Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá kết quả điều trị nhồi máu não cấp tại trung tâm đột quỵ Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.92 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU NÃO CẤP
TẠI TRUNG TÂM ĐỘT QUỴ BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Bùi Thị Huyền1, Vũ Đình Duy1, Vũ Minh Đức1
Triệu Thị Tạo1, Trần Văn Tuấn2
TÓM TẮT

22

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bệnh
nhân nhồi máu não tại Trung tâm đột quỵ bệnh
viện Trung ương Thái Nguyên. Đối tượng: Gồm
406 bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện, thời
gian từ tháng 01 năm 2022 đến tháng 06 năm
2022. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, can
thiệp theo dõi dọc. Kết quả và kết luận: Tuổi
trung bình 68,04. Các yếu tố nguy cơ hay gặp là
tăng huyết áp (66,74%), đái tháo đường
(20,94%), rung nhĩ (19,21%), tiền sử đột quỵ
(19,21%). Nhồi máu não do tắc hệ tuần hoàn
trước nhiều hơn do tắc hệ tuần hoàn sau. Tỷ lệ
tiêu sợi huyết và lấy huyết khối là 20%. Thời
gian cửa kim trung bình là 26,5 phút. Thời gian
cửa bẹn trung bình là 65 phút. Điểm NIHSS
trung bình lúc vào viện 6,97, lúc ra viện 2,49
điểm. Sự hồi phục sau một tháng với điểm
Rankin dưới 2 chiếm 78,6%.
Từ khóa: Đột quỵ thiếu máu não
SUMMARY


EVALUATING THE RESULTS OF
TREATMENT OF PATIENTS
WITH ACUTE ISCHEMIC STROKE
CENTER OF THAI NGUYEN
NATIONAL HOSPITAL
1

BVTW Thái Nguyên,
Trường ĐHYD Thái Nguyên
Chịu trách nhiệm chính: Bùi Thị Huyền
Email:
Ngày nhận bài: 12.8.2022
Ngày phản biện khoa học: 16.8.2022
Ngày duyệt bài: 26.8.2022
2

Objective: Evaluating the results of treatment
of patients with acute ischemic stroke at Stroke
center of Thai Nguyen National Hospital.
Subjects and methods: A descriptive,
longitudinal follow-up study of 406 patients with
ischemic stroke at Stroke center of Thai Nguyen
National Hospital, from January 2022 to June
2022. Results and conclusions: The average age
of the group was 68,04, the highest risk factors
being hypertension (66.74%), diabetes (20.94%),
atrial fibrillation and a history of stroke
(19.21%). Ischemic stroke due to intracranial
occlusion in arterial circulatory system occurs
more often than in posterior circulatory system.

Thrombolysis
and
thrombectomy
were
performed on 20% of the group. Average doorto-needle time was 26.5 minutes, while average
inguinal time was 65 minutes. Average NIHSS
score the average NIHSS score at admission was
6.97, at discharge was 2.49. The recovery after 1
month with Rankin score less than 2 accounted
for 78.6%
Keywords: Acute cerebral infarction

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quỵ não (ĐQN) là nguyên nhân hàng
đầu gây tử vong trong các bệnh lý thần kinh
và đứng hàng thứ ba sau các bệnh lý ung thư
và tim mạch, chiếm khoảng 20% các bệnh lý
nội khoa. Trong đó tỷ lệ nhồi máu não
(NMN) chiếm khoảng 80%. Với sự tiến bộ
của y học, nhiều BN NMN đến viện trong
giờ vàng kịp can thiệp tái thông mạch có khả
năng hồi phục hồn tồn. Ngồi ra việc tổ

175


HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC CHUYÊN NGÀNH ĐỘT QUỴ VÀ CÁC BỆNH THẦN KINH LIÊN QUAN LẦN THỨ IX - 2022

chức cấp cứu đột quỵ, can thiệp nhanh cũng
như điều trị nội khoa kết hợp phục hồi chức

năng (PHCN) sớm là yếu tố quyết định kết
quả phục hồi của BN. Để có cái nhìn tổng
quan về kết quả điều trị NMN tại trung tâm,
chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục
tiêu: “Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân
nhồi máu não giai đoạn cấp tại trung tâm đột
quỵ bệnh viện Trung ương Thái Nguyên”.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Gồm 406 BN được chẩn đoán NMN cấp
điều trị nội trú tại Trung tâm Đột quị, Bệnh
viện Trung ương Thái Nguyên
Tiêu chuẩn chọn BN: BN được chẩn đoán
đột quị NMN theo tiêu chuẩn của WHO, kết
hợp khám lâm sàng và hình ảnh trên CT sọ,
CT mạch não hoặc MRI sọ não.
Tiêu chuẩn loại trừ: NMN không phải giai
đoạn cấp, BN và người nhà không đồng ý
tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang, theo dõi
dọc.
- Phương pháp nghiên cứu: Mô tả
- Kỹ thuật chọn mẫu: Thuận tiện.

- Phương pháp thu thập số liệu: Theo
mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian từ tháng 01/ 2022 - 06/ 2022.
- Địa điểm: Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện

Trung ương Thái Nguyên.
2.4. Các bước tiến hành
Bệnh nhân ĐQN vào viện được khám
đánh giá lâm sàng, thời gian khởi phát, chỉ
định xét nghiệm và chụp CT sọ não tại Trung
tâm đột quỵ. BN NMN cấp có chỉ định can
thiệp tiêu sợi huyết hoặc lấy huyết khối sẽ
được thực hiện tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh
sau đó đưa về Trung tâm đột quỵ điều trị. BN
khơng có chỉ định can thiệp sẽ được đánh giá
chức năng nuốt, điều trị nội khoa tiêu chuẩn
và phục hồi chức năng (PHCN). Những BN
có chỉ định can thiệp mở sọ giảm áp sẽ được
mớ sọ sau đó đưa về Trung tâm đột quỵ theo
dõi và điều trị. BN được kê đơn, hẹn tái
khám khi ra viện và đánh giá lại sau một
tháng. Số liệu được lưu tại Trung tâm đột
quỵ.
2.5. Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu đã thu thập được nhập và phân
tích bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Một số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Đặc điểm
Số lượng ( n= 406)
Nam
238
Giới
Nữ

168
< 50
31
51 – 60
73
Nhóm tuổi
61 – 70
128
71 – 80
107
> 80
67
Tuổi TB (mean + SD)
68,04 + 11,98

176

Tỷ lệ (%)
58,62
41,38
7,64
17,98
31,53
26,35
16,50


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

Nhận xét: Tỷ lệ nam: 58,62%, nữ: 41,33%; Tuổi trung bình 68,04 + 11,98; Nhóm tuổi từ

61-70 tuổi chiếm 31,53%.
Bảng 2. Một số yếu tố nguy cơ trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Yếu tố nguy cơ
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Tăng huyết áp
271
66,75
Đái tháo đường
85
20,94
Rung nhĩ
78
19,21
Tiền sử đột quỵ
75
18,47
Hút thuốc trong 10 năm
32
7,88
Rối loạn lipid máu
30
7,40
Xơ vữa mạch não
22
5,41
Nghiện rượu
12
2,96
Dùng thuốc tránh thai

5
1,23%
Nhận xét: Tăng huyết áp: 66,75%%, Đái tháo đường: 20,94%, rung nhĩ: 19,21%
Bảng 3. Vị trí nhồi máu não
Vị trí
Số lượng
Tỷ lệ (%)
ĐM cảnh trong
12
2,96
Vịng tuần hồn
82,02
trước
ĐM não giữa
321
79,06
Vịng tuần hồn sau
ĐM thân nền
73
17,98
Tổng
406
100
Nhận xét: BN nhồi máu não chủ yếu do tắc tuần hoàn trước (tắc ĐMN giữa:79,06%, ĐM
cảnh trong: 2,96%), ĐM thân nền:17,98%)
Bảng 4. Tỷ lệ can thiệp tái thông mạch
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Tiêu sợi huyết
54

13,30
Có can thiệp
19,95
tái thơng
Lấy huyết khối
27
6,65
Khơng can thiệp tái thông
325
80,05
Tổng
406
100
Nhận xét: Tỷ lệ can thiệp tái thông mạch là 19,95%, trong đó tiêu sợi huyết 13,30%, lấy
huyết khối cơ học 6,65% (13 BN được tiêu sợi huyết bắc cầu).
Bảng 5. Thời gian từ khi vào viện đến khi được can thiệp tái thơng mạch
Khoảng thời gian
Trung bình (Phút)
Thời gian cửa kim
26,5
Thời gian cửa bẹn
65
Nhận xét: Thời gian trung bình từ khi khởi phát đến khi chọc kim để tiêu sợi huyết là 26,5
phút. Thời gian trung bình từ khi vào viện đến khi chọc mạch bẹn 65phút.

177


HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC CHUYÊN NGÀNH ĐỘT QUỴ VÀ CÁC BỆNH THẦN KINH LIÊN QUAN LẦN THỨ IX - 2022


Bảng 6: Kết quả tái thơng của nhóm lấy huyết khối cơ học
Mức tái thông
Số BN (n=27)
Tỷ lệ %
Không tái thông
2
7,40
Không tốt
TCI 1
2
7,40
29,62
TCI 2a
4
14,82
TCI 2b
5
18,52
Tốt
70,38
TCI 3
14
51,86
Nhận xét: Tỷ lệ tái thơng tốt: 70,36%, tỷ lệ tái thơng hồn tồn: 51,86%
Bảng 7: So sánh điểm NIHSS lúc vào viện và ra viện
Nhóm
NIHSS vào
NIHSS ra
Tiêu sợi huyết
9,44 + 4,07

1,92 + 3,25
Lấy huyết khối
11,11 + 2,88
3,22 + 2,86
Không can thiệp
6,22 + 3,43
3,54 + 3,26
Tất cả nhóm nghiên cứu
6,97 + 3,52
2,49+ 2,56
Nhận xét: Điểm NIHSS trung bình khi vào viện 6,97 + 3,52; điểm NIHSS trung bình khi
ra viện: 3,54+ 3,24.
Bảng 8: Các biến chứng trong điều trị
Biến chứng
Số BN
Tỷ lệ %
Chảy máu não sau can thiệp tái thông
4
0,99
Viêm phổi bệnh viện
12
2,95
Loét tỳ đè
8
1,97
Tử vong
10
2,46
Nhận xét: Tỷ lệ tử vong là 2,46%, tỷ lệ viêm phổi bệnh viện là 2,95%, tỷ lệ chảy máu não
sau can thiệp tái thông mạch là 0,99%

Bảng 9. Đánh giá kết quả hồi phục sau 30 ngày kể từ khi ra viện
Kết quả hồi phục

Số BN (n= 396)

Tỷ lệ %

Tốt (mRS 0 – 2)

302

76,26

Trung bình (mRS 3-4)

86

21,72

Di chứng nặng, tử vong (mRS 5)

08

2,02

Nhận xét: Sau 1 tháng ra viện, tỷ lệ hồi phục tốt là 76,26%; hồi phục trung bình 21,71%,
di chứng nặng hoặc tử vong 2,02%
IV. BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nam
chiếm 58,62% cao hơn nữ, tương đồng với

các nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuyến,
178

Phùng đức Lâm [2], [5].
Tuổi trung bình: 68,04 + 11,98 cao hơn
nghiên cứu của Đinh Thị Hải Hà và Nguyễn
Văn Tuyến (64,61 ± 13,12) [2], Nguyễn Huy


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

Thắng [9]. Nhóm tuổi gặp nhiều nhất là từ
61-70 tuổi (chiếm 31,53%). Nhóm tuổi trẻ
dưới 50 tuổi chiếm 7,64%. Đặc biệt NMN do
tắc mạch lớn gặp ở tuổi còn rất trẻ (BN trẻ
tuổi nhất là 31 tuổi).
Các yếu tố nguy cơ hay gặp nhất là tăng
HA 66,75%, đái tháo đường 20,94%, rung
nhĩ 19,21%. Kết quả này tương tự như các
nghiên cứu của Vũ Văn Tuyến, Phùng Đức
Lâm [2], [5]. Trong nghiên cứu SWIFT, BN
tăng HA là 58% [8]. Tỷ lệ BN có tiền sử đã
bị đột quỵ chiếm 18,47%.
Vị trí tắc động mạch hệ tuần hồn trước
cao hơn tắc tuần hồn sau trong đóí tắc ĐMN
giữa chiếm 79,06%, tương đồng với các
nghiên cứu khác [2], [3], [5]
Tỷ lệ can thiệp tái thông mạch (tiêu sợi
huyết và lấy huyết khối cơ học) là 19,95%
(tiêu sợi huyết: 13,30%, lấy huyết khối:

6,55%). Điều này cho thấy nhiều BN đến
viện muộn không đảm bảo thời gian can
thiệp tái thơng có hiệu quả.
Thời gian từ khi nhập viện cho đến khi
tiêu sợi huyết là 26,5 phút. Thời gian từ khi
nhập viện đến khi chọc động mạch bẹn là 65
phút. Thời gian can thiệp và tái thông của
chúng tôi nhanh hơn so với một số tác giả
khác như Phùng Đức Lâm, Lê văn Huỳnh
[3], [5]. Chúng tôi đã rút ngắn đáng kể thời
gian từ khi khởi phát đến khi nhập viện và
thời gian từ khi nhập viện đến khi can thiệp
do đã tích cực tuyên truyền để người dân
nhận biết đột quỵ và đưa đến bệnh viện sớm.
Mặt khác, có sự cải tiến quy trình cấp cứu
đột quỵ cũng như đầu tư trang thiết bị cho
chẩn đoán và cấp cứu đột quỵ của bệnh viện
[4].

Tỷ lệ tái thông tốt (TCI 2b-3) chiếm
70,38% (2 BN không thể đưa dụng cụ lên
được vị trí động mạch bị tắc do xơ vữa mạch
mạn tính). Có 13/ 27 BN được được tiêu sợi
huyết bắc cầu và can thiệp lấy huyết khối,
qua theo dõi thấy các BN này hồi phục tốt
hơn so với các BN khơng có chỉ định tiêu sợi
huyết bắc cầu. Chúng tơi chưa ghi nhận biến
chứng nào ở nhóm được tiêu sợi huyết bắc
cầu, tuy nhiên số lượng BN cịn ít so với các
nghiên cứu khác [9].

Điểm NIHSS trung bình khi vào viện là
6,97 + 3,52, tương ứng với nghiên cứu của
Nguyễn Huy Thắng (NIHSS trung bình là 7)
[9] và có sự cải thiện điểm NIHSS so với khi
BN vào viện (giảm trung bình > 4 điểm) nhất
là ở nhóm can thiệp tái thông mạch.
Tỷ lệ tử vong trong nghiên cứu của chúng
tôi là 2,46% thấp hơn của Nguyễn Huy
Thắng (3,1%) [9].
Đánh giá mức độ hồi phục sau 30 ngày,
kết quả hồi phục tốt chiếm 70%, hồi phục
trung bình 15%, hồi phục kém hoặc tử vong
15%. Tỷ lệ khuyết tật nặng hoặc tử vong sau
30 ngày thấp hơn so với các tác giả khác có
thể do số lượng nghiên cứu cịn ít và sự lựa
chọn BN ở mức an toàn hơn [3], [5].
V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu 406 bệnh nhân nhồi máu não
cấp điều trị tại Trung tâm Đột quỵ bệnh viện
Trung ương Thái Nguyên từ tháng 01/2022
đến tháng 07/2022, kết quả thu được:
- Tuổi trung bình: 68,04 + 11,98; tỷ lệ
nam cao hơn nữ; tăng huyết áp 66,75%; đái
tháo đường 20,94%; rung nhĩ 19,21%; tiền
sử đã bị đột quỵ 19,21%.

179


HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC CHUYÊN NGÀNH ĐỘT QUỴ VÀ CÁC BỆNH THẦN KINH LIÊN QUAN LẦN THỨ IX - 2022


- Nhồi máu não do tắc tuần hoàn trước:
82,02%; tắc tuần hồn sau 17,98%. Điểm
NIHSS trung bình khi vào viện 6,97 + 3,52,
ra viện là 2,49+ 2,56, Tỷ lệ tử vong của
nhóm nghiên cứu là 2,46%
- Tỷ lệ can thiệp tiêu sợi huyết và lấy huyết
khối cơ học là 19,95%; Thời gian cửa kim
trung bình 26,5 phút. Thời gian cửa bẹn
trung bình 65 phút.
- Tỷ lệ bệnh nhân hồi phục tốt với điểm
Rankin sau 30 ngày từ 0-2 điểm chiếm
76,26%, tỷ lệ di chứng nặng và tử vong là
2,02%
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Quang Anh và CS (2013), “Đánh giá hiệu
quả bước đầu của phương pháp lấy huyết khối
bằng stet Solitaire ở các bệnh nhân nhồi máu
não tối cấp”, tạp chí điện quang số 14
2. Đinh Thị Hải Hà, Nguyễn Văn Tuyến và cs
(2018), “Đánh giá kết quả điều trị tái thông
mạch ở bệnh nhân nhồi máu não cấp do tắc
nhánh lớn động mạch nội sọ”, tạp chí Y học
Việt Nam tập 471
3. Lê Vũ Huỳnh và cs (2019), “Nghiên cứu phối
hợp tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch và lấy
huyết khối đường động mạch trên bệnh nhân
nhồi máu não cấp”, tạp chí Y học Việt Nam
tập 482, tr 263-272
4. Bùi Thị Huyền Và cs (2019), “Kết quả điều

trị lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học ở bệnh
nhân nhồi máu não cấp do tắc nhánh lớn động

180

mạch nội sọ”, tạp chí Y học Việt Nam tập
482, tr 149-153
5. Phùng Đức Lâm, Nguyễn Thu Huyền Và cs
(2019), “Kết quả Kết quả lấy huyết khối bằng
dụng cụ cơ học trong tắc mạch lớn ở bệnh
nhân đột quỵ nhồi máu não cấp”, tạp chí Y
học Việt Nam tập 482, tr 116-121
6. Gao F., et al (2015), “Combined Use of
Mechanical Thrombectomy with Angioplasty
and Stenting for Acute Basilar Occulusions
with
Underlying
Severe
Intracranial
Vertebrobasilae
Stenosis:
Preliminary
Xesperience from a Single Chinese Center”
AJNR Am J Neuroradiol 36, 1947- 52
7. Puck SS Fransen, Debbic Beumer et al.,
(2014), “MR Clean, a multicenter randomized
clinical trial of endovascular treatment for
acute ischemic stroke in the Netherlands:
study protocol for a randomized controlled
trial”, Frasen et al. trial 2014, 15:343

8. Saver, J. L, et al., (2012), “Solitaire flow
restoration device versus the Merci Retriever
in patients with acute ischaemic stroke
(SWIFT): a randomised, parallel-group, noninferiority trial”, Lancet, 380 (9849): p. 12419
9. Thang Huy Nguyen, Seana Gall, Dominique
A. Cadilhac, et al, (2019) “Processes of
Stroke Unit Care and Outcomes at Discharge
in Vietnam: Findings from the Registry of
Stroke Care Quality (RES-Q) in a Major
Public Hospital” Journal of Stroke Medicine
1–9 © 2019



×