Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÔ TÔ VI PHẠM QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.15 KB, 18 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

HUỲNH KIM THIỆN

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÔ TÔ
VI PHẠM QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP
VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

TRÀ VINH, NĂM 2020

TÀI LIỆU SỐ HÓA PHỤC VỤ TRUY CẬP NỘI BỘ

ISO 9001:2015


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

HUỲNH KIM THIỆN

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÔ TÔ
VI PHẠM QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ YÊN

Ngành: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH


Mã ngành: 8380102

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP
VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

Người hướng dẫn khoa học: TS. CAO VŨ MINH

TRÀ VINH, NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Đề tài Luận văn Thạc sĩ luật học “Xử phạt vi phạm hành
chính đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ Từ thực tiễn tỉnh Phú n” là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi dưới
sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Cao Vũ Minh. Các số liệu, thông tin được sử
dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan, trung thực, tin cậy. Luận văn có sử
dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả; các thơng tin
này đều được trích dẫn nguồn cụ thể và chính xác. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm
về cơng trình nghiên cứu của mình.
Trà Vinh, ngày 12 tháng 6 năm 2020

Huỳnh Kim Thiện

i

TÀI LIỆU SỐ HÓA PHỤC VỤ TRUY CẬP NỘI BỘ

Học viên


LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm trân trọng nhất, tác giả xin bày tỏ sự trân quý và lòng biết ơn chân
thành, sâu sắc tới:
- Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau Đại học, các đơn vị khác của Trường Đại
học Trà Vinh; q Thầy, Cơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và tạo mọi điều
kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu, hồn thành Luận văn thạc sĩ.
- Thầy giáo hướng dẫn khoa học - Tiến sĩ Cao Vũ Minh, người đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ, chia sẻ, động viên, truyền cảm hứng cho tơi trong suốt q trình
nghiên cứu, hồn thành Luận văn.
- Q Thầy, Cơ trong Hội đồng bảo vệ Đề cương, chấm luận văn Thạc sĩ đã có
những ý kiến nhận xét xác đáng, quý báu giúp tác giả có điều kiện hồn thiện tốt hơn
những nội dung nghiên cứu của mình.
- Cơ quan, đồng nghiệp, bàn bè, gia đình, cơng dân sống và làm việc trên địa bàn
tỉnh Phú Yên đã tạo điều kiện, cung cấp thơng tin, số liệu, động viên, khích lệ, giúp đỡ
tơi trong q trình học tập, nghiên cứu hồn thành Luận văn này.
Mặc dù bản thân đã nỗ lực hết mình, song do khả năng, kiến thức còn hạn chế
nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý
của q Thầy, Cơ, các nhà khoa học và bạn bè, đồng nghiệp để tôi được hồn thiện tốt
hơn nghiên cứu của mình.
Xin chân thành ghi ơn tất cả mọi người!

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục hình ............................................................................................................... vi
Tóm tắt .......................................................................................................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 4
3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ..................... 4
5. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ................................................................................... 8
6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ................................. 9
7. KẾT CẤU LUẬN VĂN .............................................................................................. 9
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI
PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÔ TÔ VI PHẠM
QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ .................................................................. 10
1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA
NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÔ TÔ VI PHẠM QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG
BỘ ................................................................................................................................. 10
1.1.1 Khái niệm vi phạm hành chính của người điều khiển xe mô tô vi phạm quy tắc
giao thông đường bộ...................................................................................................... 10
1.1.2 Đặc điểm của vi phạm hành chính của người điều khiển xe mơ tơ vi phạm quy tắc
giao thông đường bộ...................................................................................................... 14
1.1.3 Phân loại vi phạm hành chính của người điều khiển xe mơ tơ vi phạm quy tắc giao
thông đường bộ ............................................................................................................. 17
1.2 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, MỤC ĐÍCH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI
VỚI NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÔ TÔ VI PHẠM QUY TẮC GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ .................................................................................................................. 19
1.2.1 Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm
quy tắc giao thông đường bộ ......................................................................................... 19
iii

TÀI LIỆU SỐ HÓA PHỤC VỤ TRUY CẬP NỘI BỘ

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 7



1.2.2 Đặc điểm xử phạtvi phạm hành chính đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm
quy tắc giao thơng đường bộ ......................................................................................... 20
1.2.3 Mục đích xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe mơ tô vi phạm
quy tắc giao thông đường bộ ......................................................................................... 25
1.2.3.1 Mục đích răn đe, giáo dục ................................................................................. 25
1.2.3.2 Mục đích trừng trị ............................................................................................. 25
1.2.3.3 Mục đích khơi phục lại trật tự pháp luật ........................................................... 26
1.2.3.4 Mục đích giảm tai nạn giao thơng, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá
nhân, tổ chức ................................................................................................................. 27
1.3 CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÔ TÔ VI PHẠM QUY TẮC GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ................................................................................................... 28
1.3.1 Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm
quy tắc giao thông đường bộ ......................................................................................... 28
1.3.2 Hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm
quy tắc giao thông đường bộ ......................................................................................... 33
1.3.3 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe mô tô vi
phạm quy tắc giao thông đường bộ ............................................................................... 37
1.3.4 Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm
quy tắc giao thông đường bộ ......................................................................................... 41
1.3.5 Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm
quy tắc giao thông đường bộ ......................................................................................... 43
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÔ
TÔ VI PHẠM QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
PHÚ YÊN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ............................................................. 49
2.1 TÌNH HÌNH VI PHẠM QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA NGƯỜI ĐIỀU
KHIỂN XE MÔ TÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN VÀ NGUYÊN NHÂN ............ 49
2.1.1 Tình hình vi phạm quy tắc giao thơng đường bộ của người điều khiển xe mô tô
trên địa bàn tỉnh Phú Yên .............................................................................................. 49

2.1.2 Nguyên nhân vi phạm quy tắc giao thông đường bộ của người điều khiển xe mô
tô trên địa bàn tỉnh Phú Yên .......................................................................................... 53
iv


2.2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI
NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MƠ TƠ VI PHẠM QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG
BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN .................. 55
2.2.1 Những mặt tích cực .............................................................................................. 55
2.2.2 Những vướng mắc, bất cập và giải pháp hoàn thiện ............................................ 58
2.3 THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐIỀU
KHIỂN XE MÔ TÔ VI PHẠM QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH PHÚ YÊN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ............................................ 77
2.3.1 Những mặt tích cực .............................................................................................. 77
2.3.2 Những hạn chế, nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện ........................................ 80
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................... 90

DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ......... 1
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 1

v

TÀI LIỆU SỐ HÓA PHỤC VỤ TRUY CẬP NỘI BỘ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 92


DANH MỤC HÌNH

Số hiệu hình


Tên hình

Trang

Hình 2.1. Biểu đồ Xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe mô tô trong
lĩnh vực giao thông đường bộ ....................................................................................... 50
Hình 2.2. Biểu đồ Tai nạn giao thơng đường bộ, từ năm 2016 đến tháng 3 năm 2020 .... 51
Hình 2.3. Biểu đồ Vi phạm hành chính của người điều khiển xe mô tô vi phạm quy tắc
giao thông đường bộ...................................................................................................... 59

vi


TĨM TẮT
Luận văn “Xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe mô tô vi
phạm quy tắc giao thông đường bộ - Từ thực tiễn tỉnh Phú Yên”, ngoài phần mở đầu,
kết luận chung và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài có hai chương.
Nội dung Chương 1 tác giả trình bày những vấn đề lý luận chung và pháp lý về
xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe mơ tơ vi phạm quy tắc giao
thơng đường bộ, các hình thức xử phạt, thẩm quyền, trình tự thủ tục xử phạt vi phạm
hành chính của các chủ thể có thẩm quyền xử phạt người điều khiển xe mô tô vi phạm
quy tắc giao thông đường bộ.
Nội dung Chương 2 tác giả đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng pháp
mơ tơ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh Phú Yên. Qua đó, chỉ
ra một số quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều
khiển xe mơ tơ vi phạm quy tắc giao thơng đường bộ cịn thiếu đồng bộ, thiếu thống
nhất, thiếu ổn định; sự thiếu vắng của các chế tài xử phạt hay chế tài xử phạt không
tương xứng với hành vi vi phạm, nhiều nội dung bất hợp lý, bất cập như: (i) Một số
quy định về thủ tục liên quan đến giấy phép lái xe, xử lý xe mơ tơ vi phạm hành chính

đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính cịn thiếu
tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất; (ii) Chế tài phạt tiền đối với một số
vi phạm hành chính của người điều khiển xe mô tô vi phạm quy tắc giao thông đường
bộ còn quá thấp, chưa đủ sức răn đe; (iii) Bất cấp quy định về cấp lại giấy phép lái
xe, về xử lý xe mơ tơ vi phạm hành chính đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng
trái phép để vi phạm hành chính; (iv) Những hạn chế, tồn tại qua thực tiễn xử phạt
vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm quy tắc giao thông
đường bộ trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Trên cơ sở phân tích những hạn chế, bất cập, tác giả kiến nghị các giải pháp hoàn
thiện pháp luật, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật nhằm
góp phần hồn thiện cơng tác xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe
mô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

vii

TÀI LIỆU SỐ HÓA PHỤC VỤ TRUY CẬP NỘI BỘ

luật và thực trạng hoạt động xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến giao thông, trong bài
“Công việc khẩn cấp bây giờ”, được viết ngày 05/01/1946, Người khẳng định: “Giao
thông vận tải là mạch máu của tổ chức. Giao thơng tốt thì các việc đều dễ dàng. Giao
thơng xấu thì các việc đình trễ” 1. Thực hiện lời dạy của Người, Đảng và Nhà nước ta
luôn xác định giao thông vận tải luôn “đi trước một bước”, những năm qua, cả nước nói
chung, tỉnh Phú Yên nói riêng đã và đang tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ từ đô thị đến nông thôn, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, phục vụ
đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước, đáp ứng tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, góp phần
bảo đảm quốc phịng, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Đi kèm với tốc độ phát triển giao thông đường bộ là những phát sinh rủi ro, bất
lợi cho xã hội, gánh nặng đáng kể lên sức khỏe của mọi người - dưới dạng thương tích
giao thơng đường bộ như: tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông do vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực này gây ra. Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ là loại
vi phạm rất phổ biến, nó diễn ra thường xuyên trên tất cả mọi nẻo đường, từ thành thị
cho đến nông thôn và là nguyên nhân chính của các vụ tai nạn giao thông đường bộ.
Theo báo cáo, thống kê số liệu của Bộ Cơng an “Trung bình mỗi năm tai nạn giao thông
cướp đi sinh mạng của gần 10.000 người, trong đó đa số là lực lượng đang trong độ
tuổi lao động, gây rất nhiều hệ lụy cho xã hội”, trong 03 năm (từ 2015 đến 2018), cả
nước đã xảy ra 62.119 vụ tai nạn giao thông, làm chết 25.363 người, bị thương 53.933
người2. Trên địa bàn toàn tỉnh Phú Yên, từ năm 2016 đến tháng 3 năm 2020, đã xảy ra
849 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chế 451 người, bị thương 741 người 3. Mỗi một
vụ tử vong do tai nạn giao thông không chỉ cướp đi sinh mạng các nạn nhân từ gia đình,
cộng đồng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế. Tổ chức Y tế Thế giới dự
tính tai nạn giao thơng ở Việt Nam gây thiệt hại 2,5% GDP/năm (khoảng 3.000.000.000
đô la Mỹ, tương đương mỗi ngày thiệt hại từ 300.000.000.000 đồng đến
Quân đội nhân dân (2018), “Lời Bác dạy ngày này năm xưa”, Quân đội nhân dân online, [ (truy cập ngày 20/9/2019).
2
Báo cáo kết quả 03 năm (2015 - 2018) thực hiện Chỉ thị số 02/CT-BCA ngày 03/4/2015 của Bộ Công an về tăng
cường công tác bảo đảm trật tự an tồn giao thơng của lực lượng Cơng an nhân dân trong tình hình mới.
3
Phụ lục 11.
1

1


500.000.000.000 đồng)4. Do đó, giảm thiểu tai nạn giao thơng và tăng cường an tồn

giao thơng ln là mối quan tâm lớn, thường trực của Đảng, Nhà nước ta và toàn xã hội.
Những năm qua, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực giao
thông vận tải và bảo đảm trật tự an tồn giao thơng, được thể hiện rất rõ trên nhiều văn
bản khác nhau, trong đó quan trọng nhất là các Nghị quyết số 88/2011/NQ-CP, ngày
24/8/2011 của Chính phủ về “Tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm
trật tự an tồn giao thơng”; Quyết định số 1586/QĐ-TTg, ngày 24/10/2012 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an tồn giao thơng
đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn 2030”; Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 04/9/2012, của
Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI, về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa
thư khóa XII, Về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban
Bí thư khóa XI; Luật Giao thơng đường bộ năm 2008; Luật Xử lý vi phạm hành chính
năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2014, 2017)5 (sau đây gọi tắt là Luật Xử lý vi phạm
hành chính năm 2012). Nhằm thiết lập và duy trì trật tự xã hội trong lĩnh vực giao thơng
vận tải, bảo đảm an tồn cho người, phương tiện khi tham gia giao thông; bảo đảm hệ
thống giao thông vận tải hoạt động thông suốt, phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Tuy nhiên, tình hình vi phạm trật tự an tồn giao thơng và tai nạn giao thơng
đường bộ cả nước nói chung, trên địa bàn tỉnh Phú Yên nói riêng vẫn còn diễn biến rất
phức tạp; gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho toàn xã hội, đã trở thành vấn đề mang
tính thời sự - xã hội nóng bỏng. Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng tai nạn và ùn
tắc giao thông nhưng ý thức chấp hành của con người vẫn là nguyên nhân chính. Vẫn
cịn một bộ phận người tham gia giao thơng ý thức tự giác chấp hành pháp luật về trật
tự an tồn giao thơng rất kém, chấp hành mang tính “đối phó” khi có lực lượng chức
năng làm nhiệm vụ trên đường; một số người vi phạm không hợp tác, trốn tránh việc
kiểm soát, kiểm tra, xử lý của lực lượng chức năng, thậm chí chống đối người thi hành
Vân Hải (2020), “Tạo hành lang pháp lý đủ mạnh cho công tác bảo đảm an tồn giao thơng”, Thơng tấn xã Việt
Nam, [ />(truy cập ngày 16/4/2020).
5
Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2013,

được sửa đổi, bổ sung bởi: (i) Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ
ngày 01/01/2015; (ii) Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày
01/01/2019.
4

2

TÀI LIỆU SỐ HÓA PHỤC VỤ TRUY CẬP NỘI BỘ

và khắc phục ùn tắc giao thông”; Kết luận số 45-KL/TW, ngày 01/02/2019, của Ban Bí


cơng vụ. Theo báo cáo của Bộ Cơng an thì một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn
đến tai nạn giao thông là do ý thức tự giác chấp hành các quy định về bảo đảm trật tự an
toàn giao thơng của nhiều người tham gia giao thơng cịn kém, vi phạm cịn mang tính
phổ biến, nhiều trường hợp cố tình vi phạm 6.
Vì con người ln là trung tâm nên giải pháp về con người là giải pháp gốc. Bên
cạnh việc tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục thì các chế tài pháp lý phải luôn được chú
trọng. Pháp luật Việt Nam đã đưa ra nhiều quy định, chế tài để xử lý những hành vi vi
phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, từ xử phạt vi phạm hành chính đến xử phạt
hình sự… Trong đó, xử phạt vi phạm hành chính là một trong những giải pháp được
quan tâm và sử dụng nhiều nhất. Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Nghị định số
46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt (sau đây gọi tắt là Nghị định số
46/2016/NĐ-CP) và mới đây nhất là Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019
của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ và đường sắt (sau đây gọi tắt là Nghị định số 100/2019/NĐ-CP) ra đời đã phát huy
tác dụng tích cực trong việc thiết lập trật tự giao thơng đường bộ, góp phần kiềm chế và
làm giảm tai nạn giao thông, giải tỏa tâm lý bức xúc, lo lắng, bất an trong Nhân dân.
Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về giao thông đường bộ đã bộc lộ những tồn tại,

hạn chế, thiếu tính ổn định, khơng tập trung, thống nhất, gây khó khăn cho việc tổ chức
thực hiện và chưa đủ mạnh về pháp lý để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra về bảo
đảm an ninh trật tự, trật tự an tồn giao thơng đường bộ, chưa bảo đảm nguyên tắc “mọi
vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm
minh”. Ví dụ: (i) Sử dụng ngơn ngữ khơng phổ thơng, diễn đạt chưa rõ ràng, khó hiểu
như: rú ga (nẹt pô); lạng lách, đánh võng (các điểm c khoản 3, điểm b khoản 8 Điều 6,
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP); (ii) Trong cùng một văn bản quy phạm pháp luật,
nhưng chủ thể “trẻ em” lại quy định nhiều độ tuổi khác nhau, khi thì dưới 6 tuổi, khi thì
dưới 14 tuổi, khi thì ghi trẻ em chung chung (tại các điểm k, l, m khoản 2 Điều 6, Nghị
định số 100/2019/NĐ-CP) thiếu thống nhất, gây nhiều tranh cãi, khó khăn trong thực
tiễn áp dụng.
Để từng bước thiết lập trật tự, kỷ cương, ngăn ngừa vi phạm pháp luật về trật tự
an tồn giao thơng đường bộ, kiềm chế và làm giảm tai nạn giao thông bền vững, ổn
Báo cáo kết quả 03 năm (2015 - 2018) thực hiện Chỉ thị số 02/CT-BCA ngày 03/4/2015 của Bộ Công an về tăng
cường công tác bảo đảm trật tự an tồn giao thơng của lực lượng Cơng an nhân dân trong tình hình mới.

6

3


định tình hình giao thơng đường bộ trên địa bàn tỉnh Phú Yên, đã đặt ra nhiều vấn đề lý
luận và thực tiễn cần phải giải đáp thấu đáo, có căn cứ khoa học. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thơng đường bộ là u cầu tất yếu khách quan, cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn đối
với sự phát triển bền vững của môi trường giao thông. Xuất phát từ những lý do trên,
tác giả chọn đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe mơ tơ vi
phạm quy tắc giao thông đường bộ - Từ thực tiễn tỉnh Phú Yên” để làm luận văn Thạc
sĩ Luật học.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Mục tiêu chung: Nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, phân tích, đánh
giá một cách toàn diện các quy định của pháp luật và thực trạng công tác xử phạt vi
bộ trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những đề xuất, kiến nghị
hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với đối tượng này ở Phú Yên.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Tìm hiểu và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
của đề tài.
+ Đánh giá và làm sáng tỏ các quy định pháp luật liên quan đến xử phạt vi phạm
hành chính đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ trên
địa bàn tỉnh Phú Yên.
+ Đánh giá và phân tích thực trạng cơng tác xử phạt vi phạm hành chính đối với
người điều khiển xe mô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
+ Đưa ra các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến xử phạt
vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm quy tắc giao thông.
3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Xử phạt vi phạm hành chính là vấn đề ln có tính thời sự và được nhiều tác giả
quan tâm nghiên cứu. Do đó, có khá nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về vấn đề
này cả về lý luận và thực tiễn. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã tìm thấy một số bài
viết, tác phẩm, cơng trình khoa học liên quan đến đề tài đã chọn, có thể kể đến là:
Ở góc độ các sách chuyên khảo, sách tham khảo:
Thứ nhất, sách “Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam”, của PGS. TS Nguyễn
Cửu Việt, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2013. Trong đó, tác giả đã hệ
4

TÀI LIỆU SỐ HÓA PHỤC VỤ TRUY CẬP NỘI BỘ

phạm hành chính đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm quy tắc giao thông đường


thống, phân tích các nội dung liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính theo tinh thần

các văn bản quy phạm pháp luật từ Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989
đến Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Đây là tài liệu tham khảo có giá trị cho
học tập, nghiên cứu và hoạt động thực tiễn.
Thứ hai, sách “Bình luận khoa học Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012”
(Tái bản lần thứ 1) do PGS.TS Nguyễn Cảnh Hợp làm chủ biên, Nhà xuất bản Hồng
Đức - Hội Luật gia Việt Nam, năm 2015. Đây là cơng trình nghiên cứu, bình luận chun
sâu các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, trong đó có các quy
định về xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, nội dung của tác phẩm chỉ dừng lại ở
góc độ bình luận các điều luật trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 chứ chưa
phân tích, đánh giá, bình luận một cách toàn diện các quy định xử phạt vi phạm hành
chính đối với lĩnh vực trật tự an tồn giao thơng.
Ở góc độ các khóa luận, luận văn, luận án:
Thứ nhất, đề tài “Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng
đường bộ”, khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật của tác giả Ngô Huỳnh Đức, Trường Đại
học Luật thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018. Khóa luận đã phân tích, làm rõ một số vấn
đề về lý luận, pháp lý, những bất cập về pháp luật và những khó khăn, vướng mắc trong
thực tiễn. Từ đó, tác giả đề xuất một số biện pháp hồn thiện pháp luật về thủ tục xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ.
Thứ hai, đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
qua thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Hồ Thanh
Hiền, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2012. Luận văn đã nghiên cứu những vấn
đề lý luận về pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Nghiên cứu thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thơng đường bộ từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở đó, tác
giả luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ tại thành phố Đà Nẵng.
Thứ ba, đề tài “Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ - Từ thực
tiễn tỉnh Đắk Lắk”, Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Phạm Quang Hưng, Học viện
hành chính Quốc gia, năm 2016. Tác giả luận văn đã nghiên cứu những vấn đề lý luận
và đánh giá thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk; tìm ra những nguyên
5


nhân, bất cập của pháp luật và áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn địa phương này. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề
xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thơng đường bộ.
Thứ tư, đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ
theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Đinh Phan
Quỳnh, Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, năm
2018. Luận án đã nghiên cứu, phân tích, luận giải những vấn đề có liên quan đến xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ, làm sâu sắc hơn cơ sở lý
luận cũng như pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ. Đồng thời, Luận án đã đánh giá thực trạng hoạt động xử phạt vi phạm hành chính
từ đó tìm ra các ngun nhân và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ ở Việt Nam.
Ngoài sách chuyên khảo, sách tham khảo, các khóa luận, luận văn, luận án, liên
quan đến đề tài cịn có các bài viết, bài báo khoa học trên các tạp chí:
Thứ nhất, bài viết “Vài bình luận ngắn các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ” của tác giả Cao Vũ Minh trên Tạp chí
Khoa học pháp lý, số 4, năm 2013 và bài “Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thơng đường bộ - Những bất cập và hướng hoàn thiện” của tác giả
Cao Vũ Minh trên Tạp chí Luật học, số 9, năm 2013. Hai bài viết này tác giả đã trình
bày một số bất cập trong pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về giao thơng đường bộ,
đồng thời đề xuất hướng hoàn thiện.
Thứ hai, bài viết “Nâng cao văn hóa ứng xử trong giao tiếp của Cảnh sát giao
thông đáp ứng yêu cầu bảo đảm trật tự an tồn giao thơng” của tác giả Phạm Trung
Hịa trên Tạp chí Cảnh sát Nhân dân, số 02, năm 2014. Tác giả đã đề ra một số giải pháp
xây dựng, rèn luyện lực lượng Cảnh sát giao thông, như trang bị những kỹ năng giao

tiếp, xây dựng nếp sống, phong cách làm việc, ứng xử có văn hóa nhằm đáp ứng u
cầu cơng tác bảo đảm trật tự an tồn giao thơng trong tình hình hiện nay.
Thứ ba, bài viết “Một số ý kiến hoàn thiện các quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ ở Việt Nam” của tác giả Đinh Phan Quỳnh
trên Tạp chí Nghề luật, số 2, năm 2017. Tác giả đã đề xuất bổ sung chế tài xử phạt đối
6

TÀI LIỆU SỐ HÓA PHỤC VỤ TRUY CẬP NỘI BỘ

trong lĩnh vực giao thông đường bộ cũng như những yếu tố tác động đến hoạt động này,


với các vi phạm của người tham gia giao thông nhằm kiềm chế, phịng ngừa các vi phạm
giao thơng.
Thứ tư, bài viết “Thủ tục phạt tiền trong lĩnh vực an tồn giao thơng đường bộ,
đường sắt - Bất cập và hướng hoàn thiện” của tác giả Hoàng Quốc Hồng trên Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật, số 6, năm 2018, tác giả đã trình bày các bất cập liên quan đến
thẩm quyền xử phạt của chiến sĩ Công an nhân dân, thanh tra viên giao thông; do thẩm
quyền xử phạt tiền không cao nên chiến sĩ Công an nhân dân, thanh tra viên giao thơng
khơng có quyền xử phạt các vi phạm nghiêm trọng, từ đó chưa xử lý dứt điểm, kịp thời
các vi phạm giao thơng.
Tình hình nghiên cứu cho thấy, các bài viết, sách, cơng trình khoa học nêu trên
phân tích khá sâu sắc các bất cập về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thơng đường bộ, đem lại những giá trị khoa học quý giá ở góc độ lý luận cũng như thực
tiễn, là tài liệu tham khảo rất hữu ích. Tuy nhiên, tình hình nghiên cứu liên quan cũng
chỉ mới dừng lại ở các vấn đề chung, khái quát về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thơng đường bộ chứ chưa phân tích, đánh giá một cách tồn diện các quy
định của pháp luật cũng như thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều
khiển xe mơ tơ vi phạm quy tắc giao thơng đường bộ. Có thể khẳng định, cho đến nay,
chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc, hệ thống và đầy đủ về vấn đề xử

phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm quy tắc giao thông
đường bộ như đề tài mà tác giả đã chọn. Do vậy, việc quyết định chọn nghiên cứu đề tài
“Xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm quy tắc giao
thông đường bộ - Từ thực tiễn tỉnh Phú Yên” để làm luận văn cao học là cần thiết và
không bị trùng lặp với các cơng trình khác đã được cơng bố.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu, đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp phân tích luật viết; phương pháp so
sánh; phương pháp thống kê; phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp chuyên
gia. Cụ thể:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để phân tích các vấn đề lý luận
cũng như quy định của pháp luật liên quan đến trách nhiệm hành chính, các vi phạm
hành chính đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ trên
địa bàn tỉnh Phú Yên.
7


- Phương pháp phân tích luật viết được sử dụng để phân tích các bất cập trong
các quy định pháp luật liên quan đến các hành vi vi phạm bị xử phạt, các hình thức xử
phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với điều khiển xe mô tô vi phạm quy
tắc giao thông đường bộ.
- Phương pháp so sánh được sử dụng trong đánh giá các quy định của pháp luật
về xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe mơ tơ vi phạm giao thông
trên địa bàn tỉnh Phú Yên qua các giai đoạn để thấy được sự thay đổi của pháp luật về
vấn đề này.
- Phương pháp thống kê được sử dụng để tập hợp các quy định pháp luật có liên
quan, các số liệu, báo cáo, vụ việc từ thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính đối với người
điều khiển xe mô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
điều khiển xe mô tô về nhận thức, hiểu biết, ý thức, mức độ tự giác chấp hành pháp luật

về giao thông đường bộ của chính chủ thể được khảo sát và những người tham gia giao
thông khác.
- Phương pháp chuyên gia được sử dụng để phỏng vấn, tham khảo ý kiến của
lãnh đạo và cán bộ hoạt động thực tiễn, từ đó thu thập những thông tin, ý kiến đánh giá
của các chuyên gia sát với thực tiễn, những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xử
phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm quy tắc giao thông
đường bộ trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
5. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Trong phạm vi nghiên cứu của một luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp
và Luật Hành chính, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật và thực tiễn
xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm quy tắc giao
thông trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Do vậy, luận văn nghiên cứu các quy định của Luật Xử
lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định số 46/2016/NĐ-CP và Nghị định số
100/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Phạm vi nội dung: xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe mơ
tơ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Phạm vi không gian: địa bàn tỉnh Phú Yên.
Phạm vi thời gian: nghiên cứu mốc thời gian từ khi ban hành Luật Xử lý vi phạm
hành chính năm 2012, Nghị định số 46/2016/NĐ-CP và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP
của Chính phủ. Thời gian dữ liệu thứ cấp phát sinh: từ năm 2016 đến tháng 3 năm 2020.
8

TÀI LIỆU SỐ HÓA PHỤC VỤ TRUY CẬP NỘI BỘ

- Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng để thu thập ý kiến của người


6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các quy định của pháp luật và thực tiễn xử
phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm quy tắc giao thông

đường bộ trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
- Đối tượng khảo sát: Khảo sát công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thơng đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Phú Yên.
7. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài có hai chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính đối
với người điều khiển xe mô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực trạng hoạt động xử phạt vi phạm hành
chính đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ trên địa
bàn tỉnh Phú Yên và giải pháp hoàn thiện.

9



×