Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với một số tội phạm khác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.35 KB, 16 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: HÌNH SỰ 2
Mã mơn học: 17-2021

Họ và tên: Trịnh Minh Phương
Nhóm lớp tín chỉ: LAW47A03


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................................1
NỘI DUNG .............................................................................................................................................2
I.Căn cứ pháp lý.....................................................................................................................................2
II.Dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ......................................................................3
1.Khái niệm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong pháp luật Hình sự Việt Nam .....................................3
2.Cấu thành tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản .......................................................................4
2.1.Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ....................................................................................4
2.2. Mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ..........................................................................7
2.3. Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản .......................................................................................9
III. Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với một số tội phạm khác .........................................11
1.Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175
BLHS 2015) ...........................................................................................................................................11
2.Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương
tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290 BLHS 2015) ............................................11
IV. Thủ đoạn hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong một số lĩnh vực ............11
1.Trong lĩnh vực Ngân hàng ..................................................................................................................11
2.Trong lĩnh vực tài chính .....................................................................................................................12
3.Trong trong lĩnh vực bất động sản, chứng khoán ..............................................................................12
KẾT LUẬN ..........................................................................................................................................12



Danh mục tài liệu tham khảo


MỞ ĐẦU
Tài sản và quyền sở hữu về tài sản là một trong những quyền quan trọng nhất của
con người là luôn là mối quan tâm của các nhà làm luật tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Ở Việt Nam, sở hữu là quyền thiêng liêng được Nhà nước bảo hộ và được ghi nhận trong
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ở điều 32 như sau:
“1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư
liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức
kinh tế khác.
2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.
3. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc
gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng
có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường. »
Luật Hình sự với vai trị bảo vệ đã có những quy định cụ thể, rõ ràng về nhóm tội
phạm xâm phạm sở hữu, trong đó có tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Qua quá trình tiếp
thu kiến thức lý luận ở học phần Hình sự 2 và nghiên cứu trong thực tiễn em nhận thấy
trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa như hiện nay, cơ chế quản lý và hệ thống pháp luật không phải lúc nào
cũng ngay lập tức phù hợp với thực tiễn. Do đó tình hình tội phạm có nhiều chuyển biến
phức tạp, đặc biệt tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng có nhiều hình thức, thủ đoạn
lừa dối đa dạng, tinh vi và xảo quyệt, nhiều vụ án lừa đảo có quy mô lớn với giá trị tài
sản bị chiếm đoạt ngày càng cao. Từ các nguyên nhân trên em lựa chọn đề tài “Phân tích
Dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)” nhằm phân tích làm rõ cấu thành tội phạm của
tội phạm này, đồng thời phân biệt tội này với một số tội phạm khác có liên quan. Do yêu
cầu của bộ mơn, bài tiểu luận phân tích chủ yếu dưới góc độ lý luận khoa học và đưa ra
một số đánh giá, nhận xét theo quan điểm cá nhân tác giả.

1


NỘI DUNG
I.Căn cứ pháp lý
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 174 Bộ luật Hình sự 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017) (sau đây viết là BLHS 2015) như sau:
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1.Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ
2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữu đến 03 năm hoặc phạt
tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a)

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà

b)

Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các

còn vi
phạm;

điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án
tích mà cịn vi phạm;
c)

Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d)


Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình

họ.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến
07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chun nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
2


d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến
15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm

đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5.

Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000


đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm
đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
II.Dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1.Khái niệm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong pháp luật Hình sự Việt Nam
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: “Lừa đảo là dùng thủ đoạn gian dối
đánh lừa người khác để mưu lợi. Thủ đoạn gian dối rất đa dạng, nhằm giấu giếm nội
dung sai sự thật (ít, nhiều hoặc hoàn toàn) làm cho người khác tin, nhầm, tưởng giả là
thật để chiếm đoạt tài sản, tiền bạc, thu lợi vật chất khác hoặc che giấu một việc làm xấu.
Sự lừa đảo được thực hiện trước hoặc liền ngay với hành động chiếm đoạt, nó thể hiện
dưới nhiều hình thức khác nhau: nói dối, dùng giấy tờ giả mạo, giả danh người có chức,
có quyền”. Từ định nghĩa trên có thể thấy, lừa đảo có các đặc trưng như thủ đoạn gian
dối, đánh lừa người khác để mưu lợi.
3


Dưới góc độ khoa học pháp lý hình sự, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mang các
đặc trưng của tội phạm đó là: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện…theo quy
định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự” (Điều 8 BLHS 2015). Ngồi ra, tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản được xếp vào nhóm các tội phạm “xâm phạm về sở hữu” nên nó cịn
mang những đặc điểm của nhóm tội phạm này: “Các tội xâm phạm sở hữu là những hành
vi có lỗi, xâm hại quan hệ sở hữu và sự xâm hại này thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm
cho xã hội của hành vi”.
Từ những phân tích trên, em đưa ra khái niệm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới
góc độ lý luận như sau: “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự cố ý thực hiện bằng các thủ đoạn gian dối
nhằm xâm phạm quan hệ sở hữu tài sản được pháp luật hình sự bảo vệ.”
2.Cấu thành tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
2.1.Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
a) Khách thể

Khách thể của tội phạm là yếu tố quan trọng trong cấu thành tội phạm (CTTP) thể hiện
bản chất pháp lý và là cơ sở để phân biệt các tội phạm với nhau. Giáo trình Luật Hình
sự Việt Nam phần chung của Đại học luật đưa ra định nghĩa như sau: “Khách thể của tội
phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại”. Khoa học luật
hình sự Việt Nam phân biệt ba loại khách thể của tội phạm: khách thể chung, khách thể
loại và khách thể trực tiếp. Trong đó, khách thể chung của tội phạm là hệ thống các quan
hệ xã hội đã được xác định tại Điều 1 cũng như Điều 8 BLHS 2015 và bị tội phạm xâm
hại. Khách thể loại của tội phạm được hiểu là “nhóm quan hệ xã hội cùng tính chất được
nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị nhóm tội phạm xâm hại” và khách
thể trực tiếp của tội phạm là “quan hệ xã hội bị tội phạm cụ thể xâm hại mà sự xâm hại
này phản ánh được đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đó”. Như vậy,
4


một tội phạm có thể xâm hại nhiều quan hệ xã hội khác nhau, nhưng trong đó chỉ có một
hoặc một số quan hệ xã hội bị xâm hại có tính chất khách thể trực tiếp.
Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quan hệ sở hữu về tài sản, đây vùa là
khách thể loại vừa là khách thể trực tiếp. Do đặc điểm của hành vi nên tôi phạm này chỉ
xâm hại đến một khách thể là quan hệ sở hữu về tài sản. Đây cũng là điểm khác biệt giữa
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với một số tội phạm xâm phạm sở hữu khác như tội cướp
tài sản, tội cướp giật tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản…vì các tội này ngoài
khách thể là quan hệ sở hữu về tài sản thì cịn cịn xâm phạm đến khách thể khác là quan
hệ nhân thân. Và bởi vì nhà làm luật khơng quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là
tình tiết định khung hình phạt trong cấu thành tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản nên nếu sau khi đã chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt mà có hành
vi chống trả để tẩu thốt, gây chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác, thì trong từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn phải bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác.
b) Đối tượng tác động

Theo Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung, Đại học Luật Hà Nội: “Đối tượng
tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm bị hành vi phạm tội tác
động và qua đó gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.”
Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hành vi phạm tội là hành vi lừa đảo nhằm chiếm
đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối. Do đó, đối tượng tác động của tội
này là tài sản, tuy nhiên, không phải mọi tài sản đều có thể trở thành đối tượng tác động
của tội lừa đải chiếm đoạt tài sản. Điều luật quy đinh “người nào bằng thủ đoạn gian dối
chiếm đoạt tài sản của người khác …” nên để trở thành đối tượng tác động của tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản thì tài sản đó trước hết phải là tài sản của người khác, đang có sự
quản lý. Điều đó đồng nghĩa với việc hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản của mình, do
5


mình quản lý hay tài sản khơng nằm trong sự quản lý của chủ tài sản như tài sản bị bỏ
qn, đánh rơi, tài sản vơ chủ,…thì khơng cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà
có thể cấu thành tội phạm khác như tôi chiếm giữ trái phép tài sản Điều 176 BLHS 2015.
Tài sản thuộc đối tượng tác động của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải thoản mãn điều
kiện thứ hai là tài sản đó phải được thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể, có thể có giá trị
và giá trị sử dụng. Điều 105 BLDS 2015 quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá
và quyền tài sản.”. Trong đó “vật” và “tiền” là đối tượng tác động chủ yếu của tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản. Còn đối với quyền tài sản thì khơng phải mọi trường hợp của
quyền tài sản đều là đối tượng tác động của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ví dụ: Quyền
tác giả đối với một tác phẩm là quyền tài sản nhưng không phải là đối tượng tác động
của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; hóa đơn bán hàng cũng là giấy tờ thể hiện quyền tài
sản vẫn có thể là đối tượng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong những trường hợp
nhất định.
Một vấn đề cần lưu ý là “tiền” thuộc đối tượng tác động của tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản chỉ bao gồm tiền VNĐ và tiền ngoại tệ, đối với các loại “tiền ảo” như Bitcoin, IL
coin,…được sử dụng trong thanh toán trong giao dịch theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam không phải là tiền tệ thì khơng phải là tài sản theo quy định của pháp

luật Việt Nam. Do đó, hành vi lừa đảo chiếm đoạt các loại “tiền ảo” này không bị coi là
phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 BLHS 2015.
Ngoài ra, đối với các tài sản đặc thù được pháp luật quy định riêng như tàu bay, tàu
thủy, vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự,…không là đối tượng tác động
của tội này mà sẽ là đối tượng tác động của các tội phạm tương ứng được quy định trong
BLHS 2015.

6


2.2. Mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Hành vi khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm: hành vi khách
quan, hậu quả thiệt hại và các điều kiện bên ngoài gắn liền với hành vi khách quan: công
cụ, phương tiện, thủ đoạn, thơi gian, địa điểm phạm tội,…
a) Hành vi khách quan
Hành vi khách quan được hiểu là biểu hiện của con người ra bên ngoài thế giới khách
quan dưới hình thức cụ thể nhằm đạt mục đích có chủ đích và mong muốn, có tính chất
nguy hiểm cho xã hội và được quy định trong BLHS. Hành vi khách quan của tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối.
Có thể xuất phát từ việc thủ đoạn gian dối được thể hiện bằng những hành vi cụ thể
nhằm đánh lừa chủ sử hữu hoặc người quản lý tài sản nên khi phân tích về mặt lý luận
Giảo trình Luật Hình sự Việt Nam phần các tội phạm, Đại học Luật Hà Nội cũng như
một số tài liệu khác cho rằng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có hai hành vi khách quan:
hành vi gian dối và hành vi chiếm đoạt. trong đó hành vi gian dối là điều kiện để hành
vi chiếm đoạt có thể xảy ra, cịn hành vi chiếm đoạt là mục đích và là kết quả của hành
vi gian dối. Tuy nhiên, câu từ của điều luật quy định: “ Người nào bằng thủ đoạn gian
dối chiếm đoạt tài sản của người khác…” nên không thể coi “thủ đoạn gian dối” là một
hành vi được mà đó chỉ là phương thức để đạt được mực đích. Mặt khác, biểu hiện của
thủ đoạn gian dối bao gồm nhiều hành vi khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà
người phạm tội thực hiện nhằm đánh lừa người khác. Những thủ đoạn lừa dối thường

gặp như nói dối, giả mạo giấy tờ, mạo danh người có chức vụ, quyền hạn,…
Hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội lừa đảo có 2 hình thức thể hiện cụ thể. Thứ nhất,
tài sản đang trong sự chiếm hữu của chủ tài sản thì hình thức thể hiện cụ thể của hành vi
chiếm đoạt là hành vi nhận tài sản từ người bị lừa dối. Vì đã tin vào thơng tin của người
phạm tội nên người bị lừa dối đã giao nhầm tài sản. Khi nhận được tài sản cũng là lúc
người phạm tội lừa đảo đã làm chủ được tài sản định chiếm đoạt và người bị lừa dối đã
7


mất khả năng làm chủ tài sản đó trên thực tế. Thứ hai, nếu tài sản bị chiếm đoạt đang ở
trong sự chiếm hữu của người phạm tội thì hình thức thể hiện cụ thể của hành vi chiếm
đoạt là hành vi giữ lại tài sản đáng lẽ phải giao cho người bị lừa dối. Vì đã tin vào thơng
tin của người phạm tội nên người bị lừa dối đã nhận nhầm tài sản hoặc khơng nhận. Đó
cũng là lúc người phạm tội đã làm chủ được tài sản bị chiếm đoạt và người bị lừa dối đã
mất tài sản đó. Thơng thường hành vi chiếm đoạt tài sản xảy ra kế tiếp ngay sau hành vi
lừa dối. Nhưng cũng có trường hợp hành vi này có khoảng cách nhất định về thời gian.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ coi là hoàn thành khi hành vi chiếm đoạt đã xảy ra.
Một điểm cần lưu ý là thủ đoạn gian dối của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi
có việc giao tài sản của người bị hại cho người phạm tội thì mới là hành vi lừa đảo chiếm
đoạt tài sản. Trong trường hợp thủ đoạn gian dối xảy ra sau khi người phạm tối có được
tài sản thì thủ đoạn gian dối đó có thể là hành vi che giấu tội phạm hoặc là hành vi phạm
tội khác.
b) Hậu quả thiệt hại
Biểu hiện thứ hai của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội hay hậu quả thiệt hại là các thiệt hại do hành vi khách
quan gây sra cho quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự và cũng là khách
thể của tội phạm. Tội phạm nào cũng có thể gây ra hậu quả thiệt hại, cũng có thể gay ra
sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm. Tuy nhiên ,
không phải tất cả các cấu thành tội phạm đều có dấu hiệu này mà chỉ có ở cấu thành tội
phạm vật chất. Tính chất và mức độ của hậu quả được xác định bởi tính chất và mức độ

biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có cấu thành vật chất, do đó, hậu quả là yếu tố bắt
buộc trong mặt khách quan của tội này. Như đã phân tích ở trên, hậu quả nguy hiểm cho
xã hội được xác định thông qua sự thiệt hại về tài sản mà cụ thể là tài sản bị chiếm đoạt.
Theo quy định tại điều 174 BLHS 2015 thì tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ
8


2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì mới cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản, hoặc nếu dưới 2.000.000 đồng thì cịn phải kèm theo một số điều kiện như đã bị xử
phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; hoặc đã bị kết án về các
tội được quy định theo luật, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm;… Và dựa vào mức
giá trị tài sản bị chiếm đoạt mà nhà làm luật đã phân chia thành các khung hình phạt
tương ứng.
c) Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội
Theo nguyên tắc của Luật Hình sự Việt Nam, người phạm tội chỉ phải chịu trách
nhiệm hình sự về hậu quả thiệt hại do chính hành vi khách quan của họ gây ra, hay nói
cách khác, người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả thiệt hại khi hậu
quả bày có quan hệ nhân quả với hành vi khách quan đã được họ thực hiện. Luật Hình
sự Việt Nam cũng không quy định thế nào là mối quan hệ nhân quả nhưng dựa vào cặp
phạm trù nhân - quả của phép biện chứng duy vật thì có thể xác định được mối quan hệ
nhân quả đó là hành vi khách quan có trước và là nguyên nhân gây nên hâu quả thiệt hại,
đồng thời hậu quả đó chính là kết quả của hành vi khách quan. Theo đó, thì mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi và hậu quả gây nguy hiểm cho xã hội của tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản là hậu quả thiệt hại về tài sản chính là kết quả của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài
sản.
2.3. Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự bao gồm năng
lực nhận thức, năng lực điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội và đạt độ tuổi chịu
trách nhiệm theo luật định khi thực hiện hành vi phạm tội. Chủ thể của tội lừa đảo

chiếm đoạt tài sản là người có năng lực trách nhiệm hình sự, cố ý thực hiện hành vi
chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối và từ đủ 16 trở lên. Theo quy định tại điều
12 BLHS 2015 về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản, chủ thể của tội phạm không phải là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
9


2.4. Mặt chủ quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm
bao gồm: lỗi của người phạm tội, mục đích phạm tội, động cơ phạm tội; trong đó lỗi là
yếu tố được phản ánh trong tất cả cấu thành tội phạm.
a) Lỗi
Theo khoa học luật hình sự Việt Nam lỗi được hiểu là thái độ tâm lý của người
phạm tội đối với hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Đối với tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản, người phạm tội thực hiện với lỗicố ý trực tiếp nghĩa là người phạm tội
nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành
vi đó có thể xẩy ra, nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Mục đích của người phạm tội đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chiếm đoạt
được tài sản. Mục đích chiếm đoạt tài sản bao giờ cũng có trước khi thực hiện
thủ đoạn gian dối. Nếu sau khi có tài sản một cách hợp pháp, người phạm tội mới có ý
định chiếm đoạt tài sản, thì khơng cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tùy từng
trường hợp cụ thể, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một tội
danh khác.
b) Động cơ, mục đích phạm tội
Mục đích của người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là mong muốn chiếm
đoạt được tài sản. Mục đích này bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi phạm tội.
Động cơ phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khơng có ý nghĩa đối với việc
định tội danh, chúng chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt.

10



III. Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với một số tội phạm khác
1.Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản (Điều 175 BLHS 2015)
Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa hai tội này là thủ đoạn chiếm đoạt tài sản. Đối với tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối tạo lòng tin với
chủ tài sản, làm chủ tài sản tin tưởng người phạm tội mà trao tài sản/ nhận nhầm hoặc
không nhận tài sản. Để chiếm đoạt được tài sản trong trường hợp này, người phạm tội
phải dùng thủ đoạn gian dối trước. Còn đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản, người phạm tội chiếm đoạt tài sản bằng cách vay, mượn, thuê, hợp đồng với chủ tài
sản. Họ nhận được tài sản từ chủ tài sản một cách hợp pháp, ngay thẳng. Sau khi nhận
được tài sản người phạm tội mới thực hiện hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản đó.
2.Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn
thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290 BLHS 2015)
Điểm khác nhau giữa hai tội này là: Về mặt khách thể của tội phạm, tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản xâm phạm đến quan hệ sở hữu về tài sản cịn tội sử dụng mạng máy tính,
mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ngoài xâm
phạm đến khách thể là quan hệ sở hữu còn xâm phạm đến khách thể là an tồn cơng
cộng, trật tự cơng cộng. Về mặt khách quan, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi
chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối không bao gồm các hành vi được quy định tại
Điều 290 BLHS 2015.
IV. Thủ đoạn hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong một số lĩnh
vực
1.Trong lĩnh vực Ngân hàng
-Thế chấp khống hàng hóa với khối lượng lớn tuy thực chất chỉ có một ít hàng;
lập hợp đồng kinh tế khống, hợp đồng thuê kho ba bên khống, hóa đơn VAT khống,
hóa đơn VAT giả… trường hợp này thường có sự tiếp tay của cán bộ ngân hàng, sau
11



khi thế chấp vay được tiền đối tượng sẽ chiếm đoạt khoản tiền đó;
- Lập hồ sơ, phương án kinh doanh giả, sử dụng tài sản thế chấp không thuộc
quyền sở hữu của mình để móc nối vay tiền ngân hàng;
-Cán bộ ngân hàng giả mạo chữ ký của lãnh đạo ngân hàng, kế toán viên, thủ
quỹ để làm thủ tục chuyển tiền cho chi nhánh ngân hàng khác trong hệ thống rồi rút lại
tiền;…
2.Trong lĩnh vực tài chính
-Sử dụng những giấy tờ giả các Tổ chức quốc tế, cơ quan Nhà nước… lừa đảo các
tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước về cho vay tín dụng;
-Lập cơng ty “ma”, tổ hợp “ma” vay tiền, huy động vốn. Hiện nay xuất hiện rất
nhiều những trang web lập nên nhằm mục đích lừa đảo dưới hình thức huy động tài
chính đa cấp;…
3.Trong trong lĩnh vực bất động sản, chứng khoán
-Nhận vay hộ vốn ngân hàng bằng sổ đỏ.
-Mang đất đã thế chấp vay vốn ngân hàng ra chia lô để bán;…

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài “Phân tích Dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)” làm tiểu luận
kết thúc học phần Hình sự 2, em đã đi sâu phân tích dấu hiệu pháp lý của tội này theo
quy định của BLHS 2015 dưới góc độ lý luận. Trong q trình nghiên cưu và hồn thiện
đề tài, em đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để bài viết đạt chất lượng tốt nhất, xong đây là bài
tiểu luận kết thúc học phần đâu tiên trong bộ môn Pháp luật cơ sở nên khơng tránh khỏi
những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đánh giá, nhận xét từ các thầy cơ
trong khoa để bài tiểu luận được hồn thiện hơn.

12



13


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
2. Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam phần các tội phạm, quyển 1, Đại học Luật Hà Nội, NXB
Công an Nhân dân;
3. Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự hiện hành (Sửa đổi, bổ sung năm 2017), TS Nguyễn
Đức Mai, NXB Chính trị quốc gia sự thật;

4. ThS Lê Quang Thắng “Nguyên nhân và giải pháp hạn chế mức độ ẩn của tội phạm lừa đảo
chiếm đoạt tài sản”, Tạp chí Kiểm sát số 14/2018;
5. ThS Lê Quang Thắng “Những thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa
bàn Hà Nội và các giải pháp nâng cao hiệu quả phịng ngừa”, Tạp chí Tịa án điện tử;
6. />7. />


×