm 56,23 %.
Trong số 9.004 TNBLSP rượu, có 936 TNBLSP rượu được cấp giấy phép
kinh doanh bán lẻ rượu do Phòng Kinh tế các quận, huyện, thị xã cấp cho
thương nhân theo quy định của Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 07/04/2008
của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu và Nghị định số 94/2012/NĐ-CP
ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.
Biểu đồ 1.
Thực trạng TNKDBL mặt hàng rượu theo khu vực
thành thị, nông thôn trên địa bàn Hà Nội

Nguồn : Tổng hợp kết quả điều tra

 Đánh giá thực trạng hệ thống kinh doanh bán lẻ rượu trên từng địa
bàn quận/huyện
1) Quận Ba Đình: Trên địa bàn quận hiện có khoảng 168 TNKDBL
rượu; chiếm khoảng 1,87% tổng số TNKDBL rượu trên toàn thành phố; có
55/168 TNKDBL rượu được cấp giấy phép, chiếm 32,73% tổng số
TNKDBL rượu trên địa bàn quận và 0,76% tổng giấy phép được cấp của
toàn thành phố .


6

2) Quận Hồn Kiếm: Trên địa bàn quận hiện có khoảng 299
TNKDBL rượu; chiếm khoảng 3,32% tổng số TNKDBL rượu trên tồn
thành phố; có 292/299 TNKDBL rượu được cấp giấy phép (Trong số 292
giấy phép này có 135 giấy phép cấp cho thương nhân kinh doanh bán rượu
tại chỗ, theo Thông tư 60/2014/TT-BCT ngày 27/12/2014 của Bộ Công
Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày
12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu, không
thuộc đối tượng cấp Giấy phép cần rút bỏ giấy phép và không đưa vào quy
hoạch), chiếm 97,66% tổng số TNKDBL rượu trên địa bàn quận và 4,03%
tổng giấy phép được cấp của toàn thành phố.
3) Quận Tây Hồ: Trên địa bàn quận hiện có khoảng 153 TNKDBL
rượu; chiếm khoảng 1,7% tổng số TNKDBL rượu trên tồn thành phố; có
60/153 TNKDBL rượu được cấp giấy phép, chiếm 22,64 % tổng số TNKDBL
rượu trên địa bàn quận và 0,83% tổng giấy phép được cấp của toàn thành phố.
4) Quận Long Biên: Trên địa bàn quận hiện có khoảng 270 TNKDBL
rượu; chiếm khoảng 3,0% tổng số TNKDBL rượu trên tồn thành phố; có 69/270
TNKDBL rượu được cấp giấy phép, chiếm 0,95 % tổng số TNKDBL rượu trên
địa bàn quận và 10,95% tổng giấy phép được cấp của toàn thành phố.
5) Quận Cầu Giấy: Trên địa bàn quận hiện có khoảng 260 TNKDBL rượu;

chiếm khoảng 2,89% tổng số TNKDBL rượu trên tồn thành phố; có 59/260
TNKDBL rượu được cấp giấy phép, chiếm 21,5 % tổng số TNKDBL rượu trên
địa bàn quận và 0,81 % tổng giấy phép được cấp của toàn thành phố.
6) Quận Đống Đa: Trên địa bàn quận hiện có khoảng 570 TNKDBL
rượu; chiếm khoảng 6,33% tổng số TNKDBL rượu trên tồn thành phố; có
60/570 TNKDBL rượu được cấp giấy phép, chiếm 10,53 % tổng số TNKDBL
rượu trên địa bàn quận và 0,82% tổng giấy phép được cấp của toàn thành phố.
7) Quận Hai Bà Trưng: Trên địa bàn quận hiện có khoảng 740
TNKDBL rượu; chiếm khoảng 8,22% tổng số TNKDBL rượu trên tồn thành
phố; có 60/740 TNKDBL rượu được cấp giấy phép, chiếm 8,11% tổng số
TNKDBL rượu trên địa bàn quận và 0,82% tổng giấy phép được cấp của toàn
thành phố.


7

8) Quận Hồng Mai: Trên địa bàn quận hiện có khoảng 163
TNKDBL rượu; chiếm khoảng 1,81 % tổng số TNKDBL rượu trên tồn
thành phố; có 55/163 TNKDBL rượu được cấp giấy phép, chiếm 33,74 %
tổng số TNKDBL rượu trên địa bàn quận và 0,75 % tổng giấy phép được
cấp của toàn thành phố.
9) Quận Thanh Xuân: Trên địa bàn quận hiện có khoảng 237 TNKDBL
rượu; chiếm khoảng 2,63% tổng số TNKDBL rượu trên tồn thành phố; có
15/237 TNKDBL rượu được cấp giấy phép, chiếm 6,33 % tổng số TNKDBL
rượu trên địa bàn quận và 0,21 % tổng giấy phép được cấp của tồn thành phố.
10) Quận Hà Đơng: Trên địa bàn quận hiện có khoảng 475 TNKDBL
rượu; chiếm khoảng 5,28% tổng số TNKDBL rượu trên tồn thành phố; có
12/475 TNKDBL rượu được cấp giấy phép, chiếm 1,79 % tổng số TNKDBL
rượu trên địa bàn quận và 0,17 % tổng giấy phép được cấp của toàn thành phố.
11) Quận Bắc Từ Liêm: Trên địa bàn quận hiện có khoảng 93 TNKDBL

rượu; chiếm khoảng 1,03% tổng số TNKDBL rượu trên toàn thành phố; có
08/93 TNKDBL rượu được cấp giấy phép, chiếm 8,6% tổng số TNKDBL
rượu trên địa bàn quận và 0,11 % tổng giấy phép được cấp của toàn thành
phố.
12) Quận Nam Từ Liêm: Trên địa bàn quận hiện có khoảng 89
TNKDBL rượu; chiếm khoảng 0,99% tổng số TNKDBL rượu trên toàn
thành phố; có 10/89 TNKDBL rượu được cấp giấy phép, chiếm 11,23 %
tổng số TNKDBL rượu trên địa bàn quận và 0,14% tổng giấy phép được
cấp của toàn thành phố.
13) Thị xã Sơn Tây: Trên địa bàn thị xã hiện có khoảng 283 TNKDBL
rượu; chiếm khoảng 3,14% tổng số TNKDBL rượu trên tồn thành phố; có
46/283 TNKDBL

rượu được cấp giấy phép, chiếm 16,25 % tổng số

TNKDBL rượu trên địa bàn thị xã và 0,63 % tổng giấy phép được cấp của
toàn thành phố.
14) Huyện Ba Vì: Trên địa bàn huyện hiện có khoảng 428 TNKDBL
rượu; chiếm khoảng 4,75% tổng số TNKDBL rượu trên tồn thành phố; có


8

27/428 TNKDBL rượu được cấp giấy phép, chiếm 6,3 % tổng số TNKDBL
rượu trên địa bàn huyện và 0,37% tổng giấy phép được cấp của toàn thành phố.
15) Huyện Chương Mỹ: Trên địa bàn huyện hiện có khoảng 239
TNKDBL rượu; chiếm khoảng 2,65% tổng số TNKDBL rượu trên toàn thành
phố; có 08/239 TNKDBL rượu được cấp giấy phép, chiếm 3.35 % tổng số
TNKDBL rượu trên địa bàn huyện và 0,11 % tổng giấy phép được cấp của
toàn thành phố.

16) Huyện Đan Phượng: Trên địa bàn huyện hiện có khoảng 150
TNKDBL rượu; chiếm khoảng 1,67% tổng số TNKDBL rượu trên toàn
thành phố; có 02/150 TNKDBL rượu được cấp giấy phép, chiếm 1,29 % tổng
số TNKDBL rượu trên địa bàn huyện và 0,03% tổng giấy phép được cấp của
toàn thành phố.
17) Huyện Đơng Anh: Trên địa bàn huyện hiện có khoảng 434 TNKDBL
rượu; chiếm khoảng 4,82% tổng số TNKDBL rượu trên toàn thành phố; có
25/434 TNKDBL rượu được cấp giấy phép, chiếm 5,76 % tổng số TNKDBL
rượu trên địa bàn huyện và 0,35 % tổng giấy phép được cấp của toàn thành phố.
18) Huyện Gia Lâm: Trên địa bàn huyện hiện có khoảng 296 TNKDBL
rượu; chiếm khoảng 3,29% tổng số TNKDBL rượu trên tồn thành phố; có
19/296 TNKDBL rượu được cấp giấy phép, chiếm 6,42% tổng số TNKDBL
rượu trên địa bàn huyện và 4,1 % tổng giấy phép được cấp của toàn thành phố.
19) Huyện Hoài Đức: Trên địa bàn huyện hiện có khoảng 135 TNKDBL
rượu; chiếm khoảng 1,50% tổng số TNKDBL rượu trên tồn thành phố, trên địa
bàn huyện khơng có TN nào được cấp giấy phép BL mặt hàng rượu.
20) Huyện Mê Linh: Trên địa bàn huyện hiện có khoảng 202 TNKDBL
rượu; chiếm khoảng 2,24% tổng số TNKDBL rượu trên tồn thành phố; có
02/202 TNKDBL rượu được cấp giấy phép, chiếm 0,99 % tổng số TNKDBL
rượu trên địa bàn huyện và 0,03 % tổng giấy phép được cấp của toàn thành phố.
21) Huyện Mỹ Đức: Trên địa bàn huyện hiện có khoảng 305 TNKDBL
rượu; chiếm khoảng 3,39% tổng số TNKDBL rượu trên tồn thành phố; trên
địa bàn huyện khơng có TN nào được cấp giấy phép BL mặt hàng rượu.


9

22) Huyện Phúc Thọ: Trên địa bàn huyện hiện có khoảng 184 TNKDBL
rượu; chiếm khoảng 2,04% tổng số TNKDBL rượu trên tồn thành phố; có
10/184 TNKDBL rượu được cấp giấy phép, chiếm 5,43 % tổng số TNKDBL rượu

trên địa bàn huyện và 0,14 % tổng giấy phép được cấp của toàn thành phố.
23) Huyện Quốc Oai: Trên địa bàn huyện hiện có khoảng 412
TNKDBL rượu; chiếm khoảng 4,58% tổng số TNKDBL rượu trên tồn thành
phố; có 11/412 TNKDBL rượu được cấp giấy phép, chiếm 2,67 % tổng số
TNKDBL rượu trên địa bàn huyện và 0,15% tổng giấy phép được cấp của
tồn thành phố.
24) Huyện Sóc Sơn: Trên địa bàn huyện hiện có khoảng 458 TNKDBL
rượu; chiếm khoảng 5,09% tổng số TNKDBL rượu trên tồn thành phố; có
15/458 TNKDBL rượu được cấp giấy phép, chiếm 2,76% tổng số TNKDBL
rượu trên địa bàn huyện và 0,21 % tổng giấy phép được cấp của toàn thành phố
25) Huyện Thạch Thất: Trên địa bàn huyện hiện có khoảng 330
TNKDBL rượu; chiếm khoảng 3,67% tổng số TNKDBL rượu trên tồn thành
phố; có 12/330 TNKDBL rượu được cấp giấy phép, chiếm 3,75 % tổng số
TNKDBL rượu trên địa bàn huyện và 0,17 % tổng giấy phép được cấp của
toàn thành phố.
26) Huyện Thanh Oai: Trên địa bàn huyện hiện có khoảng 102 TNKDBL
rượu; chiếm khoảng 1,13% tổng số TNKDBL rượu trên tồn thành phố; có
01/102 TNKDBL rượu được cấp giấy phép, chiếm 0,98% tổng số TNKDBL
rượu trên địa bàn huyện và 0,014% tổng giấy phép được cấp của tồn thành phố.
27) Huyện Thanh Trì: Trên địa bàn huyện hiện có khoảng 448 TNKDBL
rượu; chiếm khoảng 4,98% tổng số TNKDBL rượu trên toàn thành phố; trên địa
bàn huyện khơng có TN nào được cấp giấy phép BL mặt hàng rượu.
28) Huyện Thường Tín: Trên địa bàn huyện hiện có khoảng 150 TNKDBL
rượu; chiếm khoảng 1,67% tổng số TNKDBL rượu trên tồn thành phố; có
02/150 TNKDBL rượu được cấp giấy phép, chiếm 1,33% tổng số TNKDBL rượu
trên địa bàn huyện và 0,03% tổng giấy phép được cấp của toàn thành phố.


10


29) Huyện Ứng Hịa: Trên địa bàn huyện hiện có khoảng 587 TNKDBL
rượu; chiếm khoảng 6,52% tổng số TNKDBL rượu trên tồn thành phố; trên địa
bàn huyện khơng có TN nào được cấp giấy phép BL mặt hàng rượu.
30) Huyện Phú Xuyên: Trên địa bàn huyện hiện có khoảng 344 TNKDBL
rượu; chiếm khoảng 3,82% tổng số TNKDBL rượu trên toàn thành phố; có
01/344 TNKDBL rượu được cấp giấy phép, chiếm 0,29 % tổng số TNKDBL
rượu trên địa bàn huyện và 0,014 % tổng giấy phép được cấp của toàn thành phố.
 Thực trạng cơ sở vật chất quy hoạch hệ thống kinh doanh bán lẻ rượu
Nhìn chung, hạ tầng kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu trên địa bàn
thành phố còn khá đơn giản. Các cơ sở kinh doanh bán lẻ chỉ đáp ứng được
tiêu chí có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, phương tiện giao
hàng chủ yếu là sử dụng xe máy. Phần lớn các cơ sở kinh doanh bán lẻ là
chưa có khu vực kinh doanh rượu riêng biệt và đảm bảo những điều kiện về
bảo quản chất lượng rượu, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an tồn thực phẩm
và bảo vệ mơi trường theo các quy định hiện hành.
Do các TNKDBL rượu trên địa bàn thường nằm cùng với cơ sở kinh
doanh tổng hợp, siêu thị, TTTM, quán ăn, quán bar, khách sạn …. nên diện
tích bán hàng dành cho mặt hàng này thường khơng lớn. Các huyện ngoại
thành cịn nhiều các hộ nấu rượu thủ công bán rượu cho người tiêu dùng
quanh khu vực. Đối với các cơ sở chuyên doanh rượu, diện tích chỉ khoảng 45 m2/cơ sở; một số ít cơ sở có diện tích từ 10 – 20 m 2 và kho riêng để chứa
rượu. Phương tiện vận chuyển, giao hàng tại các cơ sở này chủ yếu là xe máy.
2. Đánh giá chung về thực trạng hệ thống mạng lưới bán lẻ rượu
trên địa bàn thành phố Hà Nội
 Những mặt đạt được
- Cùng với quá trình phát triển thương mại trên địa bàn thành phố, quy
hoạch hệ thống kinh doanh bán lẻ rượu cũng phát triển khá nhanh trong
những năm gần đây với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
- Việc phối hợp giữa các ngành có chức năng liên quan cũng như hoạt
động tăng cường kiểm tra, kiểm sốt thị trường, góp phần thiết lập trật tự kỷ



11

cương trong kinh doanh rượu cũng bước đầu có hiệu quả; tệ nạn kinh doanh
trái phép trong lĩnh vực rượu đã bước đầu được ngăn chặn.
- Việc phân cấp trong công tác cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu đã
tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh có thể đăng ký và được cấp phép
ngay tại địa phương; tạo thuận lợi trong công tác quản lý và kiểm tra kinh doanh
sản phẩm rượu.
- Thông qua bộ phận “một cửa”, việc tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ
sơ của các thương nhân kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu luôn được công bố
công khai, giải quyết nhanh chóng, đảm bảo theo đúng trình tự quy định của
pháp luật; hạn chế được những phiền hà có thể xảy ra.
 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
Số lượng cơ sở kinh doanh đã được cấp giấy phép so với cơ sở thực tế
đang hoạt động còn thấp. Nguyên nhân trong Nghị định số 40/2008/NĐ-CP
ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu, còn
một số quy định chưa hợp lý cụ thể như sau:
- Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Chính
phủ về sản xuất, kinh doanh rượu chưa yêu cầu các địa phương quy hoạch hệ
thống kinh doanh rượu trên địa bàn.
- Theo quy định của Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm
2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu; Thông tư số 10/2008/TTBCT ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện
một số điều của Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2008 của
Chính phủ. Trong hồ sơ xin cấp giấy phép bán lẻ của thương nhân yêu cầu
phải có các tài liệu liên quan đến an tồn về phịng cháy chữa cháy, về vệ sinh
an tồn thực phẩm và bảo vệ mơi trường theo quy định của pháp luật. Đây
cũng là một trong những nguyên nhân khiến phần lớn các cơ sở kinh doanh
bán lẻ sản phẩm rượu chưa được cấp giấy phép.
- Trong quy định của Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm

2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu, kinh doanh bán lẻ sản
phẩm rượu được hiểu là tất cả các thương nhân gồm: Bán lẻ sản phẩm rượu
tại các cửa hàng chuyên doanh, bán kèm trong các cửa hàng kinh doanh tổng


12

hợp, tạp hóa, có khu vực bán sản phẩm rượu trong các TTTM, siêu thị, cửa
hàng tiện ích; Bán lẻ sản phẩm rượu tiêu thụ tại chỗ (phục vụ cho khách hàng
uống tại chỗ tại các nhà hàng trong các khách sạn, nhà hàng, cửa hàng ăn, cửa
hàng giải khát, các quán cafe, giải khát...).
- Tại các huyện ngoại thành hình thức các hộ nấu rượu tại gia đình và bán cho
người tiêu dùng quanh khu vực chưa được Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 07
tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu điều chỉnh.
- Các thương nhân sản xuất, bán buôn sản phẩm rượu chưa thực hiện
nghiêm túc quy định chỉ bán sản phẩm rượu cho các đại lý, hệ thống kinh
doanh bán lẻ sản phẩm rượu của mình khi các đại lý thuộc hệ thống đã xin
giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu tại các quận, huyện, thị xã.
- Sự phối hợp về công tác tuyên truyền của các đơn vị cấp đăng ký kinh
doanh cho thương nhân là hộ kinh doanh và đơn vị được giao nhiệm vụ cấp
giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu chưa nhịp nhàng. Sự am hiểu của
các thương nhân đối với kinh doanh mặt hàng rượu cịn hạn chế (nhiều
thương nhân khi có đăng ký kinh doanh trong đó ghi mặt hàng kinh doanh
rượu đã kinh doanh khi chưa có giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu
do cơ quan chuyên ngành cấp).


13

II. HỆ THỐNG MẠNG LƯỚI BÁN LẺ RƯỢU GIAI ĐOẠN NĂM 2017

ĐẾN NĂM 2020
2.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng hệ thống kinh doanh bán lẻ
rượu trên địa bàn thành phố Hà Nội giai năm 2017 đến năm 2020
Quan điểm
- Hệ thống kinh doanh bán lẻ rượu được tiến hành trên nguyên tắc xác
định rượu là hàng hóa hạn chế kinh doanh, khơng khuyến khích tiêu dùng.
Nhà nước kiểm soát chặt chẽ sự phát triển và phân bố của hệ thống cơ sở bán
lẻ sản phẩm rượu phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và tập quán
văn hóa truyền thống để bảo vệ sức khỏe cộng đồng trên địa bàn thành phố.
- Hệ thống kinh doanh bán lẻ rượu đảm bảo cho hoạt động bán lẻ sản
phẩm rượu mang tính hệ thống, đồng bộ từ khâu sản xuất đến phân phối, bán
buôn, bán lẻ.
- Không cấp phép cho thương nhân kinh doanh sản phẩm rượu trong
khuôn viên trường học, bệnh viện, các khu bảo tồn văn hóa, lịch sử, thiên nhiên
và các khu vực công cộng cấm uống rượu.
- Phát triển lực lượng thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu trên địa bàn
tỉnh phải có năng lực, đáp ứng và ln tn thủ các điều kiện, quy định của
nhà nước về kinh doanh sản phẩm rượu. Trong đó, chú trọng phát triển các
thương nhân có năng lực và kinh nghiệm tham gia thị trường.
Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát : từng bước xây dựng, sắp xếp lại hệ thống kinh
doanh bán lẻ rượu một cách hợp lý với sự tham gia của các thành phần kinh tế
và loại hình tổ chức nhằm hình thành một hệ thống các thương nhân kinh
doanh sản phẩm rượu chuyên nghiệp, có năng lực, có khả năng đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng trên từng địa bàn trong thành phố; hạn chế kinh doanh tự phát,
kinh doanh khơng có giấy phép; kiểm soát được chất lượng sản phẩm, giá cả
hàng hóa; kiểm sốt và hạn chế việc kinh doanh rượu nhập lậu; kiểm soát việc sử
dụng rượu để tạo dựng mơi trường xã hội an tồn, lành mạnh, giảm thiểu và
phòng ngừa tác hại của lạm dụng rượu và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.



14

b) Mục tiêu cụ thể :
- Giai đoạn đến 2020 :
+ Đảm bảo 100% TNKDBLSP rượu thuộc hệ thống của các thương nhân
bán bn rượu trên địa bàn có giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu.
+ Kiềm chế tốc độ tăng trưởng sản lượng rượu tiêu thụ, dự kiến tốc độ
tăng trưởng sản lượng rượu tiêu thụ là 12,4%/năm giai đoạn 2017-2020.
+ Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với
hoạt động kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu.
Định hướng
- Các thương nhân thuộc hệ thống phân phối của các nhà sản xuất hoặc
các doanh nghiệp kinh doanh bán buôn sản phâm rượu trên địa bàn thành phố.
- Phát triển các TNKDBLSP rượu vừa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng
sản phẩm rượu của người dân vừa phải đảm bảo tuân thủ theo các quy định
pháp luật của nhà nước về kinh doanh sản phẩm rượu.
- Các TNKDBLSP rượu cung cấp đa dạng, phong phú các sản phẩm
rượu có nguồn gốc hợp pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu đa dạng của
khách hàng; trong đó, chú trọng cung cấp các sản phẩm rượu có nguồn gốc
hợp pháp chất lượng cao, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.
- Phát triển đa dạng các loại hình TNKDBLSP rượu. Trong đó, chú trọng
phát triển các loại hình cơ sở chuyên doanh rượu, chuyên doanh về đồ uống.
- Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham
gia phát triển quy hoạch hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu tuân thủ
theo đúng các quy định pháp luật về kinh doanh sản phẩm rượu. Trong đó,
nhà nước khuyến khích TNKDBLSP rượu đầu tư nâng cấp trang thiết bị, nâng
cao năng lực phục vụ theo hướng văn minh, hiện đại; khuyến khích các chủ
thể có năng lực và kinh nghiệm tham gia thị trường.
2.2. Hệ thống kinh doanh bán lẻ rượu trên địa bàn thành phố Hà

Nội giai đoạn năm 2017 đến năm 2020
Hệ thống kinh doanh bán lẻ rượu theo thời kỳ
Việc hệ thống cơ sở bán lẻ sản phẩm rượu trên địa bàn thành phố theo
hướng sắp xếp, phân bố lại mạng lưới thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu trên


15

30 quận/huyện với mục đích theo hướng lựa chọn, tập trung đầu mối, khơng
dàn trải, kiểm sốt được.
Ngun tắc chung cho phương án là tôn trọng hệ thống kinh doanh
bán lẻ sản phẩm rượu hiện có; rà sốt các thương nhân kinh doanh tiêu
dùng rượu tại cho phù hợp với nhu cầu của thị trường cũng như đáp ứng
với việc phát triển thị trường văn minh và hiện đại hơn từ nay đến giai
đoạn năm 2017 đến năm 2020.
Hệ thống kinh doanh bán lẻ rượu theo không gian địa giới
Hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu trên địa bàn thành phố được
thể hiện thông qua số TN được cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm
rượu tối đa trên từng quận, huyện, thị xã như sau:
1) Quận Ba Đình:
- Năm 2020 : Dân số khoảng 268.8 nghìn người; số lượng TNKDBLSP
rượu được cấp tối đa 269 giấy phép.
2) Quận Hoàn Kiếm:
- Năm 2020 : Dân số khoảng 172.8 nghìn người; Số lượng TNKDBLSP
rượu được cấp tối đa 173 giấy phép.
3) Quận Tây Hồ:
- Năm 2020 : Dân số khoảng 168.8 nghìn người; Số lượng TNKDBLSP
rượu được cấp tối đa 169 giấy phép.
4) Quận Long Biên:
- Năm 2020 : Dân số khoảng 300 nghìn người; Số lượng TNKDBLSP

rượu được cấp tối đa 300 giấy phép.
5) Quận Cầu Giấy:
- Năm 2020 : Dân số khoảng 279.2 nghìn người; Số lượng TNKDBLSP
rượu được cấp tối đa 279 giấy phép.
6) Quận Đống Đa:
- Năm 2020 : Dân số khoảng 445.6 nghìn người; Số lượng TNKDBLSP
rượu được cấp tối đa 446 giấy phép.
7) Quận Hai Bà Trưng:


16

- Năm 2020 : Dân số khoảng 350.4 nghìn người; Số lượng TNKDBLSP
rượu được cấp tối đa 350 giấy phép.
8) Quận Hoàng Mai:
- Năm 2020 : Dân số khoảng 404 nghìn người; Số lượng TNKDBLSP
rượu được cấp tối đa 404 giấy phép.
9) Quận Thanh Xuân:
- Năm 2020 : Dân số khoảng 310.2 nghìn người; Số lượng TNKDBLSP
rượu được cấp tối đa 310 giấy phép.
10) Quận Hà Đông:
- Năm 2020 : Dân số khoảng 315.2 nghìn người; Số lượng TNKDBLSP
rượu được cấp tối đa 315 giấy phép.
11) Quận Bắc Từ Liêm:
- Năm 2020 : Dân số khoảng 356 nghìn người; Số lượng TNKDBLSP
rượu được cấp tối đa 356 giấy phép.
12) Quận Nam Từ Liêm:
- Năm 2020 : Dân số khoảng 248 nghìn người; Số lượng TNKDBLSP
rượu được cấp tối đa 248 giấy phép.
13) Thị xã Sơn Tây:

- Năm 2020 : Dân số khoảng 151.2 nghìn người; Số lượng TNKDBLSP
rượu được cấp tối đa 151 giấy phép.
14) Huyện Ba Vì:
- Năm 2020 : Dân số khoảng 296 nghìn người; Số lượng TNKDBLSP
rượu được cấp tối đa 296 giấy phép.
15) Huyện Chương Mỹ:
- Năm 2020 : Dân số khoảng 343.2 nghìn người; Số lượng TNKDBLSP
rượu được cấp tối đa 343 giấy phép.
16) Huyện Đan Phượng:
- Năm 2020 : Dân số khoảng 178.8 nghìn người; Số lượng TNKDBLSP
rượu được cấp tối đa 171 giấy phép.
17) Huyện Đông Anh:


17

- Năm 2020 : Dân số khoảng 415.2 nghìn người; Số lượng TNKDBLSP
rượu được cấp tối đa 415 giấy phép.
18) Huyện Gia Lâm:
- Năm 2020 : Dân số khoảng 292,288 nghìn người; Số lượng
TNKDBLSP rượu được cấp tối đa 292 giấy phép.
19) Huyện Hoài Đức:
- Năm 2020 : Dân số khoảng 235.2 nghìn người; Số lượng TNKDBLSP
rượu được cấp tối đa 235 giấy phép.
20) Huyện Mê Linh:
- Năm 2020 : Dân số khoảng 233.6 nghìn người; Số lượng TNKDBLSP
rượu được cấp tối đa 233 giấy phép.
21) Huyện Mỹ Đức:
- Năm 2020 : Dân số khoảng 216 nghìn người; Số lượng TNKDBLSP
rượu được cấp tối đa 216 giấy phép.

22) Huyện Phúc Thọ:
- Năm 2020 : Dân số khoảng 200.6 nghìn người; Số lượng TNKDBLSP
rượu được cấp tối đa 201 giấy phép.
23) Huyện Quốc Oai:
- Năm 2020 : Dân số khoảng 192.8 nghìn người; Số lượng TNKDBLSP
rượu được cấp tối đa 192 giấy phép.
24) Huyện Sóc Sơn:
- Năm 2020 : Dân số khoảng 350.4 nghìn người; Số lượng TNKDBLSP
rượu được cấp tối đa 350 giấy phép.
25) Huyện Thạch Thất:
- Năm 2020 : Dân số khoảng 215.2 nghìn người; Số lượng TNKDBLSP
rượu được cấp tối đa 215 giấy phép.
26) Huyện Thanh Oai:
- Năm 2020 : Dân số khoảng 205.6 nghìn người; Số lượng TNKDBLSP
rượu được cấp tối đa 205 giấy phép.
27) Huyện Thanh Trì:


18

- Năm 2020 : Dân số khoảng 253.6 nghìn người; Số lượng TNKDBLSP
rượu được cấp tối đa 245 giấy phép.
28) Huyện Thường Tín:
- Năm 2020 : Dân số khoảng 261,6 nghìn người; Số lượng TNKDBLSP
rượu được cấp tối đa 238 giấy phép.
29) Huyện Ứng Hòa:
- Năm 2020 : Dân số khoảng 206.3 nghìn người; Số lượng TNKDBLSP
rượu được cấp tối đa 206 giấy phép.
30) Huyện Phú Xuyên:
- Năm 2020 : Dân số khoảng 218 nghìn người; Số lượng TNKDBLSP

rượu được cấp tối đa 218 giấy phép.
III.CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
3.1. Giải pháp thực hiện hệ thống kinh doanh bán lẻ rượu trên địa bàn
thành phố Hà Nội
 Giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước
- Tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các điều
kiện kinh doanh, các quy định của pháp luật về kinh doanh sản phẩm rượu đối
với các thương nhân kinh doanh sản phẩm rượu nhằm tạo một hệ thống kinh
doanh ổn định để chống hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng lưu thông
trên thị trường.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định hiện hành của pháp luật
về kinh doanh sản phẩm rượu tới các thương nhân kinh doanh sản phẩm rượu
và các cơ quan chức năng.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các cơ sở kinh doanh
rượu về việc chấp hành chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi
trường và nghĩa vụ nộp thuế, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết của các
cơ sở kinh doanh. Tổ chức tịch thu, xử lý đối với rượu nhập lậu, rượu giả,
rượu không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, hết thời hạn sử dụng
hoặc các sản phẩm rượu mang nhãn hàng hóa khơng hợp pháp, khơng ghi
nhãn bao bì, khơng dán tem theo quy định.


19

- Tăng cường biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông để nâng cao
nhận thức của người dân về nguy cơ, tác hại của việc lạm dụng rượu và sử
dụng rượu với hàm lượng các thành phần độc tố cao, dần dần thay thế bằng
các loại rượu chất lượng cao, đạt chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy
định. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia
phòng chống tác hại của việc lạm dụng rượu.

- Khuyến khích các TNKDBLMH rượu đầu tư nâng cấp trang thiết bị,
nâng cao năng lực phục vụ theo hướng văn minh, hiện đại; khuyến khích các
chủ thể có năng lực và kinh nghiệm tham gia thị trường.
- Tăng cường kiểm soát nguồn cung cấp rượu trên thị trường.
 Đối với các thương nhân kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu
- Là các thương nhân thuộc hệ thống của các thương nhân sản xuất
hoặc thương nhân kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu trên địa bàn thành phố
Hà Nội.
- Các thương nhân kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu chỉ bán sản phẩm
rượu đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, có nhãn hàng hóa theo quy
định của pháp luật về nhãn hàng hóa thực phẩm.
- Thương nhân kinh doanh sản phẩm rượu phải niêm yết bản sao hợp lệ
giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu đã được cơ quan có thẩm quyền cấp và
chủng loại, giá cả các loại sản phẩm rượu thương nhân đang kinh doanh tại trụ
sở chính, chi nhánh, văn phịng đại diện, địa điểm kinh doanh của thương nhân.
- Thương nhân kinh doanh sản phẩm rượu phải báo cáo định kỳ tình
hình kinh doanh theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước, có thẩm
quyền đã cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu cho thương nhân theo
đúng quy định của pháp luật.
Đối với người tiêu dùng sản phẩm rượu
Người tiêu dùng sản phẩm rượu cần nâng cao ý thức kiểm soát việc sử
dụng rượu để tạo dựng mơi trường xã hội an tồn, lành mạnh, giảm thiểu và
phòng ngừa tác hại của lạm dụng rượu,
Các giải pháp khác


20

- Kết nối giữa các hoạt động nhập khẩu, phân phối, tiêu dùng để kiểm
tra, kiểm soát giúp cho các đơn vị và người tiêu dùng nhận biết về các loại

rượu, chất lượng rượu cũng như phương thức, cách sử dụng.
- Sử dụng công nghệ định danh sản phẩm bằng mã PIN (mã an ninh xác
thực) trên mỗi sản phẩm tem hoặc mác, nhãn dán trên vỏ hộp rượu hoặc dán
tem chống giả kỹ thuật số lên nắp chai hoặc vỏ bao;
- Các DN sản xuất rượu trong nước cần làm là đăng ký chỉ dẫn địa lý cho
sản phẩm của mình để bảo đảm xuất xứ nguồn gốc, chất lượng, và có kênh tiêu
thụ sản phẩm riêng nhằm chống lại sự xâm nhập của hàng nhái, hàng giả.
- Học tập kinh nghiệm của các nước trong việc tổ chức hệ thống cơ sở
Partner Shop của doanh nghiệp, chỉ bán một loại sản phẩm chính hãng. Ngồi
ra, các DN cũng phải cung cấp thông tin cho người tiêu dùng để họ có thể
nhận biết đâu là rượu thật, đâu là rượu giả.
- Triển khai tuyên truyền, xây dựng kế hoạch kiểm tra, rà sốt, phân ra
các loại hình kinh doanh để hướng dẫn thực hiện đúng các qui định hiện hành
cụ thể :
+ Đối với kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu theo hệ thống của các doanh
nghiệp bán buôn hoặc các doanh nghiệp sản xuất, đề nghị UBND các quận,
huyện, thị xã chỉ đạo Phòng kinh tế phối hợp với các đơn vị có liên quan tuyên
truyền, hướng dẫn cho thương nhân trên địa làm thủ tục xin giấy phép kinh
doanh bán lẻ sản phẩm rượu do Phòng kinh tế quận, huyện, thị xã cấp.
+ Đối với kinh doanh bán rượu tiêu dùng tại chỗ, đề nghị UBND các
quận, huyện, thị xã chỉ đạo Phòng kinh tế phối hợp với các đơn vị có liên
quan tuyên truyền, hướng dẫn cho thương nhân thực hiện thông báo hoạt
động kinh doanh rượu tại chỗ gửi Phòng kinh tế trên địa bàn
+ Đối với sản xuất rượu thủ công để bán, đề nghị UBND các quận,
huyện, thị xã chỉ đạo Phòng kinh tế phối hợp với các đơn vị có liên quan
tuyên truyền, hướng dẫn cho thương nhân thực hiện xin Giấy phép sản xuất
rượu thủ cơng nhằm mục đích kinh doanh do Phòng kinh tế quận, huyện, thị
xã cấp.



21

+ Đối với sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy
phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu, đề nghị UBND các quận, huyện, thị
xã chỉ đạo Phòng kinh tế phối hợp với các đơn vị có liên quan tuyên truyền,
hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công để bán cho các
doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu phải đăng ký
với chính quyền địa phương tại nơi sản xuất.
- UBND các quận, huyện, thị xã ban hành các quy chế phối hợp giữa
các đơn vị Phòng cấp đăng ký kinh doanh, Phòng cấp giấy phép bán lẻ rượu,
đơn vị quản lý thị trường trên địa bàn, hướng dẫn cấp phép và kiểm tra, kiểm
soát đối với các thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu, đặc biệt là kinh doanh
rượu giả, nhập lậu, không có nguồn gốc xuất sứ.
- Xác định chính quyền địa phương xã, phường, thị trấn giữ vai trị chủ
yếu vì các cơ sở kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu hoạt động ngay trên địa
bàn quản lý của xã, phường, thị trấn.
3.2. Tổ chức thực hiện
Công bố và triển khai quy hoạch
- Tăng cường trách nhiệm các cấp, các ngành và địa phương trong việc
thực hiện công tác quản lý, cấp phép hoạt động kinh doanh bán lẻ sản phẩm
rượu điều chỉnh lại mục tiêu theo từng giai đoạn để phù hợp với tình hình
thực tế ...
Trách nhiệm các ngành, các cấp
a) Các Sở, Ban, ngành
- Sở Công Thương chủ trì,phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên
quan và UBND các quận, huyện, thị xã trong quá trình quản lý, tổ chức cấp
phép. Sự phối hợp này nhằm đảm bảo tính pháp lý và đồng bộ hóa trong cơng
tác quản lý. Hằng năm, Sở Công Thương tổ chức đánh giá kết quả thực hiện
công tác quản lý của UBND các quận, huyện, thị xã.
Yêu cầu các thương nhân kinh doanh bán buôn rượu do Sở Công

Thương cấp giấy phép phải hướng dẫn, yêu cầu các đại lý thuộc hệ thống của
doanh nghiệp làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu do
Phòng kinh tế cấp trước khi triển khai kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu.


22

- Chi Cục Quản lý thị trường: Theo chức năng nhiệm vụ của mình, chủ
trì và phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện nhiệm vụ tổ chức kiểm tra
các tổ chức, cá nhân có liên quan về việc tuân thủ theo quy định của pháp luật
về xin giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu cũng như các điều kiện
trong khi kinh doanh sản phẩm rượu.
- Sở Văn hóa, Thể thao : Tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo và
thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về quảng cáo rượu;
phối hợp với các đơn vị chức năng trong kiểm tra, thanh tra việc thực hiện
quy định về cấm bán rượu trong các cơ sở vui chơi giải trí, nơi biểu diễn
nghệ thuật, thi đấu thể thao; quản lý chặt chẽ việc cấp phép hoạt động văn
hóa, thể dục thể thao, lễ hội và tăng cường kiểm tra bảo đảm các hoạt động
này khơng có quảng cáo, tiếp thị và tài trợ của các doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh rượu; hướng dẫn các địa phương, cộng đồng dân cư cam kết
không lạm dụng rượu trong đám ma, lễ hội, đám cưới vào quy chế nội bộ.
- Sở Du lịch : hướng dẫn các đơn vị do Sở quản lý như cơ sở lưu trú,
khách sạn, nhà hàng trong khách sạn nếu kinh doanh sản phẩm rượu tiêu
dùng tại chỗ phải thực hiện thơng báo với Phịng Kinh tế các quận, huyện,
thị xã theo hướng dẫn tại văn bản số 3414/BCT-TTTN ngày 07/04/215 về
việc thực hiện Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27/12/2014 quy định chi
tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của
Chính Phủ.
- Sở Thơng tin và Truyền thơng: Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc
đăng tải thông tin, quảng cáo rượu trên các phương tiện thông tin đại chúng

theo đúng quy định của pháp luật. Chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan thông tin đại
chúng và hệ thống truyền thanh cơ sở tuyên truyền về sử dụng rượu phù hợp,
các vấn đề về sức khỏe do tác hại lạm dụng rượu; phổ biến các quy định của
pháp luật về phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu.
- Sở Giáo dục và Đào tạo: Lồng ghép giáo dục về tác hại của lạm dụng
phù hợp với các cấp học, bậc học, chú trọng tuyên truyền, thông tin cho học
sinh về tuổi được phép mua, được phép uống rượu; kỹ năng từ chối uống
rượu; tác hại của lạm dụng rượu đối với sức khỏe và xã hội. Kiểm tra việc


23

thực thi các quy định của pháp luật về cấm bán rượu trong trường học và khu
vực xung quanh trường học.
- Sở Y tế: Tăng cường quy hoạch mạng lưới chăm sóc sức khỏe ban
đầu, đào tạo kiến thức kỹ năng cho cán bộ công tác xã hội để kịp thời phát
hiện, thực hiện có hiệu quả biện pháp giảm thiểu tác hại của lạm dụng rượu.
Chủ động tiếp cận và tạo điều kiện thuận lợi cho người nghiện rượu trong
cộng đồng dễ dàng được tiếp cận các dịch vụ can thiệp sớm, điều trị cai
nghiện tại cộng đồng và phục hồi, tái hòa nhập. Triển khai các biện pháp dự
phịng đặc biệt cho các nhóm có nguy cơ như trẻ vị thành niên, phụ nữ có thai
(hoặc dự định có thai); sàng lọc và điều trị, can thiệp sớm đối với người lạm
dụng rượu thông qua việc cung cấp các biện pháp chẩn đốn, điều trị.
- Cơng an Thành phố : tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về nồng độ cồn
trong máu và khí thở của người tham gia giao thông nhằm giảm tai nạn do sử
dụng rượu gây ra. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong thực thi các quy định
của pháp luật về phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu nhằm kịp thời phát hiện,
ngăn ngừa tình trạng vi phạm trật tự an toàn xã hội và tội phạm.
- Các cơ quan thông tin truyền thông tăng cường đăng tải thông tin về
sử dụng rượu phù hợp, các vấn đề về sức khỏe do tác hại của lạm dụng rượu;

giới thiệu các dịch vụ hỗ trợ giảm thiểu tác hại của lạm dụng rượu và phổ biến
các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu.
- Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong phát động, đẩy mạnh thực hiện
phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn liền với các giải
pháp phịng, chống tác hại của lạm dụng rượu. Nâng cao vai trị giám sát của
các đồn thể, tổ chức xã hội trong việc thực hiện các quy định của pháp luật
về phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu trong cộng đồng. Phát huy vai trò
của cộng đồng trong giám sát, phát hiện và ngăn ngừa hành vi sử dụng rượu
trong tham gia giao thông, gây rối trật tự xã hội, bạo lực gia đình và các hành
vi vi phạm pháp luật khác.
b) UBND các quận, huyện :
- Rà sốt tồn bộ hệ thống bán lẻ rượu trên địa bàn, hướng dẫn các
thương nhân kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu làm thủ tục cấp giấy phép theo


24

quy định. Số giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu trên từng địa bàn
không được vượt quá số giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu mà quy
hoạch đã quy định, nhằm góp phần quản lý tốt quy hoạch hệ thống kinh doanh
bán lẻ sản phẩm rượu hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu trên từng
địa bàn của các địa phương nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.
- Phịng Kinh tế trên địa bàn các quận, huyện, thị xã chủ động thống kê,
hướng dẫn các thương nhân có nhu cầu kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu từ
khâu xin đăng ký kinh doanh (Trường hợp Phòng Kinh tế trên địa bàn các
quận, huyện, thị xã không được giao nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận đăng ký
cho thương nhân thì phải phối hợp với đơn vị được giao nhiệm vụ đó hướng
dẫn cho các thương nhân khi xin đăng ký kinh doanh có ngành nghề bán lẻ
rượu phải xin Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu trước khi triển
khai kinh doanh).

- Gửi báo cáo về Sở Công Thương số lượng giấy phép kinh doanh bán
lẻ sản phẩm rượu đã cấp trên địa bàn các quận, huyện (số lượng giấy phép
đang cịn có hiệu lực và số lượng giấy phép còn lại chưa được cấp (nếu có)
trước 31/12 hàng năm.
- Phối hợp với Sở Công Thương và các ngành chức năng của thành phố
xử lý hoặc đề xuất với Ủy ban nhân dân Thành phố các biện pháp xử lý đối
với những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện và quản lý và
cấp phép.
- Tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và các cơ quan
chun mơn của UBND thành phố trong công tác quản lý nhà nước về kinh
doanh sản phẩm rượu; trong đó xác định chính quyền địa phương xã, phường,
thị trấn giữ vai trị chủ yếu vì các cơ sở kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu hoạt
động ngay trên địa bàn quản lý của xã, phường, thị trấn.
- Tuyên truyền, vận động các thương nhân kinh doanh bán lẻ các sản
phẩm rượu chưa xin giấy phép thực hiện việc xin giấy phép theo quy định và
xử phạt các thương nhân kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu không xin giấy
phép và kinh doanh rượu lậu, không tem nhãn, không nguồn gốc xuất xứ.


×