Tải bản đầy đủ (.docx) (192 trang)

Tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 192 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Nguyễn Hoàng Phong

TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH ĐẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2019


Nguyễn Hoàng Phong

TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH ĐẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 9340201_TC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Phan Thị Thu Hà

HÀ NỘI – 2019


iii



LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này là do tôi thực hiện và không vi phạm yêu
cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày 11 tháng 07 năm 2019
Người hướng dẫn

Tác giả luận án

PGS. TS. Phan Thị Thu Hà

Nguyễn Hoàng Phong


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế quốc
dân, Viện Ngân hàng - Tài chính, Viện Đào tạo Sau đại học đã giảng dạy và trang bị cho
tôi các kiến thức, kỹ năng nghiên cứu trong suốt khóa học.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS. Phan Thị Thu Hà,
người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn, đóng góp các ý kiến q báu cho tơi trong suốt
q trình thực hiện luận án này.
Sau cùng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của gia đình và đồng
nghiệp trong suốt q trình học tập và hồn thành luận án.
Hà Nội, ngày 11 tháng 07 năm 2019
Tác giả luận án

Nguyễn Hoàng Phong



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... ii
MỤC LỤC....................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH......................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU................................................................. 8
1.1. Quá trình cạnh tranh của ngành ngân hàng Việt Nam................................................. 8
1.2. Tình hình cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngành NH Việt Nam......................11
1.3. Tổng quan các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng.............................15
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi............................................................... 15
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước................................................................ 22
1.4. Tổng quan nghiên cứu tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. 29
1.4.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi.................................................................29
1.4.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước................................................................ 34
1.5. Khoảng trống nghiên cứu.......................................................................................... 37
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................. 40
2.1. Khái quát về hiệu quả................................................................................................ 40
2.1.1. Khái niệm hiệu quả........................................................................................ 40
2.1.2. Hiệu quả biên................................................................................................. 40
2.1.3. Phân loại hiệu quả.......................................................................................... 41
2.2. Lý thuyết về tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.................47
2.2.1. Lý thuyết tân cổ điển...................................................................................... 47


2.2.2. Giả thuyết “Structure – Conduct – Performance” (SCP)................................ 47
2.2.3. Giả thuyết “Relative Market Power” (RMP)................................................. 48
2.2.4. Giả thuyết “Efficiency – Structure” (ES)....................................................... 49

2.2.5. Giả thuyết “Contestable Markets” (CM)........................................................ 50
2.2.6. Giả thuyết “Quiet Life” (QL)......................................................................... 51
2.2.7. Giả thuyết “Banking Specificities” (BS)........................................................ 52
2.3. Một số yếu tố khác tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng............................... 53
2.3.1. Các yếu tố bên trong ngân hàng..................................................................... 54
2.3.2. Các yếu tố kinh tế vĩ mô................................................................................ 57
2.4. Khung lý thuyết nghiên cứu...................................................................................... 60
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 62
3.1. Cạnh tranh và các mô hình đo lường cạnh tranh....................................................... 62
3.1.1. Mơ hình Cấu trúc Ngành (IO)........................................................................ 62
3.1.2. Mơ hình Cấu trúc Ngành Thực nghiệm mới (NEIO)..................................... 64
3.1.3. Lựa chọn mơ hình đo lường cạnh tranh......................................................... 69
3.2. Các mơ hình đo lường hiệu quả................................................................................. 71
3.2.1. Phương pháp đo lường hiệu quả từng phần.................................................... 73
3.2.2. Phương pháp đo lường hiệu quả biên............................................................. 82
3.3. Mơ hình nghiên cứu................................................................................................... 99
3.4. Phương pháp ước lượng.......................................................................................... 102
3.5. Dữ liệu nghiên cứu.................................................................................................. 104
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................... 108
4.1. Kết quả ước lượng hiệu quả..................................................................................... 108
4.1.1. Thống kê mô tả các biến ước lượng hiệu quả.............................................. 108
4.1.2. Kết quả ước lượng các chỉ số hiệu quả......................................................... 110


4.2. Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu................................................ 111
4.3. Phân tích tương quan giữa các biến giải thích......................................................... 113
4.4. Kết quả ước lượng tác động của cạnh tranh đến hiệu quả....................................... 115
CHƯƠNG 5. THẢO LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH.........................120
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu.................................................................................. 120
5.1.1. Tác động của cạnh tranh đến hiệu quả của các ngân hàng...........................120

5.1.2. Tác động của các yếu tố phi cạnh tranh đến hiệu quả của các ngân hàng....122
5.1.3.Các yếu tố điều chỉnh tác động của cạnh tranh đến hiệu quả của các ngân hàng 125
5.2. Một số hàm ý chính sách......................................................................................... 125
5.2.1. Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước................................................ 126
5.2.2. Đối với các ngân hàng thương mại.............................................................. 130
5.3. Hạn chế của Luận án và một số gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo........................134
KẾT LUẬN................................................................................................................... 136
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.....................................................................................138
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... 139
PHỤ LỤC...................................................................................................................... 160


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nội dung

ACB

Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations – Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á


BIDV

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư & Phát triển Việt Nam

CAR

Capital Adequacy Ratio – Tỷ lệ an tồn vốn

CP

Chính phủ

EU

European Union – Liên minh Châu Âu

Eximbank

Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

GDP

Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội

HOSE

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

HQHĐ


Hiệu quả hoạt động

HNX

Sở Giao dịch Chứng khốn Hà Nội

LVPB

Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt

IMF

International Monetary Fund – Quỹ Tiền tệ Quốc tế

M&A

Merger & Acquisition – Mua bán và sáp nhập



Nghị định

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước


NHNNg

Ngân hàng nước ngoài

NHTM

Ngân hàng thương mại

NNg

Nước ngoài

PCA

Principal Component Analysis – Phương pháp phân tích thành phần chính




Quyết định

SCB

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn

TCTD

Tổ chức tín dụng


Techcombank Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
TTg

Thủ tướng

VIB

Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam

Vietcombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Vietinbank

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

VPBank

Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Mô tả một số nghiên cứu về HQHĐ của ngân hàng ở nước ngồi...................17
Bảng 1.2. Mơ tả một số nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng ở Việt Nam...26
Bảng 1.3. Mô tả một số nghiên cứu về tác động của cạnh tranh đến HQHĐ của ngân hàng
ở nước ngồi..................................................................................................................... 31
Bảng 1.4. Mơ tả một số nghiên cứu về tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động
của ngân hàng ở Việt Nam...............................................................................................35
Bảng 2.1. Kỳ vọng của các các giả thuyết về tác động của cạnh tranh.............................53

Bảng 3.1. Các chỉ số đo lường hiệu quả theo CAMELS..................................................78
Bảng 3.2. Các giá trị thống kê liên quan đến PCA của chỉ OPI........................................81
Bảng 3.3. Các phương pháp tiếp cận hiệu quả hoạt động của ngân hàng.........................86
Bảng 3.4. Tóm tắt các biến được sử dụng để ước tính hiệu quả NH................................87
Bảng 3.5. Giải thích các biến trong mơ hình nghiên cứu................................................100
Bảng 3.6. Tổng hợp các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu.............................................105
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến dùng để tính hiệu quả biên......................................108
Bảng 4.2. Thống kê mô tả các chỉ số đo lường hiệu quả tổng hợp.................................110
Bảng 4.3. Điểm hiệu quả chi phí trung bình theo các phương pháp đo lường................111
Bảng 4.4. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu..............................................................112
Bảng 4.5. Kiểm định đa cộng tuyến...............................................................................113
Bảng 4.6. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến giải thích.........................................114
Bảng 4.7. Kết quả ước lượng mơ hình nghiên cứu với biến hiệu quả DEA_CE.............115
Bảng 4.8. Kết quả ước lượng mơ hình nghiên cứu với biến hiệu quả SFA_CE..............117
Bảng 4.9. Kết quả ước lượng mơ hình nghiên cứu với biến hiệu quả OPI.....................118
Bảng 5.1. Xu hướng tác động của biến Lerner đến hiệu quả NH...................................121
Bảng 5.2. Xu hướng tác động của biến Adj_Lerner đến hiệu quả NH...........................122
Bảng 5.3. Tóm tắt các kết quả ước lượng mơ hình nghiên cứu......................................123


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam (tính đến 31/12/2018)..................................9
Hình 1.2. Thị phần huy động và cho vay của ngành ngân hàng Việt Nam năm 2016.......12
Hình 1.3. Xu hướng cạnh tranh của ngành ngân hàng Việt Nam......................................13
Hình 1.4. Xu hướng hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.................................14
Hình 1.5. Cạnh tranh và hiệu quả NH của một số quốc gia trong khu vực (2016)...........15
Hình 2.1. Hiệu quả kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận đầu vào.....................................42
Hình 2.2. Hiệu quả kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận đầu ra........................................43
Hình 2.3. Hiệu quả chi phí...............................................................................................46
Hình 2.4. Tóm tắt giả thuyết “Structure-Conduct-Performance”......................................48

Hình 2.5. Tóm tắt giả thuyết “Relative Market Power”....................................................49
Hình 2.6. Tóm tắt giả thuyết “Efficiency – Structure”......................................................50
Hình 2.7. Tóm tắt giả thuyết “Contestable Markets”........................................................51
Hình 2.8. Tóm tắt giả thuyết “Quiet Life”........................................................................51
Hình 2.9. Tóm tắt giả thuyết “Banking Specificities”......................................................52
Hình 2.10. Khung lý thuyết nghiên cứu............................................................................61
Hình 3.1. Các phương pháp đo lường hiệu quả phổ biến..................................................72
Hình 3.2. Đường biên CRS và VRS.................................................................................92


12

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các tổ chức tài chính đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc tạo điều kiện để
phát triển kinh tế không chỉ cho một quốc gia nói riêng mà cịn cho cả thế giới nói chung.
Chúng góp phần làm giảm sự bất cân xứng thơng tin và chi phí giao dịch, giúp nền kinh tế
tiết kiệm nguồn lực và hướng tới các cơ hội đầu tư hiệu quả nhất (Rajan & Zingales,
1998; Demirguc-Kunt & cộng sự, 2008). Các NH xây dựng mối quan hệ với khách hàng
và trở thành chiếc cầu nối cho các chủ thể thừa và thiếu vốn, giúp họ dễ dàng tham gia
vào các giao dịch nhằm phân phối nguồn lực hiệu quả mà không bị hạn chế bởi vấn đề lựa
chọn bất lợi (adverse selection) và rủi ro đạo đức (moral hazards) (Diamond, 1984). Có
nhiều bằng chứng cho thấy sự phát triển tài chính nhờ ngành NH hoạt động hiệu quả đã
góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế (Rajan & Zingales, 1998). Các tổ chức tài chính
hoạt động tốt sẽ đảm bảo phân bổ vốn hiệu quả và cung cấp khả năng tiếp cận các dịch vụ
tài chính cho các hộ gia đình và doanh nghiệp sản xuất, giúp đẩy mạnh tốc độ tăng
trưởng, cải thiện phân phối thu nhập và xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, nếu các tổ chức
tài chính hoạt động khơng hiệu quả thì cơ hội đổi mới và tăng trưởng kinh tế sẽ bị thu
hẹp, bất bình đẳng thu nhập vẫn tồn tại, thậm chí có thể gây ra các cuộc khủng hoảng
nghiêm trọng như khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2007 – 2008 (Demirguc-Kunt &

cộng sự, 2008). Khi các NH sử dụng nguồn tiền gửi của khách hàng để đầu tư vào những
khoản vay rủi ro và kém thanh khoản thì có khả năng cao dẫn đến vỡ nợ, gây ra rủi ro hệ
thống nghiêm trọng, làm giảm tăng trưởng của nền kinh tế. Do đó, khơng giống như các
tổ chức phi tài chính, các NH được kiểm sốt và giám sát chặt chẽ để đảm bảo hoạt động
phải thực sự an tồn và hiệu quả.
Sau khủng hoảng tài chính tồn cầu, những tranh luận về các chính sách cơ cấu và
điều tiết nhằm cải thiện khả năng phục hồi của ngành NH được diễn ra sơi nổi trên tồn
thế giới. Cấu trúc thị trường NH và cường độ cạnh tranh giữa các trung gian tài chính là
tiêu điểm cho việc lựa chọn chính sách của các chính phủ, các NH trung ương và cơ quan
giám sát. Hiểu được quy luật cạnh tranh có thể tạo động lực cho các TCTD thiết kế và tổ
chức một hệ thống tài chính ổn định, hiệu quả nhằm tài trợ cho các cơ hội đầu tư cũng
như hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững.
Đã có nhiều nghiên cứu cố gắng giải thích những tác động của cạnh tranh đến
HQHĐ của các NH, đặc biệt là từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu (Bourke,


1989; Lloyd-Williams & cộng sự, 1994; Uchida & Tsuitsui, 2005; Maudos & De
Guevara, 2007; Schaeck & Cihák, 2008; Ariss, 2010; Coccorese & Pellecchia, 2010;
William, 2012; Fungácová & cộng sự, 2013; Andries & Căpraru, 2014; Tan, 2016). Tuy
nhiên, các kết luận từ những kết quả nghiên cứu thực nghiệm vẫn còn gây nhiều tranh cãi
cho các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách. Một số giả thuyết đã được đưa ra để
tranh luận cho mối quan hệ này. Ủng hộ cho việc gia tăng mức độ tập trung thị trường hay
suy giảm cạnh tranh sẽ giúp các NH trở nên hoạt động hiệu quả hơn có các giả thuyết
“Structure – Conduct – Performance”, “Contestable Markets”, “Efficiency – Structure” và
“Banking specificites”. Trong khi đó, đồng tình với việc nên tăng cường áp lực cạnh tranh
trên thị trường để tạo động lực cho các NH hoạt động hiệu quả hơn có các lý thuyết của
Trường phái Tân cổ điển và giả thuyết “Quiet life”. Mặt khác, trong khi phần lớn các
nghiên cứu trong lĩnh vực này được thực hiện ở các quốc gia phát triển như Mỹ và các
nước Châu Âu (EU) thì chỉ có một vài nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ giữa cạnh
tranh và hiệu quả NH ở các nền kinh tế đang phát triển (Pruteanu-podpiera & cộng sự,

2008; Fu & Heffernan, 2009; Ariss, 2010; Williams, 2012).
Việt Nam, một nền kinh tế mới nổi ở châu Á, trong những năm gần đây đã có
những thành tích ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trung bình đạt 6,6%
trong giai đoạn 2005 – 2017, so với mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội trung bình
tồn cầu (GDPG) chỉ 2,8%. Cùng với quá trình tư nhân hóa ngành NH, tự do hóa tài
chính, xúc tiến hoạt động M&A và mở cửa cho các NH nước ngoài, Việt Nam trong hơn
ba thập kỷ gần đây đã có những cải cách đáng kể trong ngành NH nhằm cải thiện chất
lượng quản lý và tăng HQHĐ của các NH. Theo đó, tập trung thị trường hay mức độ cạnh
tranh và HQHĐ của ngành NH Việt Nam ít nhiều cũng đã có những thay đổi. Dữ liệu từ
Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho thấy, thị phần tài sản của năm NH lớn nhất tại Việt
Nam đã giảm bớt 28,7% trong vòng 12 năm (2005-2016). Cũng trong giai đọan này, mức
độ tập trung của ngành NH Việt Nam đã giảm khoảng 1,8 lần. Khi thị trường bớt “cô đặc”
sẽ đồng nghĩa với việc cạnh tranh trong ngành NH đang ngày càng gia tăng do q trình
tự do hóa tài chính, phát triển công nghệ, cải cách hệ thống NH và làn sóng hội nhập quốc
tế sâu rộng. Mặt khác, HQHĐ của các NH được thể hiện qua tỷ suất sinh lời trên bình
quân tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên bình quân vốn chủ sở hữu (ROE) cũng có
sự sụt giảm, khoảng hai lần, trong vịng hơn một thập kỷ qua. Kết quả này một phần là do
sự yếu kém trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của chính các NH, phần khác là
do những thách thức ngày càng khó lường đến từ mơi trường bên ngoài, chẳng hạn như sự


“pha loãng” của cấu trúc thị trường hay gia tăng áp lực cạnh tranh. Do dó, để có thể cải
thiện HQHĐ, một trong những nhiệm vụ quan trọng trước mắt của các NHTM Việt Nam
là cần phải xây dựng những chính sách cạnh tranh phù hợp để có thể ứng phó tốt hơn
những vấn đề phát sinh trong giai đoạn hội nhập tài chính sâu rộng đang diễn ra mạnh mẽ.
Tuy nhiên, các bằng chứng thực nghiệm kiểm tra mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả
trong hệ thống NH để làm cơ sở lý luận cho việc đề xuất các chính sách thực tiễn vẫn cịn
khá hạn chế ở Việt Nam, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu.
Ngành NH ở Việt Nam đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong sự phát triển
của nền kinh tế quốc gia. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, vào cuối năm 2016, tín

dụng nội địa do ngành NH Việt Nam cung cấp chiếm 141,9% GDP (trong đó, tín dụng
cho khu vực cơng chiếm 18,1% và khu vực tư nhân chiếm 123,8%). Vì vậy, HQHĐ của
các NHTM Việt Nam luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt từ chính phủ, cơ quan quản lý NH
và các nhà nghiên cứu học thuật. Sự quan tâm này được thúc đẩy nhiều hơn bởi sự gia
tăng các thương vụ M&A trong lĩnh vực NH, những thay đổi trong công nghệ sản xuất và
các chính sách kinh tế vĩ mơ. Xác định các yếu tố quyết định HQHĐ NH, đặc biệt là yếu
tố cạnh tranh, theo đó trở nên vơ cùng cấp thiết trong bối cảnh ngành NH Việt Nam hiện
có nhiều biến động như hiện nay.
Với những bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính, các NH dĩ nhiên sẽ trở
nên thận trọng hơn. Tuy nhiên, trước áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng do xu hướng
tồn cầu hóa kéo theo làn sóng hội nhập của các NH ngoại sẽ gây ra những ảnh hưởng
không hề nhỏ đến HQHĐ của các NH trong nước. Việc chuẩn bị để ứng phó với những
diễn biến phức tạp của cạnh tranh theo đó sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của các
NHTM Việt Nam. Mặt khác, sự mở rộng quy mô tài sản và gia tăng vốn điều lệ từ tái cấu
trúc trong thời gian qua đã dẫn đến những biến động khơng mong đợi về tình hình tài
chính. Tình trạng suy giảm lợi nhuận của các NHTM liên tiếp xảy ra đòi hỏi các nhà quản
lý NH phải tính đến cả những tác động từ cạnh tranh và mơi trường kinh tế vĩ mơ. Do đó,
bên cạnh những động thái can thiệp kịp thời từ NHNN nhằm cải thiện tình hình, bản thân
các NHTM Việt Nam cũng cần phải tích cực chủ động trong việc thay đổi chính sách
cạnh tranh nhằm giữ vững thị phần và duy trì lợi nhuận.
Từ thực tế nêu trên, có thể thấy nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh và
HQHĐ của ngành NH là yêu cầu khách quan mà thực tiễn đặt ra. Trên cơ sở đó, tác giả đã
lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng thương mại Việt Nam”.


2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung phân tích tác động của mức độ cạnh tranh trên thị trường đến
HQHĐ của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2017. Cụ thể, nghiên cứu xem
xét mối quan hệ giữa cạnh tranh và HQHĐ của các NH là quan hệ tuyến tính hay phi

tuyến tính. Đồng thời, tác động của cạnh tranh đến hiệu quả NH sẽ được đánh giá theo
loại hình sở hữu NH, tình trạng M&A, sự ổn định của hệ thống tài chính và sự thay đổi
cấu trúc của hệ thống NH. Kết quả nghiên cứu hàm ý những chính sách quan trọng giúp
các NHTM có thể tăng cường HQHĐ kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh mới. Hơn
nữa, các yếu tố khác có tác động đến HQHĐ của NH cũng được kiểm sốt, từ đó đề xuất
những khuyến nghị cần thiết cho các nhà quản trị NH và hoạch định chính sách có thể
tham chiếu khi tiến hành dự báo và ứng phó với những cú sốc tài chính có thể xảy ra.
Từ những mục tiêu trên, nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau:
i) Giữa cạnh tranh và HQHĐ của các NH có mối quan hệ phi tuyến tính hay không?
ii) Tác động của cạnh tranh đến HQHĐ của các NH có sự khác biệt theo loại hình
sở hữu NH hay không?
iii) Tác động của cạnh tranh đến HQHĐ của các NH được M&A có sự khác biệt so
với các NH không được M&A hay không?
iv) Tác động của cạnh tranh đến HQHĐ của các NH có sự khác biệt khi khủng
hoảng tài chính xảy ra hay khơng?
v) Tác động của cạnh tranh đến HQHĐ của các NH có sự khác biệt trước và trong
giai đoạn tái cơ cấu hay không?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tác động của cạnh tranh đến HQHĐ và các yếu tố chi phối sự tác
động của cạnh tranh đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi thời gian: từ năm 2005 đến năm 2017. Đây là khoảng thời gian mà hàng
loạt các NH nông thôn được chuyển đổi thành NH đô thị và thành lập mới các NH giai
đoạn 2004-2007, đánh dấu một bước phát triển mới trong lĩnh vực NH tại Việt Nam.
Cũng trong giai đoạn này, nhiều sự kiện quan trọng liên tiếp xảy ra ít nhiều ảnh hưởng
đến cấu trúc thị trường, quá trình cạnh tranh và HQHĐ của các NHTM như việc Việt


Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối

năm 2007 tạo điều kiện cho các NH thuộc sở hữu nước ngoài được phép thành lập; Khủng
hoảng tài chính tồn cầu nổ ra vào năm 2008 gây ra những biến động của thị trường bất
động sản và bong bóng chứng khốn, làm gia tăng nợ xấu của các NH; Chính phủ quy
định các TCTD đến hết năm 2011 phải nâng vốn pháp định lên 3.000 tỷ đồng, dẫn đến
tình trạng sở hữu chéo vơ cùng phức tạp trong hệ thống NH; Chính sách tiền tệ được điều
chỉnh liên tục từ nới lỏng 2006-2008, thắt chặt cuối 2008, rồi lại nới lỏng 2009-2010
trước khi thắt chặt trở lại từ 2011 đến nay, kết quả dẫn đến những điều chỉnh liên tục của
chính sách tự do hóa lãi suất; Cơng ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
(VAMC) được thành lập và hoạt động theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ
như cơng cụ để giúp các NH tích lũy lợi nhuận nhằm xử lý nợ xấu; Hệ thống NH Việt
Nam thực hiện tái cấu trúc theo hai đề án của Chính phủ khiến cho thị trường M&A
ngành NH trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết và đỉnh điểm là việc NHNN mua lại ba NHTM
cổ phần với giá 0 đồng.
+ Phạm vi không gian: 34 NHTM Việt Nam hoạt động trong khoảng thời gian
2005-2017, trong đó, các NHTM cổ phần chiếm số lượng chủ yếu với 27 NH, các NH còn
lại gồm 5 NHTM Nhà nước và 2 NH liên doanh. Các NH được lựa chọn phản ánh được
thực tế cơ cấu ngành nên có khả năng đại diện cho toàn ngành NH Việt Nam. Nghiên cứu
cũng xem xét so sánh tác động của cạnh tranh đến HQHĐ giữa các NH có vốn được sở
hữu chủ yếu bởi Nhà nước và các loại hình NHTM cịn lại.

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Cách tiếp cận:
+ Ngoài các thước đo hiệu quả biên (DEA và SFA) phổ biến, nghiên cứu còn sử
dụng chỉ số hiệu quả tổng hợp được kết hợp từ sáu thành phần CAMELS để đo lường
hiệu quả NH, đồng thời hai thước đo cạnh tranh (chỉ số Lerner và Lerner hiệu chỉnh) cũng
được lần lượt sử dụng với hy vọng sẽ cung cấp các kết quả ước lượng vững nhất cho vấn
đề nghiên cứu.
+ Dữ liệu nghiên cứu gồm dữ liệu mô tả các đặc thù ngân hàng được thu thập chủ

yếu từ báo cáo tài chính thường niên của các NHTM Việt Nam thông qua tổ chức Orbis

Bank Focus và dữ liệu kinh tế vĩ mô được thu thập từ Databank của Ngân hàng Thế giới,
báo cáo thường niên của Tạp chí “The Wall Street Journal” và Quỹ Di sản (The Heritage
Foundation), báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam và Tổng cục Thống kê.


+ Các mơ hình ước lượng khơng bao gồm biến tương tác sẽ được so sánh với các
mơ hình bao gồm biến tương tác giữa cạnh tranh và các biến giả nhằm đánh giá sự thay
đổi về tác động của cạnh tranh đến HQHĐ của NH theo nhiều tiêu chí khác nhau.
- Phương pháp nghiên cứu: Bên cạnh việc trình bày, phân tích, đánh giá thực tiễn
vấn đề nghiên cứu thông qua nguồn dữ liệu thứ cấp đáng tin cậy, cũng như tham khảo ý
kiến của một số chuyên gia có hiểu biết trong lĩnh vực, phương pháp nghiên cứu được sử
dụng chính là nghiên cứu định lượng với các bước tiến hành cụ thể như sau:
i) Tổng quan nghiên cứu: Tác giả tiến hành tổng quan các cơng trình nghiên cứu có
liên quan cả trong và ngồi nước nhằm xác định khoảng trống và câu hỏi nghiên
cứu.
ii) Xây dựng giả thuyết và mơ hình nghiên cứu: Từ kết quả tổng quan nghiên cứu,
tác giả tiến hành xây dựng khung lý thuyết và đưa ra các giả thuyết và mô hình
nghiên cứu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Mơ hình nghiên cứu được xây
dựng theo dạng hàm hồi quy đa biến.
iii) Thu thập và xử lý dữ liệu: Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp từ Orbis
Bank Focus với báo cáo tài chính của 34 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2005
– 2017 cùng với những nguồn dữ liệu từ các tổ chức quốc tế đáng tin cậy khác.
Ngồi ra, dữ liệu dùng để mơ tả thực trạng vấn đề nghiên cứu còn được thu thập
từ báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam và Ủy ban Giám sát tài chính
Quốc gia. Dữ liệu được trình bày dưới dạng dữ liệu bảng (panal data).
iv) Phân tích, kiểm định mơ hình: Tác giả dự kiến sử dụng phương pháp mơ hình
GMM hệ thống hai bước để ước lượng mơ hình dữ liệu bảng. Bên cạnh đó, các
cơng cụ thích hợp cũng được sử dụng để kiểm định giả thuyết và mơ hình nghiên
cứu. Kết quả kiểm định sẽ giúp xác định tính phù hợp của các giả thuyết và dạng
mơ hình, đồng thời phát hiện những dấu hiệu vi phạm các giả thiết (nếu có) của

mơ hình nghiên cứu.
v) Đánh giá tính phù hợp của kết quả: Nếu mơ hình được cho là phù hợp sau các
kiểm định thì sẽ đưa vào sử dụng và phân tích kết quả. Nếu không sẽ quay lại
điều chỉnh ở các bước trước đó.
vi) Hàm ý chính sách: Cuối cùng, từ kết quả kiểm định, tác giả sẽ trình bày một số
hàm ý chính sách nhằm cải thiện điều kiện cạnh tranh cũng như nâng cao HQHĐ
của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới.


5. Những đóng góp mới của đề tài
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về hiệu quả NH và tác động của cạnh tranh đến
HQHĐ của các NH được tiến hành trên thế giới với các phạm vi và phương pháp nghiên
cứu khác nhau, tính đến thời điểm hiện tại, các nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam vẫn
còn rất hạn chế, đặc biệt là việc xem xét mối quan hệ phi tuyến tính giữa hai biến nghiên
cứu dường như chưa từng có. Mặt khác, chưa có nghiên cứu nào kết hợp cả thước đo hiệu
quả biên và hiệu quả tổng hợp (OPI) để đại diện cho HQHĐ của các NH. Bên cạnh đó,
việc xem xét tác động của cạnh tranh đến HQHĐ NH theo từng loại hình sở hữu NH, tình
trạng M&A, tình trạng ổn định tài chính và q trình tái cấu trúc của hệ thống NH cũng là
những điểm mới nổi bật trong nghiên cứu này.

6. Kết cấu của luận án
Ngoài các phần phụ, luận án được trình bày thành năm chương gồm:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý thuyết
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu
Chương 5. Thảo luận và một số hàm ý chính sách


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Chương này giới thiệu khái quát về thực trạng vấn đề nghiên cứu và tổng quan các
nghiên cứu có liên quan, bao gồm năm phần. Phần thứ nhất trình bày sơ lược quá trình
phát triển cạnh tranh của ngành NH Việt Nam. Phần thứ hai phân tích khái qt tình hình
cạnh tranh và HQHĐ của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Phần thứ ba
và thứ tư thực hiện tổng quan các nghiên cứu cả trong và ngồi nước có liên quan đến
hiệu quả và tác động của cạnh tranh đến HQHĐ của các NH, từ đó xác định các khoảng
trống nghiên cứu và chỉ ra những điểm mới trong nghiên cứu ở phần cuối cùng.

1.1. Quá trình cạnh tranh của ngành ngân hàng Việt Nam
Kể từ khi ra đời, ngành NH Việt Nam đã phải đối mặt với mn vàn khó khăn và
trải qua nhiều cuộc cải cách quan trọng để chuyển đổi mơ hình hoạt động cho phù hợp với
sự vận động của nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của ngành NH, sự cạnh tranh giữa các
NHTM Việt Nam cũng đã có những diễn biến đáng kể theo thời gian.
Trước năm 1988, hệ thống NH Việt Nam vận hành theo mơ hình NH một cấp.
NHNN Việt Nam vừa đảm nhận chức năng của một NH trung ương vừa hoạt động với vai
trò của một NH trung gian. Thị trường NH Việt Nam theo đó hồn tồn tập trung trong
giai đoạn này. Các quyết định về tiền gửi và cho vay khơng xuất phát từ ý chí của mỗi NH
mà chỉ nhằm thực hiện các pháp lệnh bắt buộc từ chính phủ. Q trình cải cách NH sau
đó đã chính thức chuyển đổi cơ chế hoạt động của hệ thống NH Việt Nam từ một cấp
thành hai cấp trong giai đoạn 1988 – 1990, trong đó gồm NHNN Việt Nam đóng vai trị là
NH trung ương; bốn NHTM Nhà nước; các NHTM cổ phần; NH liên doanh; chi nhánh và
văn phịng đại diện của các NH nước ngồi; các hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng nhân
dân và cơng ty tài chính thực hiện các hoạt động chuyên doanh NH.
Sau năm 1990, nhờ sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang vận hành theo cơ
chế thị trường, mỗi TCTD đã được quyền tự do kinh doanh, bao gồm cả tự do cạnh tranh.
Thêm vào đó, việc ban hành Luật Cạnh tranh năm 2004 là một bước tiến rõ ràng trong
việc thúc đẩy cạnh tranh công bằng giữa các công ty và các NHTM.
Từ năm 2005, việc chuyển đổi một loạt các NH nông thôn thành NH đô thị đã
đánh dấu một bước phát triển cạnh tranh mới trong lĩnh vực NHTM tại Việt Nam. Sau khi
cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu nổ ra vào năm 2008, nhiều NH mới thành lập đã

khiến cuộc cạnh tranh giữa các NHTM ở Việt Nam trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.


Cũng kể từ năm 2008, để thực hiện các cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO, NHNN đã
chính thức cho năm NH thuộc sở hữu nước ngoài được phép thành lập. Kể từ đó, số lượng
NH nước ngồi ngày càng gia tăng ở Việt Nam, tạo ra áp lực cạnh tranh không khoan
nhượng đối với các NH trong nước. Do sự yếu kém trong quản lý và năng lực tài chính,
sức mạnh của một số NHTM Việt Nam đã có dấu hiệu giảm sút đáng kể trong điều kiện
kinh tế khó khăn và cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Đỉnh điểm là việc NHNN mua lại
100% cổ phần của ba NH yếu kém với giá không đồng trên mỗi cổ phiếu trong năm 2015.
Điều này đã phần nào phản ánh những vấn đề đáng lo ngại về tình trạng sức khỏe của một
số NH trước áp lực và sự phức tạp đang ngày càng gia tăng của cạnh tranh.
60
50
40
30
20
10
0

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

NHTM Nhà nước*
Chi nhánh NHNNg

NHTM cổ phần
NH 100% vốn NNg

NH liên doanh


(*) Bao gồm cả các NHTM cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
Hình 1.1. Cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam (tính đến 31/12/2018)
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam
Những năm gần đây, ngành NH Việt Nam đã có những chuyển biến mạnh mẽ,
từng bước tiến sâu hơn vào q trình hội nhập tài chính quốc tế. Việc Việt Nam đã liên
tiếp ký kết thành công một loạt các hiệp định thương mại, nhất là Hiệp định Đối tác Kinh
tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (nay đổi thành Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến


bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP) vào cuối năm 2017 đã mở ra những cơ hội cũng
như thách thức mới cho hệ thống NH Việt Nam. Hội nhập đồng nghĩa với việc kéo theo
một lượng lớn các NH sở hữu nước ngồi có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, cơng nghệ hiện
đại và trình độ quản lý cao tham gia vào thị trường tài chính nội địa. Do đó, việc các NH
trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ “nặng ký” này là điều
khó có thể tránh khỏi. Hình 1.1 cho thấy, so với trước đây, số lượng các NH nội đã có xu
hướng giảm từ 42 (năm 2003) xuống cịn 35 (năm 2018), trong khi số NH ngoại lại tăng
mạnh chỉ từ 27 chi nhánh NH nước ngoài (năm 2003) đã lên đến 52 chi nhánh và 9 NH
100% vốn nước ngồi (năm 2018).
Bên cạnh đó, các NHTM trong nước cịn phải đối mặt với xu hướng gia tăng tỷ lệ
sở hữu nước ngoài. Trong những năm qua, các NHTM Việt Nam đã tích cực chủ động
chào bán cổ phiếu cho các đối tác chiến lược là các tổ chức tập đoàn nước ngoài, nâng
dần tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các NHTM. Trong khối các NHTM Nhà nước đã thực
hiện cổ phần hóa, Vietinbank là NH có tỷ lệ sở hữu nước ngoài cao nhất khi “kịch trần”
30% theo quy định, theo sau là Vietcombank (khoảng 21% tính đến cuối năm 2018). Tỷ
lệ sở hữu nước ngồi cũng có xu hướng gia tăng đối với các NHTM cổ phần có quy mơ
lớn và trung bình như ACB, Eximbank, Techcombank, VIB và VPBank, khoảng 20-30%.
Đặc biệt, tỷ lệ sở hữu nước ngoài của ACB đã “lấp đầy” 30% trong giai đoạn 2012-2014.
Những điều kiện kinh tế mới như hiện tượng tồn cầu hóa, phát triển thị trường tài
chính quốc tế, nới lỏng các quy định và tiến bộ khoa học công nghệ đã khiến cho các yếu
tố quyết định đến HQHĐ của ngành NH không ngừng biến đổi, đặc biệt là ở các thị

trường mới nổi như Việt Nam. Trước những thách thức đầy cam go, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Ðề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” kèm theo
Quyết định số 254/QÐ-TTg ngày 01/03/2012, và mới đây là Đề án “Cơ cấu lại hệ thống
các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020” kèm theo Quyết định số
1058/QĐ-TTg ngày 19/07/2017, vạch ra những định hướng và lộ trình cụ thể trong việc
tái cấu trúc hệ thống NH. Theo đó, hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và mỗi NH nói
riêng đã trải qua những cải cách đáng kể về cấu trúc lẫn HQHĐ. Việt Nam đang ngày
càng trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều NH nước ngoài, hoạt động sáp nhập và hợp
nhất cũng như tái cấu trúc hệ thống của các NH nội địa do đó cũng trở nên sôi nổi kể từ
năm 2011 đến nay. Những cải cách về cấu trúc nhằm mục đích cải thiện điều kiện cạnh
tranh và nâng cao HQHĐ của các NH trong nước cũng như để bảo vệ các NH nội địa từ
áp lực cạnh tranh.


Trong những năm gần đây, bên cạnh việc gia tăng về số lượng thì chất lượng hoạt
động kinh doanh của các NHTM Việt Nam cũng có chiều hướng được cải thiện. Cơ sở
vật chất cho các dịch vụ NH ngày càng đầy đủ và hiện đại, cơ hội tiếp xúc, học hỏi kinh
nghiệm của các nước phát triển về dịch vụ NH ngày càng được mở rộng. Hoạt động của
các NHTM ngày càng mang tính chun nghiệp và có uy tín hơn đối với thị trường trong
nước và cả thị trường quốc tế. Hầu hết các NHTM đều kinh doanh đa năng, các chủng
loại dịch vụ đa dạng hơn và có chất lượng cao hơn, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ NH
hiện đại, góp phần đẩy mạnh đa dạng hóa thu nhập.
Như vậy, có thể nói hội nhập kinh tế quốc tế là động lực quan trọng để các NH có
thể mở rộng thị trường dịch vụ tài chính tại Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội,
q trình hội nhập tài chính ln tiềm ẩn khơng ít rủi ro và thách thức. Áp lực cạnh tranh
gia tăng do làn sóng hội nhập của các NH nước ngoài sẽ tác động đáng kể đến thị phần
cũng như HQHĐ của các NH trong nước. Những thách thức này địi hỏi hệ thống NH
phải khơng ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng lực quản trị, để không chỉ đứng vững,
mà cịn có thể khẳng định vị trí của mình trên thị trường khu vực và quốc tế. Những cải
cách của ngành NH Việt Nam trong hơn 30 năm qua đã góp phần đáng kể trong việc nâng

cao năng lực cạnh tranh và hạn chế được rủi ro cho hệ thống tài chính, từ đó tác động
khơng nhỏ đến HQHĐ của mỗi NH.

1.2. Tình hình cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngành NH Việt Nam
Có thể nói, ngành NH Việt Nam đã liên tiếp trải qua các cuộc cải cách tài chính
quan trọng trong những năm gần đây. Kết quả của những cải cách này là một môi trường
cạnh tranh lành mạnh, nơi mà các NH không có sự tương đồng về quy mơ (NH nhỏ hoặc
lớn) hay loại hình sở hữu (NH được sở hữu bởi nước ngồi, Nhà nước nước hoặc tư nhân)
có thể cạnh tranh sòng phẳng để giành giựt thị phần. Do áp lực cạnh tranh lớn hơn, các
NH bị buộc phải đứng trước quyết định sẽ lựa chọn người đi vay có tiêu chuẩn cao để
đảm bảo chất lượng tài sản, giảm rủi ro tín dụng hay sẽ hạ chuẩn cho vay để có thể tìm
kiếm được nhiều khách hàng hơn. Theo đó, việc thay đổi cấu trúc và mơi trường hoạt
động có ảnh hưởng đáng kể đến HQHĐ của các NH.
Hiện nay, phần lớn thị phần ngành NH Việt Nam vẫn do bốn NH quốc doanh
(Agribank, BIDV, Vietinbank và Vietcombank) nắm giữ với mức trung bình khoảng
49,1% thị phần huy động vốn và 52,9% thị phần cho vay toàn ngành vào cuối năm 2016.
Trong khi thị phần của hơn 30 NHTM cổ phần chỉ chiếm 41,9% và 40,1% tương ứng


(Hình 1.2). Tuy nhiên, nhờ có những chính sách cải cách cấu trúc kịp thời cùng với sự gia
nhập của các NH tư nhân cả trong và ngoài nước trước u cầu tự do hóa tài chính đã
khơng ngừng thúc đẩy môi trường cạnh tranh trong những năm qua, sự bành trướng của
các NH quốc doanh theo đó cũng giảm dần theo thời gian. Lý thuyết “Structure-ConductPerformance” (SCP) truyền thống sử dụng tỷ lệ tập trung thị trường làm thước đo cạnh
tranh NH. Theo đó, tỷ lệ tập trung càng lớn thì thị trường sẽ càng kém cạnh tranh. Theo
dữ liệu do Ngân hàng Thế giới cung cấp, tỷ trọng tài sản của năm NH lớn nhất (trong đó
có bốn NH quốc doanh) trên tổng tài sản của toàn ngành NH (CR5) tại Việt Nam đã giảm
xuống từ 79,7% năm 2005 cịn 51% năm 2016 (Hình 1.3). Thêm vào đó, mức độ tập trung
của ngành NH Việt Nam cũng đã giảm xuống khoảng 32,6% trong giai đoạn từ 2005 đến
2016. Kết quả này ngụ ý rằng điều kiện cạnh tranh trên thị trường NH Việt Nam đã tăng
lên đáng kể trong suốt thời gian nghiên cứu.

Huy động vốn

Cho vay

0,3%

2,1%

7,7%

42,9%

4,9%

49,1%

40,1%

52,9%

Hình 1.2. Thị phần huy động và cho vay của ngành ngân hàng Việt Nam năm 2016
Nguồn: Báo cáo từ Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia
Cùng với sự “pha lỗng” thị trường, khả năng sinh lời của ngành NH Việt Nam
cũng có sự suy giảm sâu trong những năm gần đây. Biểu đồ 1.2 cho thấy, tỷ suất sinh lời
trên bình quân tổng tài sản (ROA) của ngành NH Việt Nam năm 2016 chỉ đạt 0,7%, giảm


hơn hai lần so với năm 2007 (1,5%). Mặt khác, tỷ suất sinh lời trên bình quân vốn chủ sở
hữu (ROE) trong khoảng thời gian này cũng giảm tới 2,5 lần (từ 21,5% xuống còn 8,5%).
Khả năng sinh lời “hạ nhiệt” đã phần nào phản ánh sự kém hiệu quả trong hoạt động kinh

doanh của hệ thống NHTM Việt Nam thời gian qua. Những yếu kém này có thể bắt
nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng trong số đó, tác động do sự suy giảm mức
độ tập trung trên thị trường NH là điều khó có thể tránh khỏi sự nghi ngờ.
79,7%
73,3%

74,1%

65,7%

64,1% 63,8%

61,2%
56,6%

52,7%

50,4%

52,7%

49,7%

50%

49%

47,7%

50,5%


51%

44,4%
40,7%

40,4%

38,9%

40,6%
37,4%

2005

2006

2007

2008

2009

Mức độ tập trung thị trường

2010

2011

2012


2013

37,8%

2014

2015

2016

Thị phần tài sản của 5 NH lớn nhất

Hình 1.3. Xu hướng cạnh tranh của ngành ngân hàng Việt Nam
Nguồn: DataBank, Ngân hàng Thế giới
Mặt khác, khi so sánh với một số quốc gia trong khu vực châu Á, vào cuối năm
2016, nhìn chung ngành NH Việt Nam có mức độ tập trung thị trường tương đối vừa phải.
Dữ liệu được cung cấp bởi Ngân hàng Thế giới cho thấy, tỷ lệ tập trung tài sản của năm
NH lớn nhất Việt Nam (46,36%) còn thấp hơn so với một số quốc gia trong khu vực,
trong đó quốc gia có ngành NH tập trung cao nhất là Quatar (CR5 = 100%). Tỷ lệ này của
Việt Nam chỉ cao hơn Nepal, Bangladesh, Ấn Độ và Cambodia, trong đó Nepal là quốc
gia có sự cạnh tranh trên thị trường NH cao nhất (CR5 = 27,5%). Mặt khác, xem xét khả
năng sinh lời, ROA của Việt Nam (0,7%) chỉ cao hơn Bangladesh, Úc, Hàn Quốc, Ấn Độ,
Nhật Bản và Mơng Cổ. Trong đó, Cambodia và Nepal là hai quốc gia có ROA cao nhất


(cùng 1,9%), trong khi ROA thấp nhất thuộc về Mông Cổ (chỉ 0,1%). Như vậy, HQHĐ
của ngành NH Việt Nam nhìn chung vẫn cịn kém hơn so với nhiều quốc gia trong khu
vực. Đây chính là động lực để các NHTM Việt Nam cần tìm ra những giải pháp để cải
thiện và đổi mới hơn nữa nhằm gia tăng sức mạnh trong giai đoạn hội nhập tài chính sâu

rộng diễn ra sắp tới, đồng thời giúp thực hiện tốt chức năng trung gian tài chính của mình
trong việc hỗ trợ cho sự phát triển chung của nền kinh tế.
25%

3.0%

2.5%

20%

2.0%
15%
1.5%
10%
1.0%
5%

0%

0.5%

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
ROE 20.5% 19.6% 21.5% 15.0% 12.4% 15.5% 13.8% 9.9%
ROA 1.0% 1.1% 1.5% 1.2% 1.0% 1.2% 1.1% 0.8%

2013 2014 2015
7.6% 7.0% 6.7%
0.7% 0.6% 0.5%

2016

8.5%
0.7%

0.0%

Hình 1.4. Xu hướng hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam
Nguồn: DataBank, Ngân hàng Thế giới
Trong những năm qua, ngoài những cải cách tài chính về nhiều mặt, chính phủ
Việt Nam còn liên tục điều chỉnh khung pháp lý để thiết lập một môi trường thể chế hợp
lý, tạo điều kiện giám sát và quản lý hiệu quả. Đặc biệt là việc ban hành hai Ðề án cơ cấu
lại hệ thống các TCTD nhằm mục đích vạch ra những định hướng và lộ trình cụ thể trong
việc tái cấu trúc hệ thống NH và mới đây là việc ban hành Nghị quyết số 42/2017/QH14
ngày 21/06/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD nhằm tăng cường quyền của các
chủ nợ có bảo đảm, cho các tổ chức tài chính được phép thu giữ tài sản của khách hàng vỡ
nợ mà không bị chậm trễ nhiều. Mặt khác, vào giữa năm 2013, để giảm rủi ro tín dụng và
tăng cường ổn định tài chính, Cơng ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC)
được thành lập và hoạt động theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định


×